Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1954 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.88 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo sự
nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1954 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI, 2008


Mục lục
Trang
Mở đầu

3

Chương 1 Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển GDPT từ

8

năm 1954 đến 1960

1.1. Vài nét về GDPT Thanh Hoá trước năm 1954
1.2. Đường lối của Đảng và chủ trương phát triển GDPT

8
15


của Đảng bộ Thanh Hoá
1.3. Quá trình tổ chức thực hiện
Chương 2 Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển GDPT trong

22
35

kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960-1965)

2.1. Chủ trương phát triển GDPT của Đảng bộ Thanh

35

Hoá
2.2. Quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện
Chương 3 Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá tiếp tục lãnh đạo phát triển

41
55

GDPT từ năm 1965 đến 1975

3.1. Chủ trương chuyển hướng phát triển GDPT thời

55

chiến của Đảng
3.2. Quá trình tổ chức thực hiện

64


Kết luận

84

Tài liệu tham khảo

90

Phụ lục

103


BẢNG CHÚ THÍCH CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BCH:

Ban chấp hành

GDPT:

Giáo dục phổ thông

HTX:

Hợp tác xã

HĐND:

Hội đồng nhân dân


LLSX:

Lực lượng sản xuất

Nxb:

Nhà xuất bản

NVQS:

Nghĩa vụ quân sự

QHSX:

Quan hệ sản xuất

PCGD:

Phổ cập giáo dục

UBHC:

Uỷ ban hành chính

UBHCKC:

Uỷ ban hành chính kháng chiến

VNDCCH:


Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp giáo dục-đào tạo nói chung và GDPT nói riêng có một vai trò vô
cùng quan trọng đối với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước. Đảng ta đã xác định giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân
tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội vì một Việt Nam dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Chính phủ, trong những năm gần
đây, giáo dục Thanh Hoá đã dành được nhiều thành tựu to lớn góp phần đổi mới sự
nghiệp giáo dục-đào tạo và phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Cơ sở nền tảng của những thành tựu giáo dục đó là truyền thống hiếu học từ
ngàn xưa trên mảnh đất này được Đảng bộ Thanh Hoá phát huy cao độ trong mỗi
thời kỳ cách mạng, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục đào tạo con người mới.
Vì vậy, nhìn lại những chủ trương, quá trình lãnh đạo xây dựng, phát triển
giáo dục của Đảng bộ Thanh Hoá ở địa phương trong 20 năm đầu xây dựng miền
Bắc (1954-1975) là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần vào
việc nghiên cứu lịch sử phát triển giáo dục Thanh Hoá, rút ra những bài học kinh
nghiệm quý báu cho quá trình phát triển nền giáo dục Thanh Hoá hiện nay.
Từ nhận thức đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh
đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông thời kỳ 1954-1975” làm luận văn thạc sĩ sử học
chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề giáo dục-đào tạo nói chung và GDPT nói riêng đã và đang được xã
hội quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Các công trình nghiên cứu về giáo dục Thanh
Hoá được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau:


Cuốn “50 năm giáo dục và đào tạo Thanh Hoá (1945-1995), sự kiện và
thành tựu” (1995), Nxb Thanh Hoá do tập thể những người làm công tác giáo dục
ở địa phương biên soạn nhân dịp kỷ niệm 50 năm giáo dục và đào tạo Thanh Hoá.
Cuốn sách đã nhìn lại những sự kiện và thành tựu chính của nền giáo dục Thanh
Hoá trong suốt nửa thế kỷ qua, đồng thời phác hoạ về hướng phát triển của 15 năm
tiếp theo.
Cuốn “Danh sĩ Thanh Hoá và việc học thời xưa” (1995) do Trần Văn Thịnh
chủ biên, Nxb Thanh Hoá, tuy chưa phải là viết riêng về lĩnh vực giáo dục nhưng
cũng đã đề cập đến vai trò của tài năng và việc bồi dưỡng tài năng nhằm chuẩn bị
cho Thanh Hoá trong thời kỳ mới.
Cuốn “60 năm Collège de Lam Sơn - Đào Duy Từ - Lam Sơn 1931-1991”
(1991) do tập thể những người trực tiếp làm công tác giáo dục ở Trường PTTH
Lam Sơn biên soạn nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường với nội dung
chủ yếu là phản ánh quá trình hình thành và phát triển của trường Lam Sơn; các
thành tựu cơ bản của trường.
Như vậy, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và chi
tiết về đường lối và chủ trương phát triển giáo dục-đào tạo cũng như GDPT của
Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hoá. Vì vậy, đây là một vấn đề cần được đi
sâu nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
- Tìm hiểu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đối với vấn đề
GDPT qua việc chấp hành chủ trương, chính sách GDPT của Đảng đề ra.
- Tìm hiểu quá trình triển khai, tổ chức thực hiện những chủ trương, chính
sách đó và những kết quả đạt được qua các giai đoạn phát triển.



- Đánh giá những thành tựu và hạn chế, bước đầu rút ra những bài học kinh
nghiệm phục vụ cho công cuộc phát triển GDPT của tỉnh trong những thời kỳ tiếp
theo.
Nhiệm vụ:
- Tập hợp những tư liệu lịch sử có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng và
Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, cũng như quá trình chỉ đạo thực hiện của chính quyền
tỉnh và các Sở, Ban, Ngành liên quan. Từ đó làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Thanh Hoá đối với ngành GDPT địa phương.
- Hệ thống hoá và trình bày những tư liệu đó qua các giai đoạn phát triển gắn
liền với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể. Từ đó, thấy được ngành GDPT Thanh
Hoá đã thực hiện những nhiệm vụ cụ thể phù hợp với tình hình cách mạng (trong
thời bình cũng như thời chiến).
- Phân tích những chủ trương, biện pháp và quá trình tổ chức thực hiện
những chủ trương về giáo dục phổ thông của tỉnh trong thời kỳ 1954-1975.
- Rút ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế trong quá trình thực hiện,
đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và Chính quyền
tỉnh Thanh Hoá đối với yêu cầu phát triển của GDPT trên địa bàn tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quá trình lãnh đạo phát triển GDPT trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá trong khoảng thời gian từ 1954-1975. Những đưòng lối, chủ
trương được trình bày ở luận văn là những đường lối, chủ trương quan trọng nhất,
có tính định hướng, có tầm chiến lược cho sự phát triển giáo dục giáo dục-đào tạo
và GDPT của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Thanh Hoá.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu


Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp lịch sử

và phương pháp lôgic là chủ yếu. Bên cạnh đó, sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh... cố gắng làm rõ những nội dung của đề tài.
Nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng nghiên cứu chủ yếu là:
- Các văn kiện, nghị quyết của Đảng, của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính tỉnh...
về vấn đề giáo dục.
- Các báo cáo của Ty Giáo dục Thanh Hoá.
- Một số sách, báo nghiên cứu của các cá nhân tập thể về vấn đề giáo dục.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống lại quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện phát triển GDPT của
Đảng bộ Thanh Hoá thời kỳ 1954-1975.
- Nêu lên một số bài học kinh nghiệm phục vụ cho công cuộc phát triển
GDPT của tỉnh trong những thời kỳ tiếp theo.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được
cấu trúc thành 3 chương, 7 tiết.


Chương 1
Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo phát triển GDPT
từ năm 1954-1960
1.1. Vài nét về giáo dục Thanh Hoá trước 1954
Thanh Hoá là một tỉnh đa tộc người. Ngoài người Kinh sinh sống ở đồng
bằng, còn có các tộc ít người khác như Mường, Thái, Khơ Mú, Thổ, Mông, Dao
thuộc các nhóm ngôn ngữ Việt-Mương, Môn-Khơme, Tày-Thái, Mông-Dao, tụ cư
chủ yếu ở miền núi. Địa bàn này chiếm 2/3 diện tích cả tỉnh, dân số các tộc ít
người kể trên chiếm 1/3 cả tỉnh {139, tr.62}.
Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3
vùng rõ rệt. Vùng đồng bằng là vựa thóc, vùng biển là kho cá và miền núi là kho
nguyên liệu vô tận. Cả 3 vùng hỗ trợ nhau sẽ làm cho tỉnh có nền kinh tế toàn diện,
vững chắc và miền núi phấn đấu sẽ trở thành một vùng vững vàng về chính trị, khá

giả về kinh tế, mạnh mẽ về quốc phòng.
Thanh Hoá cũng là một vùng đất lịch sử lâu đời, là nơi đã phát hiện được
các di chỉ khảo cổ học thuộc hầu hết các thời đại khảo cổ học lớn của nước ta thời
tiền sử và sơ sử. Thanh Hoá có đầy đủ những mốc nổi tiếng đánh dấu các giai đoạn
lớn của lịch sử, từ tối cổ đến tận ngày nay. Do vậy, thiên nhiên và văn hoá xứ
Thanh đều thấm đượm sắc màu lịch sử.
Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, phong trào Cần
Vương chống Pháp lan rộng trong cả nước. Trong đó, Thanh Hoá trở thành một
trung tâm kháng chiến lớn. Nhiều sĩ phu yêu nước như Tống Duy Tân, Phạm Bành,
Hoàng Đạt, Cầm Bá Thước, Trần Xuân Soạn, Hà Văn Mao…đã đứng lên lãnh đạo
nhân dân địa phương quyết liệt chống giặc.
29/7/1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá được thành
lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Thanh Hoá không ngừng phát huy


truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng kiên cường bất khuất vượt qua
muôn ngàn khó khăn gian khổ.
20/8/1945, nhân dân Thanh Hoá đã nổi dậy khởi nghĩa phá tan xiềng xích
của chế độ thực dân, phong kiến ở Thanh Hoá. Cùng với nhân dân cả nước, nhân
dân Thanh Hoá bước vào kỷ nguyên của độc lập và tự do.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Thanh Hoá là vùng
đất tự do. Chính vì vậy, Thanh Hoá là nơi có điều kiện để cung cấp sức người, sức
của đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến.
Tháng 7/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Hiệp định
Giơnevơ được ký kết. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Cùng với các tỉnh
miền Bắc, Thanh Hoá bước vào thời kỳ mới: thời kỳ khôi phục cải tạo và xây dựng
XHCN, là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài dân tộc dựng nước-giữ nước của dân tộc ta,
từ thế hệ này đến thế hệ khác, nhân dân Thanh Hoá luôn thể hiện một sức sống
mãnh liệt, không ngừng vươn lên trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, chống áp

bức, cường quyền. Trong suốt cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ, nhân dân Thanh
Hoá đã chung đúc nên truyền thống, những đức tính quý báu tiêu biểu cho tinh hoa
của dân tộc, trong đó có truyền thống hiếu học.
1.1.1 Giáo dục Thanh Hoá dưới chế độ phong kiến, thực dân
Cũng như mọi thôn, làng khác ở trong tỉnh, các làng, xã xưa của vùng đất
Thanh Hoá đều có lớp học chữ Hán do thầy đồ mở trường dạy chữ. Việc học hành
ở Thanh Hoá cho thấy có nhiều người đỗ đạt. Suốt hai triều đại Lê, Nguyễn, Thanh
Hoá có 1690 cử nhân, những học vị cao như Trạng Nguyên có 3 người, Bảng nhãn
có 7 người, Thám Hoa có 6 người. Riêng triều Nguyễn có 47 khoa thi Hương thì
Trường thi Thanh Hoá đã tổ chức 31 kỳ, trong 31 kỳ thi lấy đỗ tại chỗ 450 cử
nhân, vùng đất Hạc Thành có 6 vị cử nhân {54, tr. 48}.


Cùng với những người đạt học vị cao nhất, Thanh Hoá cũng có nhiều vị tiến
sĩ, cử nhân và tú tài, những học giả xuất sắc với các công trình, tác phẩm lưu lại
cho đời sau. Rất nhiều người đã mở đầu hay tiêu biểu cho những môn khoa học
trong nền học thuật cả nước như: Lê Văn Hưu là nhà sử học; Hồ Quý Ly là người
có quan điểm riêng trong nhận thức về Nho gia, Lương Đắc Bằng là nhà lý học,
Đào Duy Từ vừa là nhà quân sự vừa là nhà nghệ thuật, Nguyễn Hữu Hào mở đầu
cho dòng truyện Nôm ở Việt Nam, Nguyễn Thu, Ngô Cao Lãng…là những nhà
nghiên cứu dày công có nhiều tác phẩm đồ sộ về sử học, địa lý…Những kết quả đó
chứng tỏ giáo dục Thanh Hoá có một bề dày về văn hoá, khoa học nhất định.
Có một hiện tượng chứng tỏ Thanh Hoá là một địa phương hiếu học và có
thành tích cao trong việc học tập là truyền thống dựng bia hoặc lập văn chỉ ở các
làng, các huyện. Bia, văn chỉ dùng để ghi những thành tích học tập, những kết quả
khoa bảng của riêng địa phương ấy. Có những tấm bia ghi riêng về thành tích học
tập của một dòng họ như họ Trịnh ở thôn Hổ Bái (Yên Định), họ Lê ở Cổ Đôi
(Nông Cống). Có cả loại bia để tôn vinh riêng một vị đại khoa như bia Mai học sĩ
từ đường ký ở Thạch Giản (Nga Sơn). Có những làng xã nổi tiếng là làng đại khoa
như xã Hoằng Lộc, Nguyệt Viên, Phù Quang (Hoằng Quang, Hoằng Hoá)…

Những thành tích của giáo dục Thanh Hoá trong suốt nghìn năm lịch sử, vai
trò của các thầy giáo, các học giả, các nhà trường cùng với truyền thống tôn trọng
học vấn của từng dòng họ, từng xã, từng huyện đã khẳng định Thanh Hoá có một
truyền thống giáo dục rất đáng tự hào. Tất nhiên, do hoàn cảnh chính trị, hoàn cảnh
kinh tế của chế độ xưa mà nền giáo dục này chưa phải là nền giáo dục của toàn
dân, chưa được phổ cập.
Trong thời kỳ Pháp thống trị, phong trào cựu học đã có sự xen kẽ với phong
trào tân học. Khoa thi Hương cuối cùng tổ chức vào năm 1918 đã chấm dứt việc
dùng chữ Hán trong văn bản hành chính, chuyển sang dùng chữ Pháp và chữ quốc
ngữ. Trường Nho học cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh lỵ trở thành trường Tiểu học Pháp-


Việt. Các trường làng, huyện chỉ học đến lớp sơ đẳng, tới lớp nhì đệ nhất phải lên
trường tỉnh {139, tr.252}.
Đến năm 1930, các trường phổ cập mở ra đông hơn nhưng Thanh Hoá mới
có 124 trường trong tổng số 826 trường của cả Trung Kỳ. Tỷ lệ học sinh đi học
thời kỳ này rất thấp. Cứ 29.329 người dân mới có 1 trường, 0,4% dân số được đi
học phổ cập. Các bậc học trên còn ít hơn. Cứ 1 triệu dân có 19 học sinh trung học
công lập, 0,0019% số người học trung học; 0,05% dân số học cao đẳng tiểu học
{76, tr.21}.
Đầu năm 1938, hội truyền bá quốc ngữ do một số trí thức yêu nước và
những người hoạt động xã hội được thành lập đã ảnh hưởng rất lớn đến phong trào
học quốc ngữ tại Thanh Hoá. Nhờ đó, phong trào học chữ quốc ngữ phát triển rầm
rộ. Đại bộ phận những người đi học là dân nghèo nên giấy bút do chi hội truyền bá
quốc ngữ cung cấp. Đội ngũ giáo viên gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần tham
gia như viên chức, công nhân, học sinh, thân sĩ, thương gia…Địa điểm các lớp học
tổ chức tại nhà dân, đình chùa, miếu phủ, bất kỳ nơi nào có thể học được. Chỉ trong
một thời gian ngắn, toàn thị xã tổ chức được hơn 30 lớp. Lớp ít nhất có 5 người,
lớp đông nhất là 30 người, chưa kể lớp dạy kèm cặp 1,2 người {76, tr.43}.
Những năm chịu sự thống trị của thực dân Pháp, Thanh Hoá đã phải bị tiếp

nhận chính sách giáo dục hạn chế, ngu dân một cách cụ thể nhất. Tuy nhiên, ở
Thanh Hoá những tấm gương học tập và giảng dạy vẫn được phát huy với sự hoạt
động của các hội Truyền bá quốc ngữ, của thầy-trò Trường học Thanh Hoá.
Nhìn chung, nền giáo dục phong kiến đã đào tạo nên những trí thức Nho học
có phẩm chất cao đẹp mà tên tuổi của họ gắn liền với những địa danh cụ thể. Đó là
những tấm gương khổ công tu dưỡng, học hành để cống hiến cho dân cho nước.
Tuy nhiên, giáo dục Thanh Hoá trước cách mạng, dù có nhiều khởi sắc dưới thời
phong kiến hay chưa được phát huy bởi chính sách ngu dân, hạn chế dưới chế độ
thực dân thì đều là nền giáo dục của một bộ phận, của những cá nhân. Phải từ sau


cách mạng tháng Tám 1945, một nền giáo dục mới được xây dựng trên cơ sở khơi
dậy và phát huy truyền thống giáo dục vốn có cùng với những yếu tố mới do cách
mạng mang lại. Đó là nền giáo dục dân tộc-dân chủ, nền giáo dục do dân, vì dân.
Từ đó, những trang sử giáo dục Thanh Hoá đã ghi thêm những thành tựu mà hàng
ngàn năm trước chưa từng có, không thể có.
1.1.2. GDPT Thanh Hoá trong những năm sau cách mạng tháng Tám
đến năm 1954
Cách mạng Tháng Tám, đối với giáo dục là cột mốc mở đầu công cuộc xây
dựng và phát triển nền giáo dục dân tộc, dân chủ nhân dân “vị nhân sinh”. Một
trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí:
“Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà thực dân Pháp dùng để cai trị
chúng ta. Hơn 90% đồng bào ta mù chữ…Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” {70,
tr.105}. Chính vì vậy “muốn giữ vững độc lập, muốn làm dân mạnh nước giàu,
mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải
có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước
hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” {70, tr.218}.
Cùng với BDHV, GDPT cũng được chú ý. Các trường tiểu học trong toàn
tỉnh được ổn định. 400 hương trường được giải tán. Ngành giáo dục phát lệnh
chiêu sinh trở lại để chuẩn bị cho năm học mới. 01/10/1945, các trường cả trường

quốc lập, dân lập, tư thục trong tỉnh cùng các trường trên toàn toàn quốc khai giảng
năm 1945-1946.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả,
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Thanh Hoá
thực hiện tiêu thổ kháng chiến, làm “vườn không nhà trống”, nhân dân bắt đầu tản
cư về các vùng nông thôn. Chính trong quá trình chiến đấu gian khổ và ác liệt đó,
công tác giáo dục đã không ngừng phát triển, phục vụ kịp thời và đắc lực cho nhu
cầu ngày càng cao của kháng chiến. Với truyền thống hiếu học vốn có, tinh thần


học tập của nhân dân được nâng cao từ sau cách mạng thành công, lại được Hồ
Chủ tịch, Đảng và Chính phủ ra sức động viên, kêu gọi, giáo dục Thanh Hoá đã
nhanh chóng ổn định và phát triển. Việc tổ chức bậc học cơ bản với thời hạn 4 năm
cho trẻ từ 7 tuổi trở lên, mở thêm trường lớp ở các thôn xã, tuyển dụng giáo viên…
được đẩy mạnh.
Từ năm 1950, cuộc cải cách giáo dục đã đổi hệ thống trung học cũ thành
trường phổ thông cấp III. Theo đề án cải cách giáo dục, nền giáo dục của nước
VNDCCH là nền giáo dục của nhân dân, do dân, vì dân được xây dựng theo
nguyên tắc: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Mục tiêu đào tạo: Giáo dục thế hệ trẻ
thành công dân trung thành với Tổ quốc, có năng lực và phẩm chất phục vụ đất
nước. Phương châm giáo dục: Học đi đôi với thực hành, lý luận gắn với thực tiễn.
Một điều đặc biệt là thời kỳ này, giáo dục gắn chặt với công cuộc kháng
chiến, cùng bước phát triển với kháng chiến. Ngành giáo dục Thanh Hoá đã tổ
chức đợt ủng hộ vật chất, xung phong vào giúp giáo dục Bình-Trị-Thiên và vùng
cao (gọi là Xung Thiên, Xung Thượng), tham gia quyên góp, may áo rét cho bộ
đội. Đặc biệt, một bộ phận giáo viên, học sinh đã trực tiếp gia nhập quân đội, trực
tiếp đánh giặc cứu nước. Năm 1949, trong số 595 học sinh trường Đào Duy Từ đã
có 514 học sinh tình nguyện tòng quân 64 học sinh đã có lệnh nhập ngũ {86,
tr.143} Năm 1954, khi toàn tỉnh dốc sức, dốc người cho chiến trường, ngành giáo
dục Thanh Hoá đã tổ chức một đoàn xe thồ chở gạo lên Điện Biên để phục vụ

chiến dịch. Trong số học sinh, chiến sĩ có người trở thành anh hùng.
Từ cuối năm 1947 đầu 1953, do tính chất của cuộc chiến tranh, do đặc điểm
của một thị trấn vùng hậu phương nên dân cư lúc co cụm nơi này, khi dời đến nơi
khác. Vì vậy, việc học tập không tránh khỏi những biến động. Tuy nhiên, có thể
khẳng định trong kháng chiến chống Pháp, Thanh Hoá không những chú trọng đẩy
mạnh phát triển giáo dục của địa phương mà còn là mảnh đất “cưu mang” giáo dục
khu III. Khu giáo dục và gần hết các trường khu III (Hà Đông, Thái Bình, Hà Nam,


Nam Định, Ninh Bình) đều chuyển vào Thanh Hoá, đóng rải rác trên các huyện
của tỉnh. Khu giáo dục và Trường Nguyễn Huệ (Hà Đông cũ) đóng ở Thiệu Yên;
Trường Nguyễn Thượng Hiền - chuyên khoa chung cho toàn Liên khu, Trường Lê
Quý Đôn (Ninh Bình) đặt tại Triệu Sơn; Trường Nguyễn Khuyến (Nam Định cũ)
đóng ở Đông Sơn; Nguyễn Biểu (Hà Nam cũ) ở Thiệu Yên…Trường Sư Phạm
Trung cấp liên khu III chuyển vào chiêu sinh tại Thanh Hoá từ năm học 19511952. Do các trường Liên khu III dời vào Thanh Hoá nên các sinh hoạt chuyên
môn, trại hè bồi dưỡng giáo viên, trao đổi giáo viên chấm thi giữa các trường
Trung học Liên khu III và Trường Trung học quốc gia Lam Sơn trở nên thường
xuyên và mang lại nhiều kết quả tốt.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo cán bộ phục vụ công cuộc
kháng chiến ngày càng cao cũng như phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước trong
tương lai, Bộ Quốc gia giáo dục đặt một lớp Đại học văn khoa ở Thanh Hoá (năm
1949) có 11 sinh viên do giáo sư Đặng Thai Mai giảng dạy. Năm 1950, trường
Trung cấp ngoại giao (khoảng 20 người) do Bộ Ngoại giao mở lớp và tuyển sinh ở
Thanh Hoá. Trường Sư phạm sơ cấp liên khu IV (đào tạo giáo viên cấp I) từ năm
học 1950-1951 cũng được thành lập. Từ năm 1952, những lớp dự bị Đại học cũng
được đặt ở Thanh Hoá. Năm 1953, nhằm mục đích đào tạo giáo viên cấp III,
Trường Sư phạm cao cấp đã được mở tại đây. Trường Trung cấp Liên khu III đặt ở
Thanh Hoá cũng đã chiêu sinh. Học sinh chủ yếu là con em đồng bào và cán bộ
theo gia đình tản cư… Tại Thanh Hoá, “các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ
vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc… nhằm mục đích là thật thà phụng sự nhân

dân” {32, tr.38}.
Nhìn chung, từ sau năm 1945, Thanh Hoá là một trong những địa phương đã
hình thành một nền giáo dục cách mạng mới, xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục của nô
dịch thực dân phong kiến; một nền giáo dục được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh


mới thoát khỏi kiếp nô lệ “nền giáo dục của một nước độc lập… đào tạo nên những
người công dân có ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn
toàn những năng lực sẵn có của các cháu” {70, tr.23}.
1.2. Đường lối của Đảng và chủ trương phát triển GDPT của Đảng bộ Thanh Hoá

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi. Cách mạng Việt
Nam bước vào giai đoạn phải thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng là tiến
hành cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam,
thống nhất đất nước. “Chúng ta đã đánh thắng chế độ thực dân và phong kiến.
Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta ngày nay là đánh thắng lạc hậu và nghèo nàn, xây
dựng CNXH, làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp” {65,
tr.229}. Từ sau năm 1954, thời kỳ cách mạng mới đã làm cho nền giáo dục dân chủ
nhân dân chuyển hướng mạnh mẽ nhằm góp phần đáp ứng các yêu cầu cách mạng
chung của cả nước.
Lúc này, miền Bắc có hai hệ thống giáo dục phổ thông. Đó là hệ thống
Trung học và Tiểu học 12 năm thuộc vùng chiếm đóng của thực dân Pháp để lại.
Hệ thống giáo dục 9 năm xây dựng trong thời kỳ kháng chiến ở vùng tự do có tính
chất dân chủ và tiến bộ. Tình hình đó đòi hỏi ngành giáo dục phải gấp rút tiến hành
việc thống nhất hai hệ thống giáo dục.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VII khoá II (3/1955) đã nêu nhiệm vụ
phải mau chóng “chấn chỉnh và củng cố giáo dục phổ thông, thống nhất hai hệ
thống giáo dục của vùng tự do cũ và vùng mới giải phóng; Chú ý dựa vào dân mà
phát huy công tác giáo dục, nhân dân giúp đỡ để phát triển các trường dân lập và tư
thục” {40, tr.20}.

Tháng 3/1956, Đề án của Bộ Giáo dục về việc sáp nhập hai hệ thống giáo
dục hiện có thành hệ thống giáo dục phổ thông duy nhất 10 năm đã được Chính
phủ thông qua. Đề án đã chỉ rõ bản chất và mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục lần
này là: đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người


phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, trung thành với Tổ quốc, những người
lao động tốt, cán bộ tốt của nhà nước, có tài có đức để phát triển chế độ dân chủ
nhân dân, tiến dần lên CNXH ở miền Bắc, đồng thời để thực hiện thống nhất nước
nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ.
Phương châm giáo dục là liên hệ lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với
đời sống xã hội. Nội dung giáo dục với tính chất toàn diện gồm bốn mặt đức, trí,
thể, mỹ trong đó coi trí dục là cơ sở, đồng thời tăng cường giáo dục tư tưởng và
giáo dục đạo đức trên cơ sở coi trọng việc giảng dạy tri thức có hệ thống. Hệ thống
giáo dục phổ thông từ 9 năm nâng lên 10 năm.
Cấp I: 4 năm, từ lớp 1 đến lớp 4.
Cấp II: 3 năm, từ lớp 5 đến lớp 7.
cấp III: 3 năm từ lớp 8 đến lớp 10.
Đây là cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai với nội dung tiến bộ hơn, toàn diện
hơn là một bước đi cơ bản ban đầu quan trọng trong quá trình xây dựng nền giáo
dục XHCN.
Tháng 6/1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã triệu tập hội nghị cán bộ
Đảng trong ngành Giáo dục để kiểm điểm một năm thực hiện chương trình giáo
dục phổ thông mới cải cách. Hội nghị đã chỉ rõ những tiến bộ đáng kể, những
nhược điểm, thiếu sót trong việc thực hiện nội dung chương trình, phương châm
giáo dục và việc phát triển giáo dục cho các năm học tiếp theo. Đặc biệt, trong việc
giáo dục chính trị tư tưởng, công tác tổ chức, quản lý của nhà trường, công tác
Đoàn thanh niên lao động và công tác xây dựng, phát triển Đảng trong nhà trường
được coi trọng, nhất là ở các trường phổ thông cấp III.
Việc thực hiện cải cách xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất lần này cũng

là một quá trình tiếp tục đấu tranh, bồi dưỡng tư tưởng và nhận thức, khắc phục cơ
bản quan điểm, ảnh hưởng của giáo dục cũ, xác lập đường lối, quan điểm giáo dục
XHCN.


Sau 3 năm hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tếvăn hoá, quan hệ sản xuất mới đã bước đầu được tiến hành xây dựng, tháng
11/1958, Hội nghị Trung ương lần thứ 14 thông qua kế hoạch 3 năm 1958-1960
phát triển kinh tế-văn hoá và cải tạo XHCN. Đối với giáo dục, từ năm 1958, cuộc
vận động “xây dựng nhà trường XHCN” đã được phát động. Theo đó, quan điểm
cơ bản của Đảng về GDPT cũng được xác định:
Thứ nhất, nhà trường XHCN là công cụ của nhà nước chuyên chính vô
sản. Nhà trường phải đảm bảo thực hiện tốt ba mục tiêu: Giáo dục cho học sinh có
lý tưởng và đạo đức để các em phấn đấu vì Tổ quốc; Giáo dục cho học sinh những
kiến thức cơ bản, kiến thức khoa học và hiện đại nhất; Rèn luyện cho học sinh có
đầy đủ sức khoẻ để sống và làm việc và khi cần sẽ làm tốt nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, nhà trường XHCN phải phấn đấu đạt 3 mục tiêu nhằm đào tạo
thế hệ trẻ thành những con người tiên tiến. Đó cũng là nội dung cụ thể về quan
điểm “đức, trí, mỹ, thể và lao động có kỹ thuật” mà đề án cải cách giáo dục cũng
đã nói tới. Theo đó, những nguyên tắc giáo dục của nhà trường XHCN cũng được
đề ra như đảm bảo quan hệ giữa giáo dục tư tưởng chính trị và giáo dục khoa học
kỹ thuật; Quan hệ giữa giáo dục tri thức khoa học hiện đại với tri thức đúng đắn
sẵn có của dân tộc và kinh nghiệm sáng tạo của quần chúng; Quan hệ giữa lý luận
và thực tiễn, học và hành; giữa nhà nước và nhân dân; giữa thầy và trò.
Thứ hai, phát triển giáo dục theo quy mô lớn cấp bách để đáp ứng những
yêu cầu của cách mạng. Phát triển với tốc độ nhanh, tìm mọi cách phổ cập giáo dục
cho thanh thiếu nhi càng sớm càng tốt, phục vụ cho công cuộc đào tạo đội ngũ cán
bộ. Phát triển theo quy mô lớn, tốc độ nhanh nhưng phải có kế hoạch phát triển
giáo dục dài hạn. Khả năng phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục
không trông chờ vào vốn đầu tư của Nhà nước mà còn tuỳ thuộc rất lớn vào vai trò
của nhân dân, trình độ quản lý của ngành giáo dục, của nhà trường và trình độ tư

tưởng, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.


Thứ ba, vai trò của người thầy giáo: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thầy giáo là
người xây dựng nhà trường-công cụ của nhà nước chuyên chính vô sản. Giáo viên
là cán bộ của Đảng, có trọng trách giáo dục những con người mới, đào tạo thế hệ
mới. Giáo viên phải vận động nhân dân tham gia dạy học, thực hiện mục đích,
nguyên lý, phương châm giáo dục. Vì vậy, phải có một đội ngũ giáo viên kiên
cường, thiết tha với nghề nghiệp mới đảm bảo được sự nghiệp giáo dục phát triển
theo đúng hướng của Đảng.
Thứ tư, điều kiện để dạy tốt và học tốt nhằm nâng cao chất lượng như: tích
cực xây dựng trường sở, tăng thêm các thiết bị thí nghiệm và xây dựng thư viện, tủ
sách cho các trường học...
Thứ năm là vai trò lãnh đạo của Đảng, sự cần thiết phải thực hiện toàn dân
tham gia giáo dục, trách nhiệm của chính quyền, mặt trận và các đoàn thể. Nhân
dân là lực lượng quan trọng không thể thiếu trong việc xây dựng nhà trường và
giáo dục thế hệ trẻ. Kết hợp công tác của nhà trường với sự hoạt động của nhân
dân chính là kết hợp nhà trường với đời sống xã hội, làm cho nhà trường có một
lực lượng hậu thuẫn hết sức vững chắc.
Có thể nói, ngay từ những năm đầu miền Bắc mới giải phóng, Đảng-Chính
phủ và Hồ Chủ tịch đã sớm có chủ trương phát triển nền giáo dục phục tùng đường
lối chính trị của Chính phủ dân chủ cộng hoà và Đảng Lao động Việt Nam. Quan
điểm cơ bản của Đảng về giáo dục đã khẳng định giáo dục thế hệ trẻ ở trường phổ
thông các cấp là vô cùng quan trọng nhằm xây dựng cơ sở bước đầu, nhưng rất
trọng yếu của việc đào tạo một lớp người, những người kế tục xứng đáng và vẻ
vang sự nghiệp cách mạng. Trên tinh thần đó, GDPT đã được chuyển mạnh vào
quỹ đạo của nền giáo dục XHCN.
Quán triệt quan điểm giáo dục của Đảng, năm 1956, Đảng bộ Thanh Hoá đã
ra chỉ thị về việc tuyên truyền, giải thích mục đích đi học của học sinh dưới chế độ
ta nhằm làm cho cán bộ, học sinh, nhân dân nhận thức một cách sâu sắc mục đích,



nhiệm vụ của GDPT là đào tạo thanh thiếu niên, phát triển chế độ dân chủ tiến lên
XHCN đồng thời đấu tranh thống nhất nước nhà. Chỉ thị cũng chỉ rõ những đặc
điểm của một nhà trường phổ thông dưới chế độ ta:
- Nhà trường phổ thông nhận con em nhân dân và cả con em các thành
phần khác vào học.
- Tuổi đi học của học sinh từ 7 tuổi.
- Trường phổ thông được xây dựng và phát triển rộng rãi ở tất cả các địa
phương, được nhân dân giúp đỡ nhiều mặt. Học sinh không ở tập trung
mà hàng ngày đến trường học một số giờ nhất định. Do đó, học sinh vừa
chịu sự giáo dục của nhà trường, vừa chịu sự giáo dục của địa phương và
gia đình.
- Nhà trường phổ thông sau này sẽ là nhà trường mang tính chất phổ cập
nhưng hiện tại vẫn mang tính chất phát triển hình chóp (tỷ lệ các cấp trên
ít hơn cấp dưới). Mục tiêu lâu dài là đào tạo con người mới, nhưng trước
mắt là học sinh phổ thông ra trường đi vào sản xuất, một số lớn học khá
đi vào học các trường trung học và đại học chuyên nghiệp {59, tr.2}.
Trước hết, phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn
sót lại, như thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của
nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và xây dựng tư tưởng dạy và
học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chỉ thị cũng chỉ rõ nhiệm vụ chính trị
của toàn Đảng, toàn dân hiện nay là “ra sức củng cố miền Bắc, đấu tranh đòi mở
hội nghị hiệp thương để tiến tới giành thống nhất nước nhà Tổng tuyển cử tự do”
{59, tr.4}. Nhà trường và toàn thể giáo viên, học sinh đều nhận thấy trách nhiệm và
vinh dự của mình góp phần vào việc đấu tranh lịch sử đó và nêu cao khẩu hiệu
“Đẩy mạnh xây dựng nhà trường dân chủ để củng cố hoà bình đấu tranh cho hiệp
thương, cho thống nhất nước nhà”.



Thực hiện chủ trương dựa vào dân để phát triển giáo dục của Đảng, nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em trong tỉnh, Đảng bộ Thanh Hoá
đã chỉ thị: “chuyển hướng phát triển trường lớp dân lập; Dựa vào khả năng đóng
góp của nhân dân để phổ cập giáo dục ở các vùng miền xuôi; Đảm bảo cho trẻ em
đến tuổi đều được đi học” {15, tr.3}.
Chủ trương dựa vào nhân dân xây dựng giáo dục được thể hiện ở những
điểm như: vận động phụ huynh học sinh đóng góp học phí để cùng Chính phủ củng
cố xây dựng trường lớp quốc lập, trả sinh hoạt phí cho giáo viên dân lập; vận động
nhân dân xây dựng và bảo quản trường sở, bàn ghế đặc biệt là trường cấp I.
Về hình thức tổ chức nhà trường: phát triển giáo dục có thể là quốc lập, dân
lập hay tư thục. Cả 3 hình thức trên đều đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ty
Giáo dục. Đối với các trường lớp dân lập, dần dần sẽ hình thành hệ thống riêng.
Với tính chất quan trọng của phong trào dân lập, nên từ việc mở trường lớp đến
việc đãi ngộ giáo viên đều do sự thoả thuận của nhân dân, đoàn thể đỡ đầu với nhà
trường nhưng luôn đảm bảo đời sống của giáo viên, đảm bảo những điều kiện tối
thiểu đã quy định trong quy chế trường dân lập.
Các trường lớp dân lập được phát triển dựa trên cơ sở sản xuất phát triển,
thích hợp với khả năng và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó còn dựa trên cơ sở
tự nguyện, tự giác của nhân dân, phát triển có kế hoạch, có lãnh đạo nhằm đảm bảo
sự lâu dài, tránh mở ồ ạt, bị động, không đảm bảo sĩ số, chất lượng và đài thọ giáo
viên. Phát triển dân lập nhưng không tách rời phương châm của ngành là “củng cố
đề cao chất lượng, phát triển trên cơ sở củng cố là chính”.
Việc chuyển hướng phát triển giáo dục trong thời kỳ này đã làm cho mạng
lưới của trường phổ thông mở rộng đến các huyện, xã của tỉnh, bảo đảm được sự
học tập liên tục của con em nhân dân, bảo đảm được sinh hoạt tinh thần và vật chất
lâu dài cho giáo viên. Đồng thời, phát huy được ý thức, trách nhiệm của nhân dân
trong việc duy trì xây dựng trường lớp. Phong trào nhân dân xây dựng trường sở,


phát triển các trường dân lập nhất là cấp I để thu nhận các em đến tuổi đi học... đã

phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh. Những chủ trương, nhiệm vụ giáo dục mà
Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đề ra là định hướng để phát triển giáo dục trong thời kỳ
mới; đặt cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng một nền giáo dục mới ở địa phương.
1.3. Quá trình tổ chức thực hiện

1.3.1. Đề cao chất lượng phổ thông
Trong những năm đầu sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, Đảng bộ
Thanh Hoá đã chú trọng tuyên truyền mục đích về việc học tập dưới chế độ ta,
nhằm làm cho cán bộ, nhân dân, học sinh sớm có nhận thức đúng đắn về việc học
tập, đẩy lùi tư tưởng cá nhân chủ nghĩa; gạt bỏ những tàn dư của tư tưởng phong
kiến, nho giáo, làm cho mọi người thật thông suốt với đường lối giáo dục của
Đảng.
Ngày 14/2/1955, tất cả các trường trong toàn tỉnh khai giảng và bước vào
năm học mới. Nhà trường phối hợp với các đoàn thể địa phương nhất là Nông hội
tiếp tục giải thích, vận động học sinh đi học. Các trường ở các vùng công giáo,
vùng đói được đặc biệt chú ý.
Nhân ngày khai trường, Bác Hồ đã gửi thư cho học sinh. Bác mong muốn
“các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp đỡ nhà trường giáo dục và
khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp nhân
dân”. Bác “chúc các em thi đua học tập tiến bộ, cho xứng đáng là cháu ngoan của
Bác Hồ” {71; tr.55}. Người căn dặn từng cấp học cần nhận rõ nhiệm vụ, trách
nhiệm của mình trong giai đoạn mới:
- Tiểu học cần giáo dục các cháu thiếu nhi yêu Tổ quốc, yêu nhân dân,
yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công.
- Trung học cần đảm bảo cho học sinh những tri thức phổ thông chắc
chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà {71;
tr.54}.


Theo đó, sau lễ khai giảng, học sinh cấp I được học tập thư của Tỉnh đoàn

học sinh gửi các em thiếu nhi. Học sinh cấp II được học tập tài liệu về xác định
thái độ học tập.
Đẩy mạnh hơn nữa tinh thần học tập và rèn luyện ý thức đạo đức cho học
sinh, ngày 9/8/1954, Ty giáo dục Thanh Hoá đã phát động một phong trào thi đua
kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công với nội dung thi đua phù hợp với
từng cấp học như:
- Học sinh cấp I thực hiện 6 lời dạy của Bác Hồ
- Học sinh cấp II xây dựng thái độ và quan niệm học tập đúng, đắn, bảo đảm
thực chất chương trình giáo dục.
- Học tập học sinh gương mẫu, các điển hình toàn quốc.
Qua thi đua, học sinh được giáo dục về lòng yêu nước, nâng cao ý thức học
tập.
Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trong những năm đầu là đề cao
chất lượng phổ thông (chủ yếu là đề cao đức dục) nhằm phục vụ cho nhiệm vụ
chung của toàn dân là ra sức củng cố miền Bắc, đấu tranh cho hội nghị Hiệp
thương tiến tới thống nhất nước nhà bằng Tổng tuyển cử tự do.
Thực hiện nhiệm vụ này, Ty Giáo dục đã tiến hành các biện pháp nhằm bồi
dưỡng lập trường, tư tưởng cán bộ, chủ yếu là đội ngũ giáo viên như tổ chức học
tập các chủ trương chống cưỡng ép di dân, sản xuất chống đói ở huyện, xã; học tập
nội dung chủ trương chất lượng của ngành, nội dung phương pháp giáo dục lòng
yêu nước cho các môn học... Bên cạnh đó, Ty Giáo dục cũng chú trọng bồi dưỡng
về nghiệp vụ để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của giáo viên đối với ngành,
đồng thời cố gắng phát huy tác dụng của việc bồi dưỡng chính trị đối với bồi
dưỡng nghiệp vụ.
Với tinh thần “đẩy mạnh xây dựng nhà trường dân chủ để củng cố hoà bình
đấu tranh cho hiệp thương, cho thống nhất nước nhà”, các phong trào của thầy, trò


nhà trường tổ chức đã trở thành phong trào vận động đấu tranh chính trị to lớn của
toàn ngành giáo dục.

1.3.2. Tận lực phát triển giáo dục
Một đặc điểm nổi bật là sau khi hồi cư, nhu cầu học tập ngày càng đòi hỏi
cao hơn. Chăm lo việc học tập cho con em trở thành nhiệm vụ bức thiết. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nền giáo dục phổ thông đã phát triển rất mạnh. Từ 1 vạn học
sinh năm 1939 dưới thời Pháp thuộc, dưới chế độ ta, năm 1957, đã tăng lên 9 vạn
học sinh, chưa kể 12 vạn học sinh vỡ lòng {15, tr.1}. Trước tình hình yêu cầu học
tập của nhân dân ngày một tăng, trong khi khả năng tài chính của nhà nước có hạn,
đặc biệt là năm 1954, với việc tập trung mọi khả năng cho hai nhiệm vụ trung tâm
mà Chính phủ đã đề ra là “đẩy mạnh kháng chiến và cải cách ruộng đất”, ngân
sách dành cho ngành giáo dục đã bị cắt giảm đáng kể. Vì vậy, ngành Giáo dục đã
có chủ trương chuyển hướng mới trong việc tổ chức, sắp xếp lại trường lớp theo
hướng mở cửa ngành giáo dục, chuyển hướng phát triển trường lớp dân lập, dựa
vào dân để phát triển giáo dục.
Việc chuyển hướng này vừa phát huy ý thức trách nhiệm xây dựng trường
lớp của nhân dân nhất là giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh trong trường
dân lập. Đồng thời, vừa đảm bảo được sự học tập liên tục cho học sinh, bảo đảm
sinh hoạt vật chất lâu dài cho giáo viên.
Ngày 26/ 4/ 1954, Ban Phụ trách chuyển hướng giáo dục Thanh Hoá đã
được thành lập bao gồm đại diện của Uỷ ban tỉnh, Uỷ ban Liên Việt tỉnh, Nông hội
tỉnh, Thanh niên tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Công đoàn giáo dục tỉnh và Ty
Giáo dục. Với việc thành lập Ban phụ trách này, từ tháng 9 năm 1954, các trường
dân lập đã được hoạt động tạm thời từ đầu học kỳ I năm học 1954-1955 và kinh
phí do nhân dân đài thọ được Ty Giáo dục cho mở cửa chính thức.


Theo đó, học sinh vào học tại trường dân lập cũng phải theo đúng độ tuổi đã
quy định cho học sinh đang học trong các trường quốc lập và được hưởng tất cả
những quyền lợi của học sinh đồng cấp học ở trường quốc lập. Về học phí, “mỗi
tháng góp 2 cân rưỡi gạo và quy ra thóc. Chỉ trừ những học sinh được nhân dân
bình nghị miễn không phải đóng. Ngoài ra còn các em được bình nghị giảm, đóng

tối thiểu mỗi tháng 1 cân gạo và quy ra thóc. Ngoài học phí, các em không phải
đóng thêm một khoản tiền nào khác” {122, tr.12-13}.
Tháng 5/1957, Ty Giáo dục Thanh Hoá đã triển khai kế hoạch vận động
nhân dân xây dựng dân lập và xây dựng trường sở với mục đích làm cho cán bộ
nhân dân thấm nhuần phương châm củng cố đi đôi với phát triển nhưng phải dựa
vào khả năng của nhân dân. Kế hoạch này được tuyên truyền phổ biến từ tỉnh
xuống đến huyện, xã.
Tại các xã, Ban bảo trợ giáo dục xã được thành lập. Đây là một tổ chức đại
biểu cho nhân dân xã để cùng Chính phủ góp phần xây dựng các trường sở. Nhờ
đó, động viên được nhân dân tham gia tích cực vào việc xây dựng trường lớp, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập của con em sau này. Ngay từ năm 1957,
toàn tỉnh đã có 117 lớp dân lập, tăng hơn so với kế hoạch 18 lớp và 572 học sinh.
Ngân sách dành cho giáo dục chiếm 13,7%. Chưa kể 10 vạn học sinh vỡ lòng thì số
học sinh phổ thông từ cấp I trở lên: 94.357 học sinh, tăng 10.869 học sinh, 21
trường, 162 lớp so với năm 1956. Tính theo dân số thì cứ 16 người dân 1 học sinh
{47, tr.12}. Chỉ trong 2 năm học sau, GDPT Thanh Hoá được mở rộng, số trường
phát triển rất nhanh. Số lớp, học sinh tăng lên chưa từng có từ trước tới nay. Tính
riêng các trường dân lập, cuối năm học 1958-1959, Thanh Hoá đã có 490 lớp dân
lập cấp I với 25.142 học sinh và 45 lớp cấp II với 2.183 học sinh {104, tr.12}.
Với chủ trương chuyển sang dân lập, nhiều trường lớp đã được củng cố, xây
dựng nhằm “không để học sinh phải thất học”, kịp thời đáp ứng yêu cầu học tập
của con em trong toàn tỉnh.


Chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho các trường dân lập, năm 1957, Ty Giáo dục
đã có hướng dẫn chuyển giáo viên quốc lập sang dân lập. Theo đó, trách nhiệm,
quyền lợi của giáo viên dân lập cũng được quy định rõ:
Giáo viên dân lập do UBHC và nhà trường địa phương giới thiệu, Ty
Giáo dục xét duyệt hồ sơ, nếu đủ điều kiện Ty sẽ tổ chức huấn luyện và
giới thiệu về xã phục vụ công tác.

Trong trường dân lập, nếu là 2 lớp thì 1 giáo viên dạy; 3 lớp thì 2 giáo
viên; 4 lớp thì 3 giáo viên dạy. Mỗi lớp đều có một giáo viên phụ trách
do Hội đồng giáo viên bình nghị phân công và được sự đồng ý của Ty
chuyên môn.
Để đảm bảo vật chất lâu dài cho giáo viên, Ban Quản trị phải trả lương
từng tháng và giáo viên được hưởng đủ cả 12 tháng kể cả các tháng nghỉ
mùa hay ốm đau.
Phụ cấp vật chất, chăn màn cũng được hưởng tối thiểu như các giáo viên
dạy ở các trường quốc lập {120; tr.11-12}.
Năm học 1958 -1959, Ty Giáo dục đã tổ chức 2 lớp huấn luyện đào tạo giáo
viên dân lập toàn tỉnh tại 2 địa điểm: Hoàng Hoá (có 3 lớp, 141 giáo sinh) và
Quảng Xương (có 2 lớp với 242 giáo sinh). Lớp huấn luyện đã giúp cho giáo sinh
xác định quan niệm và thái độ khi vào ngành; mục đích và nhiệm vụ GDPT;
nguyên tắc và phương pháp giảng dạy... Đó là việc tăng cường công tác giáo dục tư
tưởng, chính trị trong nội ngoại khoá, gắn liền nhà trường với lao động sản xuất,
với đời sống xã hội.
Như vậy, bên cạnh hệ thống trường lớp quốc lập, hệ thống các trường dân
lập dần dần ra đời và hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện chủ trương của
Đảng bộ và chính quyền Thanh Hoá về mục tiêu mở rộng quy mô, đáp ứng nhu
cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Với chủ trương “tận lực phát triển”
giáo dục phổ thông, mạng lưới của trường phổ thông đã được mở rộng đến các


×