Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp tu nam 1986 den nam 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

PHẠM THỊ SANH

ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TỪ
NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2006

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG

HÀ NỘI – NĂM 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 6
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................. 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 7
6. Nguồn tài liệu và hƣớng sử dụng..................................................... 7
7. Những đóng góp của luận văn ......................................................... 8
8. Kết cấu lớn của luận văn .................................................................. 8
NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
CHUYÊN NGHIỆP CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996.........9
1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TRƢỚC NĂM 1986 .. 9


1.1.1. Vị trí, vai trò của giáo dục chuyên nghiệp......................................... 9
1.1.2. Thực trạng giáo dục chuyên nghiệp trƣớc năm 1986 .................. 17
1.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC CHUYÊN
NGHIỆP (1986-1996) ....................................................................... 28
1.2.1. Nhu cầu cấp thiết phải đổi mới giáo dục chuyên nghiệp............. 28

120


1.2.2. Chủ trƣơng đổi mới giáo dục chuyên nghiệp của Đảng ........... 31
1.2.3. Đảng chỉ đạo thực hiện đổi mới giáo dục chuyên nghiệp............ 38
Chƣơng 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
CHUYÊN NGHIỆP TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006 ..................... 52
2.1. ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU CỦA THỜI KỲ MỚI...................... 52
2.1.1. Tình hình đất nƣớc sau 10 năm đổi mới ......................................... 52
2.1.2. Yêu cầu phát triển giáo dục chuyên nghiệp trong tình hình mới .... 54
2.2. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP DƢỚI SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ............................................................... 56
2.2.1. Chủ trƣơng phát triển giáo dục chuyên nghiệp của Đảng ..... 56
2.2.2. Đảng chỉ đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp .......................... 66
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................. 84
3.1. Nhận xét ..................................................................................... 84
3.2. Một số kinh nghiệm .................................................................. 95
KẾT LUẬN ................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 113

121


PHỤC LỤC

PHỤ LỤC 1: Thống kê GDCN giai đoạn 1945-1975
Bảng 1: Đào tạo nghề trong nước
Học sinh

Tốt nghiệp

tuyển mới

hệ DHTT*









33731

13899

11761





38558


17672

15005

1962-1963





37005

11964

15041

1963-1964





45201

18201

14399

1964-1965






108990

45227

44331

1965-1966

30



88990

46028

44274

1966-1967

...



64521


32140

23645

1967-1968





72867

27958

31385

1968-1969

54



84543

38542

31284

1969-1970


64



22873

22873

23456

1970-1971



1049

81923

48213

42836

1971-1972

159

2113

70320


40609

37612

1972-1973



3087

139240

53609

30509

1973-1974

161

4113

146422

83464

55052

1974-1975


185

4624

160809

90810

70243

Năm học

Trường

Giáo viên

Quy mô

1945-1946





1960-1961

30

1961-1962


Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945-2010, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010

122


Bảng 2: Đào tạo nghề ở nước ngoài.
Thực tập sinh

Hình thức

đào tạo

Học sinh tốt

xuất sắc

Giáo viên

Học sinh

nghiệp về nước












1966-1972

29665

13475

….

16190



1972-1973

3440

25

125

3290



1973-1974

5380


99

122

5159



1974-1975

8230

357

109

7764

160

Năm học

Tổng số

1945-1946

Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945-2010, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010

123



Bảng 3. Trường – Cán bộ giảng dạy - Học sinh trung học chuyên nghiệp

Năm học

Trường

Cán bộ giảng

Số học sinh

Quy mô học sinh

Học

dạy

tuyển mới

đang đào tạo

sinh

Tổng
số

Trong
đó nữ
%


Tổng
số

Trong
đó hệ
DHTT

Tổng
số

Trong
đó hệ
DHTT

tốt
nghiệp
Hệ
DHTT

1945-1946


















1955-1956

8

101

0.5

2400

2205

2752

2533

1690

1956-1957

15

266


1.5

7169

6783

7886

7500

2169

1957-1958

15

371

4

2747

2379

8265

7841

2875


1958-1959

16

409

7.1

3062

2386

7854

7110

3269

1959-1960

39

841

4.5

12553

11279


18059

16792

3230

1960-1961

65

1631



16066

15175

30677

27459

6350

1961-1962

114

2454


8.8

19304

19304

56615

48613

7122

1962-1963

139

2985



23719

23719

69569

59455

13037


1963-1964

141

3446

7.6

10104

10104

57794

38331

17207

1964-1965

112

3000



13642

8007


42626

25233

8989

1965-1966

162

3159

9.3

37266

28510

60018

41492

15606

1966-1967

173

4191


11.6

62284

50322

101978

85980

20225

1967-1968

188

6111

36

61923

49317

118496

106443

29195


1968-1969

196

7121

21.3

55880

42400

138371

118485

38918

1969-1970

213

6891



54400

41150


124754

111391

27803

1970-1971

189

6952



11000

11000

85826

83061

19512

124


1971-1972


193

6389

19.48

14947

13867

74281

66934

13274

1972-1973

196

6169

21.54

15936

14916

57612


51913

11515

1973-1974

190

6802

22.6

25023

22500

61375

56918

15008

1974-1975

186

6618

24.05


21708

20243

69813

65651



Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945-2010, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010
PHỤ LỤC 2: Thống kê GDCN giai đoạn 1975 – 1985
Bảng 1. Trường – Giáo viên – Học sinh học nghề
Học sinh

Tốt nghiệp

tuyển mới

hệ DHTT

165809

92800

72273

4152

200347


132555

75371

283

5608

161767

141822

116604

1978-1979

283

7360

207755

175855

125853

1979-1980

366


9647

122000

97000

117800

1980-1981

366

9833







1981-1982

353

8630

165900

57270


69526

1982-1983

315

7005

142500

51671

33601

1983-1984

313

7056

149600

63163

37622

1984-1985

298


7187

171100

89803

52393

Năm học

Trường

Giáo viên

Quy mô

1975-1976

185

4222

1976-1977

234

1977-1978

Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945-2010, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010


125


Bảng 2. Trường – Cán bộ giảng dạy – Học sinh trung học chuyên nghiệp

Cán bộ giảng dạy
Năm học

Trường
Tổng số

Số học sinh tuyển

Quy mô học sinh

mới

đang đào tạo

Trong

Tổng

đó nữ%

số

Trong
đó hệ


Trong
Tổng số

DHTT

đó hệ
DHTT

1975-1976

186

6895

22.7

26785

26785

79061

74177

1976-1977

273

8483


30.6

32360

32360

103619

95971

1977-1978

269

9318

25.8

36463

36463

117386

107801

1978-1979

279


9938

32.4

38005

38005

131751

124387

1979-1980

291

11329

22.3

54472

54472

155508

147739

1980-1981


299

11982

34.3

30435

30435

134430

118411

1981-1982

290

9987

36.3

38539

32651

109142

94934


1982-1983

281

10472

35.5

39636

35543

102168

91787

1983-1984

281

10206

37.8

42933

37263

110170


99212

1984-1985

278

10363

40.6

50782

45857

121069

110406

Bảng 3. Học sinh người nước ngoài học tại Việt Nam (Lào, Camphuchia)
PHÂN THEO KHỐI TRƯỜNG

Tổng
Năm học

số học

Công

Nông,


Kinh tế,

Sư phạm

Y tế,

Văn hóa

sinh

nghiệp

lâm, ngư

dịch vụ

mẫu giáo

thể

nghệ

126


nghiệp

thao


thuật

1981-1982

400

107



89

30

174



1982-1983

363

123

3

61

33


122

21

1983-1984

449

76

50

103



213

7

1984-1985

336

58

53

105


20

100



Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945-2010, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010
PHỤ LỤC 3: Thống kê GDCN giai đoạn 1985 – 1990
Bảng 1. Trường – Giáo viên – Học sinh học nghề
Học sinh

Tốt nghiệp

tuyển mới

hệ DHTT

113016

83870

67431

7143

119783

52854

47959


274

7085

102043

56956

46274

1988-1989

274

7085

118083

70055

50705

1989-1990

242

6474

92485


74504

44100

Năm học

Trường

Giáo viên

Quy mô

1985-1986

298

7187

1986-1987

296

1987-1988

Bảng 2. Trường – Cán bộ giảng dạy – Học sinh THCN

Năm học

Cán bộ giảng


Số học sinh

Quy mô học sinh

dạy

tuyển mới

đang đào tạo

Trường

Trong
Tổng số

đó nữ

Tổng
số

%

Trong
đó hệ

Tổng số

DHTT


Trong đó
hệ DHTT

1985-1986

281

10627

40.1

54216

48394

135409

122860

1986-1987

282

10781

42.5

52984

47198


137618

126679

1987-1988

269

10676

44.7

57799

48855

137112

123046

127


1988-1989

269

10401


40.7

55227

39220

135648

115840

1989-1990

270

9784

34.8

53245

37763

131246

107596

Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945-2010, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010

PHỤ LỤC 4: Thống kê GDCN giai đoạn 1990-1995
Bảng 1. Trường – Giáo viên – Học sinh học nghề


Giáo viên
Năm học

Số học sinh

Quy mô học sinh

tuyển mới

đang đào tạo

Trườn
g

Tổng

Trong

Tổng

số

đó nữ

số

Trong
đó hệ


Tổng
số

DHTT

Trong
đó hệ
DHTT

Tốt
nghiệp
hệ
DHTT

1990-1991

232

6305

1269

71388

42503

105083

85614




1991-1992

230

6072

1269

29741

20453

77395

60380



1992-1993

198

5915

122

35893


25159

78956

45391



1993-1994

198

4669

1192

23882

20493

46498

39224



1994-1995

177


4618

1113

34000

26279

62614

49766

21087

Bảng 2. Trường – Cán bộ giảng dạy – Học sinh THCN

Năm học

Trường

Cán bộ giảng

Số học sinh

dạy

tuyển mới

Tổng
số


Tron
g đó
nữ

Tổng
số

128

Trong
đó hệ
DHTT

Quy mô học sinh Số học sinh tốt
đang đào tạo
Tổng
số

Trong
đó hệ
DHTT

nghiệp
Tổng
số

Trong
đó hệ
DHTT



1990-1991

261

9509

3557

51194 41411

117601 101364

39257

1991-1992

261

9437

3780

54503 40897

125054 105567

35749


1992-1993

267

9474

3885

52287 41032

120828 100876

33972

1993-1994

266

9484

3990

56950 41558

130239 100204

29857

1994-1995


252

9539

3988

66685 44435

134559 100369 45490 29993

Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945-2010, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010
PHỤ LỤC 5: Thống kê GDCN giai đoạn 1995-2000
Bảng 1. Trường – Giáo viên – Học sinh học nghề

Giáo viên
Năm học

Trường

Số học sinh

Quy mô học sinh

tuyển mới

đang đào tạo

Tổng

Trong


Tổng

số

đó nữ

số

Trong

số

DHTT

nghiệp

Trong

Tổng

đó hệ

Tốt
hệ

đó hệ

DHTT


DHTT

1995-1996

176

5562

1274

45459

35189

79794

63142

24087

1996-1997

174

5552

1293

61519


51087

108191

89357

31172

1997-1998

172

5666

1362

70684

50307

113510

90234

34917

1998-1999

153


5435

93125

Bảng 2. Trường – Cán bộ giảng dạy – Học sinh THCN

Năm học

Trường

Cán bộ giảng

Số học sinh

Quy mô học sinh

Số học sinh tốt

dạy

tuyển mới

đang đào tạo

nghiệp

Tổng Trong
số

đó nữ


Tổng

Trong

Tổng

Trong

Tổng

Trong

số

đó hệ

số

đó hệ

số

đó hệ

129


DHTT


DHTT

DHTT

1995-1996

253

9750

4233

68971

48852

149378 111215

54109

61421

1996-1997

244

9690

4452


81437

54168

160589 117772

62679

36405

1997-1998

239

9870

4369

84053

58257

177869 125165

65415

39661

1998-1999


247

9732

4202

88149

59468

178244 125893

54912

33197

1999-2000

245

9565

4065

86021

58405

182994 129144


51751

33855

Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945-2010, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010
PHỤ LỤC 6: Thống kê GDCN giai đoạn 2000-2003
Bảng 1. Trường – Cán bộ giảng dạy – Học sinh THCN

Năm học

Cán bộ giảng

Số học sinh

dạy

tuyển mới

Trường
Tổng

Trong

số

đó nữ

Quy mô học
sinh đang đào


nghiệp

tạo

Trong
Tổng số

Số học sinh tốt

Tổng

đó hệ
DHTT

số

Trong

Tổng

đó hệ

số

DHTT
14737

Trong
đó hệ
DHTT


2000-2001

253

10189 4338

96734

68551

200225

53925 40381

2001-2002

252

9327

3720

95444

70175

194831 147533 49888 38675

2002-2003


245

10247 4353

168382

85776

292120 166719 92047 48122

Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945-2010, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010
PHỤ LỤC 7: Thống kê GDCN giai đoạn 2003-2006
Bảng 1. Trung cấp chuyên nghiệp
Năm học

Tổng
số

Chia ra

Cán

Số học sinh

Quy

Số học sinh tốt

bộ


tuyển mới

mô học

nghiệp

130


trường
Công
lập

Ngoài
công

giảng
dạy

lập

Trong

sinh

Trong

Tổng


đó hệ

Tổng

đó hệ

số

chính

số

chính

quy

quy

2003-2004

286

246

40

11121 142438 112692 360392 115844 61420

2004-2005


285

238

47

13937 152954

2005-2006

284

228

56

14230 161663 137934 500252 180399 87863

2006-2007

269

204

65

14540 150117 131654 527286 163529 73007

99199


466504 138839 59826

Nguồn: Giáo dục Việt Nam 1945-2010, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010

131


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
GDĐT là một trong những lĩnh vực then chốt, có vai trò to lớn trong sự
phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động
lực để xây dựng đất nước văn minh, giầu mạnh. Vì thế, GDĐT luôn là vấn đề
thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, với xu thế
phát triển gắn liền với kinh tế tri thức, GDĐT lại càng có vị thế quan trọng
hơn bao giờ hết.
Từ ngàn đời xưa, dân tộc Việt Nam đã có truyền thống và tinh thần
hiếu học. Nhận thức được vai trò to lớn của GDĐT, trong mọi giai đoạn của
cách mạng, ĐCSVN luôn coi việc phát triển GDĐT là một trong những nhiệm
vụ cách mạng ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, khi sự nghiệp Đổi mới đang đi vào
chiều sâu, CNH, HĐH đất nước đang là một trong những nhiệm vụ chiến
lược, Đảng tiếp tục nêu cao vai trò của GDĐT, khẳng định giáo dục là quốc
sách hàng đầu, là một trong những động lực đưa đất nước thoát khỏi đói
nghèo, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Đây chính là chìa
khoá mở cửa tiến vào tương lai. Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục,
về mối quan hệ giữa phát triển giáo dục với sự phát triển quốc gia đã thực sự
là một động lực cho giáo dục Việt Nam phát triển.
Đối với các quốc gia tiến hành CNH muộn, hoàn toàn có thể và cần
phải tiến hành CNH rút ngắn. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự phân công lao
động xã hội trong khu vực và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh
giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt hơn, vũ khí có hiệu quả nhất trong

cuộc cạnh tranh này là phát huy tối đa nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn
nhân lực đã qua đào tạo. Bởi vậy, chỉ có nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
thông qua hoạt động GDĐT thì mới có thể tận dụng được tối đa những cơ hội
của toàn cầu hoá để phát triển đất nước một cách toàn diện. Hơn nữa, cuộc

1


CMKHCN đang phát triển nhanh chóng trên thế giới, thúc đẩy sự hình thành
một nền kinh tế mới - kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế đó, tri thức trở thành
một nhân tố sản xuất quan trọng, là nguồn nguyên liệu đầu vào của mọi quá
trình sản xuất, đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của
mỗi quốc gia thì GDĐT nói chung, giáo dục THCN - DN nói riêng ngày càng
giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Hơn nữa, ở nước ta đang trong giai đoạn mở
rộng mạnh mẽ quan hệ quốc tế càng đòi hỏi phải có nguồn lao động có trình
độ kĩ thuật cao. Với sự lựa chọn đó, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề được coi là mấu chốt.
Đào tạo nguồn nhân lực không chỉ là trách nhiệm riêng của GDĐH, mà còn là
nhiệm vụ của GDCN. Nhiệm vụ đó càng trở nên cấp thiết, nặng nề trong tình
trạng ―thừa thầy, thiếu thợ‖ như hiện nay.
Do vậy, nghiên cứu quá trình phát triển GDCN thời kỳ 1986-2006 dưới
sự lãnh đạo của Đảng là một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn, vừa có tính thời sự nóng hổi. Đó chính là những lý do cơ bản để
chúng tôi chọn chủ đề cho đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch
sử ĐCSVN của mình là “Đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp
từ năm 1986 đến năm 2006”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về mảng đề tài này, mặc dù chưa có một công trình chuyên luận nào
được xuất bản, song đã có rất nhiều sách, bài viết hoặc có liên quan, hoặc liên
quan trực tiếp được công bố với nhiều góc độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau.

Có thể phân chia các công trình nghiên cứu này thành các nhóm tài liệu như sau:
Các bài nói, bài viết về giáo dục – đào tạo của các nhà lãnh đạo Đảng và
Nhà nước Việt Nam
Các tác phẩm này được tuyển chọn và xuất bản trong các cuốn sách:

2


Trường Chinh, ―Ra sức nâng cao trình độ văn hoá của toàn Đảng, toàn
dân để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH và đấu tranh thực hiện thống
nhất nước nhà‖, Viện Khoa học – giáo dục, 1967; Lê Duẩn, Trường Chinh,
―Thấu suốt đường lối của Đảng, đưa sự nghiệp giáo dục tiến lên mạnh mẽ,
vững chắc‖, Nxb. Sự thật, 1972; Phạm Văn Đồng, ―Sự nghiệp giáo dục trong
chế độ xã hội chủ nghĩa”, Nxb. Sự thật, 1979; ―Hồ Chí Minh bàn về công tác
giáo dục‖, Nxb. Chính trị quốc gia, 1995; Đỗ Mười, ―Bài phát biểu tại lễ kỷ
niệm 50 năm nền giáo dục cách mạng Việt Nam”, Nxb. Sự thật, 1995; ―Vấn
đề giáo dục, đào tạo‖, Nxb. Chính trị quốc gia, 1999.…
Các tác phẩm này đã trình bày, phân tích một cách khá hệ thống chủ trương,
đường lối, nội dung, nhiệm vụ xây dựng nền giáo dục Việt Nam, đồng thời chỉ ra
các giai đoạn phát triển của hệ thống giáo dục Việt Nam gắn với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các tác phẩm này, có thể nhận thấy những tư
tưởng xuyên suốt chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam
nói chung, GDCN nói riêng, qua các thời kỳ cách mạng.
Những tác phẩm của các nhà lãnh đạo ngành giáo dục
Nguyễn Văn Huyên, ―Những bài nói, viết về giáo dục‖, Nxb. Giáo dục,
1969; Nguyễn Khánh Toàn, ―Xung quanh một số vấn đề về văn học và giáo
dục‖, Nxb. Giáo dục, 1980 và ―Nền giáo dục Việt Nam: Lý luận và thực
hành‖, Nxb. Giáo dục, 1991; Võ Thuần Nho ―35 năm phát triển sự nghiệp
giáo dục phổ thông‖, Nxb. Giáo dục, 1981; Phạm Minh Hạc, ―45 năm phát
triển giáo dục Việt Nam‖, Nxb. Giáo dục, 1990 và ―Sơ thảo lịch sử giáo dục

Việt Nam 1945-1990‖, Nxb. Giáo dục, 1992 ….
Những công trình này có một đặc điểm chung là mang tính tổng kết các
bước phát triển, các giai đoạn khác nhau của ngành giáo dục, trong đó trọng
tâm là đề cập đến việc xây dựng nền giáo dục mới trong kháng chiến chống
Pháp, phát triển nền giáo dục phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, hệ

3


thống GDĐT những năm đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH; bước
đầu rút ra một số kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển nền giáo dục của đất
nước. GDCN đã được đề cập đến, song ở mức độ khá khiêm tốn.
Những công trình của các nhà nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu
lịch sử
Phạm Tất Dong, ―Nền giáo dục Việt Nam – 50 năm trên chặng đường
xây dựng và phát triển‖, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, 2-1995; Vũ Ngọc
Khánh, Nền giáo dục Việt Nam trước năm 1945‖, 1995; Trần Văn Tung, ―Nền
kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam‖, Nxb. Chính trị quốc
gia, 2001; Nguyễn Cảnh Toàn, ―Bàn về giáo dục‖, Nxb. Lao động, 2002; Đặng
Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng, ―Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn
đề và giải pháp”, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004; …
Trong nhóm tài liệu này, cuốn sách ―Nền giáo dục Việt Nam trước năm
1945‖ của Giáo sư Vũ Ngọc Khánh đã giúp người đọc có một cái nhìn tổng
quát về nền giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Cuốn ―Khoa cử
và giáo dục‖ của tác giả Nguyễn Quang Thắng đề cập đến lịch sử giáo dục từ
năm 1075 đến năm 1975. Ngoài ra, tác giả luận văn cũng khai thác một số
lượng lớn các bài viết về GDĐT, trong đó có các bài viết về GDCN trên Internet.
Nhìn chung, các ấn phẩm này đã đề cập trực tiếp, hoặc gián tiếp đến
công cuộc phát triển giáo dục của nước ta trong các thời kỳ khác nhau. Đặc
biệt, từ cuối thập kỷ 80 (XX) đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về

giáo dục và GDCN thời kỳ Đổi mới, phân tích sự đóng góp to lớn của giáo
dục, trong đó có GDCN đối với công cuộc xây dựng, phát triển, bảo vệ đất
nước. Các công trình viết về GDCN những năm Đổi mới đã tổng kết và vẽ
nên một bức tranh tương đối đầy đủ về tình hình GDCN thời kỳ này. Bên
cạnh đó, còn rất nhiều vấn đề như tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao
chất lượng GDCN, phương hướng đổi mới GDCN, công tác xã hội hóa

4


GDCN, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo đa dạng các ngành nghề,
đáp ứng nhu cầu lưu chuyển nguồn nhân lực giữa các quốc gia trong thời toàn
cầu hóa, những vấn đề đặt ra đối với GDCN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước… vẫn còn chưa được đề cập một cách đầy đủ. Đó là những khoảng
trống trong nghiên cứu, mà tác giả luận văn cố gắng bổ sung trong công trình
của mình.
Luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học
Lã Quý Đô,”Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển giáo dục đại
học trong những năm 1986 - 2002”, luận văn thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh; Lê tiến Dũng,”Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo
phát triển giáo dục - đào tạo từ 1991 đến 2001”, luận văn thạc sĩ lịch sử, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Lương thị Hòe,”Đảng bộ tỉnh Hòa
Bình lãnh đạo phát triển giáo dục-đào tạo từ 1991 đến 2001”, luận văn thạc
sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, các luận văn trên đã đề cập một cách khái quát chủ trương
về phát triển giáo dục của Đảng ta trong 15 năm đầu Đổi mới (1986-2001),
nêu lên những kết quả bước đầu trong đổi mới GDĐH. Những luận văn đề
cập đến giáo dục địa phương chủ yếu tập trung làm rõ tình hình giáo dục tại
địa phương, bước đầu giúp cho người đọc có cái nhìn tổng thể về giáo dục
của từng địa phương.

Tổng quát lại, những công trình nêu trên đã giúp cho tác giả luận văn hình
thành những hiểu biết chung về hệ thống giáo dục Việt Nam từ khi ra đời, những
chặng đường phát triển, về giáo dục và GDCN, cung cấp những gợi mở quý báu
cho việc tiếp cận, nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, những công trình đã được khái quát
vẫn còn chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống toàn bộ quá trình đổi mới,
phát triển nền GDCN thời kỳ 1986-2006 và dưới góc độ lịch sử Đảng như đề tài
mà tác giả luận văn đã lựa chọn.

5


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trương, đường lối của Đảng trong quá trình đổi mới, phát
triển GDCN những năm 1986 - 2006; làm rõ vai trò của Đảng trong chỉ đạo
thực hiện đổi mới, phát triển GDCN từ năm 1986 đến năm 2006; trên cơ sở
đó, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu phục vụ hiện tại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu như trên, luận văn có những nhiệm vụ:
Trình bày khái quát về GDCN trước Đổi mới (trước năm 1986). Tuy
nhiên, để có cái nhìn toàn cảnh, luận văn cũng khái lược về sự ra đời và phát
triển của GDCN từ sau Cách mạng tháng Tám thành công đến khi đất nước
thống nhất.
Phân tích quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong đổi mới,
phát triển GDCN qua hai giai đoạn: 1986 - 1996; 1996 -2006.
Khái quát về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quá trình
Đảng lãnh đạo phát triển GDCN những năm 1986-2006; từ đó rút ra một số kinh
nghiệm chủ yếu phục vụ hiện tại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chủ trương, đường lối mà
ĐCSVN đề ra, nhằm đổi mới, phát triển GDCN; quá trình Đảng chỉ đạo thực
hiện những chủ trương, đường lối đó.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những chủ trương cơ
bản và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển GDCN;
Về mặt thời gian: Trong những năm 1986 - 2006;
Về mặt không gian: Trên địa bàn cả nước.

6


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác- Lênin, tác giả sử
dụng các phương pháp phổ quát của khoa học lịch sử như: Phương pháp lịch
sử, phương pháp logíc và sự kết hợp hai phương pháp đó, đồng thời còn sử
dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối
chiếu, thống kê. Những phương pháp này được tích cực sử dụng trong chương
1 và 2, nhằm làm rõ những nội dung nghiên cứu chủ yếu.
Phương pháp so sánh và hệ thống hoá được sử dụng trong chương 3, để
phân tích, so sánh hai giai đoạn đổi mới, phát triển GDCN dưới sự lãnh đạo
của Đảng: 1986 - 1996; 1996 - 2006; từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá
về sự phát triển, thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, làm tiền đề rút ra những
kinh nghiệm chủ yếu.
Phương pháp logic - lịch sử được tích cực sử dụng, nhằm luận giải,
chứng minh cho những kinh nghiệm được đúc kết ở chương 3.
6. Nguồn tài liệu và hƣớng sử dụng
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin và Hồ Chí Minh về
giáo dục, GDĐT là cơ sở lý luận cho luận văn.
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, thông tư... của Đảng và

Nhà nước Việt Nam về GDĐT; các báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
GDCN là những tài liệu gốc của luận văn.
- Các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, sách có liên quan do
các cơ quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Lịch sử Đảng, Viện Sử
học... là nguồn tư liệu quan trọng.
- Các tư liệu, sách báo về lịch sử xây dựng, phát triển giáo dục Việt Nam
nói chung, về GDCN nói riêng, về GDCN một số nước trên thế giới... là nguồn tài
liệu bổ trợ dùng để làm sáng tỏ các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu.
- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê được sử dụng để làm rõ một
số nội dung có liên quan.

7


7. Những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tập hợp, xử lý nguồn tư liệu một cách khoa học, đề tài có
những đóng góp sau:
Hệ thống hoá và bổ sung thêm một số tư liệu mới về quá trình đổi mới,
phát triển giáo GDCN những năm 1986 - 2006; trên cơ sở đó, làm sáng tỏ
quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trong quá trình đổi mới, phát triển
GDCN qua hai giai đoạn: 1986-1996 và 1996-2006; đồng thời, dựng lại bức
tranh về quá trình Đảng chỉ đạo đổi mới, phát triển GDCN từ năm 1986 đến
năm 2006.
Rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu phục vụ hiện tại dựa trên những đánh
giá, nhận xét về thành tựu, những vấn đề còn tồn tại trong quá trình Đảng lãnh
đạo đổi mới, phát triển GDCN những năm 1986 - 2006.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu về giáo dục, GDCN, hoặc
phục vụ công tác giảng dạy những môn học có liên quan.
8. Kết cấu lớn của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm có

3 chương và 7 tiết:
Chương 1. Chủ trương và sự chỉ đạo đổi mới giáo dục chuyên nghiệp
của Đảng từ năm 1986 đến năm 1996.
Chương 2. Đảng lãnh đạo phát triển giáo dục chuyên nghiệp từ năm
1996 đến năm 2006
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm

8


NỘI DUNG

Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
CHUYÊN NGHIỆP CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996
1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TRƢỚC NĂM 1986

1.1.1. Vị trí, vai trò của giáo dục chuyên nghiệp
Khái niệm chung
Phát triển nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu và là chiến lược
ưu tiên của mọi quốc gia trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
thời kỳ toàn cầu hoá. Nhân lực lao động kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật, kỹ
thuật viên, trung cấp kỹ thuật đến cao đẳng, đại học được coi trọng phát triển
cả về quy mô và chất lượng. Đồng thời, xuất phát từ yêu cầu phát triển sản
xuất - dịch vụ trong từng giai đoạn nhất định, mà mỗi quốc gia xác định cơ
cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền một cách hợp lý, nhằm tạo
sự phù hợp tối ưu giữa đào tạo - việc làm và sử dụng lao động kỹ thuật. Tỷ lệ
lao động kỹ thuật có trình độ Đại học/ Cao đẳng/ Trung học chuyên nghiệp/
Công nhân kỹ thuật luôn là ẩn số động, đòi hỏi phải có lời giải thoả đáng cho
từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung, của Việt

Nam nói riêng. Muốn có lời giải thoả đáng cho bài toán trên, phải xuất phát từ
vị trí của các phân ngành giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân với quan
điểm liên thông và phân luồng theo mục tiêu ―nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài‖.
Theo quan điểm Mácxít, nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử.
Nghề có quá trình ra đời, phát triển và suy vong theo tiến trình lịch sử. Điểm
xuất phát và cơ sở để xác định nghề là lao động. Lao động là hoạt động có
mục đích của con người, sáng tạo ra con người và là cơ sở cho sự phát triển
của xã hội loài người. Lao động chính là tiền đề, là nền móng làm xuất hiện
nghề trong xã hội loài người.

9


Trong quá trình lao động xã hội, để tăng năng suất lao động và hiệu quả
lao động đã xuất hiện sự chuyên môn hoá và sự định hình lâu dài nghề nghiệp
của mỗi người. Điều này đưa tới sự phát triển đa dạng, phong phú của nghề.
Nghề xuất hiện trong xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu làm ăn, sinh sống của
con người và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Những yêu cầu về
mặt số lượng, chất lượng sản phẩm của lao động đòi hỏi người lao động phải
có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, thái độ lao động. Do đó, buộc
con người muốn hoạt động được trong nghề phải được đào tạo, học hỏi, tức là
người lao động trong nghề đã phát triển từ cái giản đơn đến cái phức tạp, từ
lao động cá nhân đến lao động mang tính tập thể, cộng đồng, trong mối quan
hệ xã hội chặt chẽ với nhau. Các nghề xã hội ngày càng phong phú, đa dạng
như nghề đan lát, nghề cắt tóc, gội đầu, nghề trang điểm,…thậm chí, trong xã
hội hiện đại, đi làm thuê, giúp việc cũng gọi là một nghề, đến các nghề phức
tạp như nghề sửa chữa ô tô, xe máy, nghề may mặc....Trong xã hội có hàng
ngàn, hàng vạn nghề và loại nghề khác nhau ở mọi lĩnh vực hoạt động của xã
hội, đó là các nghề của xã hội.

Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ ―Trung học chuyên nghiệp‖ có nghĩa
là: ―Tổ chức giáo dục nghề nghiệp dành cho người có bằng tốt nghiệp trung học
cơ sở hoặc trung học phổ thông‖ [69, tr.1049]. Thuật ngữ ―Dạy nghề‖ có nghĩa
là: ―Truyền lại tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều có hệ thống, có phương
pháp‖ [69, tr. 244]. Điều 5, Luật Dạy nghề giải thích: ―Dạy nghề là hoạt động
dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết
cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi
hoàn thành khoá học‖ [45, tr. 5].
Giáo dục THCN - DN gọi chung là giáo dục nghề nghiệp là một thành
tố, một bộ phận, một phân ngành trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước
ta. Nó tiếp thu thành quả của giáo dục phổ thông, tạo nguồn đào tạo cho cao
đẳng, đại học và nguồn lao động trực tiếp cho xã hội.

10


Luật Giáo dục của nước ta năm 1998 tại Chương I, Điều 6, Hệ thống
giáo dục quốc dân, ở Khoản 3 quy định: Giáo dục nghề nghiệp gồm có trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề. Luật Giáo dục sửa đổi, được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 diễn ra từ ngày 05 tháng 5 đến
ngày 14 tháng 6 năm 2005 thông qua, tại Chương I, Điều 4, Hệ thống giáo
dục quốc dân ở Khoản 2, Mục c ghi rõ: Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp
chuyên nghiệp và dạy nghề. Tại chương II: Hệ thống giáo dục quốc dân. Mục
3, Điều 32, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 quy định:
Giáo dục nghề nghiệp gồm:
1. Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện thực hiện từ ba đến
bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ
một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học
phổ thông;
2. Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề

trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ
trung cấp, trình độ cao đẳng [47, tr. 23-24].
Điều 33 của Luật này quy định mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp:
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo
đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp,
có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm
việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có
kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm
việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.

11


Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,
dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo
[47, tr. 25 - 26].
Sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đang có những bước chuyển
biến mạnh mẽ theo hướng CNH, HĐH với nhiều tác động như: Xu thế toàn
cầu hoá, sự phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ, sự hội nhập, hợp
tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất - dịch
vụ,... Sự phát triển của kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có một lực lượng lao động
kỹ thuật mới có năng lực cao, cơ cấu ngành nghề đa dạng và quy mô phát
triển phù hợp về ngành, nghề, vùng, miền, theo yêu cầu mới của thị trường
lao động trong và ngoài nước. Vì thế, Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào
tạo đã khẳng định:
Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng

tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn
Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước; của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội
học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt
hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.
Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng
đào tạo nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý,
kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế [57, tr. 34].
Chiến lược còn đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy
nghề, gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện
đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công
nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta hiện nay. Đi

12


×