Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.33 KB, 5 trang )

Bài làm
Quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là vấn đề lớn trong chủ nghĩa Mác-LêNin cũng như
trong thực tiên khi các nước thực hiện cach mạng xã hội chủ nghĩa,theo các nhà kinh điển
Mác-Angghen thì thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là một yếu tố
khách quan,đó là thời kì quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Nhưng khi cách mạng tháng mười Nga thành công,ở một nước tư bản trung bình
trong nước Nga đa số là tiểu nông thì quan niệm thời kì quá độ phải đòi hỏi phải vận
dụng va phát triển sáng tạo.Theo LêNin nước Nga sau cách mạng tháng mười có thể thực
hiện quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản .
Quán triệt quan điểm của Mác-LêNin về thời kì quá độ và thực tiễn các nước xây
dựng chủ nghĩa xã hội khi Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh lưu ý đảng ta
mấy vấn đề.
Cần có nhận thức rõ tính quy luật và đặc điểm cụ thể của mỗi nước quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội.Hồ Chí Minh đã chỉ hai phương thức quá độ chủ yếu là:quá độ trực tiếp từ
chủ nghĩa tư bản phát triển lên chủ nghĩa xã hội;quá độ gián tiếp từ nghèo nàn lạc hậu
tiến lên chủ nghĩa xã hội qua chế độ dân chủ của nhân dân
Đi vào thời kì quá độ ở Việt Nam,Hồ Chí Minh đã chỉ ra đặc điểm mâu thuẫn của
nó.Theo người khi miền Bắc đi từ chủ nghĩa xã hội thì đặc điểm lớn nhất là “từ một nước
nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa”.Đặc điểm này chi phối đặc điểm khác,thể hiện trong tất cả các
kĩnh vực của đời sống xã hội và lam cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn.Trong đó,Hồ Chí
Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kì quá độ,đó là mâu thuẫn giữa nhu
cầu phát triển cao của đất nước theo vu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế-xã hội quá
thấp kém của nước ta.
Hồ Chí Minh còn chỉ ra nhiệm vụ của lịch sử thời kỳ quá độ là phải xây dựng nền
tảng vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội,đưa Miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã
hội,có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại,có văn hóa khoa học tiên tiến.Trong quá trình
cách mạng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dưng nền kinh tế
mới,mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội có những nguyên lý chung,nhưng nó cũng dược diễn ra ở
những bước cụ thể với những đặc điểm khác nhau.Bởi vậy để định ra bước đi lên,biện


pháp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,Hồ Chí Minh căn dặn phải nắm vững nguyên lý
chủ nghĩa Mác-LêNin về xây dựng chủ nghĩa xã hội phải học hỏi kinh nghiệm của các
nước anh em,nhưng không được
máy móc giác điều mà phải biết xuất phát từ những đắc điểm riêng của ta để định ra
bước đi và biện pháp phù hợp với truyền thống lịch sử,văn hóa,địa lý,tài nguyên,đất đai
và con người Việt Nam
Bước đi từ thời kỳ quá độ là vấn đề mới mẻ,tuy vậy Hồ Chí Minh cũng đã xác định
ya xây dựng xã hội chủ nghĩa từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn
còn nhiều và lâu dài, “phải làm dần dần”, “không thể một sớm một chiều” ai nói dễ thì
chủ quan thất bại,bởi vậy Hồ Chí Minh chỉ đạo bước đi của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là
phải qua nhiều bước, “bước ngắn,bước dài,tùy theo từng hoàn cảnh”, “chớ ham làm
mau,làm rầm rộ…Đi bước nào vững chắc bước ấy,cứ tiến dần dần”.


Bước đi và cách làm phải thể hiện được sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ,chiến lược của
cách mạng Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội Miền Bắc,chiếu cố Miên Nam.Khi Miền
Bắc có chiến tranh thì vừa sản xuất,vừa chiến đấu,vừa chống Mĩ cứu nước vừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu bị chiến tranh tàn phá đi lên chủ nghĩa xã hội thì
phải kết hợp cải tạo với xây dựng trên tất cả các lĩnh vực mà xây dựng là chủ chốt lâu
dài.
Chủ nghĩa xã hội là do dân tự dựng lấy vì vậy cách làm là đem tài dân,sức dân,của
dân để làm lợi cho dân,chính phủ chỉ giúp đỡ kế hoạch chứ không thể làm thay dân tổ
chúc thực hiện bước đi cách làm là cực kỳ quan trọng.Vì vậy
Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở “muốn kế hoạch thực hiện tốt thì chỉ tiêu một,biện pháp
mười,quyết tâm mười hai”.
Chúng ta đêu biết khi mà Tổ quốc đang còn bị thực dân Pháp dày xéo,nhiệm vụ
hàng đầu của toàn Đảng toàn dân ta là đánh giặc cứu nước.Khẩu hiệu lúc này là “tất cả
cho cuộc kháng chiến,tất cả để chiến thắng”.Tuy nhiên để phục vụ kháng chiến thắng
lợi,vấ đề phát triển kinh tế,xây dựng hậu phương không phải là không quan trọng.Sau

cách mạnh thang Tám,chúng ta phải đối phó với rất nhiều kẻ thù,nhưng Hồ Chí Minh rất
coi trọng vấn đề sản xuất.Người kêu gọi: “Tăng gia sản xuất!Tăng gia sản xuất ngay!
Tăng gia sản xuất nữa!Đó là khẩu hiệu của chúng ta ngày nay,đo là cách thiết thực của
chúng ta để giữ vững tự do độc lập”
Theo Hồ Chí Minh trong điều kiện nước ta sản xuất nhỏ lạc hậu,có chiến tranh,cho
nên phải phát triển nhiều thành phần kinh tế.Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế
phát triển ở nước ta lúc này trước hết để tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.Nền sản
xuất nhỏ lạc hậu,năng suất lao động thấp,sản phẩm làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu xã
hội.Trong khi đó kẻ thù đánh phá ác liệt,bao vây cô lập cách mạng Việt Nam.Để đảm bảo
cuộc sống của nhân dân,để cung cấp kịp thời cho cuộc kháng chiến ngày càng phát triển
và mở rộng,tất yếu chúng ta phải phát triển nhiều thành phần kinh tế.
Hơn nữa mỗi thành phần kinh tế đều bao giờ cũng có một giai cấp,tầng lớp xã hội
đại diện.Quan tâm phát triển các thành phần kinh tế cũng có nghĩa là quan tâm đén lợi ích
của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.Từ đó mới có thể đoàn kết được mọi lực lượng
trong dan tộc,cô lập kẻ thù,tăng cường sức mạnh cho cuộc kháng chiến.Như vậy phát
triển nhiều thành phần king tế ở nước ta lúc này không chỉ tạo ra nhều sản phảm,đáp ứng
nhu cầu đa dạng phức tạp trong xã hội,mà điều quan trọng hơn là đoàn kết tất các lực
lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất nhằm đẩy mạnh sản xuất,phục vụ đắc lực cho
cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
Trong “Thường thức chính trị” viết vào năm 1953 Hồ Chí Minh cho rằng nước ta
(vùng tự do) nền kinh tế còn tồn tại những thành phần:kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột
địa tô;Kinh tế quốc doanh có tính chấy chủ nghĩa xã hội;Kinh tế hợp tác xã và hợp tác xã
cung cấp,các hội đổi công nông thôn,có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa;Kinh tế cá nhân
của nông dân và của thủ công mỹ nghệ;Kinh tế tư bản của tư nhân;Kinh tế tư bản quốc
gia.
Phát triển các thành phần kinh tế trên là thực hiện chính sách kinh tế của Đảng và
chính phủ ta lúc đó là:Công tư đều lợi,chủ thợ đều lợi,công nông giúp nhau,lưu thông
trong ngoài.
Kinh tế địa chủ phong kiên bóc lột địa tô là thành phần kinh tế đã lỗi thời.Tuy
nhiên để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, thu hút số địa chủ vừa và nhỏ theo

cách mạng,ủng hộ kháng chiến,Hồ Chí Minh không chủ trương xóa bỏ thành phần kinh


tế này một cách giản đơn mà chỉ thực hiện giảm tô,giảm tức.Từ đó tạo điều kiện cho
thành phần kinh tế này đóng góp cho cuộc khangd chiến thăng lợi.
Kinh tế quốc doanh tồn tại ở các cơ sở sản xuất kinh doanh của nhà nước,là của
chung của nhân dân,phục vụ lợi ích của xã hội.Đây là thành phần kinh tế mới,chỉ có nó
mới đáp ứng được những nhu cầu to lớn và quan trọng của toàn xã hội,đáp ứng kịp thời
những yêu cầu to lớn của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta.Theo Hồ Chí Minh
“nó là nền tảng và sức lãnh đạo của nền kinh tế dân chủ mới.Cho nên chúng ta phải ra
sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó”
Kinh tế hợp tác xã,theo Hồ Chí Minh đã có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa.Ở đó,
nhân dân góp nhau để mua những thứ mình cần dùng,hoạc để bán những thứ mình sản
xuất không phải kinh qua các buôn.Ở nông thôn,những người nông dân có các hội đổi
công.Họ giúp nhau sản xuất,khắc phục những khó khăn lúc thời vụ,lúc thiếu lao
động,chống lại thiên tai…Cũng từ đó mà tăng cường tình làng nghĩa xóm,đoàn kết cộng
đồng.Thành phần kinh tế này sẽ ngày càng được củng cố và phát triển cùng với sự đi lên
của xã hội.
Kinh tế cá nhân của nông dân và thợ thủ công là thành phần kinh tế ca thể tự cấp,tự
túc.Họ sở hữu một ít tư liệu sản xuất nhỏ bé,lạc hậu và do đó năng suất lao động rất thấp,
“ít có gì bán và cũng ít có gì mua”.Tuy nhiên,trong điều kiện kháng chiến,đất nước còn
nghèo nàn lạc hậu lại đang còn bị kẻ thù bao vây tứ phía,thì đó cũng là lực lượng cần
thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà
Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế của giai cấp tư sản dân tộc.Mặc dù giai
cấp tư sản có bóc lột đối với công nhân nhưng ddonhf thời họ cũng góp phần vào phát
triển kinh tế đất nước.Giai cấp tư sản nước ta cũng là mới ra đời còn non yếu.Trả lởi nhà
báo nước ngoài,năm 1947 Hồ Chí Minh nói rõ: “Chúng tôi không chủ trương giai cấp
tranh đấu vì một lẽ tầng lớp tư sản Việt Nam đang bị kinh tế thực dân đè nén không cất
đầu lên được,khiến cho kinh tế Việt Nam đã bị tiêu diệt,dân cùng tài tận.Trái lại chúng
tôi chủ trương làm cho tư sản Việt Nam phát triển”.Họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất,sử

dụng vốn,sử dụng khoa học kĩ thuật…., “cho nên Chính phủ cần giúp họ phát
triển.Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia,phải hợp với lợi ích của
đại đa số nhân dân”.
Kinh tế tư bản quốc gia là thành phần kinh tế do nhà tư bản(kể bả trong nước và
ngoài nước) và nhà nước “hùn vốn” với nhau để kinh doanh trong đó Nhà nước giữ vai
trò lãnh đạo.Đây là thành phần kinh tế mà LêNin rất coi trọng trong điều kiện một nước
kém phát triển đi lên.Theo LêNin,thành phần kinh tế này là “nửa xã hội chủ nghĩa” và sẽ
còn tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,ở đó giai cấp công nhân phải
chấp nhận để giai cấp tư sản bóc lột đến một mức độ nào đó để học tập kinh nghiệm của
nó.LeeNin coi đó là “trả học phí’ cho giai cấp tư sản.
Ở nước ta, Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng thành phần kinh tế này.Theo người “Nhà
nước tư bản thì không khỏi bóc lột.Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá
tay.Chinh phủ phải bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân”. Điều đó nói lên sự khác
nhau cơ bản giữa nhà nước tư bản trong chủ nghĩa tư bản với nhà nước tư bản trong chế
độ dân chủ mới.Nó cũng thể hiện vai trò lãnh đạo của đối với thành phần kinh tế này. Hồ
Chí Minh chỉ rõ: “vid lợi ích lâu dài,anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp
lý,không yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự giác tự động tăng gia sản xuất lợi cả đôi
bên”
Như vậy ngay trong điều kiện kháng chiến, Hồ Chí Minh đã thấy được tính tất yếu
của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta bảo đảm sự phù hợp cho quan hệ sản xuất với
trình độ lực lượng sản xuất còn thủ công lạc hậu manh mún hiện có. Phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần lúc đó vừa là để kiến thiết đất nước,vừa là để phục vụ kịp thời cho


cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ của nhân dân.Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt
đoàn kết tất cả các lực lượng có thể đoàn kết được trong dân tộc,đưa cuộc kháng chiến
đến thắng lợi,vừa đáp ứng yêu cầu lâu dài của cách mạng Việt Nam là xây dựng cế độ
dân chủ mới tạo tiên đề từng bước,tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự tồn tại của các thành phần kinh tế cũng là sự biểu hiện của các quan hệ sản xuất
khác nhau.Ở nước ta khi mà chế độ xã hội đang trong quá trình chuyển hóa từ chế độ

thuộc địa nửa phong kiến sang chế độ dân chủ nhân dân thì tất yếu ở đó cũng sẽ còn tồn
tại cả hững “mảnh” của xã hội cũ và xã hội mới. Những “mảnh” của xã hội cũ sẽ dần dần
được cải tạo,chuyển hóa hoạc thủ tiêu đi để nhường chỗ cho những “mảnh” của xã hội
mới.Qua trình diễn ra đó đồng thời với sự tiến bộ của lực lượng sản xuất xã hội.
Khi chế độ dân chủ mới ở nước ta ra đời và phát triển,giai cấp địa chủ phong kiến
ngày càng bị thu hẹp,thành phần kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô ngày càng mất
dần vị trí và sẽ bị thủ tiêu trong xã hội.Vì vậy theo Hồ Chí Minh,trong chế độ dân chủ
mới sẽ còn 5 thành phần kinh tế chính được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
A: Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội,vì nó là của chung của nhân dân);
B: Các hợp tác xã (nó là nửa của chủ nghĩa xã hội,và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội);
C: Kinh tế cá nhân,nông dân và thủ công nghiệp (có thể tiến dân vào hợp tác xã tức
là nửa xã hội chủ nghĩa);
D: Tư bản của cá nhân;
E: Tư bản của nhà nước (như nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh)
Trong năm loại ấy,loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả.Cho nên kinh
tế sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản.
Như vậy trong nền kinh tế dân chủ nhân dân nước ta lúc đó vẫn đang còn năm
thành phần kinh tế phát triển đồng thời luôn đấu tranh với mhau,tác động thúc đẩy
nhau.Nhận thức được sự tồn tại tất yếu đó,tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng
phát triển,Hồ Chí Minh và nhà nước ta đã có những có những chính sách phù hợp nhằm
hạn chế những mặt tiêu cực,tác động xấu đến sự phát triển của chế độ dân chủ nhân
dân,đồng thời phát huy những mặt tích cực đó
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước,tư tưởng xây dựng nền kinh tế nhiều
thành phần của Hồ Chí Minh vẫn là tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng để đưa nền kinh tế
đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ sản xuất nhỏ đi lên,xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần sẽ còn lâu dài ở nước
ta.Đã có một thời,do nóng vội,chủ quan,chúng ta đã cố tình dùng biện pháp hành
chính,cưỡng bức để xóa đi các thành phần kinh tế “phi xã hội chủ nghĩa”,và tưởng rằng
như thế là sớm có chủ nghĩa xã hội.Chúng ta không nghĩ rằng làm như vậy là trái với quy
luật khách quan,là triệt tiêu về cả mặt tích cực của các thành phần kinh tế mà lẽ ra nó phải

được nuôi dưỡng,khuyến khích để phục vụ xã hội,để hội trợ cho thành phần kinh tế xã
hội chủ nghĩa mới ra đời còn non yếu.Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nước
ta lâm vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng.
Ở nước ta hiện nay,sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế khách quan. Chúng vẫn
còn rất cần cho sự phát triển của lực lượng sản xuất đang trong quá trình sản xuất thủ
công tiên lên cơ khí hóa và tự động hóa ở nước ta.Chúng có vai trò quan trọng trong việc
thu hút người lao động dư thừa trong xã hội,huy động vốn tồn đọng trong nhân dân,sản
xuất ra nhiều của cải trong xã hội…Phát triển nhiều thành phần kinh tế hiện nay sẽ giúp
góp phần to lớn vào việc khai thác một cách hiệu quả những tiềm năng to lớn của dân
tộc,phát huy nội lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại hóa nước nhà.Chúng ta
không thể cưỡng bức,xóa đi các thành phần kinh tế cũ vì thành phần kinh tế đặc trưng
cho phương thức sán xuất mới sẽ ngày càng phát triển,dẫn dắt,chuyển hóa các thành phần
kinh tế khác hội nhập vao phương thức sản xuất mới.


Sự phân định các thành phần kinh tế một cách cụ thể là cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng để từ đó căn cứ đề ra những chính sách kinh tế chính trị xã hội thích hợp,tạo
điều kiện cho xã hội pháy triển.Tại đại hội VIII, Đảng ta cho rằng ở nước ta vẫn tồn tại
năm thành phần kinh tế : Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo;Kinh tế hợp tác mà nòng
cốt là các hợp tác xã;Kinh tế tư bản nhà nước;Kinh tế cá thể,tiểu chủ:Kinh tế tư bản tư
nhân.Đại hội còn đề ra phương hướng để phát triển các thành phần kinh tế và khẳng định:
“thực hiện nhất quán,lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần” côi
sự nghiệp công nghiệp hóa,hiên đại hóa là sự nghiệp của toàn dân,của tất cả các thành
phần kinh tế ở nước ta.
Ở Đại hội IX, tổng kết về những nhận thức ngày càng rõ hơn về con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta,Đảng khẳng định: “Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện
nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Ngoài năm thành phần kinh tế đã nói tại đai hội VIII, đảng ta còn đề cập đến một thành
phần kinh tế nữa.Đó là “kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” . Đây cũng là thành phần kinh

tế quan trọng mới phát triển trong điều kiện nước ta mở cửa hội nhập với thế giới bên
ngoài.Thành phần kinh tế này giúp chúng ta kêu gọi,sử dụng vốn đầu tư sử dụng vốn của
nước ngoài ngày càng nhiều vào nước tatrong xu thế hội nhập để pdhats triển kinh tế-xã
hội,đặc biệt là phục vụ cho thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất
nước,Đó là kinh nghiệm của công cuộc đổi mới,là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng kinh tế
nhiều thành phần của Hồ Chí Minh trung tình hình hiện nay.



×