Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Phát triển kinh tế tư nhân tại hà tĩnh luận văn ths quản lý kinh tế 60 34 01 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.09 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------

TRẦN DŨNG CHIẾN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TẠI HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2014

-i-


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------

TRẦN DŨNG CHIẾN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TẠI HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH THỊ HOA MAI


Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN
Đối với mỗi quốc gia nói chung, mỗi địa phương nói riêng, khu vực
Kinh tế tư nhân có vai trị hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội, làm tăng GDP, tạo việc làm, đóng góp vào thu Ngân sách, ổn định xã
hội, khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế thị trường,
điều mà các khu vực kinh tế khác khó có thể làm được … Với phạm vi hoạt
động rộng lớn trên mọi ngành nghề, lĩnh vực, kinh tế tư nhân đã và đang
len lõi vào từng khu vực nhỏ nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, đa dạng
các loại hình trao đổi, chủng loại hàng hóa, đáp ứng mọi nhu cầu của người
tiêu dùng.
Đối với tỉnh Hà Tĩnh, khu vực kinh tế tư nhân đã và đang có nhiều
đóng góp lớn. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, do ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế toàn cầu, khu vực kinh tế tư nhân Hà Tĩnh đang gặp nhiều khó
khăn, thử thách. Bài tốn đặt ra cho các nhà quản lý của tỉnh nhà đó là tìm
ra các giải pháp để vực dậy và thúc đẩy nền kinh tế tư nhân ngày càng phát
triển mang lại hiệu quả lớn cho việc phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh
nhà.
Với những kiến thức được học trong nhà trường, cùng với sự hướng
dẫn tận tình của PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai, sự góp ý của các thầy cô giáo
trong hội đồng bảo vệ luận văn, bằng cả sự đam mê, tìm hiểu về Kinh tế tư
nhân, bản Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế với đề tài Phát triển kinh tế tư
nhân tại Hà Tĩnh của tơi đã được hồn thành. Qua đây, tơi cũng xin bày tỏ
sự biết ơn chân thành đến quý thầy cô giáo trường Đại Học Kinh tế, Đại
Học Quốc Gia Hà Nội cả những thầy cô tham gia trực tiếp giảng dạy và
những thầy cô không trực tiếp giảng dạy lớp thạc sỹ Quản lý kinh tế 5 –
khóa 20, nhưng đã đóng góp cơng sức vào giáo trình cũng như tổ chức lớp


-ii -i-


để chúng tơi có thể hồn thành khóa học. Ngồi ra, tôi cũng xin gửi lời cảm
ơn đến các anh, chị ở UBND tỉnh, Cục thuế, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục
Thông kê Hà Tĩnh những người đã cung cấp số liệu để tơi có cơ sở nghiên
cứu trong đề tài. Hi vọng bản Luận văn sẽ giúp cho các nhà quản lí tỉnh nhà
thấy được bức tranh của khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Hà Tĩnh trong thời
gian gần đây, và có thể ứng dụng những giải pháp mà tôi đã đưa ra trong
Luận văn nhằm thúc đẩy triển khu vực kinh tế tư nhân Hà Tĩnh ngày một
lớn mạnh.
Tuy rất cố gắng để hoàn thiện đề tài, nhưng chắc rằng trong bài viết
sẽ vẫn còn thiếu sót. Rất mong nhận được góp ý của các thầy cô giáo, các
bạn học viên , và quý vị độc giả quan tâm.
Xin trân trọng cảm ơn!

-iii -


MỤC LỤC
-ii-

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................
i
MỤC LỤC.........................................................................................................
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................iv
Chương 2: Phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2012.....7
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Kinh tế tư nhân ..................................8

TỔNG SỐ - TOTAL....................................................................................................................33

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI HÀ TĨNH ................................42
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................43
2.2.1 Về mặt lượng....................................................................................46
3.2. Định hướng phát triển Kinh tế tư nhân ..........................................................................75
3.3. Các giải pháp phát triển Kinh tế tư nhân .........................................................................77

3.3.1. Về phía các cơ quan quản lý tỉnh Hà Tĩnh.......................................77
KẾT LUẬN.................................................................................................87

-iv-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

-iv -


CCHC: Cải cách hành chính
CCN: Cụm cơng nghiệp
CNTT: Cơng nghệ thông tin
CSHT: Cơ sở hạ tầng
DN: Doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
GTGT: Giá trị gia tăng
KCN: Khu công nghiệp
KH – CN: Khoa học – Công nghệ
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KT – XH: Kinh tế - Xã hội

KTNN: Kinh tế nhà nước
KTQD: Kinh tế quốc dân
KTTN: Kinh tế tư nhân
KVTN: Khu vực tư nhân
NN: Nhà Nước
NSNN: Ngân sách nhà nước
THPT: Trung học phổ thông
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
UBND: Ủy ban Nhân dân
-vDANH SÁCH
BẢNG

-v -


Bảng 1.1: Tình hình thu hút lao động trong khu vực KTTN Việt Nam. Error:
Reference source not found
Bảng 1.2: Số lượng doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến ngày 31/12.......Error:
Reference source not found
Bảng 1.3: Xếp hạng chỉ số PCI tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 – 2012 Error:
Reference source not found
Bảng 1.4: Số lượng doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến ngày 31/12.........Error:
Reference source not found
Bảng 1.5: Xếp hạng chỉ số PCI tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2012..Error:
Reference source not found
Bảng 2.1: Số lượng, tỷ lệ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Hà
Tĩnh từ 2008 – 2012..................................Error: Reference source not found
Bảng 2.2: So sánh số lượng doanh nghiệp khu vực các tỉnh Bắc miền trung,
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh 2008-2012..............Error: Reference source not found

Bảng 2.3: Số lao động làm việc tại các cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản từ năm 2008 - 2012..................................................497
Bảng 2.4: Vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp Hà Tĩnh Error:
Reference source not found
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp. .Error:
Reference source not found
Bảng 2.6: Số DN phân theo quy mô nguồn vốn đến 31/12/2012.........Error:
Reference source not found
Bảng 2.7: Số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12.....Error:
Reference source not found
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12
...................................................................Error: Reference source not found

-vi -


Bảng 2.9: Số DN phân theo quy mô lao động tính đến 31/12/2012.....Error:
Reference source not found
Bảng 2.10: Số lao động làm việc tại các cơ sở kinh tế cá thể phi nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản từ năm 2008 - 2012 ...................................531
Bảng 2.11: Doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của DN tỉnh Hà Tĩnh.
từ năm 2008 - 2012................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.12: Doanh nghiệp phân theo mức lợi nhuận năm 2012............Error:
Reference source not found5
Bảng 2.13: Hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp Hà Tĩnh năm 2012
...................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.14: Thu nhập của người lao động trong DN đang hoạt động........546
Bảng 2.15: Cơ cấu thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp đang
hoạt động................................................................................................... 564
Bảng 2.16: Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo ngành kinh tế. Error:

Reference source not found7

-vi-

Bảng 2.17: Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Hà Tĩnh từ năm 2008 - 2012..................................586
Bảng 2.18: Tỷ trọng lao động phân bố theo ngành nghề kinh tế tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn 2007 – 2012...................... Error: Reference source not found
Bảng 2.19: Xếp hạng chỉ số PCI tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2012..Error:
Reference source not found
Bảng 2.20: Tổng hợp các chỉ số của Hà Tĩnh qua các năm. .Error: Reference
source not found

DANH SÁCH HÌNH

vii
- -


Hình 1.1: Đóng góp của KTTN vào Ngân sách nhà nước giai đoạn 20082011…..189
Hình 1.2: Giá trị tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của khu vực
KTTN…1920

-vii-

viii
- -


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế tư nhân đóng vai trị vơ cùng to lớn trong phát triển kinh tế của
mọi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, do yếu tố lịch sử; đặc biệt, là các
công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc trải dài hàng thập niên, đã ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của thành phần Kinh tế tư nhân, cho nên thành phần
Kinh tế tư nhân của nước ta chưa đáp ứng được vai trò và kỳ vọng.
Kể từ năm 1986 lại nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách quan
trọng nhằm xây dựng và phát triển thành phần Kinh tế tư nhân. Đại hội Đảng lần
thứ VI là một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, Đại
hội Đảng VI đã xác định nền kinh tế nhiều thành phần. Việc phát triển kinh tế tư
nhân là tất yếu để thực hiện nhiệm vụ chiến lược là giải phóng mọi lực lượng sản
xuất nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo dân giàu, nước mạnh. Nghị quyết hội
nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá IX) nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,
khuyến khích và tạo điều kiện phát triển Kinh tế tư nhân”, “các thành phần kinh tế
kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh” [19]. Nhờ có chính sách đúng đắn này mà khu vực Kinh tế tư nhân ở nước ta
đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp
ở khu vực Kinh tế tư nhân ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định:
“Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh
doanh. Các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, Kinh tế tư nhân (cá
thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của

- 1-


nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật,

cùng tồn tại và phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”[10].
Từ năm 1991 đến nay, Hà Tĩnh được tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh để trở
thành đơn vị trực thuộc Trung ương, Kinh tế tư nhân đã có bước phát triển
tích cực, góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh trong những
năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, khả năng cạnh
tranh và hội nhập còn yếu kém, tỉ trọng GDP thấp. Hầu hết các doanh nghiệp
tư nhân ở địa phương chỉ có quy mơ nhỏ, hiệu quả sản xuất kém, đóng góp
vào nguồn thu ngân sách chưa cao, việc quản lý nhà nước đối với Kinh tế tư
nhân còn nhiều yếu kém: Tự phát, quá coi trọng lợi ích cá nhân dẫn đến
những việc làm phi pháp như sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng
kém chất lượng, trốn lậu thuế, chụp giật, không những gây thiệt hại về kinh tế
mà còn tác động tiêu cực tới mơi trường văn hố - xã hội. Đặc biệt, dưới tác
động của suy thoái kinh tế, trong hai năm 2011, 2012 và quý I/2013, rất nhiều
các doanh nghiệp trong khu vực Kinh tế tư nhân hoạt động kém hiệu quả, dẫn
đến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản hoặc thu nhỏ lại, ảnh hưởng
lớn đến các vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, mà nguyên nhân một phần là
do suy thoái kinh tế, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do doanh nghiệp thiếu
chiến lược, thiếu kế hoạch kinh doanh dài hạn; cơ chế điều hành, sự hỗ trợ
của nhà nước, của tỉnh chưa kịp thời.
Vì vậy, việc nghiên cứu thực tế Kinh tế tư nhân trên địa bàn Hà Tĩnh để
rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nhằm khuyến khích,
hỗ trợ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của loại hình kinh tế này là
địi hỏi khách quan, cần thiết. Đó là lý do tơi đã chọn đề tài “Phát triển Kinh
tế tư nhân ở Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu.
Luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- 2-



+ Kinh tế tư nhân có vai trị gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? Những
nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của Kinh tế tư nhân? Để Kinh tế tư
nhân phát triển mạnh mẽ, đúng hướng thì cần phải có những điều kiện gì?
+ Vai trị, thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân ở tỉnh Hà Tĩnh như thế nào?
Xu hướng phát triển của Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh trong những năm tới ra
sao?
+ Cần phải có những giải pháp gì để thúc đẩy Kinh tế tư nhân ở tỉnh Hà
Tĩnh phát triển?
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập về sự tồn tại khách quan, vị
trí, vai trị của Kinh tế tư nhân, đánh giá sự phát triển và đưa ra những giải
pháp nhằm phát triển Kinh tế tư nhân, hoặc một số loại hình thuộc khu vực
Kinh tế tư nhân ở Việt Nam và một số địa phương trong nước. Có thể kể ra
một số các cơng trình nghiên cứu của một số tác giả như sau:
- GS.TS Hồ Văn Vĩnh (2003). Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối
với kinh tế tư nhân nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc, Hà Nội. Cơng trình
này tập trung trình bày tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành
phần, thực trạng và vai trò của kinh tế tư nhân ở nước ta, vấn đề quản lý Nhà
nước đối với kinh tế tư nhân, một số biên pháp của Đảng và Nhà nước đối với
thành phần nghiên cứu này.
- PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong
tiến trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội. Cuốn sách đã đưa ra một cách nhìn
khách quan về kinh tế tư nhân với những ưu thế và hạn chế vốn có của nó,
phân tích đánh giá vai trị của kinh tế tư nhân trong q trình xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Viêt Nam. Trên cơ sở đó đề
ra những giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- 3-



- Lê Thị Vân Liêm (2007), Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu
vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế,
Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn giới thiệu một số vấn đề chung về các loại
hình doanh nghiệp tư nhân, và trình bày thực trạng phát triển các lọai hình
doanh nghiệp tư nhân, đưa ra một số định hướng, đề xuất phát triển loại hình
doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
- Ngồi ra cịn có một số bài viết đăng trên các Tạp chí, chuyên san về
kinh tế; Đặc biệt, gần đây nhất là bài viết của thạc sỹ Phan Minh Tuấn đăng
trên tạp chí Tài chính số 6 – 2013 với tiêu đề “Phát triển kinh tế tư nhân:
Những vấn đề đặt ra” Bài viết đã đề xuất một số việc cần làm ngay nhằm tạo
động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho
kinh tế đất nước.
Mặc dù có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhưng trên giác độ địa phương
Hà Tĩnh, mới chỉ có một vài bài viết đăng trên báo địa phương mà hầu hết chỉ
mang tính thống kê số liệu và chỉ phản ảnh một khía cạnh nào đó của khu
vực kinh tế tư nhân, ví dụ, như bài viết “Doanh nghiệp tư nhân Hà Tĩnh:
Lượng, chất bất đồng hành!”[32] của tác giả Trong Tuệ - Hoài Nam đăng trên
báo Hà Tĩnh ngày 5/10/2010 bài viết chỉ mang tính so sánh số liệu tăng
trưởng số lượng các doanh nghiệp tư nhân của Hà Tĩnh qua các năm từ 2010
trở về trước… các bài viết chưa nghiên cứu phân tích được một cách đầy đủ
khoa học về phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh, đặc biệt ở trong bối cảnh
mới của giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đề tài “ Phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà
Tĩnh” sẽ cập nhật số liệu, bổ sung, phát triển các kết quả nghiên cứu trên và
phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng phát triển Kinh tế tư
nhân ở Hà Tĩnh, đồng thời đưa ra những luận cứ, giải pháp có tính khả thi
để phát triển Kinh tế tư nhân của tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- 4-



3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân ở
Hà Tĩnh trong bối cảnh của hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt, dưới tác động
của suy thoái kinh tế toàn cầu trong giai đoạn hiện nay, luận văn đề xuất
phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà
Tĩnh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống hóa lý luận chung về kinh tế tư nhân.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước về phát
triển Kinh tế tư nhân để rút ra kinh nghiệm cho tỉnh Hà Tĩnh.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay.
+ Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển Kinh tế
tư nhân ở tỉnh Hà Tĩnh hiệu quả hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển của khu vực Kinh tế tư nhân bao
gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Cụ thể, là Hộ kinh
doanh cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp
tư nhân.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu sự phát triển của Kinh tế tư nhân tại trong các
lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh Hà Tĩnh.
+ Về thời gian: Từ năm 2008 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp như: trừu tượng hố khoa học,
phân tích tổng hợp, thống kê so sánh, lơ gíc và lịch sử. Gắn lý luận với thực


- 5-


tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Trong luận văn, người viết sẽ sử dụng phương pháp trừu tượng hóa
khoa học để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tượng đơn lẻ, ngẫu
nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những
cái điển hình, ổn định, vững chắc để nghiên cứu từ đó tìm ra bản chất các
hiện tượng và quá trình về phát triển Kinh tế tư nhân, hình thành các phạm
trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp được tiến hành thông qua các công
đoạn: thu thập dữ liệu, kiểm tra dữ liệu, phân tích dữ liệu, và kiểm tra kết
quả phân tích.
- Phương pháp thống kê so sánh
Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp về tình hình phát triển kinh tế tư
nhân của tỉnh và các địa phương khác trong những năm từ 2008 đến nay để
so sánh và xử lý các số liệu và rút ra các kết luận.
- Phương pháp lôgic – lịch sử
Trong luận văn, tôi dùng phương pháp lôgic – lịch sử để bài viết vừa
mang tính liên tục kế thừa của các cơng trình nghiên của các tác giả về phát
triển Kinh tế tư nhân theo một chiều dọc của thời gian, vừa có tính quan hệ
mật thiết giữa cái chung và cái riêng giữa các các cơng trình nghiên cứu
khác nhau theo chiều ngang của không gian. Nghĩa là, lịch sử không chỉ là
các sự kiện mà là tính quan hệ tất yếu logic giữa các sự kiện mới quan
trọng và có ý nghĩa hơn, bản chất hơn, quy luật hơn, sâu sắc hơn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan và khoa học thực trạng phát
triển Kinh tế tư nhân tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay trên cả hai mặt thành


- 6-


công và hạn chế.
- Đưa ra một số giải pháp thúc đẩy Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
hiệu quả hơn.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, giải trình những chữ viết tắt, mục lục, danh mục các
bảng biểu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển về phát triển Kinh tế tư nhân
Chương 2: Phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2012
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển Kinh tế tư nhân ở Hà
Tĩnh giai đoạn tiếp theo.

- 7-


Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về Kinh tế tư nhân
1.1.1. Khái niệm về Kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân
1.1.1.1 Khái niệm về Kinh tế tư nhân.
Hiện nay tồn tại một số cách hiểu khác nhau về Kinh tế tư nhân, tùy
theo quan điểm và cách nhìn nhận mang tính chất về sở hữu mà ta đưa ra các
khái niệm khác nhau về Kinh tế tư nhân. Cụ thể, có thể nêu ra ba khái niệm
sau đây:
- Quan niệm thứ nhất: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở

hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Thuật ngữ kinh tế tư nhân gắn liền với vấn đề sở hữu. Sở hữu là mối quan
hệ giữa con người với con người trong việc chiếm hữu của cải vật chất. Cùng
với sự phát triển của lịch sử, đặc biệt với sự tồn tại của 2 hệ thống kinh tế xã
hội chủ nghĩa (XHCN) và tư bản chủ nghĩa (TBCN), các quan hệ sở hữu lại
càng trở nên đa dạng hơn, phức tạp hơn. Nhìn chung có thể hiểu chế độ sở
hữu trên hai phương diện sau:
Thứ nhất, chế độ sở hữu là khái niệm để chỉ hình thức xã hội của chiếm
hữu của cải vật chất, được ghi trong luật pháp. Theo đó có hai hình thức sở
hữu cơ bản là tư hữu và công hữu.
Thứ hai, chế độ sở hữu là khái niệm có nội hàm về quyền chiếm hữu,
sử dụng những tư liệu sản xuất và quyền phân chia lợi ích tài sản được luật
pháp thừa nhận. Theo cách hiểu này có các hình thức sở hữu khác nhau như
sở hữu quốc doanh, tập thể và cá thể.

- 8-


Như vậy, sở hữu tư nhân là quyền hợp pháp của tư nhân trong việc
chiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất, chi phối và hưởng lợi từ
kết quả của q trình sản xuất đó. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở
ra đời khu vực kinh tế tư nhân.
- Quan niệm thứ hai: Nền kinh tế gồm ba khu vực: khu vực quốc
doanh, ngồi quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như
vậy, theo quan niệm này, kinh tế tư nhân gồm loại hình doanh nghiệp hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp 2000, các hộ kinh doanh cá thể, người sản xuất
nhỏ.
- Quan niệm của Đảng CSVN: Đại hội Đảng toàn quốc lần X của Đảng
Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định, nền kinh tế nước ta hiện nay có 5 thành
phần kinh tế sau: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu

chủ, tư bản tư nhân); kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi).
Trong năm thành phần kinh tế thì kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư
nhân là thuộc về kinh tế tư nhân.
Để đảm bảo thống nhất số liệu, khai thác từ các nguồn số liệu của các
cơ quan nhà nước là các bộ ngành từ Trung ương đến địa phương chúng ta sẽ
nghiên cứu những nội dung tiếp theo trên cơ sở quan điểm của Đảng CSVN.
1.1.1.2 Khái niệm về phát triển Kinh tế tư nhân.
Để làm rõ khái niệm về phát triển kinh tế tư nhân, trước tiên chúng ta
phải hiểu rõ khái niêm về tăng trưởng và phát triển.
- Tăng trưởng chỉ sự tăng lên đơn thuần về mặt số lượng.
- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều
hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế
cái lạc hậu.
Phát triển có sự khác biệt với tăng trưởng ; trong khi tăng trưởng chỉ là

- 9-


tăng lên về mặt số lượng thì phát triển kinh tế có nội hàm rộng hơn bao gồm
bao gồm biến đổi cả về lượng và chất.
Phát triển Kinh tế tư nhân là sự biến đổi theo xu hướng tăng lên cả về
số lượng và chất lượng của Kinh tế tư nhân.
1.1.1.3 Các loại hình thuộc khu vực Kinh tế tư nhân mà đề tài nghiên cứu.
a/ Phân theo quy mô tổ chức sản xuất và hình thức góp vốn:
*Kinh tế cá thể, tiểu chủ
+ Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế tư nhân của một hộ gia đình hay một cá
nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên sở hữu tư nhân nhỏ về vốn và các
điều kiện kinh doanh với việc sử dụng sức lao động của chính hộ đó hay cá
nhân đó, khơng th mướn lao động làm thuê.

+ Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điều
hành, hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng
lao động th mướn ngồi lao động của chủ; quy mơ vốn đầu tư và lao động
nhỏ hơn của các hình thức doanh nghiệp tư nhân,công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc công ty cổ phần.
Như vậy, hình thức tồn tại của kinh tế cá thể tiểu chủ là Hộ kinh doanh
cá thể, dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Hình thức kinh doanh
này chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, việc sử dụng lao động làm thuê
không thường xuyên. Hộ kinh doanh cá thể là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ
trong sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất và tự chịu
trách nhiệm về kết quả tài chính của mình. Hộ kinh doanh cá thể là một chủ
thể kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình là chủ, mang các đặc điểm
sau:
- Có địa điểm, khu vực sản xuất kinh doanh ổn định, sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất và vốn.

- 10-


- Chủ hộ kinh doanh cá thể toàn quyền quyết định về phương thức quản
lý, tổ chức hoạt động kinh doanh, phân phối lợi nhuận.
- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán.
- Sử dụng lao động trong gia đình, dịng họ, giải quyết cơng ăn việc làm
cho bản thân và hộ gia đình.
Hộ kinh doanh cá thể được thừa nhân là một đơn vị kinh tế tự chủ, góp
phần tích cực giải quyết cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời
sống, ổn định chính trị xã hội.
* Kinh tế tư bản tư nhân.
Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Trong thời kỳ quá độ ở nước

ta, thành phần này cịn có vai trị đáng kể để phát triển lực lượng sản xuất, xã
hội hóa sản xuất, khai thác các nguồn vốn, giải quyết việc làm và góp phần
giải quyết các vấn đề xã hội khác. Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy
bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp khơng nhỏ vào q
trình tăng trưởng kinh tế của đất nước, tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân có
tính tự phát rất cao.
* Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân:
Các loại hình này là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế tư bản tư
nhân, dựa trên sở hữu tư nhân lớn về tư liệu sản xuất. Theo Luật Doanh nghiệp
số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005[16] (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2006),
thì các loại hình doanh nghiệp này được phân biệt như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
Đặc điểm:

- 11-


+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, chịu trách nhiệm vơ hạn.
+ Chủ doanh nghiệp tồn quyền quyết định quy mô, phương thức hoạt
động, quản lý kinh doanh, sử dụng lợi nhuận sau khi đã thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Công ty Cổ phần
Cơng ty Cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có tính xã hội hóa cao,
người lao động có thể trở thành người chủ sở hữu, gắn được lợi ích cá nhân
với hoạt động của doanh nghiệp, do đó là một mơ hình hoạt động có hiệu quả
hiện nay. Đặc điểm:
+ Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.

+ Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa.
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp.
- Cơng ty TNHH
Cơng ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được
pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý
riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể
nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Đặc điểm:
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không quá
50.
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và có nghĩa vụ tài sản
khác trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh

- 12-


Cơng ty hợp danh là tổ chức kinh doanh có ít nhất hai cá nhân là thành
viên hợp danh làm chủ và chịu trách nhiệm vơ hạn bằng tồn bộ tài sản của
mình về các khoản nợ và nghĩa vụ của cơng ty.
Đặc điểm:
+ Cơng ty có tư cách pháp nhân.
+ Cơng ty phải có từ hai cá nhân trở lên tham gia thành lập bao gồm
thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (có thể có).
+ Thành viên hợp danh phải là người có trình độ, có uy tín nghề nghiệp,
chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình.
+ Thành viên góp vốn là thành viên chỉ góp vốn vào cơng ty và chịu trách
nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình.

+ Tài sản của cơng ty độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách
nhiệm bằng chính tài sản đó.
b/ Phân theo ngành và lĩnh vực kinh doanh
Các tài liệu, báo cáo, nghiên cứu nghiên cứu ngày nay thường phân khu vực
Kinh tế tư nhân theo 3 lĩnh vực lớn là:
-Kinh tế tư nhân trong ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản.
-Kinh tế tư nhân trong ngành công nghiệp - xây dựng.
-Kinh tế tư nhân trong ngành thương mại - dịch vụ.
1.1.1.4 Điều kiện phát triển kinh tế tư nhân
- Kinh tế tư nhân phải được thực sự tự do phát triển.
Kinh tế tư nhân sẽ thực sự tự do phát triển nếu được đưa vào luật với
định hướng phát triển một cách liên tục, lâu dài, không chịu sự phụ thuộc của
bất kỳ một thể chế chính trị nào.
- Tạo môi trường cạch tranh lành mạnh.
Kinh tế tư nhân phát triển cạnh tranh trong môi trường Kinh tế thị
trường. Nếu nền kinh tế thị trường hoạt động méo mó, biến dạng với những

- 13-


tiêu cực bất cơng thì sẽ làm kìm hãm sự phát triển của thành phần Kinh tế tư
nhân. Điều đó cho thấy muốn kinh tế tư nhân phát triển tốt thì nhà nước phải
phát triển nền Kinh tế thị trường một cách lành mạnh.
1.1.1.5 Vai trò của Kinh tế tư nhân
- Huy động, phân bổ và sử dụng một cách tối ưu mọi nguồn lực trong xã hội
vào sản xuất kinh doanh.
Kinh tế tư nhân có vai trị quan trọng trong việc huy động mọi nguồn
lực tiềm ẩn trong xã hội cho phát triển kinh tế. Nguồn lực này có thể tồn tại
dưới các hình thức khác nhau như: tài chính, đất đai, thiết bị máy móc, kinh
nghiệm quản lý, kỹ năng lao động…sự phát triển kinh tế tư nhân sẽ khai thác

và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó.
Khi thành phần kinh tế tư nhân được nhà nước cho phép hoạt động và
phát triển một cách bình đẵng với các thành phần kinh tế khác sẽ thu hút được
nguồn lực vô cùng to lớn trong xã hội mà lâu nay vẫn cịn lãng phí. Chúng ta
xem xét một nguồn lực điển hình đó là Nguồn vốn. Nguồn vốn là yếu tố đầu
vào cần thiết cho quá trình sản xuất. Trong một nền kinh tế đang phát triển
nguồn vốn rất khan hiếm và đặc biệt đối với các nền kinh tế chuyển đổi như
Việt Nam thì nguồn vốn càng khan hiếm hơn, khi các tổ chức tài chính chưa
phát triển và khơng có khả năng huy động tiền tiết kiệm từ dân cư, cũng như
hạn chế của ngân sách trong việc phân bổ vốn cho đầu tư. Do đó khả năng
huy động vốn của khu vực KTTN trở nên rất quan trọng. Vậy nguồn vốn
được khu vực kinh tế tư nhân huy động khi nào? bằng cách nào? Đó là khi
các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN được đặt trong mơi trường kinh
doanh bình đẳng và được tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh
doanh thì các chủ doanh nghiệp có thể tự tin mạo hiểm với khoản tiền tiết
kiệm của bản thân họ, hoặc vay mượn của họ hàng và bạn bè họ để theo đuổi
mục tiêu kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên do hệ thống tài chính

- 14-


kém phát triển nên các khoản tiền tiết kiệm đó có thể khơng được gửi vào các
ngân hàng mà tồn tại dưới nhiều hình thức như tiền, vàng nằm trong két của
người dân gây ra sự lảng phí về nguồn vốn.
Bên cạnh nguồn vốn một số nguồn lực khác cũng đang bị lãng phí lớn
như sức lao động, đất đai, thiết bị máy móc…đang nằm đâu đó trong xã hội
mà chỉ Khu vực kinh tế tư nhân mới có thể khai thông được.
Việc phân bổ các nguồn lực tối ưu đó là theo quy luật của kinh tế thị
trường, nguồn lực sẽ chảy từ nơi kinh doanh kém hiệu quả sang nơi có hiệu
quả kinh tế cao hơn.

- Phát triển kinh tế tư nhân góp phần tạo ra các cơ hội việc làm, tăng thu
nhập, góp phần xố đói giảm nghèo và giảm các tệ nạn trong xã hội
Khu vực KTTN đã giúp giải quyết việc làm cho phần lớn lao động.
Việc làm sẽ mạng lại thu nhập cho những người lao động và nâng cao mức
sống của gia đình họ, nhờ có cơng ăn việc làm nên người lao động có thu
nhập chính đáng để trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình, mặt khác vì
họ bận bịu với cơng việc nên khơng có thời gian nhàn rỗi, đó là những yếu tố
làm giảm phát sinh các tệ nạn xã hội.
Đến năm 2012 có khoảng 44,6 triệu người đang làm việc thuộc khu vực
KTTN. Hằng năm có khoảng 1,2 triệu người đến tuổi lao động, ngoài ra số
lao động nông nghiệp chuyển sang lao động phi nông nghiệp cũng rất lớn, hệ
thống các DNNN đang cổ phần hóa, tinh giảm bộ máy đẩy ra một bộ phận lao
động dơi dư. Vì thế khu vực kinh tế tư nhân là nơi hấp thụ và tạo việc làm
mới cho người lao động.
Cụ thể, bảng thống kê số liệu lao động thuộc khu vực KTTN theo các
năm như sau:

- 15
-


Bảng 1.1: Tình hình thu hút lao động trong khu vực KTTN Việt Nam
giai đoạn 2005 - 2012
Năm

Lao động khu vực KTTN
Tỷ trọng LĐ khu vực KTTN
(Nghìn người)
(%)
2005

36694,7
85,8
2006
37742,3
85,8
2007
38657,4
85,5
2008
39707,1
85,5
2009
41178,4
86,2
2010
42214,6
86,1
2011
43401,3
86,2
Sơ bộ 2012
44603,4
86,3
(Nguồn: Niên giám thống kê 2012 – Tổng cục Thống kê).
Như vậy, hơn 85% việc làm của cả nước là do khu vực KTTN tạo ra.
Điều này cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của khu vực KTTN trong việc
giải quyết việc làm, giảm thât nghiệp cho nền kinh tế.
Nhìn chung, chủ doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN khác với các nhà
quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước ở chỗ họ có quyền quyết định lớn hơn
trong việc thuê mướn lao động (số lượng, kỹ năng cần thiết của người lao

động). Vì vậy, khơng những các doanh nhân hồn tồn có thể tăng số lượng
lao động làm th theo ý họ mà cịn có thể nâng cao hiệu quả trong việc sử
dụng nguồn nhân lực trong cộng đồng. KTTN phát triển sẽ tạo ra việc làm
cho một lượng lớn lao động, góp phần vào việc ổn định đời sống cho người
dân. Phần lớn các doanh nghiệp khu vực KTTN có quy mơ vừa và nhỏ, dễ
thích nghi với điều kiện nơng thơn, nơi có nhiều lao động nhàn rỗi nên đã góp
phần vào giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp cho khu vực này.

- 16-


×