Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN THCS biện pháp huy động học sinh bỏ học ra lớp và duy trì sĩ số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 10 trang )

I ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Thế nhưng trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học diễn ra
phổ biến khắp cả nước, việc học sinh bỏ học chủ yếu tập trung ở những vùng
còn khó khăn, vùng nông thôn, nơi điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển.
Theo thống kê của Bộ Giao Dục và Đào Tạo về vấn đề học sinh bỏ học ở
năm 2011 trong cả nước là 0,43%. Từ con số trên khi nhìn vào khiến ta không
khỏi băn khoăn, trăn trở và đặt ra hàng loạt câu hỏi. Nguyên nhân nào làm cho tỉ
lệ học sinh bỏ học cao như vậy ? Chúng ta đã có nhiều biện pháp nhằm giảm tỉ
lệ học sinh bỏ học nhưng tình trạng này vẫn còn ở mức độ cao. Liệu những biện
pháp đó có hiệu quả không ? Có còn biện pháp nào giúp ngăn chặn, đẩy lùi tình
trạng học sinh bỏ học hiệu quả hơn không ?
Với tư cách là một giáo viên giảng dạy ở vùng nông thôn, đại đa số các
em xuất thân từ gia đình thuần nông. Bản thân tôi nhiều năm làm công tác chủ
nhiệm nên tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp “Biện pháp huy động học sinh
bỏ học ra lớp và duy trì sĩ số”. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên
cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Trong đề tài này tôi sẽ đi sâu, phân tích, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng học sinh bỏ học, qua đó tìm ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu
tình trạng học sinh bỏ học trong thời gian đến.
3. Đối tượng nghiên cứu
Là toàn bộ học sinh trường THCS Phạm Văn Đồng thuộc địa phận xã
Hòa Nhơn, Huyện Hòa Vang –Thành phố Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm bằng
cách thu thập thông tin thông qua trao đổi với các thầy, cô chủ nhiệm cũ, các giáo
viên bộ môn, các em học sinh. Ngoài ra tôi còn quan sát, tiếp cận với các em để nắm
bắt tâm lí học sinh thông qua thái độ, cử chỉ, hành động của các em.
II NỘI DUNG


1. Cơ sở lí luận
Trong sự phát triển như vũ bão của xã hội ngày nay đòi hỏi mỗi con người
phải tự trang bị cho mình một khối lượng kiến thức vững chắc, nhạy bén, luôn
tạo cho mình cơ hội để hòa nhập và phát triển, có như vậy thì mới có thể theo
kịp thời đại. Bên cạnh đó sự phát triển của mỗi quốc gia cũng thể hiện qua trình
độ học thức, năng lực làm việc của mỗi công dân ở quốc gia đó. Vì thế, Đảng ta


đã đề ra chiến lược phát triển của đất nước đó là lấy giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu. Để thực hiện được chiến lược đó, trong những năm gần đây Bộ
Giao Dục và Đào Tạo đã phát động nhiều phong trào như: “Mỗi thầy, cô là tấm
gương tự học và sáng tạo”, hoặc cuộc vận động “ Hai không” với bốn nội dung
“ Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà
giáo và việc nhồi nhầm lớp” đã tạo được những chuyển biến tích cực trong xã
hội. Thế nhưng, bên cạnh những cái đạt được thì tình trạng học sinh bỏ học vẫn
còn tiếp diễn ở trường THCS Phạm Văn Đồng. Liệu rằng bộ phận các em bỏ
học này rồi tương lai sẽ như thế nào? Tương lai đất nước sẽ ra sao? Các em phải
làm gì để sinh sống trong ngày mai, khi mà xã hội không ngừng phát triển, đòi
hỏi phải có kiến thức và năng lực làm việc, mà bản năng sinh tồn buộc con
người phải tồn tại bằng mọi cách. Có phải chăng các em sẽ đi vào con đường
phạm pháp, điều đó cũng có nghĩa xã hội phải chịu thêm áp lực về các tệ nạn mà
các em sẽ gây ra. Đây chính là vấn đề nhức nhối và lo âu của xã hội nói chung
và ngành giáo dục nói riêng.
2. Thực trạng
a) Thuận lợi
- Đội ngũ giáo viên có trình độ, yêu nghề, nhiều giáo viên có thời gian
công tác lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục.
- Sự quan tâm giúp đở của các cấp lãnh đạo ở địa phương, các ban ngành,
đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường.
- Đa số các em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, lễ phép với thầy cô và

có chí vượt khó trong học tập.
b) Khó khăn.
- Đây là địa bàn trãi rộng lại luôn bị ngập nước trong mùa mưa bão, đồng
thời các em ở phân tán nhiều khu vực.
- Điều kiện kinh tế của vùng còn nhiều khó khăn, chủ yếu sinh sống bằng
nghề nông.
- Sự quan tâm của giáo viên với các học sinh yếu chưa nhiều.
Vì thế số học sinh bỏ học ở các trường trong khu vực còn chiếm tỉ lệ khá
cao nên khó khăn trong việc quản lí và duy trì sỉ số.
3. Nguyên nhân và giải pháp
a) Nguyên nhân
- Nhu cầu cuộc sống ngày nay đòi hỏi mọi người phải tận dụng tối đa
thời gian để làm việc, vì thế việc theo dõi tình hình học tập của con em mình
không được thường xuyên của các bậc phụ huynh đôi lúc còn lơ là, xem nhẹ.
Đây là điều kiện tạo cho các em có cơ hội tiếp xúc, đam mê với các trò chơi


vô bổ, sao nhãng việc học hành, dẫn đến không theo kịp chương trình, đâm ra
chán học rồi dẫn đến bỏ học.

Bỏ học chơi trò
chơi điện tử
- Một số các em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, nhà đông con
không đủ điều kiện để tiếp tục đến trường, vì thế mà các em phải nghỉ học nữa
chừng để phụ giúp cha mẹ và chăm các em.

Em phải bỏ học giữa chừng để phụ giúp gia đình vì hoàn cảnh khó khăn
- Bên cạnh đó thì còn có một số em có trường hợp đáng thương hơn đó là

các em mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ đang phải nương tựa bà con mà

sống. Hay cũng có những em nằm trong trường hợp cha mẹ li hôn, các em thiếu
thốn tình thương, thiếu sự quan tâm, lo lắng và chăm sóc dẫn đến các em hay mặc
cảm, né tránh, không muốn đến nơi đông người như trường học, vì thế mà việc học
của các em bị đứt đoạn.
Mồ côi cha nên em phải bỏ học giữa
chừng để phụ giúp gia đình


- Có những em được sinh trong
một gia đình đầy đủ cả tinh thần lẫn
vật chất, các em được sự nuông chiều
của cha mẹ nên chỉ lo đua đòi, ăn
chơi với bạn bè mà không chăm lo
học tập, để rồi kết quả học tập kém
đâm ra chán nản, bỏ học.
Học sinh đua đòi, ăn chơi với bạn bè
dẫn đến bỏ học

- Cũng có một số em do nhiều yếu tố mà các em rất khó khăn trong việc
tiếp thu bài, hay nói cách khác là các em không thể nào học được. Cho nên dẫn
đến kết quả học lực yếu, kém, chán nản các em bỏ học.

Tiếp thu bài yếu dẫn đến kết
quả học tập kém

- Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: các em chưa có ý thức học tập,
lười biếng, ham chơi, thích đi lao động để kiếm tiền……


b) Giải pháp

- Việc bỏ học của các em có rất nhiều nguyên nhân cho nên để huy động
các em ra lớp, chúng ta cần phải xác định nguyên nhân bỏ học cụ thể của từng
em để có biện pháp thích hợp vận động các em ra lớp.
- Đối với nguyên nhân thứ nhất : Giáo viên chủ nhiệm nên gặp trực tiếp
phụ huynh học sinh trao đổi để họ thấy được tầm quan trọng của việc học, từ đó
cùng kết hợp với nhà trường quản lí, nhắc nhở, đôn đốc các em trong việc học
tập, nhất là thời gian học ở nhà. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm thường
xuyên kiểm tra bài vở, việc chuyên cần của các em ở đầu giờ mỗi buổi học của
các em, quán triệt không cho các em tiếp tục theo đuổi những trò chơi vô bổ,
chú tâm hơn trong việc học tập.
- Đối với nguyên nhân thứ hai: Là giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh
nằm trong hoàn cảnh đặc biệt này, tôi cố gắng vận động các nguồn quỹ từ trong
và ngoài nhà trường, kêu gọi những tấm lòng vàng và bản thân giúp đở các em
một phần nào về vật chất để giải quyết những khó khăn nhất thời , tạo điều kiện
cho các em được tiếp tục đến trường theo đuổi ước mơ và nguyện vọng của
mình. Để làm được điều này phải cần có sự chung tay, góp sức của các ban
ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền , nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục ở xã
nhà, đáp ứng mục tiêu xã hội hóa giáo dục.
- Đối với nguyên nhân thứ ba: Trong hoàn cảnh này thì người giáo viên
chủ nhiệm không chỉ là người thầy, người cô mà còn phải thật sự là người thân
thiết của các em, luôn gần gũi, chia sẽ, lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em,
giúp các em cả tinh thần lẫn vật chất. Bằng nhiều biện pháp huy động, kêu
gọi… để bù đắp nỗi mất mát, thiếu thốn mà các em đã bất hạnh gánh lấy. Từ đó
tiếp thêm sức mạnh, vào cuộc sống để các em có thể vượt qua những hụt hẫng
trong cuộc đời vững bước trên con đường học vấn của mình.
- Đối với nguyên nhân thứ tư: giáo viên chủ nhiệm cùng với gia đình học
sinh tăng cường việc quản lí các em ngoài giờ học, tách rời các em với nhóm
bạn hư hỏng mà em thường giao lưu, phân công cán bộ lớp có năng lực giúp đỡ
các em đó trong giờ học cũng như khi vui chơi, tạo môi trường thân thiện và
hứng thú trong học tập, giúp các em ham thích đến trường.

- Đối với nguyên nhân thứ năm: nhà trường nên có kế hoạch cùng giáo
viên bộ môn tổ chức phụ đạo cho các em để các em có thể theo kịp chương
trình, lấp đầy những lổ hỗng kiến thức trước đây, có được như vậy các em mới
dám tự tin đến trường và ham mê học tập


Các nguyên nhân còn lại tùy từng trường hợp mà chúng ta có những biện
pháp cụ thể để đem lại hiệu quả cao hơn trong cuộc vận động, ngăn chặn, đẩy lùi
tình trạng học sinh bỏ học.
4. Kết quả đạt được
- Sau những năm áp dụng các biện pháp quản lí học sinh nêu trên, tôi đã
đảm bảo được sĩ số học sinh trong lớp mình. Trong những năm khó khăn vì có
nhiều học sinh bỏ học, tôi đã vận động các em ra lớp bằng các phương pháp đó,
điển hình như năm học 2011-2012, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 8/4, lớp
tôi có 2 em bỏ học:
+ Em Phạm Văn Siêng bỏ học vì ham chơi, bê tha việc học, vi phạm nội
quy trường, lớp làm thầy, cô phiền hà và cuối cùng em đã bỏ học. Tôi đã gặp
gở, trao đổi, động viên, cảm hóa em, giúp em thấy được điều đúng, sai, vận
động em quay lại lớp học. Hiện nay em đang là học sinh có chiêù hướng phát
triển tốt, đạt thành tích cao trong học tập. Đến năm học 2013 – 2014 em đã tốt
nghiệp THCS và đang học lớp 10/3 trường THPT Ông Ích Khiêm năm học
2014 – 2015.

+ Em Trần Văn Lộc: do nặng việc gia đình nên em bỏ học nhiều ngày dẫn
đến em không theo kịp chương trình, lổ hổng kiến thức trong em ngày càng lớn,
em trở nên chán nản học hành rồi cuối cùng bỏ học. Bản thân là giáo viên chủ
nhiệm tôi đã trao đổi với phụ huynh tạo điều kiện về mặt thời gian để em có thể
đến lớp đồng thời phân công các em học sinh khá, giỏi trong lớp giúp em bổ
sung kiến thức đã hỏng. Trong trường nếu có các chương trình tài trợ, giúp đở
các học sinh khó khăn, tôi thường ưu ái dành cho em, để em có thẻ vượt qua khó

khăn về vật chất và trở lại lớp học. Đến năm học 2013 – 2014 em đã tốt nghiệp
THCS và hiện đang theo học nghề.


- Năm học 2012 – 2013, 2013 – 2014, 2014 – 2015 bản thân luôn được nhà
trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp và với những việc làm như trong
đề tài này bản thân luôn thực hiện tốt công tác huy động học sinh bỏ học ra lớp
và duy trì sĩ số, không có học sinh nào của lớp tôi chủ nhiệm bỏ học trong nhiều
năm qua.
- Bên cạnh thành tích của bản thân cũng đã góp phần cùng nhà trường thực
hiện hiệu quả Chỉ thị 24-CT/TU Đà Nẵng và Nghị quyết 06/HU Hòa Vang năm
học 2012 – 2013 Trường THCS Phạm Văn Đồng được Sở GD&ĐT Thành phố
Đà Nẵng tặng Giấy khen có thành tích xuất sắc trong việc giúp đỡ, ngăn ngừa
học sinh bỏ học năm học 2012 – 2013 theo Quyết định 3882/QĐ-SGDĐT ngày
11 tháng 11 năm 2013 của Giám đốc Sở GD&ĐT.
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả thu được sau nhiều năm thực hiện phương pháp này thì tỉ lệ
học sinh bỏ học trong lớp tôi chủ nhiệm đã giảm và sĩ số học sinh trong trường
cũng được duy trì. Tôi thiết nghỉ, việc huy động học sinh ra lớp để đản bảo sĩ số
là việc làm của nhiều ban ngành, đoàn thể, trong đó nhà trường và giáo viên chủ
nhiệm đóng vai trò nòng cốt. Bên cạnh đó chúng ta nên tìm hiểu rõ nguyên nhân
bỏ học cụ thể của từng trường hợp để có biện pháp sát thực nhằm ngăn chặn,
đẩy lùi tình trạng , nguy cơ bỏ học của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục mà
Đảng đã đề ra.
2. Kiến nghị
-Để thực hiện tốt hơn nữa công tác huy động học sinh bỏ học ra lớp và duy
trì sĩ số theo tôi cần một số biện pháp sau:
a) Đối với tổ chủ nhiệm
Có sự liên kết thống nhất với nhau trong việc giáo dục các em, luôn thông

báo với nhau về những khuyết điểm của các em nhằm kịp thời chấn chỉnh và có
biện pháp giúp các em tránh tình trạng bỏ học.
b) Đối với nhà trường
Tổ chức các lớp phụ đạo cho học sinh yếu nhằm bù đắp lổ hổng kiến thức
cho các em, giúp các em đuổi kịp chương trình, tạo hứng thú trong học tập cho
các em. Xây dựng trường học thân thiện, đảm bảo mỗi ngày đến lớp là một ngày
vui. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi nhằm thu hút các em, tránh tình
trạng các em tham những trò chơi vô bổ.
c) Đối với chính quyền, đoàn thể địa phương


Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, quản lí thật tốt các điểm vui
chơi không lành mạnh. Cùng chung tay với nhà trường xây dựng cổng trường
bình yên, giúp đở về tinh thần và vật chất cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Sơ kết, tổng kết của nhà trường THCS Phạm Văn Đồng.
2. Thông tư, công văn của BGD& ĐT về việc xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực.


TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHẠM VĂN ĐỒNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2014 – 2015
Tên đề tài : “Biện pháp huy động học sinh bỏ học ra lớp và duy trì sĩ số”
Họ và tên tác giả
: NGUYỄN THỊ MỸ THANH
Chức vụ
: Giáo viên
Bộ phận công tác
: Tổ Sử- Địa
TỔ CHUYÊN MÔN
Nhận xét:
……………………………………….
.............................................................
……………………………………….
.............................................................
Xếp loại:………….
Ngày ….tháng….năm 20…
Tổ trưởng

HỘI ĐỒNG KH, SKKN TRƯỜNG
Nhận xét:
………….…………………………….
.............................................................
……………………………………….
.............................................................
Xếp loại:………….
Ngày ….tháng….năm 20…
Hiệu trưởng

Nhận xét và xếp loại của Phòng GD&ĐT huyện Hòa Vang
Nhận xét:

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Xếp loại đề tài:……………………………………………………..
Hòa Vang, ngày… tháng…… năm 20…
TRƯỞNG PHÒNG


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA VANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHẠM VĂN ĐỒNG

Tên đề tài Sáng kiến kinh nghiệm
BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG HỌC SINH BỎ HỌC RA LỚP
VÀ DUY TRÌ SĨ SỐ
Năm học 2014-2015

Họ và tên : NGUYỄN THỊ MỸ THANH
Chức vụ : Giáo viên
Nhiệm vụ được phân công: Chủ nhiệm lớp 7/3
Giảng dạy Môn Lịch sử, Địa lí



×