Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

đảng lãnh đạo xây dựng kinh tế miền bắc 1965 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN MẠNH HÙNG

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KINH TẾ
MIỀN BẮC (1965-1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2004


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN MẠNH HÙNG

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KINH TẾ
MIỀN BẮC (1965-1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

: 5.03.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRÌNH MƯU

HÀ NỘI – 2004



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
Chương 1 ......................................................................................................... 10
ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KINH TẾ MIỀN BẮC TRONG ĐIỀU
KIỆN CẢ NƯỚC CÓ CHIẾN TRANH (1965 -1968) .................................... 10
1.1.Thắng lợi của công cuộc xây dựng kinh tế ở miền Bắc(1954 - 1964) ........ 10
1.1.1. Tình hình đặc điểm của miền Bắc trước khi bước vào thời kỳ chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ........................................................... 10
1.1.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng kinh tế miền Bắc (1954 -1965) .... 13
1.1.3. Những thành tựu và khuyết điểm trong công cuộc khôi phục và cải tạo,
phát triển kinh tế miền Bắc (1954 - 1965) .................................................... 22
Những khuyết điểm ........................................................................................ 25
1.2. Chủ trương của Đảng về chuyển hướng xây dựng kinh tế miền Bắc trong
điều kiện có chiến tranh (1965 - 1968). Thành tựu và khuyết điểm................. 27
1.2.1. Miền Bắc trước những âm mưu và hành động leo thang chiến tranh phá
hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ..................................... 27
1.2.2. Chủ trương của Đảng lãnh đạo xây dựng kinh tế miền Bắc phù hợp với
điều kiện cả nước có chiến tranh (1965 - 1968) ........................................... 30
1.2.3. Thành tựu và khuyết điểm trong xây dựng kinh tế miền Bắc 1965 1968 ............................................................................................................. 39
Chương 2 §¶ng l·nh ®¹o kh«i phôc vµ ph¸t triÓn kinh tÕ
MiÒn B¾c. Thµnh tùu vµ h¹n chÕ (1969-1975)
41
2.1. Đảng lãnh đạo, chỉ đạo về khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc
(1969 - 1975)..................................................................................................... 43
2.1.1. Chủ trương của Đảng về khôi phục, phát triển kinh tế, củng cố miền
Bắc sau đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ
(1969 - 1972) ............................................................................................... 43
2.1.2. Chủ trương của Đảng về khôi phục, phát triển kinh tế trong ba năm
1973 - 1975 .................................................................................................. 55

2.2. Thành tựu và hạn chế trong thực hiện chủ trương xây dựng và phát
triển kinh tế của Đảng ở miền Bắc (1969 - 1975) ........................................ 65
2.2.1. Về thành tựu ....................................................................................... 65
2.2.2. Về hạn chế ......................................................................................... 72
Chương 3 THÀNH TỰU VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG
KINH TẾ MIỀN BẮC (1965-1975)

71

1


3.1. Đánh giá thành tựu 10 năm về xây dựng và phát triển kinh tế phục vụ
nhiệm vụ xây dựng miền Bắc và chống Mỹ cứu nước ................................... 74
3.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ chủ trương xây dựng kinh tế miền Bắc (1965
- 1975) ............................................................................................................ 83
3.2.1. Đảng kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sớm xác
định đúng vị trí, vai trò của miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp cách
mạng chung của cả nước. Tập trung xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc
.................................................................................................................... 83
3.2.2. Đảng có sự chuyển hướng trong xây dựng kinh tế ở miền Bắc phù hợp
với điều kiện cả nước có chiến tranh. Phát huy cao nhất sức mạnh tiềm lực
kinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ miền Bắc, vừa
đáp ứng yêu cầu chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam ............................... 87
3.2.3. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ động sáng tạo,
khắc phục mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, khôi phục
và phát triển kinh tế miền Bắc...................................................................... 92
3.2.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với tranh thủ sự
ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong xây dựng và phát triển kinh tế
miền Bắc ...................................................................................................... 95

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 99
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o ...................................................... 101

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chän đề tài
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một bản thiên anh
hùng ca bất hủ, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam và đi
vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã tiến hành tổng kết, rút
ra những nguyên nhân thắng lợi, trong đó khẳng định: “Không thể nào có thắng
lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nếu không có miền Bắc xã
hội chủ nghĩa, suốt 16 năm qua, luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ
chiến lược. Đặc biệt là từ năm 1965 khi Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khẳng định chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thì miền Bắc đã dốc vào cuộc chiến tranh chống
Mỹ, cứu nước và giữ nước với toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, và
đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước, xứng
đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hội”.
Khi nghiên cứu về sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam, nhiều người Mỹ đã không thể hiểu được nguyên nhân tại sao nước
Mỹ với tư cách là một siêu cường, có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh bậc nhất
trên thế giới, lại bại trận trước một dân tộc đất không rộng, người không đông,
tiềm năng kinh tế, quân sự kém hơn Mỹ nhiều lần.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, giới lãnh đạo Nhà trắng và giới
quân sự đã coi miền Bắc Việt Nam là nguồn gốc sức mạnh của cuộc chiến tranh
nhân dân chống Mỹ trên chiến trường trực diện miền Nam và đây là “hiểm hoạ
số 1” đối với Mỹ. Do vậy, đế quốc Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh phá hoại

miền Bắc bằng không quân và hải quân, với các loại vũ khí, trang thiết bị,
phương tiện chiến tranh hiện đại nhất mà nước Mỹ có (trừ vũ khí hạt nhân),

1


nhằm: “…đánh vào tất cả cơ sở do con người xây dựng lên ở Việt Nam, phá hoại
lớn nhất và tốt nhất, và không bao giờ ngừng lại khi còn hai viên gạch dính vào
nhau, nhằm kéo lùi miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá” [Báo Mỹ New York times,
ngày 5-6-1967]. Nhưng trên thực tế, dù Mỹ đã huy động tối đa tiềm lực không
quân và hải quân, song miền Bắc Việt Nam vẫn thể hiện sức sống mãnh liệt của
chế độ xã hội mới, đứng vững và giáng trả cho đế quốc Mỹ những thất bại nặng
nề, tiêu diệt hàng nghìn máy bay Mỹ và kết thúc với trận “Điện Biên Phủ trên
không” lịch sử. Miền Bắc vẫn dốc toàn lực chi viện sức người, sức của cho chiến
trường miền Nam, giúp đỡ cách mạng Lào và Cămpuchia, góp phần làm nên
chiến thắng lịch sử 30-4-1975. Vậy, sức mạnh nào đã làm cho miền Bắc không
những ngày càng vững vàng trước cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ mà
còn thắng Mỹ? Đây là một câu hỏi lớn của lịch sử.
Dân tộc ta đã chiến thắng kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần, thắng lợi đó
đã khẳng định chúng ta có nhân dân anh hùng, có Đảng Cộng sản Việt Nam đầy
tài năng và sáng tạo, có miền Bắc xã hội chủ nghĩa là căn cứ địa, là hậu phương
lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mỹ và thắng Mỹ, trong đó việc xây dựng
và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là một trong những nhân tố
quan trọng, quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, mặc dù Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa ở Đông Âu không còn nữa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
lâm vào khủng hoảng, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự nghiệp
đổi mới của nhân dân ta đã giành được những thành tựu to lớn trong thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Song, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù

địch, với sức mạnh về kinh tế và quân sự, đang ra sức thực hiện âm mưu bá chủ
toàn cầu, tập trung chống phá toàn diện các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên

2


thế giới, bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng sử
dụng biện pháp quân sự khi có điều kiện, trong đó Việt Nam là một trọng điểm.
Việc nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng kinh tế ở miền
Bắc (19ó5 - 1975), sẽ góp phần nhận thức sâu sắc về đường lối phát triển kinh tế
của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Kinh tế luôn là một thành tố nền tảng quan
trọng, góp phần bảo đảm sức mạnh cho quốc phòng - an ninh trong quá trình
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Với tinh thần đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đảng lãnh đạo xây
dựng kinh tế miền Bắc 1965 - 1975” làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề miền Bắc xây dựng kinh tế thời kỳ 1965 - 1975, đã có nhiều công
trình nghiên cứu, với nhiều cách tiếp cận từ các góc độ khác nhau của các nhà
khoa học. Trong đó, các công trình nghiên cứu đã trình bày những quan điểm,
đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên nhiều khía cạnh khác nhau. Như:
- Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược - Tác giả: Nguyễn Duy Trinh.
- Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 - 1975) - Viện lịch sử
quân sự Việt Nam.
- Vai trò miền Bắc trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước - Tác giả: Phùng
Hữu Phú.
- Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội 1954 – 1975. Thành tựu, khuyết

điểm, bài học kinh nghiệm - Học viện chính trị quân sự, Khoa lịch sử Đảng, năm
1996.

3


- Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (giai đoạn 1965 - 1975) - Luận văn thạc sĩ của tác giả: Ngô
Thị Loan (Đại học quốc gia Hà Nội - Trường đại học Khoa học xã hội và nhân
văn), H. 1999.
Các công trình nghiên cứu trên đều có liên quan ít nhiều đến, nhưng nhìn
chung còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu như: mối quan hệ giữa hậu
phương với tiền tuyến, đặc điểm của miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, về
chủ nghĩa xã hội hiện thực thời chiến ở miền Bắc, về vai trò của hợp tác hoá
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt về vai trò lãnh đạo của
Đảng.
Đề tài Đảng lãnh đạo xây dựng kinh tế miền Bắc giai đoạn 1965 - 1975,
theo chúng tôi thấy đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, trực
tiếp đề cập dưới góc độ lịch sử Đảng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ chủ trương đúng đắn, sáng
tạo của Đảng về xây dựng kinh tế miền Bắc trong thời kỳ 1965 - 1975.
- Trình bày một cách hệ thống, khái quát quá trình Đảng lãnh đạo thực
hiện xây dựng kinh tế và những thành tựu, qua đó khẳng định thành công lớn của
Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kinh tế miền Bắc, góp phần quan trọng
đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
- Góp thêm vào việc tổng kết thực tiễn của Đảng, qua đó nâng cao nhận
thức về một số vấn đề có tính chiến lược như xây dựng hậu phương trong chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, giúp cho bản thân

làm tốt hơn trong công tác nghiên cứu và giảng dạy môn lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.

4


Nhiệm vụ của luận văn:
- Hệ thống quan điểm tư tưởng của Đảng ta về xây dựng kinh tế miền Bắc
(1965 - 1975).
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của chủ trương, biện pháp của Đảng
trong xây dựng kinh tế miền Bắc, nêu bật những thành quả kinh tế 10 năm trong
điều kiện cả nước có chiến tranh (1965 - 1975).
- Bước đầu rút ra những kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong
xây dựng kinh tế miền Bắc (1965 - 1975).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là chủ trương, đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng về xây dựng kinh tế miền Bắc (1965 - 1975), từ đó rút ra những kinh
nghiệm bước đầu. Tập trung nghiên cứu và trình bày chủ yếu trên ba lĩnh vực
kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu chủ trương của Đảng về xây dựng kinh
tế ở miền Bắc, giai đoạn 1965 - 1975 và những thành quả trên ba lĩnh vực kinh tế
nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn là dựa vào các quan điểm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm
của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển kinh tế trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về mối quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh, về
chủ nghĩa xã hội thời chiến, về hậu phương chiến tranh. Những truyền thống,
kinh nghiệm của dân tộc Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa về xây dựng
kinh tế, để luận giải chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng kinh tế miền

Bắc (1965 -1975).

5


- Tư liệu chủ yếu sử dụng trong luận văn là các văn kiện, nghị quyết của
Đảng liên quan đến vấn đề xây dựng kinh tế miền Bắc (1965 - 1975). Các báo
cáo tổng kết, báo cáo kết quả xây dựng kinh tế miền Bắc của các bộ, ngành trong
10 năm cả nước có chiến tranh.
- Về phương pháp nghiên cứu: luận văn vận dụng các phương pháp nghiên
cứu của khoa học lịch sử, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử - lôgíc, thống
kê - so sánh, các phương pháp đồng đại và lịch đại .v.v.
6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày một cách hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng
về xây dựng kinh tế miền Bắc (1965 - 1975).
- Nêu bật những thành tựu to lớn, khẳng định những đóng góp của hậu
phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần làm
nên thắng lợi vĩ đại 30 - 4 - 1975.
- Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo xây dựng kinh tế miền
Bắc 1965 - 1975 để vận dụng vào thực tiễn công cuộc đổi mới, xây dựng và phát
triển đất nước, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương và 6 tiết.
- Chương 1: Đảng lãnh đạo xây dựng kinh tế miền Bắc trong điều kiện cả
nước có chiến tranh (1965 - 1968)
- Chương 2: Đảng lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc.
Thành tựu và hạn chế (1969 - 1975)
- Chương 3: Thành tựu và một số kinh nghiệm rút ra từ chủ trương xây

dựng kinh tế miền Bắc (1965-1975)

6


Chương 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KINH TẾ MIỀN BẮC
TRONG ĐIỀU KIỆN CẢ NƯỚC CÓ CHIẾN TRANH (1965 -1968)
1.1.Thắng lợi của công cuộc xây dựng kinh tế ở miền Bắc(1954 - 1964)
1.1.1. Tình hình đặc điểm của miền Bắc trước khi bước vào thời kỳ
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
Chiến thắng Điên Biên Phủ đã đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp
và can thiệp Mỹ, buộc thực dân Pháp phải ký kết hiệp định Giơ ne vơ chấm dứt
cuộc chiến tranh xâm lược của chúng ở Việt Nam và Đông Dương. Theo Hiệp
định, nước ta tạm chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm
thời, sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Song với dã
tâm xâm lược, đế quốc Mỹ đã bội ước Hiệp định, gạt thực dân Pháp để độc
chiếm miền Nam, dựng lên chế độ tay sai với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước
ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự khổng
lồ nhằm ngăn chặn và tấn công vào chủ nghĩa xã hội, vào phong trào giải phóng
dân tộc ngày càng phát triển trên thế giới. Việt Nam trở thành nơi tập trung sự
chú ý của dư luận, là nơi tập hợp lực lượng của những dòng thác cách mạng của
thời đại. Cách mạng Việt Nam đứng trước những nhiệm vụ mới.
Miền Bắc đã hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, định hướng phát
triển lên chủ nghĩa xã hội. Song, hậu quả của cuộc chiến tranh để lại hết sức
nặng nề trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 1954, giá trị tổng sản
lượng công nghiệp chỉ chiếm 1,5% giá trị tổng sản lượng công nông nghiệp, sản
xuất công nghiệp bị đình đốn, hàng vạn người bị thất nghiệp, đội ngũ trí thức hạn
chế về số lượng, giao thông vận tải bị tàn phá nghiêm trọng, nạn đói xảy ra gay


7


gắt ở một số địa phương. Mặc dù, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, nhưng
sản xuất nông nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Phương thức sản xuất trong
nông nghiệp vốn đã lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá lâu dài và nặng nề, hơn
143.000 héc ta ruộng đất bị bỏ hoang, hàng chục vạn con trâu, bò bị giết. Máy
móc, công cụ vô cùng thiếu thốn. Thiếu sức kéo, phân bón, hệ thống đê điều bị
hư hại nhiều, 8 công trình đại thuỷ nông và những công trình thuỷ nông vừa và
nhỏ bị phá huỷ. Nông thôn sơ xác tiêu điều vì bị địch càn quét, đốt phá. Gần một
triệu đồng bào công giáo bị địch dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào Nam, để lại hàng
chục ngàn héc ta ruộng bị bỏ hoang.
Các tệ nạn xã hội, những hủ tục lạc hậu, tàn dư của chế độ thực dân phong
kiến chưa được xoá bỏ. Trình độ học vấn của nhân dân thấp, nhiều người chưa
biết đọc, biết viết, đặc biệt là ở các vùng dân tộc ít người, các vùng xa. Hệ thống
y tế nhỏ yếu và lạc hậu. Năm 1955, hơn 13 triệu dân ở miền Bắc mới có 78 cơ sở
điều trị, với 115 bác sĩ, 3.786 y sĩ và y tá.
Bên cạnh đó, ở miền Bắc các thế lực thù địch đang ra sức chống phá sự
nghiệp cách mạng. Ở một vài vùng nông thôn, một số địa chủ ngoan cố ngóc đầu
dậy, mưu toan xoá bỏ thành quả cải cách ruộng đất, đặc biệt là khi Đảng ta phát
hiện và sửa chữa những sai lầm về cải cách ruộng đất và về chỉnh đốn tổ chức,
tiến hành quản lý kinh tế, chính sách quản lý hộ khẩu….Bọn phản động đội lốt
thầy tu hoạt động tuyên truyền chống chế độ. Chúng gây ra những hiện tượng
lộn xộn ở một số nơi như: Lưu Mỹ (Nghệ Tĩnh), Hà Nam Ninh, Thái Bình, Ba
Làng (Thanh Hoá)…Trên vùng rẻo cao miền núi, bọn phản động xưng vua và
tiến hành những hoạt động thổ phỉ ở miền núi phía Bắc. Một số nhóm người cho
xuất bản báo “Nhân Văn” và tạp chí “Giai phẩm”, để truyền bá, kích động gây
bạo loạn, làm chệch hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

8



Ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã đưa vào một khối lượng rất lớn vũ khí trang
bị và các phương tiện chiến tranh. Chúng gấp rút xây dựng một hệ thống căn cứ
và công trình quân sự, bao gồm các sân bay, bến cảng, hệ thống đường chiến
lược, hệ thống thông tin liên lạc và kho tàng, nhằm biến miền Nam Việt Nam
thành căn cứ quân sự khổng lồ, thực hiện âm mưu chiến lược toàn cầu phản cách
mạng của chúng. Đồng thời, với chính sách „Tố cộng, diệt cộng” thi hành luật
phát xít 10/59, đế quốc Mỹ và bọn tay sai Ngô Đình Diệm đã thẳng tay chém
giết những người cộng sản, những người kháng chiến cũ và mọi người dân yêu
nước. Đứng trước tình hình trên của cách mạng miền Nam, nhân dân miền Bắc
vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chi viện cho cách mạng miền
Nam. Đây là nét đặc thù của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong suốt
10 năm (1954 -1964) và cả những năm sau này của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tình hình cách mạng thế giới có những phát triển mới, tác động trực tiếp
đến cách mạng Việt Nam với những thuận lợi và khó khăn. Liên Xô và hệ thống
xã hội chủ nghĩa trên thế giới ngày càng phát triển vững mạnh, tạo nên chỗ dựa
vững chắc và sự hợp tác nhiều mặt đối với nước ta. Hội nghị các Đảng Cộng sản
và công nhân quốc tế họp tại Mát - xcơ - va (1957), đã tăng cường và củng cố
khối đoàn kết trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản
quốc tế; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới ngày càng phát
triển sâu rộng. Bên cạnh đó, chủ nghĩa xét lại đã xuất hiện trong một số đảng
cộng sản; sự bất hòa giữa Liên Xô và Trung Quốc gây không ít khó khăn đối với
sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
Đứng trước tình hình trên, để tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu của
cách mạng Việt Nam là hoà bình, độc lập, thống nhất và đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội, tất yếu cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng phải tiếp

9



tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong lời khai mạc tại Hội
nghị Trung ương lần thứ 8 (8 -1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Trong công cuộc thống nhất nước nhà, điều quan trọng nhất là phải ra sức củng
cố miền Bắc và chiếu cố miền Nam” [19, 468]. Trong đó, Người khẳng định:
trong công cuộc củng cố miền Bắc, một việc quan trọng vào bậc nhất là khôi
phục kinh tế. Trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo của Người, Đảng ta khẳng định:
“…vấn đề thực hiện thống nhất nước nhà trở thành một nhiệm vụ mấu chốt của
cuộc đấu tranh chính trị trong thời kỳ mới này” [19, tr.484].
Như vậy, quan điểm của Đảng ta: muốn thật sự củng cố miền Bắc phải
kiện toàn chế độ dân chủ mới và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, vấn đề khôi
phục, củng cố và phát triển kinh tế là quan trọng nhất, là cơ sở vật chất của chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, là cơ sở để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang,
là điều kiện không thể thiếu để chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất
nước nhà và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Củng cố miền Bắc và chiếu cố miền Nam có mối quan hệ chặt chẽ, không thể
tách rời.
1.1.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng kinh tế miền Bắc (1954 -1965)
Sau khi được hoàn toàn giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng miền Bắc
đã thực hiện các bước quá độ để đi lên chủ nghĩa xã hội. Khi đề cập về mối quan
hệ giữa cách mạng dân chủ tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa thời kỳ quá độ,
V.I. Lênin đã khẳng định: “…cuộc cách mạng thứ nhất chuyển thành cuộc cách
mạng thứ hai. Cuộc cách mạng thứ hai, nhân tiện, giải quyết luôn cả những vấn
đề của cuộc cách mạng thứ nhất” [43, tr.184].
Phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã chỉ ra
hai giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và giai đoạn cách mạng xã hội
chủ nghĩa có chỗ đan xen vào nhau chứ không tách rời. Nhiệm vụ của giai đoạn

10



sau phải là một phần ngay trong giai đoạn trước và có khi sang giai đoạn mới có
thể hoàn thành một nhiệm vụ nào đó mà giai đoạn trước chưa làm xong. Do vậy,
tại Hội nghị Bộ chính trị (9 - 1954) Đảng ta khẳng định: “Chia ruộng đất cho
nông dân, xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ phải là chính sách bất di
bất dịch của ta” [18, tr.297]. Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành trung ương
Đảng (3 - 1955) tiếp tục nhấn mạnh: “Để củng cố miền Bắc, trước hết cần hoàn
thành cải cách ruộng đất” [19, tr.135]. Để bảo đảm thực hiện thắng lợi chính
sách cải cách ruộng đất, Đảng ta đã đề ra đường lối giai cấp ở nông thôn, đó là:
dựa hẳn vào bần cố nông (kể cả trung nông mới), củng cố đoàn kết với trung
nông, liên hiệp với phú nông, đánh đổ giai cấp địa chủ. Thực hiện phân hoá giai
cấp địa chủ, chú trọng việc phân biệt đối xử với các hạng địa chủ, chiếu cố địa
chủ tham gia và ủng hộ kháng chiến một cách thích đáng.
Phương châm, sách lược trong cải cách ruộng đất, đã thể hiện sâu sắc về
quan điểm “Một mặt hết sức thoả mãn yêu cầu về kinh tế và chính trị của nông
dân để phát động nông dân và tranh thủ sự ủng hộ của nông dân. Mặt khác, lại
cần hết sức mở rộng mặt trận chống phong kiến và mặt trận dân tộc thống nhất,
đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết được, trung lập mọi lực lượng có thể
trung lập được để tranh thủ đa số, cô lập thiểu số, củng cố hoà bình, thực hiện
thống nhất”[18, tr.297].
Cùng với tiến hành cải cách ruộng đất, Đảng lãnh đạo tiến hành khắc phục
hậu quả của chiến tranh, khôi phục kinh tế. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8
(8-1955) đã chỉ ra: “..công tác cải cách ruộng đất vẫn là công tác trung tâm,
nhưng công tác khôi phục kinh tế là công tác rất trọng yếu” [19, 578]. Khôi phục
kinh tế không chỉ để nâng dần mức sống cho nhân dân miền Bắc, mà còn tập
trung cho thực hiện nhiệm vụ số một của cách mạng cả nước là độc lập và thống

11



nhất đất nước. Phương hướng của miền Bắc là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do
đó khôi phục kinh tế cũng phải nhằm tiến dần từng bước vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội.
Trong khôi phục kinh tế, thì khôi phục sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu, đặc biệt là sản xuất lương thực. Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương lần thứ 8 của Đảng (8-1955) đã chỉ ra: “Phải nhận thức đầy đủ
và sâu sắc về tính chất rất trọng yếu của sản xuất nông nghiệp đối với cả nền
kinh tế nước ta hiện nay và sau này. Phải khôi phục sản xuất nông nghiệp để giải
quyết vấn đề lương thực (trước mắt là cứu đói và phòng đói) làm cơ sở cho việc
khôi phục và phát triển công thương nghiệp. Phải khôi phục sản xuất nông
nghiệp và làm nghề phụ ở nông thôn để nâng cao mức sống của nông dân, do đó,
củng cố công nông liên minh” [19, tr.579]. Đồng thời, Đảng ta xác định: trước
hết là khôi phục sản xuất nông nghiệp kết hợp với cải cách ruộng đất, cuộc vận
động đổi công và hết sức coi trọng từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
cho nông nghiệp. Đảng chủ trương đẩy mạnh khôi phục tiểu, thủ công nghiệp,
công nghiệp: “Trên cơ sở sẵn có, khôi phục những ngành trên đây nhằm phục vụ
dân sinh và sản xuất của thành thị và nông thôn. Phải chú trọng thủ công nghiệp,
tiểu công nghiệp, đồng thời cố gắng về công nghiệp. Ra sức củng cố và tăng
cường không ngừng các xí nghiệp quốc doanh. Với sự giúp đỡ của các nước bạn,
xây dựng cơ sở mới về công nghiệp một cách vững chắc, chủ yếu nhằm phục vụ
dân sinh và sản xuất, đồng thời chú ý phục vụ quốc phòng” [19, tr.579].
Trong khôi phục và phát triển kinh tế, Đảng ta coi trọng phát triển thành
phần kinh tế quốc doanh, là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế quốc dân.. Đồng thời, Đảng ta coi trọng việc khôi phục và phát triển về
giao thông vận tải. Hội nghị Bộ chính trị tháng 9 -1954 đã nhấn mạnh: “Trong

12



thời kỳ này phục hồi các đường xe lửa, đường ô-tô, vận tải sông ngòi, bưu
điện,v.v. có ý nghĩa quan trọng nhất. Đó là điều kiện không thể thiếu trong việc
phát triển sản xuất, phồn thịnh kinh tế, làm cho việc giao lưu hàng hoá giữa
thành thị và thôn quê hoạt động” [18, tr.295].
Với chủ trương của Đảng: từng bước sử dụng, hạn chế và cải tạo thành
phần kinh tế tư bản tư doanh. Đảng đã vận động quần chúng công nhân đấu tranh
với các nhà công thương nghiệp tư bản tư doanh và bước đầu điều chỉnh công
thương nghiệp tư bản tư doanh, hướng dẫn họ chuyển sang phục vụ sản xuất và
đời sống của nhân dân.
Cùng với nhiệm vụ cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế, Đảng và Nhà
nước ta coi trọng việc phát triển văn hoá và giáo dục. Mạng lưới y tế phát triển,
sức khoẻ của nhân dân được bảo đảm hơn trước. Cuộc đấu tranh chống những
khuynh hướng tư tưởng tư sản và các hiện tượng tư tưởng, văn hoá lạc hậu được
đẩy mạnh, nền văn hoá mới từng bước được xây dựng.
Cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế thắng lợi, đã làm cho xã hội miền
Bắc có những biến đổi quan trọng: sản xuất nông nghiệp được khôi phục và phát
triển, nạn đói được đẩy lùi, tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định;
thành phần kinh tế quốc doanh không ngừng lớn mạnh, quốc phòng - an ninh
được củng cố một bước. Song nhìn chung, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế
có nhiều thành phần, trong đó kinh tế cá thể của nông dân và thợ thủ công, tiểu
thương tiểu chủ còn chiếm tỷ lệ lớn. Công nhân trong các xí nghiệp tư doanh
chưa được giải phóng khỏi áp bức bóc lột của giai cấp tư sản. Thực tiễn đó, đặt
ra yêu cầu phải tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa có qui mô lớn đối
với các thành phần kinh tế. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 14 (11-1958), đã chỉ ra: “Nền kinh tế nước ta phải phát triển theo con đường

13


xã hội chủ nghĩa; đó là yêu cầu của thực tế khách quan. Hiện nay nền kinh tế

quốc dân còn có nhiều thành phần, các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa
còn rộng lớn, việc cải tạo xã hội chủ nghĩa là một vấn đề then chốt của cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công
nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, dựa trên
cơ sở ấy mà phát huy mọi lực lượng tinh thần, vật chất và kỹ thuật để phát triển
sản xuất, phát triển kinh tế. Sản xuất được nâng cao sẽ thúc đẩy lại việc cải tạo
xã hội chủ nghĩa, thuyết phục được các tầng lớp, nhất là những người sản xuất
nhỏ đi theo chủ nghĩa xã hội”[22, tr.462-463].
Với nhiệm vụ cơ bản trên, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã vạch ra
phương hướng nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành kinh tế và các mặt công tác lớn
của Đảng trong ba năm (1958 -1960). Cụ thể: phong trào hợp tác hoá nông
nghiệp được Đảng ta xác định là khâu chính để thúc đẩy toàn bộ công cuộc cải
tạo, với mục đích chính là tổ chức nông dân đi vào con đường hợp tác hoá để
đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, khắc phục nghèo nàn và lạc hậu. Đây là
cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để, là cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ nông
dân, nhằm tạo ra sự chuyển biến nhảy vọt từ người nông dân sản xuất nhỏ cá thể
thành người nông dân tập thể xã hội chủ nghĩa. Trong tác phẩm “Bàn về chế độ
hợp tác xã”, V.I.Lênin đã chỉ ra ý nghĩa to lớn của hợp tác xã đó là: “…về
phương diện bước quá độ sang một chế độ mới, bằng con đường giản đơn nhất,
dễ tiếp thu nhất đối với nông dân” [44, tr.422].
Tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp, quan điểm của Đảng ta là không chờ
cơ giới hoá nông nghiệp rồi mới tập thể hoá, mà chủ trương hợp tác hoá nông
nghiệp kết hợp chặt chẽ với cải tiến kỹ thuật và phát triển sản xuất; hợp tác hoá
đi đôi với thuỷ lợi hoá và tổ chức lại sản xuất. Thực hiện chủ trương trên, Đảng

14


xác định phương châm tiến hành: tích cực lãnh đạo, vững bước tiến lên, qui
hoạch về mọi mặt, sát với từng vùng, làm tốt, vững và gọn. Đồng thời, Đảng đề

ra ba nguyên tắc xây dựng hợp tác xã, đó là: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý
dân chủ.
Đối với giai cấp tư sản, Đảng chủ trương ban hành chính sách thuế, ra luật
cấm đầu cơ tích trữ, quản lý thị trường, cắt đứt sự chi phối của giai cấp tư sản
với nông dân, đưa họ vào con đường làm ăn chính đáng. Giai cấp tư sản dân tộc
nhỏ yếu, đã từng là bạn đồng minh của giai cấp công nhân trong cách mạng dân
tộc dân chủ và họ có khả năng tiếp thu cải tạo xã hội chủ nghĩa. Do vậy, Đảng
chủ trương: “tiến hành cải tạo hoà bình công thương nghiệp tư bản tư doanh”,
“Nội dung việc cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh là một cuộc đấu tranh giai
cấp, nhằm dần dần biến kinh tế tư bản chủ nghĩa thành kinh tế xã hội chủ nghĩa,
biến người tư sản thành người lao động” [22, tr.484]. Đi đôi với cải tạo kinh tế tư
bản tư doanh, Đảng chủ trương phát triển mạnh kinh tế quốc doanh, nhất là công
nghiệp quốc doanh.
Đến đầu năm 1957, thủ công nghiệp có 15 vạn cơ sở sản xuất. Song, sản
xuất thủ công nghiệp không ổn định, lại phân tán, vốn ít, kỹ thuật lạc hậu, kinh
doanh theo thị trường tự do, tính tư hữu, bảo thủ còn nặng, sản xuất phụ thuộc
vào nông nghiệp và thương nghiệp tư doanh. Do vậy, Đảng chủ trương: “Đối với
những người lao động thủ công nghiệp, phải tăng cường giáo dục tư tưởng xã hội
chủ nghĩa, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị của họ, giúp đỡ họ về mặt nguyên
liệu, tiêu thụ sản phẩm, vốn, kỹ thuật, hết sức khuyến khích họ tự tổ chức lại.
Đặc biệt đối với các tập đoàn sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp của
anh chị em miền Nam, cần chú trọng giúp đỡ kiện toàn lãnh đạo, chấn chỉnh tổ
chức để xây dựng thành những hợp tác xã sản xuất kiểu mẫu” [22, tr.483]. Đồng

15


thời, Đảng xác định việc tổ chức hợp tác xã phải dựa trên nguyên tắc: tự nguyện,
cùng có lợi, quản lý dân chủ; thực hiện theo phương châm: tích cực nhưng thận
trọng, tiến bước vững chắc, có lãnh đạo chặt chẽ, tránh nóng vội hấp tấp, phát

triển phải đi đôi với củng cố, hết sức tránh buông lỏng để cho phong trào tự phát.
Xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nhỏ,
nên lớp người buôn bán nhỏ làm công việc lưu thông hàng hoá từ thành thị đến
nông thôn khá đông bằng 1,3% dân số miền Bắc. Họ là những người lao động,
là bạn đồng minh gần gũi của giai cấp công nhân, nhưng mặt khác họ là những
người tư hữu, chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng hám lợi và lối kinh doanh tư bản
chủ nghĩa. Đảng chủ trương: chuyển phần lớn những người làm nghề buôn bán
nhỏ sang sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp hoặc trở về nông thôn sản xuất
nông nghiệp. Một số người được đưa vào mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ
nghĩa, một số được đưa vào các tổ hợp tác mua, bán chung dưới sự chỉ đạo và
quản lý của Nhà nước. Đồng thời, chúng ta phát triển mạnh mạng lưới thương
nghiệp, làm tốt công tác quản lý lao động tại cơ sở sản xuất, công tác tổ chức đời
sống, tăng cường công tác quản lý thị trường.
Sau ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế quốc doanh, đã
bước đầu tạo ra cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tất cả các ngành
kinh tế đều tiến lên với nhịp độ nhanh. Cách mạng tư tưởng và văn hoá phát triển
mạnh và thu được những thành tựu quan trọng. Thắng lợi trên, tạo ra những điều
kiện thuận lợi cho miền Bắc tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế trong giai
đoạn mới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960), dựa trên cơ sở
lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn đòi hỏi của cách mạng Việt Nam,
đã chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ

16


nghĩa xã hội, trong đó lấy xây dựng là chính, nhằm phục vụ: "…công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nước ta. Thực
hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng cơ sở vật chất và kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cơ bản cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi.

Điểm mấu chốt trong công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng.” [24, tr.544]. Đại hội đã phân tích và làm rõ mối quan hệ giữa công
nghiệp và nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa: "…ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển
nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư
tưởng, văn hoá và kỹ thuật; biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có
công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học tiên tiến" [24,
tr.559]. Trên cơ sở đường lối chung, Đại hội đã đề ra kế hoạch phát triển kinh tế
5 năm lần thứ nhất (1961-1965), với mục tiêu: "…ra sức phấn đấu để thực hiện
một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất
và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa,
làm cho kinh tế miền Bắc nước ta thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa" [24,
tr.566]. Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ III, từ năm
1961 nhân dân ta đã nỗ lực phấn đấu triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất nhằm thực hiện năm mục tiêu cơ bản:
- Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng, phát triển nông nghiệp toàn diện, phát triển
công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, tăng cường
thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã.
- Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ
công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư

17


doanh, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, tăng cường mối
quan hệ giữa sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, mở rộng quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ xây dựng kinh tế và công nhân lành nghề, nâng cao năng lực quản

lý kinh tế của cán bộ, công nhân và nhân dân lao động; xúc tiến công tác khoa
học và kỹ thuật, xúc tiến thăm dò tài nguyên tự nhiên và tiến hành điều tra cơ
bản, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và văn hoá xã hội chủ nghĩa.
- Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao
động, làm cho nhân dân ta được ăn no, mặc ấm, tăng thêm sức khoẻ, có thêm
nhà ở và được học tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời
sống mới ở nông thôn và thành thị.
- Đi đôi và kết hợp với phát triển kinh tế, cần ra sức củng cố quốc phòng,
tăng cường trật tự an ninh, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc.
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Đảng đã kịp thời chỉ đạo tổ chức
thực hiện từng bước với tinh thần khẩn trương, tích cực. Hội nghị Trung ương
lần thứ 5 của Đảng (7 - 1961) bàn về nông nghiệp đã xác định: lấy giải quyết
lương thực làm trọng tâm, để làm tròn nhiệm vụ làm cơ sở thực hiện công nghiệp
hoá xã hội chủ nghĩa. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (4 - 1963), tiến hành sơ
kết nửa chặng đường thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đồng thời làm sâu
sắc thêm đường lối, bước đi, tốc độ của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, giải
quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, quan hệ giữa công nghiệp và nông
nghiệp, quan hệ giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, về tích luỹ và đầu
tư xây dựng cơ bản.

18


Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, về nông nghiệp đã xuất hiện hàng ngàn
hợp tác xã tiên tiến, sản xuất phát triển mạnh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng
cường, thực hiện có kết quả phân công lao động mới, quyết tâm đuổi và vượt
hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình). Trong công nghiệp, hàng trăm xí nghiệp,
công trường, nhà máy thi đua với nhà máy Duyên Hải, phát huy sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Phong trào thi đua giành cờ “Ba nhất” trong

quân đội, phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong giáo dục… Những phong trào
trên, đã thể hiện rõ ý chí và quyết tâm của Đảng và nhân dân miền Bắc trong xây
dựng, phát triển kinh tế. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất mặc dù không thực hiện
được hết thời gian, do đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
bằng không quân và hải quân (8 - 1964). Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với
tinh thần cần cù, dũng cảm của nhân dân, thắng lợi giành được trên các lĩnh vực,
đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế là rất to lớn.
1.1.3. Những thành tựu và khuyết điểm trong công cuộc khôi phục và
cải tạo, phát triển kinh tế miền Bắc (1954 - 1965)
Những thành tựu:
Qua mười năm tiến hành khôi phục, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền
kinh tế quốc dân và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965), kinh tế miền Bắc đã giành được những thành tựu quan trọng trên
các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,…
Về sản xuất nông nghiệp, giành được nhiều thành tựu quan trọng: năm
1957, sản lượng lúa đạt 3,9 triệu tấn (so với 2,4 triệu tấn năm 1939), năm 1959
lại được mùa nên sản lượng lúa tăng nhiều. Từ năm 1961-1965, giá trị tổng sản
lượng nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 4,1%. Qua phong trào thâm canh,
đã xuất hiện những điển hình tiên tiến: năm 1965 có 1 huyện và 125 hợp tác xã

19


đạt năng xuất bình quân cả năm 5 tấn/ha trở lên. Cơ sở vật chất kỹ thuật được
tăng cường: 33 công trình thuỷ lợi lớn, 1.500 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ đã
được khôi phục và xây dựng, bảo đảm tưới tiêu cho 50 vạn ha diện tích gieo
trồng, xây dựng được 3139 cơ sở cơ khí nhỏ, 7 trạm và 32 đội máy kéo. Năm
1965, có 88,8% số hộ nông dân vào hợp tác xã, trong đó 71,7% số hộ vào hợp
tác xã bậc cao. Tình hình nông thôn có chuyển biến lớn.
Về sản xuất công nghiệp, năm 1957 sản xuất công nghiệp được khôi phục

bằng mức năm 1939. Trong ba năm tiếp theo (1958-1960), công nghiệp tiếp tục
phát triển. Đến năm 1960, miền Bắc có 1.012 xí nghiệp, 2.760 hợp tác xã tiểu
thủ công nghiệp, thu hút trên 50 vạn công nhân và lao động, làm ra được 32,7%
tổng sản phẩm xã hội. Tốc độ phát triển công nghiệp bình quân hàng năm của
thời kỳ 1955-1960 là 36,9%. Tốc độ phát triển công nghiệp thời kỳ 1961-1965 là
13,6% bình quân mỗi năm. Một số cơ sở công nghiệp nặng như điện, cơ khí,
luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng… đã hình thành và phát triển nhanh. Đến
năm 1965, chúng ta đã xây dựng được 1.132 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh,
một số khu công nghiệp hình thành: Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên,
Vinh, Hồng Quảng. Công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm cũng
có bước phát triển quan trọng. Năm 1965, các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp
doanh cùng với hàng vạn cơ sở thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã cung
cấp cho nhân dân ta 90% hàng hoá tiêu dùng thông thường. Đến năm 1965, miền
Bắc có 65 vạn công nhân, lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong
đó có 2.615 người có trình độ đại học và trên đại học, 11.600 cán bộ có trình độ
trung cấp.
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, đến năm 1957 phổ biến là tổ đổi công. Hội
nghị Trung ương lần thứ 8 (8 - 1955), Đảng chủ trương xây dựng thí điểm hợp

20


tác xã. Cuối năm 1955 có 6 hợp tác xã , tháng 10 - 1957 có 42 hợp tác xã thí
điểm. Trong thời gian này, Đảng ta sơ kết, rút ra kết luận: sản xuất hợp tác xã
chưa hơn hẳn tổ đổi công, so với trung nông thì còn kém. Do vậy, tại Hội nghị
Trung ương lần thứ 14, Đảng đã đề ra kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) với nội
dung chủ yếu là đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, khâu chính là cải tạo nông
nghiệp. Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (4 - 1959), thông qua hai nghị quyết
quan trọng về hợp tác hoá nông nghiệp, về cải tạo công thương nghiệp tư bản
chủ nghĩa. Vì vậy, công cuộc hợp tác hoá được đẩy mạnh. Cuối năm 1958, miền

Bắc có 4.723 hợp tác xã và chỉ trong hai năm 1959 - 1960 công cuộc hợp tác hoá
đã cơ bản hoàn thành. Năm 1960, đã thành lập 41.400 hợp tác xã, thu hút 85,8%
tổng số hộ. Đối với tiểu thủ công nghiệp, năm 1960 đã thu hút 20 vạn lao động
vào làm ăn tập thể dưới các hình thức hợp tác khác nhau. Đến cuối năm 1960,
100% hộ tư sản công nghiệp và 97,2% hộ tư sản thương nghiệp được cải tạo.
Về thương nghiệp, giá cả: tháng 9 - 1954, Bộ chính trị đề ra chủ trương
điều chỉnh giá cả giữa hai vùng (vùng tự do và vùng trước kia bị địch tạm chiếm)
thành một hệ thống giá duy nhất. Với chủ trương trên, chính phủ đã chỉ đạo hình
thành giá chuẩn 6 mặt hàng thiết yếu làm cơ sở định ra nhiều hàng hoá khác
(gạo: 0,4đồng/1kg; vải bông: 1,7 đồng/mét; thịt lợn: 3 đồng/kg;…). Đồng thời,
Đảng và Nhà nước cũng có biện pháp bình ổn vật giá. Nhà nước thi hành chế độ
cung cấp lương thực cho công nhân, viên chức, quân đội. Trong kế hoạch 5 năm
(1961 - 1965), nhìn chung tình hình giá ổn định, có điều chỉnh nhưng không lớn,
nhịp độ tăng giá bình quân mỗi năm là 3,8%.
Về lưu thông phân phối, năm 1955 tổng mức hàng hoá bán lẻ thị trường có
tổ chức chỉ chiếm 18,2%, thị trường không có tổ chức là 81,8%, đến năm 1960 là
80,1% và 19,9%. Năm 1960, các mặt hàng nhà nước cung cấp cho cán bộ, công
nhân viên chiếm 65,4% tổng số chi của gia đình. Thương nghiệp xã hội chủ

21


×