Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.82 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

VÕ THÚY HUỲNH

PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2012 – THÁNG 06/2015

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120

Tháng 11 - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

VÕ THÚY HUỲNH
MSSV: B1202067

PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾTẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2012 – THÁNG 06/2015

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHAN ANH TÚ

Tháng 11 - 2015


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình hơn 3 năm học tập và rèn luyện ở giảng đường đại
học, bên cạnh sự cố gắng của bản thân là sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban
giám hiệu nhà trường, sự tận tình chỉ bảo truyền đạt kiến thức cũng như những
kinh nghiệm quý báu của quý thầy cô Khoa Kinh tế, đặc biệt là quý thầy cô Bộ
môn Kinh doanh quốc tế đã giúp em có một nền tảng kiến thức vô giá. Cũng
nhờ những kiến thức ấy cùng với sự nhiệt tình chỉ bảo của các anh chị phòng
Khách hàng doanh nghiệp, qua hơn 3 tháng thực tập tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, em đã hoàn thành luận văn
tốt nghiệp đại học.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các phòng
ban đã tạo điều kiện và hỗ trợ giúp em có môi trường học tập tốt nhất.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô Khoa Kinh tế, đặc biệt
các thầy cô ở Bộ môn Kinh doanh quốc tế đã hết lòng tận tụy giảng dạy.
Bên cạnh đó, em cũng không thể quên những ngày tháng thực tập ở
BIDV Cần Thơ, xin cảm ơn Ban giám đốc cũng như phòng Tổ chức– hành
chính đã tạo cơ hội cho em được tiếp xúc một môi trường làm việc chuyên
nghiệp và năng động như ở quý cơ quan, đặc biệt gửi lời cảm ơn đến các anh
chị phòng Khách hàng doanh nghiệp đã hướng dẫn tận tình trong thời gian em
thực tập tại cơ quan.
Và người em đặc biệt muốn cảm ơn là thầy Phan Anh Tú, thầy là người

trực tiếp hướng dẫn em với những góp ý vô cùng quý giá, những lời chỉ bảo
tận tình để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng, xin kính chúc Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô dồi dào
sức khỏe và công tác tốt, chúc Ban giám đốc cùng các anh chị BIDV Cần Thơ
vui khỏe, chúc chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả, đạt lợi nhuận cao và
là lựa chọn số 1 về ngân hàng của các cá nhân và tổ chức ở Cần Thơ và khu
vực lân cận.
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng

Sinh viên thực hiện

Võ Thúy Huỳnh

3

năm 2015


LỜI CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, và đề tài này không trùng
với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày

tháng

Sinh viên thực hiện


Võ Thúy Huỳnh

4

năm 2015


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

Thủ trưởng đơn vị

5

năm 2015


MỤC LỤC
Trang

6


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1:Tình hình nhân sự tại BIDV Cần Thơ từ năm 2012 đếntháng06/2015
............................................................................................................................42
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ từ năm 2012 đến
tháng 06 năm 2015.............................................................................................44
Bảng 4.1: Kim ngạch XNK của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012 – tháng
6/2015.................................................................................................................53
Bảng 4.2: Tình hình hoạt động TTQT tại BIDV Cần Thơ giai đoạn 2012 đến
tháng 06/2015.....................................................................................................56
Bảng 4.3: Tình hình TTQT theo phương thức (đã thực hiện thanh toán) tại
BIDV Cần Thơ giai đoạn 2012 – tháng 06/2015..............................................58

Bảng 4.4: Tình hình TTQT theo phương thức chuyển tiền tại BIDV Cần Thơ
qua các năm từ năm 2012 đến 2014..................................................................60
Bảng 4.5: Tình hình TTQT theo phương thức nhờ thu tại BIDV Cần Thơ giai
đoạn năm 2012 – tháng 06/2015.......................................................................63
Bảng 4.6: Tình hình TTQT theo phương thức nhờ thu tại BIDV Cần Thơ giai
đoạn năm 2012 – tháng 06/2015.......................................................................66
Bảng 4.7: Hiệu quả hoạt động TTQT theo thu nhập tại BIDV Cần Thơ từ năm
2012 – tháng 06/2015........................................................................................69

7


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hối phiếu............................................................................................14
Hình 2.2. Lệnh phiếu.........................................................................................15
Hình 2.3. Séc......................................................................................................17
Hình 2.4. Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả sau......................18
Hình 2.5. Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trả trước...................18
Hình 2.6. Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu trơn.................................20
Hình 2.7. Quy trình thực hiện phương thức nhờ kèm chứng từ.......................21
Hình 2.8. Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ........................24
Hình 4.1: Cơ cấu kim ngạch XNK của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012 –
tháng 06/2015.....................................................................................................55
Hình 4.2: Cơ cấu giá trị TTQT theo phương thức tại BIDV Cần Thơ.............58
Hình 4.3: Cơ cấu thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch bằng phương thức
chuyển tiền tại BIDV Cần Thơ..........................................................................61
Hình 4.4: Cơ cấu giá trị thanh toán của phương thức nhờ thu theo XNK tại
BIDV Cần Thơ giai đoạn năm 2012 – tháng 06/2015......................................63
Hình 4.5: Cơ cấu TTQT theo doanh số XNK tại BIDV Cần Thơ từ 2012 –

tháng 06/2015.....................................................................................................68

8


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIDV Cần Thơ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Cần Thơ
TTQT

Thanh toán quốc tế

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

XK

Xuất khẩu

NK


Nhập khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

SWIFT

Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế
(Soceity for Worldwide Interbank Financial Telecommunications)

TCTD

Tổ chức tín dụng

DN

Doanh nghiệp

KH

Khách hàng

L/C

Thư tín dụng (Letter of credit)

ASEAN
EU


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association ofSouthEast
Asian Nations)
Liên minh châu Âu (European Union)

ĐVT

Đơn vị tính

9


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Ngày nay, toàn cầu hóa và liên kết kinh tế ngày càng sâu rộng, thúc đẩy
quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động, hình thành mạng lưới
sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Để tối ưu hóa lợi ích đạt được không một
quốc gia nào không tham gia vào quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa dịch
vụ với quy mô toàn cầu, không chỉ với các ngành hàng, sản phẩm khác nhau
mà ngay cả trong mỗi ngành, mỗi loại sản phẩm cũng xảy ra quá trình trên.
Trong xu hướng đó, các quốc gia đều đưa hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng
đầu và xem đây là con đường tất yếu để phát triển kinh tế nước nhà. Hoạt
động giao thương XNK trên thế giới diễn ra ngày càng mở rộng và mạnh mẽ,
hình thành nên các khoản thu chi vượt ra khỏi biên giới một quốc gia, cơ sởra
đời của hệ thống TTQT, trong đó một mắc xích không thể thiếu là các NHTM.
Là một bộ phận gắn kết khăng khít của nền kinh tế thế giới, Việt Nam
không nằm ngoài quy luật phát triển đó, đã và đang ngày càng hội nhập sâu

rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trong thời gian qua nước ta để có nhiều thay
đổi để thích ứng với môi trường mới, trong đó không thể không kể đến những
thay đổi trong hệ thống NH. Sự bùng nổ của hoạt động XNK đã thúc đẩy các
hoạt động TTQT phát triển theo, đáng kể là hoạt động TTQT tại các NHTM.
Từ là một hoạt động độc quyền của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, hiện
nay, TTQT đã trở thành nghiệp vụ phổ biến ở các NHTM, mang lại nguồn thu
phí dịch vụ, cung cấp một số vốn tạm thời, đặc biệt là ngoại tệ cho NH, đồng
thời TTQT cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao vị thế của NH trong
các quan hệ kinh tế quốc tế.
Cần Thơ tuy là một thành phố khá non trẻ, tuy nhiên, từ khi được thành
lập vào năm 2004 đã có những bước tiến vượt bậc đạt những thành tựu đáng
kể. Với vị thế là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, là một trong năm
thành phố trực thuộc trung ương của cả nước, Cần Thơ đã có những bước phát
triển đáng kể về kinh tế, văn hóa – xã hội, đặc biệt là hoạt động ngoại thương,
từ đó vai trò của hoạt động TTQT càng được nâng cao. Trong số các NHTM
đang hoạt động trên địa bàn thành phố, và nhất là trong lĩnh vực TTQT không
thể không nhắc đến NH TMCP TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Cần Thơ (BIDV Cần Thơ) với lịch sử lâu đời, nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực NH, BIDV là một trong những NHTM có thành tích đáng kể trong
10


hoạt động TTQT ở Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung, đạt danh hiệu
“NH cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” 3 lần liên
tiếp vào năm2013, 2014, 2015 do tạp chí Asiamoney bình chọn. Tuy nhiên,
NH vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần hoàn thiện để thúc đẩy hoạt động của
NH, trong đó có TTQT ngày càng hiệu quả.
Xuất phát từ những thực tế trên, em quyết định nghiên cứu đề tài “Phân
tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” trong giai đoạn 2012 đến tháng 6 năm 2015

nhằm hiểu rõ hơn về hoạt động này và từ đó có thể đề ra một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại BIDV Cần Thơ.
1.2
1.2.1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2012 đến tháng 6/2015
1.2.2

1.3
1.3.1

Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích thực trạng thanh toán quốc tế tại BIDV Cần Thơ.

-

Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại BIDV Cần
Thơ.

-

Tìm hiểu về các rủi ro thường gặp trong hoạt động TTQT tại BIDV
Cần Thơ.


-

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại BIDV
Cần Thơ.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về không gian

Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Cần Thơ, số 12 Hoà Bình, phường An Cư, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
1.3.2

Về thời gian

Thời gian thu thập số liệu: số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ
năm 2012 đến tháng 06/2015.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 08 đến tháng 11/2015.
1.3.3

Đối tượng nghiên cứu

11


Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.

12



CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1
2.1.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm thanh toán quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan hệ
kinh tế, chính trị, thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hình
thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các nước khác
nhau. Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú, đa dạng với quy mô
ngày càng lớn. Chúng góp phần tạo nên tình trạng tài chính của mỗi nước, có
thể ở trạng thái bội thu hay bội chi. Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác
ở các nước khác nhau, có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau về địa lý
nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông qua
các tổ chức trung gian, đó chính là các NHTM cùng với mạng lưới hoạt động
khắp nơi trên thế giới.
Như vậy, TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ
sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này
với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ
chức quốc tế, giữa chính phủ các nước, thường được thông qua quan hệ giữa
các NH của các nước có liên quan.
Phân loại TTQT:



-


Thanh toán mậu dịch: là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng
hóa XNK và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo
giá cả thị trường.

-

Thanh toán phi mậu dịch: là việc thực hiện thanh toán không liên
quan đến hàng hóa XNK cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài
(các hoạt động không mang tính chất thương mại).

Nghiệp vụ TTQT của NHTM là nghiệp vụ NH quốc tế được hình thành và
phát triển trên nền tảng hoạt động ngoại thương và các quan hệ trao đổi quốc
tế. Nghiệp vụ này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công
nghệ tiên tiến, tạo sự kết nối hài hòa giữa NH trong nước với hệ thống NH thế
giới.
2.1.2

Đặc điểm của thanh toán quốc tế

Phạm vi hoạt động: TTQT diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các
giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới NH thế
giới.
13


Chủ thể tham gia: đến từ các quốc gia khác nhau, mỗi giao dịch TTQT
liên quan tới ít nhất từ hai quốc gia trở lên.
Đồng tiền thanh toán: có thể là đồng nội tệ của một trong các bên tham
gia, hoặc là một đồng ngoại tệ khác (thường là các ngoại tệ mạnh như USD,
GDP, EUR,…) theo thỏa thuận giữa các bên, cần phải tính toán và lựa chọn

thận trọng loại tiền tệ cũng như các biện pháp phòng chống rủi ro tỷ giá.
Phương tiện thanh toán: thường không dùng tiền mặt mà tồn tại dưới
hình thức các phương tiện thanh toán như chuyển khoản, hối phiếu, kỳ phiếu,
séc và được tiến hành thông qua NH; do vậy, về bản chất TTQT là các nghiệp
vụ NH quốc tế.
Nguồn luật điều chỉnh: Hoạt động TTQT được thực hiện trên nền tảng
pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời phải được vận dụng một
cách khéo léo trên cơ sở kết hợp với pháp luật trong nước, chịu ảnh hưởng bởi
các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và ngoại hối của quốc gia.
Tiêu chuẩn nghiệp vụ: phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ NH quốc tế, nên đòi
hỏi các NHTM khi thực hiện nghiệp vụ này phải có năng lực tài chính vững
mạnh, trình độ nghiệp vụ cao, công nghệ tiên tiến và mạng lưới rộng khắp trên
thế giới nhằm thực hiện các khoản thanh toán nhanh chóng và an toàn.
Kỹ thuật thanh toán: các NH thực hiện thanh toán dựa trên chứng từ chứ
không dựa vào hàng hóa, nên bộ chứng từ đóng vai trò quan trọng trong
TTQT.
2.1.3

Vai trò của thanh toán quốc tế
2.1.3.1 Đối với nền kinh tế

TTQT thúc đẩy hoạt động ngoại thương của quốc gia phát triển. Việc tổ
chức TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn và chính xác sẽ làm cho các
DN yên tâm và đẩy mạnh hoạt động XNK. Đồng thời, hoạt động TTQT giúp
hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia diễn ra mạnh mẽ hơn.
TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên
tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên
phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn
sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ giữa người mua và người bán
diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn.

TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các quốc gia với
nhau, tạo môi trường kinh doanh ngày càng hiện đại và thân thiện trên thế
giới.
14


Về phương diện quản lý, TTQT giúp tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ
trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh
tế, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước cũng như
quản lý hiệu quả các hoạt động XNK theo chính sách ngoại thương đã đề ra.
2.1.3.2 Đối với ngân hàng

TTQT là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của NH.
Hoạt động TTQT giúp NH đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của KH về các
dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó giúp NH tăng doanh
thu, nâng cao uy tín của NH và tạo dựng niềm tin cho KH. Điều đó không chỉ
giúp NH mở rộng qui mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh
tranh cho NH trong cơ chế thị trường.
Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng
XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh NH trong ngoại
thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ NH quốc tế khác.
Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho NH. Khi thực hiện các
nghiệp vụ TTQT, NH có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn
rỗi của các DN có quan hệ TTQT với NH dưới hình thức các khoản ký quỹ
chờ thanh toán. Bên cạnh đó, NH cũng có thể tăng thu nhập nhờ các khoản
phí, hoa hồng từ dịch vụ TTQT.
TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ NH. Các NH sẽ áp dụng
các công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp
thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng
lưới NH.

Hoạt động TTQT giúp NH mở rộng quan hệ với các NH nước ngoài,
nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó sẽ có được những
quan hệ đại lý với NH và đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, NH cũng có thể
khai thác được nguồn tài trợ của các NH nước ngoài và nguồn vốn trên thị
trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của NH.
2.1.3.3 Đối với doanh nghiệp

Thông qua các NHTM, quá trình TTQT của các DN diễn ra nhanh
chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm chi phí nhất;từ đókhuyến khích
các DN mở rộng quy mô kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hóa mua bán,
mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau.
TTQT thông qua NHTM giúp vòng quay vốn của DN được liên tục hơn,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN.

15


Ngoài ra, trong quá trình thanh toán nếu DN không đủ khả năng thanh
toán thì có thể nhờ đến sự tài trợ tín dụng của NH.Bên cạnh đó, qua quá trình
thực hiện thanh toán cho DN, NH cũng có thể giám sát được tình hình hoạt
động của DN từ đó đưa ra những tư vấn và điều chỉnh chiến lược cho DN.
2.1.4

Những điều kiện thanh toán quy định trong hợp đồng mua bán
ngoại thương
2.1.4.1 Điều kiện tiền tệ và đảm bảo hối đoái

Mỗi quốc gia đều có đồng bảng tiền tệ riêng cho nước mính, vì vậy khi
thanh toán quốc tế, các bên XK và NK phải đi đến thống nhất là dùng đồng
tiền nước nào là đồng tiền tính toán, đồng tiền thanh toán. Đồng thời, nếu

đồng tiền thỏa thuận đó biến động thì hai bên sẽ xử lý thế nào (các biện pháp
phòng chống rủi ro tỷ giá).
-

Tiền tệ thanh toán (payment currency): đồng tiền được dùng để thanh
toán hợp đồng.

-

Tiền tệ tính toán (account currency): đồng tiền dung để thể hiện giá
cả hàng hóa và tính toán giá trị hợp đồng.

Tiền tệ tính toán và tiền tệ thanh toán có thể là một hoặc hai loại đồng
tiền, có thể là đồng tiền của một trong hai bên XK hay NK hoặc cũng có thể là
đồng tiền của nước thứ ba do hai bên quyết định. Việc lựa chọn tiền tệ này
thường dựa vào các yếu tố:
-

-

-

Khu vực kinh tế thế giới. Ví dụ trong khu vực cộng đồng kinh tế châu
Âu (EEC) thì dùng đồng Euro (€).
So sánh tương quan lực lượng của bên mua và bên bán, năng lực kinh
doanh của các bên và mối quan hệ cung cầu về hàng hóa mà hai bên
mua bán trên thị trường.
Vị trí đồng tiền đó trên thị trường quốc tế. Các đồng tiền “mạnh”
thường sẽ được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn như đồng đô-la Mỹ
(USD), đồng Euro (EUR)…

Tập quán sử dụng đồng tiền trong TTQT.

Nhìn chung, các bên XK hay NK đều thích dùng đồng tiền của nước
mình vì những lý do sau:
-

Không phải xuất ngoại tệ để trả nợ.
Tránh được sự biến động của tỷ giá.
Nâng cao uy tín của đồng tiền nước mình trên thị trường quốc tế.

Tiền tệ tính toán và tiền tệ thanh toán có thể là các đơn vị tiền tệ sau đây:

16


-

-

-

-

Tiền tệ quốc tế (International Currency): là đơn vị tiền tệ tâp thể của
các khu vực hoặc các tổ chức tài chính quốc tế như SDR (Special
Drawing Right, hay DTS - Droit de Tigare Spéciaux) là đơn vị tiền tệ
ghi sổ tại Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund),
đồng EURO của Cộng đồng kinh tế châu Âu.
Tiền tệ quốc gia (National Currency): là đồng tiền của từng quốc gia
riêng biệt.

Tiền tệ tự do chuyển đổi (Free Convertible Currency): là tiền tệ quốc
gia nhưng có đặc điểm là luật tiền tệ của quốc gia đó đảm bảo cho
việc chuyển đổi tự do đồng tiền nước mình sang đơn vị tiền tệ nước
khác chẳng hạn các ngoại tệ mạnh như USD, DEM, CHF, GBP,…
Tiền tệ chuyển nhượng (Transterable Currency): là tiền tệ mà người
sở hữu nó có quyền chuyển nhượng cho người khác thông qua hệ
thống tài khoản mở tại ngân hàng.
Tiền tệ thanh toán bù trừ (Clearing Currency): là tiền tệ ghi sổ giữa
hai hay nhiều nước có quan hệ mua bán ký kết hiệp định với nhau,
không được quyền chuyển nhượng và chuyển đổi, cuối năm tiến hành
bù trừ chỉ số nợ và được giải quyết bằng những cách sau:
• Trả bằng hàng hóa, dịch vụ.
• Trả bằng vàng hay ngoại tệ.
• Chuyển dư nợ sang năm sau.

Sau khi thống nhất đồng tiền tính toán và thanh toán, các bên cũng cần
phải đưa ra các điều kiện đảm bào hối đoái. Bởi vì tiền tệ của các nước hiện
nay thường xuyên biến động, vì vậy để đảm bảo các khoản thu chi cho hai bên
XK và NK trong hợp đồng cần phải thỏa thuận các điều kiện đảm bảo hối đoái
như đảm bảo vàng, đảm bảo ngoại tệ, đảm bảo theo “rổ tiền tệ”.
-

Điều kiện đảm bảo bằng vàng: được thực hiện theo một trong ba
cách:


Đảm bảo theo khối lượng vàng: khi ký kết hợp đồng, quy định
đơn giá và tổng giá trị hợp đồng được quy đổi trực tiếp bằng
một khối lượng vàng nhất định. Khi thanh toán dựa vào khối
lượng vàng đã tính toán để thanh toán.




Đảm bảo theo hàm lượng vàng: khi ký kết hợp đồng, đơn giá
và tổng giá trị hợp đồng được xác định theo một đồng tiền có
xác định theo hàm lượng vàng. Khi thanh toán nếu hàm lượng
vàng thay đổi thì đơn giá và tổng giá trị được điều chỉnh tương
ứng.

17




-

Đảm bảo theo giá vàng: khi ký kết hợp đồng, đơn giá và tổng
giá trị hợp đồng được tính toán theo một đồng tiền nào đó,
đồng thời quy định giá vàng của đồng tiền đó. Đến khi thanh
toán giá vàng biến động thì sẽ tiến hành điều chỉnh đơn giá và
tổng giá trị hợp đồng cho phù hợp với giá vàng thực tế hiện
đại.

Đảm bảo hối đoái căn cứ vào ngoại tệ:

Trong điều kiện này, hợp đồng quy định chọn một đồng tiền nào đó làm
đồng tiền tính toán trị giá hợp đồng, và hai bên thống nhất chọn đồng tiền khác
ổn định hơn để làm đảm bảo cho đồng tiền tính toán.
Các tính toán đảm bảo sẽ được dựa trên cơ sở tỷ giá hối đoái của hai
đồng tiền đó vào thời điểm ký kết hợp đồng với tỷ giá thời điểm thanh toán

hợp đồng, nếu tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền có sự biến động thì hợp đồng
sẽ được điều chỉnh lại trị giá.
-

Điều kiện đảm bảo theo “rổ tiền tệ”:

Trong điều kiện này, do các nước chuyển sang thực hiện cơ chế tỷ giá thả
nổi, tỷ giá của các ngoại tệ biến động, có khi tăng so với ngoại tệ này và cũng
không đồng nhất. Do đó thay vì chỉ dựa vào vàng hay một loại ngoại tệ, người
ta có thể đưa vào một nhóm ngoại tệ hay “rổ tiền tệ” để đảm bảo cho đồng tiền
tính toán, thanh toán hợp đồng.
2.1.4.2 Điều kiện địa điểm thanh toán

Trong TTQT, điều kiện này cũng đòi hỏi hai bên mua, bán phải thống
nhất với nhau, bởi bên nào cũng thích thanh toán tại nước mình vì những lý do
như: thu tiền nhanh, NH thu được phí dịch vụ, rủi ro thấp. Điều kiện quy định
việc trả tiền có thể được thực hiện tại nước XK, nước NK hay một nước thứ ba
nào đó do hai bên quyết định.
2.1.4.3 Điều kiện thời gian thanh toán

Đây là điều kiện rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của các bên
XNK. Hiện nay các bên thường thỏa thuận với nhau theo một trong ba quy
quy định sau:
-

Trả tiền trước (Advance payment)

Điều kiện này có nghĩa là sau khi hai bên ký kết hợp đồng mua bán ngoại
thương, hoặc sau khi tổ chức XK chấp nhận đơn đặt hàng của bên NK, thì tổ
chức NK sẽ trả toàn bộ hay một phần giá trị hợp đồng.

Thực hiện điều kiện trả tiền trước đồng nghĩa việc tổ chức NK đã cấp
18


một khoản tín dụng ngắn hạn cho bên XK. Nếu khoản tiền trả trước này lớn,
thời hạn tương đối dài thì giá hàng khi bán sẽ giảm bớt so với giá trị thị
trường, chênh lệch này được xem như khoản tiền lãi vay mà tổ chức XK phải
trả cho tổ chức NK.
-

Trả tiền ngay (At sight)

Điều kiện này có thể hiểu theo nhiều cách như:

-



Trả tiền khi nhận được thông báo của tổ chức XK là hàng hóa
đã sẵn sàng để bốc lên phương tiện vận tải.



Trả tiền ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng cho người chuyên chở tại nơi quy định.



Trả tiền khi nhận được điện báo của thuyền trưởng hay của
bên XK là tàu đã khởi hành.




Trả tiền khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa do người bán lập
hoặc có thể chấp nhận hối phiếu do người bán ký phát.



Trả tiền sau khi nhận được bộ chứng từ 5 đến 7 ngày sau thì
thanh toán.



Người mua trả tiền ngay sau khi nhận hàng theo đúng nơi quy
định.

Trả tiền sau (mua hàng trả chậm)

Điều kiện trả sau được hiểu là sau khi giao hàng một thời gian, tổ chức
XK mới nhận được tiền của tổ chức NK. Chấp nhận điều kiện trả tiền sau với
tổ chức NK với thời gian dài hay ngắn là do thỏa thuận hai bên. Thông thường
nếu bán hàng trả chậm, thì tổ chức XK phải tính khoản lãi vào giá hàng.
Trong TTQT, điều kiện này cũng có thể được hiểu theo nhiều cách, hai
bên mua bán phải thống nhất với nhau là điều kiện được thực hiện theo trường
hợp nào trong những trường hợp sau:


Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được
thông báo của người bán là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
tại nơi quy định.




Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được
bộ chứng từ.



Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày chấp nhận
hối phiếu.



Người mua trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hàng.
19


2.1.4.4 Điều kiện về phương thức thanh toán

Trong TTQT có nhiều phương thức thanh toán như phương thức chuyển
tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ,phương thức ghi
sổ,...Việc lựa chọn một phương thức thanh toán hợp lý phụ thuộc các yếu tố
sau:
-

Tính chất và ưu nhược điểm của từng phương thức.

-

Mức độ thường xuyên và tin tưởng trong quan hệ giữa người mua và

người bán.

-

Khả năng thanh toán của người mua, khả năng tài trợ của NH thanh
toán, khả năng lập chứng từ và khả năng thực hiện nghĩa vụ giao
hàng của người bán.

2.1.4.5 Lựa chọn ngân hàng thanh toán

Đối với một KH khi giao dịch thanh toán cần phải cân nhắc lựa chọn NH
sao cho có thể dễ dàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của mình với mức phí
có thể chấp nhận được. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy thông thường các DN
XNK có xu hướng chọn các NH có thế mạnh trong TTQT, dựa vào các yêu
cầu sau:

2.1.5

-

Quy mô và mạng lưới của NH.

-

Công nghệ thanh toán.

-

Dịch vụ khác kèm theo.


-

Uy tín, thương hiệu của NH.

-

Trình độ và thái độ phục vụ của nhân viên.

Các phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu
2.1.5.1 Hối phiếu (Bill of exchange)

Hối phiếu là tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền
người khác bằng việc yêu cầu người này, khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến
một ngày nhất định; hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải
trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu; hoặc
theo lệnh của người này trả cho người khác; hoặc trả cho người cầm phiếu.
Các bên liên quan đến việc tạo lập hối phiếu:
-

Người ký phát (Drawer): người chủ nợ ký phát hành hối phiếu để đòi
tiền người thiếu nợ. Trong ngoại thương, người ký phát chính là nhà
XK.
20


-

Người trả tiền hay người nhận ký phát (Drawee): người thiếu nợ hay
người nào khác do người thiếu nợ chỉ định ra có trách nhiệm trả tiền
hối phiếu. Trong ngoại thương, chủ thể này có thể là nhà NK hoặc

NH phát hành tín dụng theo yêu cầu của nhà NK.

-

Người thụ hưởng (Beneficiary): người được thụ hưởng số tiền trên
hối phiếu, có thể là người ký phát hay người nào khác do người ký
phát chỉ định.

Các nguồn luật điều chỉnh:
-

-

Quốc tế:


Luật hối phiếu của Anh (Bill of Exchange Act of 1882, BEA
1882)



Luật thống nhất hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange,
ULB 1930)



Luật thương mại thống nhất của Mỹ (Uniform Commercial
Code, UCC 1962)

Việt Nam: sử dụng ULB 1930, Luật các công cụ chuyển nhượng

(2005)

Nội dung chính của hối phiếu:
-

Tiêu đề của hối phiếu

-

Số hiệu của hối phiếu

-

Địa điểm ký phát hối phiếu

-

Ngày ký phát hối phiếu

-

Số tiền bằng số và bằng chữ

-

Thời hạn trả tiền của hối phiếu

-

Thứ tự số bản của hối phiếu


-

Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện

-

Tên người thụ hưởng

-

Tham chiếu chứng từ kèm theo

-

Tên người nhận ký phát

-

Tên và chữ ký người ký phát.

Đặc điểm của hối phiếu:

21


-

Tính trừu tượng của hối phiếu: Đặc điểm này thể hiện ở chỗ trên hối
phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ

số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán,
thời gian thanh toán là khi nào… không cần phải nói lên nguyên nhân
việc phải trả tiền trên hối phiếu.

-

Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: Người trả tiền phải trả tiền đầy
đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả tiền không được
viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ
trường hợp hối phiếu không phù hợp với đạo luật chi phối nó.
Đồng thời, người ký phát phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người
thụ hưởng vô điều kiện nếu hối phiếu đã được chuyển nhượng mà
không được thanh toán.

-

Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có tính lưu thông vì hối
phiếu có thể được dùng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó.Hối
phiếu có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời
hạn của nó, hoặc có thể dùng hối phiếu để cầm cố, thế chấp để vay
vốn tại NHTM hoặc dùng để chiết khấu tại NHTM,...

Phân loại hối phiếu:
Căn cứ vào người ký phát hối phiếu:

-

-




Hối phiếu thương mại (Commercial Bills) là hối phiếu do
người bánký phát đòi tiền người mua, việc tạo lập hối phiếu
không có sự tham gia của NH.



Hối phiếu NH (Bank Bills) là hối phiếu do NH ký phát đòi tiền
người khác, việc tạo lập hối phiếu có sự tham gia của NH.

Căn cứ vào thời hạn trả tiền:


Hối phiếu trả ngay (Sight draft) là loại hối phiếu mà người trả
tiền phải thực hiện việc trả tiền ngay sau khi hối phiếu được
xuất trình.



Hối phiếu kỳ hạn (Usance draft) là loại hối phiếu mà người trả
tiền được phép trả tiền sau một thời hạn nhất định có ghi trên
hối phiếu.

Căn cứ vào phương thức thanh toán:


Hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu.




Hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ
22


-

-

Căn cứ vào chứng từ kèm theo:


Hối phiếu trơn (Clean Bill of Exchange) là loại hối phiếu gửi
đến người trả tiền không kèm theo bộ chứng từ hàng hóa, việc
trả tiền chỉ dựa vào tờ hối phiếu.



Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill of Exchange) là
loại hố phiếu được gửi đến người trả tiền có kèm theo bộ
chứng từ hàng hóa và tùy theo điều kiện trả tiền mà bộ chứng
từ được trao cho người trả tiền để người trả tiển nhận hàng.

Căn cứ vào người thụ hưởng:


Hối phiếu đích danh(Nominal Bill) là loại hối phiếu ghi rõ tên
người thụ hưởng, loại hối phiếu này không thể chuyển nhượng
bằng nguyên tắc ký hậu.




Hối phiếu vô danh (Bearer Bill hay Nameless Bill)là loại hối
phiếu không ghi tên người hưởng lợi ở mặt trước hối phiếu mà
chỉ ghi trả cho người cầm phiếu. Đối với loại hối phiếu này thì
ai giữ nó sẽ là người hưởng lợi. Loại này được chuyển nhượng
tự do.



Hối phiếu theo lệnh (Order Bill) là loại hối phiếu yêu cầu
người thanh toán trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng hối
phiếu. Hối phiếu theo lệnh được chuyển nhượng bằng hình
thức ký hậu theo luật định.

Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu:
-

Chấp nhận hối phiếu

-

Ký hậu hối phiếu: gồm ký hậu để trống, ký hậu theo lệnh, ký hậu đích
danh và ký hậu miễn truy đòi.

-

Bảo lãnh hối phiếu

-


Kháng nghị việc không trả tiền hối phiếu

-

Chiết khấu hối phiếu

23


Hình 2.1. Hối phiếu
2.1.5.2 Lệnh phiếu (Promisssory notes)

Lệnh phiếu là một chứng khoán trong đó một người, gọi là người ký
phát, cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người
thụ hưởng có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc cho một người khác theo lệnh của
người thụ hưởng.
Đặc điểm của lệnh phiếu: Trên lệnh phiếu, kỳ hạn được quy định rõ. Một
lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát cam kết thanh toán cho một
hay nhiều người hưởng lợi. Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của NH hoặc công
ty tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu. Khác với hối
phiếu thường gồm hai bản, lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ phát ra
để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó.
Các bên liên quan đến việc tạo lập hối phiếu:
-

Người ký phát (Drawer): người thiếu nợ ký phát hành hối phiếu để
cam kết trả tiền người chủ nợ. Trong ngoại thương, người ký phát
chính là nhà NK.

-


Người nhận ký phát (Drawee): người chủ nợ hay người nào khác do
người chủ nợ chỉ định ra để nhận tiền theo lệnh phiếu. Trong ngoại
thương, chủ thể này có thể là nhà XK hoặc NH theo yêu cầu của nhà
NK.

-

Người hưởng lợi (Beneficiary): người được thụ hưởng số tiền trên
lệnh phiếu, có thể là người nhận ký phát hay người nào khác do
người nhận ký phát chỉ định.
24


Các nguồn luật điều chỉnh: các điều luật áp dụng cho hối phiếu cũng có
thể áp dụng trong trường hợp lệnh phiếu.
Nội dung của lệnh phiếu:
-

Tiêu đề lệnh phiếu

-

Cam kết trả tiền

-

Số tiền phải trả

-


Thời hạn trả tiền

-

Địa điểm trả tiền

-

Tên, địa chỉ người hưởng lợi

-

Thời gian và địa điểm ký phát

-

Chữ ký của người ký phát.

Hình 2.2. Lệnh phiếu
2.1.5.3 Séc (Cheque)

Séc là mệnh lệnh vô điều kiện do chủ tài khoản ký phát yêu cầu ngân
hàng trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho người cầm séc hoặc cho người
có tên trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này.
Đặc điểm của séc:
-

Tính trừu tượng: Trên tờ séc không cần phải ghi nội dung quan hệ
kinh tế phát sinh ra séc mà chỉ cần ghi số tiền thanh toán.

25


×