Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

chủ trương của đảng trong quan thương mại việt nam liên bang nga tu nam 1991 den nam 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THÙY DUYÊN

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THÙY DUYÊN

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN THỊNH

Hà Nội - 2012




MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU ......................................................... 1
MỞ ĐẦU............................................................................................... 3
NỘI DUNG ......................................................................................... 14
Chương 1 ............................................................................................ 14
CHỦ TRƢƠNG DUY TRÌ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
- LIÊN BANG NGA CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1991 - 1995.................... 14
1.1 Những điều kiện cho việc duy trì quan hệ thƣơng mại Việt Nam Liên bang Nga............................................................................................. 14
1.1.1. Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Liên bang Nga - quốc
gia kế tục Liên Xô ........................................................................................ 14
1.1.2 Những lợi ích của Việt Nam khi quan hệ thương mại với Liên
bang Nga ..................................................................................................... 20
1.2 Chủ trƣơng của Đảng trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam Liên bang Nga giai đoạn 1991 - 1995......................................................... 23
1.2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga trước năm 1991
..................................................................................................................... 23
1.2.2 Chủ trương của Đảng về quan hệ thương mại Việt Nam - Liên
bang Nga giai đoạn 1991 - 1995.................................................................. 34
1.2.3 Quá trình thực hiện chủ trương ................................................ 40
Chương II ........................................................................................... 61
CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT
NAM - LIÊN BANG NGA CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1996 - 2000 ........ 61
2.1 Bối cảnh quốc tế và nhu cầu thúc đẩy quan hệ hợp tác thƣơng
mại Việt Nam - Liên bang Nga .................................................................. 61


2.2 Chủ trƣơng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Liên
bang Nga của Đảng .................................................................................... 67

2.3 Quá trình thực hiện chủ trƣơng .................................................. 76
Chương 3 ............................................................................................ 98
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................... 98
3.1 Một số nhận xét ............................................................................ 98
3.1.1. Thành tựu.................................................................................. 98
3.1.2. Hạn chế . ................................................................................. 103
3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu ...................................................... 107
KẾT LUẬN ...................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 118


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

of Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Association
Southeast

Asian

Nations
ARF

ASEAN

Regional Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN

Forum
CIF


FOB

Cost,

Insurance

and Giá hàng hóa bao gồm cước phí bảo

Freight

hiểm và cước vận chuyển

Free On Board

Giá hàng hóa giao tại cảng xuất
khẩu ( chưa tính phí bảo hiểm và
phí vận chuyển đến nước nhập
khẩu)

L/C

Letter of Credit

Tín dụng thư

VCB

Vietcombank


Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

1


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU
Bảng 1.1: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Liên Xô giai
đoạn 1986 – 1990
Bảng 1.2: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Liên Xô
Bảng 1.3: Tỷ trọng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam


Liên bang Nga giai đoạn 1992 – 1995.
Bảng 1.4: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Liên bang Nga

giai đoạn 1992 – 1995

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác

định rõ vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại là động lực quan trọng để phát
triển kinh tế của đất nước. Đảng chủ trương đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại
theo hướng: “ Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa
phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù
hợp với điều kiện của nước ta” [ 93, tr. 198 ] và “ Chủ động và tích cực thâm
nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới,
duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ
hội mở rộng thị trường mới. Từng bước hiện đại hóa phương thức kinh doanh
phù hợp với xu thế mới của thương mại thế giới” [93, tr.200].
Liên Xô cũ vốn là một thị trường chính, có quan hệ kinh tế thương mại
từ lâu đời với Việt Nam. Từ năm 1991 do những biến cố về kinh tế, chính trị
Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là quốc gia kế thừa các quan hệ với Việt Nam
trong đó có quan hệ trên lĩnh vực thương mại. Trong tình hình mới quan hệ
hai nước đứng trước vô vàn khó khăn thách thức. Từ chỗ buôn bán với Liên
Xô trước đây chiếm từ 70 – 80% kim ngạch ngoại thương của Việt Nam thì
đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, con số này chỉ còn lại trên dưới 2%
.Việt Nam đã chuyển sang tập trung buôn bán với các quốc gia trong khu vực.
Nhưng trên thực tế buôn bán của Việt Nam với các nước châu Á cũng có
nhiều trở ngại bởi cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa khá tương đồng. Đặc biệt
từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á năm 1997 bắt đầu từ
Thái Lan sau đó đã nhanh chóng lan sang các nước khác đã làm cho kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường khu vực bị giảm sút. Trong khi
đó, Liên bang Nga vẫn là một thị trường rộng lớn và giàu tiềm năng để Việt

3


Nam có thể đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa để phát triển huy lợi thế so
sánh của mình. Đây cũng là một thị trường quen thuộc nên việc tiếp tục quan
hệ buôn bán sẽ dễ dàng hơn so với việc đi tìm một thị trường mới.

Cùng với quá trình cải cách ở Nga, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đòi
hỏi cả Việt Nam và Nga cần mở rộng các mối quan hệ trong đó có quan hệ
thương mại vì lợi ích thiết thực của mỗi nước. Trước đòi hỏi cấp bách của
thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu mở rộng quan hệ thương mại
Việt Nam - Liên bang Nga, việc nghiên cứu " Chủ trương của Đảng trong
quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000"
có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Thông qua việc nghiên cứu
chủ trương của Đảng trong thời kỳ này giúp chúng ta thấy được thực trạng
khó khăn của quan hệ thương mại giữa hai nước thời kỳ 1991 – 2000 và
những nỗ lực của Đảng trong việc khôi phục và phát triển quan hệ giữa hai
nước nói chung và quan hệ trên lĩnh vực thương mại nói riêng lên tầm hợp tác
chiến lược, để từ đó giúp chúng ta có thêm một số bài học kinh nghiệm để
phát triển hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga là một mối quan hệ truyền
thống và lâu đời. Hiện nay quan hệ hợp tác giữa hai nước đã được nâng lên
tầm quan hệ hợp tác chiến lược vì vậy nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam
và Liên bang Nga nói chung và quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực thương
mại nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước với nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Bùi Huy Khoát, Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga: Hiện trạng
và triển vọng, Nxb Khoa học – Xã hội, Hà Nội, 1995. Công trình này đã phân
tích và đánh giá quan hệ kinh tế giữa hai nước kể từ khi Việt Nam và Liên Xô
chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao kể từ năm 1955 đến khi Liên Xô tan rã

4



và quan hệ giữa Việt Nam – Liên bang Nga. Tác giả đã xem xét chiến lược
đối ngoại của cả hai nước từ đó đề xuất giải pháp để đưa quan hệ hợp tác kinh
tế Việt Nam – Liên bang Nga lên tầm cao mới trong bối cảnh và vị thế mới
của mỗi quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Nguyễn Xuân Sơn, Về mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong giai
đoạn hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. Tại đây, tác giả đã
khái quát được thực trạng mối quan hệ giữa hai nước trên nhiều phương diện,
đặc biệt là sau khi Liên Xô tan rã, trên cơ sở đó làm rõ những vấn đề đặt ra
nguyên nhân của những hạn chế trong quan hệ hai nước trong bối cảnh quốc
tế mới, từ đó có những giải pháp để tiếp tục phát triển quan hệ hai nước tương
xứng với tầm là đối tác chiến lược của nhau.
Võ Đại Lược, Lê Bộ Lĩnh, Quan hệ Việt - Nga trong bối cảnh quốc tế
mới, NXB Thế giới, Hà Nội, 2005. Tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản
như: xu hướng gia tăng hợp tác kinh tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
trong bối cảnh quốc tế mới, Tổng quan, phân tích và đánh giá những thay đổi
về chính trị của Liên bang Nga và Việt Nam trong thời kỳ hậu Xô Viết có sự
so sánh giữa hai nước, đặc biệt là đường lối đối ngoại của Liên bang Nga và
quan hệ của Liên bang Nga với các nước đối tác và khu vực; quan hệ Việt
Nam - Liên bang Nga được phân tích từ hiện trạng của quan hệ đầu tư,
thương mại, hợp tác khoa học, giáo dục, để thấy được tiềm năng và những
vấn đề đặt ra, từ đó đưa ra những nhận xét và khuyến nghị nhằm phát triển
quan hệ giữa hai nước trên một số lĩnh vực. Ở đây quan hệ thương mại Việt
Nam - Liên bang Nga chỉ được xem xét như một khía cạnh trong bức tranh
tổng thể quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trên nhiều lĩnh vực.
Nguyễn Đình Hương, Chuyển đổi kinh tế ở Liên bang Nga lý luận, thực
tiễn và bài học kinh nghiệm, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. Các nhà
nghiên cứu và các nhà kinh tế học Việt Nam và Liên bang Nga đã làm rõ

5



những giai đoạn của nền kinh tế chuyển đổi, tính quy luật và khái quát một số
mô hình lý luận về chuyển đổi ở Liên bang Nga. Kết quả nghiên cứu đã tập
trung vào những vấn đề cụ thể của quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Liên
bang Nga như: tư nhân hóa, phát triển thị trường đất đai, lao động, tài chính,
các chính sách, tiền tệ, chống lạm phát và giải quyết các vấn đề xã hội. Triển
vọng của nền kinh tế Liên bang Nga cũng được nghiên cứu và dự báo. Trên
cơ sở nghiên cứu, các tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm cho những quốc
gia chuyển đổi khác.
Có những tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về Liên bang Nga,
trong đó phải kể đến Nguyễn Quang Thuấn: Nguyễn Quang Thuấn, Liên bang
Nga quan hệ kinh tế đối ngoại trong những năm cải cách thị trường, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999 . Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích và
đánh giá thực trạng, đường lối, chiến lược và triển vọng quan hệ kinh tế đối
ngoại của Liên bang Nga với một số nước và khu vực trong những năm 90
của thế kỷ XX, cùng những ảnh hưởng của những nhân tố bên trong và bên
ngoài đến sự phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Liên bang Nga. Những
quan điểm mới, nội dung và xu hướng phát triển trong quan hệ kinh tế đối
ngoại của Liên bang Nga ở cuối thập niên 90 cũng đã được khắc họa trong
công trình nghiên cứu này.
Tiếp theo đó là: Nguyễn Quang Thuấn, Quan hệ Nga – ASEAN trong bối
cảnh quốc tế mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007. Trong công trình,
tác giả đã phân tích các nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Liên bang
Nga trong đó có cả các nhân tố khu vực và thế giới và đồng thời cũng khẳng
định quan hệ giữa hai nước còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của
hai bên.
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga:
Lịch sử - Hiện trạng và triển vọng, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội,


6


2010 . Các bài phát biểu trong hội thảo là sự tập trung đánh giá thực tiễn quan
hệ kinh tế, ngoại giao, thương mại giữa Việt Nam với Liên Xô và Liên bang
Nga qua các thời kỳ lịch sử. Các bài viết đã khẳng định tầm quan trọng mang
tính đối tác chiến lược của mỗi nước trong quan hệ đối ngoại; vai trò của mối
quan hệ giữa hai nước đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước cũng
như vị thế của mỗi bên trong chiến lược đối ngoại của mỗi quốc gia, từ đó
đưa ra các khuyến nghị nhằng tiếp tục phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai
nước đặc biệt là quan hệ trên lĩnh vực thương mại trong điều kiện mới.
Trịnh Thị Thanh Thủy, Quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt
Nam - Liên bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ
kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007. Trong luận án, tác
giả đã trình bày được nhiều vấn đề trong quan hệ thương mại Việt Nam - Liên
bang Nga như cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại quốc tế
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; Về thực trạng quan
hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga trong giai đoạn 1992 - 2005 từ đó
đưa ra những giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang
Nga.
Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của tác giả Đỗ Minh Hạnh về
Bối cảnh và các giải pháp nhằm khôi phục và phát triển thị trường Liên bang
Nga năm 1995. Tác giả đã phân tích thị trường Liên bang Nga từ khi Liên Xô
tan rã, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên Xô trước năm 1990 và
thực trạng quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga từ năm 1991 – 1999 và từ đó
đưa ra những kiến nghị để khôi phục và phát triển hơn nữa quan hệ giữa Việt
Nam và Liên bang Nga trong những giai đoạn về sau.
Ngoài những công trình đã kể trên thì đã có rất nhiều những bài nghiên
cứu, bài viết trên các báo và tạp chí về quan hệ Việt Nam và Liên bang Nga
trên nhiều lĩnh vực trong đó có hợp tác về thương mại: Nguyễn Văn Lan, “


7


Nhìn lại quan hệ Việt – Nga thời gian qua và một số vấn đề đặt ra hiện nay”,
Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 3/2004.; Nguyễn Hồng Nhung, “ Quan hệ hợp
tác Việt Nam – Liên bang Nga những nhân tố tác động”, Tạp chí nghiên cứu
châu Âu số 3/2004; Nguyễn Quang Thuấn, “ Quan hệ kinh tế thương mại Việt
Nam – Liên bang Nga : đối tác chiến lược trong thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên
cứu châu Âu số 1/2001; Nguyễn Quang Thuấn, “ Vài nét về chiến lược phát
triển kinh tế Liên bang Nga trong giai đoạn 2000 – 2010”, Nghiên cứu châu
Âu số 5/2002; Nguyễn Quang Thuấn, “ Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam
– Liên bang Nga hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 4/1998; Nguyễn
Quang Thuấn, “ Vài nét về quan hệ kinh tế Việt Nam với Liên Xô và một số
nước Đông Âu”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 4/2000; Nguyễn Thế Lực và
Nguyễn Thị Thủy, “ Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga từ năm 1991 đến
nay và triển vọng" , Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 1/2004; Nguyễn Hồng
Sơn, “ Quan hệ kinh tế Việt – Nga trong bối cảnh quốc tế mới”, Tạp chí
nghiên cứu châu Âu số 6 năm 2003; Nguyễn Phúc Khanh, “ Trang mới trong
quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại,
số 1/2002; Trần Nguyễn Tuyên, “ Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Liên bang Nga", Tạp chí khoa
học thương mại số 1/2003; Nguyễn Hoàng Giáp, “ Chuyển động trong quan
hệ Nga – ASEAN những năm 90 nhìn từ góc độ an ninh – chính trị", Tạp chí
nghiên cứu Châu Âu số 4/1998; Nguyễn Hoàng Giáp, Phan Văn Rân, “ Châu
Á – Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga", Tạp
chí nghiên cứu quốc tế số 4/1995; Nguyễn An Hà, “ Chuyển đổi sở hữu ở
Liên bang Nga: những vấn đề và triển vọng”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số
4/2002; Nguyễn An Hà, “ Liên bang Nga trong nền kinh tế thế giới trước
thềm thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 4/2000.


8


Các công trình nghiên cứu và bài viết nói trên đều phản ánh nhiều khía
cạnh trong mối quan hệ Việt Nam và Liên bang Nga. Tuy nhiên chưa có một
công trình nào đi sâu nghiên cứu về những chủ trương của Đảng trong việc
khôi phục và phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga nói chung
và trên lĩnh vực thương mại nói riêng đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi
mà thương mại đóng một vai trò vô cùng quan trong trong việc phát triển kinh
tế của đất nước cũng như khả năng tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia
với nhau.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng trong quan hệ thương mại
Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là để rút ra những ưu
điểm, hạn chế và một số bài học kinh nghiệm bổ ích, nhằm góp phần đẩy
mạnh mẽ và hiệu quả quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, hệ thống những tư liệu về chủ trương của Đảng trong lĩnh
vực kinh tế đối ngoại nói chung và trong chính sách thương mại với Liên
bang Nga nói riêng.
- Nghiên cứu, làm rõ những nội dung cơ bản trong chủ trương, đường
lối, chính sách phát triển thương mại của Đảng với Liên bang Nga và cách
thức tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối đó trong giai đoạn từ năm 1991
đến năm 2000.
- Từ thực tiễn quan hệ, tác giả sẽ so sánh quan hệ thương mại Việt Nam
Liên bang Nga với quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số quốc gia
khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ hay với quan hệ giữa Nga và một
số nước khác như: Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Indonesia, Philippin,


9


Malaysia, qua đó để thấy được thực trạng quan hệ Việt - Nga.
- Khái quát những thành tựu và hạn chế, trên cơ sở đó rút ra những bài
học kinh nghiệm trong quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga giai
đoạn từ năm 1991 đến năm 2000 để từ đó có thể đẩy mạnh hơn nữa quan
hệ thương mại giữa hai quốc gia trong những giai đoạn về sau.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga được thực hiện trên nhiều
lĩnh vực, song trong khuôn khổ chủ đề xác định, luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu:
Chủ trương của Đảng trong quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang
Nga giai đoạn 1991 - 2000,
Quá trình thực hiện hóa chủ trương và diễn biến của quan hệ thương
mại Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000
4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Về mặt nội dung, quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga là một
bộ phận trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Do vậy, hoạt động thương mại của Việt Nam với Liên Bang cũng chịu sự chi
phối bởi những chính sách chung về kinh tế đối ngoại cũng như những điều
chỉnh trong luật thương mại của Việt Nam.
Bên cạnh đó, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Liên bang Nga có
đặc thù riêng, là quan hệ buôn bán giữa hai quốc gia có quan hệ hữu nghị
truyền thống, hợp tác toàn diện trong lịch sử. Do vậy, về mặt nội dung, luận
văn chủ yếu tập trung nghiên cứu chủ trương và giải pháp của Đảng và quá
trình Đảng, Nhà nước Việt Nam tổ chức triển khai quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Liên bang Nga, cũng như diễn biến của mối quan hệ này.


10


Quan hệ thương mại có nội hàm rất rộng. Nó không chỉ là hoạt động trao
đổi của cải, hàng hóa, mà còn là trao đổi các dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v
giữa hai hay nhiều đối tác với nhau. Cho nên trong quá trình nghiên cứu,
Luận văn sẽ đề cập tới các vấn đề, các lĩnh vực đó.
Thêm vào đó, mối quan hệ này lại diễn ra ngay sau khi Liên Xô tan rã,
khi Việt Nam đang đi vào nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, hệ thống
cơ sở hạ tầng thương mại của hai quốc gia còn nhiều điều bất cập, chưa phù
hợp với thông lệ quốc tế và quan hệ buôn bán giữa hai nước trong tình hình
mới, nên Luận văn sẽ lưu tâm tới vấn đề này, sự nỗ lực từ phía Việt Nam
trong việc xây dựng hệ thống văn bản pháp quy cho hoạt động thương mại,
cũng như việc thành lập hệ thống ngân hàng để phục vụ cho khâu thanh toán
và trao đổi hàng hóa, ở vấn đề xử lý nợ giữa hai quốc gia…
Là một bộ phận của hoạt động kinh tế đối ngoại của Đảng, Nhà nước
Việt Nam, cho nên, để làm rõ nét quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang
Nga giai đoạn 1991 - 2000, trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sẽ đặt quan
hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga trong sự so sánh với quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và một số quốc gia khác, như với Trung Quốc, với
Nhật Bản, và với Mỹ ...., cũng như quan hệ thương mại giữa Nga với một số
quốc gia khác như : Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Philippin.
Về thời gian, trọng tâm nghiên cứu của luận văn bắt đầu từ năm 1991,
đó là năm mà Liên Xô tan rã, Liên bang Nga bước ra vũ đài quốc tế với tư
cách là một quốc gia độc lập. Liên bang Nga được kế thừa tất cả những quan
hệ của Liên Xô, do đó mà năm này cũng là thời điểm mà quan hệ thương mại
giữa Việt Nam và Liên bang Nga được chính thức thiết lập thay thế cho quan
hệ thương mại Việt Nam - Liên Xô trước đây. Mặt khác, vì tính liên tục của

luận văn nên tác giả dành một phần nhất định để trình bày hoạt động thương

11


mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong giai đoạn trước năm 1991. Năm
2000 là năm kết thúc vì đến năm 2000 thì trong quan hệ thương mại nói riêng
và trong quan hệ Việt Nam và Liên bang Nga nói chung đã có những bước
tiến quan trọng, được nâng lên tầm hợp tác chiến lược. Đến năm 2001, hai
nước đã ký Tuyên bố về quan hệ hợp tác chiến lược.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1. Nguồn tƣ liệu
Để hoàn thành đề tài " Chủ trương của Đảng trong quan hệ thương mại
Việt Nam - Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000", tác giả luận văn đã
luôn bám sát vào những chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế
đối ngoại cũng như những chủ trương của Đảng trong quan hệ thương mại với
Liên bang Nga thông qua những nguồn tư liệu đáng tin cậy đó là văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, văn kiện Đảng về thương mại và
dịch vụ, các chỉ thị, nghị quyết Trung ương trong thời kỳ này. Đồng thời, tác
giả cũng đã tiếp cận với những nguồn tư liệu gốc đó là các văn bản, hiệp định
về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong cùng giai đoạn
được lưu trữ tại các cơ quan Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Bên cạnh những nguồn tư liệu nói trên, tác giả cũng đã có sự tham khảo
từ những sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu của các tác giả về
những vấn đề có liên quan trên các báo, tạp chí.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
Luận văn sử dụng hai phương pháp chủ yếu và phối hợp hai phương pháp đó.
Đó là phương pháp lịch sử, phương pháp logic.
Ngoài ra, trong từng vấn đề cụ thể, luận văn sẽ sử dựng các phương

pháp khác, như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Những phương
pháp này được sử dụng trong quá trình phân tích về tỷ trọng, kim ngạch của

12


hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga giữa các
giai đoạn và trong so sánh quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga với
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số quốc gia khác.
6. Đóng góp của luận văn
Thành công của luận văn sẽ góp phần làm rõ những nỗ lực của Đảng
trong việc chủ động khôi phục, duy trì và phát triển quan hệ thương mại của
Việt Nam với Liên bang Nga; góp phần cung cấp thêm cứ liệu khoa học xung
quanh việc tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng trong việc phát triển
kinh tế đối ngoại nói chung và trong việc phát triển quan hệ thương mại với
Liên bang Nga nói riêng.
Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế về chủ trương và quá
trình thực hiện chủ trương của Đảng trong quan hệ thương mại Việt Nam Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000, luận văn cũng đã đưa ra một số
kinh nghiệm bổ ích để tiếp tục phát triển hơn nữa quan hệ thương mại Việt
Nam - Liên bang Nga trong những giai đoạn sau.
Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan
tâm tìm hiểu chủ trương của Đảng trong quan hệ thương mại Việt Nam - Liên
bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn được chia làm ba chương:
Chƣơng 1:

Chủ trƣơng duy trì quan hệ thƣơng mại Việt Nam -


Liên bang Nga của Đảng giai đoạn 1991 - 1995
Chƣơng 2: Chủ trƣơng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam Liên bang Nga của Đảng giai đoạn 1996-2000
Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm

13


NỘI DUNG
Chương 1
CHỦ TRƢƠNG DUY TRÌ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
- LIÊN BANG NGA CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 1995
1.1 Những điều kiện cho việc duy trì quan hệ thương mại Việt Nam Liên bang Nga.
1.1.1. Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Liên bang Nga quốc gia kế tục Liên Xô
Liên bang Nga bước ra vũ đài quốc tế sau “ chiến tranh lạnh” với tư cách
là quốc gia kế tục Liên Xô, Liên bang Nga được Liên Hợp Quốc đồng ý
chuyển giao chiếc ghế ủy viên thường trực Hội đồng bảo an vốn do Liên Xô
nắm giữ trước đây; Các đại sứ của Liên Xô cũ ở tất cả các nước được thừa
nhận là đại sứ Liên bang Nga mà không cần trình lại ủy nhiệm thư. Nga cũng
là nước được kế thừa phần lớn di sản quân sự, tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ
thuật và tiềm lực trí tuệ của Liên Xô trước đây, cộng với các yếu tố khách
quan khác thì Liên bang Nga có tất cả những nhân tố để cấu thành sức mạnh,
vị thế của một cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên, những khó khăn trong
những năm đầu của công cuộc cải cách thị trường vào thập niên 90, tình trạng
khủng hoảng về mọi mặt kinh tế - xã hội, những thách thức chồng chéo trên
tất cả các lĩnh vực thời kỳ hậu Xô viết đã đưa Liên bang Nga tụt hậu khá xa
so với các nước đang phát triển. Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn như vậy
nên chính quyền của Tổng thống B.Elsin đứng trước những vấn đề nan giải
trong việc thực thi chính sách đối nội, đối ngoại. Để đưa nước Nga sớm ra
khỏi khủng hoảng và tiếp tục duy trì vai trò cường quốc trên thế giới ban lãnh
đạo Nga đã thực hiện chính sách thân phương Tây, đồng thời từ bỏ các đồng

minh truyền thống với mong muốn hội nhập vào nền văn minh phương Tây vì
cho rằng Nga và các nước phát triển phương Tây có những giá trị chung.

14


Chính sách này một mặt để chứng tỏ cho thế giới rằng nước Nga quyết tâm
đoạn tuyệt với mô hình trong quá khứ và đi theo mô hình kinh tế thị trường
kiểu phương Tây. Mặt khác, chính sách này còn nhằm mục đích tìm kiếm
nguồn vốn, khoa học và công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý phương
Tây và các đối tác làm ăn mới. Chính sách đối ngoại được coi là hướng về
Đại Tây Dương này đã không được sự ủng hộ rộng rãi của các đảng phái, các
lực lượng chính trị ở Nga bởi vì phần nhiều những mục tiêu đặt ra đã không
đạt được, đặc biệt là về mục tiêu tìm kiếm nguồn viện trợ, vốn đầu tư và công
nghệ hiện đại để giải quyết vấn đề chuyển đổi nền kinh tế của nước Nga.
Đường lối nhượng bộ thỏa hiệp phương Tây đã làm cho Nga mất đi vai trò
của một trong những nước chủ yếu quyết định quá trình sắp xếp lại lực lượng
Châu Âu thời kỳ “ hậu Liên Xô”. Kết quả là các nước phương Tây nhiễm
nhiên giành được quyền xác định xu hướng, tính chất, nhịp độ của quá trình
đó. Mỹ, NATO và EU ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành
và củng cố hệ thống kinh tế, chính trị và an ninh mới ở Châu Âu. Họ không
xem Nga là kẻ thù song cũng không xem Nga là bạn bè, là đồng minh, thậm
chí còn không coi Nga là đối tác bình đẳng trong những vấn đề quốc tế và khu
vực mà cả hai bên cùng quan tâm. Thực chất Mỹ và các nước phương Tây
thực hiện một chính sách hai mặt, vừa hợp tác, vừa kiềm chế đối với Liên
bang Nga sau “ chiến tranh lạnh”.
Những bài học thất bại cay đắng của chính sách đối ngoại phiến diện,
chứa đầy ảo tưởng về thế giới phương Tây những năm đầu thập kỷ 90 đã thức
tỉnh ban lãnh đạo Nga. Có thể nói, từ năm 1994, Liên bang Nga đã bắt đầu có
những điều chỉnh quan trọng, căn bản có tính chất bước ngoặt trong chính

sách đối ngoại. Nội dung bao trùm của sự điều chỉnh ấy là lấy “ định hướng
Âu – Á” thay cho “định hướng Đại Tây Dương”. Chính sách này vừa xuất
phát từ “ bài học chết người” trong hoạt động đối ngoại những năm 1991 –

15


1993, vừa xuất phát từ nhận thức của ban lãnh đạo Nga về vị thế địa chính trị
đặc thù của nước Nga. Đó là một cường quốc Âu – Á với bản sắc lưỡng thể
Âu – Á nằm án ngữ giữa các cường quốc Đại Tây Dương cũ và các cường
quốc Châu Á - Thái Bình Dương mới. Chính vì vậy mà ban lãnh đạo Nga đã
xác định phải xây dựng một chính sách đối ngoại độc lập, năng động hơn,
đảm bảo tốt hơn lợi ích quốc gia ở Nga, trên cơ sở cân bằng mối quan hệ với
cả phương Tây, phương Đông lẫn phương Nam.
Ở châu Á Thái Bình Dương, khu vực ngày càng thu hút sự quan tâm của
Liên bang Nga là Đông Nam Á. Liên bang Nga ngày càng nhận thức sâu sắc
hơn những biến đổi to lớn và quan trọng ở khu vực Đông Nam Á sau chiến
tranh lạnh. Đặc biệt sự cải thiện quan hệ giữa hai nhóm nước Đông Dương và
ASEAN ( vốn thuộc ở hai cực đối đầu gay gắt thời kỳ chiến tranh lạnh ), và
sự phát triển kinh tế năng động của khu vực này đã tác động không nhỏ đến
sự thay đổi cách nhìn của Liên bang Nga trong quan hệ với các nước ASEAN,
đến sự điều chỉnh chính sách của Nga đối với khu vực. Bằng cách nâng tầm
quan hệ đối tác Nga – ASEAN lên một ưu tiên cao hơn trong chiến lược quốc
gia của nước Nga, nước Nga sẽ tăng cường sự hiện diện của mình trong việc
định hình môi trường địa – chiến lược khu vực Châu Á nói chung và Đông Á
nói riêng đang thay đổi hết sức nhanh chóng, và nhờ đó bảo đảm được những
lợi ích quốc gia mang tính chiến lược của Nga trong khu vực cũng như trên
thế giới.
Điểm đáng chú ý là bên cạnh việc mở rộng quan hệ song phương với
từng nước ASEAN, Liên bang Nga có những nỗ lực đáng kể trong việc phát

triển quan hệ đa phương với ASEAN, nhất là từ khi Nga trở thành một trong
18 nước tham gia Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ( ARF ) vào tháng
4/1994.

16


Trong quan hệ với Việt Nam, Liên bang Nga cũng có những sự điều
chỉnh quan trọng. Những năm đầu khi Liên Xô tan rã, quan hệ Việt – Nga trên
thực tế bị ngưng trệ. Về phía Liên bang Nga là do lúc đó họ trú trọng quan hệ
với các nước Châu Âu – Đại Tây Dương, nên gần như bỏ quan hệ với các
nước bạn bè truyền thống, còn về phía Việt Nam là do khó khăn trong việc
nhận diện đối tác mới. Tuy nhiên từ khi Liên bang Nga điều chỉnh chính sách
đối ngoại theo hướng “ cân bằng Đông – Tây”, quan hệ giữa Việt Nam và
Liên bang Nga cũng được cải thiện. Về phía Việt Nam, với những thành quả
của công cuộc đổi mới, chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa trên lĩnh vực
đối ngoại, Việt Nam đã đạt được những thắng lợi bước đầu quan trọng, từng
bước phá vỡ thế bao vây, cấm vận của Mỹ, hội nhập khu vực và quốc tế, bình
thường hóa quan hệ với các nước lớn, các tổ chức quốc tế quan trọng trên thế
giới. Trong điều kiện đó, việc duy trì và mở rộng quan hệ với Việt Nam sẽ tạo
thuận lợi cho quan hệ của Liên bang Nga với các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á.
Cùng với đó thì việc nhận thức lại một cách rõ ràng hơn vai trò, lợi thế
của mỗi bên trong chính sách đối ngoại và đối với sự phát triển của nhau đã
đưa tới nhu cầu quan hệ giữa Liên bang Nga và Việt Nam. Nhìn từ phía Việt
Nam, là nơi Liên Xô đã đầu tư, hỗ trợ hơn 10 tỷ Rúp chuyển đổi vào nhiều
ngành kinh tế chủ chốt, là nơi được Liên Xô đào tạo giúp đỡ một đội ngũ
đông đảo (hơn 3 vạn ) các nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên, các cán bộ quản lý,
… Với bề dày truyền thống trong quan hệ Xô – Việt khá toàn diện, hai nước
Nga – Việt am hiểu nhau khá rõ về phong tục tập quán, thị hiếu của thị trường

mỗi bên. Xét về địa-kinh tế, Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á có sự phát
triển năng động từ nhiều thập niên và đang hội nhập có hiệu quả trong quá
trình hợp tác liên khu vực. Mặt khác, các nước ASEAN cũng coi Việt Nam là
một kênh chuyển tiếp để thâm nhập thị trường rộng lớn của Nga. Trên bình

17


diện địa – chiến lược, Việt Nam án ngữ vị trí quan trọng ở Đông Nam Á, có
thể chi phối các tuyến đường hàng hải, hàng không huyết mạch đi qua biển
Đông. Hơn nữa, là đối tác truyền thống, thị trường Nga đã quen thuộc và
thích hợp với nhiều loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam như: sản phẩm
nông nghiệp nhiệt đới, hàng thủ công nghiệp… Bên cạnh đó Việt Nam cũng
có nhu cầu rất lớn về các máy móc thiết bị toàn bộ, nguyên – nhiên vật liệu
cho các cơ sở kinh tế, thiết bị quân sự do Liên Xô giúp đỡ trước kia.
Liên bang Nga tuy còn có nhiều khó khăn nhưng vẫn là một cường quốc
quân sự, lực lượng hải quân hùng mạnh, đặc biệt là hạm đội Thái Bình Dương
rất mạnh. Do đó, hải quân Nga cần có một nơi dừng chân trong thời gian
trước mắt để phục vụ công tác hậu cần, kỹ thuật. Với ý nghĩa này, cảng Cam
Ranh của Việt Nam là rất cần thiết đối với họ. Bên cạnh đó thì Nga cũng có
nhu cầu phát triển vùng viễn Đông rộng lớn, nhiều tiềm năng nhưng trình độ
phát triển lại thấp, trong khi Việt Nam có quan hệ truyền thống từ sớm với
vùng Viễn đông trên nhiều lĩnh vực.
Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN,
vì vậy điều tất nhiên là trong tổng thể đối ngoại của Liên bang Nga đối với
ASEAN thì Việt Nam sẽ chiếm một vị trí quan trọng. Việt Nam, với tư cách
không chỉ là thành viên của ASEAN mà còn là láng giềng của hai nước lớn là
Trung Quốc và Ấn Độ đang trên đà phát triển mạnh mẽ, có nhiều hải cảng
nước sâu, các đảo nổi ở khu vực tranh chấp biển Đông với tiềm năng dầu khí
lớn, lại nằm trên trục lộ giao thông huyết mạch của khu vực và quốc tế, nơi có

sự đan xen các thời cơ, thách thức của thời đại, nên hết sức nhạy cảm với sự
gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Chính sự cạnh tranh chiến
lược này đang làm tăng vị thế địa – chính trị của Việt Nam. Việt Nam có thể
trở thành “ đầu mối” của các nỗ lực hợp tác và liên kết kinh tế khu vực và thế
giới với tư cách là cửa ngõ ra biển cho vùng Tây Nam của Trung Quốc, cho

18


Lào, Campuchia và miền Bắc Thái Lan, và “ đầu cầu” trên đất liền, trên biển
và trên không giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, giữa Thái Bình Dương và
Ấn Độ Dương, giữa Âu – Mỹ và các nước trong khu vực. Do đó mà Việt Nam
trở thành đối tác hàng đầu của Nga trong khối ASEAN. Nga có lợi ích nhiều
mặt về kinh tế, an ninh, chính trị trong quan hệ với Việt Nam. Bộ trưởng
ngoại giao Nga A.Kozurev trước đây đã khẳng định: “ Nga vẫn luôn muốn
giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở mức nào đó, vai trò về chính trị đối
với Việt Nam” [ 94, tr.61 ]. Nga cho rằng việc phát triển quan hệ với Việt
Nam sẽ tạo điều kiện cho Nga phát triển cùng vị thế chiến lược ở Đông Nam
Á, nhất là khi Việt Nam đã là hội viên của ASEAN và tham gia ngày càng
đầy đủ các hoạt động của ASEAN. Thông qua quan hệ với Việt Nam, Nga có
thể tiếp cận với các bạn hàng khác ở ASEAN, Nga coi Việt Nam chính là cầu
nối để Nga có thể thâm nhập và ngược lại các nước ASEAN cũng muốn lợi
dụng “ địa bàn Việt Nam” để tìm hiểu khả năng hợp tác thực sự còn xa lạ với
phần lớn họ. Liên bang Nga có vị trí đáng kể trong hợp tác thương mại và đầu
tư ở Việt Nam, đặc biệt trong ngành năng lượng, khai thác dầu khí do được
thừa hưởng hầu như toàn bộ di sản hợp tác Xô – Việt trước đây. Đó là điều
kiện thuận lợi giúp Nga có thể từ “ đầu cầu Việt Nam” vươn ra hội nhập vào
các hoạt động kinh tế sôi động ở các nước ASEAN cũng như toàn bộ khu vực
Đông Nam Á. Như vậy, qua những phân tích trên ta có thể thấy trong tổng thể
chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với ASEAN thì vị trí của Việt

Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng
ngoại giao Nga A.Koruzev ( 7/1995 ) không chỉ thể hiện việc Nga quan tâm
tới Việt Nam, mà còn thể hiện sự tích cực, nỗ lực trong chính sách đối ngoại
của Liên bang Nga đối với ASEAN. Nga đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam –
một đầu cầu quan trọng để từ đó nối dài cây cầu quan hệ Nga – ASEAN bước
sang một giai đoạn mới.

19


Nga đã ký nhiều hiệp định kinh tế với Việt Nam tạo cơ sở pháp lý thúc
đẩy quan hệ thương mại phát triển. Với sự ủng hộ tích cực của Việt Nam tại
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ V ( 12/1995), Nga được công nhận trở
thành nước đối thoại đầy đủ của ASEAN. Đặc biệt từ khi E.Primakov được
cử giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao, Nga càng chú ý nhiều hơn đến vai trò
quan hệ của Việt Nam ở Đông Nam Á với tư cách là thành viên ASEAN.
Theo Maxulin A.I – Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga - Phó chủ tịch Quỹ
hòa bình với các nước SNG cho biết: “ Hiện nay Nga đang phát triển đường
lối ngoại giao với Việt Nam, điều chỉnh lại đường lối của Koruzev, tranh thủ
Việt Nam để mở rộng ảnh hưởng ở khu vực và giải quyết các vấn đề khủng
hoảng hiện nay” [ 94, tr 62 ].
1.1.2 Những lợi ích của Việt Nam khi quan hệ thương mại với Liên
bang Nga
Là quốc gia kế tục Liên Xô, trong giai đoạn đầu tuy gặp rất nhiều khó
khăn do khủng hoảng kinh tế, chính trị trong nước, song về cơ bản thì Liên
bang Nga vẫn là một cường quốc lớn và có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh.
Cho nên tiếp tục quan hệ thương mại với Liên bang Nga không chỉ duy trì
được mối quan hệ truyền thống, mà còn mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi
ích:
Thị trường Nga có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề đầu ra

cho nông nghiệp Việt Nam. Việt Nam hiện nay là một nước nông nghiệp với
hơn 75% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Vấn đề đầu ra, vấn đề
thị trường tiêu thụ sản phẩm kể cả trồng trọt và chăn nuôi luôn là yêu cầu cấp
bách. Trước khi Liên Xô chưa tan rã hàng năm Việt Nam đều xuất khẩu một
lượng lớn hàng nông sản sang Nga. Vùng Viễn Đông cùng với Xibêri liền kề
mênh mông của Liên bang Nga là nơi khí hậu không thuận lợi cho sản xuất

20


nông nghiệp, sản lượng thấp, giá thành cao, là nơi có nhu cầu lớn về nhập
khẩu nông sản. Vùng Viễn Đông của Nga không xa lắm. Vận tải đường
không và đường biển đều phục vụ tốt cho mậu dịch nông sản kể cả rau hoa
quả và thực phẩm tươi sống. Với điều kiện quốc tế thuận lợi hơn có thể phát
triển vận tải đường sắt và đường bộ cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam
sang vùng Viễn Đông và Xibêri của nước Nga. Hơn nữa, đối với vùng Viễn
Đông, Liên bang Nga nhập khẩu nông sản của Việt Nam tương đối thuận lợi
và rẻ hơn vì các nước Đông Bắc Á gần kề (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan) ít có tiềm năng về xuất khẩu nông sản. Đó đều là những nước công
nghiệp mới ít quan tâm đến phát triển nông nghiệp. Vùng Viễn Đông tương
lai sẽ là khu công nghiệp lớn của Nga. Chính vì vậy, nhu cầu về lương thực,
thực phẩm của vùng này là rất lớn và ngày càng tăng nhanh. Nếu biết khai
thác tốt tiềm năng này thì chắc chắn sẽ góp phần có hiệu quả xây dựng và
phát triển kinh tế đất nước.
Thị trường Nga được đánh giá là thị trường tương đối dễ tính. Nhu cầu
thị trường rất đa dạng, trong đó nhu cầu về hàng bình dân chiếm tỷ trọng lớn.
Vì vậy, hàng hoá của Việt Nam khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của dân
Nga. Đối với Việt Nam, Nga là thị trường truyền thống lâu đời. Trước khi
Liên Xô tan rã, Nga chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trong hoạt động ngoại thương việc tạo dựng một thị trường truyền thống và

duy trì nó là vô cùng quan trọng. Vì thị trường truyền thống mang lại khả
năng tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu hàng hoá một cách ổn định. Xuất khẩu
hàng hoá sang thị trường truyền thống giúp tiết kiệm được chi phí nghiên cứu
thị trường, tìm kiếm bạn hàng, giảm rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, giảm
các chi phí về giao dịch, ký kết hợp đồng do quan hệ bạn hàng quen thuộc nên
việc ký kết hợp đồng sẽ gọn nhẹ hơn nhiều, không nhất thiết gặp nhau để ký
kết mà có thể qua điện thoại hoặc fax… Tạo ra thị trường truyền thống là tạo

21


×