Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

U máu trong gan - Giải quyết thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.68 KB, 3 trang )

U máu trong gan - Giải quyết thế nào?
U máu gan là khối u lành tính, hình thành từ các đám rối mạch máu ở gan. Có
khoảng 5 - 7% người khỏe mạnh có thể xuất hiện u máu ở gan. Tỉ lệ có u máu trong
gan ở nữ gặp nhiều hơn 6 lần so với nam giới và thường có kích thước lớn so với
nam giới. Vị trí u máu thường ở gan phải và vùng dưới bao gan. Hầu hết các u máu
được phát hiện tình cờ qua việc kiểm tra sức khỏe hoặc khám các bệnh khác. Để độc
giả và người bệnh hiểu rõ hơn về căn bệnh này, sau đây là những kiến thức cần thiết
về bệnh u máu trong gan.
1. Vì sao có u máu trong gan?
U máu trong gan đến nay chưa được rõ nguyên nhân. Hormon sinh dục nữ có thể đóng
vai trò trong việc hình thành và phát triển của u máu. Tuy gọi là khối u nhưng đây là khối
u lành tính, rất ít khi ác tính. U máu không chỉ xuất hiện ở gan mà có thể xuất hiện ở bất
cứ vị trí nào của cơ thể.

U máu trong gan
2. Những biểu hiện của u máu trong gan
U máu trong gan có 2 thể: thể mao mạch và thể hang. Phần lớn u máu trong gan không
có triệu chứng, mà do tình cờ phát hiện ra trong các trường hợp như: kiểm tra sức khỏe,


siêu âm gan hoặc chụp cắt lớp vi tính. U máu có thể một khối hoặc nhiều khối. Kích
thước của u có khi nhỏ hơn 1cm, đôi khi có thể to hơn 4cm, thậm chí khổng lồ. Trong
một số ít trường hợp, u máu có kích thước hoặc nằm ở vị trí gần bao gan gây chèn ép
hoặc có huyết khối trong khối u gây ra các triệu chứng: đau bụng, buồn nôn hoặc gan to.
Hiếm khi u máu trong gan tự nhiên bị vỡ mà thường vỡ khi bị ngã hoặc bị chấn thương
vào vùng gan. Tuy nhiên, u máu to khi vỡ cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do
chảy máu.
3. Phát hiện sớm u máu trong gan bằng cách nào?
Vì u máu trong gan thường không gây ra các triệu chứng, bởi vậy, việc chẩn đoán chủ
yếu dựa vào các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm, chụp CT hoặc cộng
hưởng từ hạt nhân (-MRI), chụp nhấp nháy phóng xạ hoặc SPECT; chụp mạch..., tuy


nhiên hiếm khi người ta phải tiến hành chụp động mạch để chẩn đoán. Có thể dùng kim
nhỏ chọc hút vào khối u tại gan thấy có nhiều hồng cầu. Trên siêu âm, u máu trong gan có
thể là khối tăng âm đối với thể mao mạch hoặc giảm âm trong u máu thể hang.

Siêu âm có thể phát hiện sớm u máu trong gan
Các xét nghiệm máu thường không có thay đổi gì, tuy nhiên trong trường hợp u máu kích
thước lớn xét nghiệm công thức máu có thể thấy giảm số lượng tiểu cầu.
Cần chẩn đoán để phân biệt u máu trong gan với ung thư gan. Ung thư gan thường xuất
hiện ở người bị viêm gan mạn tính, hay gặp là do viêm gan B, C, do rượu, viêm gan tự


miễn. Ít gặp ung thư gan trên người có gan lành hoàn toàn. Xét nghiệm máu có thể thấy
αFP (αfeto protein) tăng cao, đây là một protein được sản sinh trong thời kỳ bào thai ở
người lớn chỉ tồn tại trong máu với lượng rất thấp dưới 10ηg/ml.
4. Khi phát hiện u máu trong gan, cần làm gì?
Khi phát hiện u máu trong gan, người bệnh thường có tâm trạng lo lắng và tìm cách điều
trị. Tuy nhiên, hầu hết u máu trong gan không cần điều trị, đây là khối u lành tính, hiếm
khi gây ác tính. Cho tới nay, chưa có một loại thuốc nào có tác dụng làm mất hoặc
giảm kích thước của khối u. Người ta chỉ điều trị khi khối u máu to lên nhanh chóng
hay rất to thì có thể trị liệu để phòng u máu vỡ gây xuất huyết nguy hiểm tính mạng hoặc
u to gây đau do chèn ép nhưng biến chứng này rất hiếm. Phương pháp điều trị có thể
phẫu thuật cắt một phần gan có u hoặc có thể làm thuyên tắc động mạch nuôi khối
như đốt, trị xạ...
5. Lời khuyên của thầy thuốc
Người ta cho rằng hormon sinh dục nữ là oestrogen có thể làm cho khối u máu lớn nhanh,
do vậy, khi phát hiện có u máu trong gan, không nên dùng các thuốc có chứa oestrogen
kéo dài chẳng hạn như dùng thuốc tránh thai. Đối với những người có u máu trong gan,
cần kiểm tra định kỳ bằng siêu âm cứ 6 tháng/lần để theo dõi kích thước của u máu.
Đối với người có khối u máu lớn, cần thận trọng để tránh va đập vào vùng mạng sườn
phải gây chảy máu từ khối u.

Theo Sức khỏe đời sống



×