Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Thời kỳ nào đánh dấu sự hình thành về cơ bản tư tưởng cách mạng Việt Nam. Vì sao?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.39 KB, 23 trang )

Mã lớp: 1127HCMI0111
Danh sách thành viên nhóm 7:
Tạ Thị Huyền (nhóm trưởng)
Đặng Văn Khoa
Nguyễn Trung Kiên
Nguyễn Phương Liên
Hoàng Mỹ Linh
Đặng Thùy Linh (thư kí)
Dương Thị Thanh Loan
Vũ Đức Lộc
Lê Hải Long
Nguyễn Hoàng Long

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890- 1969) là một chiến sĩ cách mạng
quốc tế - "Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa"
(UNESCO- 1987), là "một trong một trăm nhân vật ảnh hưởng nhất
thế kỷ XX" (TIMES- 2005), cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh phong phú như một huyền thoại, đầy sức hấp
dẫn, được nhân dân ta và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, kính yêu. Người
là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, một nhà lý luận- thực tiễn,
là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam;là lãnh tụ của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Điếu văn Ban chấp hành trung ương đảng lao động Việt Nam1969 viết: "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra
Hồ chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm
rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông ta".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng khái quát: "Tư tưởng Hồ Chí
Minh là hệ thống lý luận về đường lối chiến lược, sách lược của cách


mạng Việt Nam... Đó là tư tưởng cách mạng không ngừng, từ cách
mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nội dung cốt lõi là
giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người.
Nói ngắn gọn là độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội; hay nói
gọn hơn: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội".
Chủ tịch Phiđen Caxtrô Rudơ (Cuba) cho rằng: Hồ Chí Minh đã
kết hợp một cách thiên tài cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và
cuộc đấu tranh vì quyền lợi quần chúng bị bọn phong kiến và giai cấp
bóc lột áp bức... Sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp giải phóng
xã hội là hai điểm then chốt trong học thuyết của Người
Hồ chủ tịch đã để lại cho dân tộc và nhân loại một di sản đồ sộ,
vô cùng quý báu. Đó là cuộc đời, sự nghiệp, tư tường và tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Trong kho tàng ấy tư tưởng Hồ Chí Minh giữ
một vị trí đặc biệt. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, từ thời kỳ chống
giặc ngoại xâm, cho đến khi nhà nước hoàn toàn độc lập thống nhất,
xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước Việt Nam đã chuyển mình để
2


"sánh vai với các cường quốc năm châu", tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn
luôn là ngọn đuốc sáng soi đường cho bao thế hệ Việt Nam vững bước
đi lên.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt
Nam, là sự giải đáp những yêu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam
đặt ra từ đầu thế kỷ XX đến nay.Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh trải qua nhiều giai đoạn với những bước phát triển khác nhau và
chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Hiểu rõ quá trình hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng ta nắm được những nội dung tư
tưởng cơ bản của Người trong từng thời kỳ, phản ánh khách quan hiện
thực lịch sử và tài năng trí tuệ của Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh
của nhân dân ta giành thắng lợi, đó là tài sản tinh thần to lớn của Đảng
và dân tộc ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một học thuyết cách mạng,
cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin là nền tảng của Đảng, kim chỉ nam
cho hành động của cách mạng Việt Nam. Đó là thứ vũ khí lý luận vô
cùng sắc bén, là ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam
tiến về phía trước. Chính vì thế nhóm chúng em quyết định chọn đề
tài: "Các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thời kỳ nào đánh dấu sự hình thành về cơ bản tư tưởng cách mạng
Việt Nam. Vì sao?"

3


II. CÁC THỜI KÌ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
1.

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả
của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lênin vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại). Đó là
tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của
khối đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng
Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân,
xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn

hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân; về đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; về
chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa
là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

2.

Các giai đoạn hình thành tưởng Hồ Chí Minh:
Việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí
Minh nói riêng đã được tiến hành từ lâu với sự góp mặt của đông đảo
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trong quá trình nghiên cứu
ấy, các nhà lý luận một mặt làm rõ khái niệm, các nội dung cụ thể của
tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác còn chia sự hình thành và phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh thành những giai đoạn khác nhau. Việc phân
kỳ các giai đoạn như vậy để ta hiểu sâu sắc các mối phát triển quan
trọng, nắm được nội dung tư tưởng quan trọng của Người trong từng
thời kỳ. Đó không phải là sự phân chia đứt đoạn bởi tư tưởng Hồ Chí
Minh là một quá trình phát triển liên tục, nhất quán, có kế thừa, phát
triển, loại bỏ những quan điểm không phù hợp. Có nhiều luận điểm tư
tưởng của Người được hình thành, bổ sung suốt đời. Vì vậy tiêu chí
cơ bản để phân kỳ là dựa vào nội dung chuyển biến về mặt tư tưởng
4


Hồ Chí Minh trong từng thời kỳ cụ thể chứ không phải dựa vào các
mốc thời gian hoạt động của Người. Trên cơ sở phân tích ấy, chúng ta
có thể phân chia tư tưởng Hồ Chí Minh thành 5 thời kỳ.
a.


Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí
hướng cứu nước

Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh lớn lên và sống trong nỗi đau của
người dân mất nước, được sự giáo dục của gia đình,quê hương, dân
tộc về lòng yêu nước thương dân; sớm tham gia phong trào đấu tranh
chống Pháp; băn khoăn trước những thất bại của những sĩ phu yêu
nước chống Pháp; ham học hỏi, muốn học hỏi những văn hoá tiên tiến
của các cuộc cách mạng dân chủ ở châu Âu.
Trong thời kỳ này, ở Hồ Chí Minh đã hình thành tư tưỏng yêu
nước, thương dân, tha thiết bải vệ những giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc, ham học hỏi những tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Nhờ
trang bị những phẩm chất và kiến thức trên Hồ Chí Minh đã có sự lựa
chọn đúng về con đường tìm đường cứu nước sau này.
b.

Thời kỳ 1911- 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng
dân tộc

Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm
đường cứu nước. Đó là việc làm mới mẻ khác với các bậc tiền bối.
Người tiếp tục đến nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống và
hoạt động với những người dân bị áp bức ở phương Đông và những
người làm thuê ở phương Tây.
Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nuớc tại Pháp,
Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị
Vecxay, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và
bình đẳng của nhân dân Việt Nam.
Tháng7/1920 Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề thuộc địa của Lenin đăng trên báo L’Humanité.


5


Với việc biểu quyết tán thành Đệ tam Quốc (Quốc tế III), tham gia
thành lập Đảng cộng sản Pháp(12-1920), đã đánh dấu bước chuyển
biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc.
Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến vượt bậc về tư
tưởng; từ giác ngộ chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ chủ nghĩa MácLênin, từ một chiến sĩ chống thực dân phát triển thành một chiến sĩ
cộng sản Việt Nam.
c.

Thời kỳ 1921- 1930: Hình thành cơ bản về cách mạng Việt Nam

Hồ Chí Minh đã có thời kỳ hoạt động thực tiễn và lý luận sôi nổi,
phong phú trên địa bàn Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924),
Trung Quốc (1924-1927), Thái Lan(1928-1929)… Trong thời gian
này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành cơ
bản.
Những tác phẩm của Người có tính lý luận:
+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
+ Đường cách mệnh (1927)
+ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt) (1930)
Nội dung căn bản của các tác phẩm trên:
-

Bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp”, “giết người”. Vì
vậy chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc
địa, của giai cấp công nhân, và nhân dân lao động toàn thế

giới.

-

Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo
con đường cách mạng vô sản là một bộ phận của cách mạng vô
sản thế giới. Giải phóng dân tộc gắn liền với nhân dân lao
động, giải phóng giai cấp công nhân.

-

Cách mạng giải phưong dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô
sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với nhau, nhưng
không phụ thuộc vào nhau.

6


-

Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách
mệnh” đánh đuổi bọn ngoại xâm dành độc lập tự do.

-

Nông dân là lực lượng dông đảo nhât bị đế quốc, phong kiến
bóc lột nặng nề. Vì vậy, cần phải thu phục lôi cuốn nhân dân đi
theo thì cách mạng mới dành thắng lợi, xây dựng khối công
nông liên minh làm lực lượng cho cách mạng.


-

Cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng lãnh đạo.

-

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, vì vậy cần
phải tập hợp, giác ngộ, tổ chức từng bước từ thấp lên cao. Năm
1921-1923 người hoạt động tại pháp tai đây người tham gia
sáng lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và tham gia viết bài
cho tờ báo Leparia nhằm tố cáo vạch trần bộ mặt thật của các
nhà khai hóa văn minh,những người đại diện cho công lí Pháp
và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước .

Tháng 6/1923 người rời Pháp sang Liên Xô tại đây người tham dự
nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như hội nghị quốc tế nông dân và
được bầu vào đoàn chủ tịch của hội.
Tháng 11/1924 Người về Quảng Châu (Trung Quốc) chuẩn bị trực
tiếp về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản
Việt Nam.
Về mặt tổ chức: Tháng 6/1925 người sáng lập ra hội Việt Nam
cách mạng thanh niên, sáng lập ra rờ báo thanh niên nhằm cung cấp
các kiến thức cơ bản về con đướng cách mạng vô sản cho thanh niên
Việt Nam yêu nước sau đó đưa họ về nước hoạt động thông qua
phong trào vô sản hóa.
Về tư tưởng chính trị: tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái
Quốc tại lớp Việt Nam cách mạng thanh niên sau đó in thành tác phẩm
“Đường cách mệnh” năm 1927.
-


Các tác phẩm mà người viết trong thời kì này là sự phát triển và
hoàn thiện về tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt
Nam, đó cũng là nội dung cơ bản con đường cách mạng Việt Nam.
7


-

Các tác phẩm đó đều chỉ ra bản chất của Chủ nghĩa tư bản là ăn
cướp và giết người. Vì vậy chủ nghĩa tư bản là kẻ thù chung của
các dân tộc thuộc địa,chảu giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trên toàn thế giới.

-

Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con
đường cách mạng vô sản và là bộ phận của phong trào cách mạng
vô sản thế giới, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng nhân
dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân.

-

Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và Cách mạng vô sản ở
chính quốc có mối quan hệ khăng khit với nhau nhưng không phụ
thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể
bùng nổ và giành được thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốc.

-


Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc Cách mệnh”
đánh đuổi bọn ngoại xâm giành độc lập tự do.
Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi phải thu
phục lôi cuốn được nông dân đi theo,cần xây dựng khối công nông
liên minh làm động lực cho cách mạng. Đồng thời cần phải thu hút
tập hợp rộng rãi các giai cấp xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh
chung của dân tộc.

-

-

Cách mạng muốn giành thắng lợi trước hết phải có Đảng lãnh đạo.

-

Cách mạng là sự nghiệp chung của toàn nhân loại chứ không phải
việc của một vài người.

Vì vậy những quan điểm tư tưởng cách mạng trên đây của Nguyễn
Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ 20 cùng với những tài liệu
của chủ nghĩa Mác - Lênin được bí mật truyền bá về nước đối với các
tầng lớp nhân dân, tạo ra một xung lực mới thúc đẩy phong trào cách
mạng theo xu hướng mới của thời đại.
d.

Thời kỳ 1930- 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập
trường cách mạng

Trên cơ sở tư tưỏng về con đường cách mạng Viêt Nam đã hình

thành về cơ bản, trong mấy năm đầu của những năm 30, Hồ Chí Minh
đã kiên trì giữ vững quan điểm cách mạng của mình, vượt qua khuynh
8


hướng “ tả” đang chi phối Quốc tế Cộng sản. Thực tiễn đã chứng
minh quan điểm của Người là đúng.
Thời kì 1936-1939, Đảng ta chuyển hướng đấu tranh, thiết lập mặt
trận nhân dân phản đế Đông Dương (T3-1938) đổi thành mặt trận dân
chủ Đông Dương và từ năm 1939, Đảng ta quyết định đặt vấn đề giải
phóng dân tộc lên hàng đầu.
Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Nguyễn Ái
Quốc trở về Tổ quốc, tại hội nghị lần thứ 8 (10-19/5/1941) họp tại Pắc
Bó ( Cao Bằng) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Ban Chấp hành
Trung ương Đáng Công sản Đông Dương đã hoàn chỉnh việc chuyển
hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Cách mạng tháng Tám thắng lợi, ngày 2-9-1945, Người đọc tuyên
ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là
mốc lịch sử không chỉ đánh dấu kỷ nguyên tự do, độc lập mà là bước
phát triển mở rộng tư tưởng dân quyền và nhân quyền của cách mạng
tư sản thành quyền tự do, độc lập của các dân tộc trên thế giới; là sự
thắng lợi của chủ nghĩa Mác –Lênin được vận dụng, phát triển đúng
với hoàn cảnh ở Việt Nam.
e.

Thời kỳ 1945- 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển,
hoàn thiện

Ngày 23-9-1945 Pháp núp sau quân đội Anh quay lại xâm lược
nước ta gây gấn ở Nam Bộ. Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng kéo

vào hòng thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta. HCM đã chèo lái con
thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm trở tới bờ bến
thắng lợi.
Ngày 19-12-1946, Hồ Chí Minh phát động cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp. Người đề ra đường lối vừa kháng chiến
vừa kiến quốc, thực hiện kháng chiến thực dân trường kì tự lực cách
sinh.

9


Năm 1951, Trung ương Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh triệu tập
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đưa Đảng ra hoạt động
công khai với tên Đảng Lao động Việt Nam.
Năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch
HCM cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi.
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng
nhưng nước nhà vẫn bị chia cắt bởi âm mưu gây chiến và xâm lược
của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Lúc này Hồ Chí Minh cùng với
Trung ương Đảng sớm xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam,
đề ra cho miền Nam , miền Bắc một nhiệm vụ chiến lược khác nhau,
xếp miền Bắc vào phong trào Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa, Miền
Nam vào phong trào giải phóng dân tộc, chống kẻ thù xâm lược.
Xuất phát từ thực tiễn, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng
nước ta tư tương Hồ Chí Minh đã tiếp tục được bổ sung và phát triển,
hợp thành một hệ thống những quan điểm lý luận về cách mạng Việt
Nam. Đó là tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội; tư tưởng về Nhà nươc của dân, do dân, vì dân; tư tưởng
và chiến lược vế con người; tư tưởng về Đảng Cộng sản và xây dựng
Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền.


10


3.

Thời kì đánh dấu sự hình thành về cơ bản tư tưởng Cách mạng
Việt Nam:
Tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát
triển, là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới,
là ngọc cờ thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì
độc lập, tự do, vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong các
thời kỳ trên thì thời kỳ thứ 3 có ý nghĩa vạch đường đi cho cách mạng
Việt Nam. Đây là thời kì Hồ Chí Minh hoạt động thực tiễn và hoạt
động hết sức phong phú sôi nổi ở nước ngoài: Pháp (1921 – 1923),
Liên Xô (1923 – 1924), Trung Quốc (1924 – 1927), Thái Lan (1928 –
1929).
Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực học tập, nghiên
cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tham gia vào phong trào cộng sản công
nhân quốc tế, sáng lập ra các tổ chức cách mạng ở nước ngoài và hoạt
động lí luận sôi nổi nhằm truyền bá chủ ng hĩa Mác – Lênin vào các
nước thuộc địa. Nhờ có những hoạt động của Bác vào thời kỳ này tạo
những cơ sở vững chắc cho sau này như: thành lập hội Việt Nam cách
mạng thanh niên (1924), mở các lớp huấn luyện, đào tạo cho cán bộ
cách mạng; góp phần gây dựng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân áp bức bóc lột. Bác là người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt
Nam – chính đảng đầu tiên đại diện cho cho giai cấp công nhân, nông
dân bị áp bức bóc lột; đưa cách mạng Việt Nam vào thời kỳ mới, thời
kỳ đấu tranh tự giác có đường lối rõ ràng, có chính đảng của riêng
mình.

Hồ Chí Minh đã hoạt động thực tiễn và lý luận phong phú trên địa
bàn Pháp như: tích cực hoạt động trong ban nghiên cứu thuộc địa của
Đảng xã hội Pháp, xuất bản tờ Le Paria nhằm truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin vào Việt Nam (từ 1921-1923). Năm 1923-1924, tại LiênXô, dự đại hội Quốc tế Nông dân, dự đại hội V Quốc tế cộng sản.
Năm 1924, Bác về Quảng Châu, tổ chức Việt Nam thanh niên cách
mạng, mở lớp huấn luyện cán bộ. Năm 1925, tác phẩm “Bản án chế
độ thực dân Pháp” được xuất bản tại Pa-ri. Năm 1927, Bác xuất bản
tác phẩm “Đường Kách Mệnh”. Những tác phẩm, bài viết của Người
trong giai đoạn này là sự phát triển và tiếp tục hoàn thiện tư tưởng Hồ
11


Chí Minh về giải phóng dân tộc. “Đường Kách Mệnh” là tác phẩm
đánh dấu sự manh nha của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân
tộc, vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của
cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. “Đường Kách Mệnh” giới
thiệu tính chất và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng Mỹ (1776),
cách mạng tư sản Pháp (1789), cách mạng tháng 10 Nga (1917) và chỉ
rõ cách mạng tháng 10 Nga là cuộc cách mạng triệt để nhất vì thế
cách mạng Việt Nam phải đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin mới thành
công.
Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất và thành
lập Đảng cộng sản Việt Nam. Người trực tiếp thảo văn kiện “Chánh
cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng”. Trong hội nghĩ thành lập
Đảng đã nêu rõ: “Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là
một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo theo con đường
cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại,
đáp ứng yêu cầu lịch sử thấm nhuần quan điểm và tinh thần dân tộc”.
Ngày 3/2/1930, Hồ Chí Minh trở thành nhà tư tưởng theo đúng nghĩa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam được hình thành cơ

bản. Có thể tóm tắt nội dung chính của những quan điểm lớn, độc đáo,
sáng tạo của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam như
sau:
-

Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con
đường cách mạng vô sản nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp và
nhân dân lao động.

-

Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan
hệ mật thiết với nhau.

-

Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mạng”,
đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do.

-

Giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng; phải tập hợp
lực lượng dân tộc thành một sức mạnh to lớn chống đế quốc và tay
sai.

-

Phải đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng quốc tế.

12



-

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải đoàn kết dân tộc,
phải tổ chức quần chúng, lãnh đạo và tổ chức đấu tranh bằng hình
thức và khẩu hiệu thích hợp, được thực hiện bằng bạo lực cách
mạng.

-

Cách mạng trước hết phải có đảng lãnh đạo, vận động và tổ chức
quần chúng đấu tranh. Đảng có vững cách mạng mới thành công…

Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của Hồ Chí
Minh trong những năm 20 của thế kỷ XX được truyền bá vào Việt
Nam, làm cho phong trào dân tộc và giai cấp ở nước ta là phong trào
tự giác.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, là một hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là tư
tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về xây dựng
nhà nước của dân, do dân, vì dân; về chống tham ô, lãng phí, quan
liêu, thực hành tiết kiệm; về nền văn hóa dân tộc và hiện đại; về đạo
đức cách mạng; về đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết
quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh ... Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi

đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi. Đó là tài
sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.

13


Tư tưởng Hồ Chí Minh là một học thuyết cách mạng, cùng với
chủ nghĩa Mác - Lê nin, là nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam
cho hành động của cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh không theo lối tầm chương trích cú mà nghiên cứu một cách hệ
thống, nắm vững và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn những tư tưởng,
quan điểm cốt lõi nhất về những vấn đề cơ bản nhất. Đó cũng là định
hướng và yêu cầu quan trọng khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về công tác thanh tra.III. KẾT LUẬN:
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở khoa
học và cách mạng, có quá trình trưởng thành liên tục trong đấu tranh
cách mạng chống kẻ thù, chống nhận thức chưa phù hợp giữa trong
nước và quốc tế về cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là
sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là ngọn
cờ thắng lợi của dân tộc việt nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự
do, vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh
trải qua gần một thế kỷ hình thành và phát triển, là sản phẩm tất yếu
của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là ngọc cờ thắng lợi của
nhân dân Viêt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì giải
phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong các thời kỳ trên thì thời kỳ
thứ 3 có ý nghĩa vạch đường đi cho cách mạng Việt Nam. Nhờ có
những hoạt động của Bác vào thời kỳ này tạo những cơ sở vững chắc
cho sau này như: thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tuyên
truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước, góp phần gây dựng
phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân áp bức bóc lột. Bác là

người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam chính đảng đầu tiên đại
diện cho cho giai cấp công nhân, nông dân bị áp bức bóc lột. Đưa
cách mạng Việt Nam vào thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh tự giác có
đường lối rõ ràng, có chính đảng của riêng mình. Và ngày nay, sau
gần một thế kỷ, những tư tưởng ấy vẫn sáng chói và soi đường cho
Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước vì
mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tuy nhiên, sự phát triển biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh cũng đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục học tập, nghiên
cứu làm rõ đồng thời bổ sung phát triển thêm những nội dung tư
14


tưởng mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đang thay đổi từng
ngày từng giờ.

15


Câu hỏi phụ:
Câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người”.
Vận dụng quan điểm đó trong việc giáo dục – đào tạo ở nước ta.
1.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người:
a.

Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thắng lợi của
cách mạng:


Theo Hồ Chí Minh, lịch sử là do quần chúng nhân dân sáng tạo ra,
chứ không phải do vài ba cá nhân anh hùng nào, vì vậy chúng ta phải
yêu dân, quý dân, trọng dân, vì "có dân là có tất cả". Người nói: “
Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới, không gì
mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân ”. Do đó, “ Trong xã hội
không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân ".
Từ đó, ta thấy nổi lên ở Hồ Chí Minh một tấm lòng yêu thương vô hạn
đối với con người, một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá
con người, một ý chí kiên quyết đấu tranh để giải phóng con người
khỏi áp bức, bất công, đói nghèo, lạc hậu.
Cũng có thể coi đó là những nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân
văn Hồ Chí Minh. Lòng thương người của Hồ Chí Minh đồng nghĩa
với tình yêu thương dành cho các dân tộc bị áp bức. Tình yêu thương
đó luôn đi cùng với triết lý hành động vì con người. Đi tìm và khai
phá con đường cách mạng, Nguyễn Ái Quốc luôn đặt vấn đề tự do
song hành với hạnh phúc của dân tộc. Có người Mỹ nói: “ Cụ Hồ vừa
là Washington, vừa là Lincoln”. Đúng là chưa đủ vì Cụ Hồ còn đi xa
hơn với tấm lòng nhân ái thiết thực. Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng
Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ
phải trải qua nạn đói khủng khiếp do Pháp – Nhật gây ra. Trong tình
cảnh khó khăn ấy, Người chủ trương phát động nhân dân tăng gia sản
xuất và thực hành tiết kiệm. Bản thân Người gương mẫu mỗi tháng
nhịn ăn ba bữa để góp gạo cứu đói. Ngay cả khi đi chiến dịch Biên
giới, Người không chịu cưỡi ngựa mà cùng đi bộ với các cán bộ,
chiến sĩ để ngựa thồ hành lý cho anh em. Khi đi thăm trại tù binh về,
Người không còn áo khoác vì Người đã cho một tên tù binh bị rét
16


cóng. Tình yêu thương của Hồ Chí Minh dành cho mọi kiếp người,

mọi số phận.
Một trong những học trò xuất sắc của Người là Cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã từng viết: “ Những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh
là những tình cảm lớn. Trong đời hoạt động cách mạng của Bác, cũng
như trong đời sống hàng ngày của mình, Hồ Chí Minh luôn đối xử với
người có lý, có tình. Trong tình yêu đó có chỗ cho mọi người, không
quên sót một ai và sắp xếp cho mọi người vị trí chiến đấu, cũng như lo
lắng chu đáo cho mỗi người việc làm, đời sống và học tập, vừa
nghiêm khắc đòi hỏi, vừa thương yêu dìu dắt… Đối với kẻ lầm
đường, lạc lối, lòng Hồ Chủ tịch còn rộng hơn biển cả, Người dạy
phải khoan hồng, vui mừng đón rước những đứa con vì cảnh ngộ mà
lạc bầy”.
b.

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người hoàn toàn xa lạ với các quan
điểm xem con người như là công cụ, như là phương tiện. Mọi chính
sách tăng trưởng kinh tế phát triển văn hoá của Hồ Chí Minh đều
hướng tới con người. Người nói: “Phải đem hết sức dân, tài dân, của
dân để làm lợi cho dân”, “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của
dân để gây hạnh phúc cho dân”, “chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao
đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây
dựng lấy”. Người giải thích: “Dân là gốc của nước. Dân là người đã
không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nước không
có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem
xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước”. Qua đó, có thể
thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người - mục tiêu và con người
- động lực là thống nhất, vì dân và do dân là thống nhất. Theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất

cả các lĩnh vực: từ kinh tế chính trị đến văn hóa, xã hội, từ những
chuyện nhỏ có liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân đến những
chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu Nhà nước.
Người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được bảo vệ
về thân thể, được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do
17


học tập… trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Người dân có quyền
làm chủ tập thể, làm chủ địa phương, làm chủ cơ quan nơi mình sống
và làm việc.Người dân có quyền làm chủ các đoàn thể, các tổ chức
chính trị xã hội thông qua bầu cử và bãi miễn. Đúng như Hồ Chí Minh
nói: "Mọi quyền hạn đều của dân". Cán bộ từ Trung ương đến cán bộ
ở các cấp các ngành đều là "đầy tớ" của dân, do dân cử ra và do dân
bãi miễn.

2.

Để phát huy vai trò động lực của con người, Hồ Chí Minh đã đề
cập đến một hệ thống nội dung và biện pháp (vật chất và tinh thần)
nhằm tác động vào cái động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của
con người. Đồng thời, cũng chỉ ra những nội dung và biện pháp làm
triệt tiêu các trở lực nhằm thúc đẩy sự phát triển theo hướng tiến bộ.
Trong hệ thống các động lực chính trị - tinh thần, Hồ Chí Minh chú
trọng trước hết đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ
nghĩa, đạo đức cách mạng... đồng thời không coi nhẹ vai trò tác động
của các nhân tố tinh thần khác, như văn hoá, khoa học, pháp luật... đặc
biệt, Người chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi "thực
hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó
khăn".

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” :
Suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”. Bác là một tấm gương tự học
và là nhà giáo dục lớn trong lịch sử Việt Nam. Người đã có công đào
tạo nên nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam, những lãnh tụ xuất sắc của
Đảng, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người. Trước khi đi xa, trong Di chúc, Người căn dặn “Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất
cần thiết”. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
chúng ta quyết tâm thực hiện thật tốt lời dạy của Người “Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người”.
Từ quan điểm về con người đến quan điểm về chiến lược “trồng
người” là một bước phát triển hợp logic của tư tưởng triết học Hồ Chí
18


Minh. Để thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội thì chiến lược con
người phải đi trước một bước. Từ rất sớm, Người đã nêu ra một luận
điểm nổi tiếng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có
những con người xã hội chủ nghĩa”. Do đó, “vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. “Bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần
thiết” (Di chúc). Quan điểm “trồng người” của Hồ Chí Minh rất toàn
diện và phong phú, ở mỗi thời kỳ cách mạng, Người nêu ra những yêu
cầu khác nhau. Ngay sau khi giành được chính quyền, trước yêu cầu
phải kiến thiết nước nhà, trong điều kiện đất nước hơn 90% dân Việt
Nam mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: “Nay chúng ta đã
giành được quyền độc lập. Một trong những việc phải thực hiện cấp
tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”. Bởi “Một dân tộc dốt là một

dân tộc yếu”. Bước vào thời kỳ xây dựng, kiến tạo đất nước, Người
chỉ rõ: “Bây giờ xây dựng kinh tế không có cán bộ không làm được.
Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế
văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu”.
3.

Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về con người và chiến lược
“trồng người” trong việc giáo dục – đào tạo ở nước ta:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người”
đã được Đảng và Nhà nước ta áp dụng trong việc đổi mới công tác
giáo dục, đào tạo; tạo điều kiện cho các cán bộ, học sinh, sinh viên
vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề
mà thực tiễn đặt ra.
Ngoài ra cũng cần tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội, các tổ chức, các đoàn thể dưới sự lãnh đạo của đảng , sự quản
lý của nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, đặc
biệt là thế hệ trẻ. Coi trọng các biện pháp giáo dục nhằm làm cho cán
bộ Đảng viên thấy rõ vai trò, vị trí của mình trong Đảng và trong xã
hội có nhận thức đúng về những nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái, từ
đó thấy rõ sự cần thiết trong sự cần thiết phải nâng cao tư tưởng chính
trị, chăm lo tu dưỡng đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống
những biếu hiện sa sút phẩm chất đạo đức. Thấm nhuần tư tưởng Hồ
19


Chí minh, Đảng ta chủ trương xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục lên
các vùng sâu vùng xa. Đặc biệt, cần nâng cao năng lực của giảng viên
cũng như giáo viên, đồng thời tăng khả năng sáng tạo của học sinh,
sinh viên; có các chương trình đào tạo hợp lý với mức độ người học.
Đảng và Nhà nước luôn khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng

đầu”. Kết quả của việc trồng người không phải đợi đến trăm năm mà
chỉ sau vài chục năm chúng ta đã có thể gặt hái được những thành quả
tốt đẹp. Và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng
người” chính là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền thống
dân tộc, nhân loại và tư tưởng của thời đại: “Tư tưởng nhân đạo cộng
sản”. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, cùng với
những mặt tích cực của cơ chế thị trường, những tác động tiêu cực
đang xói mòn đạo đức, đời sống văn hóa của nhân dân ta. Tuy nhiên,
Đảng ta nhất quán cho rằng: Chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố
con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh và “phát triển con người với tư cách vừa là động lực,
vừa là mục đích của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước…
Con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là
mục tiêu phấn đấu của chế độ ta.

20


Câu 3: Bằng lí luận, thực tiễn, phân tích và chứng minh luận điểm: “ Cách
mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và
có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.”
là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh.
1.

Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng
tạo:
Hồ Chí Minh khẳng định sức sống và nọc độc của chủ nghĩa đế
quốc tập trung ở các nước thuộc địa. Chính sự áp bức, bóc lột tàn bạo
của chủ nghĩa thực dân đế quốc đã tạo nên mâu thuẫn gay gắt giữa các
dân tộc thuộc địa với Chủ nghĩa tư bản. Người viết: “ Tất cả sinh lực

của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi
Chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu
tư, tiêu thụ hàng, mộ công nhân rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó,
và nhất là tuyển những binh linh bản xứ cho các đạo quân phản cách
mạng của nó.” , “…nọc độc và sức sống của con rắn tư bản chủ nghĩa
đang tập trung ở các nước thuộc địa”.
Trong cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa đế quốc, Chủ nghĩa thực
dân, cách mạng thuộc đia có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các
dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Chủ nghĩa dân tộc
chân chính, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là một động lực to lớn
của cách mạng giải phóng dân tộc. Vì vậy, phải “ làm cho các dân tộc
hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau, đoàn kết với nhau để tạo cơ sở cho
một liên minh phương Đông tương lai, làm một trong những cái cánh
của cách mạng vô sản” , phải phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ
nhân danh quốc tế Cộng sản.
Trong khi yêu cầu của quốc tế III và các đảng cộng sản quan tâm
đến cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định công cuộc giải
phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực tự giải
phóng. Vận dụng công thức của C.Mác: “ Sự giải phóng của giai cấp
công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân.” ,
Người đi đến luận điểm:
“ Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa), chỉ có thể
thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Hồ Chí Minh
đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc
21


thực dân, chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư
tưởng bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Người nói:
“Kháng chiến trường kì gian khổ đồng thời phải tự lực cánh sinh.

Trông vào sức mình… Cố nhiên sự giúp đỡ của nước bạn là quan
trong nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người
khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc
khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.
2.

Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính
quốc:
Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem
thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở
chính quốc. Quan điểm này vô hình chung đã làm giảm tính chủ động,
sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa. Hồ Chí Minh đã
phê phán và chỉ ra sai lầm của quan điểm đó.
Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa
và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau,
tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là
chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải quan
hệ lệ thuộc hay quan hệ chính – phụ. Năm 1925, Người viết: “Chủ
nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở
chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các nước
thuộc địa. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi kia vẫn tiếp tục
hút máu của giai cấp vô sản, con vật tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt
lại sẽ mọc ra”.
Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa
và sức mạnh dân tộc, Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước và giúp đỡ
cách mạng vô sản ở chính quốc. Bởi vì: “Vận mệnh của giai cấp vô
sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi
xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở
thuộc địa” , và “Ngày mà hàng trăm nhân dân châu Á bị tàn sát và áp

bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham
không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ
tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ
22


nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương
Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”.
3.

Chứng minh luận điểm:
Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lí luận thực tiễn to lớn,
một cống hiến quan trọng vào kho tàng lí luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân
tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỉ qua chứng minh là hoàn
toàn đúng đắn.
-

Do điều kiện lịch sử chưa cho phép, học thuyết Mác-Lênin chưa đề
cập nhiều tới cách mạng giải phóng dân tộc. Trong khi đó, trong
phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm đánh giá
thấp vai trò, vị trí của cách mạng thuộc địa và cho rằng cách mạng
thuộc địa phụ thuộc cách mạng vô sản chính quốc, cách mạng giải
phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi khi cách mạng chính quốc thành
công.

-

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước từ một nước thuộc địa, bản
thân Người là người dân ở nước thuộc địa, là người cộng sản lăn
lội trên phong trào thế giới nên Người có quan điểm riêng: Vận

mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai
cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa, gắn chặt với vận
mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa, nọc độc và sức sống
của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa”,
nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa tức là “muốn đánh chết
rắn đằng đuôi”.

-

Nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ
nghĩa Đế quốc, đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước và tinh thần dân tộc. Năm 1924, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc có liên hệ
chặt chẽ với nhau, nhưng cách mạng thuộc địa có thể thắng lợi
trước cách mạng chính quốc, thúc đẩy cách mạng chính quốc và
“trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa
tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh
em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”.
23


-

Cách mạng thuộc địa có khả năng chủ động giành thắng lợi trước
cách mạng vô sản ở chính quốc. Nhưng công cuộc giải phóng đó
chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của nhân dân thuộc địa
phải đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

24




×