Phần 1: MỞ ĐẦU
I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ thời cổ đại, Xi-xê-rông - một chính trị gia nổi tiếng của Rô- ma cổ đã
nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử
dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết
về quê hương, xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Hiểu từ mối quan hệ giữa
lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Các nhà sử học xưa đã nói: "Sử để ghi
chép việc, mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương răn dạy cho đời sau". Không
những vậy, các nước ngày xưa nước nào cũng đều có sử và "Sử phải tỏ rõ
được sự phải-trái công bằng, yêu ghét, vì lời khen của Sử còn vinh dự hơn áo
đẹp của vua ban, lời chê của Sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, Sử thực sự là cái
cân, cái gương của muôn đời". Xuất phát từ những ý nghĩa to lớn trên, tôi muốn
góp thêm một tiếng nói vào việc giảng dạy Lịch sử đặc biệt phần Lịch sử địa
phương.
II - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử địa phương (LSĐP) là một bộ phận hợp thành lịch sử dân tộc, làm
phong phú, sáng tỏ thêm cho lịch sử dân tộc. Việc giảng dạy LSĐP không chỉ
giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức lịch sử dân tộc mà quan trọng hơn là
góp phần trực tiếp hình thành, bồi dưỡng cho học sinh (HS) tình yêu quê hương
- cội nguồn của lòng yêu nước.
Từ nhiều năm nay, thực hiện chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục Đào tạo, hầu hết các địa phương đã biên soạn Tài liệu Lịch sử địa phương nhằm
phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn trong trường phổ thông. Nguồn tài liệu lịch
sử địa phương, với những loại hình đa dạng, phong phú, sinh động, là cơ sở cho
học sinh hiểu được những biểu tượng lịch sử và các khái niệm, các sự kiện, hiện
tượng được đúc kết ở các bài. Góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần
quốc tế vô sản cho thế hệ trẻ. Mọi sự kiện xảy ra trên quê hương, trên đất nước
chúng ta trực tiếp hay gián tiếp quan hệ với sự phát triển chung của lịch sử dân
tộc khác, hình thành quy luật phát triển chung của thế giới. Điều này sẽ giáo dục
học sinh tính nhân văn và ý thức nghĩa vụ quốc tế đúng đắn. Góp phần rèn luyện
những kĩ năng, thói quen, đặc biệt là phương pháp thực tiễn. Từ đó, góp phần
hình thành ở học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học, biết vận đụng kiến
thức vào cuộc sống.
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
1
Hiện nay, ở hầu hết các nhà trường phổ thông việc giảng dạy LSĐP
được tiến hành chủ yếu trong các tiết học chính khóa trên lớp theo phân phối
chương trình đã quy định. Trước đó, giáo viên (GV) cho HS về nhà tự tìm tư
liệu (GV giới thiệu sách tham khảo, trang website,... cho HS tìm kiếm thông
tin). Sau đó, khi đến tiết học, HS sẽ trình bày nội dung đã sưu tầm, chọn lọc. GV
hướng dẫn, chỉnh sửa, bổ sung, kết luận về nội dung LSĐP được học. Đặc biệt,
GV sẽ sử dụng tối đa phương pháp kể chuyện, miêu tả nhân vật lịch sử, tường
thuật các trận đánh, các sự kiện lịch sử nổi bật của địa phương để tạo biểu tượng
lịch sử và thông qua đó bồi dưỡng lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước và
hứng thú học tập lịch sử của HS. Nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử mà các em
được học đã gần gũi, thân quen, gắn bó qua các hoạt động xã hội khác (tham gia
các cuộc thi, tham gia lễ hội, kỷ niệm ngày truyền thống). Từ đó, các em đã nắm
bắt và hiểu bài khá nhanh. Điều đặc biệt, các em đã biết thêm những nhân vật,
sự kiện lịch sử tiêu biếu ở ngay tại địa phương, làng xóm của mình tưởng như
rất bình thường nhưng đã trở thành niềm tự hào của cả tỉnh, cả dân tộc, vang
vọng khắp năm châu bốn bể. Đây chính là điêu kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh
công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương.
Tuy nhiên, để phong phú thêm cho bài giảng của mình, kích thích sự tích
cực học tập ở học sinh, một phương pháp hữu hiệu nhất là giáo viên ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy, đặc biệt thiết kế các bài giảng có sử dụng
tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ hoặc phim, âm thanh......Trong khuôn khổ của đề tài
tôi mạnh dạn ứng dụng những kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp (những
kinh nghiệm đã được công nhận) vào việc thiết kế bài giảng điện tử phục vụ việc
dạy học Lịch sử địa phương chương trình THCS. Cụ thể, tôi ứng dụng kinh
nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh của giáo viên Nguyên Minh Phương (trong
SKKN “Kỹ thuật chỉnh sửa ảnh trên Microsoft Office Picture Manager, xử lý
phim và âm thanh với Windows Movie Maker và tạo ô gõ chữ khi đang trình
chiếu giáo án trên Power Point” ); Kinh nghiệm xử lí hình ảnh, đoạn phim đưa
vào bài soạn giảng bằng chương trình MS PowerPoint của giáo viên Trần Trung
Dũng (trong SKKN “Một số kỹ năng xử lí hình ảnh, đoạn phim trong soạn
giảng bằng chương trình MS PowerPoint"); đồng thời ứng dụng một số kỹ năng
xử lý phim, ảnh, âm thanh ở một số tài liệu, trang mạng Internet
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
2
Xuất phát từ lý do trên, tôi tập chung nghiên cứu và ứng dụng kinh
nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh vào thiết kế giáo án điện tử trong dạy
học Lịch sử địa phương Kim Thành.
III - PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
- Thực trạng dạy- học lịch sử địa phương của Giáo viên và HS ở trường
THCS trên địa bàn huyện nhà.
- Tất cả đối tượng học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 8.
IV - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Lịch sử, phần Lịch sử địa phương
huyện Kim Thành, từ đó tìm ra phương pháp dạy học theo hướng tích cực để
giảm bớt sự khô khan trong giờ học và đưa ra phương pháp bổ trợ nhằm kích
thích sự hứng thú trong học tập ở các em.
- Nghiên cứu một số kinh nghiệm xử lí ảnh xử lý ảnh với Office Picture
Manager và xử lí âm thanh, phim với Windows Movie Maker của một số tài liệu
và SKKN của một số bạn đồng nghiệp như: “Kỹ thuật chỉnh sửa ảnh trên
Microsoft Office Picture Manager, xử lý phim và âm thanh với Windows Movie
Maker và tạo ô gõ chữ khi đang trình chiếu giáo án trên Power Point” của giáo
viên Nguyễn Minh Phương, SKKN “Một số kỹ năng xử lí hình ảnh, đoạn phim
trong soạn giảng bằng chương trình MS PowerPoint” của giáo viên Trần Trung
Dũng....Từ việc nghiên cứu nôi dung trên, giáo viên ứng dụng các kinh nghiệm
đó vào việc thiết kế bài giảng điện tử. Đưa ra những ứng dụng trong CNTT vào
dạy học. Để giúp học sinh ham hiểu biết và đam mê tiết học Lịch sử địa phương.
Đồng thời giúp các em hiểu hơn về Lịch sử địa phương, các em thêm yêu thêm
quý về quê hương đất nước mình....
V - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ tình hình thực tiến của địa phương và phương pháp dạy học
bộ môn, tôi lựa chọn các nhóm phương pháp sau để hoàn thiện đề tài:
1. Nghiên cứu lý thuyết.
Để viết sáng kiến này tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan
đến đề tài gồm:
- Các Nghị quyết của Đảng về phương hướng phát triển giáo dục, các
công văn, chỉ thị, nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương pháp đổi
mới giáo dục của ngành.
3
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
- Các tạp chí, báo, các tài liệu khoa học về đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Các sách, báo, tài liệu về ứng
dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng giáo án điện tử.
- Nghiên cứu lý luận về việc xử lý ảnh, phim, âm thanh trong SKKN của
các bạn đồng nghiệp, của tài liệu trên mạng Inernet,...
- Các tài liệu liên quan đến Lịch sử địa phương. Đặc biệt tôi sử dụng bộ
phim do đơn vị trường bạn làm sáng tạo kĩ thuật bộ môn Lịch sử đã đạt giải C
cấp huyện
2. Quan sát sư phạm
- Tôi kết hợp quan sát điều tra thực trạng dạy học của giáo viên bằng các
dự giờ, phỏng vấn giáo viên, trao đổi với tổ chuyên môn ở cùng trường, cùng
huyện và các huyện bạn với quan sát điều tra ý thức học tập của học sinh bằng
cách dự giờ nhiều lớp, đặc biệt trò chuyện với học sinh.
3. Thực nghiệm sư phạm
- Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm tại các lớp học về chương trình Lịch
sử địa phương trong năm học 2012- 2013. Sau khi dạy thực nghiệm tôi đã tiến
hành đánh giá và tự rút ra kết luận để đối chiếu giữa các phương pháp dạy học
khác nhau, từ đó rút ra phương pháp phù hợp nhất.
VI - ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng: Đa số học sinh chưa
hiểu và đam mê về lịch sử dân tộc nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên có rất nhiều từ nguyên nhân chủ quan đến
những nguyên nhân khách quan. Nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do bài
giảng của giáo viên chưa có sức cuốn hút, chưa hay, chưa sinh động....Vì vậy, để
cho bài giảng của giáo viên thu hút được học sinh ngoài những kiến thức cơ bản
cần có thì một trong những vấn đề cơ bản nhất là bài giảng phải có tranh, ảnh,
âm thanh thậm chí là những thước phim nhỏ. So với các SKKN của các bạn
đồng nghiệp, trong đề tài này tôi đã tiến hành ứng dụng phối kết hợp các phương
pháp nhằm xử lý ảnh, phim, âm thanh nhanh nhất. Từ những tư liệu đã xử lý
được tôi tiến hành thiết kế giáo án điện tử phù hợp đặc trưng bộ môn giảng dạy.
Đồng thời khắc phục các lỗi nhỏ trong thiết kế giáo án của các đồng nghiệp đã
nêu trong SKKN nghiệm của mình để thiết kế giáo án được hay hơn, sinh động
hơn.
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
4
Phần 2: NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN
Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) nêu rõ "Tiếp tục nâng cao
chất luợng giáo dục toàn dân, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ
thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện tiêu chuẩn hóa, hiện
đại hóa xã hội". Như vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, dạy các
bộ môn nói riêng đòi hỏi phải thực hiện tốt mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung
và đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở hiện nay là
một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác
giảng dạy mà ngay cả ở các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương.
Theo Luật giáo dục đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa X thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 thì "Mục tiêu giáo dục
đào tạo là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri
thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...". Vậy phải
định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS theo luật giáo dục là:
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo ở HS; Bồi dưỡng phương pháp
tự học; Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;Tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Bốn định huớng này có liên quan
chặt chẽ, trong đó định hướng đầu tiên là căn bản.
Quán triệt về tính tích cực của HS trong quá trình học tập lịch sử thì
trong một giờ học lịch sử địa phương, để phát huy tính tích cực của HS, đòi hỏi
người giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp trong một giờ học để gây sự
chú ý và hứng thú cho HS. Trong đó Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) mà
đặc biệt việc sử dụng giáo án điện tử mặc dù còn nhiều điểm mơ hồ với nhiều
quan điểm khác nhau cũng như còn nhiều khó khăn xuất phát từ chủ quan lẫn
khách quan trong giảng dạy. Tuy nhiên, đó là một xu thế tất yếu trong quá trình
hội nhập và phát triển của giáo dục nước nhà với giáo dục quốc tế và thực hiện
các mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại mới. Xuất phát từ
các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhất là Chỉ thị số 29/2001 của BGD
5
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
& ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng thông tin trong ngành giáo
dục giai đoạn 2001- 2005 nêu rõ: “Công nghệ thông tin và đa phương tiện đã
tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quản lí giáo dục, trong chuyển tải nội
dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và
học”.
Hay chỉ thị số 47/2008 của BGD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học
2008-2009 là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản
lí tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
Trong công văn số 7720 về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2008-2009
đối với GDTH của BGD&ĐT đã nhấn mạnh 1 trong 8 nhiệm vụ cụ thể là: “Đẩy
mạnh ứng dụng thông tin trong quản lí và trong dạy học”.
Năm học 2012 – 2013 tiếp tục là năm học được toàn ngành Giáo dục xác
định là năm học ứng dụng có hiệu quả hơn cả về số lượng lẫn chất lượng các bài
giảng điện tử. Ứng dụng CNTT mà cụ thể là sử dụng giáo án điện tử không thể
thay thế hoàn toàn cho phương pháp giảng dạy truyền thống, nhưng yếu tố trực
quan của nó có khả năng hỗ trợ cho những bài giảng được mở rộng và trở nên
sinh động hơn. Có thể nói, giáo án điện tử rất thuận lợi cho giáo viên trong quá
trình soạn bài, bởi có thể lưu lại và dễ dàng bổ sung, chỉnh sửa các nội dung, cập
nhật hoá kiến thức ở bất cứ mục nào, đoạn nào trong bài giảng. Trong giờ học
giáo án điện tử sẽ giúp các giáo viên rút ngắn rất nhiều thời gian viết bảng, do
đó tăng thời gian cho việc diễn giải, cho ví dụ, thảo luận nhóm, trao đổi làm bài
tập… Công cụ này cũng giúp cho không khí học tập trong lớp sôi động và tích
cực hơn, từ đó giúp học sinh tiếp thu bài giảng tốt hơn.
Do đó, ngoài trau dồi về kiến thức chuyên môn, người giáo viên cần trau
dồi cho mình một số kỹ năng thu thập, tìm kiếm tư liệu và xử lý một số đoạn
phim, hình ảnh để đưa vào trong bài soạn giảng bằng chương trình MS
PowerPoint nhằm tạo ra sự mới lạ, đa dạng, phong phú cho tiết dạy, giúp các em
hứng thú học tập hơn, nhớ bài lâu hơn, khắc sâu kiến thức hơn, nâng cao hiệu
quả dạy và học.
Đây là vấn đề cần thiết, là nội dung chính của đề tài cần đề cập đến.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
6
Môn Lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa đối với giáo dục thế hệ trẻ. Từ những
hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc. Tự hào với những
thành tựu dựng nước của tổ tiên, xác định vị trí trong hiện tại, có thái độ đúng
với sự phát triển hợp qui luật của tương lai. Lòng yêu quê hương là biểu hiện
quan trọng nhất của lòng yêu nước chân chính. Từ thuở bé thơ mỗi chúng ta đều
biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi chôn rau, cắt rốn của mình. Những câu
hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, mẹ, chị mà một phần không nhỏ nói về
quê hương, đã sớm in sâu vào tâm trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê da diết
và là tri thức ban đầu về quê hương.
Các tiết học về địa phương ở bậc THCS, trong đó có những tiết lịch sử địa
phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức
khoa học về tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực. Tiếc rằng, trong
nhiều năm qua những tiết học về địa phương chưa được chú trọng, thậm chí có
trường còn xem là giờ phụ có thể dạy, hoặc bỏ qua.Và do quan niệm khác nhau
nên nhiều người chưa coi trọng lịch sử địa phương mặc dù trong chương trình
dạy môn lịch sử không thể thiếu mảng kiến thức này. Đây không chỉ là thiếu sót
của người dạy mà còn là một thiệt thòi cho HS khi muốn tìm hiểu về lịch sử của
dân tộc, quê hương.
Ở nước ta, việc nghiên cứu lịch sử địa phương, với tư cách là một ngành
khoa học được bắt đầu từ sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc. Từ sau ngày
miền Nam giải phóng, công tác này được tiến hành trên phạm vi cả nước. Hầu
hết các tỉnh đã biên soạn được lịch sử của tỉnh và kể cả huyện, xã. Tỉnh Hải
Dương chúng ta cũng đã được một số tác giả như: Tăng Bá Hoành, Nguyễn Văn
Tuyên.....Tuy nhiên, những tài liệu viết về lịch sử về địa phương còn quá ít,
sách tham khảo cho giáo viên còn hạn chế.
Trong chương trình lịch sử THCS, các tiết lịch sử địa phương có mặt với số
lượng không lớn chỉ có 8 tiết trong cả bốn khối lớp ( 6 (1 tiết), 7(4 tiết), 8(1
tiết), 9 (2tiết)) nếu không muốn nói là khiêm tốn. Có lẽ vì thế, mà nhiều giáo
viên chưa chú trọng, đầu tư vào các tiết dạy chương trình lịch sử địa phương
hoặc có khi còn bỏ qua. Đây lại là nội dung mới được đưa vào SGK lịch sử
THCS. Cho nên không tránh khỏi những khó khăn cho giáo viên trong việc sưu
tầm và lựa chọn nội dung dạy- học mang tính địa phương, tổ chức cho học sinh
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
7
học tập những nội dung mang tính địa phương. Vấn đề đặt ra là mỗi giáo viên
phải lựa chọn xác định cho mình những nội dung và cách thức học tập phù hợp.
Ở đây, tôi đã áp dụng thành công kinh nghiệm xử lý ảnh, phim, âm thanh
của các bạn động nghiệp vào việc thiết kế giáo án điện tử nhằm giúp bài giảng
thêm sinh động, cuốn hút học sinh.
Xuất phát từ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn trên, trong khuôn khổ của đề
tài, tôi xin trình bày những ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim, âm thanh
vào thiết kế giáo án diện tử trong dạy học Lịch sử địa phương Kim Thành
(một mảng kiến thức rất nhỏ trong kho tàng lịch sử của dân tộc Việt Nam)
III - THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Để tìm hiểu thực trạng của việc dạy học phần Lịch sử địa phương trên địa
bàn huyện nhà, tôi tiến hành dự giờ của các bạn đồng nghiệp ở trường bạn.
Đồng thời trao đổi với học sinh sau khi các em đã có một vài tiết học về Lịch sử
địa phương. Cụ thể:
1, Dự giờ tiết 31, tuần 16, Lịch sử lớp 7 bài "Quá trình đấu tranh cách
mạng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền và củng cố bảo vệ chính quyền,
xây dựng chế độ mới, chuẩn bị kháng chiến (1930-1946)" của đồng nghiệp
Nguyễn Văn A, trường THCS X. Nội dung bài giảng sơ lược tóm tắt như sau:
* Khởi động: GV giới thiệu bài: Kim Thành là địa phương có truyền
thống cách mạng, sớm tiếp nhận được ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng.
Trong thời kỳ 1930-1945 nhân dân Kim Thành hưởng ứng và tham gia vào các
phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo, cùng với cả nước Kim Thành tiến
hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành được chính quyền về tay nhân dân. Để
hiểu rõ về phong trào cách mạng ở Kim Thành trong giai đoạn 1930 – 1945,
chúng ta cùng tìm hiểu bài 2.
* Dạy bài mới.
Hoạt động của GV - HS
- GV: Nêu vấn đề để dẫn dắt học sinh
tìm hiểu : Sau khi hoàn thành quá trình
xâm lược nước ta (1884), thực dân
Pháp thiết lập bộ máy cai trị và tiến
hành các chính khai thác, bóc lột nhân
dân ta. Kim Thành cũng nằm trong
hoàn cảnh ấy.
Nội dung kiến thức
I- Tình hình chính trị, kinh tế, văn
hoá xã hội của Kim Thành trước
Cáchmạng tháng Tám 1945
1- Về chính trị
Huyện
(Tri huện)
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
8
- Về chính trị thực dân Pháp thiết lập
bộ máy cai trị như thế nào ở Kim
Thành ?
- HS trả lời
- GV giải thích, vẽ sơ đồ
Tổng
(Tránh tổng)
Tổng
(Tránh tổng)
Làng xã
(Lý trưởng)
Thôn
Làng xã
( Lý trưởng)
Thô
Thôn
Thôn
n
2- Về kinh tế
- Cướp ruộng đất, bóc lột bằng tô thuế,
- Về kinh tế thực dân Pháp đã thi hành
cho vay nặng lãi, đặt ra hàng trăm thứ
những chính sách gì ?
thuế vô lí, bắt phu, bắt lính.
- Hậu quả của chính sách trên ?
- Đại bộ phận nhân dân Kim thành bị
bần cùng hóa.
3- Về văn hóa - giáo dục:
- Thi hành chính sách “ngu dân”, hạn
- Nêu các chính sách cai trị về văn hóa
chế mở trường học, dung túng, khuyến
- giáo dục của thực dân Pháp ?
khích các tệ nạn xã hội.
- GV nhấn mạnh : Cả huyện thời kỳ đó
- Gần 90% dân số của huyện bị chữ.
có 2 trường là Bất Nạo (Kim Anh) và
- Làm xa rời tinh thần đấu tranh của
Thanh Liên (Cộng Hòa) nhằm đào tạo
nhân dân ta.
người để phục vụ cho Pháp.
- Gây ra thảm cảnh chết đói năm 1945.
- Hậu quả của chính cai trị đó ?
Nêu con số thống kê : Cả huyện thời
- Mục đích cai trị về văn hóa – gáo dục
kỳ này có 6200 người chết đói. Trong
của Pháp là gì ?
đó 54 gia đình chết hết không còn
- Khi Nhật nhảy vào Đông Dương cấu
người nào.
kết với thực dân Pháp, đời sống như
II- Phong trào đấu tranh của nhân
thế nào ?
dân Kim Thành tiến tới Tổng khởi
nghĩa giành chính quyền
1- Nhân dân Kim Thành hưởng ứng
các phong trào cách mạng và phát
triển lực lượng trong cao trào cách
mạng (1936-1939).
- Nhân dân Kim Thành sớm tiếp nhận
9
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
- Nhân dân Kim Thành hưởng ứng các
phong trào cách mạng như thế nào ?
- HS đọc tài liệu: Từ chỗ “Kim Thành
có vị trí ....đến chỗ tạm thời lắng
xuống”.
- Nhân dân Kim Thành hưởng ứng và
phát triển lực lượng như thế nào trong
cao trào dân chủ (1936 – 1939) ?
- Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ 2
bùng nổ Đảng ta đề ra chủ trương gì để
phù hợp với tình hình mới ?
- Trước chủ trương của Đảng và chỉ
đạo của Xứ ủy Bắc kỳ, phong trào cách
mạng ở Kim Thành diễn ra như thế nào
?
- Tỉnh ủy Lâm thời Hải Dương được
thành lập vào thời gian nào ? Do ai
lãnh đạo ?
- Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, phong
trào cách mạng Kim Thành phát triển
ra sao ?
- Cơ sở của Việt Minh ở Kim Thành
tư tưởng cách mạng và hưởng ứng
mạnh mẽ các phong trào yêu nước từ
phong trào Cần vương đến phong trào
Xô viết Nghệ Tĩnh.
- Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Kim
Thành diễn ra sôi nổi với nhiều hình
thức như đọc sách báo, bài trừ mê tín
dị đoan, thành lập các tổ chức dân
chủ...Ngoài ra, còn đấu tranh
chống bọn cường hào, bá lí áp bức, bóc lột.
2- Củng cố phong trào, mở rộng các
tổ chức quần chúng trong phong
trào phản đế, thành lập Mặt trận
Việt Minh
- 11-1939 Hội nghị lần VI của Trung
ương Đảng được triệu tập, đề ra chủ
trương và nhiệm vụ mới, trong đó có
chủ trương chuyển trọng tâm công tác
và phát triển lực lượng cách mạng ở
nông thôn.
- Kim Thành nằm trong Liên tỉnh B có
nhiêm vụ đảm nhiệm đường dây giao
liên Liên tỉnh B đưa đón cán bộ, vận
chuyển tài liệu mật và vũ khí.
- Tháng 6-1940 Tỉnh ủy Lâm thời Hải
Dương được thành lập do đ/c Nguyễn
Mạnh Hoan làm bí thư.
- Cơ sở của Việt Minh phát triển dọc
đường 5, đường186, đường 188. Các
cơ sở đều tiến hành tuyên truyền mục
đích, chương trình của Việt Minh, đưa
tin hoạt động của Việt Minh để gây
thanh thế...
- Đầu 1942, cơ sở cách mạng ở Kim
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
10
phát triển ra sao và có những hoạt Thành phát triển và lan dần đến Bất
động gì ?
Nạo, Quỳnh Khê, Lai Khê, Tường Vu,
Thượng Vũ, Bằng Lai, Phù Tải.
- Đến tháng 3- 1945 Kim Thành đã có
21/60 làng có cơ sở Việt Minh, một số
nới phát triển mạnh như Lai Vu, An
Thái, Cổ Phục, Bất Nạo...
3- Cao trào kháng Nhật cứu nước,
tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945.
a. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
* Hoàn cảnh.
- Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp
để độc chiếm Đông Dương.
- 12-3-1945 Ban Thường vụ Trung
- Vì sao Đảng ta phát động cao trào ương Đảng phát động cao trào kháng
kháng Nhật cứu nước ?
Nhật cứu nước.
* Diến biến.
- Diến ra sôi nổi, Việt Minh cài người
vào chính quyền tay sai của địch.
- Phong trào phá kho thóc Nhật để cứu
đói cho dân diễn ra mạnh mẽ.
- Tường thuật diễn biến cao trào kháng - Ủy ban Việt Minh huyện Kim Thành
Nhật cứu nước.
được thành lập.
* Ý nghĩa.
- Uy tín của Việt minh được nâng cao.
- Chính quyền ta sai của địch hoang
mang, lo sợ.
b. Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng
Tám năm 1945.
- Nêu kết quả và ý nghĩa của cao trào * Hoàn cảnh.
kháng Nhật cứu nước ?
- 13-8-1945 Nhật đầu hàng không điều
kiện đồng minh.
- Tỉnh ủy Hải Dương họp phát động
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
11
- Tỉnh ủy Hải Dương phát động toàn
dân nổi dậy khởi nghĩa giành chính
quyền trong hoàn cảnh nào ?
- GV tường thuật diễn biến Tổng khởi
tháng Tám năm 1945 ở Kim Thành.
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
Kim Thành thắng lợi có ý nghĩa như
thế nào ?
toàn dân nổi dậy khởi nghĩa.
* Diễn biến.
- 15-8-1945 ủy ban Việt Minh huyện
họp triển khai kế hoạch giành chính quyền.
- 16-8-1945 tri huyện đầu hàng và bàn
giao chính quyền cho cách mạng.
- 17-8-1945 nhân dân Kim Thành tổ
chức mít tinh mừng thắng lợi
- Chỉ trong 1 tuần lễ chính quyền cũ
của các xã được thay thế bằng các ủy
ban nhân dân cách mạng lâm thời.
* Ý nghĩa.
- Lật đổ chính quyền tay sai của địch.
- Thành lập được chính quyền nhân dân.
- Đem lại độc lập, tự do cho nhân dân.
* Như vậy qua tiết dự giờ tôi nhận thấy:
- GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp phát vấn để làm
rõ nội dung kiến thức bài dạy. Chính các phương pháp này khiến cho giờ học
trầm, không sinh động. Học sinh chỉ giống như một cỗ máy nghe giảng - ghi bài,
thụ động tiếp nhận lượng kiến thức mà cô giáo dạy.
- Sự chuẩn bị một tiết dạy lịch sử địa phương của giáo viên còn sơ sài nên
khi tổ chức giảng dạy vài lần không thành công, giáo viên lại xem nhẹ nội dung
này.
- Hình thức tổ chức dạy và học còn đơn giản, chưa phong phú, chưa đáp
ứng nhu cầu nhận thức của học sinh, chưa kích thích được tính ham hiểu biết và
hứng thú học tập của học sinh, thiếu các bài tập về nhà sưu tầm lịch sử địa
phương.
2. Trao đổi, khảo nghiệm với học sinh
Sau tiết dạy tôi tiến hành trò chuyện, trao đổi với học sinh để nắm bắt
được tình hình học tập của học sinh. Chỉ với một số câu hỏi nhỏ như:
- Sau khi học xong bài học, em biết gì về Lịch sử Kim Thành giai đoạn từ
1930 đến 1946?
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
12
(Yêu cầu: HS trả lời được về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, cao trào
kháng Nhật cứu nước, các phong trào phản đế....)
- Em có biết chùa Dưỡng Thái không?
(Yêu cầu: HS biết được đây là nơi có đường dây giao liên Liên tỉnh B đạt
văn phòng, có nhiệm vụ đưa đón cán bộ, vận chuyển tài liệu....)
- Kể tên một số nơi có phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi của huyện
Kim Thành trong thời gian này?
(Yêu cầu: HS kể ra được ít nhất 5 địa danh)
Trao đổi với khoảng 20 học sinh ở cả 4 nhóm đối tượng học lực giỏi, khá,
trung bình, yếu về những câu hỏi như trên. Kết quả đạt được như sau:
Câu hỏi
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
Câu hỏi 1
3
15
17
85
Câu hỏi 2
7
35
13
65
Câu hỏi 3
5
25
15
75
Đồng thời vẫn với 20 học sinh trên, tôi đưa ra câu hỏi: Em có thích học
Lịch sử địa phương không. Tất cả các em đều đồng thanh không thích. Khi hỏi
tại sao? Các em đều trả lời không hay, không sinh động.....
Qua việc trao đổi, khảo nghiệm với học sinh tôi nhận thấy học sinh đều
rơi vào tình trạng không thích học phần Lịch sử đại phương. Mặc dù đây là
mảng kiến thức gần gũi nhất, lại xảy ra trong khoảng thời gian không xa, trên
chính mảnh đất quê hương mình. Sau tiết học số lượng học sinh hiểu bài là rất ít.
Ngay cả những mảng kiến thức dễ nhớ nhất các em cũng không nhớ nổi.
Từ thực trạng trên, tôi tiến hành phân tích nguyên nhân và rút ra phương
pháp dạy học thích hợp với học sinh. Đó là phải ứng dụng công nghệ thông tin,
đưa tranh, ảnh, âm thanh, phim vào bài giảng sẽ giúp các em thích thú hơn, dễ
nắm bắt được kiến thức hơn.
IV. ỨNG DỤNG KINH NGHIỆM XỬ LÝ ẢNH, PHIM, ÂM THANH
VÀO THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
1. Tóm tắt các kinh nghiệm xử lý ảnh, phim, âm thanh với các phần
mềm ứng dụng
1.1. Xử lý ảnh với Office Picture Manager.
a. Khởi động phần mềm Microsoft Office Picture Manager: Nhấp Start\
Programs\ Microsoft Office\ Microsoft Office Tool\ Microsoft Office Picture
Manager.
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
13
b. Chỉnh sửa ảnh, ta vào menu File \ Add Picture Shortcut. Thư mục được
chọn sẽ xuất hiện ở cửa sổ bên trái, bạn mở thư mục và chọn ảnh cần chỉnh sửa.
- Tự động tinh chỉnh hình ảnh: Nháy phải vào tấm ảnh cần chỉnh lại ánh
sáng -> Chọn Edit -> Trong giao diện của Picture Manager chọn nút Auto
Correct . Với chức năng này, chương trình sẽ tự động cân bằng màu sắc, độ
sáng, độ tương phản của hình ảnh.. Ta sẽ được một tấm ảnh rõ đẹp hơn. Tiếp
đến chọn nút Save để lưu lại. Hoặc chọn Save as nếu lưu thành tấm ảnh khác ->
Đặt tên cho tấm ảnh mới.
- Chỉnh ánh sáng theo ý mình bằng cách nháy chọn Picture\ Brightness
and contrast.
- Chỉnh màu sắc: Vào menu Picture\ Color, xuất hiện cửa sổ Color. Để
thay đổi màu sắc của toàn bộ ảnh, ta di chuyển các thanh trượt:
+ Amount: Xác định độ tác động của sự hiệu chỉnh.
+ Hue: Thay đổi tông màu của ảnh.
+ Saturation: Hiệu chỉnh độ đậm nhạt của màu sắc trên ảnh.
+ Ta cũng có thể cân bằng màu sắc một cách tự động bằng cách bấm vào
Enhance Color.
c. Cắt phần thừa của bức ảnh: Trong Office Picture Manager chọn
Picture\ Crop. Xuất hiện 8 biểu tượng bao quanh khung hình. Rê chuột vào các
biểu tượng này để chọn phần muốn giữ lại -> OK\ Save (Save as). Cắt theo lề
trên (Top), dưới (Bottom), phải (Right), trái (Left) của ảnh bằng cách nhập chỉ
số kích thước vào các ô tương ứng với các lề trong mục Crop handles.
d. Thay đổi kích thước của bức ảnh.
+ Mở bức ảnh với Microsoft Office Pictutre Manager. Chọn Picture\
Resize. Xuất hiện cửa sổ Resize bên phải để ta có thể chỉnh lại kích thước. Chọn
thuộc tính Predefined with x height. Chọn kích cỡ tuỳ ý cho bức ảnh (nên chọn
Web-large 640x480) -> OK\ Save (Save as).
+ Custome width and height: thay đổi kích thước ảnh tuỳ ý theo chiều
rộng và chiều cao -> OK\ Save (Save as).
+ Percentage of original width x height: Hiệu chỉnh kích thước ảnh theo
phần trăm (%) so với kích thước ảnh ban đầu-> OK\ Save (Save as).
e. Nén ảnh: Mở bức ảnh cần nén bằng Microsoft Office Picture Manager.
Chọn Piture\ Compress picture. Chọn thuộc tính trong Compress for:
+ Don’t compress: Không nén ảnh.
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
14
+ Documents: Nén ảnh dạng tài liệu lưu trữ, dung lượng ảnh khá lớn.
+ Web pages: Nén ảnh để đưa lên trang web.
+ E - mail messages: Nén ảnh để sử dụng gửi qua e – mail.
Khi ta chọn từng loại thì trong phần phía dưới Estimated total size sẽ thể
hiện những thông số về kích thước của bức ảnh -> OK\ Save (Save as).
g. Xoay và lật ảnh:
- Vào menu Picture \ Rotate and Flip, xuất hiện cửa sổ Rotate and Flip
bên phải cửa sổ làm việc. Nhấp vào Rotate left để xoay ảnh qua trái, Rotate right
để xoay ảnh qua phải.
- Ta cũng có thể xoay ảnh theo chỉ số góc chính xác bằng cách nhập giá trị
(độ) của góc muốn xoay vào ô By degree.
- Để lật ảnh theo chiều ngang bấm Flip horizontal, lật theo chiều dọc bấm
Flip vertical.
h. Khử mắt đỏ:
- Vào menu Picture \ Red Eye Removal. Đưa trỏ chuột vào ảnh, con trỏ
sẽ biến thành vòng tròn có tâm ngắm. Ta đưa vòng tròn đó vào vùng mắt bị đỏ
và bấm chuột -> Xuất hiện biểu tượng hình con mắt, sau đó bấm OK, hiện tượng
mắt đỏ sẽ biến mất. Nếu hiện tượng mắt đỏ vẫn còn mờ mờ thì hãy lặp lại thao
tác trên một lần nữa.
1.2. Xử lý phim và âm thanh với Windows Movie Maker:
a. Khởi động chương trình: Nhấn Start \ Programs\ Windows Movie Maker.
b. Tiến hành làm phim.
Bước 1: Nhấp vào Show Timeline. Chuyển sang Show Storyboard để hiện
ra các menu.
Bước 2: Nhấp vào Video để hiện các menu ẩn chứa bên trong.
Bước 3: Nhấp Import video để chọn những đoạn phim cần chỉnh sửa.
Bước 4: Xuất hiện hộp thoại Import File trong Look in chọn ổ đĩa lưu giữ
đoạn phim -> nhấp chọn đoạn phim -> nhấp Import -> chờ cho đoạn phim được
nhập vào.
Phim vừa được nhập vào sẽ được tự động chia thành các đoạn phim ngắn
hơn để tiện chỉnh sửa và xử lý theo đoạn. Trong Collection xuất hiện các đoạn
phim vừa nhập vào.
Bước 5: Tiếp tục lặp lại như bước 4 để nhập tiếp các đoạn phim cần chỉnh sửa.
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
15
Bước 6: Nhập vào Collections để hiện tên Folder của từng phim chứa các
đoạn phim ngắn.
Bước 7: Nhấp chuột 1 cái vào đoạn phim cần xem. Nhấp nút Play ở màn
hình bên phải để xem hay nhấn nút Pause để dừng xem.
Muốn xoá một đoạn phim nào thì nhấp trái chuột vào đoạn phim đó và
nhấn phím Delete hay nhấp phải chuột vào đoạn phim đó và nhấp Cut hoặc Delete.
Bước 8: Muốn nhập hình vào Collections, ta nhấp vào Import pictures và
cũng làm tương tự như nhập đoạn phim ở bước 4 đến bước 6.
Bước 9: Muốn xoá hình nhập vào ta làm tương tự như xoá phim.
Bước 10: Nhấp trái chuột vào đoạn phim cần chỉnh sửa -> giữ chuột và
kéo rê vào chỗ Timeline mục Video -> xuất hiện cảnh và tiếng của đoạn phim.
Bước 11: Muốn chèn hình ảnh chuyển tiếp giữa 2 đoạn phim, ta nhấp
chuột trái vào hình ảnh cần chèn -> giữ chuột và kéo rê vào chỗ Timeline mục
Video sau đoạn Video liền trước. Sau đó lại tiếp tục nhấp vào Collections để tìm
chèn đoạn phim tiếp theo. Cứ lặp đi lặp lại cho đến khi hết các đoạn phim cần chèn.
Bước 12: Nhấp chuột phải vào đoạn phim hoặc hình ảnh vừa chèn ở
Timeline -> nhấp chọn Play Timeline hoặc nhấn Ctrl + W để xem đoạn phim
hoặc hình ảnh ở màn hình bên phải vừa được chèn vào.
Muốn bỏ đoạn phim hoặc hình ảnh vừa chèn ở Timeline thì nhấp vào Cut
hoặc Delete.
Muốn Copy đoạn phim hoặc hình ảnh vừa chèn ở Timeline thì nhấp Copy
hoặc nhấn Ctrl + U -> Xuất hiện menu chỉnh âm thanh to nhỏ tuỳ ý -> OK.
Bước 13: Nhấp chuột phải vào đoạn âm thanh vừa chèn cùng đoạn phim
ở Timeline -> nhấp chọn Play Timeline hoặc nhấn Ctrl + W để nghe âm thanh
và xem đoạn phim ở màn hình bên phải vừa chèn vào.
Muốn bỏ đoạn âm thanh đi cùng với đoạn phim vừa chèn ở Timeline thì
nhấp vào Mute.
Muốn điều chỉnh âm lượng của đoạn âm thanh đi cùng với đoạn phim
vừa chèn ở Timeline thì nhấp vào Volume nhấn Ctrl + C.
Bước 14: Muốn chèn lời thuyết minh của mình cho đoạn phim hoặc hình
ảnh vừa chèn ở Timeline thì máy vi tính phải được gắn Micro -> Nhấp vào
Narrate Timeline để thu lời thuyết minh và lưu lại.
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
16
Nhấp vào Stop Narration hoặc Done để kết thúc quá trình thu tiếng. Hộp
thoại xuất hiện. Nhấp mục Save để lưu tiếng. Âm thanh tự động được chèn vào
mục Audio/Music ở Timeline.
Bước 15: Muốn chèn âm thanh hoặc nhạc nền vào đoạn phim ta nhấp
vào Import audio or music -> Xuất hiện hộp thoại Import Files -> Trong Look in
trọn ổ đĩa lưu giữ đoạn nhạc -> Nhấp Import để chèn nhạc.
Bước 16: Xuất hiện các file nhạc ở mục Collection -> Nhấp chuột trái
vào file nhạc cần chèn làm nền -> Giữ chuột và kéo rê vào chỗ Timeline mục
Video/Music -> Nhấp chuột phải vào file nhạc ở Timeline mục Video/Music
vừa chèn vào và điều chỉnh Volume cho vừa ý -> Nhấp chuột xuất hiện mũi tên
2 chiều màu đỏ ở đoạn cuối file nhạc và giữ chuột kéo dài ra hoặc thu ngắn lại
cho phù hợp với thời gian của đoạn phim.
Bước 17: Muốn làm cho nhạc từ từ nhỏ rồi tắt ta nhấp chuột phải vào
Timeline mục Video/Music -> Nhấp chọn Fade out. Ngược lại ta chọn Fade in.
Bước 18: Muốn chia đoạn phim ở Timeline thành nhiều cảnh khác nhau
ta nhấp vào thanh có số trên Timeline -> Nhấp vào biểu tượng trên màn hình tay phải.
Bước 19: Muốn chèn văn bản (tiêu đề) chú thích, ta nhấp Make titles or credits.
Bước 20: Xuất hiện menu -> Nhấp chọn kiểu chèn tiêu đề cho phù hợp
-> Gõ chữ vào.
Bước 21: Gõ chữ vào ô -> Nhấp vào Change the title animation để thay đổi
hiệu ứng xuất hiện chữ -> Nhấp vào Change the text font and color để thay đổi
kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ -> Nhấp vào Done add title to movie để kết thúc.
Nhấp Cancel nếu muốn huỷ lệnh.
Bước 22: Muốn chỉnh sửa tiêu đề trên Timeline ta nhấp chuột phải vào tiêu
đề -> Nhấp Edit title… -> Chỉnh sửa -> Nhấp Done để lưu lại việc chỉnh sửa.
Muốn chỉnh sửa tiêu đề xuất hiện trên đoạn phim, ta nhấp Show Timeline ->
Show Storyboard -> Nhấp chuột phải vào tiêu đề trên Title Overlay cần sửa ->
Nhấp chuột vào Edit title… -> Chỉnh sửa -> Nhấp Done để lưu lại việc chỉnh sửa.
Muốn cho tiêu đề hiện ra từ từ hoặc nhanh, ta nhấp chuột phải vào tiêu đề
trên Title Overlay -> Xuất hiện mũi tên 2 chiều màu đỏ ở đoạn cuối tiêu đề và
giữ chuột kéo dài ra hoặc thu ngắn lại cho phù hợp với yêu cầu.
Bước 23: Tạo hiệu ứng chuyển cảnh, ta nhấp View video transitions -> Xuất
hiện các hiệu ứng.
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
17
Bước 24: Nhấp vào Show Storyboard -> Show Timeline -> Nhấp chuột trái
vào một dạng hiệu ứng ở trên rồi giữ chuột kéo rê vào biểu tượng hiệu ứng trên
Timeline -> Xuất hiện hiệu ứng trên Timeline.
Bước 25: Muốn cắt bỏ hiệu ứng chuyển cảnh hoặc thay bằng hiệu ứng
khác, ta làm như sau:
- Nhấp chuột trái vào hiệu ứng chuyển cảnh trên Timeline -> Nhấp phím Delete.
- Hoặc nhấp chuột phải vào hiệu ứng rồi nhấp Cut hoặc Delete.
- Nhấp chuột trái vào một dạng hiệu ứng ở trên rồi giữ chuột kéo rê vào biểu
tượng hiệu ứng trên Timeline -> Xuất hiện hiệu ứng mới trên Timeline.
Bước 26: Muốn tạo hiệu ứng cho đoạn phim, ta nhấp View video effects ->
Xuất hiện các hiệu ứng.
Bước 27: Nhấp vào Show Storyboard -> Show Timeline -> Nhấp chuột
trái vào một dạng hiệu ứng ở trên rồi giữ chuột kéo rê vào đoạn phim trên
Timeline -> Xuất hiện ứng trên đoạn phim.
Sau khi hoàn thành xong nhấp vào Show Timeline -> Xuất hiện trở lại
Show Storyboard để ta dễ hiệu chỉnh nếu cần.
Sau mỗi lần chọn thử một lệnh nào đó, nếu muốn bỏ lệnh đó nhấp vào Undo
hoặc muốn lấy lại lệnh đó nhấp vào Redo.
Bước 28: Khi chỉnh sửa chưa hoàn chỉnh hoặc muốn lưu lại để lần sau có
thể chỉnh sửa tiếp, ta nhấp menu File -> Save Project As… -> Xuất hiện hộp
thoại, tìm ổ đĩa để lưu, đặt tên File -> Nhấp Save.
Nên lưu 1 file tạm như bước 28 vì sẽ có lỗi khi xuất thành phim và cần sửa lại.
Nếu muốn mở ra chỉnh sửa tiếp, ta nhấp đúp chuột vào file chứa phim ->
Xuất hiện hộp thoại -> Chờ hộp thoại biến mất là mở xong file và tiến hành sửa
bình thường.
Bước 29: Khi chỉnh sửa hoàn chỉnh và muốn xuất thành phim (khi đã xuất
thành phim thì không thể chỉnh sửa được nữa) ta nhấp vào Save to my computer
-> Xuất hiện hộp thoại.
Nhấp vào ô 1 để đặt tên file chop him và nhấp vào Browse để tìm ổ đĩa lưu
phim -> Next.
Bước 30: Muốn lưu phim vào CD ta phải có 1 đĩa CD trắng đưa vào máy vi
tính và máy vi tính phải có đầu ghi đĩa CD -> Nhấp vào Save to CD -> Xuất
hiện hộp thoại.
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
18
Nhấp Next chờ cho đến khi đạt 100% -> Xuất hiện hộp thoại Finish ->
Nhấp Finish để kết thúc quá trình xuất phim.
Sau khi chép xong CD, máy vi tính tự động đẩy đĩa CD ra khỏi ổ đĩa ->
Xuất hiện hộp thoại.
2. Nghiên cứu nội dung phần Lịch sử địa phương Kim Thành
Sau khi đã nghiên cứu kỹ về kỹ năng xử lý ảnh, phim, âm thanh, tôi tiến
hành nghiên cứu nội dung phần Lịch sử địa phương. Tìm các tư liệu có thể đưa
vào trong bài giảng.
Toàn bộ phần Lịch sử địa phương huyện Kim Thành có 5 bài học (từ bài
giới thiệu tổng quát về mảnh đất, con người, truyền thống nhân dân huyện Kim
Thành đến quá trình đấu tranh, xây dựng bảo vệ tổ quốc, thực hiện các công
cuộc đổi mới của Đảng). 5 bài học được phân phối thời lượng học như sau:
- Bài 1: Khái quát về mảnh đất, con người và truyền thống của nhân dân
Kim Thành. Tiết 32 tuần 33 Lịch sử lớp 6.
- Bài 2: Quá trình đấu tranh cách mạng tiến lên khởi nghĩa giành chính
quyền và củng cố, bảo vệ chính quyền, xây dựng chế dộ mới, chuẩn bị kháng
chiến (1930-1946). Tiết 31, tuần 16, tiết 56 tuần 29 Lịch sử lớp 7.
- Bài 3: Đảng bộ huyện Kim Thành lãnh đạo nhân dân địa phương kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (12/1946-4/1955). Tiết 65 tuần 34 Lịch sử lớp 7.
- Bài 4: Đảng bộ và nhân dân Kim Thành vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội
vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955-1975). Tiết 66 tuần 34 Lịch sử lớp
7.
- Bài 5: Đảng bộ và nhân dân Kim Thành cùng cả nước xây dựng xây
dựng CNXH, bảo vệ tổ quốc và thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (19752008). Tiết 44 tuần 28 Lịch sử lớp 8.
Qua việc nghiên cứu nội dung của 5 bài học trong cuốn " Đề cương bài
giảng lịch sử huyện Kim Thành", tôi nhận thấy có thể sử dụng các tranh, ảnh
phim hoặc âm thanh vào bài giảng. Cụ thể tôi tiến hành sưu tầm những thước
phim tư liệu của đài truyền hình Hải Dương, tranh ảnh trên báo Hải Dương, trên
mạng và đặc biệt cuốn video tư liệu của trường bạn đã thực hiện sáng kiến kỹ
thuật được giải C cấp huyện. Sau đó tôi tiến hành các các xử lý tranh, ảnh, phim,
âm thanh ở trên vào chỉnh sửa những tư liệu đó. Kết quả đạt được như sau:
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
19
1/ Đối với bài 1: Khái quát về mảnh đất, con người và truyền thống của
nhân dân Kim Thành. Tiết 32 tuần 33 Lịch sử lớp 6. Có thể sử dụng các hình
ảnh và phim sau vào thiết kế giáo án điện tử:
2/ Đối với bài 2: Quá trình đấu tranh cách mạng tiến lên khởi nghĩa
giành chính quyền và củng cố, bảo vệ chính quyền, xây dựng chế dộ mới, chuẩn
bị kháng chiến (1930-1946). Tiết 31, tuần 16, tiết 56 tuần 29 Lịch sử lớp 7. Có
thể sử dụng các hình ảnh và phim sau vào thiết kế giáo án điện tử:
3/ Đối với bài 3: Đảng bộ huyện Kim Thành lãnh đạo nhân dân địa
phương kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (12/1946-4/1955). Tiết 65 tuần 34
Lịch sử lớp 7. Có thể sử dụng các hình ảnh và phim sau vào thiết kế giáo án điện
tử:
4/ Đối với bài 4: Đảng bộ và nhân dân Kim Thành vừa xây dựng chủ
nghĩa xã hội vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955-1975). Tiết 66 tuần 34
Lịch sử lớp 7. Có thể sử dụng các hình ảnh và phim sau vào thiết kế giáo án điện
tử:
5/ Bài 5: Đảng bộ và nhân dân Kim Thành cùng cả nước xây dựng xây
dựng CNXH, bảo vệ tổ quốc và thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (19752008). Tiết 44 tuần 28 Lịch sử lớp 8. Có thể sử dụng các hình ảnh và phim sau
vào thiết giáo án điện tử:
V. THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
1, Quy trình thiết kế giáo án điện tử
Trước khi đi thiết kế giáo án tôi nghiên cứu kỹ những quy trình thiết kế
một giáo án điện tử. Cụ thể:
Bước 1:
- Nghiên cứu SGK và tài liệu có liên quan để xác định rõ trọng tâm của
bài và các mục tiêu vể chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ.
- Xác định phần nào cần đoạn phim, hình ảnh, hay thông tin gì? Từ đó,
phải tìm kiếm tư liệu cần thiết, có thể truy cập mạng Internet để tìm kiếm.
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
20
- Xác định thời lượng khi soạn bài giảng bằng PowerPoint:
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học bổ trợ, các phần mềm khác hỗ trợ:
+ Máy chụp hình, máy quay phim.
+ Tìm đoạn phim, hình ảnh, thông tin trên mạng hoặc đĩa VCD.
+ Các phần mềm khác: flash, window media, violet, totalvideo, quicktime...
- Soạn giáo án thật kĩ, đảm bảo quy trình của bài và dự kiến thời gian cho
các mục, các hoạt động.
Bước 2: Thiết kế bài giảng trên MS PowerPoint dựa theo giáo án đã soạn.
Bước 3: Chạy thử từng phần và toàn bộ slide để điều chỉnh sai sót về kĩ
thuật trên máy vi tính.
Bước 4: Đóng gói bài giảng để chạy thử trên máy khác.
- Điều quan trọng là giáo viên phải xác định rõ đoạn phim, hình ảnh nào
là cần thiết, phù hợp cho bài dạy đó, nhưng cũng không được lam dụng đưa
quá nhiều tư liệu vào bài giảng gây nhiễu đối với học sinh.
2. Soạn giáo án
VI. KẾT QUẢ
Qua thực tế áp dụng những kỹ năng trên vào soạn giảng bằng chương
trình MS PowerPoint và thực dạy trên lớp. Tôi nhận thấy kỹ năng soạn một bài
giáo án điện tử đã không còn quá khó, quá mất thời gian như trước nữa, đồng
thời kết quả học tập ở học sinh cũng tốt hơn. Các em có hứng thú học tập, sôi
nổi hào hứng giơ tay phát biểu và nêu vấn đề mà các em còn thắc mắc góp phần
xây dựng nội dung bài học tốt hơn. Từ đó, đã phát triển khả năng tư duy, năng
động sáng tạo và tích cực học tập ở học sinh. Đặc biệt ý thức học tập và ham
hiểu, kỹ năng sưu tầm tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu lịch sử địa
phương của học sinh ngày càng phát huy.
Cũng với những câu hỏi khi khảo sát đối với học sinh ở trên. Tôi tiến
hành khảo sát đối với học sinh lớp tôi đã ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim
âm thanh vào thiết kế giáo án điện tử dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng. Số lượng 24 HS. Kết quả thu được như sau:
Câu hỏi
Câu hỏi 1
Đạt yêu cầu
SL
%
17
70,83
Không đạt yêu cầu
SL
%
7
29,17
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
21
Câu hỏi 2
Câu hỏi 3
20
22
83,33
91,67
4
2
16,67
8,33
Kết quả giảng dạy ở các lớp cho thấy tỉ lệ học sinh hứng thú học bài
chiếm đa số với khoảng 80% trở lên. Các trường hợp học sinh còn lơ là không
chú ý giảm, nhiều em trong số đó có sự chú ý học bài hơn. Mặc dù, còn tồn tại
một lượng nhỏ không cảm thấy hứng thú, song kết quả thu được như vậy là rất
khả thi. Điều quan trọng nhất là giáo viên có phương pháp, cách thức tổ chức
như thế nào để lôi cuốn các em nhiều hơn vào nội dung của bài dạy.
Từ kết quả trên, tôi đã tiến hành tổ chức dạy đại trà cho học sinh khối
6,7,8 năm học 2012-2013.
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
22
4 - Trình bày kết quả thu được sau khi áp dụng SKKN kết quả định tính
và định lượng, trên cơ sở khảo sát, đánh giá khoa học, khách quan; có so
sánh, đối chiếu giữa sau với trước khi áp dụng giải pháp, sáng kiến hoặc áp
dụng kinh nghiệm. Nhất thiết phải có kết quả khảo sát, đối chứng trên các đối
tượng trước và sau khi áp dụng SKK;
5 - Chỉ rõ được tính mới, tính sáng tạo của giải pháp, biện pháp, kinh
nghiệm đã đúc rút từ thực tế đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lý luận về giáo
dục, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện hành về GD-ĐT của Nhà nước.
Phần 3: KẾT LUẬN
Thiết kế các bài học Lịch sử địa phương trên phần mềm diễn hình mạnh
Power Point thật sự là công cụ trợ giảng hiệu quả và chuyên nghiệp cho các thầy
cô và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Với việc hoàn thiện các kỹ
năng thiết kế, chỉnh sửa kênh hình và kênh chữ sẽ là điều kiện tiên quyết để thiết
kế thành công một bài dạy Lịch sử bằng giáo án điện tử.
Với đề tài này, tôi nghĩ nó không chỉ giúp ích cho các giáo viên ở môn tiếng
Anh mà nó còn thật sự thiết thực cho các giáo viên ở các bộ môn khác. Đặc biệt
là kỹ năng xử lý phim, âm thanh và hình ảnh.
Mặc dù giáo án điện tử không thể thay thế hoàn toàn cho phương pháp giảng
dạy truyền thống, nhưng yếu tố trực quan của nó có khả năng hỗ trợ cho những
bài giảng được mở rộng và trở nên sinh động hơn.
Ứng dụng CNTT&TT trong dạy - học không phải là một phương pháp mới
mà chỉ là sự hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy - học bằng các công cụ, phương
tiện CNTT&TT. Do đó điều cần tránh là tuyệt đối không thể đồng nhất việc thực
hiện tiết dạy có ứng dụng CNTT&TT với bài trình chiếu power point đơn thuần.
Cần tránh việc lạm dụng ứng dụng CNTT&TT mà không xem xét kĩ những
nội dung nào cần thiết và khi nào cần thiết, hoặc loại bỏ hẵn những phương tiện
khác.
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
23
Cần tránh việc chuyển từ “đọc - chép” sang “nhìn-chép”.
Việc ứng dụng CNTT&TT trong một tiết dạy-học không có nghĩa là thời
lượng toàn bộ tiết dạy - học chỉ dành duy nhất cho ứng dụng CNTT&TT. Giáo
viên cần linh hoạt sử dụng phương tiện CNTT&TT hay phương tiện truyền
thống khác trong tiết dạy - học khi nào xét thấy cần thiết và hiệu quả.
Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao, cần sử dụng CNTT “đúng lúc, đúng
chỗ, đúng mức độ” để tạo hiệu ứng tốt nhất cho tiết giảng. Muốn thế, bản thân
người giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự
sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mỹ, có hiểu biết nhất định về kỹ thuật vi tính; phải
kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiện hiện đại với phương pháp giảng dạy
truyền thống thì mới có thể đem lại kết quả có tính mô phạm nhất.
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tham khảo nhiều tài liệu
chuyên ngành, tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, cũng như
dựa trên những kinh nghiệm có được của bản thân trong quá trình thiết kế và áp
dụng các bài dạy đọc và nghe ở môn tiếng Anh trên Power Point 2003 tại nhà
trường THCS. Với đề tài “Kỹ thuật chỉnh sửa ảnh trên Microsoft Office
Picture Manager, xử lý phim và âm thanh với Windows Movie Maker và tạo ô
gõ chữ khi đang trình chiếu giáo án trên Power Point”, tôi hy vọng sẽ mang
đến cho các giáo viên một cuốn cẩm nang làm giàu thêm tính đang dạng và sáng
tạo trong việc thiết kế các dạng bài cũng như các kỹ thuật chỉnh sửa trên giáo án
điện tử. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế và điều kiện áp
dụng chưa được nhiều cho nên cũng không tránh khỏi những thiếu sót trong quá
trình làm đề tài. Rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Qua đây, tôi rút
ra được bài học kinh nghiệm:
1. Bài học kinh nghiệm.
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
24
Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong giờ học nội khoá được tổ
chức tại thực địa di tích cách mạng là một trong những biện pháp tốt nhất để
thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng ta. Nó không những đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu giáo dục giáo dưỡng cho việc dạy học lịch sử mà còn hình thành cho
học sinh hứng thú say mê học tập. Qua đó giúp học sinh phát triển năng lực tự
nghiên cứu tìm hiểu những tư liệu lịch sử địa phương và có ý nghĩa trách nhiệm
cao trong việc gìn giữ bảo tồn những di tích cách mạng ở quê hương mình đang
sinh sống.
Thực tế trong dạy học lịch sử, để có hiệu quả của bài học về lịch sử địa
phương. Người giáo viên phải có sự đầu tư vào việc sưu tầm, nghiên cứu tài
liệu, những nội dung đưa vào bài giảng phải đảm bảo tính khoa học và đáp ứng
kiến thức cơ bản. Cần thận trọng, tránh áp đặt máy móc.
1 - Kết quả
Trong thực tế áp dụng việc soạn bài bằng giáo án trình chiếu tôi thấy để một bài
dạy thành công thì cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là:
Giáo viên phải có nhiệt huyết, yêu nghề, tận tâm với học sinh.
Giáo viên phải có tinh thần học hỏi, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn.
Đặc biệt, là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo viên phải thường xuyên học
hỏi, tiếp cận, nghiên cứu tìm tòi, trao đổi với đồng nghiệp để có kỹ năng hơn
trong soạn giảng sử dụng công nghệ thông tin.
Giáo viên phải không ngừng học hỏi qua sách báo, mạng Internet để nâng
cao trình độ chuyên môn vì kiến thức sinh học ngày càng phong phú và luôn
được làm giàu hơn theo thời gian. Đó là cách bổ sung tốt nhất, hiệu quả nhất tri
thức cho mỗi giáo viên.
Kết hợp tốt các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, phát
huy tính tích cực của người học, người giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh
tìm ra tri thức thông qua hình ảnh, đoạn phim trực quan sinh động.
Cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh theo từng lứa tuổi,
không nên nóng vội khi đánh giá học sinh, luôn động viên tạo điều kiện cho các
em còn yếu ngày càng yêu thích môn học và học tốt hơn .
Ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh với Office Picture
Manager, Windows Movie Maker trong dạy học Lịch sử địa phương.
25