Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát huy vai trò thanh niên theo tư tưởng hồ chí minh tu nam 2001 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
PHÁT HUY VAI TRÒ THANH NIÊN
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
PHÁT HUY VAI TRÒ THANH NIÊN
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam


Mã số: 60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Liệu

Hà Nội - 2012
2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ THANH NIÊN
TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000 ...................... 16
1.1. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong
tiến trình cách mạng Việt Nam ................................................................. 160
1.1.1. Sự tiếp thu và kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin về vai trò thanh niên .................................................................... 160
1.1.2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên 22
1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
thanh niên trong tiến trình cách mạng ....................................................... 404
1.2.1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân .............................................................. 40
1.2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong những
năm từ 1986 đến năm 2000.................................................................. 4539
Chương 2: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO PHÁT HUY
VAI TRÒ THANH NIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM
2001 ĐẾN NĂM 2010 ................................................................................. 493
2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
thanh niên trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 .............................. 49
2.1.1. Bối cảnh lịch sử ........................................................................... 493

2.1.2. Chủ trương của Đảng về công tác vận động thanh niên từ năm
2001 đến năm 2005 .................................................................................. 51

4


2.1.3. Kết quả công tác vận động thanh niên của Đảng trong những năm
2001 – 2005.............................................................................................. 59
2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
thanh niên trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 .............................. 69
2.2.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................. 69
2.2.2. Chủ trương của Đảng trong việc phát huy vai trò thanh niên theo
tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2010 ................................ 77
2.2.3. Kết quả công tác vận động thanh niên của Đảng trong những năm
2006 – 2010.............................................................................................. 83
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ
YẾU ................................................................................................................ 98
3.1. Nhận xét chung..................................................................................... 98
3.1.1. Thành tựu ..................................................................................... 107
3.1.2. Hạn chế ........................................................................................ 115
3.2. Những kinh nghiệm và giải pháp chủ yếu ....................................... 1182
3.2.1. Những kinh nghiệm .................................................................... 1182
3.2.2. Một số giải pháp chủ yếu .............................................................. 120
KẾT LUẬN ................................................................................................ 1282
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 131

5


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CT:

Chỉ thị

CNH - HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CP:

Chính phủ

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

LHTN:

Liên hiệp thanh niên

NQ:

Nghị quyết

NXB:

Nhà xuất bản

TNCS:


Thanh niên Cộng sản

TNXP:

Thanh niên xung phong

TNTP:

Thiếu niên tiền phong

TƯ:

Trung ương

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhìn lại chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
có thể thấy rằng trong mỗi giai đoạn, mỗi chiến công đều có sự đóng góp to
lớn của các thế hệ thanh niên. Bởi lẽ, từ xưa đến nay thanh niên luôn được
coi là rường cột của đất nước, là tương lai của dân tộc và là hạnh phúc của
mỗi gia đình.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, thanh niên đã có những đóng góp
quan trọng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của

Đảng, đánh tan bè lũ thực dân, đế quốc giành lấy độc lập tự do để xây dựng
nên nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng như ngày hôm nay.
Với thế hệ trẻ, chiến tranh luôn là một thử thách khắc nghiệt. Nhưng
cũng qua chiến tranh, trước vận mệnh sống còn của cả dân tộc, những con
người trẻ tuổi của đất nước Việt Nam được tôi luyện, trưởng thành, năng lực,
phẩm chất cách mạng được bộc lộ rõ nét.
Là một bộ phận đông đảo trong xã hội và có tiềm năng to lớn, do vậy,
tạo dựng được cả một thế hệ thanh niên đ y hào khí, làm nên sự nghiệp vẻ
vang là thành quả đáng tự hào của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vai trò
lịch sử ấy của thanh niên đã được khơi dậy và phát triển ngay từ những năm
đ u thế kỷ XX khi Nguyễn Ái Quốc bắt đ u truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
về nước và chuẩn bị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã
vận dụng một cách sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về thanh niên, luôn xem
thanh niên như một t ng lớp xã hội đang trong quá trình hình thành và phát
triển về mọi mặt chính trị, đạo đức, thể chất và cả về thế giới quan. Cho nên

7


trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
luôn quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo nhằm phát huy vai trò, sức
mạnh của thanh niên. Người khẳng định: Tương lai dân tộc, tiền đồ của Tổ
quốc và sự thành công của cách mạng ph n lớn phụ thuộc vào việc giáo dục
và đào tạo thanh niên. Người chỉ rõ: “Thanh niên là người chủ tương lai của
nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một ph n lớn là do các
thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện
tại phải rèn luyện tinh th n và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị
cái tương lai đó” [50, tr.853]. Không chỉ nhận thấy vai trò lịch sử của thanh
niên trong kháng chiến, kiến quốc mà Người còn chỉ rõ vai trò quyết định của
thanh niên đến sự thành công của cuộc cách mạng XHCN sau này. Trong Di

chúc để lại, Người căn dặn: Đảng c n phải chăm lo giáo dục đạo đức cách
mạng cho thanh niên để đào tạo thanh niên trở thành những người kế thừa
xứng đáng sự nghiệp cách mạng xây dựng XHCN.
Ngày nay chiến tranh đã qua đi, cả dân tộc bước vào thời kì xây dựng
CNXH, đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu như Bác Hồ
đã từng mong m i. Trách nhiệm ấy lại được đặt lên vai thế hệ trẻ – những
chủ nhân tương lai của đất nước.
Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt nhằm phát huy tối đa tiềm
năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Nghị quyết
Hội nghị l n thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã chỉ rõ: Sự
nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước
theo con đường XHCN hay không, ph n lớn là tuỳ thuộc vào lực lượng thanh
niên.
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trong
những năm vừa qua đã thu được nhiều thắng lợi to lớn, tạo ra những tiền đề
c n thiết để đưa đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy
8


mạnh CNH - HĐH. Từ yêu c u thực tiễn của sự nghiệp cách mạng, đòi h i
Đảng không ngừng đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác thanh
niên. Đây là vấn đề vừa có tính nguyên tắc, vừa có tính thực tiễn sâu sắc,
đồng thời đáp ứng yêu c u cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và sự vận dụng của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới là để khẳng định sự đúng
đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc đánh giá vị trí, vai trò, trách
nhiệm của thanh niên đối với đất nước trong lịch sử cũng như trong giai đoạn
hiện nay. Qua đó nhằm phát huy ngày càng tốt hơn sức mạnh tiềm tàng của
tuổi trẻ cho sự phát triển và phồn vinh của đất nước. Với ý nghĩa đó, tác giả

chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát huy vai trò thanh niên
theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn thạc sĩ
Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên từ lâu luôn là một vấn đề thu hút
được sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều nhà khoa học. Trên cơ sở
những tư tưởng đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng một cách có hiệu
quả tiềm năng và sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Dù ở thời kỳ nào, Đảng cũng luôn quan tâm, tổ chức, vận động
thanh niên và thực tế cho thấy công tác này đã đạt được nhiều thành tựu,
đóng góp to lớn vào thắng lợi chung của cách mạng, trong đó phải kể đến
thời kỳ đổi mới đất nước. Do vậy, đã có nhiều công trình của các cá nhân, tổ
chức đề cập đến hoặc đi sâu phân tích, tổng kết ở một khía cạnh hay góc độ
nào đó thuộc lĩnh vực này. Có thể chia các công trình ấy theo các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất là những công trình nghiên cứu về thanh niên: Tác
phẩm Về thanh niên của Các Mác (Nxb. Sự thật, H.1978); Bàn về vai trò và
nhiệm vụ của thanh niên của Lênin và Stalin (Nxb. Sự thật, H.1959). Và vai
trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam như: Lê Duẩn với
9


tác phẩm Thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa (Nxb. Sự thật, H.1982); Dương Tự Đam: Tuổi trẻ Việt Nam với chủ
nghĩa yêu nước trong lịch sử dân tộc (Nxb. Thanh niên, H.2008); Thanh niên
với đạo đức cộng sản của Đào Tùng (Nxb. Thanh niên, H.1962); Lịch sử
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam
(1925 – 2004) (Nxb. Thanh Niên, H.2005), và Lịch sử Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (1925 - 2007) (Nxb.
Thanh Niên, H.2007) do Văn Tùng chủ biên
Những công trình nghiên cứu trên đây đã thể hiện được vai trò và

những đóng góp của thanh niên trong lịch sử dân tộc. Thông qua đó, công tác
vận động thanh niên của Đảng được đề cập đến một cách gián tiếp thông qua
những chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng.
Nhóm thứ hai là một số công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về thanh niên và vai trò của thanh niên; quá trình Đảng lãnh đạo sự nghiệp
đổi mới đất nước và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên trong
giai đoạn hiện nay: Trước hết thông qua những tác phẩm, bài nói, bài viết
của Hồ Chí Minh về công tác thanh niên: Thanh niên phải làm gì, Hồ Chí
Minh toàn tập, Tập 5 (Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2000); Thư gửi thanh niên,
Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6 (Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2000); Vì độc lập
tự do vì chủ nghĩa xã hội thanh niên ta hăng hái tiến lên (Nxb. Thanh niên,
H.1970); Về giáo dục và tổ chức thanh niên (Nxb. Thanh niên, H.2002); Về
vai trò và nhiệm vụ của thanh niên (Nxb. Sự thật H.1978); Thanh niên với
chủ nghĩa anh hùng cách mạng (Nxb. Thanh niên, H.1968)

Một số tác

phẩm đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên của các tác giả: Đoàn
Nam Đàn với Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, (Nxb. Chính trị
Quốc gia, H.2008), Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên (Nxb. Thanh niên,
H.1973); Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ của Đặng Xuân Ký

10


(Nxb. Thanh niên, H.1985); Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên
của Quang Vinh (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2002)
Về quá trình lãnh đạo của Đảng với sự nghiệp đổi mới có các Văn kiện
Đảng (Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2004), hay như tác phẩm Một số kinh
nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới do Nguyễn

Trọng Phúc chủ biên (Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2000)
Về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới có các công trình: Đào tạo thế hệ trẻ
của dân tộc thành những người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh,
sáng tạo của Phạm Văn Đồng (Nxb. Giáo dục, H.1969); Tập hợp đoàn kết
rộng rãi thanh niên vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh của Vũ Oanh (Nxb. Thanh niên, H.1995); Thanh niên với sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Hồ Đức Việt (Nxb. Thanh niên,
H.1996); Tập hợp đoàn kết thanh niên thông qua phong trào hành động cách
mạng trong thời kỳ đổi mới của Đặng Cảnh Khanh và Nguyễn Hồng Thanh
(Nxb. Thanh niên, H.1997); Bùi Đình Phong với Vận dụng và phát triển sáng
tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới (Nxb. Lao động, H.1997);
Đáng chú ý, g n đây có cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận
động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước (Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2001) do Nguyễn Văn Hùng, Ban Dân vận
Trung ương, chủ biên; Vấn đề thanh niên nhìn nhận và dự báo do Nxb.
Thanh niên sưu t m, giới thiệu và xuất bản tập 1 năm 1994, tập 2 năm 1995;
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam của
tác giả Tr n Quy Nhơn (Nxb. Thanh niên, H.2004)

Bộ sách Văn kiện Đảng

về công tác thanh niên, tập II (Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1974)
Các công trình nêu trên đã đề cập đến vị trí, vai trò, nhiệm vụ của
thanh niên trong tiến trình cách mạng, những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nội
dung được bàn đến nhiều nhất là công tác thanh niên của Đảng từ sau năm
11


1975 đến nay, đặc biệt tập trung vào thời kỳ đổi mới. Do vậy, nhiệm vụ của

luận văn là phải làm rõ hơn nữa sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh
niên của Đảng trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước từ năm 2001
đến năm 2010.
Nhóm thứ ba là một số kỷ yếu khoa học, bài báo, tạp chí, luận văn,
luận án liên quan tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và vận dụng của Đảng
trong sự nghiệp đổi mới: Các bài viết có nội dung liên quan đến đề tài luận
văn được đăng trên các tạp chí: Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Tạp chí Xây dựng
Đảng, Tạp chí Giáo dục lý luận, Tạp chí Lý luận chính trị, Tạp chí Lịch sử
Đảng, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Thông tin công tác tư tưởng lý luận, Tạp
chí Quản lý Nhà nước, Tạp chí Khoa học chính trị, Tạp chí Thanh niên, Tiền
phong, Tuổi trẻ
Bên cạnh đó còn có các luận văn, luận án: Tr n Thị Nhơn với đề tài Tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên và sự vận dụng của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H.2001), Tr n Thị Kim Dung với đề
tài Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức thanh niên Việt
Nam hiện nay (Luận văn Thạc sĩ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, H.2009); Nguyễn Quang Liệu với đề tài Cuộc vận động thanh niên
miền Bắc của Đảng Lao động Việt Nam (1965 - 1975) (Luận án tiến sĩ Lịch
sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, H.2010); Nguyễn Thu Trang với
Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và vận
dụng vào điều kiện hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Khoa học chính trị (Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, H.2008)

Giáo dục lý tưởng cách mạng cho

thế hệ trẻ Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới của Phạm Đình Nghiệp (Đề
tài khoa học mã số KTN 96-01, 1996)
Những công trình, những chuyên luận, bài viết nêu trên, dưới nhiều
cách tiếp cận trình bày khác nhau, đã làm sáng t thêm các vấn đề cụ thể về

12


vai trò của thanh niên đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Kết quả của những công trình này là tài liệu
tham khảo trong quá trình đánh giá về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
thanh niên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp CNH – HĐH đất
nước.
Như vậy, có thể khẳng định những công trình nghiên cứu liên quan đến
thanh niên, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và sự vận dụng của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã được công bố là rất đa dạng, phong phú dưới nhiều
góc độ, mức độ và nội dung khác nhau. Đó là những công trình nghiên cứu
công phu, nghiêm túc, có giá trị khoa học và thực tiễn của các học giả, các
nhà hoạt động chính trị, nhà nghiên cứu lịch sử.
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước chính là nguồn tài liệu
không nh , là những căn cứ, gợi ý quý báu, có giá trị giúp tôi tìm hiểu và
phát triển sâu sắc hơn, toàn diện hơn các vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ
Chí Minh về thanh niên và vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự
nghiệp CNH – HĐH đất nước (từ năm 2001 đến năm 2010).
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này tác giả muốn tìm hiểu một cách khái quát một
số vấn đề sau:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên để thấy được sự
quan tâm, chăm lo của Người đối với thế hệ trẻ.
- Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên của Đảng trong sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước (từ năm 2001 đến năm 2010). Thông qua đó,
khẳng định vai trò trực tiếp và tính chủ động, sáng tạo của Đảng trong quá
trình chỉ đạo, đề ra đường lối giúp thanh niên có điều kiện phát huy tiềm năng
của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ đó, giáo dục thanh niên tiếp
tục giữ vững truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
13


- Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh
niên trong cách mạng Việt Nam.
- Khái quát hệ thống quan điểm, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vai
trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam.
- Làm rõ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước (từ năm
2001 đến năm 2010).
- Tổng kết, nêu lên một số kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, phát huy
vai trò thanh niên của Đảng để vận dụng trong thời kỳ mới.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước của Đảng và nhân dân Việt Nam.
- Giới hạn thời gian: từ năm 2001 đến năm 2010.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và sự vận dụng, tổ chức, chỉ đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước (từ
năm 2001 đến năm 2010). Trên cơ sở đó, nhấn mạnh vai trò và sức mạnh,
tiềm năng to lớn của đội ngũ thanh niên hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
6.1. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận sử học, luận văn kết hợp với các phương
pháp khác như: phương pháp logic, thống kê, tổng hợp, so sánh nguồn tài
liệu, phân tích, đánh giá

để có thể tiếp cận vấn đề một cách bao quát nhất


và tổng hợp thông tin một cách đ y đủ nhất.
6.2. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và sự
vận dụng những tư tưởng đó của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp

14


CNH - HĐH đất nước (từ năm 2001 đến năm 2010), tác giả chủ yếu sử dụng
các nguồn tài liệu sau:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và vai trò của thanh niên.
- Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác vận động thanh niên
trong những năm 2001 đến năm 2010.
- Các văn kiện của Đảng từng thời kỳ.
- Nguồn tài liệu thành văn trên các sách, báo, tạp chí có liên quan đến
nội dung của luận văn.
- Các luận văn, luận án về tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và sự
vận dụng những tư tưởng đó của Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Những đóng góp của luận văn
- Bằng kết quả nghiên cứu, luận văn đề cập có hệ thống tư tưởng Hồ
Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam; những quan điểm
của Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở truyền thống dân tộc, chủ nghĩa Mác – Lênin
về vấn đề thanh niên và phát triển phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Đề cập đến quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về vai trò thanh niên trong lãnh đạo xây dựng đất nước. Nêu rõ
những nhiệm vụ đang đặt ra cho tổ chức Đoàn TNCS, Hội LHTN trong tập
hợp và phát huy vai trò thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Những kinh nghiệm bước đ u về phát huy vai trò thanh niên có ý nghĩa
lý luận và phương pháp luận cũng như chỉ đạo hoạt động thực tiễn cho công

tác vận động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH đất
nước.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài ph n mở đ u, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm 3 chương:

15


Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong tiến trình
cách mạng và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến
năm 2000
Chương 2: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát huy vai trò thanh
niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến năm 2010
Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu

Chương 1:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ THANH NIÊN
TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VÀ SỰ VẬN DỤNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vai trò thanh
niên trong tiến trình cách mạng Việt Nam
1.1.1. Sự tiếp thu và kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin về vai trò thanh niên
1.1.1.1. Quá trình tìm đến chủ nghĩa Mác – Lênin của người thanh
niên yêu nước Nguyễn Tất Thành
Hồ Chí Minh (1890 – 1969) tên thật là Nguyễn Sinh Cung, tự là Tất
Thành. Sinh ra trên mảnh đất xứ Nghệ giàu truyền thống, trong thời đại đ y
biến động, do vậy từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã sớm có lòng căm thù

giặc, nuôi ý chí đánh đuổi thực dân, giành độc lập tự do cho nhân dân.
Mặc dù rất khâm phục tinh th n yêu nước của các sĩ phu, văn thân, chí
sĩ xả thân vì nước, nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các
bậc tiền bối. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy lúc đó chưa gặp
chủ nghĩa xã hội, nhưng đã thể hiện t m vóc vượt xa những quan điểm cứu
nước đương thời về sự mẫn cảm của trí tuệ.
16


Ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiraal Latouche Tréville, từ Cảng Nhà
Rồng, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc thân yêu ra đi tìm đường cứu nước.
Hành trang người mang theo không có gì ngoài tấm lòng yêu nước và đôi bàn
tay lao động với quyết tâm tìm ra chân lý để trở về cứu dân, cứu nước kh i
kiếp đọa đày, nô lệ:
Từ đó người đi những bước đ u
Lênh đênh bốn biển với con tàu
Cuộc đời sóng gió trong than bụi
Tay đốt lò, lau chảo, thái rau
(“Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu)
Sau những năm bôn ba h u khắp các châu lục trên thế giới, cuối năm
1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
Ngày 18/6/1919, thay mặt “Hội những người Việt Nam yêu nước” tại
Pháp, Nguyễn Tất Thành gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân
An Nam đòi Chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ và quyền bình
đẳng của dân tộc Việt Nam.
Dưới bản yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Đây
là l n đ u tiên tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện.
Tháng 7 năm 1920, l n đ u tiên Nguyễn Ái Quốc được đọc bản “Sơ
khảo l n thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”
của Lênin được đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanité) – Cơ quan ngôn luận

của Đảng Cộng sản Pháp. Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc
con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào.
Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó Người nói: “Luận cương của
Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng t , tin tưởng biết bao! Tôi
vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên
như đang nói trước qu n chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ!
Đây là cái c n thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”
17


Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” [44, tr.127]
Từ ngày 25 đến ngày 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội
l n thứ XVIII Đảng Xã hội tại Thành phố Tua (Pháp) với tư cách là đại biểu
chính thức và duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương.
Tại Đại hội này, cùng những người cách mạng chân chính của nước
Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã b phiếu tán thành tham gia Quốc tế III - Quốc tế
Cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và
Người cũng trở thành người cộng sản Việt Nam đ u tiên. Đó là một sự kiện
chính trị vô cùng quan trọng trong đời sống cách mạng của Nguyễn Ái Quốc
và trong lịch sử cách mạng nước ta.
Nếu như cuộc đấu tranh của Nguyễn Ái Quốc tại hội nghị Vécxai năm
1919 mới là phát pháo hiệu thức tỉnh nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh
chống thực dân Pháp, thì việc Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
năm 1920 đã đánh dấu một bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay
đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người: Từ
chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin.
Cũng từ thực tế lao động, học tập, thâm nhập đời sống những người lao
động, phân tích tình hình chính trị thế giới, tiếp cận với chủ nghĩa Mác Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho cách
mạng Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản mà sau này Người đã đúc
kết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác

con đường cách mạng vô sản” [43, tr.314]
Từ 1920 – 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều cống hiến góp ph n
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng vô sản vào Việt
Nam, thúc đẩy sự phát triển của phong trào yêu nước, tạo ra những tiền đề
c n thiết cho sự ra đời một chính đảng vô sản ở Việt Nam, tiến tới giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.

18


Quá trình đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp thu ánh sáng của chủ
nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là
cống hiến đ u tiên có vai trò to lớn của người thanh niên yêu nước Nguyễn
Tất Thành cho cách mạng Việt Nam, góp ph n vận hành phong trào yêu nước
và phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đi đúng quỹ đạo.
1.1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò thanh niên
Một trong những phát hiện vĩ đại nhất của C.Mác là học thuyết về sứ
mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản hiện đại, một giai cấp đại biểu
cho lực lượng sản xuất tiên tiến và luôn luôn phát triển cùng với cuộc cách
mạng khoa học – kỹ thuật. Theo Mác, giai cấp vô sản chỉ được hình thành với
tư cách một giai cấp khi họ ý thức được địa vị và tương lai của họ: “... Những
công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng, tương lai của giai cấp công
nhân và do đó tương lai của nhân loại, hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục
thế hệ công nhân đang lớn lên” [35, tr.118]. Trong bối cảnh của xã hội tư bản
đương thời (cuối thế kỷ XIX), Mác cho rằng “C n phải giải thoát cho thanh,
thiếu niên kh i sự tác động có tính chất phá hoại của hệ thống hiện đại” [35,
tr.118]. Như vậy, chính Mác đã coi thanh niên là cội nguồn sự sống của dân
tộc và giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ chế dân tộc. Còn Ăngghen
đã đề xuất tư tưởng: Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện
thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. Ngay

khi mới 19, 20 tuổi, trong các thư gửi cho bạn bè, Ăngghen đã chế nhạo cái
nguyện vọng của những chàng trai, cô gái muốn sống bình lặng, muốn “giam
mình trong vương quốc của điền viên”, với thái độ “mũ ni che tai”, bàng
quan trước thời cuộc. Với lòng hứng khởi, với niềm tin vô hạn vào tiềm năng
của thế hệ trẻ ở Đức, Ăngghen nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ
th a mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động,
họ khao khát lập chiến công và vì sự đổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả máu
và cuộc đời mình. Thanh niên sẽ có đủ sức lực và tài năng để giải quyết
19


những mâu thuẫn đang nảy sinh trong đời sống của đất nước. Điều đáng lưu ý
là niềm tin ấy đã được nhen lên trong tâm trí của Ăngghen trong điều kiện
của chế độ quân chủ chuyên chế với lưỡi lê và họng súng. Vào năm 1845,
Ăngghen đã viết rằng, chính thanh niên nước Đức đòi h i phải thực hiện cuộc
cách mạng trong tương lai ở nước này.
Như vậy, Mác và Ăngghen luôn luôn gắn thanh niên với giai cấp công
nhân và đội tiên phong chiến đấu của họ. Ăngghen là người đ u tiên đưa ra
các quan niệm như: “đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản
quốc tế”, “đội hậu bị của Đảng” để gắn với thanh niên. Vào năm 1853, khi
Đảng của Mác đã khẳng định vị trí của mình trên vũ đài lịch sử, trong cuộc
đấu tranh quyết liệt chống lại những đạo luật đặc biệt của Bitxmac, Ăngghen
đã chỉ ra rằng: Chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng.
Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăngghen trong điều
kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã coi thanh niên là “nguồn sinh lực chiến đấu
của cách mạng”. Lênin đã luận giải những nguyên nhân làm xuất hiện phong
trào thanh niên, phát hiện ra những đặc điểm của nó và xác định mối quan hệ,
sự tác động qua lại giữa các tổ chức thanh niên với các Đảng Cộng sản. Đánh
giá rất cao tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ, Lênin không nghi ngờ về khả năng
hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ của cách mạng mà các thế hệ trước chưa

kịp hoàn thành. Ngay cuối thế kỷ XIX, Lênin đã viết: Người ta quan sát thấy
trong thanh niên công nhân một khát vọng nồng cháy không gì kìm hãm được
tới lý tưởng của dân chủ và CNXH. Lênin đã sớm nhìn thấy vai trò cách
mạng to lớn của thanh niên học sinh, sinh viên. Lênin thường xuyên nhắc nhở
những người bạn chiến đấu của mình rằng phải kiên trì đấu tranh để hợp nhất
phong trào học sinh, sinh viên thành một trào lưu chung theo tinh th n của
chủ nghĩa Mác cách mạng. Lênin cho rằng, thành công của phong trào thanh
niên chính là ở chỗ biết gắn liền nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác, tri
thức khoa học với sự tham gia trực tiếp của họ vào cuộc đấu tranh chính trị
20


của giai cấp vô sản. Muốn được như vậy c n phải tập hợp thanh niên lại
thành các tổ chức độc lập và tự quản, các tổ chức đó sẽ hoạt động dưới sự
lãnh đạo tư tưởng của Đảng Cộng sản – Đó là tổ chức Đoàn thanh niên.
Cuối năm 1920, nước Nga Xô viết đã trải qua ba năm nội chiến và can
thiệp nước ngoài khốc liệt. Trong bối cảnh đó, Đảng Bônsêvich Nga c n sự
tiếp sức của thế hệ thanh niên, do vậy việc giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ để
họ trở thành những lớp người xây dựng xã hội cộng sản đã trở thành mối
quan tâm lớn của Đảng.
Nhận thức sâu sắc rằng tương lai thuộc về thanh niên, Đảng phải lãnh
đạo Đoàn Thanh niên cộng sản thực sự trở thành đội xung kích tổ chức giáo
dục cộng sản cho thanh niên, nên ngay trong phiên họp đ u tiên, Đại hội III
toàn Nga của Đoàn TNCS Nga (họp từ ngày 2 đến ngày 10/10/1920), Lênin
đã đến dự và đọc bài diễn văn lịch sử: “Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên”. Bài
diễn văn này có tính chất cương lĩnh của Đảng trong việc giáo dục chủ nghĩa
cộng sản cho những người trẻ tuổi đang xây dựng cuộc sống mới.
Theo Lênin, xây dựng chủ nghĩa cộng sản là nhiệm vụ phức tạp hơn
nhiệm vụ lật đổ giai cấp tư sản, rằng tương lai của chủ nghĩa cộng sản thuộc
về thanh niên, thanh niên là người xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Người cho

rằng: “Thế hệ những người lao động được đào tạo trong xã hội tư bản chủ
nghĩa thì gi i lắm chỉ có thể giải quyết được nhiệm vụ phá hủy nền móng của
chế độ tư bản già cỗi và đặt được nền móng vững chắc, trên đó chỉ có thế hệ
khởi công trong những điều kiện mới, mới có thể xây dựng được” [53,
tr.354]. Như vậy tương lai của chủ nghĩa cộng sản thuộc về thanh niên. Nếu
không lôi cuốn được toàn thể qu n chúng thanh niên vào sự nghiệp xây dựng
xã hội mới thì sẽ không thể xây dựng được xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Nhiệm vụ của thanh niên và nhiệm vụ của Đoàn TNCS, theo Lênin đó
là học tập. Lênin đã chỉ cụ thể rằng: “Đoàn Thanh niên và toàn thể thanh niên

21


nói chung muốn đi theo chủ nghĩa cộng sản, thì đều phải học chủ nghĩa cộng
sản” [53, tr.357]. Nhiệm vụ chủ yếu của Đoàn TNCS là giáo dục ý thức và
trách nhiệm cộng sản cho thanh niên lao động bằng cách gắn chặt lý luận với
hoạt động thực tiễn xây dựng và bảo vệ CNXH. Nhiệm vụ ấy c n chi phối
toàn bộ hoạt động thực tiễn của Đoàn TNCS.
Đối với bản thân thanh niên phải có thái độ nghiêm túc nhất đối với
học tập. Họ không được theo lối học gạo, nhồi nhét kiến thức mà phải học
chủ nghĩa cộng sản theo lối nắm kiến thức về những sự việc cơ bản, am hiểu
mọi sự việc thực tế; các kiến thức thu nhận phải nghiền ngẫm trong ý thức,
phải được hấp thụ có phê phán; gắn liền từng bước học tập, giáo dục và rèn
luyện của mình với việc tham gia cuộc đấu tranh chung của tất cả những
người lao động. Vì vậy, “đã là đoàn viên của Đoàn Thanh niên thì phải đem
toàn bộ công tác và toàn bộ sức lực của mình ra phục vụ sự nghiệp chung.
Chính qua quá trình công tác như vậy, mà người thanh niên mới trở thành
người cộng sản chân chính được

, những kết quả thực tiễn giúp họ trở thành


những người cộng sản” [53, tr.357].
Quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học về thanh
niên và vai trò của thanh niên trong xã hội là cơ sở, nền tảng lí luận vững
chắc giúp chuyển biến về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, góp ph n quan
trọng vào việc hình thành hệ thống quan điểm của Người về vai trò thanh
niên trong cách mạng.
1.1.2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vai trò thanh
niên
Trong toàn bộ di sản lí luận của Hồ Chí Minh, ph n viết về thanh niên
được Người đề cập nhiều. Qua g n 50 bài nói, bài viết, thư gửi thanh niên của
Hồ Chí Minh chúng ta thấy được sự quan tâm, chăm sóc và sự tin tưởng của
Bác với thế hệ trẻ Việt Nam.

22


Trước Hồ Chí Minh có nhiều nhà yêu nước thấy được vai trò của thanh
niên đối với công cuộc giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Tiêu biểu là Phan Bội Châu với cuộc vận động thanh niên tham gia phong
trào Đông Du, tổ chức Việt Nam Quang phục hội

Tuy nhiên, Phan Bội

Châu mới chỉ nhận thấy được t m quan trọng của việc khơi dậy lòng căm thù
giặc, ước mơ giải phóng dân tộc của t ng lớp thanh niên thời bấy giờ, chứ
chưa nhận thức một cách toàn diện về vai trò to lớn của thanh niên, việc c n
phải giác ngộ, giáo dục và tổ chức thanh niên trước khi đưa họ vào trận tuyến
đấu tranh trực diện với kẻ thù.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh ngoài việc tìm thấy con đường cứu nước đúng

đắn cho dân tộc, đồng thời Người cũng xác định đúng đắn lực lượng cách
mạng Việt Nam. Bác chỉ rõ: lực lượng cánh mạng bao gồm toàn thể qu n
chúng bị áp bức và những người tiến bộ, cách mạng là việc chung chứ không
phải là việc của một hai người, trong đó công nông là gốc của cách mạng, là
đội quân chủ lực của cách mạng. Trong lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh
sớm nhận thấy vị trí vai trò của thanh niên – đó là lực lượng đông đảo, trẻ
kh e, hăng hái, có lý tưởng, sẵn sàng xả thân trở thành một động lực chủ yếu
của cách mạng.
Như vậy, Hồ Chí Minh là người Việt Nam đ u tiên có cách nhìn biện
chứng về thanh niên. Cách nhìn đó được hình thành bởi nhiều yếu tố: sự trải
nghiệm của bản thân, việc nghiên cứu lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
Hơn nửa thế kỷ hoạt động, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến lớp trẻ của dân
tộc, luôn đánh giá cao tiềm năng to lớn, vai trò, vị trí trọng yếu của thanh
niên trong sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, Người đã dành nhiều thời gian, dồn
tâm lực để gieo m m cách mạng vào lớp người trẻ tuổi Việt Nam, không
ngừng đào tạo và bồi dưỡng hết thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên
khác. Từ đó đã hình thành một hệ thống những quan điểm của Hồ Chí Minh
về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam.
23


1.1.2.1. Thanh niên là lực lượng có tiềm năng cách mạng to lớn
Từ những thập niên đ u của thế kỷ XX, khi đang bôn ba tìm đường
cứu nước, thông qua thực tiễn của phong trào công nhân, phong trào cách
mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới, trong đó có cả Việt
Nam, Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy được những ưu điểm, những phẩm chất
quý báu và khả năng cách mạng to lớn của thanh niên. Đó là sự hăng hái, tiên
phong, không ngại gian khổ, khó khăn, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách
mạng: “Thanh niên cộng sản làm việc rất nỗ lực, rất hy sinh. [
khóa ở Tàu, vận động ở Cao Ly, bãi công ở Anh


] Việc bãi

, Cộng sản thanh niên đều

đứng đ u đi trước” [39, tr.295]. Từ năm 1916, Người đã nhìn thấy sự anh
dũng hy sinh của thanh niên Ấn Độ đối với phong trào cách mạng nước này:
“Lòng dũng cảm không trừ già hay trẻ. Danh sách những người bị hy sinh
kéo dài rất đau xót. Trong mười năm, không kể những vụ thảm sát tập thể, đã
có hơn 200 người lấy máu đào tưới gốc cây cách mạng và lý tưởng. [...]
Trong số những người hy sinh có 50 người tuổi chỉ từ 16 đến 20!” [39,
tr.106].
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng thấy được vai trò to lớn của thanh
niên, của phong trào thanh niên đối với cách mạng Trung Quốc. Trong bài
viết về “Chủ nghĩa cộng sản và thanh niên Trung Quốc” đăng trên báo
L’Humanité ngày 19/8/1922, Người viết: “Phong trào thanh niên xã hội chủ
nghĩa mới bắt đ u ở Trung Quốc từ năm 1920. Nhưng từ đó và chỉ có từ đó
thì những thanh niên mácxít, những thanh niên vô chính phủ chủ nghĩa,
những nghiệp đoàn XHCN và những công đoàn mới gia nhập các hội liên
hiệp” [39, tr.106]. Người đã chỉ ra phong trào thanh niên Trung Quốc không
chỉ giúp tập hợp lượng thanh niên mà còn tạo ra được sự đoàn kết, tạo được
một khối liên hiệp dân tộc bao gồm các đối tượng thanh niên và các nghiệp
đoàn, công đoàn. Từ phong trào thanh niên, thanh niên đã được tập hợp lại
thành một tổ chức độc lập, tạo thành một lực lượng cách mạng to lớn dưới
24


ngọn cờ búa liềm – dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Và các hoạt động,
phong trào của thanh niên cũng làm cho tư tưởng cách mạng, “tư tưởng độc
lập” được lan t a trong qu n chúng: các sinh viên, binh lính, cảnh sát, công

nhân, lao động toàn Trung Quốc
Nhìn về Đông Dương, về An Nam, Hồ Chí Minh cũng nhìn thấy được
sức mạnh to lớn tiềm ẩn của thanh niên Đông Dương, thanh niên An Nam đối
với cách mạng. Sức mạnh đó trước hết bắt nguồn từ lòng yêu nước, từ truyền
thống dân tộc: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã
gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết
phản đối, nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ng m trước thuế tạp
dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà
buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc
giục thanh niên bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản
và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917” [39, tr.468]. Sức mạnh
đó cũng bắt nguồn từ sự tàn bạo của thực dân Pháp, từ sự “khai hóa giết
người”, “chính sách ngu dân”, chế độ nghĩa vụ quân sự cay nghiệt “tình
nguyện bắt buộc” đang làm cho “thanh niên bản xứ ghét cay ghét đắng” và
“tìm mọi cơ hội để tự cứu lấy mình”. Bác thấy “Đằng sau sự phục tùng tiêu
cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ
bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải
thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến” [39, tr.28].
Mặc dù nhìn thấy thanh niên có sức mạnh tiềm ẩn to lớn như vậy
nhưng Người cũng nhận thấy một thực tế ở nước ta lúc bấy giờ là “chúng ta
thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp
của chúng ta là một con số không. Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói
ra thì buồn, buồn lắm: họ không làm gì cả. Những thanh niên không có
phương tiện thì không dám rời quê nhà; những người có phương tiện thì lại
chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến
25


việc thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi!” [40, tr.132]. Vì vậy, Người đã
đứng ra kêu gọi thanh niên, làm cho thanh niên “hồi sinh”, “thức tỉnh thanh

niên đi tới thức tỉnh dân tộc”. Trong thư “Gửi thanh niên An Nam” Hồ Chí
Minh kêu lên tha thiết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết
mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” [40, tr.132].
Đó là hồi chuông cảnh tỉnh thanh niên ở Đông Dương nói riêng và tất cả các
dân tộc ở Đông Dương nói chung. Và để “hồi sinh” bộ phận quan trọng này
của dân tộc, Người đã tích cực chuẩn bị về tư tưởng, về tổ chức cho thanh
niên trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, gian khổ.
1.1.2.2. Vận mệnh của dân tộc, sự phát triển của đất nước tùy thuộc
vào sự giác ngộ cách mạng của thanh niên
Các giai cấp, các chính đảng ở nhiều nước đều có sự nhìn nhận và đánh
giá đối tượng thanh niên trên nhiều mặt. Sự thống nhất chung mà ai cũng dễ
dàng nhận ra là quá trình chuyển giao thế hệ “tre già măng mọc”. Quy luật tự
nhiên này không có sức mạnh ý chí và vật chất nào cưỡng lại được.
Tuy nhiên, không ít người chỉ nhìn thanh niên ở mặt tương lai, ở góc
độ là người sẽ đảm nhiệm trọng trách mà lịch sử sẽ giao cho trong tương lai.
Hồ Chí Minh có quan điểm nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, khoa học về cả hai
mặt hiện tại và tương lai trong vai trò lịch sử của thanh niên. Hồ Chí Minh
thấy rõ được vai trò của thanh niên đối với vận mệnh dân tộc. Thanh niên là
lớp người tiêu biểu cho sức sống của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, Người kêu
gọi muốn “hồi sinh” dân tộc trước hết phải “hồi sinh” thanh niên. Để thực
hiện được điều đó, cuối năm 1924, Hồ Chí Minh về Quảng Châu (Trung
Quốc) để có điều kiện thuận lợi hơn trong việc nắm bắt tình hình cách mạng
trong nước và từng bước “thức tỉnh” thanh niên. Dù phải sống trong hoàn
cảnh khó khăn, phải “đi bán thuốc lá và bán báo để sống” [58, tr.63] nhưng
Người luôn chú ý đến các hoạt động cách mạng diễn ra trong nước, đặc biệt
là hoạt động của thanh niên. Người đã rất chú ý đến “tiếng bom Sa Diện” của
26



×