Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nội dung pháp luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.42 KB, 3 trang )

NỘI DUNG VỀ PHÁP LUẬT VỀ HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm về Luật Hành Chính
Luật hành chính là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những
quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan
nhà nướchoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
2. Đặc điểm của Luật Hành Chính
Ngành luật hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Do nhà nước
ban hành, có tính bắt buộc. Điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí
của các cơ quan nhà nước xây dựng. Những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ
quan nhà nước xây dựng , tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình . Những
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình một số đoàn thể và cá nhân thực hiện chức năng quản
lý nhà nước đối với những vấn đề cụ thể được pháp luật quy định.
3. Đối tượng của pháp Luật Hành Chính
a. Khái niệm : Là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính nhà nước
được quy phạm pháp luật hành chính tác động đến.
b. 3 nhóm quan hệ xã hội cơ bản:
- Nhóm thứ nhất : Những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước
của các cơ quan hành chính nhà nước .
- Nhóm thứ 2 : Những quan hệ có tính chất quản lý, hình thành trong quá trình các cơ
quan nhà nước xây dựng.
- Nhóm thứ 3 : Những quan hệ quản lý hình thành trong quá trình một số tổ chức và cá
nhân thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với những vấn đề cụ thể được pháp
luật quy định

4. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính
-

Phương pháp mệnh lệnh

 Phương pháp mang tính đặc thù được quy định bởi tính chất của quan hệ quản lý
nhà nước.



-

Phương pháp thỏa thuận
 Đôi khi chúng ta gặp trong quan hệ pháp luật hành chính phương pháp thỏa
thuận. Ở đây tồn tại sự bình đẳng về ý chí của các bên tham gia quan hệ.

5. Khái niệm Quy Phạm pháp luật hành chính

Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật được ban hành để
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính theo phương pháp
mệnh lệnh- đơn phương.


Đặc điểm của Quy Phạm Pháp Luật Hành Chính

6.
-

Là quy tắc xử sự chung
Có tính bắc buộc.
Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi con người về tính hợp pháp.
Được áp dụng nhiều lần.

7. Quan hệ pháp luật hành chính

1. Căn cứ vào tính chất của mối liên hệ giữa các bên tham gia quan hệ
- Quan hệ pháp luật hành chính dọc
- Quan hệ pháp luật hành chính chéo:
- Quan hệ pháp luật hành chính ngang:

2. Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành
chính,
- Quan hệ nội dung:
- Quan hệ thủ tục:
3. Căn cứ vào mục đích cần đạt được khi thiết lập quan hệ pháp luật hành chính,
- Quan hệ pháp luật hành chính tích cực
- Quan hệ pháp luật hành chính bảo vệ pháp luật:
4. Căn cứ vào các ngành và lĩnh vực hoạt động hành chính
8. Chủ thể của luật hành chính Việt Nam

Là tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định trong các văn bản luật hành
chính. Đó là:
- Các cơ quan nhà nước (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước);
- Các tổ chức;
- Các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong đó chủ yếu là cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước; và
- Cá nhân (bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch).
9. Khách thể của luật hành chính
Trong quan hệ pháp luật hành chính khách thể mà các bên hướng tới đó chính là trật tự quản lý
hành chính – chính là bộ phận quy định trong quy phạm pháp luật.


Là lợi ích mà các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hướng tới
10. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan.
Trong đó, quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức cá nhân liên
quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật Hành
chính.
------------------------------------THE END--------------------------------




×