Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu và đề xuất biện pháp thi công giếng nghiêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 131 trang )

-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay, khắp nơi trên thế giới đều nhận thức rõ ràng là các công trình thủy
điện là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng to lớn cho sự phát triển của mỗi quốc
gia.
Đối với đường hầm nhà máy thủy điện đi qua vùng có địa hình thay đổi đột
ngột, địa chất phức tạp ta phải thi công giếng nghiêng.
Tuy nhiên, công tác thi công giếng nghiêng lại hết sức khó khăn về lựa chọn
biện pháp và thiết bị thi công do đặc thù về địa hình, địa chất xung quanh khu vực
xây dựng công trình.
Đề tài “Nghiên cứu và đề suất biện pháp thi công giếng nghiêng ” là hoàn
toàn cần thiết và có ứng dụng thực tế cao trong công tác thi công tuyến năng lượng
của các công trình nhà máy thủy điện.
II.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

Đưa ra giải pháp thi công giếng nghiêng hợp lý nhằm giảm chi phí và đẩy
nhanh tiến độ thi công
III.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu, đề suất biện pháp thi công giếng nghiêng của công trình thủy
điện Đakđrinh bằng phương pháp đào Robin và cốp pha trượt.
IV.



CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ DỰ
KIẾN ĐẠT ĐƯỢC

1. Cách tiếp cận
Qua các môn học trong chương trình đào tạo Cao học của Trường đại học
Thủy Lợi.
Từ các tài liệu thiết kế, thi công của các công trình ngầm điển hình của Việt
Nam và các nước trên mạng Intenet và thực tế mà Học viên đã thi công.


-2-

2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp thi công các công trình ngầm.
Nghiên cứu đặc điểm về địa hình, địa chất, tổ chức giao thông công trình
thủy điện Đakđring.
Đề suất biện pháp thi công giếng nghiêng bằng phương pháp khoan Robin.
3. Kết quả dự kiến đạt được
Đưa ra được biện pháp thi công giếng nghiêng cụ thể áp dụng cho công trình
thủy điện Đăkđring.
V.

NỘI DUNG LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG ĐƯỜNG HẦM

1.1. Các phương pháp xây dựng đường hầm
1.1.1. Phương pháp đào hầm bằng khoan nổ
1.1.2. Phương pháp đào hầm theo phương pháp NATM
1.1.3. Phương pháp đào hầm bằng khiên và máy TBM

1.1.4. Phương pháp đánh chìm
1.1.5. Phương pháp đào lấp
1.1.6. Phương pháp kích ép
1.2. Các công tác chính trong thi công đường hầm bằng phương pháp khoan
nổ
1.2.1. Công tác trắc đạc
1.2.2. Công tác khoan gương nổ mìn
1.2.3. Công tác thông gió
1.2.4. Công tác cấp điện, nước
1.2.5. Công tác bốc xúc vận chuyển đá sau khi nổ mìn
1.2.6. Gia cố hầm
1.2.7. Công tác thi công vỏ hầm
1.3. Kết luận


-3-

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THI CÔNG ĐƯỜNG HẦM

2.1. Điều kiện địa chất và địa chất thủy văn công trình
2.1.1. Điều kiện địa chất công trình
2.1.2. Điều kiện địa chất thủy văn công trình
2.2. Các yêu cầu về môi trường xây dựng trong thi công đường hầm
2.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ trong thi công
2.2.2. Yêu cầu về thoát nước trong thi công
2.2.3. Yêu cầu về thông gió và cấp khí trong thi công
2.3. Công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công đường
hầm
2.3.1. An toàn trong công tác khoan
2.3.2. An toàn trong công tác nổ mìn

2.3.3. An toàn thiết bị
2.3.4. An toàn trong công tác cốp pha, cốt thép
2.3.5. An toàn trong lắp đặt và sử dụng điện
2.3.6. An toàn trong công tác đào xúc vật liệu bằng thủ công
2.3.7. Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường
2.4. Kết luận
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG GIẾNG NGHIÊNG BẰNG THIẾT BỊ
ĐÀO ROBIN VÀ CỐP PHA TRƯỢT

3.1. Các phương pháp thi công giếng nghiêng
3.1.1. Phương pháp đào từ trên xuống
3.1.2 Phương pháp đào từ dưới lên
3.1.3. Phương pháp hỗn hợp
3.2. Phương pháp đào bằng thiết bị Robin
3.2.1. Cấu tạo và chủng loại của thiết bị đào Robin
3.2.2. Các công thức tính toán và lựa chọn thiết bị
3.2.3. Các bước thi công chính trong phương pháp đào bằng Robin
3.3. Phương pháp thi công vỏ giếng nghiêng


-4-

3.3.1. Nguyên lý thi công vỏ giếng nghiêng
3.3.2. Thiết kế cốp pha
3.4. Kết luận
CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐĂKĐRINH

4.1. Tổng quan về công trình thủy điện Đăkđrinh
4.1.1. Vị trí công trình
4.1.2. Nhiệm vụ công trình

4.1.3. Các thông số chính của tuyến năng lượng
4.2. Tổ chức thi công đào bằng thiết bị robin
4.2.1. Tính toán và lựa chọn thiết bị đào dẫn hướng
4.2.2. Công tác đào mở rộng
4.2.3. Công tác gia cố sau khi đào
4.2.4. Công tác bốc xúc vận chuyển đất đá sau khi đào
4.3. Tổ chức thi công vỏ giếng nghiêng bằng cốp pha trượt
4.4.1. Công tác cốp pha
4.4.2. Công tác cốt thép
4.4.3. Công tác bê tông
4.5. Kết luận:


-5-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
ĐƯỜNG HẦM
1.1.

Các phương pháp xây dựng đường hầm
Khi thi công hầm qua các vùng địa chất khác nhau người ta có những

phương pháp đào khác nhau như:
- Phương pháp đào hầm bằng khoan nổ
- Phương pháp đào hầm theo phương pháp NATM
- Phương pháp đào hầm bằng khiên và máy TBM
- Phương pháp đánh chìm
- Phương pháp đào lấp
- Phương pháp kích ép
1.1.1. Phương pháp đào hầm bằng khoan nổ

Trình tự thi công phương pháp này gồm nhiều công đoạn
1.1.1.1. Khoan lỗ mìn
Trong đào hầm thường dùng phương pháp nổ mìn lỗ nông. Số lượng lỗ mìn
được khoan phụ thuộc vào độ cứng và mức độ nứt nẻ của đất đá, chiều sâu lỗ mìn,
loại thuốc nổ và trọng lượng bao thuốc. Chiều sâu lỗ mìn lấy sâu hơn chiều sâu tiến
của khoang đào.
5
1

α

2
3

5

W
Lk
Hình 1-1: Các dạng chính của nổ mìn lỗ nông.

4


-6-

1- Lỗ mìn tạo mặt thoáng

3- Đáy lỗ mìn

5- Lỗ mìn phá


2- Phễu do lỗ mìn rãnh tạo ra

4 - Lỗ mìn sửa hoặc mìn viền

Trong đó:
W: Đường cản ngắn nhất
Lk: Bước tiến của đường hầm hay chiều dài sau một chu kỳ khoan -nổ.
α: Góc nghiêng của lỗ mìn tạo rãnh.
Trong gương đào của đường hầm, các lỗ mìn được nổ theo trình tự sau:
* Trường hợp nổ mìn sửa:
- Nổ lỗ mìn tạo rãnh (1) trước
- Sau khi tạo phễu (2) tiến hành nổ 5,4.
* Trường hợp nổ mìn viền:
- Nổ (4) trước
- Sau đó nổ (1) và (5).
Thiết bị khoan trong đường hầm hiện nay thường dùng loại máy khoan có
thể tự di chuyển hoặc được đặt trên xe. Ví dụ như khi thi công đường hầm dẫn dòng
Cửa Đạt sử dụng loại khoan xoay đập, có thể khoan trên toàn mặt gương đào (D =
9m), thí dụ loại Boomer (Thụy Điển) gồm ba cần khoan một lần. Máy khoan này
còn dùng hỗ trợ công tác cậy đá long rời, rửa đá, đặt đinh thép hoặc neo đá vào
gương đào. Chiều sâu khoan nổ tối đa để nổ theo lý thuyết bằng bán kính Tuynen
song cần tính toán nổ thử để quyết định. Kinh nghiệm ở công trình Cửa Đạt (Lk <
4,5m) để giảm nứt nẻ đá xung quanh tuynen, đảm bảo chống thấm tốt cũng như
giảm phụt vữa.
1.1.1.2. Công tác nổ phá
Thuốc ammônít N0-1 là loại thuốc thường dùng trong việc đào đường hầm,
nén từng thỏi 36 mm, dài 13,5 cm, trọng lượng 200 gram, khả năng phá vỡ mạnh,
yếu hơn một chút là loại chứa 62% dinamit (hệ số hao hụt 1,07 so với loại ammônít
N0-1). Ammônít N0-6 thường áp dụng cho những loại đá cứng trung bình.

Nổ mìn tạo mặt phẳng: Phần giữa mặt cắt của đường hầm được nổ sao cho
khối lượng còn sót lại so với thiết kế theo chu vi là nhỏ. Khối lượng còn lại này


-7-

được nổ sau khi đã kích nổ mìn phá nhờ các lỗ mìn bổ sung có đường kính nhỏ hơn,
khoan theo đường viền của mặt cắt, song song với trục đường hầm, khoảng cách
giữa các lỗ là 20 cm. Các lỗ mìn được nạp thuốc theo trình tự: Một lỗ nạp thuốc,
một lỗ không nạp thuốc, sau đó lặp lại như trên. Loại thuốc có tính năng phá yếu
hơn so với loại thuốc nổ phá.
Đối với đường hầm Cửa Đạt đã gây nổ bằng kíp nổ điện vi sai (nổ mìn tạo
rãnh trước, sau đó nổ phá cuối cùng nổ mìn sửa).
Trường hợp 3 cấp vi sai thì có các kíp nổ ứng với 10ms, 20ms, 35ms.
Nếu cần 4 cấp (lỗ mìn phá nhiều, nổ 2 đợt) thì có các kíp nổ ứng với 10ms,
20ms, 35ms, 50ms.
Sử dụng lỗ mìn sửa theo chu vi mặt cắt đường hầm nhằm hạn chế tối đa nứt
nẻ do nổ mìn. Quy mô một lần nổ (ứng cấp vi sai với khối lượng thuốc nổ lớn nhất)
cần phải nhỏ hơn lượng thuốc nổ cho phép để vận tốc sóng xung kích bé hơn tốc độ
lay động hạt đá, tránh gây ảnh hưởng đến vật chống đỡ cũng như chất lượng đá
xung quanh hầm.
1.1.2. Phương pháp NATM
Việc áp dụng các vì chống bằng neo thép kết hợp với bê tông phun và lưới
thép cho phép hạn chế được biến dạng của khối đất đá xung quanh hầm sau khi đào
hầm và liên kết được các khối đá lại với nhau một cách có hiệu quả, làm cho đất đá
xung quanh hầm trở thành một phần của kết cấu chống đỡ hầm.
Trên lý thuyết này các kỹ sư người Áo đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp
xây dựng hầm mới của Áo NATM (New Austrian Tunnelling Method).
* Nguyên tắc cơ bản của phương pháp xây dựng hầm NATM:
Về lý thuyết kết cấu hầm là tổ hợp giữa đá núi và vỏ hầm, hầm được chống

đỡ chủ yếu bằng khối đất đá xung quanh.
Đây là khái niệm cơ bản của phương pháp NATM. Kỹ sư hầm phải biết vận
dụng khái niệm này vào công tác đào hầm. Hệ thống chống đỡ hầm chỉ nên áp dụng
hạn chế và mang tính hỗ trợ hiệu ứng tự ổn định của khối đá.


-8-

Theo phương pháp NATM, điều quan trọng là phải duy trì cường độ nguyên
thủy của khối đá. Cách chống đỡ truyền thống bằng gỗ hoặc bằng vòm thép không
thể giúp ngăn ngừa sự biến dạng của khối đá xung quanh hầm. Bê tông phải được
phun ngay sau khi đào để có thể ngăn sự biến dạng của khối đá một cách hữu hiệu.
Theo công nghệ thi công hầm truyền thống, vẫn có một khoảng trống giữa hệ
thống chống đỡ và khối đá. Khối đá xung quanh chỉ được chống đỡ thông qua các
điểm tiếp xúc nên có xu hướng biến dạng vào phía trong đường hầm nhằm lấp đầy
khoảng trống nói trên. Sự rời rạc (biến dạng) của khối đá sẽ có xu hướng phát triển
đến độ sâu h tính từ tường hầm. Theo phương pháp NATM, sử dụng bêtông phun
trực tiếp và bám chặt với bề mặt khối đá quanh đường hầm nên ngăn không cho
khối đá biến dạng.
Biến dạng của khối đá phải được ngăn chặn hợp lý vì việc khối đá rời rạc sẽ
làm cho cường độ của nó bị giảm đi. Cường độ của khối đá, phụ thuộc chủ yếu vào
lực ma sát của mỗi phân khối đá, sẽ giảm xuống khi ma sát giảm. Nguyên tắc này
áp dụng chủ yếu đối với đá cứng. Đối với đá mềm, chẳng hạn như lớp đá trầm tích
sau Kỷ Đệ Tam đến Kỷ Đệ Tứ, đặc tính của chúng sẽ phụ thuộc vào lực dính và góc
nội ma sát.
Khối đá phải được giữ trong các điều kiện ứng suất nén ba trục. Cường độ
của khối đá chịu ứng suất nén đơn trục hoặc hai trục thì thấp hơn cường độ trong
điều kiện ba trục.
Cường độ chịu nén của khối đá ở điều kiện nén nhiều trục sẽ cao hơn khối đá
trong điều kiện nén một trục. Sau khi đào hầm, vách hầm sẽ ở trong trạng thái nở

hông cho đến khi hệ thống chống đỡ được lắp đặt. Để duy trì trạng thái ứng suất nén
ba trục và sự ổn định của khối đá, vách hầm phải được phủ kín bằng bêtông phun.
Biến dạng của khối đá phải được ngăn chặn hợp lý. Phải thiết lập hệ thống
chống đỡ để ngăn chặn sự giãn nở (tơi) hoặc nguy cơ đổ sập của khối đá. Nếu hệ
thống chống đỡ được thiết lập một cách thích hợp thì chất lượng của việc đào hầm
sẽ tăng đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế.


-9-

Nếu biến dạng cho phép vượt quá giới hạn, vùng biến dạng dẻo quanh hầm
phát triển và khe nứt xuất hiện. “Ngăn chặn sự biến dạng” nghĩa là giảm thiểu tối đa
sự biến dạng xung quanh hầm do những biến dạng xảy ra trong khi đào hầm là
không thể tránh khỏi, ví dụ biến dạng đàn hồi hoặc biến dạng do nổ mìn. Vì thế,
giới hạn biến dạng cho phép cần được đề ra ứng mỗi loại hệ thống chống đỡ và
được cập nhật từ các kết quả đo đạc quan trắc Địa kỹ thuật.
Hệ thống chống đỡ phải được lắp đặt kịp thời. Lắp đặt các hệ thống chống đỡ
quá sớm hay quá muộn sẽ đem lại kết quả bất lợi. Hệ thống chống đỡ cũng không
được quá mềm hay quá cứng. Các hệ thống chống đỡ cần có một độ mềm dẻo thích
hợp để duy trì cường độ của khối đá.
Nếu hệ thống chống đỡ được lắp đặt quá sớm, áp lực tác dụng lên kết cấu
chống đỡ sẽ rất cao. Mặt khác áp lực sẽ tiếp tục tăng lên khi lắp đặt hệ thống chống
đỡ chậm. Hệ thống chống đỡ được lắp đặt đúng lúc có khả năng giảm tải trọng đến
nhỏ nhất. Nếu hệ thống chống đỡ quá cứng sẽ đắt, quá mềm thì khối đá biến dạng
nhiều, tải trọng tác dụng lên hệ thống chống đỡ sẽ rất cao. Tải trọng tác động lên hệ
thống chống đỡ sẽ giảm đến nhỏ nhất khi hệ thống chống đỡ có độ mềm dẻo thích
hợp.
Để đánh giá thời gian thích hợp khi lắp đặt hệ thống chống đỡ, cần nghiên
cứu khảo sát đặc tính biến dạng phụ thuộc thời gian của khối đá.
Không chỉ dựa vào công tác thí nghiệm trong phòng mà còn phải tiến hành

đo đạc biến dạng đường hầm để đánh giá thời gian thích hợp lắp đặt kết cấu chống
đỡ. Thời gian tự đứng vững của vách hầm, tốc độ của sự biến dạng và loại đá là
những nhân tố quan trọng để tính toán thời gian chống đỡ vách đào của khối đá.
Đối với phương pháp NATM, công việc không thể thiếu được là đo đạc
quan trắc, để đo sự biến dạng của khối đá xung quanh hầm nhằm bổ sung kết cấu
chống đỡ cần khoan sâu vào đá xung quanh gương hầm rồi đặt tensơ. Còn kiểm tra
kích thước gương hầm có đồng quy hay đo cần dùng máy trắc địa.


- 10 -

Những nhân tố được nhắc đến ở trên được xác định từ kết quả đo đạc quan
trắc và những tính toán mang tính thống kê dựa trên kết quả của việc đo đạc quan
trắc rất có ích cho việc dự đoán được sự biến dạng ở bước đào hầm tiếp theo.
Nếu sự biến dạng hoặc sự tơi của khối đá được dự đoán là rất lớn, bề mặt
hầm đã đào phải được phun bê tông kín như là màn che. Kết cấu chống đỡ bằng gỗ
và thép chỉ tiếp xúc với bề mặt tường hầm ở các điểm chèn. Vì thế, đất đá giữa các
điểm tiếp xúc sẽ vẫn còn không được chống đỡ nên sự biến dạng hoặc tơi của khối
đá sẽ phát triển.
Trong trường hợp hệ thống chống đỡ (ban đầu) cần phải gia cường, các
thanh thép, khung chống thép và neo đá nên được sử dụng. Không nên tăng chiều
dày lớp bê tông vỏ hầm vì sẽ làm giảm diện tích tiết diện khai thác của hầm.
Thời gian và phương pháp thi công vỏ hầm được quyết định dựa trên kết quả
quan trắc của thiết bị.
Thông thường lớp bê tông vỏ hầm được thi công sau khi biến dạng của hầm
đã ổn định. Nếu sự biến dạng có xu hướng gia tăng, cần kiểm tra kỹ nguyên nhân.
Trong trường hợp này, lớp bê tông vỏ hầm phải được thiết kế đủ cường độ chống lại
áp lực của khối đá tác dụng lên.
Về mặt lý thuyết, cấu trúc của hầm giống như một cái ống hình trụ dày gồm
hệ thống chống đỡ và vỏ hầm cùng với môi trường đất đá xung quanh. Các cấu trúc

này hợp lại với nhau làm cho hầm tự ổn định.
Hệ thống chống đỡ truyền thống gồm phần vòm và trụ đỡ, khối đá xung
quanh được xem như là tải trọng tác dụng lên hầm. Theo lý thuyết NATM, hầm
được xem như là một cấu trúc hỗn hợp gồm khối đá, hệ thống chống đỡ và vỏ hầm.
Việc cấu tạo mặt cắt hầm kín bằng vòm ngược tạo nên đường ống hình trụ là
cần thiết vì cấu trúc này có thể chịu ứng suất của đá cao hơn.
Hành vi (trạng thái) của khối đá phụ thuộc vào tiến trình đào hầm và sự lắp
đặt hệ thống chống đỡ cho đến khi kết cấu của hầm kín được hình thành. Mômen
uốn bất lợi xuất hiện tại khu vực tiếp giáp của phần trên vòm hầm và tường (bench)


- 11 -

giống như kết cấu dầm hẫng khi khoảng cách giữa các bề mặt gương hầm của phần
vòm và phần tường là quá dài.
Tuỳ thuộc vào quá trình đào hầm, việc phân bố ứng suất của khối đá xung
quanh sẽ xảy ra và cuối cùng đạt đến một trạng thái ứng suất mới. Khối đá xung
quanh hầm gặp phải tình trạng có tải và không tải lặp đi lặp lại trong suốt quá trình
phân bố lại ứng suất. Đôi khi trạng thái này lặp lại dẫn đến kết quả khối đá bị phá
hoại. Tuy nhiên, rất khó thực hiện phương pháp đào toàn mặt cắt ở những vùng đá
phong hoá nặng hoặc đất (với độ cứng f<4). Trong các trường hợp như vậy ta phải
chia gương hầm thành những gương nhỏ và cần phải đo đạc kiểm tra tính ổn định
của mỗi phần hầm đó. Phương pháp này là phương pháp đào phân đoạn (Đoạn hầm
phía Nam đèo Hải Vân gặp lớp đất yếu, lẫn nước ngầm nên đã phải chia nhỏ gương
hầm để đào và mỗi bước tiến của hầm chỉ đạt 1m).
Phương pháp đào hầm có ảnh hưởng rất lớn đến khối đá xung quanh, chẳng
hạn chu kỳ và trình tự đào hầm, thời gian thi công vỏ hầm, thời gian đóng kín vỏ
hầm, ... Các nhân tố này cần được kiểm soát để tạo ra tổ hợp kết cấu cũng như thiết
lập sự ổn định của đường hầm.
Mỗi bộ phận hầm phải duy trì hình dạng tròn nhằm tránh sự tập trung ứng

suất bất lợi.
Giải phóng áp lực của nước ngầm xuất hiện trong khối đá bằng hệ thống
thoát nước. Áp lực thủy tĩnh xung quanh đường hầm sẽ thay đổi tùy thuộc vào sự
biến đổi mực nước ngầm. Hệ thống thoát nước ngầm là cách làm giảm áp lực thủy
tĩnh hữu hiệu nhất.
Trình tự đào phân đoạn mặt cắt gương hầm theo phương pháp NATM tại
đường hầm Hải Vân như sau:
Bêtông phun

Neo

Bêtông phun

1

16m

2a

19m

1

2b


- 12 -

Bêtông phun


2a
3a

1

Bêtông phun

2a

2b

3a

3b

1

4

2b
3b

5
Bêtông phun

Líp ®Öm cho xe vËn
chuyÓn qua

Bêtông phun


Hình 1-2: Trình tự đào phân đoạn đường hầm Hải Vân

Hình 1-3: Hình ảnh hầm Hải Vân sau khi hoàn thiện
1.1.3. Phương pháp đào hầm bằng khiên và máy TBM
1.1.3.1. Phương pháp đào hầm bằng khiên


- 13 -

Khiên là một loại kết cấu ống thép hoạt động dưới sự che chống áp lực địa
tầng lại có thể hoạt động tiến lên trong địa tầng. Đoạn đầu ống có thiết bị che chống
và đào đất, đoạn giữa của ống được lắp các kích đẩy cho máy tiến lên, đuôi của ống
có thể lắp các ống bê tông vỏ hầm đúc sẵn hoặc các vành thép để đổ bê tông vỏ
hầm. Mỗi lần khiên tiến lên cự ly một vòng, thì sẽ lắp đặt (hoặc đổ tại chỗ ) một
vòng vỏ hầm dưới sự che chống của khiên, đồng thời người ta sẽ ép vữa xi măng cát
vào khe hở đằng sau lưng các vòng bê tông để đề phòng hầm và mặt đất lún xuống.
Phản lực đẩy khiên tiến lên do vòng bê tông vỏ hầm chịu đựng. Trước lúc thi công
bằng khiên cần xây dựng một giếng đứng, lắp ráp khiên cũng tại giếng đứng, đất đá
do khiên đào xong được đưa qua giếng đứng ra ngoài mặt đất. Cũng có thể đào cửa
hầm rồi đào buồng tháo, lắp khiên ngay bên vách hầm (Trường hợp hầm dài) tránh
phải đưa ra ngoài tháo lắp khiên.

Hình 1-4: Sơ đồ thi công bằng khiên
Mỗi loại khiên đào được dùng trong phạm vi nhất định của điều kiện địa chất
và có giới hạn sử dụng hiệu quả nhất. Vì vậy để có thể lựa chọn được loại khiên đào


- 14 -

phù hợp nhất cần phải làm sáng tỏ phạm vi sử dụng và sử dụng hiệu quả nhất của

nó kết hợp với kinh nghiệm thi công hầm bằng khiên đào trên thế giới.
* Khiên đào không có áp lực cân bằng ở gương đào
Khiên đào không có áp lực cân bằng ở gương đào có thể là khiên đào cơ giới
hoá, bán cơ giới hoặc không cơ giới. Do đặc điểm của khiên đào loại này có mặt
trước mở toàn phần hay một phần để đào đất nên không đảm bảo sự ổn định gương
đào trong nền đất yếu. Chúng có thể được sử dụng chỉ trong các loại đất mà không
xuất hiện sự chuyển dịch tự do của đất vào phía trong khiên đào: Đất sỏi chặt với
cát và sét cứng. Tuy nhiên phạm vi sử dụng chúng có thể mở rộng khi kết hợp với
các phương pháp đặc biệt khác: Dùng khí nén, hạ mực nước ngầm nhân tạo, tăng
cường độ đất. Khiên đào bán cơ giới và khiên đào không cơ giới hoá chỉ được sử
dụng hợp lý khi xây dựng hầm ngắn với mặt cắt ngang không lớn.
* Khiên đào có áp lực cân bằng ở gương đào
Khi dùng áp lực cân bằng ở gương đào thì các khiên đào loại này đều là
khiên đào cơ giới hoá. Điều kiện làm việc hiệu quả của khiên đào loại này được xác
định bằng khả năng đảm bảo trạng thái ổn định của gương đào do khi đào đất sẽ gây
ra sự phá huỷ trạng thái ứng suất tự nhiên của khối đất. Điều đó đạt được bằng cách
tạo ra áp lực chủ động ở buồng kín sát gương đào tác dụng vào bề mặt đất ở gương
đào.
Phạm vi sử dụng hiệu quả nhất của khiên đào dạng này trong đất sét hoặc bụi
với độ ẩm cao với hàm lượng hạt cát không nhiều và khi tồn tại trong các loại đất
đó thành phần hạt nhỏ có kích thước nhỏ hơn 0,05mm không nhỏ hơn 30%.
1.1.3.2. Phương pháp đào bằng máy TBM
Thi công hầm theo phương pháp khoan nổ cho đến nay vẫn phổ biến. Tuy
nhiên thi công theo phương pháp này phải sử dụng nhiều nhân lực, sử dụng một
lượng lớn thuốc nổ độc hại và gây ô nhiễm môi trường. Do vậy việc thi công hầm
đang dần được cơ giới hoá, để thực hiện điều này, người ta đã nghiên cứu, phát
minh và sử dụng các máy đào đường hầm chuyên dụng.


- 15 -


TBM là thiết bị đào hầm hiện đại được sử dụng để đào các đường hầm có tiết
diện tròn trong các điều kiện địa chất không tồn tại đứt gẫy. Máy có thể được sử
dụng để đào hầm ở vùng đá cứng, đất hoặc cát có lẫn các loại tạp chất. Đường kính
đào hầm bằng máy TBM có thể thay đổi từ 1m đến 15m. TBM là tổ hợp máy đào
hiện đại, toàn bộ các dây truyền công nghệ đều được cơ giới hoá từ khâu đào, xúc,
vận chuyển đều được các thiết bị chuyên dùng thực hiện.
Khi thi công bằng thiết bị này thực chất là quá trình vò nát, cắt rời đá bởi các
đầu cắt bằng đĩa vừa quay vừa ấn vào mặt đá. Máy sẽ trực tiếp đào đất bằng mũi
khoan (lưỡi dao) được lắp phía đầu và chuyển đất đá ra ngoài bằng hệ thống băng
tải, trong khi đó phần đuôi máy sẽ thực hiện việc lắp ghép các vỏ hầm bằng bê tông
đúc sẵn được đưa từ ngoài vào.

Hình 1-5: Máy đào đường hầm TBM.
1.1.4. Phương pháp đánh chìm
Công nghệ thi công hầm dìm là biện pháp thi công hầm đặt dưới nước (như
hầm qua sông, qua biển...). Phần thân hầm được đúc sẵn trên cạn thành từng phân
đoạn, các đoạn này được làm cho nổi lên, được kéo dắt ra rồi dìm xuống vị trí đã
định.
* Công nghệ hầm dìm được trình bày chi tiết hơn như sau
Nạo vét dưới đáy sông ( kênh, biển ...) thành đường hào tại vị trí đặt hầm.


- 16 -

Các đốt hầm được thi công trên cạn, chẳng hạn như trong một bể đúc, một
bãi đúc, trên một bệ có thể nâng hạ được.
Hai đầu của các đốt hầm được khép kín tạm bằng vách ngăn (tạo thành hộp
kín, giúp chúng có thể nổi trong nước).
Lần lượt mỗi đốt hầm được vận chuyển ra vị trí hầm, thông thường bằng

lực nổi (nước được bơm vào bể đúc), đôi khi bằng xà lan hay có trợ giúp của cần
cẩu.
Các đốt hầm được hạ xuống tới vị trí cuối cùng trên đáy của đường hào đã
đào sẵn.
Đốt mới được xếp áp vào đốt trước đó ở vị trí dưới nước, sau đó nước được
bơm ra khỏi khoang trống giữa các vách ngăn.
Áp lực nước trên mặt ngoài vách ngăn của đốt mới ép lên cao su gắn giữa 2
đốt, khép kín mối nối.
Vật liệu đắp được đắp 2 bên và trên hầm và lấp kín đường hào, chôn cố
định đường hầm. Chiều dày lớp vật liệu phủ lên thân hầm có thể tới 3m để tránh sự
va chạm của neo tầu hoặc gặp sự cố có tầu chìm xuống làm hỏng hầm.

Hình 1-6: Lai dắt đốt hầm thủ thiêm.


- 17 -

1.1.5. Phương pháp đào lấp
Đó là phương pháp thi công hở, trước tiên đòng cừ hoặc đào hào bê tông cốt
thép làm kết cấu chống đỡ 2 bên vách hầm sau đó tiến hành thi công kết cấu hầm
trong lúc trên đỉnh hầm vẫn đảm bảo giao thông. Thông thường với phương pháp
này kết cấu công trình ngầm trước tiên có thể được xây dựng từ đáy hào (phương
thức tường nền – Bottom up) hoặc xây dựng từ trên xuống (phương thức tường nóc
– Top down) và sau đó các công tác khác được tiến hành và hoàn thiện.
Có thể nói rằng, trong những điều kiện thông thường, phương pháp hở được
coi là phương pháp kinh tế nhất trong xây dựng các công trình ngầm cỡ lớn và ở
gần mặt đất. Việc bảo vệ ổn định thành hào là rất quan trọng, liên quan đến ổn định
của các công trình trên mặt đất cũng như đảm bảo các điều kiện thi công tiếp theo.
Cũng tùy thuộc vào điều kiện đất nền, vào các công trình kiến trúc trên mặt đất cần
được bảo vệ mà các kết cấu bảo vệ thành hào cũng đã được áp dụng rất đa dạng.

Kết cấu bảo vệ thành hào có thể được thu hồi sau khi thi công kết cấu công trình
ngầm nhưng cũng có thể được giữ lại làm một bộ phận quan trọng của kết cấu công
trình ngầm. Chẳng hạn hình dáng các công trình có thể kiến trúc phù hợp với các
yêu cầu của kỹ thuật giao thông, trong đó các giải pháp tối ưu về liên kết các hệ
thống giao thông với đoạn đường chuyển giao ngắn, cũng như liên kết tốt giữa các
điểm đi và đến. Chênh lệch về độ cao có thể bố trí ở mức nhỏ.
Phương pháp thi công hở còn cho phép xây dựng các mặt bằng đi bộ rộng
liên kết với các công trình thương mại, nhà hàng, công trình văn hóa và liên kết hợp
lý với phương tiện giao thông trên mặt đất (Nút giao thông Ngã Tư Sở, hầm chui
Kim Liên). Tuy nhiên để áp dụng phương pháp thi công hở cần chú ý các điều kiện
sau:
- Để thi công cần thiết phải có mặt bằng tự do trên mặt đất vừa đủ, như tại
các quảng trường, nút giao thông của các đường lớn, chẳng hạn một sân ga tàu điện
ngầm có chiều dài khoảng 120m, tàu tốc hành khoảng 210m.


- 18 -

- Do thời gian thi công lâu và diện tích sử dụng lớn, nên gây ảnh hưởng lớn đến
giao thông đi lại trên mặt đất. Do vậy nhất thiết phải chú ý đến các giải pháp giảm
ảnh hưởng đến giao thông trên mặt đất.
- Phương pháp xây dựng này cần loại trừ các mối nguy hiểm đối với các công
trình kiến trúc lân cận, chẳng hạn do gây lún sụt, dịch chuyển đất (ảnh hưởng lún từ
biến). Vì vậy khi độ sâu thi công lớn, chẳng hạn 25m, khoảng cách đến các công
trình kiến trúc không xa thì nhất thiết phải áp dụng các biện pháp đặc biệt (tường
cọc nhồi, tường hào nhồi - tường cừ có neo...).
- Với phương pháp thi công hở thì các tác động xấu đến môi trường sống, như
tiếng ồn, bụi bẩn, ảnh hưởng đến việc đi lại, là khó tránh khỏi. Do vậy cần phải có
các giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu các tác động này.
- Trong nhiều trường hợp phải tính đến các điều kiện của công trình kiến trúc,

nền đất và nước ngầm khi phải áp dụng lâu dài và trên diện rộng giải pháp hạ mực
nước ngầm.
- Phải tính đến các khả năng di dời, treo tạm các hệ thống cấp thoát nước, năng
lượng… để đảm bảo hoạt động bình thường, lâu dài.
1.1.6. Phương pháp kích ép
Phương pháp kích đẩy là một kĩ thuật đào ngầm được sử dụng cho các công
trình ngầm chủ yếu loại đường ống kĩ thuật (Hầm cáp điện, cáp thông tin liên lạc...),
thi công bằng cách đẩy các đoạn ống có chiều dài nhất định với đường kính giới
hạn. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu cho các đường hầm có đường kính
nhỏ đặt ở chiều sâu không lớn lắm và xây dựng tại những nơi mà phương pháp đào
hở không thích hợp. Phương pháp kích đẩy- về bản chất, đó là “phương pháp hạ
giếng ngang”. Cùng cơ sở như nhau cũng có thể gọi nó là phương pháp “khiên đào
mini”. Bản chất phương pháp là vì chống tubin kín được lắp đặt vòng nọ tiếp vòng
kia trong khoang chuyên dùng cách xa gương hầm. Cùng trong khoang đó, người ta
thực hiện kích ép vì chống vào gương hầm theo tiến trình đào đất. Để giảm ma sát
vì chống với khối đất, không gian phía sau tubin được bơm vữa sét. Để thi công,


- 19 -

phải đào 2 buồng ở 2 đầu: Một buồng lắp ống và kích ép, một buồng tiếp nhận đầu
kích

Hình 1-7: Sơ đồ nguyên lý mở đường hầm bằng phương pháp kích đẩy
Trên cơ sở các phương pháp đã và đang phát triển đến nay cho thấy rằng khi
tiết diện thi công nhỏ có thể sử dụng giải pháp nén ép đất (phương pháp nén xuyên
qua) và khi tiết diện thi công lớn hơn phải sử dụng giải pháp tách bóc đất (phương
pháp khoan qua hoặc đào qua).

Hình 1-8: Kích ống và giếng kích ống qua sông Sài gòn cho loại D3000mm.

1.2.

Các công tác chính trong thi công đường hầm bằng phương pháp
khoan nổ

1.2.1. Công tác trắc đạc
1.2.1.1. Khái quát chung


- 20 -

Nhiệm vụ chủ yếu của trắc địa trong xây dựng đường hầm là bảo đảm đào
thông hầm đối hướng với độ chính xác theo yêu cầu. Ngoài ra còn phải đảm bảo
xây dựng đường hầm, các công trình kiến trúc trong hầm đúng với hình dạng, kích
thước thiết kế và còn phải quan trắc biến dạng công trình trong lúc thi công cũng
như khi sử dụng đường hầm. Để đảm bảo các yêu cầu đó, cần làm các việc sau:
- Xây dựng hệ thống khống chế mặt bằng trên mặt đất: Khống chế mặt bằng
trên mặt đất có thể có thể thành lập dưới dạng tam giác đo góc, lưới đo cạnh, lưới
đo góc- cạnh hoặc hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System – GPS).
Các điểm chủ yếu của đường trục hầm phải được bao gồm trong lưới khống chế đó.
- Định hướng cơ sở trắc địa trong hầm: được thực hiện qua cửa hầm, hầm
bằng, giếng đứng, giếng nghiêng.
- Thành lập khống chế mặt bằng trong hầm: Thành lập dưới dạng đường
chuyền (đường chuyền tiệm cận để dẫn về đường hầm chính, đường chuyền thi
công thường là cạnh ngắn để chỉ đạo đào hầm, đường chuyền cơ bản là trên cơ sở
của đường chuyền thi công nhưng có cạnh dài hơn để bảo đảm độ chính xác về
phương vị, đường chuyền chủ yếu là trên cơ sở đường chuyền cơ bản nhưng có
cạnh dài hơn).
- Thành lập hệ thống khống chế cao độ. Trục đường hầm và các kiến trúc
trong hầm được xác định và bố trí trong không gian 3 chiều. Để bảo đảm thông hầm

tương đối, xây dựng các công trình kiến trúc, lắp đặt thiết bị trong hầm và đo lún,
cần phải thành lập hệ thống khống chế cao độ, bao gồm: Khống chế cao độ trên mặt
đất, chuyển độ cao từ mặt đất xuống hầm, khống chế cao độ trung tâm.
1.2.1.2. Nội dung và phương pháp tiến hành
Trên cơ sở các mốc bàn giao, trắc đạc kiểm tra lại và xác định điểm mốc tại
khu vực cửa hầm. Các điểm mốc tại mỗi cửa hầm cần kiểm tra khép kín từ hai đầu
hầm.
Từ điểm mốc tại mỗi cửa hầm xác định tim hầm, đường springline tại mỗi
cửa hầm từ đó vẽ được gương hầm chính xác để tiến hành mở cửa hầm.


- 21 -

Trong quá trình đào hầm, trắc đạc thường xuyên dùng điểm mốc để xác định
đường tim hầm, lắp định vị các máy chiếu Lazer dọc theo hai bên hầm tại hai đầu
cuối của đường springline để kiểm tra.
Sau mỗi lần nổ trắc đạc kiểm tra lại độ chính xác các đường chiếu của máy
Lazer để chỉnh lại máy; kiểm tra nổ thiếu phần biên, phần đỉnh và phần chân để nổ
tẩy; kiểm tra phần nổ lẹm để xác định khối lượng và nguyên nhân nổ lẹm đẻ khắc
phục cho lần nổ tiếp theo, kiểm tra chiều dài hầm nổ được chia để đưa vào báo cáo
tiến độ.
Toàn bộ các gương hầm sau mỗi lần nổ đều được trắc đạc và đưa số liệu vào
máy tính, vẽ và in ra bản vẽ gương hầm để sử dụng kiểm tra nổ thiếu, nổ lẹm và lưu
trữ bổ xung cho hồ sơ địa chất hầm và phục vụ công tác đổ bê tông sau này.

Hình 1-9: Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu -

Hình 1-10: Ðo dẫn độ cao nối hai cửa hầm

Global Positioning System để dẫn toạ độ vào

sát cửa hầm

1.2.2. Công tác khoan gương nổ mìn
1.2.2.1. Công tác khoan hầm
Hộ chiếu khoan nổ được thiết kế theo đặc điểm địa chất của từng dạng với độ
cứng của đá f: 5-10 (Tức là cường độ nén của đá từ 500kg/cm2 – 1000kg/cm2).
Đo và vẽ hộ chiếu thiết kế lên gương hầm đảm bảo đúng khoảng cách giữa
các hàng và các lỗ, tiến hành công tác khoan bằng máy khoan hai cần (đường kính
lỗ khoan D45). Công tác này rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công


- 22 -

tác nổ mìn, tiến độ thi công và hiệu quả kinh tế trong thi công. Công tác khoan các
lỗ khoan hàng biên được đặc biệt lưu ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của
khối đá xung quanh đường hầm và công tác lẹm khi đào hầm.
Sử dụng máy khoan hiện đại tiên tiến có năng suất và độ chính xác cao tuy
nhiên công tác khoan phải được đặc biệt lưu ý, không phó mặc công tác khoan cho
máy tự hoạt động mà kỹ sư khoan nổ, ca trưởng (phối hợp cùng bộ phận kỹ thuật,
thiết bị) phải phụ trách trực tiếp điều chỉnh hướng khoan, góc khoan để đúng chính
xác theo hộ chiếu. Một điều quan trọng khác của công tác khoan nổ là góc mở tối
thiểu của cần khoan khi khoan biên. Góc mở của cần khoan ảnh hưởng rất lớn đến
việc nổ lẹm (lẹm âm hoặc lẹm dương) dẫn đến phài bù bê tông hoặc phải đục tẩy thì
mới đạt được biên thiết kế.
1.2.2.2. Công tác nạp mìn, lấp bua
Kết thúc công tác khoan người chỉ huy nổ mìn phải tiến hành kiểm tra chiều
sâu lỗ khoan, khoảng cách giữa các hàng các lỗ để có những điều chỉnh phù hợp sau
đó mới cho công nhân tiến hành công tác nạp mìn. Nguyên tắc chung và cơ bản
nhất của công tác nạp mìn là thuốc nổ trong lỗ phải được nổ hết (đối với nạp phân
đoạn hay không phân đoạn thì kíp phải kích hoạt được tất cả các thỏi thuốc đều nổ)

để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị vào làm các công tác tiếp theo.
Mìn được nạp theo thứ tự số kíp dự định nổ cho từng hàng và được nạp từ
trên xuống dưới bắt đầu từ các hàng lỗ biên trên cùng.
Tuyệt đối không được tiến hành song song giữa công tác khoan và nạp mìn.
Công nhân nạp mìn phải có chứng chỉ nổ mìn được các cấp có thẩm quyền
cấp về thi công trong lĩnh vực nổ mìn phá đá.
Công nhân thực hiện công tác nạp mìn trên sàn công tác của máy khoan và
trên giàn giáo xây dựng.
Sau khi đã nạp đủ lượng thuốc vào trong lỗ mìn tiến hành công tác nạp bua,
bua được làm bằng đất sét và được nặn trước ở ngoài thành từng thỏi có đường kính
bằng đường kính của thỏi thuốc nổ và có chiều dài khoảng 15cm, bua đất được cho


- 23 -

vào trong túi ni lông phù hợp. Chiều dài lấp bua trong lỗ mìn tối thiểu là 50cm và
tối đa là lấp đầy phần còn lại của lỗ khoan.
Mục đích của công tác này là làm tăng khả năng công phá của thuốc nổ đến
đất đá xung quanh lỗ khoan dẫn đến tăng hiệu quả của công tác nổ.
1.2.2.3. Công tác nổ mìn
Trước khi tiến hành công tác nổ mìn phá đá đào hầm dẫn nước nhà thầu phải
được các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ Công nghiệp.
Có thông báo bằng văn bản cho các cấp chính quyền sở tại (UBND huyện,
xã), các cơ quan đóng trên địa bàn, dân cư trong khu vực, thông báo trên phương
tiện thông tin đại chúng về các giờ nổ mìn trong ngày theo chu kỳ thi công, phải có
các hiệu lệnh báo động trước và sau khi nổ mìn.
Sử dụng dao sắc cắt dây nổ, dùng gậy gỗ để nạp mìn, cấm dùng đá hay sắt
chặt dây nổ hoặc dây kíp.
Người và thiết bị phải di chuyển đến vị trí an toàn theo quy định bán kính an
toàn của hộ chiếu R an toàn ≥ 500m.

Các kíp điện phải luôn chập hai đầu dây với nhau trước khi tiến hành công
tác đấu mạng.
Chỉ huy nổ mìn là người cuối cùng kiểm tra các điều kiện an toàn và đấu nối
mạng nổ.
Sau khi đấu mạng nổ (các thiết bị lúc đó đã di chuyển đến khu vực an toàn)
các thiết bị điện, chiếu sáng, thông gió được tắt hết và người chỉ huy nổ mìn tiến
hành điểm hoả nổ mìn.
Nổ mìn xong chỉ huy nổ mìn vào kiểm tra gương nổ, thông gió, chiếu sáng
...và đưa các thiết bị vào bắt đầu dây chuyền chọc om, bốc xúc và vận chuyển.
1.2.3. Công tác thông gió
Ngay sau khi nổ mìn, hệ thống chiếu sáng được hoạt động trở lại và bật quạt
để thông gió trong hầm. Nếu hầm đào càng xa thì thời gian thông gió càng lâu có
thể tới 30 phút.


- 24 -

Công nhân tiến hành dùng gậy để chọc om. Mục đích là làm rơi tất cả các
hòn đá long rời bên ngoài để bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện vào
tiến hành các công việc tiếp theo. Công nhân thực hiện công tác chọc om được trang
bị đầy đủ bảo hộ lao động, đội mũ bảo hiểm nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
người trong quá trình chọc om.
Sau khi bốc xúc xong dùng máy đào vào cào sạch mặt gương, xử lý tối đa đá
om trên mặt gương để tránh khi khoan cần khoan bị kẹt.
1.2.4. Công tác cấp điện, nước
1.2.4.1. Cấp điện và chiếu sáng
Tùy theo trình độ cơ giới hóa thi công đường hầm được nâng cao, lượng điện
cần cho thi công ngày càng lớn. Đồng thời để đảm bảo chất lượng và an toàn thi
công. Yêu cầu cung ứng điện đảm bảo cho thi công đường hầm ngày càng cao, do
đó việc cung cấp điện cho thi công càng trọng yếu.

Công thức tính điện động lực và chiếu sáng hiện trường thi công:
S tổng = K (

∑ P .K
1

ηcos φ

1

. K2 + ∑P2.K3)

Trong đó: Stổng - Tổng lượng điện dùng cho thi công, KVA
K - Hệ số dự trữ, nói chung lấy bằng 1,05 ÷ 1,10
∑P1 - Tổng hợp công suất định mức của toàn bộ thiết bị động lực trên cả
công trường, KW
∑P2 - Tổng hợp lượng điện dùng chiếu sáng trên toàn bộ công trường, KW
η - Hiệu suất bình quân của thiết bị động lực, dùng 0,83 ÷ 0,88, thông
thường lấy 0,85 để tính toán
cosф – 0,5 ÷ 0,7
K1 - Hệ số sử dụng đồng thời của thiết bị động lực, xem bảng 1.1
K2 - Hệ số phụ tải động lực, chủ yếu xem xét tình hình các thiết bị khác nhau
khi làm việc mang phụ tải không giống nhau, nói chung lấy 0,75 ÷ 1,0;


- 25 -

K3 - Hệ số sử dụng đồng thời các thiết bị chiếu sáng, nói chung có thể lấy 0,6
÷ 0,9.
Bảng 1.1. Hệ số dùng điện đồng thời K1

Hệ số dùng điện đồng 0,8 ÷ 0,9

Hệ số dùng điện đồng thời của 0,65÷ 0,75

thời của máy thông gió

cơ giới thi công dùng điện

Điện dùng để chiếu sáng so với điện động lực chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối
nhỏ, để đơn giản tính toán, ngoài điện động lực ra chỉ gia thêm 10% ÷ 20% sẽ được
tổng lượng điện, tức:
S động =

∑P

1

ηcos φ

. K1. K2

S Chiếu sáng = (1,1 ÷ 1,2) Sđộng
Trong đó: Sđộng - Điện lượng cần thiết cho thiết bị động lực hiện trường. Các
kí hiệu khác giống như trên, khi sử dụng thiết bị dùng điện loại lớn (như máy đào),
K1 có thể lấy bằng 1,0 để tiến hành tính toán.
Cung cấp điện cho hiện trường thi công đường hầm có 2 phương thức: Công
trường tự xây dựng trạm cung cấp điện, và dựa vào mạng lưới điện cung cấp điện
của địa phương. Bình thường nên tận dùng mạng lưới cung cấp điện của địa phương
chỉ trừ trường hợp mạng lưới cung cấp điện của địa phương không đáp ứng được
yêu cầu hoặc khi ở quá xa, mới xây dựng trạm phát điện riêng. Ngoài ra công

trường có thể tự phát điện để dự phòng, khi mạng lưới điện địa phương không ổn
định, có một số công trường quan trọng lại bố trí hai mạng điện, để đảm bảo ổn định
cho cung cấp điện.
* Lựa chọn dây dẫn
Khi trong đường dây, có dòng điện, do dây dẫn có điện trở sẽ làm cho điện
áp giảm, làm cho điện thế cuối dây thấp hơn điện thế đầu dây. Sai khác điện thế
giữa đầu và cuối đường dây được gọi là tổn thất điện thế, ta thường gọi là điện thế
giảm. theo quy tắc quy định, mặt cắt đường dây phải được lựa chọn sao cho hạ thấp


×