Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 125 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN NÔNG
NGHIỆP NĂM 2013
LUẬN ÁN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - NĂM 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TRỌNG CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN NÔNG
NGHIỆP NĂM 2013
LUẬN ÁN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62.72.04.12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Yên

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ


tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, gia
đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn
Yên phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, người thầy đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo va giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài
tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý kinh tế
Dược trường Đại học dược Hà Nội, đã truyền đạt cho tôi phương
pháp nghiên cứu khoa học và nhiều kiến thức chuyên ngành quí
báu. Tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo
trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Phòng đào tạo sau đại học
và toàn thể các thầy cô giáo, các phòng ban Trường đại học
Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám đốc,
phòng KHTH, các khoa lâm sang, cận lâm sang, khoa dược bệnh
viện Đa khoa Nông nghiệp tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành
tốt luận văn này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2015

Nguyễn Trọng Cường


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi, các kết quả, số liệu trong luận án là
trung thực và chưa được công bố trong các công trình
khác


Hà Nội, Ngày 30 tháng 6 năm 2015

Nguyễn Trọng Cường


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADR

:

Phản ứng có hại của thuố c

BHYT

:

Bảo Hiểm Y Tế

BV

:

Bê ̣nh viê ̣n

BVNN

:


Bê ̣nh viê ̣n Nông Ngiê ̣p

BYT

:

Bô ̣ Y Tế

DMT

:

Danh mục thuố c

DMTBV

:

Danh mục thuố c Bê ̣nh Viê ̣n

DMTCY

:

Danh mục thuố c chủ yếu

DMTTY

:


Danh mục thuố c thiết yếu

GMP

:

Thực hành tố t sản xuất thuố c

GTSD

:

Giá tri ̣sử du ̣ng

HĐT & ĐT

:

Hô ̣i đồng thuố c và điều trị

INN

:

Tên chung quố c tế

MHBT

:


Mô hình Bê ̣nh tật

V-E-N

:

Tố i cần thiết – Cần thiết – Không cần
thiết

VNĐ

:

Viê ̣t nam đồ ng

WHO

:

Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Mô ̣t số khái niêm
̣ ........................................................................................ 3

1.1.1. Danh mục thuốc bệnh viện ...................................................................... 3
1.1.2. Quy trình sử dụng thuốc tại bệnh viện .................................................... 8
1.1.3. Thực trạng xây dựng danh mục thuố c tại các bê ̣nh viê ̣n ở Viê ̣t Nam .. 10
1.1.4. Tình hình sử dụng thuố c tại một số bê ̣nh viê ̣n ở Viê ̣t Nam ................... 12
1.2. Thực trạng kê đơn tại Việt Nam............................................................... 19
1.2.1. Tại cộng đồ ng ........................................................................................ 19
1.2.2. Tại một số bê ̣nh viê ̣n ............................................................................. 20
1.3. Tổng quan về các chỉ số đánh giá sử dụng thuốc trong bệnh viện .......... 22
1.4. Mô ̣t số nét về Bênh
̣ viê ̣n Nông nghiêp̣ ..................................................... 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
2.2.1. Phân tích Danh mục thuốc năm 2013 và tiến hành giải pháp can thiệp
năm 2014 ......................................................................................................... 27
2.2.2. Đánh giá thực trạng kê đơn sử dụng thuốc tại bệnh viện Nông Nghiệp
trong năm 2013 và thực hiện giải pháp can thiệp năm 2014 ......................... 31
2.3. Các biến nghiên cứu ................................................................................. 34
2.4. Xử lý số liệu ............................................................................................. 39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 40
3.1. Phân tích Danh mục thuốc sử dụng tại BVNN năm 2013 ....................... 40
3.1.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện theo nhóm điều trị .......... 40
3.1.2. Phân tích cơ cấu DMTBV theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần 41
3.1.3. Cơ cấu Danh mục thuốc theo qui chế chuyên môn ............................... 42
3.1.4. Cơ cấu Danh mục thuốc BVNN theo nguồn gốc xuất xứ ...................... 46


3.1.5. Cơ cấu Danh mục thuốc BVNN theo đường dùng ................................ 47
3.1.6. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC ..... 48
3.1.7. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN ..... 51

3.1.8. Phân tích ABC / VEN ............................................................................ 52
3.2. Tác động của giải pháp can thiệp lên Danh mục thuốc sử dụng ............. 53
3.2.1. Cơ cấu nhóm thuốc theo phân tích ABC trước và sau can thiệp .... 54
3.2.2. Cơ cấu nhóm thuốc theo phân tích VEN trước và sau can thiệp .... 55
3.3. Phân tích đơn thuốc ngoại trú và nội trú .................................................. 58
3.3.1. Phân tích đơn thuốc ngoại trú .............................................................. 58
3.3.2. Phân tích đơn thuốc điều trị nội trú ...................................................... 65
3.4. Tác động của giải pháp can thiệp lên hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú . 74
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 77
4.1. Về Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nông Nghiệp năm 2013. ..... 77
4.2. Về phân tích kê đơn thuốc nội, ngoại trú ................................................. 82
4.2.1. Phân tích kê đơn ngoại trú .................................................................... 82
4.2.2. Phân tích kê đơn nội trú ........................................................................ 84
4.3. Về tác động của giải pháp can thiệp ........................................................ 86
4.3.1. Tác động của giải pháp can thiệp lên hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú
......................................................................................................................... 86
4.3.2. Tác động chung của các giải pháp can thiệp lên danh mục thuốc sử dụng
của Bệnh viện Nông Nghiệp năm 2014 ........................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 91
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 91
1.1. Về Danh mục mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nông nghiệp 2013....... 91
1.2. Về phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại BVNN năm 2013 .................. 91
1.3. Một số giải pháp can thiệp của bệnh viện ................................................ 92
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thông tin thuố c trong cuố n cẩ m nang .............................................. 7
Bảng 1.2. Cơ cấu tiền sử dụng thuốc theo đối tượng ...................................... 15

Bảng 1.3: Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản .................................................... 22
Bảng 0.1: Các biến nghiên cứu ....................................................................... 34
Bảng 3.1: Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng .................................................. 40
Bảng 3.2: Cơ cấu DMTBV theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần ......... 41
Bảng 3.3: Cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế chuyên môn ........................ 42
Bảng 3.4: Cơ cấu DMTBV theo danh mục thuốc chủ yếu ............................. 44
Bảng 3.5: Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện theo DMTTY ................... 44
Bảng 3.6: Cơ cấu thuốc mang tên gốc và tên biệt dược ................................. 45
Bảng 3.7: Cơ cấu thuốc có nguồn gốc trong nước và thuốc ngoài nước ........ 46
Bảng 3.8: Cơ cấu thuốc theo đường dùng ....................................................... 47
Bảng 3.9: Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC .................................... 48
Bảng 3.10: Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm điều trị ...................................... 49
Bảng 3.11: Cơ cấu thuốc hạng A về nguồn gốc - xuất xứ .............................. 51
Bảng 3.12: Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN .................................. 51
Bảng 3.13: Cơ cấu chủng loại thuốc theo phân tích ABC / VEN .................. 53
Bảng 3.14: Phân tích ABC trước và sau can thiệp theo chủng loại.......... 54
Bảng 3.15: Phân tích VEN trước và sau can thiệp ...................................... 55
Hình 3.16: Chi phí các nhóm V, E, N trước và sau can thiệp ......................... 57
Bảng 3.17: Ghi thông tin bệnh nhân điều trị ngoại trú .................................. 58
Bảng 3.18: Ghi tên thuốc trong đơn điều trị ngoại trú .................................... 59
Bảng 3.19: Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc trong đơn điều trị ngoại trú .......... 60
Bảng 3.20: Việc thực hiện các chỉ tiêu về sử dụng thuốc ngoại trú ............... 61
Bảng 3.21: Số thuốc kháng sinh trong đơn điều trị ngoại trú ......................... 62
Bảng 3.22: Các hoạt chất kháng sinh phối hợp trong điều trị ngoại trú ......... 63


Bảng 3.23: Tỷ lệ đơn ngoại trú có tương tác thuốc ........................................ 64
Bảng 3.24: Chi phí một đơn điều trị ngoại trú ................................................ 64
Bảng 3.25: Thực hiện quy chế Hướng dẫn sử dụng thuốc.............................. 65
Bảng 3.26: Thực hiện quy chế khi sử dụng thuốc gây nghiện ........................ 67

Bảng 3.27: Thực hiện quy chế khi sử dụng thuốc hướng tâm thần và tiền chất
dùng làm thuốc ................................................................................................ 68
Bảng 3.28: Việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng thuốc nội trú ........................ 69
Bảng 3.29: Số kháng sinh được chỉ định trong 1 bệnh án .............................. 70
Bảng 3.30: Đường dùng kháng sinh trong bệnh án ........................................ 70
Bảng 3.31: Thời gian dùng kháng sinh trong bệnh án .................................... 71
Bảng 3.32: Tỷ lệ bệnh án có tương tác thuốc ................................................. 72
Bảng 3.33: Một số tương tác thuốc trong bệnh án .......................................... 72
Bảng 3.34: Tác động của giải pháp can thiệp lên hoạt động kê đơn thuốc điều
trị ngoại trú ...................................................................................................... 75


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các căn cứ xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện [28] ................. 4
Hình 1.2: Mối liên quan giữa bác sĩ, dược sĩ, y tá điều dưỡng [5] ................... 8
Hình 3.1: Cơ cấu DMTBV theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần ......... 42
Hình 3.2: Cơ cấu danh mục thuốc theo quy chế chuyên môn ........................ 43
Hình 3.3: Cơ cấu thuốc mang tên gốc và tên biệt dược .................................. 45
Hình 3.4: Cơ cấu thuốc có nguồn gốc trong nước và thuốc ngoài nước ........ 46
Hình 3.5: Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC..................................... 48
Hình 3.6: Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN..................................... 52
Hình 3.7: Tỷ lệ các hạng ABC trước và sau can thiệp .................................... 54
Hình 3.8: Phân tích VEN trước và sau can thiệp ......................................... 56
Hình 3.9: Cơ cấu chi phí các nhóm VEN trước và sau can thiệp ................... 57


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc kém hiệu quả, bất hợp lý là một trong những nguyên nhân
quan trọng hàng đầu làm tăng chí phí điều trị của người bệnh và lãng phí nguồn
lực của ngành y tế. Mặt khác việc sử dụng thuốc bất hợp lý cũng gây ra nhiều

tác hại to lớn khác như tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn, sự lệ thuộc thuốc
của người bệnh. Hiện nay, thực trạng sử dụng thuốc kém hiệu quả, bất hợp lý
nói chung và trong bệnh viện nói riêng đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều
quốc gia.
Người ta ước tính có khoảng 50% lượng thuốc được tiêu thụ trên phạm
vi toàn thế giới được kê đơn và sử dụng chưa hợp lý. Hai nhóm thuốc bị lạm
dụng một cách phổ biến nhất là kháng sinh và thuốc tiêm [35]. Theo một số
nghiên cứu khác ở các nước đang phát triển, 30%-60% bệnh nhân sử dụng
kháng sinh gấp 2 lần so với tình trạng cần thiết và ở châu Âu, sự đề kháng của
phế cầu với penicillin tỷ lệ thuận với lượng kháng sinh được sử dụng [32]. Một
nghiên cứu ở Ấn Độ trên các đơn thuốc ở các nhà thuốc có 40% đơn thuốc có
Vitamin, 25% đơn thuốc có thuốc kháng sinh và giảm đau, hơn 90% thuốc được
kê đơn là tên thương mại [31].
Cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, ở Việt Nam, tình trạng sử
dụng thuốc không hợp lý đang là một vấn đề đáng báo động. Tại các cơ sở y tế,
các thầy thuốc thường có xu hướng kết hợp nhiều loại thuốc không cần thiết,
đặc biệt lạm dụng kháng sinh, vitamin, corticoid và các thuốc tiêm truyền. Tại
các bệnh viện tuyến tỉnh trong điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em có 13,1%
trường hợp lạm dụng corticoid; tại các bệnh viện tuyến huyện có 66,7% trường
hợp điều trị tiêu chảy cấp lạm dụng kháng sinh [19];…
Ra đời năm 1967, “Bệnh xá tổng đội” Bệnh viện Nông Nghiệp ngày nay
đã trải qua 46 năm hoạt động và trưởng thành. Hiện nay, bệnh viện đã phát triển
lớn mạnh là bệnh viện đa khoa hạng I và đã đạt được những thành tựu to lớn
trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên cho đến nay
1


chưa có đề tài nào nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện
Nông Nghiệp giai đoa ̣n 2013 - 2014” với 2 mục tiêu sau:

1. Đánh giá danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Nông Nghiệp
trong năm 2013 và tiến hành các giải pháp can thiệp năm 2014.
2. Phân tích thực trạng kê đơn sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nông Nghiệp
trong năm 2013 và tiến hành giải pháp can thiệp trong kê đơn thuốc
ngoại trú năm 2014.
Từ đó, đưa ra các kiến nghị và đề xuất để góp phần nâng cao hoạt động
sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nông Nghiệp.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Mô ̣t số khái niêm
̣
1.1.1. Danh mục thuốc bệnh viện
"Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa
mãn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện,
phù hợp với mô hình bệnh tật, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính
của từng bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh. Những loại thuốc này
trong một phạm vi thời gian, không gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật
luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế
thích hợp, giá cả hợp lý" [3]. Các quyế t đinh
̣ về lựa cho ̣n thuố c phải dựa trên
các bằ ng chứng y ho ̣c lâm sàng, đa ̣o đức, luâ ̣t pháp, quy tắ c xã hô ̣i, chấ t lươ ̣ng
cuô ̣c số ng, các yế u tố kinh tế nhằ m đa ̣t đươ ̣c kế t quả tố i ưu trong chăm sóc bênh
̣
nhân. Đây là bước quan tro ̣ng nhấ t trong quá trình xây dựng danh mu ̣c thuố c vì
kế t quả của các lựa cho ̣n này ảnh hưởng đế n hiêụ quả – chi phí của viêc̣ điề u
tri.̣ Để đưa ra mô ̣t quyế t đinh
̣ lựa cho ̣n thuố c tố i ưu cầ n có sẵn các dữ liêụ về

hiêụ quả và chi phí điề u tri.̣ Tuy nhiên, các nguồ n dữ liêụ này thường không
đầ y đủ, không có sẵn các dữ liê ̣u cầ n thiế t hoă ̣c không phù hơ ̣p với các thành
viên HĐT&ĐT. Sau khi đã thiế t lâ ̣p đươ ̣c các quy đinh
̣ và quy trình, bước tiế p
theo của HĐT&ĐT là xây dựng hoă ̣c lựa cho ̣n các nhóm thuố c cho danh mu ̣c
thuố c. Các thông tin cầ n thiế t thu thâ ̣p trước khi xây dựng danh mu ̣c thuố c:
Tổ ng giá tri ̣ tiề n thuố c đã sử du ̣ng trong năm trước, tỷ lê ̣ giá tri ̣ tiề n thuố c so
với tổ ng chi phí của bênh
̣ viê ̣n, số lươ ̣ng các thuố c, các nhóm thuố c đang sử
du ̣ng ta ̣i bênh
̣ viê ̣n, giá tri cu
̣ ̉ a thuố c bi hu
̣ ̉ y trong năm, tên của 10 thuố c sử du ̣ng
nhiề u nhấ t, các phản ứng có ha ̣i của thuố c đã đươ ̣c thu thâ ̣p, số lươ ̣ng các ca tử
vong do thuố c, các thuố c bi ̣cấ m sử du ̣ng, thuố c giả, thuố c kém chấ t lươ ̣ng đã
đươ ̣c thông tin,… Các thông tin trên đươ ̣c trình bày các nhà quản lý cho thấ y

3


có thể giảm đươ ̣c các chi phí mua thuố c thông qua quản lý danh mu ̣c thuố c và
nhấ n ma ̣nh về hiê ̣u quả của viê ̣c quản lý tố t danh mu ̣c thuố c. Sau khi thu thâ ̣p
các thông tin cầ n đánh giá la ̣i các nhóm thuố c và xây dựng phác thảo danh mu ̣c
thuố c. Đây là bước quan tro ̣ng nhấ t trong quá triǹ h xây dựng danh mu ̣c thuố c.
Các thuố c trong danh mu ̣c thuố c đã đươ ̣c đánh giá và lựa cho ̣n phù hươ ̣p với
MHBT và tài chin
̣
́ h của bê ̣nh viên.
Trong giai đoa ̣n ba của quy trình xây dựng danh mu ̣c thuố c, HĐT&ĐT
cầ n xây dựng mô ̣t cuố n cẩ m nang danh mu ̣c thuố c. Thông tin trong cuố n cẩ m

nang nhằ m giúp cán bô ̣ Y tế trong bênh
̣ viê ̣n, đă ̣c biê ̣t là bác sỹ hiể u đươ ̣c hê ̣
thố ng danh mu ̣c thuố c và chức năng của HĐT&ĐT. Giai đoa ̣n cuố i cùng của
quả trình xây dựng danh mu ̣c thuố c là duy trì danh mu ̣c thuố c.
Các yếu tố liên quan đến hoạt động xây dựng danh mục thuốc được khái
quát theo theo sơ đồ:
Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện
Mô hình bệnh tật của

Hướng dẫn điều trị

bệnh viện

( Phác đồ điều trị )

Trình độ chuyên môn,

Chức năng, nhiệm vụ,

kỹ thuật

kinh phí…

Chính sách về thuốc của Nhà
nước: DMTTY, DMTCY

Nhu cầu thuốc đã sử dụng và
dự đoán trong tương lai

Danh mục thuốc bệnh viện

Hình 1.1: Các căn cứ xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện [28]

4


a. Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật thuộc bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong
một thời gian nhất định. Tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng bệnh viện,
đặc điểm dân cư, địa lý nơi bệnh viện phục vụ, đặc biệt là sự phân công nhiệm
vụ của bệnh viện trong các tuyến y tế khác nhau mà mô hình bệnh tật của từng
bệnh viện là khác nhau.
b. Hướng dẫn điều trị
Hướng dẫn điều trị là tài liệu hướng dẫn cho thầy thuốc những công việc
cụ thể và không thể thiếu trong quá trình điều trị. Theo tổ chức Y tế thế giới,
một số tiêu chí của hướng dẫn điều trị về thuốc gồm:
- Hợp lý: phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, còn hạn sử dụng
- An toàn: không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm, không có
tương tác thuốc
- Hiệu quả: dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc đạt
được mục đích sử dụng trong một thời gian nhất định.
- Kinh tế: chi phí điều trị thấp nhất
c. Danh mục thuốc thiết yếu (DMTTY)
Là danh mục thuốc (DMT) có đủ chủng loại đáp ứng yêu cầu điều trị
các bệnh thông thường. Tên thuốc trong DMT là tên gốc dễ nhớ, dễ biết, dễ lựa
chọn, dễ sử dụng, dễ bảo quản, giá cả dễ chấp nhận, thuận tiện cho việc thông
tin, việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ [2].
Tại Việt Nam, năm 1985 Bộ Y tế đã ban hành danh mục thuốc chủ yếu
lần thứ nhất gồm 225 thuốc tân dược được xác nhận là an toàn và có hiệu lực.
DMTTY Việt Nam lần thứ V bao gồm 325 tên thuốc của 314 hoạt chất tân
dược; 94 danh muc thuốc chế phẩm y học cổ truyền; danh mục cây thuốc nam

và 215 danh mục vị thuốc, kèm theo bản hướng dẫn sử dụng DMTTY Việt
Nam lần thứ V [4]. Đến nay, ở nước ta đã ban hành DMTTY lần thứ VI [10].
5


DMTTY là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính sách của
Nhà nước về: đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc phòng và chữa
bệnh cho người nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong DMTTY và là cơ sở để
xây dựng DMTCY tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
d. Danh mục thuốc chủ yếu tại cơ sở khám, chữa bệnh (DMTCY)
DMTCY sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh là cơ sở để lựa chọn, đảm
bảo nhu cầu điều trị và thanh toán cho các đối tượng người bệnh, bao gồm cả người
có bảo hiểm y tế. Để phù hợp với thực tế sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa
bệnh DMT ngày càng được hoàn thiện và bám sát thực tế sử dụng. Hiện nay,
DMTCY đang được áp dụng tại Việt Nam gồm: thuốc tân dược, thuốc y học cổ
truyền. DMTCY đang được áp dụng hiện nay là danh mục được BYT ban hành
kèm theo Thông tư Số: 31/2011/TT-BYT, Thông tư Ban hành và hướng dẫn thực
hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được
quỹ bảo hiểm y tế thanh toán [6].
Khi xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện đòi hỏi phải có sự hợp tác
chặt chẽ giữa cán bộ y và dược để từ đó có một danh mục thuốc phù hợp với bệnh
viện mình.
e. Nguyên tắc quản lý danh mục thuốc bệnh viện [29]
- Chọn thuốc dựa trên nhu cầu điều trị của người bệnh;
- Chọn thuốc theo tình trạng bệnh lý;
- Tránh trùng lặp cả về mặt điều trị cũng như dược chất (các dạng bào chế);
- Sử dụng các tiêu chí lựa chọn rõ ràng dựa trên các yếu tố về hiệu quả, độ an
toàn, chất lượng và chi phí đã được chứng minh;
- Sử dụng các thông tin dựa trên bằng chứng;
- Thống nhất với DMTTY quốc gia và các hướng dẫn điều trị chuẩn;

- Chỉ cân nhắc đề xuất bổ sung thuốc từ phía các nhân viên y tế chứ không
phải từ các công ty dược;
- Đặt ra yêu cầu đối với các đề xuất bổ sung thuốc mới là phải cung cấp đầy
6


đủ bằng chứng đáng tin cậy về hiệu quả điều trị, độ an toàn, hiệu quả - chi
phí và người đề xuất phải làm rõ những mâu thuẫn về lợi ích;
- Tiến hành rà soát mang tính hệ thống hàng năm đối với tất cả các phân nhóm
điều trị để tránh trùng lặp;
f. Tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong danh mục [29]
- Sự phù hợp với mô hình bệnh tật;
- Hiệu quả và hiệu lực;
- Độ an toàn;
- Chất lượng (của sản phẩm và nhà cung ứng);
- Chi phí và chi phí – hiệu quả của thuốc;
- Thuốc rõ nguồn gốc;
- Điều kiện trang thiết bị, chuyên môn, con người để xử trí thuốc;
- Nguồn tài chính dành cho việc mua thuốc.
g. Cẩm nang sử dụng danh mục thuố c [12]
Là cuố n sổ tay câ ̣p nhâ ̣t dầ y đủ các thông tin về danh mu ̣c thuố c và các
hướng dẫn điề u tri ̣ chuẩ n, được xuấ t bản và phân phố i tới các nhân viên y tế với
hình thức ban hành cu ̣ thể kèm theo hướng dẫn sử du ̣ng:
Bảng 1.1: Thông tin thuố c trong cuố n cẩ m nang
Danh mu ̣c thuố c thiế t yế u
Danh mu ̣c theo phân nhóm điề u tri va
̣ ̀ thứ tự bảng chữ
cái
Thông tin tóm tắ t về từng thuố c
cu ̣ thể


Thông tin bổ trợ

-

Tên gố c
Liề u dùng, hàm lượng
Chỉ đinh,
̣ chố ng chỉ đinh,
̣ thâ ̣n tro ̣ng
Các tác du ̣ng không mong muố n thường gă ̣p
Lich
̣ đưa thuố c
Hướng dẫn và cảnh báo
Các tương tác với thuố c, thức ăn, tương ky ̣

Giá, quy chế , hướng dẫn bảo quản, tên thương ma ̣i và
các sản phẩ m thay thế

7


Hướng dẫn kê đơn và cấ p phát

Các bước kê đơn hợp lý, hướng dẫn cấ p phát, hướng
dẫn báo cáo ADR, các nhañ mác cầ n thâ ̣n tro ̣ng

Các phác đồ điề u tri ̣

Hướng dẫn thuố c dùng đường tiñ h ma ̣ch, thuố c dùng

cho phu ̣ nữ có thai và cho con bú, thuố c dùng cho
người cao tuổ i, hướng dẫn xử lý ngô ̣ đô ̣c hoă ̣c quá liề u

1.1.2. Quy trình sử dụng thuốc tại bệnh viện
1.1.2.1. Một số vấ n đề về sử dụng thuốc hợp lý
Sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm sàng
của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều, đúng
khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được những yêu
cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức
thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng [10].
a. Mối quan hệ bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và bệnh nhân trong sử dụng thuốc
Bác sĩ
- Chẩn đoán, kê đơn, chỉ định
dùng thuốc
- Theo dõi diễn biến bệnh

Bệnh nhân
Dược sĩ
- Cung cấp TTT
cho bác sĩ
- Đánh giá việc
dùng thuốc
- Cấp phát thuốc
- Theo dõi thuốc
điều trị

Tuân thủ chỉ định
của thầy thuốc

Y tá điều dưỡng

-

Chăm sóc

bệnh nhân

-

Chăm sóc

toàn diện

Hình 1.2: Mối liên quan giữa bác sĩ, dược sĩ, y tá điều dưỡng [5]

8


 Kê đơn:
- Đối với bệnh nhân điều trị nội trú: Bác sỹ thực hiện việc kê đơn vào
bệnh án theo đúng các quy định về ghi bệnh án.
- Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú: Bác sỹ thực hiện việc kê đơn vào
đơn thuốc theo đúng mẫu quy định.
Hiện nay, Bộ Y tế cũng đã ban hành quy chế kê đơn, ban hành Danh mục
thuốc phải kê đơn và không kê đơn, các bác sỹ cũng đã có nhiều cố gắng trong
việc kê đơn, tuân thủ các nguyên tắc điều trị bảo đảm việc sử dụng thuốc cho
bệnh nhân được hợp lý, an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại
cần phải giải quyết như:
+ Đơn thuốc bác sỹ viết tay thường có hiện tượng không rõ ràng, khó
đọc, đặc biệt là những thuốc có tên gần giống nhau dễ gây nhầm lẫn cho những
người bán thuốc và bệnh nhân sử dụng.

+ Vì nhiều lý do khác nhau, vẫn còn tồn tại hiện tượng bác sỹ kê đơn lạm
dụng tên biệt dược gây ra tốn kém cho bệnh nhân, đẩy chi phí điều trị tăng lên
nhiều lần. Bên cạnh đó là việc các bác sỹ kê đơn thuốc để hưởng hoa hồng.
+ Nhiều bác sỹ còn kê đơn thuốc theo thói quen, kết hợp quá nhiều thuốc
trong một đơn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ tương tác có hại cho bệnh nhân,
gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
 Việc kê đơn phải được thực hiện theo quy chế kê đơn của Bộ Y tế,
dựa trên những nguyên tắc sau [30]:
 Khi thấy thật sự cần thiết phải dùng đến thuốc
 Kê những thuốc tối thiểu cần thiết, có đầy đủ thông tin
 Chọn thuốc điều trị đúng bệnh cho từng bệnh nhân cụ thể
 Liều thuốc hợp lý
 Chỉ định dùng thuốc đúng lúc
 Chú ý thận trọng với cơ địa, trạng thái người bệnh

9


 Hạn chế, thận trọng trong các điều trị phối hợp với nhiều thuốc hoặc
hỗn hợp thuốc nhiều thành phần
 Thận trọng đối với các phản ứng phụ, không mong muốn của thuốc
 Chọn thuốc hiệu quả cao, chi phí thấp
1.1.3. Thực trạng xây dựng danh mục thuố c tại các bê ̣nh viê ̣n ở Viê ̣t Nam
Từ khi có sự chỉ đa ̣o của Bộ Y tế (BYT) các bệnh viện (BV) đề u phấ n
đấ u xây dựng cho riêng mình mô ̣t danh mu ̣c thuố c thông qua hoa ̣t đô ̣ng của
HĐT&ĐT.
Trong báo cáo tổ ng kế t công tác dươ ̣c năm 2008, các BV đề u xây dựng
DMT dựa vào DMTCY ban hành kèm theo quyế t đinh
̣ số 05/2008/QĐ – BYT
ngày 01/02/2008, DMTCY này đã đươ ̣c đinh

̣ kỳ sửa đổ i, bổ sung bao gồ m 750
thuố c/hoa ̣t chấ t (tăng 16% so với năm 2005) tương đố i mở rô ̣ng và đầ y đủ hơn
so với những năm trước đó [13]. Các nhóm thuố c chiế m tỷ lê ̣ lớn trong DMT
của các BV đa khoa tuyế n trung ương như Ba ̣ch Mai, Trung ương quân đô ̣i
108,…vẫn là các thuố c kháng sinh, kháng khuẩ n và thuố c tiêu hóa, tương đố i
phù hơ ̣p với MHBT của hê ̣thố ng BV đa khoa Viêṭ Nam. Ta ̣i bê ̣nh viê ̣n đa khoa
Xanh pôn – Hà Nô ̣i những năm gầ n đây, DMTBV có tới trên 96% số lươ ̣ng
thuố c nằ m trong DMTCY và khoảng 40% nằ m trong DMTTY. Tỷ lê ̣ thuố c
kháng sinh, tim ma ̣ch, tiêu hóa chiế m khoảng 78 – 80% tổ ng kinh phí mua
thuố c toàn bê ̣nh viêṇ và con số này chỉ phù hơ ̣p với MHBT của BV giai đoa ̣n
đó [14].
Theo mô ̣t nghiên cứu quy trình xây dựng danh mu ̣c thuố c ta ̣i BV Can
Lô ̣c – Hà Tiñ h đã cho thấ y bê ̣nh viê ̣n thực hiêṇ tương đố i tố t và theo các bước
tuầ n tự phù hơ ̣p với quy trình chuẩ n của WHO như: đã thu thâ ̣p đươ ̣c các thông
tin cầ n thiế t làm tiề n đề xây dựng danh mu ̣c thuố c. HĐT&ĐT BV Can Lô ̣c
cũng đã xây dựng đươ ̣c những tiêu chí lựa cho ̣n thuố c xác đáng, hơ ̣p lý và tương
đố i đầ y đủ. Viê ̣c dự thảo danh mu ̣c thuố c hàng năm giúp cho danh mu ̣c thuố c
10


BV sẽ có sự đổ i khác để phù hơ ̣p với tình hình thực tế ta ̣i cơ sở mình. Tuy
nhiên, so với quy trin
̀ h chuẩ n còn thiế u sót nhiề u điể m: thứ nhấ t về mă ̣t thu thâ ̣p
thông tin chưa thu thâ ̣p đầ y đủ, còn thiế u nhiề u thông tin như giá tri thuố
c hủy,
̣
giá tri thuố
c tồ n kho, các thuố c đắ t tiề n nhấ t đươ ̣c sử du ̣ng ta ̣i bênh
Thứ
̣

̣ viên,…
̣
hai BV thiế u bước phân tích tiǹ h hiǹ h sử du ̣ng thuố c ta ̣i cơ sở. Đây là bước cực
kỳ quan tro ̣ng và cầ n thiế t để BV nhìn la ̣i mô hình sử du ̣ng thuố c ta ̣i cơ sở mình,
từ đó trả lời các câu hỏi như: nhóm thuố c nào đươ ̣c tiêu thu ̣ nhiề u nhấ t hay
không? Chỉ khi có đươ ̣c những thông tin này, HĐT&ĐT mới có thể lựa cho ̣n
thuố c mô ̣t cách thích đáng và hơ ̣p lý nhấ t. Thứ ba HĐT&ĐT BV chưa xây dựng
mô ̣t số phác đồ điề u tri ̣chuẩ n cho mô ̣t số bênh
̣ cu ̣ thể nào, từ đó dẫn đế n viê ̣c
lựa cho ̣n thuố c theo cảm tính, theo kinh nghiê ̣m điề u tri cu
̣ ̉ a bác sy.̃ Và điề u này
sẽ dẫn đế n kê đơn, sử du ̣ng thuố c bấ t hơ ̣p lý, BV cũng không xác đinh
̣ thuố c
theo V-E-N đố i với từng khoa phòng để thấ y đươ ̣c mức đô ̣ ưu tiên của từng loa ̣i
thuố c, cũng không xây dựng quy trình theo dõi ADRs. Hơn nữa các văn bản
quy đinh,
̣ quy trình của HĐT&ĐT cũng chưa đươ ̣c chuẩ n hóa và ghi thành văn
bản như mô ̣t số quy trình sử du ̣ng thuố c ngoài danh mu ̣c thuố c, quy trình bổ
sung/loa ̣i bỏ thuố c,… Và điề u quan tro ̣ng là song song với viê ̣c xây dựng danh
mu ̣c thuố c, viêc̣ giáo du ̣c các cá nhân trong BV cũng là mô ̣t vấ n đề cực kỳ cầ n
thiế t. Nhờ đó mà hoa ̣t đô ̣ng xây dựng và quản lý danh mu ̣c thuố c mới đươ ̣c
thực hiê ̣n mô ̣t cách đồ ng bô ̣, nhấ t quán, rõ ràng [13].
Cũng theo mô ̣t nghiên cứu khác về quy trình xây dựng danh mu ̣c thuố c
ta ̣i bê ̣nh viê ̣n E năm 2009 ta thấ y về cơ bản BV cũng đã đi theo từng bước theo
quy trình chuẩ n của WHO. Ngoài những mă ̣t làm đươ ̣c giố ng với bênh
̣ viêṇ
Can Lô ̣c thì bênh
̣ viêṇ E còn đưa ra đươ ̣c mô ̣t bô ̣ tiêu chí lựa cho ̣n thuố c làm
cơ sở đánh giá, cân nhắ c thuố c. BV cũng căn cứ, tham khảo tương đố i phong
phú về mă ̣t thông tin, tài liêụ liên quan như dươ ̣c thư quố c gia, dươ ̣c điể n,…

Đă ̣c biêt,̣ BV đã phát hành đươ ̣c cẩ m nang danh mu ̣c thuố c và đưa tới tay các
bác sỹ trong BV. Điề u này ta ̣o điề u kiêṇ thuâ ̣n lơ ̣i cho các bác sy,̃ cán bô ̣ y tế
11


khi tra cứu thông tin và làm viê ̣c. Danh mu ̣c thuố c cũng như cẩ m nang danh
mu ̣c thuố c đươ ̣c câ ̣p nhâ ̣t hàng năm, điề u đó ta ̣o thuâ ̣n lơ ̣i để danh mu ̣c thuố c
năm sau sẽ phù hơ ̣p hơn so với năm trước. Tuy nhiên vẫn còn mô ̣t số nhươ ̣c
điể m còn tồ n ta ̣i giố ng bênh
̣ viêṇ Can Lô ̣c đó là tuy đã thực hiêṇ mô ̣t cách tuầ n
tự nhưng còn thiế u hời hơ ̣t. Các thông tin thu thâ ̣p chưa đầ y đủ, so với quy trình
chuẩ n còn thiế u nhiề u bước quan tro ̣ng đă ̣c biê ̣t là phân tích mô hiǹ h sử du ̣ng
thuố c ta ̣i cơ sở, BV cũng không phân tích V-E-N để thấ y đươ ̣c mức đô ̣ ưu tiên
của từng loa ̣i thuố c. Chưa có mô ̣t phác đồ điề u tri na
̣ ̀ o đươ ̣c xây dựng ta ̣i BV.
Ta ̣i bê ̣nh viêṇ đa khoa huyê ̣n Nam Sách, năm 2013 đã khảo sát quá triǹ h
xây dựng danh mu ̣c thuố c và cho thấ y cũng giố ng như bênh
̣ viêṇ huyê ̣n Can
Lô ̣c và bênh
̣ viê ̣n E. Quy trình lựa cho ̣n thuố c cũng đươ ̣c tiế n hành lầ n lươ ̣t theo
tiêu chuẩ n của WHO, hàng năm đề u đươ ̣c rà soát, xem xét, bổ sung và loa ̣i bỏ
thay thế thuố c trong danh mu ̣c thuố c bênh
̣ viêṇ để phù hơ ̣p với thực tế điề u tri.̣
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiêṇ không thể tránh khỏi mô ̣t số ha ̣n chế mà
các bê ̣nh viê ̣n khác đề u mắ c phải đó là viê ̣c đánh giá lựa cho ̣n các thuố c vào
trong danh mu ̣c hoa ̣t chấ t bênh
̣ viêṇ chủ yế u dựa trên kinh nghiêm
̣ sử du ̣ng của
các bác si ̃ và các thông tin thu thâ ̣p của trưởng khoa Dươ ̣c. Các thành viên trong
HĐT&ĐT chỉ quan tâm đế n viê ̣c lựa cho ̣n thuố c theo nhu cầ u dựa trên kinh phí

dành cho thuố c của bê ̣nh viêṇ và thuố c phải đươ ̣c BHYT chi trả nghiã là thuố c
phải có trong danh mu ̣c thuố c chủ yế u của BYT mà ít quan tâm đế n tính phù
hơ ̣p và tính hiêụ quả, an toàn của thuố c. Cùng với đó danh mu ̣c thuố c chỉ mới
áp du ̣ng cho các bê ̣nh nhân nô ̣i trú hoă ̣c bênh
̣ nhân ngoa ̣i trú có thẻ BHYT mà
bỏ qua mô ̣t lươ ̣ng lớn các thuố c đươ ̣c kê đơn bán ta ̣i Nhà thuố c của BV.
1.1.4. Tình hình sử dụng thuố c tại một số bê ̣nh viê ̣n ở Viê ̣t Nam
Thuốc là một mặt hàng không thể thiếu trong quá trình hoạt động của
các cơ sở khám chữa bệnh. Tổng số tiền mua thuốc năm 2010 của 1018 bệnh
viện là 15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2009. Tuy nhiên, hiện nay

12


việc quản lý tiêu thụ thuốc ở các cơ sở y tế đang gặp rất nhiều khó khăn. Thực
trạng thuốc tiêu thụ tại các cơ sở đang có rất nhiều bất cập.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, Nghiêm Trần Dũng thuốc điều
trị - không thể thiếu trong KCB, luôn gắn chặt với quyền lợi BHYT, nhưng rất
phức tạp trong quản lý, sử dụng. Chi phí về thuốc, cả tân dược và thuốc YHCT,
ngày càng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi của quỹ BHYT.
Năm 2010: tổng chi tiền thuốc của quỹ BHYT khoảng 11.564 tỷ đồng (60%
tổng chi KCB của quỹ); năm 2011: khoảng 15.568 tỷ đồng – 61,3% tổng chi
của quỹ; tăng 34,6% so với năm 2010; Năm 2012: khoảng 19.561 tỷ đồng 60,6% tổng chi của quỹ; tăng 4 ngàn tỷ so với 2011 [17].
Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc nhập khẩu của bệnh
viện các tuyến
Với các thuốc có nguồn gốc nhập khẩu do phải chi phí về bảo quản, vận
chuyển xa hoặc do các hãng thuốc cố tình nâng giá cao. Do vậy, các thuốc này
thường có giá thành cao hơn so với các thuốc được sản xuất trong nước với
cùng dược chất, dạng bào chế. Đồng thời với thuốc trong nước thì nguồn cung
ứng thuốc được chủ động hơn,... Nên việc sử dụng nhiều thuốc được sản xuất

trong nước sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân bệnh viện cũng như lợi ích
chung của ngành dược nước ta và của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay các
bệnh viện đều sử dụng thuốc có nguồn gốc nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất cao về chi
phí so với tổng chi phí mua thuốc của bệnh viện. Năm 2010, theo báo cáo của
1018 bệnh viện thì tiền thuốc tiêu thụ cho thuốc có nguồn gốc trong nước chỉ
chiếm 38,7% trong tổng số 15 nghìn tỷ đồng chi mua thuốc, còn lại là chi phí
cho các thuốc có nguồn gốc nhập khẩu. Nếu so với năm 2009, tỷ lệ này có tăng
lên nhưng mức độ tăng không đáng kể (năm 2009 là 38,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ
chi phí cho thuốc có nguồn gốc trong nước cũng có sự khác nhau giữa các tuyến
bệnh viện.

13


- Tại các bệnh viện tuyến trung ương: năm 2010, theo thống kê của 34
bệnh viện thì tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam là hơn 387 tỷ đồng
chiếm 11,9% tổng chi phí mua thuốc.
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh thành phố: theo thống kê chi phí mua thuốc
của 307 bệnh viện vào năm 2010 thì tiền mua thuốc có nguồn gốc trong nước
là hơn 2.232 tỷ đồng chiếm 33,9% tổng chi phí mua thuốc.
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: chi phí cho thuốc có nguồn gốc trong
nước cao hơn tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Năm 2010, tổng
trị giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện huyện là
2.900 tỷ đồng, chiếm 61.5% so với tổng số tiền mua thuốc [20].
Theo nghiên cứu của Phùng Duy Thắng tại Bệnh viện Quân y 110 - Quân
khu 1, năm 2013, chi phí tiền thuốc có nguồn gốc trong nước chỉ chiếm 21,3%
trong tổng chi phí tiền thuốc sử dụng của đối tượng BHYT [25].
Điề u này phản ánh mô ̣t điề u các công ty trong nước mới chỉ sản xuấ t
đươ ̣c các thuố c điề u tri ̣ thông thường, da ̣ng bào chế đơn giản, chưa sản xuấ t
đươ ̣c các loa ̣i thuố c chuyên khoa sâu, các loa ̣i thuố c này đươ ̣c dùng chủ yế u

các bê ̣nh viêṇ tuyế n trung ương nơi có nhiề u bê ̣nh nhân nă ̣ng. Ta ̣i bênh
̣ viêṇ
Phu ̣ sản Trung ương năm 2012 thuố c có nguồn gốc nhập khẩu chiế m 78,9% giá
tri ̣tiề n thuố c sử du ̣ng ta ̣i bênh
̣ viêṇ [24]; ta ̣i bênh
̣ viêṇ Châm cứu Trung ương
tỷ lê ̣ thuố c ngoa ̣i năm 2006 là 63,4%, năm 2007 là 65,6%.
Trong tổng chi phí tiền thuốc trong cả nước: Chiế m tỷ lê ̣ tiề n mua thuố c
lớn nhấ t là các bê ̣nh viêṇ tuyế n tin̉ h, thành phố trực thuô ̣c trung ương. Thành
phố Hà Nô ̣i và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có giá tri ̣tiề n sử du ̣ng
thuố c cao nhấ t: Hà Nô ̣i sử du ̣ng khoảng 1.802 tỷ đồ ng tiề n thuố c trong khi
thành phố Hồ Chí Minh là 3.151 tỷ đồ ng và các tỉnh còn la ̣i là khoảng 10 nghìn
tỷ đồ ng. Các bênh
̣ viêṇ ở Hà Nô ̣i và thành phố Hồ Chí Minh sử du ̣ng trên 30%
tổ ng số tiề n thuố c sử du ̣ng trong các bênh
̣ viêṇ cả nước, do thành phố Hà Nô ̣i
14


và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố tâ ̣p trung nhiề u bê ̣nh viê ̣n tuyế n
trung ương đầ u ngành [1].
* Tình hình sử dụng thuốc theo đối tượng
Tổng số tiền thuốc đã sử dụng năm 2010 là trên 13,7 nghìn tỷ đồng, tăng
26,7% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó cơ cấu sử dụng thuốc theo đối tượng
hầu như không thay đổi so với năm trước, tiền thuốc BHYT chiếm 65,9%, đối
tượng viện phí trực tiếp chiếm 28,7% trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng. Cơ
cấu chi phí tiền thuốc của các đối tượng bệnh nhân cũng khác nhau, nhiều nhất
là đối tượng bệnh nhân BHYT.
Bảng 1.2. Cơ cấu tiền sử dụng thuốc theo đối tượng
(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Năm 2009

So

Năm 2010

sánh

Đối tượng người
bệnh

Giá trị

%

Giá trị

1. Bảo hiểm Y tế

6.715.159.239

62,0

9.050.841.624

667.985.748

6,2

405.621.588


2,9

60,7

3. Người nghèo

149.279.899

1,4

148.096.463

1,1

99,2

4. Viện phí

3.137.971.369

28,9

3.941.143.107

28,7 125,6

13.727.772.452

126,7


2. Trẻ em dưới 6
tuổi

TS tiền thuốc đã sử
dụng

10.838.467.224

%

%

65,9 134,8

(Nguồn: Cục Quản lý KCB) [7]
* Về thuốc mang tên chung quốc tế (generic) và tên biệt dược
Thuốc mang tên generic là một thuốc thành phẩm nhằm thay thế một
thuốc phát minh dược sản xuất không có giấy phép nhượng quyền của công ty
15


×