Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Chiến lược phát triển của trường cao đẳng nghề công nghệ cao hà nội đến năm 2020 luận văn ths quản trị kinh doanh 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tác giả xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hƣớng dẫn khoa
học PGS.TS Hoàng Văn Hải, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và đƣa
ra những đóng góp hết sức quý báu để tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo công tác tại Khoa Quản
trị kinh doanh, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã trang bị cho tác
giả những kiến thức trong suốt thời gian học tập.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp
tại Trƣờng cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tác giả trong quá trình thu thập số liệu, các tài liệu liên quan, dành thời gian trả
lời phỏng vấn, trả lời bảng câu hỏi điều tra để giúp tác giả hoàn thiện luận văn.
Tuy tác giả đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu song vì điều kiện hạn
chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy tác giả rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, phản hồi để tiếp tục hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vân Anh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... ii

DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ........................................................................................... 11
1.1. Trƣờng cao đẳng nghề trong môi trƣờng cạnh tranh ......................................11
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trường cao đẳng nghề ..................................11
1.2.2. Vai trò của chiến lược phát triển với trường cao đẳng nghề ...................14
1.2. Tổng quan về chiến lƣợc phát triển ................................................................15
1.2.1. Nội dung và vai trò của chiến lược phát triển .........................................15
1.2.2. Nội dung quy trình xây dựng và lựa chọn chiến lược ..............................20
1.3. Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chiến lƣợc phát triển của các trƣờng đào
tạo nghề ..................................................................................................................44
1.3.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới ..................................................44
1.3.2. Kinh nghiệm của một số trường ở Việt Nam ............................................47
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC PHÁT
TRIỂN TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI ..................... 52
2.1. Giới thiệu khái quát Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội ............52
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................52
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ .................................................................................55
2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh ..................................................................................56
2.1.4. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................58
2.2. Phân tích các yếu tố môi trƣờng nội bộ của Trƣờng ......................................60
2.2.1. Cơ sở vật chất ...........................................................................................60
2.2.2. Nguồn nhân lực ........................................................................................60
2.2.3. Về quy mô và tổ chức hoạt động đào tạo .................................................63
2.2.4. Nghiên cứu khoa học ................................................................................65


2.2.5. Tài chính và các hoạt động tài chính .......................................................66
2.2.6. Các mối quan hệ đối tác ...........................................................................67

2.2.7. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE)................................................69
2.3. Phân tích các yếu tố môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến hoạt động của
Trƣờng ...................................................................................................................72
2.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô ......................................................................72
2.3.2. Phân tích môi trường vi mô ......................................................................74
2.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) ......................77
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƢỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020.................................... 80
3.1. Mục tiêu phát triển của Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đến
năm 2020................................................................................................................80
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................80
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................80
3.2. Lựa chọn chiến lƣợc phát triển của Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà
Nội .........................................................................................................................81
3.2.1. Phân tích theo ma trận SWOT ..................................................................82
3.2.2. Lựa chọn chiến lược .................................................................................84
3.3. Các giải pháp nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển Trƣờng .........................88
3.3.1. Thực hiện chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo ...........88
3.3.2. Thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực .....................................90
3.3.3. Thực hiện chiến lược phát triển cơ sở vật chất ........................................91
3.3.4. Thực hiện chiến lược phát triển Khoa học – Công nghệ .........................92
3.3.5. Thực hiện chiến lược phát triển Hợp tác quốc tế .....................................94
3.3.6. Thực hiện chiến lược về phân phối thu nhập và giữ chân người tài ........95
3.3.7. Thực hiện chiến lược phát triển nguồn tài chính và tiền lương ...............96
3.3.8. Thực hiện chiến lược kiểm định chất lượng .............................................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................104
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................107



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

NGUYÊN NGHĨA

1

BQL KTX

Ban quản lý Ký túc xá

2

CĐN

Cao đẳng nghề

3

CHLB

Cộng hòa liên bang

4

CNC

Công nghệ cao


5

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

6

CNTT

Công nghệ thông tin

7

CT HSSV

Công tác Học sinh sinh viên

8

ĐTNCS HCM

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

9

LĐTBXH

Lao động thƣơng binh xã hội


10

QĐ – TTg

Quyết định của Thủ tƣớng chính phủ

11

QLKH- HTQT

Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế

12

SCN

Sơ cấp nghề

13

TCDN

Tổng cục dạy nghề

14

TCHC

Tổ chức hành chính


15

TCKT

Tài chính kế toán

16

TCN

Trung cấp nghề

17

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

18

TT QHDN

Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp

19

TT TTTV

Trung tâm Thông tin thƣ viện


20

UBND

Uỷ ban nhân dân

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TRANG
Bảng 1.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .........................................32
Bảng 1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ...........................................38
Bảng 1.3. Ma trận QSPM ..........................................................................................42
Bảng 2.1. Quy mô phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên của trƣờng .........................59
Bảng 2.2. Số lƣợng và trình độ cán bộ viên chức .....................................................61
Bảng 2.3. Nghề đào tạo .............................................................................................63
Bảng 2.4. Quy mô tuyển sinh qua các năm ...............................................................64
Bảng 2.5. Kế quả thi tay nghề các cấp ......................................................................65
Bảng 2.6. Nguồn kinh phí nhà trƣờng .......................................................................67
Bảng 2.7. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ Nhà trƣờng (IFE)..............................70
Bảng 2.8. Ma trận đánh giá các yếu tố môi trƣờng bên ngoài (EFE) ......................78
Bảng 3.1. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2015 – 2020 ....................................................80
Bảng 3.2. Phân tích ma trận SWOT Nhà trƣờng ......................................................82
Bảng 3.3. Hình thành phƣơng án chiến lƣợc ............................................................84
Bảng 3.4. Ma trận QSPM cho nhóm chiến lƣợc SO .................................................85
Bảng 3.5. Các nghề đạt chuẩn quốc tế, khu vực, quốc gia .......................................88
Bảng 3.6. Yêu cầu về đội ngũ giáo viên đến năm 2020 ............................................90
Bảng 3.7. Mục tiêu tài chính đến năm 2020 .............................................................96

Bảng 3.8. Dự kiến tổng thu từ các nguồn tài chính...................................................98
Bảng 3.9. Mục tiêu về kiểm định chất lƣợng ............................................................99

ii


DANH MỤC HÌNH VẼ
TRANG
Hình 1.1. Hệ thống dạy nghề mới trong hệ thống giáo dục quốc dân ......................11
Hình 1.2. Các giai đoạn trong chuỗi từ nguyên liệu thô tới khách hàng .................18
Hình 1.3. Mô hình về quản trị chiến lƣợc của F.David ............................................21
Hình 1.4. Mô hình các bƣớc công việc trong giai đoạn hoạch định chiến lƣợc ......22
Hình 1.5. Mô hình các bƣớc công việc trong giai đoạn thực thi chiến lƣợc ............23
Hình 1.6. Mô hình các bƣớc công việc trong giai đoạn đánh giá chiến lƣợc ..........24
Hình 1.7. Các căn cứ hình thành sứ mệnh của công ty ............................................25
Hình 1.8. Mô hình của D.Abell về xác định ngành kinh doanh ..............................26
Hình 1.9. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xác định mục tiêu chiến lƣợc...............27
Hình 1.10. Các cấp độ của môi trƣờng kinh doanh .................................................28
Hình 1.11. Mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh trong ngành.........................................29
Hình 1.12. Phân tích đối thủ cạnh tranh ...................................................................30
Hình 1.13. Sơ đồ chuỗi giá trị tổng quát ..................................................................36
Hình 1.14. Ma trận SWOT ........................................................................................40
Hình 1.15. Ma trận tổng hợp danh mục đầu tƣ .........................................................42
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống đào tạo Trƣờng cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội ...55
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trƣờng cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội ......59
Hình 3.1. Ma trận tổng hợp danh mục đầu tƣ đối với Trƣờng cao đẳng nghề Công
nghệ cao Hà Nội ........................................................................................................87

iii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang hƣớng tới mục tiêu trở thành nƣớc công nghiệp hóa vào năm
2020. Đào tạo nghề đóng vai trò trung tâm trong mục tiêu này: nhu cầu về lao động
lành nghề tăng đều đặn do nền kinh tế của đất nƣớc đang tiếp tục tăng trƣởng và yêu
cầu tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu. Hiện tại, Việt Nam
còn thiếu công nhân lành nghề và kỹ thuật viên đƣợc đào tạo thực tế, mặc dù có
khoảng 1,4 triệu ngƣời gia nhập thị trƣờng lao động mỗi năm. Chỉ khoảng 27% lao
động hiện đang đƣợc đào tạo phù hợp với công việc họ đảm nhiệm, trong khi chỉ
15% đã hoàn thành đào tạo nghề chính thức. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã coi
hoạt động đào tạo nghề và thúc đẩy việc làm là trọng tâm trong các mục tiêu phát
triển. Theo kế hoạch, đến năm 2020, số lƣợng công nhân lành nghề đƣợc đào tạo sẽ
chiếm 55% lực lƣợng lao động, so với con số hiện tại là 30%, và 30% hiện tại này
sẽ hoàn thành thành công chƣơng trình đào tạo nghề trung hoặc cao cấp. Đồng thời,
với mong muốn điều chỉnh hoạt động đào tạo nghề cho phù hợp với nhu cầu của
cộng đồng doanh nghiệp, vì vậy chính phủ đang thúc đẩy việc mở rộng đào tạo
nghề và cải tiến chất lƣợng đào tạo theo định hƣớng nhu cầu.
Theo Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, đến năm 2020, Việt
Nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Căn cứ Chiến lƣợc
phát triển nhân lực và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020,
nhiệm vụ ngành dạy nghề từ nay đến năm 2020 là phải thực hiện đổi mới cơ bản,
mạnh mẽ quản lý dạy nghề nhằm tạo động lực phát triển dạy nghề theo hƣớng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; dạy nghề phải
đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động cả về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu ngành
nghề và trình độ đào tạo; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia; một số nghề đạt trình độ của các nƣớc tiên tiến trong
khu vực và quốc tế. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 40 trƣờng dạy
nghề chất lƣợng cao, trong đó đến năm 2015 sẽ có 5 trƣờng đạt đẳng cấp quốc tế,


1


đến năm 2020 sẽ có trên 10 trƣờng đạt đẳng cấp quốc tế. Trên cơ sở đó, ngày
7/7/2011, Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã ký ban hành Quyết
định số 826/QĐ-LĐTBXH phê duyệt nghề trọng điểm và trƣờng đƣợc lựa chọn
nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tƣ từ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 20112015. Theo Quyết định, có 58 và 30 nghề đƣợc lựa chọn để đầu tƣ để tiếp cận cấp
độ khu vực ASEAN và cấp độ quốc tế; số trƣờng đƣợc nghề đầu tƣ tiếp cận cấp độ
khu vực ASEAN và quốc tế là 80 trƣờng.
Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là một bƣớc đột phá chiến
lƣợc, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ
cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm
đƣa nền kinh tế của đất nƣớc phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả.
Là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, dạy nghề có nhiệm vụ đào
tạo nguồn nhân lực trực tiếp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Trong những năm qua, dạy nghề đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lƣợng,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trƣờng lao động, những thay
đổi nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ và nhu cầu đa dạng của ngƣời lao động
học nghề, lập nghiệp.
Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội trực thuộc UBND Thành phố
Hà Nội đƣợc thành lập theo quyết định số 808/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 6 năm
2009 của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội với mục tiêu xây dựng
trƣờng trở thành cơ sở đào tạo nghề hàng đầu quốc gia, đẳng cấp quốc tế.
Nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu về lao động kỹ thuật trực
tiếp cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Thủ đô Hà Nội. Đào tạo
nghệ đang là một nhu cầu lớn, nhằm tạo nhân lực đáp ứng sự phát triển của xã hội.
Nhƣng hiện nay số lƣợng sinh viên theo học các trƣờng nghề là rất ít, việc tuyển
sinh cho mỗi trƣờng nghề là rất khó và việc duy trì sĩ số còn khó hơn. Vì vậy, để
đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn hiên nay của Nhà trƣờng là một

vấn đề rất khó khăn. Hơn nữa, trƣờng mới đƣợc thành lập với trình độ nguồn nhân

2


lực cũng nhƣ kinh nghiệm còn non trẻ nên rất cần một chiến lƣợc định hƣớng cho
sự phát triển bền vững và lâu dài.
Cạnh tranh trong giáo dục giữa các Trƣờng Đại học, Cao đẳng trong và ngoài
nƣớc ngày càng gay gắt, sự hoạt động của nhà trƣờng đặt trong một môi trƣờng
cạnh tranh cao. Do đó xây dựng chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng là rất cần thiết và
cấp bách trong thời kỳ kinh tế hội nhập khu vực và quốc tế.
Xuất phát từ lý do trên và đƣợc sự đồng ý của Giảng viên hƣớng dẫn tôi đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chiến lược phát triển của Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ cao Hà Nội đến năm 2020” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

1.2. Các câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính của Luận văn là: Chiến lược phát triển nào phù
hợp với Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội đến năm 2020?
Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể bao gồm :
 Thực trạng quá trình phát triển Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao
Hà Nội trong giai đoạn qua như thế nào?
 Căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển Trường Cao đẳng nghề Công nghệ
cao Hà Nội là gì?
 Nội dung xây dựng chiến lược phát triển trong trường là gì?
 Chiến lược phát triển Nhà trường được thực hiện theo quy trình nào?
 Chiến lược phát triển Nhà trường được thể hiện cụ thể ra sao?

2. Tình hình nghiên cứu
Phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội, là nội dung
quan trọng của chiến lƣợc quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đòi hỏi phải có

sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phƣơng, các cơ sở dạy nghề, cơ sở
sử dụng lao động và ngƣời lao động để thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị
trƣờng lao động.

3


Chiến lƣợc Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt ngày 29 tháng 5 năm 2012 nêu rõ mục tiêu phát triển dạy nghề đến
năm 2020 đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động cả về số lƣợng và chất
lƣợng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lƣợng đào tạo của một số nghề, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho ngƣời lao động, góp
phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững
chắc, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm
giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con ngƣời nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
– xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Yếu tố con ngƣời, vốn con ngƣời đã trở
thành một yếu tố quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế. Nhờ có nền tảng giáo dục –
đào tạo, trong đó có đào tạo nghề, ngƣời lao động có thể nâng cao đƣợc kiến thức
và kĩ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển
kinh tế. Nhƣ vậy có thể thấy, giáo dục và đào tạo nghề là một thành tố và là thành tố
quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhân lực. Muốn có nhân lực
chất lƣợng cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trƣờng lao động, song song với
các cơ chế chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cần phải tăng cƣờng đầu
tƣ nâng cao chất lƣợng giáo dục – đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của đào tạo nghề, trên thế giới cũng nhƣ ở
Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến “chiến lược phát triển
đào tạo nghề”, đóng góp vào việc nâng cao đào tạo nghề để nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội.


2.1. Trên thế giới
Với công trình "Vocational Training - International perspectives" (Đào tạo
nghề - Triển vọng quốc tế) Tác giả Gilles Laflamme (1993) đã có sự khái quát và
tổng kết việc giáo dục và dạy nghề ở một số quốc gia thành công trong đào tạo nghề
có chất lƣợng và hiệu quả nhƣ Mỹ, Pháp, Đức, Nhật.

4


Các công trình nghiên cứu "Technical and Vocational Education in
Republic of Korea" (Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp ở Hàn Quốc) UNESCO (1984)
đã nêu lên đặc trƣng và chiến lƣợc phát triển hệ thống giáo dục và giáo dục kỹ thuật
nghề nghiệp ở Hàn Quốc với loại hình trƣờng dạy nghề, quy mô phát triển hệ thống,
các chƣơng trình đào tạo nghề, các môn học, sự phân bố thời gian lý thuyết, thực
hành.
Tác phẩm "Learning: The Treasure within" (Học tập: một kho báu tiềm ẩn)
của Jacques Delors 1996. Vai trò của giáo dục trong sự phát triển của xã hội và cá
nhân, trách nhiệm các cấp các ngành với giáo dục-đào tạo.
Trong tác phẩm "The German System of Vocational Education" (Hệ thống
giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp ở CHLB Đức) 1994, tác giả Wolf-Dictrich Grcinert
đã làm rõ đặc điểm của hệ thống đào tạo song hành, đề cập nội dung, cấu trúc, chính
sách, và sự phối hợp giữa đào tạo và tuyển dụng CNKT ở CHLB Đức.
Công trình "Promotion of Likage between Technical and Vocational
Education and the World of Work" (Đẩy mạnh sự liên kết giữa giáo dục kỹ thuật
và đào tạo nghề với thế giới nghề nghiệp) do tổ chức UNESCO xuất bản năm 1997
với nội dung nêu rõ vai trò của sản xuất liên quan đến việc hƣớng nghiệp kỹ thuật,
đào tạo nghề với nhà trƣờng, đề cập trách nhiệm các bên.
Công trình "Accrediting Occupational Training Programs" (kiểm định các
chƣơng trình đào tạo nghề) của Roland VStoodley. Jr ở Mỹ đề cập với hình thức,
nội dung thành phần của công tác kiểm định chất lƣợng các cơ sở đào tạo và các

chƣơng trình đào tạo nghề, qua đó thúc đẩy việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả
đào tạo nghề tại các bang nƣớc Mỹ. Đối với một số nƣớc thuộc tiểu vùng sông
Mêkông các chƣơng trình nghiên cứu về công tác kiểm định này theo điều kiện thực
tế và kinh tế xã hội các nƣớc trong khu vực. "Aptechnical Study on Acreditation of
Technical and Vocational Education Training Institution" (Nghiên cứu kỹ thuật
về kiểm định chất lƣợng các cơ sở đào tạo nghề) của tác giả T.S.Young Huyn Lee.

5


Tổ chức lao động thế giới (ILO) cũng đã biên soạn và phát hành nhiều tài
liệu về đào tạo và quản lý đào tạo nghề để hỗ trợ cho các nƣớc đang phát triển. Về
quản lý các hệ thống đào tạo nghề (Managing vocational training systems) có Sổ tay
dành cho các chuyên gia quản lý cao cấp do Vladimir Gasskoov biên soạn trong đó
có đƣa ra hệ thống các quan điểm tổ chức và quản lý đào tạo nghề, quản lý chiến
lƣợc (the strategic management) và xây dựng kế hoạch chiến lƣợc phát triển hệ
thống dạy nghề cùng kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quản lý và phát triển giáo
dục nghề nghiệp.
Trƣờng Đại học Bắc Kinh - Chiến lƣợc của Chính phủ Trung Quốc trong
phát triển nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng tập trung theo tác giả
Xiao Mingzheng (2008).
Ngoài những công trình đã nêu trên, còn rất nhiều các công trình khác trên
thế giới đề cập đến các nội dung khác nhau về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn phát
triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Các kinh
nghiệm quốc tế đã chỉ rõ sự cần thiết phải hoạch định chiến lƣợc phát triển nguồn
nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng trên cơ sở các luận cứ khoa học (quan
điểm phát triển, các cơ sở dự báo , nhu cầu khách quan và các xu hƣớng phát triển,
bối cảnh; các đặc điểm cụ thể của các quốc gia..) và theo một cấu trúc và quy trình
hợp lý bảo đảm tính đặc trƣng của chiến lƣợc, quản lý chiến lƣợc và kế hoạch chiến
lƣợc.


2.2. Ở trong nước
Công trình “Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI: Chiến
lược phát triển giáo dục” của tác giả Đặng Bá Lãm vào năm 2003, đã trình bày một
cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về cơ sơ lý luận và vận dụng trong thực tiễn
xây dựng chiến lƣợc phát triển giáo dục ở nƣớc ta giai đoạn 2001-2010.
Công trình, bài báo của nhiều tác giả nhƣ Đặng Ứng Vận; Nguyễn Lộc; Trần
Khánh Đức Nguyễn Hữu Châu; Phan Văn Kha; Vũ Ngọc Hải…nêu lên những quan
điểm, cách tiếp cận, cách thức, quy trình triển khai xây dựng chiến lƣợc phát triển

6


giáo. Sách chuyên khảo về “Cơ sở lý luận xây dựng chiến lược trong giáo dục”
của tác giả Nguyễn Lộc (2009).
Trong những năm gần đây, ngành dạy nghề cũng đã triển một số nghiên cứu
về đổi mới và phát triển công tác dạy nghề ở nƣớc ta trong giai đoạn 2008-2015
trong đó cũng nêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cơ bản để phát triển
công tác dạy nghề ở nƣớc ta trong những năm sắp tới.
Vấn đề nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng chiến lƣợc phát triển giáo dục
ở cấp quốc gia và ở cấp độ địa phƣơng (tỉnh/thành phố) trong đó có chiến lƣợc phát
triển giáo dục nghề nghiệp là một vấn đề đã và đang đƣợc sự quan tâm của nhiều
nhà quản lý và nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong nhƣng năm
qua cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án nghiên cứu về quản lý giáo dục
nói chung và quản lý dạy nghề nói riêng của các tác giả Phan Chính Thức, Nguyễn
Xuân Mai…
Đề tài cấp Bộ “Luận cứ khoa học xây dựng chiến lược phát triển dạy nghề
và quy hoạch mạng lưới trường nghề” có mã số CT 2008 – 01 – 02 do Tổng cục
dạy nghề - Bộ LĐTBXH thực hiện năm 2009 đã nghiên cứu luận cứ khoa học và đề
xuất đƣợc khung chiến lƣợc dạy nghề, quy hoạch hệ thống mạng lƣới trƣờng nghề

nhằm đảm bảo cân đối giữa nhu cầu lao động với khả năng đào tạo nhằm đáp ứng
yêu cầu lao động có kỹ thuật của nền kinh tế cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ cấu
trình độ, cơ cấu ngành nghề của thị trƣờng lao động theo ngành, vùng và xuất khẩu
lao động đến năm 2020. Kết quả của đề tào nghiên cứu đã đƣa ra những hạn chế của
dạy nghề Việt Nam hiện nay: Cơ cầu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo còn chƣa
phù hợp với cơ cấu trình độ lao động trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chƣơng
trình và phƣơng pháp đào tạo còn chậm đổi mới, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số
lƣợng, yếu về chất lƣợng, cơ sở vật chất, trạng thiết bị dạy nghề còn thiếu về số
lƣợng và lạc hậu về công nghệ. Đồng thời đề tài đã đƣa ra đƣợc cơ sở để xây dựng
chiến lƣợc dạy nghề và quy hoạch mạng lƣới trƣờng cao đẳng nghề, trung cấp nghề,
góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

7


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và từ nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển của
Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, luận văn đề xuất chiến lƣợc phát
triển và những kiến nghị nhằm phát triển Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà
Nội đến năm 2020.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đã nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận
văn bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chiến lƣợc phát triển, cơ sở lý luận và quy
trình xây dựng chiến lƣợc của tổ chức nói chung và đào tạo nghề nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của nhà trƣờng trong những năm
qua, phát hiện các nguyên nhân ảnh hƣởng làm hạn chế sự phát triển của Trƣờng
Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

- Đề xuất chiến lƣợc phát triển và giải pháp phát triển Trƣờng Cao đẳng nghề
Công nghệ cao Hà Nội đến năm 2020.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động có liên quan đến
chiến lƣợc phát triển của Trƣờng Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình phát triển, các yếu tố ảnh
hƣởng đến công tác xây dựng chiến lƣợc phát triển của Trƣờng Cao đẳng nghề
Công nghệ cao Hà Nội.

8


- Về không gian: Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu tại Trƣờng Cao đẳng
nghề Công nghệ cao Hà Nội
- Về thời gian: Các số liệu phục vụ cho đánh giá thực trạng đƣợc thu thập từ
năm 2011 – 2013, thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2013 – 9/2013, đề xuất chiến
lƣợc và các kiến nghị hƣớng đến năm 2020.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Các cách tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu:
 Tiếp cận hệ thống:
Xem xét hệ thống dạy nghề là một phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân
đồng thời là một thành phần của hệ thống kinh tế-xã hội của địa phƣơng nói riêng
và của cả nƣớc nói chung.
 Tiếp cận phát triển:
Hệ thống dạy nghề của địa phƣơng luôn vận động và phát triển trong quá

trình phát triển KT-XH theo định hƣớng CNH-HĐH .

5.2. Các phương pháp nghiên cứu:
 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu các tài liệu lý luận, các tài liệu văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc
về các chủ trƣơng, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo và đào tạo nghề ở nƣớc
ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phân tích tổng hợp các tài liệu, văn bản của các cấp ủy, chính quyền địa
phƣơng về phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển dạy nghề trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong thời kỳ CNH-HĐH.
Phân tích, tổng hợp một số tài liệu, sách chuyên khảo, các công trình nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc ở lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dục; cơ sở lý luận và
phƣơng pháp, quy trình xây dựng chiến lƣợc giáo dục….

9


 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phƣơng pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu thống kê và phiếu hỏi về thực
trạng hoạt động đào tạo nghề của Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.
Phƣơng pháp chuyên gia: Thu thập, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà
quản lý.
Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua các báo cáo của trƣờng,
ngành về lĩnh vực đào tạo nghề trong các năm.
Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác:
Thống kê, xử lý số liệu.

6. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng và thực hiện chiến lƣợc

phát triển của Trƣờng cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, từ đó làm căn cứ để đề
xuất chiến lƣợc phát triển cho Nhà trƣờng đến năm 2020.
- Đề xuất một số giải pháp có tính chất khoa học và thực tiễn nhằm thực hiện
chiến lƣợc phát triển của Trƣờng cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

7. Kết cấu luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung gồm có 3
chƣơng :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển của trường cao đẳng nghề.
Chương 2 : Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược phát triển của Trường
Cao đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất Chiến lược phát triển của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ
cao Hà Nội đến năm 2020.

10


CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.1. Trƣờng cao đẳng nghề trong môi trƣờng cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trường cao đẳng nghề
Theo điều 6, Luật dạy nghề của Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 10, số
76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 có quy định về các trình độ đào tạo trong dạy nghề
bao gồm ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Dạy
nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thƣờng xuyên.
SAU ĐẠI HỌC
ĐẠI HỌC
CAO ĐẲNG NGHỀ
(nhiều nhất: 3 năm)


CAO ĐẲNG

TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG

TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP

TRUNG HỌC
CƠ SỞ

TRUNG CẤP NGHỀ
(từ 1 – 3 năm)

SƠ CẤP NGHỀ
(dƣới 1 năm)

TIỂU HỌC

MẪU GIÁO

NHÀ TRẺ
Nguồn: Tổng cục dạy nghề
Hình 1.1. Hệ thống dạy nghề mới trong hệ thống giáo dục quốc dân

11


Việc hình thành ba cấp trình độ đào tạo nhằm đổi mới hệ thống dạy nghề đáp
ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất, thay

đổi của kỹ thuật, công nghệ mới trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập
kinh tế quốc tế; đồng thời, cũng tạo tính liên thông giữa các cấp đào tạo. Và đây là
một trong những yêu cầu rất quan trọng, trọng tâm và cấp bách của hệ thống đào tạo
nghề hiện nay.
Từ điều 24 đến điều 30 trong Luật dạy nghề đã quy định về cao đẳng nghề
với những nội dung chính nhƣ sau :
Điều 24. Mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng
Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho ngƣời học nghề kiến thức
chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm
việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ
thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết đƣợc các tình huống phức tạp trong thực
tế; có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có
sức khoẻ, tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc
làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Điều 25. Thời gian học nghề trình độ cao đẳng
Dạy nghề trình độ cao đẳng đƣợc thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo
nghề đào tạo đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hai
năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề
cùng ngành nghề đào tạo.
Điều 26. Yêu cầu về nội dung, phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng
1. Nội dung dạy nghề trình độ cao đẳng phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề
trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề,
nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề, bảo đảm tính hệ
thống, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa
học, công nghệ.
2. Phƣơng pháp dạy nghề trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực
thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự
giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm.

12



Điều 27. Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng
Chƣơng trình dạy nghề trình độ cao đẳng thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ
cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phƣơng
pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi môđun, môn học, mỗi nghề. Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc về dạy nghề ở
trung ƣơng phối hợp với Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ, Thủ trƣởng cơ
quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chƣơng trình khung cao đẳng
nghề. Căn cứ vào chƣơng trình khung, hiệu trƣởng các trƣờng quy định tại Điều 29
của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt chƣơng trình dạy nghề của trƣờng mình.
Điều 28. Giáo trình dạy nghề trình độ cao đẳng
Giáo trình dạy nghề trình độ cao đẳng cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến
thức, kỹ năng của mỗi mô-đun, môn học trong chƣơng trình dạy nghề, tạo điều kiện
để thực hiện phƣơng pháp dạy học tích cực. Hiệu trƣởng các trƣờng quy định tại
Điều 29 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình làm tài liệu giảng dạy,
học tập chính thức.
Điều 29. Cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng
1. Trƣờng cao đẳng nghề.
2. Trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng.
Điều 30. Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề
Sinh viên học hết chƣơng trình cao đẳng nghề có đủ điều kiện thì đƣợc dự
thi, nếu đạt yêu cầu thì đƣợc hiệu trƣởng các trƣờng quy định tại Điều 29 của Luật
này cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề theo quy định của Thủ trƣởng cơ quan quản
lý nhà nƣớc về dạy nghề ở trung ƣơng.
Với những đặc điểm trên của Trƣờng cao đẳng nghề, có thể khẳng định
Trường cao đẳng nghề là một tổ chức cung cấp dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ đào tạo
có những đặc điểm sau :
 Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ đào tạo.
 Quá trình tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đào tạo gắn liền với quá trình sản xuất ra
nó, tức là có tiêu thụ mới có sản xuất.


13


 Quá trình sản xuất đào tạo mang tính chất dây chuyền, có sự tham gia của
nhiều cơ sở đào tạo, mỗi cơ sở chỉ thực hiện một vài công đoạn của quá trình
sản xuất
Nhƣ vậy, Trƣờng cao đẳng nghề có thể coi nhƣ là doanh nghiệp hoạt động có
điều kiện.

1.2.2. Vai trò của chiến lược phát triển với trường cao đẳng nghề
Theo kinh nghiệm của các nƣớc và thực tế ở Việt Nam cho thấy, việc xây
dựng một chiến lƣợc phát triển phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, có khả
năng phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong, đồng thời
tranh thủ các cơ hội và ứng phó kịp thời với các nguy cơ, thách thức của môi trƣờng
bên ngoài. Việc xây dựng chiến lƣợc phát triển là nhiệm vụ cốt yếu của công tác
quản lý một ngành, một lĩnh vực.
Một nhà trƣờng muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh, muốn quản lý đƣợc sự
thay đổi, duy trì đƣợc lợi thế cạnh tranh của mình trong xu thế hội nhập, muốn phát
triển lâu dàivà bền vững thì không thể thiếu việc xác định rõ sứ mệnh và mục tiêu
phát triển của một chiến lƣợc dài hạn.
Chiến lƣợc dạy nghề là những triết lý, những định hƣớng xuyên suốt về phát
triển dạy nghề cho một thời kỳ; trên cơ sở đó đề ra, xây dựng các chƣơng trình, kế
hoạch hoạt động nhằm phát triển dạy nghề bền vững.
Chiến lƣợc dạy nghề là một phần trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội,
chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực và chiến lƣợc giáo dục - đào tạo của quốc gia.
Theo quyết định số 630 của Thủ tƣớng chính phủ về Chiến lƣợc phát triển dạy nghề
thời kỳ 2011 – 2020, đã nêu rõ phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của
toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lƣợc, quy hoạch phát triển nhân
lực quốc gia, đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa

phƣơng, các cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và ngƣời lao động để thực hiện
đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trƣờng lao động. Với mục tiêu đến năm 2020, dạy
nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động cả về số lƣợng, chất lƣợng, cơ
cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lƣợng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các
nƣớc phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động
lành nghề , góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
; phổ cập nghề cho

14


ngƣời lao động , góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động , nâng cao thu
nhâ ̣p, giảm nghèo vững chắc , đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện đào tạo nghề để
nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tƣơng đƣơng 23,5 triệu vào năm
2015 (trong đó trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 20%) và 55%
vào năm 2020, tƣơng đƣơng 34,4 triệu ngƣời (trong đó trình độ trung cấp nghề, cao
đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 23%). Theo đó, đến năm 2015 có khoảng: 190 trƣờng cao
đẳng nghề (60 trƣờng ngoài công lập, chiếm 31,5%), trong đó có 26 trƣờng chất
lƣợng cao; 300 trƣờng trung cấp nghề (100 trƣờng ngoài công lập, chiếm 33%) và
920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập, chiếm 34,8%). Đến năm
2020 có khoảng: 230 trƣờng cao đẳng nghề (80 trƣờng ngoài công lập, chiếm
34,8%), trong đó có 40 trƣờng chất lƣợng cao; 310 trƣờng trung cấp nghề (120
trƣờng ngoài công lập, chiếm 38,8%) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm
ngoài công lập, chiếm 33,3%), trong đó có 150 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu.
Phát triển toàn diện con ngƣời là tƣ tƣởng giáo dục của thời đại, nguồn nhân
lực có chất lƣợng cao về trí tuệ và kỹ năng trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi
quốc gia. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ đó, với mỗi trƣờng cao đẳng nghề, việc đề ra
chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng trong những năm tiếp theo là hết sức cần thiết.

1.2. Tổng quan về chiến lƣợc phát triển

1.2.1. Nội dung và vai trò của chiến lược phát triển
 Khái niệm về chiến lược
Khái niệm chiến lƣợc có từ thời Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ này vốn có nguồn
gốc sâu xa từ quân sự, xuất phát từ “strategos” nghĩa là vai trò của vị tƣớng trong
quân đội. Sau đó, nó phát triển thành “Nghệ thuật của tướng lĩnh” nói đến các kỹ
năng hành xử và tâm lý của tƣớng lĩnh. Đến khoảng năm 330 trƣớc công nguyên,
tức là thời Alexander Đại đế chiến lƣợc dùng để chỉ kỹ năng quản trị để khai thác
các lực lƣợng để đè bẹp đối phƣơng và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục. Trong
lịch sử loài ngƣời, rất nhiều các nhà lý luận quân sự nhƣ Tôn Tử, Alexander,
Clausewitz, Napoleon, Stonewall Jackson, Douglas MacArthur đã đề cập và viết về
chiến lƣợc trên nhiều góc độ khác nhau. Luận điểm cơ bản của chiến lƣợc là một
bên đối phƣơng có thể đè bẹp đối thủ, thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn - nếu

15


họ có thể dẫn dắt thế trận và đƣa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai
các khả năng của mình.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lƣợc, sự khác nhau giữa
các định nghĩa thƣờng là do quan điểm của mỗi tác giả. Năm 1962, Alfred Chandler
một trong những nhà khởi xƣớng và phát triển lý thuyết về quản trị chiến lƣợc đã
định nghĩa: “Chiến lược là sự xác định các mục tiêu và mục đích dài hạn của một tổ
chức và sự chấp nhận chuỗi các hành động cũng như phân bổ nguồn lực cần thiết
để thực hiện các mục tiêu này”.
Năm 1980, James B. Quinn đã định nghĩa có tính khái quát hơn: “Chiến lược
là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách
và các hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau”.
Sau đó năm 1999 Johnson và Schole định nghĩa lại chiến lƣợc trong điều
kiện môi trƣờng có rất nhiều thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng và
phạm vi của một tổ chức trong dài hạn, nhằm đạt được lợi thế cho tổ chức thông

qua cấu hình các nguồn lực của nó trong bối cảnh của môi trường thay đổi, để đáp
ứng nhu cầu của thị trường và thoả mãn kỳ vọng của các bên hữu quan”.
Ngoài cách tiếp cận kiểu truyền thống nhƣ trên, nhiều tổ chức kinh doanh
tiếp cận chiến lƣợc theo cách mới: Chiến lƣợc kinh doanh là kế hoạch kiểm soát và
sử dụng nguồn lực, tài sản, tài chính nhằm mục đích nâng cao và bảo đảm những
quyền lợi thiết yếu của mình. Kenneth Andrews là ngƣời đầu tiên đƣa ra các ý
tƣởng nổi bật này trong cuốn sách kinh điển “The Cencept of Corporate Strategy”.
Theo ông, chiến lƣợc là những gì mà một tổ chức phải làm dựa trên những điểm
mạnh và yếu của mình trong bổi cảnh có những cơ hội và cả những mối đe dọa.
Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lƣợc vẫn là phác thảo hình
ảnh tƣơng lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác.
Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lƣợc dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất:
- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
- Đƣa ra các chƣơng trình hành động tổng quát.
- Lựa chọn các phƣơng án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực
hiện mục tiêu đó.

16


Ngày nay, hệ thống chiến lƣợc đang đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay
bao gồm: chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, chiến lƣợc phát triển
các ngành và lĩnh vực, chiến lƣợc phát triển các lãnh thổ (vùng lớn, vùng kinh tế
trọng điểm, tỉnh, thành phố), chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Giữa các
chiến lƣợc đó có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với nhau.
Có thể nói việc xây dựng và thực hiện chiến lƣợc thực sự đã trở thành một
nhiệm vụ hàng đầu và là một nội dung, chức năng quan trọng của quản trị doanh
nghiệp, nó đang đƣợc áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Quan điểm phổ biến
hiện nay cho rằng: “Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều kiển
chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp”. Coi chiến lƣợc là một quá

trình quản trị đã tiến tới quản trị doanh nghiệp bằng tƣ duy chiến lƣợc với quan
điểm: Chiến lƣợc hay chƣa đủ, mà phải có khả năng tổ chức, thực hiện tốt mới đảm
bảo cho doanh nghiệp thành công. Quản trị doanh nghiệp mang tầm chiến lƣợc. Đây
chính là quan điểm tiếp cận đến quản trị chiến lƣợc phổ biến hiện nay.
 Nội dung của chiến lược phát triển
Các chiến lƣợc phát triển trƣớc hết thƣờng gắn với các lựa chọn định hƣớng
tổng thể của doanh nghiệp là tăng trƣởng, ổn định hay cắt giảm. Trong nhóm các
chiến lƣợc phát triển, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Đó có thể là đa
dạng hóa các lĩnh vựa hoạt động khác nhau hoặc là hợp nhất hay liên kết theo chiều
dọc, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện liên minh chiến lƣợc tùy theo tình hình bên
ngoài và bên trong của của mình.
Đa dạng hóa có ba hình thức chính: đa dạng hóa có liên quan và đa dạng
hóa không liên quan và đa dạng hóa chiều ngang
- Đa dạng hóa có liên quan hay còn gọi là đa dạng hóa đồng tâm là sự đang
dạng hóa vào các hoạt động kinh doanh mới mà nó đƣợc liên kết với hoạt động kinh
doanh hiện tại của công ty bởi tính tƣơng đồng giữa một hoặc nhiều bộ phận của
chuỗi giá trị của mỗi hoạt động. Những liên kết này dựa trên tính tƣơng đồng về sản
xuất, tiếp thị hoặc công nghệ. Chìa khóa để thực hiện đa dạng hóa đồng tâm là tận
dụng các ƣu thế nội bộ chủ yếu của công ty. Chiến lƣợc này đòi hỏi sự hiệp đồng
hay tác động cộng hƣởng trong việc sử dụng các nguồn lực.

17


×