Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đảng bộ tỉnh xây dựng lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền 1965 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ HOẠT

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ
CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ HOẠT

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ
CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN TỪ NĂM 1965 - 1975

Chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 602256

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS HOÀNG HỒNG

Hà Nội - 2013




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ..................................................................... 4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 5
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.................. 6
6. Đóng góp của luận văn............................................................................ 7
7. Bố cục của luận văn................................................................................. 7
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ
CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN GIAI ĐOẠN 1965-1971. ........................... 8
1.1. Khái quát về tỉnh Hà Tây và vấn đề xây dựng, củng cố chính
quyền ở tỉnh Hà Tây trƣớc năm 1965. .................................................. 8
1.1.1. Khái.quát về tỉnh Hà Tây..................................................................... 8
1.1.2. Khái quát về xây dựng và củng cố chính quyền ở tỉnh Hà Tây
trước năm 1965.............................................................................................. 12
1.2.Chủ trƣơng, quá trình chỉ đạo xây dựng và củng cố chính quyền
của Đảng bộ tỉnh Hà Tây giai đoạn 1965 -1971. ................................ 19
1.2.1. Chủ trương chung của Đảng............................................................ 19
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây. .................................. 30
1.3. Qúa trình chỉ đạo xây dựng và củng cố chính quyền của Đảng bộ
tỉnh Hà Tây giai đoạn 1965-1971................................................................... 35
1.3.1. Chỉ đạo công tác bầu cử Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính
các cấp và quy định tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền. ......... 35
1.3.2. Kiện toàn chính quyền cấp xã. ......................................................... 45
1.3.3. Củng cố lực lượng vũ trang. ............................................................ 52

1



CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN GIAI ĐOẠN 1971-1975................... 58
2.1. Chủ trƣơng của Đảng và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Hà Tây
về xây dựng và củng cố chính quyền giai đoạn 1971-1975. ............... 58
2.1.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương chung của Đảng. ................. 58
2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây. .......................................... 65
2.2. Qúa trình chỉ đạo xây dựng và củng cố chính quyền của Đảng
bộ tỉnh Hà Tây giai đoạn 1971- 1975. .................................................. 69
2.2.1. Chỉ đạo bầu cử Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính các cấp
và củng cố hoạt động của chính quyền địa phương. ............................... 69
2.2.2. Củng cố lực lượng vũ trang. ............................................................ 77
2.2.3. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ....................................................... 80
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU.... 88
3.1. Thành tựu và hạn chế .................................................................... 88
3.1.1. Thành tựu. ........................................................................................... 88
3.1.2.Hạn chế. ................................................................................................ 91
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu. ........................................................ 94
KẾT LUẬN. ............................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ..................................................................... 102
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.

CTQG : Chính trị Quốc gia.
HTX : Hợp tác xã.

NQ : Nghị quyết.
NXB : Nhà xuất bản.
UBND : Uỷ ban nhân dân.
TVQH : Thường vụ Quốc hội.


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hà Tây – cửa ngõ thủ đô, có vai trò và vị trí quan trọng trong sự phát
triển chung của cả nƣớc. Đảng bộ và nhân dân Hà Tây đã phát huy cao độ
chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong những năm kháng chiến, vƣơn mình
đi lên vì sự nghiệp “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh”.
Ngày 29.5.2008 Quốc hội đã phê chuẩn quyết định mở rộng địa giới thủ
đô và Hà Tây lại đƣợc sáp nhập vào Hà Nội kể từ ngày 1.8.2008. Khi sáp
nhập cũng đồng nghĩa có sự thay đổi trong hệ thống chính quyền chung của
thủ đô. Nghiên cứu vấn đề chính quyền của Hà Tây sẽ giúp chúng ta có
những kinh nghiệm khái quát nhƣng cũng có những đặc thù riêng để vận
dụng vào sự phát triển chung của thủ đô Hà Nội đƣợc hài hòa trong hệ
thống chính quyền của Hà Nội.
Vấn đề chính quyền của Hà Tây trong lịch sử hiện đại có thể chia ra
nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ với đặc điểm khác nhau. Trong đó giai đoạn
1965 -1975 có nhiều vấn đề đáng lƣu ý bởi đó là thời kỳ mà Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Hà Tây có sự thay đổi trong bộ máy tổ chức chính quyền để
phù hợp với tình hình mới của đất nƣớc, đó là thực hiện nhiệm vụ “vừa sản
xuất vừa chiến đấu”. Hà Tây thực sự xứng đáng với tên gọi là tấm áo giáp
bảo vệ thủ đô Hà Nội.
Hiện nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc,
hội nhập với khu vực và quốc tế, việc xây dựng hệ thống chính quyền phù
hợp với tình hình mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề chung và riêng mà

các tỉnh thành trong cả nƣớc phối hợp thực hiện. Nghiên cứu và tìm hiểu
vấn đề xây dựng chính quyền là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

3


Với mong muốn góp phần làm rõ nội dung quan trọng trong Lịch sử
Đảng bộ Hà Tây trong thời gian qua, đồng thời qua đó rút kinh nghiệm để
từ đó việc Hà Tây cũ nay đƣợc sáp nhập vào Hà Nội sẽ thực sự có bƣớc
chuyển mình quan trọng, góp phần xây dựng sự nghiệp chung của thủ đô.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài của mình là: “Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh
đạo xây dựng và củng cố chính quyền giai đoạn 1965 - 1975” làm luận văn
thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng với hy vọng đóng góp phần nhỏ vào
quá trình xây dựng quê hƣơng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền cách
mạng ở nƣớc ta nói chung và ở Hà Tây nói riêng đến nay đã có nhiều công
trình đề cập đến với những mức độ và cách tiếp cận khác nhau.
Một số các công trình nhƣ : các bài viết của Hồ Chí Minh trong toàn
tập: “Những nhiệm vụ cấp bách của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”,
“Gửi các Uỷ ban nhân dân các bộ, tỉnh, huyện, làng”, “Về Đảng cầm
quyền” (nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2001): Phạm Văn Đồng
“Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam” (nxb Sự Thật, Hà Nội, 1980): Đỗ
Mƣời: “Xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân, thành tựu và đổi mới” (nxb
Sự Thật, Hà Nội, 1991). Những tác phẩm này đề cập tới quan điểm đƣờng
lối xây dựng chính quyền có tính định hƣớng.
Một số sách chuyên luận, chuyên khảo có đề cập tới vấn đề chính
quyền nhƣ : PGS. Lê Mậu Hãn, PGS Nguyễn Văn Thƣ: “ Lịch sử quốc hội
Việt Nam 1956-1960” (nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994); PGS Lê
Mậu Hãn (chủ biên) : “Lịch sử quốc hội Việt Nam 1960-1976” (nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, 2003)…
Vấn đề chính quyền của tỉnh Hà Tây đã đƣợc đề cập tới nhƣ: “Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Hà Tây” gồm 4 tập (Lƣu tại văn phòng tỉnh ủy Hà Tây- nay

4


chuyển là thành ủy Hà Nội), một số sách lịch sử Đảng bộ các huyện, thị xã
trong tỉnh cũng có đề cập tới.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề về
Lịch sử cách mạng của địa phƣơng nhƣng chƣa có một công trình nào đề
cập tới quá trình Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo công cuộc xây dựng và củng cố
chính quyền giai đoạn 1965 - 1975 một cách có hệ thống.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
* Mục đích:
Làm rõ quá trình Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ
chức chính quyền từ 1965- 1975. Qua đó khẳng định những thành tựu, rút
ra những kinh nghiệm góp phần trong việc xây dựng, bảo vệ chính quyền
trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Sƣu tập và hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến đề tài, trên cơ sở
đó trình bày theo tiến trình lịch sử các chủ trƣơng và biện pháp xây dựng và
củng cố chính quyền qua hai giai đoạn 1965-1971 và 1971-1975.
- Nêu lên những thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo xây dựng hệ thống
tổ chức chính quyền của Đảng bộ Hà Tây trong những năm 1965 đến 1975
và rút ra những kinh nghiệm để phục vụ công tác xây dựng chính quyền nói
chung trong tình hình mới hiện nay. Đặc biệt là sự hòa hợp và phát triển đi
lên của Hà Tây cũ nằm trong bộ máy chính quyền chung của thành phố Hà
Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tƣợng nghiên cứu:
* Phạm vi nghiên cứu:
- Các chủ trƣơng, biện pháp xây dựng củng cố chính quyền của Đảng bộ
Hà Tây trong những năm 1965 đến 1975.

5


- Các hoạt động thực hiện xây dựng củng cố chính quyền ở tỉnh Hà Tây
trong những năm 1965 đến 1975.
- Về nội dung: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Tây đối với việc
xây dựng hệ thống chính quyền, cũng nhƣ những kết quả, kinh nghiệm
trong sự lãnh đạo của công tác này.
- Về thời gian: Từ 1965, miền Bắc “vừa sản xuất vừa chiến đấu” đến
năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng tiến tới thống nhất đất nƣớc.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hà Tây bao gồm 12 huyện, 324 xã,
thị trấn.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
* Cơ sở lý luận:
Những quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề chính quyền
trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Nguồn tài liệu:
Các văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc liên quan đến vấn đề xây dựng chính
quyền, các văn kiện của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân
tỉnh Hà Tây là những nguồn tài liệu quan trọng nhất. Ngoài ra, luận văn
còn sử dụng nguồn tài liệu từ những công trình nghiên cứu có liên quan.
* Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgic và sự kết
hợp hai phƣơng pháp đó. Cụ thể: ở phần mô tả, trình bày diễn biến, luận

văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử. Phần đánh giá, nhận xét, luận
văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lôgic nhằm làm khái quát thành tựu, hạn
chế và đúc rút bài học kinh nghiệm.
Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhƣ:
phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá…

6


6. Đóng góp của luận văn.
- Cung cấp những tƣ liệu đã đƣợc hệ thống hóa về sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ Hà Tây đối với công tác xây dựng hệ thống chính quyền từ
năm 1965 đến 1975, trong đó có cả những tƣ liệu gốc.
- Luận văn có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu về xây dựng chính
quyền.
- Góp phần xây dựng lịch sử địa phƣơng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,cấu trúc
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo xây dựng và củng cố chính
quyền giai đoạn 1965-1971.
Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo xây dựng và củng cố chính
quyền giai đoạn 1971-1975.
Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm chủ yếu.
Mặc dù đã có những cố gắng hết mình trong việc hoàn thành luận văn,
nhƣng do trình độ và khả năng có hạn. Chắc chắn luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy
cô và các bạn đồng nghiệp.
Hà nội, ngày tháng
Học viên


Phạm Thị Hoạt.

7

năm


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ
CHÍNH QUYỀN GIAI ĐOẠN 1965-1971.
1.1. Khái quát về tỉnh Hà Tây và vấn đề xây dựng, củng cố chính
quyền ở tỉnh Hà Tây trƣớc năm 1965.
1.1.1. Khái.quát về tỉnh Hà Tây.
Hà Đông và Sơn Tây là hai tỉnh đƣợc thành lập từ thời Pháp thuộc và
đƣợc duy trì nguyên trạng cho tới đầu năm 1965. Trƣớc yêu cầu của tình
hình mới, ngày 10/4/1965, Ban thƣờng vụ Quốc hội đã phê chuẩn quyết
định số 103-NQ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây
thành một tỉnh thống nhất lấy tên là tỉnh Hà Tây, tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông.
Khi đất nƣớc đƣợc hòa bình thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội Hà Tây lại sáp nhập với tỉnh Hòa Bình thành một tỉnh lấy tên là Hà
Sơn Bình vào năm 1976. Tiếp đó, theo kế hoạch xây dựng và bảo vệ thủ đô
Hà Nội năm 1979, một bộ phận của tỉnh Hà Sơn Bình bao gồm 6 huyện, thị
đã cắt chuyển về Hà Nội là Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phƣợng,
Hoài Đức, thị xã Sơn Tây.
Thực hiện cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đề ra, Quốc hội khóa
VII đã quyết định chia lại và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh,
thành phố, Hà Sơn Bình lại đƣợc tách ra thành hai đơn vị hành chính là tỉnh
Hà Tây và tỉnh Hòa Bình. Đồng thời năm 1979 các huyện, thị xã đã sáp

nhập với Hà Nội lại đƣợc trả về cho Hà Tây. Sau đó tới năm 2008, Quốc
hội đã phê chuẩn việc quyết định mở rộng địa giới hành chính của thủ đô,
Hà Tây lại đƣợc sáp nhập vào Hà Nội ( từ ngày 1/8/2008).
Tính từ lúc tái lập tỉnh (1/10/1991) cho tới trƣớc khi sáp nhập vào Hà
Nội (1/8/2008), Hà Tây có 14 đơn vị hành chính là thành phố Hà Đông,

8


thành phố Sơn Tây cùng 12 huyện bao gồm: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất,
Quốc Oai, Đan Phƣợng, Hoài Đức, Chƣơng Mỹ, Thanh Oai, Thƣờng Tín,
Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức với 324 xã, thị trấn, tỉnh lỵ của Hà Tây đặt
tại thành phố Hà Đông, nằm trên trục đƣờng số 6, cách thành phố Hà Nội
11km về phía tây.
Tỉnh Hà Tây ra đời nằm về phía tây bắc vùng đồng bằng Bắc Bộ, bên
hữu ngạn của hai con sông lớn đó là sông Đà, sông Hồng, Hà Tây liền kề
và bao quanh Hà Nội về phía tây và phía tây nam. Phía đông Hà Tây là tỉnh
Hải Hƣng, phía bắc và tây bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phú, phía tây là tỉnh Hòa
Bình, phía nam giáp tỉnh Nam Hà. Hà Tây là cầu nối giữa miền đồng bằng
Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc- Việt Bắc và các tỉnh phía nam, là áo
giáp của thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của
đất nƣớc.
Hà Tây cũng là nơi có vị trí giao thông quan trọng, từ Hà Nội có nhiều
mạch máu giao thông chiến lƣợc qua Hà Tây rồi tỏa đi nhiều hƣớng của đất
nƣớc nhƣ: đƣờng 32 qua Phùng, thành phố Sơn Tây, lên Trung Hà sang
Phú Thọ - cửa ngõ Việt Bắc, đƣờng số 6 qua thành phố Hà Đông - Xuân
Mai lên Hòa Bình và Tây Bắc, quan trọng nhất là tuyến quốc lộ số 1 nối
thủ đô Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đƣờng sắt xuyên Việt chạy
qua địa bàn các huyện Thƣờng Tín, Phú Xuyên với chiều dài gần 30km.
Ngoài ra về giao thông đƣờng thủy cũng phát triển nhƣ trên sông Đà và trên

sông Hồng.
Nhƣ vậy, ta nhận thấy rằng với vị trí quan trọng không chỉ về mặt kinh
tế mà về mặt quân sự cũng đóng vai trò chiến lƣợc, Hà Tây là vành đai, là
áo giáp của thủ đô Hà Nội, là cầu nối với vùng rừng núi Việt Bắc…Đây
thực sự là điều kiện thuận lợi để Hà Tây khai thác và phát huy thế mạnh
của mình không chỉ trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm,

9


mà cho đến nay càng thể hiện vai trò và vị trí của mình trong công cuộc
xây dựng thủ đô giàu đẹp văn minh.
Tổng diện tích tự nhiên của Hà Tây là 2.192,96 km2, trong đó vùng
đồng bằng chiếm 66,4% còn lại là diện tích đồi núi. Với diện tích vùng
đồng bằng chiếm đa số nhƣ vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp, đặc biệt là thâm canh trồng lúa nƣớc. Ngoài ra tận dụng vùng
diện tích đồi núi, các vùng bán sơn địa để gieo trồng hoa màu và các loại
cây công nghiêp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Khi nói đến rừng ở Hà
Tây, ta không thể không nhắc đến rừng quốc gia Ba Vì - là nơi hội tụ nhiều
loại cây gỗ quý, thuốc và một số loài động vật quý hiếm, còn có giá trị
trong việc phát triển ngành du lịch của vùng.
Về dân số Hà Tây theo đợt tổng điều tra dân số ngày 1/4/1974 của tỉnh
nhƣ sau: tính đến 0 giờ ngày 1/4/1974 dân số của tỉnh Hà Tây là 1.971,211
ngƣời. Trong đó cƣ dân thành thị chiếm 4,83%, cƣ dân nông thôn chiếm
95,17% trong đó ngƣời kinh chiếm đa số, ngoài ra còn có các dân tộc khác
nhƣ: Tày, Thái, Nùng. Về mặt tín ngƣỡng tôn giáo thì có 4 tôn giáo nhƣ:
đạo phật, thiên chúa giáo và đạo cao đài.[ 15, 5]
Hà Tây đƣợc coi là đất “trăm nghề”, có thể nói rằng sự phát triển của
thủ công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế
của tỉnh. Toàn tỉnh hiện nay có 1.116 làng nghề. Nhắc đến Hà Tây khiến

ngƣời ta liên tƣởng đến ngay làng lụa Vạn Phúc, đến chiếc nón Chuông nổi
tiếng không chỉ trong nƣớc mà còn phục vụ cho xuất khẩu, hay là những đồ
khảm trai, mây tre đan… đầy tinh tế và nghệ thuật.
Nhắc đến Hà Tây, còn khiến du khách khắp nơi nhớ đến mảnh đất với
nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, làm mê đắm lòng ngƣời. Đó là núi Tản
Viên thờ thần Sơn Tinh, khu di tích Hƣơng Sơn lƣu dấu tu hành của bà
chúa Ba, đƣợc mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”, quần thể núi Thầy

10


(Quốc Oai) với “nhị thập bát tứ sơn” đƣợc ví nhƣ vịnh Hạ Long cạn. Nhờ
sự lao động và tài năng của ngƣời dân Hà Tây đã tạo ra nhiều công trình
đặc sắc nhƣ chùa Bối Khê (Thanh Oai), đình Tây Đằng (Ba Vì), chùa Mía
(Sơn Tây), chùa Tây Phƣơng (Thạch Thất)…
Nhân dân Hà Tây từ bao đời luôn tự hào về truyền thống yêu nƣớc
trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Hà Tây - là nơi hình
thành cội nguồn văn minh Sông Hồng, đây là di chỉ khảo cổ có từ nền văn
hóa Phùng Nguyên đến nền văn hóa Đông Sơn đã tìm thấy ở đây.
Trong cái nôi của nền văn minh Sông Hồng, cƣ dân Hà Tây đã tạo cho
mình một nét cá tính riêng, bản sắc văn hóa của đất trăm nghề. Nhân dân
Hà Tây có truyền thống yêu nƣớc chống giặc ngoại xâm, gắn với Thăng
Long, Đông Đô - Hà Nội. Ngay từ những năm đầu công nguyên tại cửa
sông Hát (Phúc Thọ) Hai Bà Trƣng đã đứng lên dựng cờ tụ nghĩa, đánh
đuổi quân xâm lƣợc Đông Hán với lời thề sắt đá “một xin rửa sạch nước
thù, hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Mảnh đất đƣờng Lâm (Ba Vì)đất hai vua nơi đây đã sản sinh và nuôi dƣỡng hai vị anh hùng dân tộc:
Phùng Hƣng (766-791) ngƣời đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ
nhà Đƣờng, đƣợc nhân dân kính yêu và tôn là “Bố cái đại vương”, Ngô
Quyền (899-944) với chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938
đã chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc.

Không chỉ có vậy Hà Tây còn là mảnh đất của bao anh hùng hào kiệt khác
nhƣ: danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, ngƣời làng Nhị Khê- Thƣờng Tín,
Phan Huy Chú và dòng họ Phan Huy nổi tiếng ở Quốc Oai, Ngô Thì Nhậm
và Ngô Gia Văn Phái ở tả Thanh Oai…
Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam, nhân dân Hà Tây lại
hăng hái đứng lên cầm vũ khí chiến đấu và bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc.
Đặc biệt trong những năm 1945-1954 làng Vạn Phúc- Hà Đông đã vinh dự

11


đƣợc Bác Hồ chọn làm nơi tổ chức hội nghị mở rộng và cho ra lời “kêu gọi
kháng chiến toàn quốc” ngày 12/12/1946. Nhận thức rõ vai trò chiến lƣợc
là lá chắn bảo vệ thủ đô Hà Nội - cửa ngõ lên vùng Tây Bắc, Việt Bắc vào
khu IV, Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây ra sức phấn đấu
hoàn thành nhiệm vụ chung sức cùng nhân dân cả nƣớc làm nên chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ vang dội.
Bƣớc vào giai đoạn chống Mỹ cứu nƣớc, Đảng bộ và nhân dân Hà Tây
đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển
kinh tế , xây dựng quê hƣơng. Vừa sản xuất vừa chiến đấu, nhân dân Hà
Tây đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chẳng những đã
góp phần đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc,
chi viện đắc lực sức ngƣời sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, mà còn
đảm bảo đời sống nhân dân và yêu cầu xây dựng phát triển kinh tế, xã hội
an ninh trên địa bàn tỉnh. Hình ảnh “cô gái suối Hai”, “Chàng trai cầu
giẽ”,bài ca “chiếc gậy Trường Sơn” từ Ứng Hòa và phong trào “Ba đảm
đang” trên quê hƣơng Đan Phƣợng đã trở thành biểu tƣợng sống cho tinh
thần và ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Đảng bộ và nhân
dân tỉnh Hà Tây.
1.1.2. Khái quát về xây dựng và củng cố chính quyền ở tỉnh Hà Tây

trước năm 1965.
Cách mạng tháng Tám thành công đƣa lại cho nhân dân ta một cuộc
đổi đời to lớn, sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta từ đây có thêm thế và
lực mới. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc
lập, khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa.Chính quyền cách mạng
tuy còn non trẻ, nhƣng đã lần lƣợt đƣợc thiết lập trên hầu khắp cả nƣớc và
thành một hệ thống khép kín từ Trung ƣơng đến cơ sở.

12


Bên cạnh hệ thống chính quyền, nhân dân ta còn có Mặt trận dân tộc thống
nhất. Việt Nam độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh), đƣợc thành lập
từ tháng 5 năm 1941, đến nay đã có một hệ thống tổ chức, từ cấp Trung
ƣơng đến các cấp cơ sở làng xã, ở trong các khu phố, nhà máy, hầm mỏ
trƣờng học… Việt Minh đƣợc xây dựng trên cơ sở công nông liên minh,
đoàn kết rộng rãi các tầng lớp yêu nƣớc khác. Việt Minh thực sự là nền
tảng vững chắc cho công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền.
Bên cạnh những thuận lợi trên, thì ngay sau khi thành lập, chính quyền
cách mạng đã phải đƣơng đầu với tình thế khó khăn: lụt lội, hạn hán, mất
mùa, sản xuất đình đốn…Song nguy hiểm hơn cả là giặc ngoài thù trong
đang dùng mọi thủ đoạn tiến công nền độc lập tự do của dân tộc ta từ nhiều
phía. Theo quy định của đồng minh, quân đội Anh và quân đội Tƣởng Giới
Thạch vào tƣớc vũ khí của quân đội Nhật ở nƣớc ta. Quân đội Anh ở phía
nam, quân đội Tƣởng ở phía bắc vĩ tuyến 16. Ở phía nam, bám gót quân
đội Anh là một số đơn vị viễn chinh Pháp, ngày 23/9/1945 quân Pháp nổ
súng chiếm Sài Gòn. Quân dân Nam Bộ buộc phải cầm súng chiến đấu bảo
vệ nền độc lập vừa giành đƣợc. Ở phía bắc 20 vạn quân Tƣởng kéo vào,
núp sau quân đội Tƣởng là bọn Việt gian tay sai phản động Việt Nam quốc
dân đảng, Đại Việt quốc gia liên minh, Việt Cách…chúng âm mƣu phá

hoại, lật đổ chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Nhƣ vậy không chỉ về mặt quân sự mà cả về chính trị, kinh tế - văn
hóa - xã hội, chính quyền cách mạng nhân dân ta đang đứng trƣớc những
thử thách nghiêm trọng, có nguy cơ bị lật đổ, nền độc lập vừa giành đƣợc
có thể bị xóa bỏ.
Đứng trƣớc tình hình đó, Trung ƣơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề
ra những chiến lƣợc và sách lƣợc tài tình, lãnh đạo nhân dân ta vƣợt qua tình

13


thế hiểm nghèo giữ vững thành quả đã đạt đƣợc, để tiếp tục đƣa cách mạng
tiến lên. Nhiệm vụ xây dựng chính quyền nhân dân trở thành nhiệm vụ chung
của cách mạng Việt Nam kể từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong giai đoạn này, ở hai tỉnh Hà Đông - Sơn Tây, những ngày đầu
cách mạng mới thành công cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nạn đói ngay từ
đầu năm 1945 vẫn chƣa dứt, lại thêm nạn vỡ đê trầm trọng ở Bất Bạt và vỡ
đê ở Đông Lao (Hoài Đức). Nƣớc lũ sông Hồng vẫn lên cao làm nhiều chỗ
triền đê ở Bất Bạt và Phú Xuyên bị sạt lở. Tiếp sau lũ lụt, dịch tả, dịch sốt
định kỳ phát sinh ở nhiều nơi. Các tệ nạn xã hội cũ để lại rất nặng nề, đời
sống nhân dân gặp khó khăn về nhiều mặt.
Bộ máy chính quyền từ tỉnh đến xã mới đƣợc thành lập nhìn chung còn
rất bỡ ngỡ, lúng túng trong hoạt động. Nhiều thôn xã phong trào mới đƣợc
thành lập trong những ngày khởi nghĩa tháng Tám, ở những nơi này, sự
giác ngộ về chính trị của nhân dân và của cán bộ còn rất có hạn. Không ít
những thôn xã thành phần trong chính quyền còn chƣa đƣợc chọn lọc kỹ
nên bọn phản động, hòa lý cũ đã chui vào trong ủy ban nắm giữ những
chức vụ chủ chốt nhƣ ở Hiệp Hạ, Sơn Lộ (Quốc Oai), Từ Châu ( Thanh
Oai), Đông Cựu (Chƣơng Mỹ), Tuy Lai ( Mỹ Đức)…Huyện Thƣờng Tín
có 5 lý trƣởng giữ chức vụ chủ tịch ủy ban cách mạng lâm thời xã đã dựa

vào thế lực gây phe cánh, lôi kéo họ hàng gây tranh chấp chính quyền với
Việt Minh…Các đảng phái phản động Quốc dân đảng, Đại việt quốc gia
liên minh, Đại việt duy tân…cũng tìm mọi cách kích động, câu kết với các
thế lực phản động khác chống phá phong trào. Ở Sơn Tây, phải đối phó với
một lực lƣợng lớn quân đội Nhật đóng tại thành Sơn Tây; tại Hà Đông bọn
Quốc dân đảng từ Hà Nội về khôi phục và phát triển cơ sở ở nhiều nơi, lực
lƣợng quân Tƣởng tràn vào và phát triển lực lƣợng rất nhanh, chỉ sau một vài
tháng cả huyện Đan Phƣợng có tới 72 tên trong tổ chức Quốc dân đảng.

14


Mặc dù vậy, dƣới ánh sáng của các Chỉ thị, Nghị quyết đặc biệt là Chỉ
thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ƣơng Đảng ngày 25/11/1945, Đảng
bộ và nhân dân hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây đã thực hiện theo những
nhiệm vụ đó là củng cố chính quyền và chống thực dân Pháp xâm lƣợc, bài
trừ nội phản cải thiện đời sống nhân dân, trong đó củng cố chính quyền là
nhiệm vụ bao trùm. Trƣớc hết phải làm cho chính quyền cách mạng thực sự
là của dân, do dân bầu ra, đƣợc toàn dân ủng hộ và sẵn sàng hy sinh chiến
đấu để bảo vệ nó. Đối với quân Tƣởng có đối sách mềm dẻo trên nguyên
tắc giữ vững chủ quyền, độc lập dân tộc, thực hiện khẩu hiệu “Việt – Hoa
thân thiện”.
Trƣớc tình hình đó, Tỉnh ủy đã tăng cƣờng lãnh đạo đối với chính
quyền, nhất là trong tình hình tỉnh mở rộng chính quyền, đƣa một số thân sĩ
yêu nƣớc, nhân sĩ dân chủ, trí thức tiêu biểu và những đại biểu của dân tộc
ít ngƣời tham gia Uỷ ban nhân dân các cấp.
Cuối năm 1945, Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh cùng cả nƣớc bƣớc vào
cuộc vận động chuẩn bị cho việc bầu cử Quốc hội khóa I vào ngày
6/1/1946. Ở Hà Đông, Sơn Tây ngoài các ứng cử viên do Mặt trận giới
thiệu còn có một số ứng cử viên tự do, trong đó có một số là phần tử Quốc

dân đảng nhƣ Lã Bá Huynh ở Hà Đông và Đan Hải ở Sơn Tây. Nguyễn Hải
Thần nhân danh là phó chủ tịch lâm thời đã lên Sơn Tây tuyên truyền, vận
động bầu cử cho bọn phản động. Trong bối cảnh nhƣ vậy, Đảng, Chính
quyền, Mặt trận Việt Minh ở hai tỉnh một mặt tôn trọng quyền tự do ứng cử
của cử tri, một mặt đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm làm cho nhân
dân hiểu hết ý nghĩa của cuộc bầu cử, nâng cao nhận thức nhíệm vụ chính
trị và trách nhiệm của công dân trong việc lựa chọn đại biểu xứng đáng vào
Quốc hội.

15


Sau cuộc bầu cử Quốc hội, một số cán bộ, nhân sĩ, trí thức của hai tỉnh
Hà Đông và Sơn Tây đã vinh dự đƣợc trở thành đại biểu Quốc hội. Thắng
lợi của cuộc bầu cử Quốc hội ở hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây đã góp phần
vào thắng lợi chung của cả nƣớc, là một đòn giáng mạnh vào âm ƣu chia rẽ
dân tộc, lật đổ chính quyền cách mạng của các thế lực đế quốc và bọn phản
động tay sai.
Tháng 4/1946, theo quyết định của Quốc hội và Chính phủ, các địa
phƣơng tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh và xã trên cơ sở
đó cử ra Uỷ ban hành chính các cấp. Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Hà
Đông và Sơn Tây đã lãnh đạo nhân dân hai tỉnh bầu cử Hội đồng nhân dân
tỉnh và xã. Sau đó Hội đồng nhân dân đã bầu ra Uỷ ban hành chính các cấp,
thay cho Uỷ ban nhân dân lâm thời ra đời trong cách mạng tháng Tám.
Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và xã, ở hai tỉnh Hà Đông và Sơn
Tây đã giành đƣợc những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng, các đại biểu Hội
đồng nhân dân đều đã đƣợc chọn lọc, có chất lƣợng, đảm bảo vai trò lãnh
đạo của Đảng, của Mặt trận Việt Minh, đồng thời cũng thể hiện đƣợc tính
chất đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở đó Uỷ ban hành chính
các cấp cũng đƣợc củng cố một bƣớc. Ở Hà Đông, cử nhân Trần Trọng

Hiệu làm chủ tịch tỉnh, Ứng Hòa có Dƣơng Triệu Tƣờng làm chủ tịch
huyện. Ở Sơn Tây có Phan Kế Toại làm chủ tịch tỉnh, ngoài ra Bình, Ôn,
Vƣơng Kim Toàn, chánh án Phúc tham gia Liên Việt và chính quyền các
cấp.
Trƣớc tình hình thực dân Pháp ngày càng mở rộng xâm lƣợc, thi hành
chủ trƣơng của Trung ƣơng và lời kêu gọi thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây cùng với cả nƣớc
đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm
lƣợc. Lúc này, vấn đề kiện toàn cơ quan chính quyền các cấp đƣợc chú ý

16


đặc biệt. Vì đó chính là cơ quan đảm nhiệm vai trò chỉ đạo trực tiếp sự
nghiệp kháng chiến và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phƣơng.
Ngày 1/10/1947, Chính phủ ra sắc lệnh số 91 về việc sáp nhập các Uỷ
ban hành chính và Uỷ ban kháng chiến thành Uỷ ban kháng chiến hành
chính. Thực hiện sắc lệnh này, Tỉnh ủy đã từng bƣớc chỉ đạo hợp nhất Uỷ
ban hành chính và Uỷ ban hành chính kháng chiến các cấp thành Uỷ ban
hành chính kiêm kháng chiến và đến cuối năm 1947 chuyển thành Uỷ ban
hành chính kháng chiến tỉnh để tập trung lãnh đạo mọi hành động kháng
chiến và kiến quốc ở địa phƣơng. Trong thời gian này, ở cả hai tỉnh Hà
Đông và Sơn Tây vừa hoàn thiện và củng cố chính quyền vừa phải chiến
đấu chống sự nô dịch của thực dân Pháp, một số điều chỉnh trong chiến
lƣợc phù hợp trong từng giai đoạn đƣợc thực thi, các cán bộ đƣợc điều
chỉnh phù hợp và đã phát huy tốt vai trò và năng lực của mình. Thực hiện
việc: gây dựng và phát triển cơ sở, phá ngụy quân, ngụy quyền, phá các tổ
chức do địch lập ra. Qua “tháng hoạt động chống âm mưu chia rẽ, phá các
tổ chức quần chúng của địch”, hầu hết bộ máy tề cấp xã, tổ chức quần
chúng do địch lập ra đã bị phá rã xộc xệch, khập khiễng tạo điều kiện thuận

lợi cho cán bộ, đảng viên bám đất bám dân để gây dựng lại phong trào.
Trong thời gian này toàn tỉnh đã gây dựng đƣợc 702 gia đình cơ sở, 1416
thanh niên cứu quốc. Qua rèn luyện thử thách, 86 quần chúng tham gia tích
cực đã đƣợc kết nạp vào đảng.
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ hai vào tháng 2/1951
đã quyết định đƣa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động
Việt Nam. Đây là một thuận lợi lớn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta
nói chung và đối với Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây
nói riêng.
Nhìn chung công tác xây dựng và củng cố chính quyền của hai tỉnh Hà
Đông và Sơn Tây từ bộ máy chính quyền tỉnh đến xã từng bƣớc đƣợc củng
17


cố. Tác phong làm viêc của cán bộ cũng nhƣ lề lối làm việc đƣợc điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Tính chất dân chủ nhân dân của
chính quyền đƣợc thể hiện rõ nét, chính quyền các cấp còn thƣờng xuyên
phê bình và tự phê bình, thực sự cầu tiến nên nhân dân ngày càng tin tƣởng
vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền. Chính vì vậy mà mối quan hệ
giữa chính quyền với nhân dân ngày càng thêm gắn bó.
Sau khi hiệp định Giơne đƣợc kí kết (22/7/1954), cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi. Từ đây nhân
dân miền bắc nói chung, nhân dân hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây nói riêng
đƣợc giải phóng và bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thƣơng chiến tranh
khôi phục và từng bƣớc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội làm hậu thuẫn
cho cuộc đấu tranh thống nhất nƣớc nhà.
Đến tháng 4/1964 nhân dân hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây đã tiến hành
bầu cử Quốc hội, nhằm cử những đại diện tiêu biểu của nhân dân hai tỉnh
vào bộ máy lãnh đạo chung của cả nƣớc và nói lên tiếng nói của nhân dân.
Tổng số đại biểu của hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây trúng cử là 24 ngƣời,

trong đó Nữ là 5 đại biểu, các đại biểu dân tộc ít ngƣời là 5. Cho đến năm
1965 khi thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, hai Đảng bộ Hà
Đông và Sơn Tây đƣợc hợp nhất cùng ổn định về mặt hành chính và hệ
thống chính quyền của hai tỉnh khi hợp nhất.
Tiểu kết:
Sự hợp nhất giữa hai tỉnh Hà Đông – Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây dẫn
đến sự ra đời của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Tây. Tỉnh Hà Tây khi
sáp nhập có 311 xã, 14 huyện và 2 thị xã. Dân số khi hợp nhất có 1.333,616
nhân khẩu. Đảng bộ Hà Tây khi hợp nhất có 27.000 đảng viên, sinh hoạt ở
1.056 chi bộ đảng thuộc 16 huyện, thị ủy và Đảng ủy trực thuộc tỉnh. Cử
đồng chí Bạch Thành Phong làm chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh, đồng

18


chí: Nguyễn Hữu Thụ, Nguyễn Lễ, Trần Hải, Minh Đạt, Lê Thị Bình làm
phó chủ tịch.
Nhƣ vậy, năm 1965 là năm hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây
thành tỉnh Hà Tây, cũng chính là sự hợp nhất của hai Đảng bộ Hà Đông –
Sơn Tây. Chắc chắn với cƣơng lĩnh đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc thì
Đảng bộ Hà Tây sẽ giành đƣợc những thắng lợi quan trọng trên tất cả các
mặt. Hơn nữa, Hà Tây là tỉnh có truyền thống cách mạng lâu đời, những
thành quả mà Đảng bộ nhân dân Hà Tây có đƣợc gắn liền với sự lãnh đạo
của Đảng và phát huy đƣợc vai trò trong hệ thống chính quyền từ tỉnh đến
xã. Những thành quả đó là tiền đề mà Đảng bộ và nhân dân Hà Tây bƣớc
vào thời kỳ mới: Thời kỳ tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc
Mỹ xâm lƣợc.
1.2. Chủ trƣơng, quá trình chỉ đạo xây dựng và củng cố chính quyền
của Đảng bộ tỉnh Hà Tây giai đoạn 1965 -1971.
1.2.1. Chủ trương chung của Đảng.

Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng vì đó là “vấn
đề quyết định tất cả mọi cái trong sự phát triển của cách mạng”.[ 18,54]
Trong lịch sử nƣớc ta ghi dấu sự tranh đấu anh dũng của biết bao thế
hệ, bằng cuộc cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã giành đƣợc chính
quyền, bằng chính cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã giữ đƣợc
chính quyền và luôn ra sức kiện toàn nó. Kiện toàn chính quyền với nƣớc
ta là làm cho nó mạnh mẽ, sắc bén để chống đế quốc xâm lƣợc và tay sai
của chúng, xây dựng một nƣớc Việt Nam dân chủ, độc lập và giàu mạnh.
Bằng thực tiễn lịch sử đã minh chứng chính quyền nƣớc ta là thành quả của
cách mạng tháng Tám, chính quyền của chúng ta là chính quyền dân chủ
nhân dân. Chính quyền là công cụ cách mạng mạnh mẽ, sắc bén, để thực
hiện chế độ dân chủ nhân dân.

19


Cùng với sự phát triển chung của cách mạng, công tác kiện toàn bộ
máy chính quyền địa phƣơng đƣợc Đảng và Chính phủ ta đặc biệt coi
trọng. Một mặt do yêu cầu chủ quan về mở rộng quyền tham gia quản lý
nhà nƣớc của nhân dân ngày càng cao, mặt khác nhiệm vụ xây dựng, phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội hết sức khó khăn vì vậy cần động viên phát
huy vai trò của nhân dân. Hơn nữa, bộ máy chính quyền địa phƣơng trong
giai đoạn 1965- 1971 chƣa có những thay đổi rõ rệt. Nhiệm vụ đặt ra là
phải tiếp tục kiện toàn và kiên quyết thực hiện việc mở rộng quyền hạn cho
các địa phƣơng, thực hiện nhiệm vụ phân cấp quản lý toàn diện và từng
bƣớc vững chắc.
Đặc điểm chung của bộ máy chính quyền địa phƣơng ở miền Bắc giai
đoạn 1965 – 1971 bao gồm 4 cấp: khu, tỉnh, huyện, xã. Bộ máy chính
quyền địa phƣơng đã thể hiện tốt vai trò của mình trong quá trình đƣa miền
Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ hậu phƣơng

với tiền tuyến miền Nam. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng và Nhà nƣớc ta
đã có hàng loạt các chủ trƣơng, biện pháp nhằm kiện toàn bộ máy chính
quyền địa phƣơng, trong đó việc hợp nhất một số tỉnh để phù hợp với tình
hình mới cũng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta điều chỉnh.
Trong thực tế, ta nhận thấy rằng bộ máy chính quyền chung của cả
nƣớc là một khối thống nhất nhƣng để tạo thành một khối thống nhất ấy là
sự gắn kết của mỗi địa phƣơng. Do vậy, cái riêng của mỗi địa phƣơng đều
có những tác động nhất định tới cái chung của bộ máy nhà nƣớc. Chúng ta
không thể áp dụng những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc một cách dập
khuôn, máy móc bởi mỗi vùng miền lại mang những đặc điểm khác nhau vì
vậy mà các chính sách cần có sự mềm dẻo, có những thay đổi phù hợp, để
những chính sách khi đi vào thực tế mang lại hiệu quả cao nhất. Tất cả

20


những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc là đem lại cuộc sống ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân, xây dựng một đất nƣớc giàu mạnh - văn minh.
Trong giai đoạn 1965 – 1971, là giai đoạn lịch sử mà chiến tranh lan ra
cả nƣớc. Miền Bắc vừa là hậu phƣơng lớn nhƣng đồng thời phải đấu tranh
chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vai trò của chính quyền địa
phƣơng có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng. Công tác xây dựng
củng cố chính quyền giai đoạn này đã nhanh chóng đƣợc thực hiện, cụ thể
là tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp.
Ngày 20/1/1965, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng ra thông tƣ số
115/TTTW về việc lãnh đạo bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành
chính các cấp.
Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử ba cấp đạt kết quả tốt , ngày 18/12/1965,
Bộ nội vụ đã ra Thông tƣ số 01/NV về việc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh,
huyện, thị xã, xã, thị trấn. Thông tƣ đã xác định các cấp, các ngành, địa

phƣơng cần làm tốt những việc nhƣ sau:
Thứ nhất về công tác tuyên truyền, giáo dục tƣ tƣởng: Việc giáo dục
cho cán bộ và nhân dân thấm nhuần chính sách của Đảng trong việc bầu cử,
nắm đƣợc tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân, hiểu đƣợc quyền lợi
và nghĩa vụ của ngƣời công dân trong việc tham gia quản lý nhà nƣớc, xây
dựng chính quyền và nắm vững nguyên tắc, thể lệ bầu cử…là vấn đề mấu
chốt có tính chất quyết định kết quả bầu cử. Vì vậy, các ngành, các cấp cần
mở đợt học tập tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công nhân viên, bộ đội,
nhân dân bằng mọi hình thức, mọi phƣơng tiện cho thật sôi nổi khí thế tƣng
bừng phấn khởi trong cán bộ, công nhân viên, nhân dân sẵn sàng làm tròn
nhiệm vụ của đơn vị và của địa phƣơng.
Việc tuyên truyền và giáo dục tƣ tƣởng phải làm liên tiếp từ khi công
bố ngày bầu cử cho tới khi kết thúc cuộc bầu cử, có kế hoạch cụ thể cho

21


từng thời gian, từng bƣớc công tác bằng nhiều hình thức thích hợp…Nội
dung tuyên truyền, học tập phải thiết thực gắn với công tác trọng tâm nhƣ
sản xuất, tình hình thực tế về hoạt động của Hội đồng nhân dân ở địa
phƣơng.
Cần đặc biệt coi trọng việc tổ chức cho Hội đồng nhân dân các cấp
kiểm điểm và báo cáo với cử tri về sự hoạt động của Hội đồng nhân dân
trƣớc khi hết nhiệm kỳ theo nhƣ hƣớng dẫn trong công văn số 04-TC-Hội
đồng nhân dân ngày 3/1/1965, nhằm nâng cao trình độ giác ngộ và ý thức
trách nhiệm của đại biểu và cử tri trong cuộc bầu cử.
Ngoài ra sau ngày bầu cử cần có kế hoạch khuếch trƣơng thắng lợi của
cuộc bầu cử và kết quả của việc kiểm điểm và báo cáo với cử tri về sự hoạt
động của các cấp. Hội đồng nhân dân trong khóa trƣớc, lấy những thắng lợi và
kết quả đó làm nội dung cho việc tuyên truyền trong nhân dân nhằm tăng

cƣờng mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với nhân dân, nâng cao hơn nữa ý thức
trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nƣớc, xây dựng
chính quyền.
Thứ hai là về việc chấp hành nguyên tắc thể lệ bầu cử: Trong cuộc bầu
cử Hội đồng nhân dân các cấp lần này, vẫn áp dụng những nguyên tắc thể lệ
đã đƣợc quy định trong pháp lệnh về việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp và Thông tƣ số 09/NV ngày 20/2/1961 của Bộ Nội Vụ hƣớng dẫn thi
hành pháp lệnh, nhƣng cuộc bầu cử lần này có khó khăn phức tạp hơn vì bầu
nhiều cấp cùng một thời gian, nên việc áp dụng những nguyên tắc thể lệ cần
đƣợc chú trọng hơn.
Để đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc thể lệ bầu cử các cấp,
các ngành cần tăng cƣờng giáo dục cán bộ và nhân dân đề cao ý thức tôn
trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa nắm vững nguyên tắc thể lệ bầu cử, Uỷ
ban hành chính và các tổ chức phụ trách bầu cử các cấp nhƣ hội đồng bầu

22


×