A. LỜI MỞ ĐẦU
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau,
như triết học, xã hội học, kinh tế - chính trị học, luật học, tâm lý học, y học,
giáo dục học… Trong đó, quan điểm triết học về nhân cách con người, về cơ
bản, có những khác biệt so với quan điểm của các khoa học cụ thể. Triết học
Mác - Lênin xem nhân cách là "những cá nhân con người với tính cách là
sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của sự giao tiếp, của
nhận thức, bị quy định bởi những điều kiện lịch sử - cụ thể của đời sống xã
hội". Theo đó, nhân cách trước hết là đặc trưng xã hội của con người, là
"phẩm chất xã hội" của con người. Khi nghiên cứu về nhân cách, một trong
những vấn đề đầu tiên và cũng là then chốt, là những nhân tố ảnh hưởng tới
sự hình thành và phát triển nhân cách.
B . NỘI DUNG
I. Khái niệm nhân cách
Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của xã hội nhất
định,là chủ thể của mối quan hệ con người,của hoạt động có ý thức và gia
tiếp thì chúng ta nói đén nhân cách của họ. Chúng ta chỉ có thể nói tới con
người như là một nhân cách,bắt đầu từ một thời kỳ nào đó trong quá trình
phát triển của nó. Không ai nói đến nhân cách của một đứa trẻ 2 tuổi cả. Nói
cách khác,không phải mọi cá thể người,với cá tính của mình đều là nhân
cách cả. Vậy câu nói được đặt ra:nhân cách là gì.
Quan điểm sinh vật hóa nhân cách : Coi bản chất nhân cách nằm trong các
đặc điểm hình thể ,gốcmặt(C.Lombrozo),thể trạng (Sheldon),bản năng vô
thức (S.Freud)…
Quan điểm xã hội học hóa nhân cách : Lấy quan hệ xã hội (gia đình,họ
hàng,làng xóm…) để thay đổi một cách đơn giản,máy móc các thuộc tính
của cá nhân đó.
Trong số những quan điểm trên,có quan niệm chỉ chú ý đến cái chung bỏ
qua cái riêng trong nhân cách,đồng nhất nhân cách với con người. Ngược lại
một số quan điểm chỉ chú ý tính đơn nhất có một không hai của nhân cách.
Quan niệm khoa học vè nhân cách: Các nhà tâm lý học khoa học cho
rằng khái niệm nhân cách là một phạm trù xã hội,có bản chất xã hội lịch
sử,nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử
cụ thể của xã hội được truyền vào trong mỗi con người. Nhân cách là tổ hợp
những thuộc tính tâm lý của mỗi cá nhân biểu hiện ở bản sắc giá trị xã hội
của người ấy.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển nhân cách.
.Nhân cách là một cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triển
trong quá trình sống ,hoạt động và giao tiếp của mỗi người. Như Lênin đã
khẳng định : “Cùng với dòng sữa mẹ,con đường hấp thụ tâm lý,đạo đức của
xã hội mà nó là thành viên”. Nhà tâm lý học nổi tiếng A.L.Leonchiep cũng
đã chỉ rằng nhân cách cụ thể là nhân cách con người sinh thành và phát triển
theo con đương từ bên ngoài chuyển vào nội tâm,từ các quan hệ với thế giới
tự nhiên,thế giới đồ vật,nền văn hóa xã hội do các thế hệ trước tạo ra,các
quan hệ xã hội mà nó gắn bó. Trong quá trình hình thành,nhân cách bị chi
phối của nhiều yếu tố: di truyền,hoàn cảnh sống,giáo dục,hoạt động,giao
tiếp.
1. Di truyền.
Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên ngoài một con người bằng
xương thịt mà là nhân cách của một con người cụ thể sống trong một xã hội
cụ thể.Ngay từ lúc đứa trẻ sinh ra là có những đặc điểm hình thái sinh lý của
con người bao gồm đặc điểm bẩm sinh và di truyền.
Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể
sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật
đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn
cảnh theo một cơ chế đã định sẵn. Trong khi đó, những đặc điểm giải phẫu
ấy của cá thể ngoài những yếu tố do di truyền tạo nên còn có những yếu tố
riêng tự tạo do sự vận động và phát triển của cá thể. Những yếu tố như thế
đối với con người có ngay từ trong môi trường bào thai của mẹ. Chính vì
vậy, một cá thể vừa mang một số đặc điểm giải phẫu sinh lí của cha mẹ vừa
có những cái gì đó của riêng nó.
Bẩm sinh - di ruyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh
và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận
được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước
theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các
chức năng của các giác quan và não. Tuy nhiên, không thể kết luận về vai
trò quyết định của di truyền trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân
cách.
Bất cứ một chức năng tâm lý nào mang bản chất con người của nhân
cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân cá nhân đó và
trong điều kiện của xã hội loài người. Để nhận thức đúng vai trò của bẩm
sinh- di truyền trong sự phát trỉên tâm lý nhân cách ta cần phải thừa nhận
một thực tế là mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống
tinh thần của mình.
Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát
triển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Chẳng hạn, khả
năng tiềm tang của bộ máy phân tích âm thanh cần phải được phát triển và
bồi dưỡng từ tuổi thơ ấu. Nó là đặc điểm di truyền, khác với những đặc điểm
phát triển khác của cơ thể. Bên cạnh đó,sự phát triển không bình thường của
cơ thể con người cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách. Ví
dụ : người có dị tật hay người thấ bé thường náy sinh tâm lý tự ti,khoomg
thích thể hiện mình trước đám đông. Hoặc người điếc bao giờ cũng nói to vì
họ tưởng người khác cũng khó nghe như họ.
Rõ ràng,yếu tố sinh thể đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát
triển tâm lý nhân cách. Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất
các hiện tượng tâm lý-những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể trong
đó có hệ thần kinh. Từ đó có thể khẳng định vai trò tạo tạo tiền đề vật chất
của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
2. Hoàn cảnh sống.
Hoàn cảnh là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài các điều kiện tự nhiên và xã
hội xung quanh càn thiết cho hoạt động sống và phát triển của con ngưới. Có
thể chia làm hai loại: hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.
a. Hoàn cảnh tự nhiên.
Như ta đã biết mỗi dân tộc sống trên lãnh thổ nhất định,có cái độc đáo
của hoàn cảnh địa lý : ruộng đồng và khoáng sản,núi và sông,trời và
biển,mưa và gió…những điều kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng,các
ngành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp (tức những phương thức hoạt động
của con người trong tự nhiên) và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo
nghệ thuật. Qua đó, quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ
nhất định. Xét cho cùng nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều
kiện và hoàn cảnh sống tự nhiên. Nhân cách như là một thành viên xã
hội,chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất
và tinh thần,qua phong tục tập quán của dân tộc,của địa phương,của nghề
nghiệp-những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương
thức sống của chính bản thân nó.
Một số nhà tâm lý học hiện đại cho rằng,hoàn cảnh tự nhiên không giữ vai
trò quan trọng và quyết định trong sự phát triển tâm lý nhân cách. Khác với
quan điểm trên,một số tác giả của tâm lý học phương Tây lại đề cao vai trò
của điều kiện hoàn cảnh sống tự nhiên. Họ dã giải thích nguyên nhân một số
thói xấu hay đức tính cao quý của dân tộc này hay dân tộc khác bằng hoàn
cảnh địa lý : cá tính của người phương bắc thì mạnh mẽ nhưng lạnh nhạt,của
người phương nam thì yếu ớt nhưng xởi nởi dễ gần. Thậm chí,nguyên nhân
của hành động chiến tranh xâm lược của một số nươc Tây Âu cũng được
giải thích bằng hoàn cảnh địa lý mang tính kích thích. Đó là một quan điểm
sai lầm và thiếu tính khoa học.
b. Hoàn cảnh xã hội
Trước hết ta cần nhận thức về ảnh hưởng nói chung của xã hội đối với sự
phát triển tâm lý nhân cách. Rõ ràng là không có sự tiếp xúc với con người
thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật,nó không thể trở
thành một con người,một nhân cách. Nhân cách đó là một sản phẩm của xã
hội. Như thế có nghĩa là đứa trẻ muốn trở thành nhân cách phải có sự tiế xúc
với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội,để được
chuẩn bị bước vào cuộc sống lao động trong văn hóa của thời đại.
Quan hệ sản xuất quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân
cách. Tâm lý nhân cách phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật. Vị trí
giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này mức độ
khác trong vai trò xã hội. Nhu cầu, hứng thú,lý tưởng phụ thuộc không ít vào
vai trò ấy. Đăc tính của quan hệ sản xuất,quan hệ chính trị pháp luật biểu
hiện qua hệ tư tưởng đạo đức và ở những mức độ khác nhau qua phong tục
và tập quán.
Trong tất cả những mối quan hệ xã hội được nêu ở trên,nhân cách không
chỉ là một khách thể mà còn là một chủ thể. Cá nhân là một tồn tại có ý
thức,nó có thể lựa chọn phương thức sống của mình và do đó nó lựa chọn
những phản ứng khác nhau trước tác động hoàn cảnh xã hội. Trong môi
trường xã hội ta còn thấy những hiện tượng tâm lý xã hội quần chúng khác
ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý nhân cách. Dư luận và tâm trạng
chung,đó là sự phán xét đánh giá của sự đông người về sự kiện đời sống xã
hội của hoạt động tập thể của hành vi cá nhân. Dư luận được hình thành
thầm lặng hoặc có ý thức. Có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực trong đời
sống được bắt nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh,phát triển trên
tâm trạng xã hội và có ảnh hưởng trở lại tâm trạng đó:
-
Tâm trạng chung bao trùm bầu không khí lạc quan hay bi quan-sức phấn
đấu chung của nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung
đó. Ví dụ :lời nói cử chỉ ,việc làm,cách nhìn,nếp nghĩ của một thành viên
đều có muôn màu muôn vẻ của tâm trạng chung đó, tình cảm của nhân cách
được kết tinh dần dần từ đó. Ta có thể thấy tâm trạng chung của một gia
đình,một nhóm bạn,một thế hệ,một dân tộc,một thời đại.
-
Thi đua là phương thức tác động qua lại giữa các cá nhân,nhóm và tập
thể làm tăng cho kết quả hoạt động của nhau nhiều phẩm chất nhân cách,tập
thể được phát triển qua thi đua.
-
Bắt chước thể hiện ra trong mọi lĩnh vực của đời sống (học tập,vui
chơi,lao động giao tiếp) bắt chước diễn ra một cách có ý thức hay không có
ý thức,bắt chước trong các giao tiếp,ngôn gữ,trong ăn mặc…
3. Nhân tố giáo dục
Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ
vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.
Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và
phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những
giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong tâm lý học,giáo dục thường được hiểu như là quá trình tác động có ý
thức,có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng,đạo đức và hành vi trong
tập thể trẻ em và học sinh,trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà
trường. Nhưng thực ra giáo dục còn có nghĩa rộng hơn,giáo dục bao gồm cả
việc dạy học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khá,trực tiếp hoặc gián
tiếp trong lớ và ngoài lớp,trong trường và ngoài trường,trong gia đình và
ngoài xã hội. vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách của thế hệ trẻ được thể hiện ở nhũng điều sau đây:
- Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh
theo chiều hướng đó.
-
Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh-di truyền
hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Chảng hạn,nếu đứa trẻ
sinh ra không bị khuyết tật thì theo sự tăng trưởng và phát triển của cơ
thể,đến một giai đoạn nhất định đứa trẻ sẽ biết nói. Nhưng muốn biết đọc
được .
-
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con
người. Ví dụ giáo dục trẻ em bị khuyết tật có thể được phục hồi những chức
năng đã mất,hoặc có thể phát triển tài năng và trí tuệ một cách bình thường.
-
Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát
của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong
muốn của xã hội. Chẳng hạn như giáo dục trẻ em hư hoặc cải tạo lao động
đối với người phạm pháp.
-
Giáo dục có thể đi trước hiện thực , trong khi tác động tự phát của xã hội
chỉ ảnh hưởng tới cá nhân ở mức đọ hiện có của nó. Chẳng hạn,mục tiêu
giáo dục của chúng ta là xây dựng những con người mới xã hội chủ nghĩa.
- Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học hiện đại đã
chứng minh rằng sự hát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách
tốt đẹp trong điều kiện của sự dạy học và giáo dục.
Tuy nhiên,giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát
triển tâm lý của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo
hướng đó. Còn cá nhân học sinh có phát triển theo hướng đó hay không,phát
triển đến mức độ nào điều này giáo dục không trực tiếp quyết định được.
Như vậy,giáo dục một mặt cung cấp cho con người kỹ năng kỹ xảo,mặt
khác hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo
yêu cầu của sự phát triển xã hội. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc
hình thành tâm lý nhân cách,gia đình,nhà trường và xã hội muốn đạt tới sự
hoàn thiện nhân cách của trẻ cần quan tâm rất lớn đối với hoạt động giáo
dục.
4. Nhân tố hoạt động
Hoạt động là sự tác động qua lại có định hướng giữa con người với thế
giới xung quanh,hướng tới biến đổi nó nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
Con đường tác động có mục đích,tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế
hệ trẻ sẽ không có hiêu quả nêu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp
nhận,không hương ứng những tác động đó,không trực tiếp tham gia vào các
hoạt động nhằm phát triển tâm lý,hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động
mới là nhân tố tác động quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách của cá nhân.Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự
tự thân vận động,về động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Hoạt
động của cá nhân nhằm để thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu xã
hội,vật chất hay tinh thần của đời sống riêng hay đời sống xã hội là những
biểu hiện phong phú về tính tích cực của nhân cách.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người,là nhân tố quyết định trực
tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt
động có mục đích,mang tính xã hội,cộng đồng,được thực hiện bằng những
thao tác nhất định,với những công cụ nhất định. Thông qua hai quá trình đối
tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động và nhân cách được bộc lộ và hình
thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của
bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác cũng thông qua hoạt động con
người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giới khách
quan.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt
động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành nhân cách con
người phải tham gia vòa các hoạt động khác nhau,nhất là các vai trò của hoạt
động chủ đạo.
Như vậy khác với động vật,hoạt động của con người có mục đích,có ý
thức. Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với sự
hình thành và phát triển ý thức,là nguồn gốc và nội dung của ý thức. Hoạt
động của con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ của con
người với sự vật mà cả trong mối quan hệ với người khác.
5. Yếu tố giao tiếp
Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa người với người,qua
đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông
tin,hiểu biết,rung cảm,ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau.
Khác với hoạt động, đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý
sống động,những nhân cách hoàn chỉnh . Ở đây diễn ra mối quan hệ giữa
chủ thể và chủ thể.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu
giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản,xuất hiện sớm nhất ở con
người.Nhờ giao tiếp,con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội,lĩnh hội
nền văn hóa xã hội,chuẩn mực xã hội,đồng thời thông qua giao tiếp,con
người đóng góp năng lực của mình vào kho tang chung của nhân loại.
Trong giao tiếp,con người không chỉ nhận được thức người khác,nhận thức
các quan hệ xã hội,mà còn nhận thức được chính bản thân mình,từ đó đối
chiếu so sánh mình với người khác,với chuẩn mực xã hội,tự đánh gia bản
thân mình như là một nhân cách.
Như vậy yếu tố giao tiếp là nhân tố cơ bản hình thành nên nhân cách con
người.
III. Liên hệ thực tiễn
Để minh chứng cho những khẳng định về các nhân tố ảnh hưởng tới sự
hình thành và pháp triển nhân cách con người tôi xin đưa ra một trường hợp
cụ thể như sau : Ở Trung Quốc,chu đệ cướp ngôi vua Kiến Văn Đế rồi giam
con của Kiến Văn Đế là Kiến Văn Khuê cô lập với hoàn cảnh xã hội,tuy cho
ăn uống tử tế,suốt từ 2 tuổi tới khi 57 tuổi mới phóng thích, Nguyễn Văn
Khuê đã trở thành đần độn,chẳng nhận ra đâu là bò,đâu là ngựa.
nữa.
Trước tiên ta phải khẳng định Kiến Văn Khuê bị như vậy là do không
được giáo dục trong môi trường phù hợp,mà như ta đã biết nhân tố giáo dục
là nhân tố chủ đạo hình thành nên nhân cách con người. Vậy mà Kiến Văn
Khuê đã bị giam lỏng, tuy cho ăn uống đầy đủ để duy trì hoạt động sống
nhưng Khuê ít tiếp xúc vói con người,không được người lớn chỉ bao cho
những kinh nghiệm sống,không được dạy học,hay nói cách khác là không
được giáo dục hình thành nhân cách. Nếu Khuê được sống trong môi trường
giáo dục như bao đứa trẻ khác thì sẽ có những nhận thức về thế giới
quan,được môi trường giáo dục vạch ra nhiều hướng cho sự hình thành phát
triển nhân cách và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó.
Thứ hai phải kể đến hoàn cảnh sống của Kiến Văn Khuê cũng tác động
quan trọng tới việc hình thành phát triển nhân cách cũng như nhận thức về
thế giới quan. Kiến Văn Khuê không được tiếp xúc với cỏ,cây hoa,lá,động
vật,không tham gia vào các quan hệ xã hội,quan hệ sản xuất,đời sống con
người…làm cho sự nhận thức về sự vật hiện tượng một cách mờ nhạt.
Nhân tố hoạt động và giao tiếp cũng là những nhân tố tác động trực tiếp
và cơ bản, do không được tiếp xúc với con người,không tham gia vào các
hoạt động sống,hoạt động giao tiếp con người với con người. Nếu thông qua
giao tiếp và hoạt động sẽ giúp Kiến Văn Khuê lĩnh hội được những kinh
nghiệm xã hội bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách .
C.
KẾT LUẬN
Như vậy có năm nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân
cách là di truyền,hoàn cảnh sống,giáo dục, hoạt động và yếu tố giao tiếp.
Mỗi nhân tố có những hướng tác động khác nhau tới sự hình thành và phát
triển nhân cách con người. Trong bối cảnh nước ta hiện nay vấn đề nhân
cách con người cần được coi trọng,và bổ sung hoàn thiện hơn nữa nhất là
đối với học sinh-sinh viên.
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm nhân cách………………………………………………..
1
II. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phat triển nhân cách.. 1
1. Di truyền……………………………………………………………… 2
2. Hoàn cảnh sống………………………………………………………. 3
3. Nhân tố giáo dục……………………………………………………
6
4. Nhân tố hoạt động…………………………………………………… 7
5. Nhân tố giao tiếp…………………………………………………….. 9
III. Liên hệ thực tiễn…………………………………………………… 9
C. KẾT LUẬN