Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tuần 36 (Tg: Đồng Thị Thanh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.71 KB, 9 trang )

Tuần 36
Tiết: 135 – 136
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN
CẢM NHẬN VỀ TỤC NGỮ, CA DAO, DÂN CA ĐỊA PHƯƠNG
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc yêu cầu đọc diễn cảm văn nghị luận
- Biết cách đọc diễn cảm văn nghị luận
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
Yêu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận
2. Kỹ năng:
- Xác định được giọng văn nghị luận của toàn bộ văn bản
- Xác định được ngữ điệu cần có ở những câu văn nghị luận cụ thể trong văn bản
3. Tư tưởng:
Yêu thích các hoạt động ngữ văn
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Soạn bài
2. Học sinh: Đọc trước bài, gạch chân những từ ngữ cần nhấn giọng
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (4’)mỗi lớp 4 em
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài. (1’)
Ở tiết trước các em đã sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca của Điện Biên chúng ta.
Có rất nhiều em có ý thức tìm tòi khám phá được nhiều tác phẩm của nhiều tác
giả... Như các em đã biết tác phẩm văn học luôn chứa đựng giá trị nội dung- nghệ
thuật sâu sắc. Để cảm nhận được những giá trị ấy việc đầu tiên không thể thiếu
được đó là đọc văn bản, đặc biệt là kiểu văn bản nghị luận.Vậy đọc văn bản nghị
luận như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em đọc tốt hơn về loại vb này.
b. Tiến trình hoạt động.


Hoạt động của GV
H.Đ của HS
Nội dung


Tiết 1
Hoạt động 1: (30’)
- Gv yêu cầu hs đọc
đúng, đọc diễn cảm 1 số
văn bản nghị luận đã
học.
? Thế nào là đọc đúng,
đọc diễn cảm?

A. Đọc diễn cảm.
I. Các văn bản nghị luận
- HS đọc - Hs nghe
Hs thảo luận bàn 1'
- Đọc đúng: đọc rõ ràng,
mạch lạc, phát âm đúng,
ngắt câu đúng.
- Đọc diễn cảm:
+ Biết nhấn mạnh các vế
thể hiện luận điểm của
bài văn.
+ Nhấn mạnh các thanh
điệu thể hiện tình cảm.

-> Gv cần phân biệt với
đọc rõ : là đọc rõ tiếng

không lí nhí, không lắp
bắp, biết ngừng nghỉ
đúng dấu câu.
? Em hãy nhắc lại các - HS kể tên văn bản nghị
văn bản nghị luận trong luận
văn chương trình ngữ
văn 7.

- Tinh thần yêu nước của
nhân dân ta.
- Sự giầu đẹp của Tiếng Việt.
- Đức tính giản dị của Bác
Hồ
- Ý nghĩa văn chương.

- GV: Đây là 4 văn bản - HS nghe
nghị luận đã học, tiết
hôm nay chúng ta sẽ
luyện đọc các tác phẩm
đó. Để đọc một văn bản
có rất nhiều hình thức
đọc: Đọc thầm, đọc diễn
cảm, đọc phân vai.
Nhưng quan trọng nhất
vẫn là xác định được
cách đọc phù hợp với
từng văn bản cụ thể.
Hoạt động 2: (50’)
II. Đọc văn bản
? Theo em trước một - Căn cứ vào nội dung- - Căn cứ vào nội dung- nghệ

văn bản người ta căn cứ nghệ thuật
thuật


vào đâu để xác định
cách đọc văn bản?
- GV : Ngoài giá trị nội - HS nghe
dung- nghệ thuật người
ta còn căn cứ vào đặc
điểm của kiểu văn bản
để xác định cách đọc:
Ví dụ: cách đọc văn bản
nghị luận khác văn bản
trữ tình và tự sự...
? Theo em đọc văn bản - HS trả lời
nghị luận có gì khác văn
bản trữ tình, tự sự ?

- Từ những căn cứ trên
chúng ta lần lượt đọc
từng văn bản.
? Dựa vào đặc điểm trên
em hãy xác định giọng
điệu chung của toàn bài.
? Đi vào cụ thể của từng
phần, em cho biết cách
đọc phần mở bài.

- HS nghe


- Văn bản trữ tình toàn bài
thể hiện cảm xúc thiết tha,
tình cảm đọc giọng nhẹ
nhàng, nhấn giọng ở những
từ ngữ gợi cảm.
- Đọc văn bản tự sự: đọc với
giọng tình cảm thể hiện lời
tâm sự.
- Văn bản nghị luận: Nhấn
mạnh ở các các luận điểm,
luận cứ, giọng rắn rỏi.
1. Tinh thần yêu nước của
nhân dân ta

- Hào hùng, phấn khởi, Hào hùng, phấn khởi, dứt
dứt khoát, rõ ràng.
khoát, rõ ràng.
- Hs trả lời

*Đoạn 1( Mở bài).
- 2 câu đầu - nhấn mạnh các
từ ngữ: Nồng nàn giọng
khẳng định chắc nịch.
- Câu 3 - Ngắt đúng vế câu
trạng ngữ( 1,2), đọc nhanh
dần, nhấn đúng mức ở các từ:
Sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn,
lướt, nhấn chìm tất cả...; nhấn
mạnh các từ có, chứng tỏ
- câu 4: Đọc chậm, rành

mạch
- Câu 5: Giọng liệt kê
- Câu 6: Giọng nhỏ hơn, lưu
ý các điệp ngữ đảo: dân tộc


- GV: Gọi 2-3 học sinh - HS đọc bài
đọc đoạn này. HS và Nhận xét
GV nhận xét cách đọc.

- GV: Gọi 4-6 HS đọc - HS đọc bài
đoạn này. Nhận xét Nhận xét
cách đọc

Tiết 2
- GV: Gọi HS đọc từng - Đọc bài
đoạn cho đến hết bài
Nhận xét.
- GV nhận xét chung.

- GV: Nêu yêu cầu đọc

- HS nghe - Đọc bài.

anh hùng và anh hùng dân tộc
* Đoạn 2 (thân bài):
- Cần đọc liền mạch, giọng
đọc nhanh, nhấn mạnh câu "
những cử chỉ...yêu nước",
chú ý các cặp qht " từ ... đến

"
* Đoạn 3( kết bài):
- Giọng chậm và hơi nhỏ
hơn- Nhấn giọng các từ :
cũng như, nhưng, nghĩa là
phải g.thích, t.truyền, g.thích,
lãnh đạo làm cho…
2 Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Đọc giọng chậm rãi, điềm
đạm, tình cảm, tự hào. 2 câu
đầu đọc chậm, rõ đoạn cuối
đọc giọng khẳng định vững
chắc.
- Chú ý những điệp từ, điệp
ngữ, từ : t/việt, nói thế cũng
có nghĩa là nói rằng
- Lưu ý các từ in nghiêng
3. Đức tính giản dị của Bác
Hồ
- Giọng chung: đọc giọng ca
ngợi, giản dị mà trang trọng.
Ngắt đúng câu, chú ý các câu
cảm.
- Câu 1 nhấn mạnh sự nhất
quán, lay trời chuyển đất.
- Câu 2 tăng cảm xúc ngợi ca
vào các từ: rất lạ lùng, rất kì
diệu, trong sáng, thanh bạch,
tuyệt đẹp
- Đoạn 3,4( con người của

bác...ngày nay)
Đọc với
giọng tình cảm ấm áp, gần
với giọng kể chuyện, cần
nhấn mạnh các từ: càng, thực
sự văn minh.
- Đoạn cuối: Cần phân biệt


- Gọi 2-3 học sinh đọc - HS đọc bài
bài.
Nhận xét
Hs - gv nhận xét.

? Văn bản nghị luận có - giống: cần đọc có cảm
gì giống và khác văn xúc và truyền cảm.
- Khác: giọng đọc phải
bản tự sự, trữ tình?
rõ ràng, mạch lạc.
? Nhắc lại giá trị nội - HS trả lời.
dung và nghệ thuật của - Nhắc lại kiến thức cũ.
văn bản''ý nghĩa văn
chương''?
? Theo em cần đọc văn - HS trả lời.
bản với giọng như thế
nào cho phù hợp?
- GV đọc trước một lần, - HS đọc bài
gọi 3,4 học sinh đọc Nhận xét.
tiếp.
- GV nhận xét khái

quát.
4. Củng cố: (3’) nội dung tiết học
5. Dặn dò: (1’)

lời văn của tác giả và trích lời
của Bác Hồ.-> giọng đọc hào
hùng thống thiết.
4. Ý nghĩa văn chương
- Giọng chậm, trữ tình, giản
dị, tình cảm sâu lắng và thấm
thía.
- 2 câu đầu: giọng kể chuyện
lâm li, buồn thương. Câu 3
giọng tỉnh táo khái quát.
- Đoạn " câu chuyện ... vị
tha" Giọng tâm tình thủ thỉ
như lời trò chuyện.
- đoạn " vậy thì ... hết : ->
giọng đọc tâm tình thủ thỉ
như đoạn 2.
- Câu cuối đọc giọng ngạc
nhiên (như không thể hình
dung nổi được cảnh tượng
nếu xảy ra)
B. Cảm nhận về tác phẩm
văn học


- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài chương trình địa phương phần tiếng viêt

V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày . . . tháng . . . năm 2011
…………………………………………............
Kí duyệt
…………………………………………............
…………………………………………............

Tiết: 137 – 138
Tuần: 37

Chương địa phương Phần tiếng Việt.
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa
phương.
- Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
2. Kỹ năng:
Phát hiện và sửa lỗi chính tảdo ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa
phương
3. Tư tưởng:
Yêu thích học tiếng việt
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Soạn bài
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (4’)mỗi lớp 4 em

3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài. (2’)
Tiết trước chúng ta cùng tìm hiểu cách đọc : Sự giầu đẹp của tiếng Việt . Qua đó ta
thấy tiếng Việt của chúng ta là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, có hệ thống
nguyên âm, phụ âm khá phong phú lại giầu về thanh điệu . Nhưng trên thực tế
trong quá trình nói, viết chúng ta không tránh khỏi một số lỗi như lỗi chính tả, cách
phát âm chưa chuẩn xác, xuất phát từ những nguyên nhân trên , để giúp các em
khắc phục những hạn chế đó - Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.


b. Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1: (20’) I. Nội dung luyện tập
? Căn cứ vào đặc điểm địa phương chúng ta, đặc biệt là các em học sinh dân tộc ,
theo em các bạn thường mắc những lỗi chính tả nào?
Ghi bảng
- Lỗi phụ âm d- l
- Thanh: hỏi, ngã, sắc
- Phát âm không chuẩn: ch - tr, s - x, r - d , - g, l - n( cả người kinh)
? Muốn khắc phục những lỗi trên trong quá trình nói , viết ta phải làm như thế nào?
Ghi bảng
- Đọc , viết đúng chính tả, theo đúng qui tắc ngữ pháp.
- Phát âm phải chuẩn, hạn chế tới mức thấp nhất việc mắc lỗi.
Hoạt động2: (60’) II. Một số hình thức luyện tập
1. Viết các đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi
? Yêu cầu các em nhớ lại và viết một bài thơ, đoạn thơ hoặc đoạn văn xuôi có độ
dài trên dưới 100 chữ.
GV: Cho học sinh viết 10 phút
GV: Thu bài - đèn chiếu( bảng phụ)
? Gọi học sinh nhận xét: Hình thức, chữ, câu, ngắt nghỉ, trình bày - nội dung đã đây
đủ chưa?

?GV bật đèn chiếu( bảng phụ) hai bài thơ: Qua đèo ngang, Bạn đến chơi nhà
Cách viết đúng chuẩn các em cần học tập
Ghi bảng
- Qua đèo ngang
- Bạn đến chơi nhà
- Ngẫu hứng viết nhân buổi mới về quê.
2. Làm bài tập chính tả
a. Phân biệt các cặp phụ âm đầu
? Nêu yêu cầu bài tập.
- HS nghe đọc viết chính tả
- Viết xong GV cho học sinh đổi bài với bạn bên cạnh và cùng soát lỗi chính tả,
ghi thành nhận xét
- Từ nào chưa rõ hỏi lại GV
Ghi bảng
*S - X
- ánh sao cũng đủ soi sáng xuống dòng sông xôn xao xanh biếc.
- Với khẩu súng trong tay, Sơn xông xáo sục sạo suốt buổi chiều trong rừng sâu
xào xạc lá rơi.
- Sa vào đỏ đen cờ bạc, sớm muộn cũng khuynh gia bại sản, xơ xác thân tàn ma
dại, xin sớm suy xét lợi hại ra sao?


* CH - TR
- Trời nắng trang trang, chú Trung vẫn trực chiến trên một mỏm đá chông chênh
giữa trùng khơi mênh mông.
- Chiều chiều, trên trảng cát, lũ trẻ con làng Trình vẫn chơi trò đánh trận giả
không biết chán.
* R- D- GI
- Rõ ràng ai đó đã giấu con dấu khiến cô văn thư cứ rầu rĩ, rên rẩm vì sự dở dang
- Thầy giáo giảng bài rõ ràng, dễ hiểu thế mà vẫn có tiếng cười rúc ra rúc rích

- Giỏi giang, khiêm tốn thì rõ ràng có tác dụng giáo dục, còn cứ giở giói, dương
dương tự đắc thì chỉ tổ rước lấy cái dại vào thân.
*L-N
Liên thấy Liễu tô son loè loẹt liền nói trẻ con không nên làm thế. Liễu lườm Liên
nói là cụ non lên lớp. Liên gặp Lan, Nam, Linh nói là Liễu nóng nảy quá . Lan
Nam Linh cùng cười nói là Liên phải thông cảm vì Liễu lớn lên trong một gia đình
mà người lứn đều là nam nữ diễn viên nên có thể la Liễu chỉ bắt chước thì sao?
b. Điền từ : GV dựng bảng phụ.
Ghi bảng
* Điền ch/tr
- Chân lở, chân trâu, trân trọng, chân thành.
* Điền dấu:
- Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
* Điền tiếng (từ) :
- Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
* Điền sĩ/sỉ
- Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
c. Tìm từ theo yêu cầu
* Tìm từ chỉ sự vật, hđ, t.thái, đ.điểm, t.chất:
- Cha chú, chả lụa, chạch, trời.
- Chào, cháy, chạy, chạm, tru trộ.
- Cháu, chăm, trắng.
- Chua, chát
* Từ chỉ hđ, t.chất có dấu hỏi/ngó.
- Khẩn khoản, ngẩn ngơ, đỏ.
- Hỗn loạn, khập khễnh. lịch lóm
- Giả - dối, tạm biệt, gió từ - gió gạo.
d. Đặt câu
? Hãy đặt có phụ âm đầu
L - n (nằm trong cùng một câu)

? Hãy đặt có từ : lên, nên, vội, dội?
Gv đưa ra 1 số từ.
Ghi bảng
VD:


- Mọi người lên cầu thang nên đi nhẹ nhàng
- An phải trèo lên dốc cao nên rất mệt
- Mẹ tôi lên tàu ngày mai.
- Có chớ thì nên
- Tôi đang vội.
- Chiến thắng ĐBP vang dội khắp cả nước.
4. Củng cố: (2’) nội dung tiết học
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học bài.
- GV hướng dẫn học sinh về tự rèn luyện chính tả ở nhà
- Lập sổ tay chính tả.
V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………

************************************************



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×