Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn tăng tiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp chủ nhệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.91 KB, 12 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS BÌNH THẠNH
˜™

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
TĂNG TIẾT GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC CỦA LỚP CHỦ NHIỆM.

Hä vµ tªn gi¸o viªn :
N¨m häc:

Trương Thị Bích Nga.

2011 - 2012.

Phần I: Lời nói đầu:
Kính thưa quý đồng nghiệp thân mến!
Như chúng ta đã biết, nhân ngày khai trường năm học đầu tiên sau cách mạng tháng tám
trong thư Bác viết: “Non sông Việt nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam
Trương Thị Bích Nga
Trang 1


có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn ở
công học tập của các em”. Khi viết như thế là Bác đã đặc trọn niềm tin, hy vọng vào việc
học tập của thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai, đồng thời Bác muốn khẳng định với chúng
ta rằng thế hệ trẻ việt Nam là người chủ tương lai của đất nước, chính họ sẽ đem lại sức
sống, đem lại hy vọng, đem lại tương lai tươi sáng của đất nước. Và để thực hiện được điều
đó thì lớp trẻ Việt Nam phải cố công học tập nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên
môn góp phần thúc đẩy nền giáo dục khoa học, kỹ thuật nước nhà ngày càng phát triển. Lê


– nin cũng có lời khuyên thật sâu sắc dành cho thế hệ trẻ Việt Nam: “ Học, học nữa, học
mãi” chỉ có con đường học vấn là con đườngnền tảng đưa kinh tế nước nhà thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng phát triển. Tuy nhiên, với trọng trách to lớn ấy thì thế hệ học
sinh vẫn chưa đủ khả năng thực hiện tốt mà cần phải nhờ vào sự giúp đỡ, hướng dẫn, dìu
dắt của lớp người đi trước. Chẳng ai khác đó chính là ất cả nhà giáo chúng ta nói chung và
bản thân tôi nói riêng đều thấy trách nhiệm, nhiệm vụ lớn lao của mình đối với sự nghiệp
giáo dục .Là một nhà giáo, chúng ta phải đặt mục tiêu đẩy mạnh chất lượng của giáo dục
lên hàng đầu. Đẩy mạnh chất lượng thực sự của giáo dục không phải gắn liền với thành
tích mà bằng sự nhiệt tình, bằng cái tâm của nhà giáo, đều chung một tấm lòng “ tất cả vì
học sinh thân yêu”. Có như thế thì ta mới đứng vững trên bục giảng với một niềm tin “ Học
trò mình rồi đây sẽ trưởng thành và tự tin bước vào đời bằng tri thức mà chúng ta truyền
dạy”. Là một giáo viên chủ nhiệm, một giáo viên bộ môn thì tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và
tìm hiểu từng đối tượng học sinh, đặc biệt luôn theo sát những học sinh yếu kém để kịp
thời động viên giúp đỡ hướng dẫn, phụ đạo, tăng tiết bằng một tinh thần đầy trách nhiệm,
bằng một tấm lòng yêu thương gần gũi nhất để các em củng cố lại kiến thức bị hỏng, an
tâm đến lớp vì mỗi ngày đến trường là một niềm vui.
PHẦN II: NỘI DUNG
1/ Cơ sở xuất phát :
Trong những năm qua ngành giáo dục nói chung Trường THCS Bình Thạnh nói riêng rất
quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục qua nhiều hoạt động.
Trương Thị Bích Nga

2


+ Các Cấp chính quyền địa phương, đoàn thể luôn quan tâm hổ trợ .
+ Ý thức của người dân nâng lên một bước trong lĩnh vực giáo dục .
+ Từng giáo viên đã ý thức được nâng cao chất lượng giáo dục là một vấn đề cần
thiết để phát triển giáo dục .Bản thân của mỗi giáo viên chủ nhiệm và GVBM đã rất nhiệt
tình và đã có nhiều giải pháp để “Nâng cao chất lượng giáo dục”.

Chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm đạt nhiều kết quả rất khả quan. Đó cũng chính là lí
do mà tôi chọn đề tài “ Tăng tiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp chủ
nhệm”.
2/ Mục tiêu đề tài:
Phó thủ tướng Vũ Khoan đã từng khẳng định hành trang bước vào thế kỉ mới. Con người
chính là động lực phát triển của xã hội. Một xã hội phát triển đòi hỏi con người phải có
trình độ đặc biệt và trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang trong thời kì hội nhập và
ngành giáo dục đang thực hiện mục tiêu “Nâng cao chất lượng giáo dục”. Muốn làm được
điều đó thì trước hết chúng ta cần cho học sinh thấy được tầm quang trọng của việc học
trong thời đại hiện nay.
- Thật đúng vậy đây là một vấn đề trăng trở của các cấp lãnh đạo , đặc biệt là các nhà
quản lí giáo dục. Bởi thế chúng ta phải xác định, tìm ra những giải pháp hữu hiệu
nhất để “ nâng cao chất lượng giáo dục”.
- Phối hợp tốt với các môi tường giáo dục như: Nhà trường – gia đình – xã hội trong
công tác giáo dục để thực hiện tốt vấn đề này.
3/ Đặc điểm tình hình:
a) Thuận lợi:
+ Được nhà nước quan tâm xem giáo dục là quốc sách hang đầu .
+ Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo, Ban Giám Hiệu Trường.
+ Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn , nhiệt tình tận tụy trong nghề nghiệp.
+Cơ sở vật chất khá khang trang, thiết bị bàn ghế và ĐDDH khà đầy đủ.

Trương Thị Bích Nga

3


+ Tinh thần hiếu học của học sinh đã được nâng lên phần lớn các gia đình đã quan tâm
chăm lo cho công việc học tập của con em mình .
b) Khó khăn:

+ Vẫn còn một số phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc học.
+ Gia đình thiếu quan tâm .
+ Gia đình khó khăn về kinh tế và các em phải phụ giúp gia đình.
+ Ảnh hưởng của xã hội: nhiều dịch vụ trò chơi Patin, điện tử, bida…ở khu vực gần
trường đã thu hút học sinh bỏ tiết, không tập trung dẫn đến việc học yếu.
+ Bản thân một số học sinh thiếu ý thức chưa xác định được động cơ học tập, ỷ lại gia
đình.
4/ Các giải pháp thực hiện trong thời gian qua:
a) Giải pháp chung:
Có thể nói nâng cao chất lượng giáo dục là một nhiệm vụ không phải của riêng ai và
hơn thế nữa không chỉ một người làm được mà cần phải có sự phối hợp tốt giữa ba mội
trường: Nhà trường- gia đình- xã hội.
- Lập kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm.
- Phát huy tốt công tác xã hội hóa giaó dục.
- Phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể.
b) Giải pháp cụ thể:
- Ngay từ đầu năm học sau khi nhận lớp chủ nhiệm xem qua kết quả học tập năm
2009-2010 và kết quả khảo sát đầu năm 2010-2011 các em học còn yếu chủ yếu ở
các môn chủ lực như môn Văn, Toán, Anh văn bản thân lập bản thống kê theo số
liệu sau:
BẢN THỐNG KÊ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TSHS

Trương Thị Bích Nga

Môn
Xếp loại

Văn
SL


Toán
TL
4

SL

TL

Anh văn
SL
TL


Giỏi
1
Khá
5
35
TB
15
Yếu
14
Kém
- Sau khi lập bản thống kê bản thân

2.85%
14.28%
42.85%
40%


1
4
14
16

2.85%
11.42%
40%
45.71

2
3
14
14
2
tiến hành tìm hiểu nguyên nhân từng

5.7%
8.57%
40%
40%
5.7%
đối tượng

trong lớp và GVBM có nhận xét chung các em đã bị hỏng một phần kiến thức ở lớp
dưới, khi lên lớp trên, bài dài kiến thức nhiều một số học sinh không theo kịp dẫn đến
học sinh chán học.Từ những nguyên nhân trên bản thân đưa ra những giải pháp sau:
*Ban Giám Hiệu:
- Đầu năm học BGH lập kế hoạch phổ biến đến GVCN, đến phụ huynh nhân dịp đại hội

cha mẹ học sinh đầu năm. Nhằm hướng đến phương pháp dạy học hiện nay.
- Thường xuyên theo dõi sâu sắc chỉ đạo và hổ trợ GVCN để thực hiện tốt kế hoạch
nhiệm vụ của năm học.
- Nhắc nhở GV luôn sử dụng phương pháp mới nhắm gây hứng thú cho các em học tập.
* Đoàn – Đội:
- Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua học tập giữa các lớp.
- Phối hợp với tổng phụ trách tổ chức thi đua thành vòng tròn khép kín
- Làm tham mưu cho BGH chỉ đạo cho GVBM ra câu hỏi ôn tập kiến thức
- Đổi mới hình thức sinh hoạt dưới cờ ( lồng ghép những câu hỏi nhằm ôn tập kiến
thức, nhấn mạnh kiến thức, kể chuyện xoay quanh vấn đề học tập mẫu chuyện dài
không quá 5’ hoặc kể các mẫu chuyên về Bác Hồ liên quan đến học sinh…).

*GVCN:
- Lập kế hoạch trình lên được BGH trường chấp thuận và thông qua tổ chuyên môn và
các ban ngành đoàn thể hổ trợ.

Trương Thị Bích Nga

5


- Tiến hành họp phụ huynh đầu năm, thông qua chất lượng khảo sát đầu năm ở các môn
chủ lực như Văn, Toán, Anh văn của từng học sinh về những mặt yếu kém của các em
phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp là “ Tăng tiết” để lấy ý kiến của PHHS.
Được đa số phụ huynh học sinh thống nhất tán thành.
- Phụ huynh học sinh sẽ thu tiền để bồi dưỡng giáo viên dạy tăng tiết ở ba môn Văn,
Toán, Anh văn PHHS thống nhất cao.
- Giao việc thu tiền bồi dưỡng cho ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đảm nhận và
bồi dưỡng cho GVBM dạy tăng tiết.
- Sau khi họp Ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất chương trình kế hoạch “ Tăng

tiết”, GVCN mời các thầy cô có nhiều kinh nghiệm và đang phụ trách các môn Văn,
Toán, Anh văn của lớp mình chủ nhiệm dạy tăng tiết cho các em chủ yếu hướng dẫn ôn
tập kiến thức cũ hướng dẫn cách làm bài tập trong sách giáo khoa và những bài tập
tương tự, cho một số bài tập về nhà làm tiết sau gọi học sinh lên bảng hoặc đứng lên
trình bày trước lớp, GVBM uốn nắn từ từ khắc sâu kiến thức bị hỏng, chú trọng đến
những em yếu, nhút nhát , khen khi các em làm đúng hay trả lời đúng dù là một vấn đề
nhỏ.
- Thường xuyên tham mưu với BGH Trường để cập nhật điều chỉnh kế hoạch cho phù
hợp.
- Phối hợp tốt với GVBM, đoàn thể nhà trường.
- GVCN chịu trách nhiệm quản lí học sinh lớp mình trong thời gian tăng tiết (trong thời
gian chính khóa hay trái buổi).
- Tổ chức cho các em học nhóm (học trái buổi) .
- Chọn các em khá giỏi làm nhóm trưởng, nhóm phó. Mỗi nhóm 5-6 em cùng xóm
hoặc cùng ấp học hai tiết/ buổi, hai buổi/tuần cùng nhau giải bài tập của giáo viên cho
về nhà làm. GVCN có kế hoạch kiểm tra việc học tập của nhóm tránh tình trạng học
sinh rũ nhau rong chơi hoặc bấm điện tử…

Trương Thị Bích Nga

6


- GVCN thông báo giờ giấc học tăng tiết (vừa chính khóa vừa học nhóm) cho phụ
huynh học sinh nắm để phối hợp quản lí học sinh.
- Phối hợp với GVBM để biểu dương khen thưởng kịp thời những học sinh tiến bộ
nhằm khích lệ việc học tập của các em.
- Hướng dẫn học sinh xây dựng góc học tập ở nhà và sắp xếp thời gian biểu cho phù
hợp.
- Xây dựng tổ chức học tập trong lớp khuyến khích học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh

yếu kém.
- Phát huy vai trò “ Đôi bạn cùng tiến”
- GVCN xếp chổ ngồi cần xen kẽ học sinh khá giỏi với học sinh yếu kém.
- Thường xuyên tiếp xúc với phụ huynh đặc biệt là những phụ huynh có con em là học
sinh yếu kém.
- Sau mỗi tháng điểm đều phải họp phụ huynh để rút kinh nghiệm và bản giải pháp mới.
- Với giải pháp này thì vai trò của GVCN rất quan trong vì hơn ai hết GVCN là người
gần gũi với học sinh của lớp mình, hiểu rõ vế đặc điểm cá tính, hoàn cảnh của từng học
sinh lớp mình chủ nhiệm. Vì thế GVCN phải theo dõi quan tâm uốn nắn kịp thời học
sinh chưa ngoan, để giúp các em có suy nghĩ đúng đắn về việc học của mình từ đó các
em có ý chí vươn lên.
* Phối hợp với GVBM:
- Phối hợp với GVBM thực hiện tốt tiết học thân thiện học sinh tích cực.
- Phối hợp GVBM để thực hiên tốt vai trò là người dẫn đường tổ chức hoạt động tìm tòi
của học sinh giúp các em nhận ra vấn đề.
- Phối hợp chặt chẽ với GVBM để uốn nắn kịp thời với học sinh chưa ngoan hướng các
em tới đích của việc học .
- Phối hợp với GVBM để thực hiện tốt cuộc vận động mỗi thấy giáo, cô giaó là một tấm
gương đạo đức tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo .

Trương Thị Bích Nga

7


- Trong quá trình giảng dạy quan tâm nhiều đến những học sinh yếu kém của lớp
thường xuyên gọi các em học yếu, phát huy tính tích cực sáng tạo, động viên khen các
em tích cực xây dựng bài, làm bài tập…và cung cấp cho GVCN những học sinh chưa
ngoan, quá yếu để GVCN đến tiếp xúc gia đình bàn về vấn đề học tập của em.
5/ Kết quả thực hiện đề tài:

Nhờ sự quan tâm hổ trợ của các cấp lãnh đạo, ngành, BGH, sự phối hợp chặt chẽ ba môi
trường: Nhà Trường - gia đình - xã hội. Nên giải pháp “ Tăng tiết để góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm” dần có hiệu quả.
Các em thực hiện đúng 100% về việc lập thời gian biểu ở nhà và chuẩn bị gốc học tập cho
mình.
Bằng chứng là từ tháng điểm thứ 1 đến cuối HKI chất lượng của lớp đã được nâng lên.
BẢN THỐNG KÊ HỌC LỰC HKI(2010 – 2011)
Tshs

Xếp

Năm học 2010 - 2011

loại

Tháng 9-10

Tháng 11

Thang12

KHI

Giỏi

0

0

0


0

Khá

5

8

9

11

TB

14

16

17

19

Yếu

11

6

6


5

Kém

14

5

3

0

35

Ở tháng điểm thứ 1: từ TB trở lên đạt 54.2%
Ở HKI: Từ TB trở lên đạt 85.7%

Trương Thị Bích Nga

8


- Sau khi kết thúc học kì I GVCN mời GVBM dạy tăng tiết cho lớp họp đánh giá nhận
xét mặt được và chưa được của lớp và đề ra giải pháp để kích thích tinh thần học tập
của lớp như câu hỏi có thưởng, đôi bạn cùng tiến, học sinh giỏi kèm học sinh yếu sẽ
được nhận thưởng của lớp hoặc tuyên dương dưới cờ.
PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Kết quả đạt được qua giải pháp “ Nâng cao chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm”. Bản
thân đã rút ra bài học kinh nghiệm sau :

+ Phải có sự quan tâm lãnh đạo chặt chẽ của BGH trong quá trình thực hiện phải có
sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: Nhà trường – gia đình – xã hội , các bộ phận
trong nhà trường.
+ Đội ngũ giáo viên thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành đề ra đặc biệt là nâng
cao chất lượng .
+ Gia đình thật sự quan tâm đấn việc học của học sinh, ý thức học tập của các em
được nâng lên đặc biệt là phải thấy được tầm quan trọng của việc học tập.
+ GVCN phải xem học sinh là con em của mình, quan tâm hết mình .
+ Luôn thân thiện với học sinh.
+ Khen thưởng GVCN khi làm tốt công tác này.

PHẦN IV: TỰ NHẬN XÉT VỀ BẢN THÂN ĐỀ TÀI:

Trương Thị Bích Nga

9


Qua thời gian thực hiện đề tài “Tăng tiết góp phần nâng cao chất lượng của lớp chủ
nhiệm”. Đã giúp bản thân nhận thức nhiều hơn nữa về tầm quan trong của việc nâng cao
chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Để thực hiện vấn đề trên đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận . Sự quan
tâm của các bật cha mẹ học sinh thêm vào đó là ý thức của học sinh.
Với vai trò là GVCN bản thân sẽ cố gắng hơn nữa để thực hiện tốt các cuộc vận động của
ngành đề ra và đặc biệt là thực hiện đạt kết quả tốt nhất về đề tài của mình ở năm học 2010
– 2011.Với tầm nhìn còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận
được sự đóng góp từ quý đồng nghiệp để bản thân có nhiều kinh nghiệm và thực hiện tốt
hơn nữa trong những năm học sau .
Bình Thạnh, ngày 6 tháng 3 năm 2011
Người viết


TRƯƠNG THỊ BÍCH NGA

Ý kiến nhận xét của HĐKH trường
Trương Thị Bích Nga

10


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..........................................................................................................................
Ý kiến nhận xét của HĐKH cấp trên
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

MỤC LỤC
Trương Thị Bích Nga

11


I.LỜI NÓI ĐẦU.
II.PHẦN NỘI DUNG.
1. Cơ sở xuất phát.
2. Mục tiêu đề tài.
3. Đặc điểm tình hình.
4. Giải pháp trong thời gian qua.
5. Kết quả thực hiện đề tài.
III.BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
IV. TỰ NHẬN XÉT VỀ BẢN THÂN ĐỀ TÀI.

Trương Thị Bích Nga

12



×