Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đảng bộ huyện lập thạch (vĩnh phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------

DƯƠNG KIM HUỆ

ĐẢNG BỘ HUYỆN LẬP THẠCH (VĨNH PHÚC)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2009

LUẬN VĂN THẠC SĨ: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------

DƯƠNG KIM HUỆ

ĐẢNG BỘ HUYỆN LẬP THẠCH (VĨNH PHÚC)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2009

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15


LUẬN VĂN THẠC SĨ: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Tuất

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Đỗ Xuân Tuất.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực đảm bảo tính
khách quan, khoa học, các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2015
Tác giả luận văn

Dương Kim Huệ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN LẬP THẠCH LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1997 - 2005 ............................................... 7
1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định chủ trương phát
triển kinh tế của Đảng bộ huyện Lập Thạch ........................................... 7
1.1.1. Tự nhiên và xã hội .......................................................................... 7
1.1.2. Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Lập
Thạch trong lịch sử................................................................................. 12
1.1.3. Sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính của huyện Lập Thạch ...... 13

1.2. Tình hình kinh tế Lập Thạch trong những năm đầu thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 1996) ............................................. 15
1.2.1 Bối cảnh, tình hình tác động đến sự phát triển kinh tế của huyện Lập
Thạch những năm đầu đổi mới ............................................................... 15
1.2.2. Tình hình kinh tế huyện Lập Thạch những1986 - 1996 ................ 17
1.3. Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997
đến năm 2005 ........................................................................................... 23
1.3.1. Chủ trương và giải pháp phát triển kinh tế .................................... 23
1.3.2. Quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
phát triển kinh tế, giai đoạn 1997 - 2005 ................................................ 29
Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN LẬP THẠCH LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NHỮNG NĂM 2005 - 2009 ......................................... 45
2.1. Chủ trương và biện pháp phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện
Lập Thạch giai đoạn 2005 - 2009............................................................ 45
2.1.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ........................ 45
2.1.2. Chủ trương và biện pháp của Đảng bộ huyện Lập Thạch.............. 48
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện và thành tựu đạt được ....................... 53


Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .......................... 64
3.1. Một số nhận xét, đánh giá ................................................................ 64
3.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân .............................................................. 64
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 68
3.2. Một số kinh nghiệm .......................................................................... 72
KẾT LUẬN ................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 81
PHỤ LỤC.................................................................................................... 87


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1. BCH

Ban Chấp hành

2. CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

3. CNXH

Chủ nghĩa xã hội

4. CTQG

Chính trị quốc gia

5. ĐHKHXH & NV

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

6. ĐHQGHN

Đại học quốc gia Hà Nội

7. HĐND

Hội đồng nhân dân

8. HTX


Hợp tác xã

9. KT - XH

Kinh tế - xã hội

10. Nxb

Nhà xuất bản

11. TCN

Thủ công nghiệp

12. XHCN

Xã hội chủ nghĩa

13. UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình thu ngân sách huyện Lập Thạch từ 1997 - 1999 ........... 36
Bảng 1.2: Thống kê năng suất và sản lượng lúa của Lập Thạch giai đoạn
1995 – 2005 ................................................................................. 38
Bảng 1.3: So sánh năng suất một số loại cây trồng của Lập Thạch so với
các huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005 .................................. 39

Bảng 1.4: Cơ cấu kinh tế huyện Lập Thạch giai đoạn 1995 - 2005 ............... 43
Bảng 1.5: Biến động đất đai huyện Lập Thạch thời kì 1990 – 2000............. 44
Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất huyện Lập Thạch giai
đoạn 2000 - 2010 ......................................................................... 62
Bảng 2.2: Chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Lập Thạch giai đoạn 2000
– 2010 ......................................................................................... 63
Bảng 3.1: Biểu đồ tăng trưởng giá trị gia tăng theo ngành huyện Lập
Thạch giai đoạn 2000 - 2010 ....................................................... 65
Bảng 3.2: Biểu đồ cơ cấu giá trị gia tăng huyện Lập Thạch giai đoạn
2000 - 2010 ................................................................................. 66
Bảng 3.3: Biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành huyện Lập Thạch giai
đoạn 2000 - 2010 ......................................................................... 66


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN LẬP THẠCH
Trước điều chỉnh địa giới hành chính năm 2004


Sau điều chỉnh địa giới hành chính năm 2009


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển
của mỗi quốc gia dân tộc, cũng như của mỗi địa phương.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, kể từ Đại hội VI của Đảng (1986) đến
nay, Đảng ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm (cùng với xây
dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần,
động lực của đổi mới). Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng như luồng gió
mới, được các cấp, các ngành, các cấp ủy, chính quyền địa phương đón nhận

thực hiện, hiện thực hóa trong đời sống kinh tế của ngành mình, cấp mình, địa
phương mình, trong đó có huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Huyện Lập Thạch là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Vĩnh
Phúc, là “cầu nối” giữa khu vực miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng.
Trong lịch sử phát triển, nhân dân Lập Thạch cùng nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc đã có nhiều đóng góp cho công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, trong lúc sự nghiệp đổi mới do
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đạt được những thắng lợi bước đầu, mở ra
thời kì phát triển mới cho toàn tỉnh nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng.
Quán triệt thực hiện đường lối đổi mới của Trung ương Đảng, Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Phúc, Đảng bộ, chính quyền huyện Lập Thạch đã lãnh đạo, chỉ đạo
các tầng lớp nhân dân vận dụng tổ chức thực hiện đúng đắn, sáng tạo và thu
được những thành tựu rất quan trọng, nâng cao tiềm lực kinh tế địa phương,
cải thiện và nâng cao rõ rệt đời sống nhân dân.
Năm 2009, đứng trước yêu cầu phát triển KT - XH, huyện Lập Thạch
được tách thành hai huyện mới là Lập Thạch và Sông Lô. Sự kiện này không
những làm thay đổi về địa giới hành chính mà còn có tác động đến cả chính sách
phát triển của hai huyện trong đó có huyện Lập Thạch. Tuy có sự thay đổi về địa
giới hành chính nhiều lần xong cơ bản kinh tế Lập Thạch vẫn phát triển ổn định.
1


Trước bộn bề khó khăn của một huyện nghèo mới tách ra, Đảng bộ Lập Thạch
tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, vận dụng sáng tạo vào điều kiện
cụ thể từng bước đưa quê hương vượt qua khó khăn, giành được thành tựu đáng
trân trọng và tự hào. Kinh tế tăng trưởng ở mức khá cao, chính trị ổn định, quốc
phòng - an ninh được bảo đảm, an sinh xã hội ngày càng được chăm lo tốt hơn,
đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện và nâng lên từng bước.
Từ năm 1997 đến năm 2009, trong mối quan hệ chung với công cuộc

đổi mới của đất nước, Đảng bộ huyện Lập Thạch với những truyền thống tốt
đẹp của địa phương, sự nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ, vai trò lãnh đạo, đã
vươn lên mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn. Những thành tựu mà
Lập Thạch đạt được là minh chứng thực tiễn sống động cho đường lối đổi mới
của Đảng, đồng thời khẳng định vai trò, năng lực lãnh đạo của Đảng bộ địa
phương đối với tiến trình phát triển chung của toàn huyện.
Mặc dù đến nay Lập Thạch vẫn còn là huyện nghèo về kinh tế, nhưng
sự nghiệp đổi mới, CNH – HĐH của Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch, với thế
và lực mới đã có những triển vọng đi lên tốt đẹp.
Để tiếp tục phát huy thành tựu, khắc phục khó khăn, nhằm đạt được
những mục tiêu kinh tế trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững, trong
giai đoạn hiện tại, đối với Đảng bộ huyện Lập Thạch, rất cần có sự tổng kết
kinh nghiệm lãnh đạo trong những thời kỳ đổi mới đã qua. Vì vậy, nghiên cứu
lịch sử quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo phát triển kinh tế trong giai đoạn
này có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn vấn đề: “Đảng bộ
huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997
đến năm 2009” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử - chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay vấn đề phát kinh tế cả nước nói chung và các địa
phương nói riêng không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo mà
luôn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
2


Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực kinh tế trong thời kỳ
đổi mới trên phạm vi cả nước hoặc Đảng bộ các tỉnh, huyện được đề cập khá
nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học như: TS Vũ Hồng Tiến
(2005), Một số vấn đề KT - XH trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam,
Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội; TS Nguyễn Mạnh Hùng (2004), KT - XH Việt

Nam hướng tới tăng trưởng, Nxb Thống kê, Hà Nội; Bùi Tất Thắng (2006),
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;
Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và
phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;….
Ngoài ra còn có rất nhiều các luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ đã bảo vệ đề cập
đến sự phát triển KT - XH dưới góc độ khoa học kinh tế hoặc Đảng lãnh đạo
phát triển KT - XH dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng trên phạm vi cả
nước hoặc địa phương như: Đỗ Xuân Tuất (2003), Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo
phát triển kinh tế trang trại 1986 – 2001, Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử,
Hà Nội; Lương Thị Yên (2005), Đảng bộ Lục Yên (Yên Bái) lãnh đạo phát
triển kinh tế thời kì đổi mới 1986 – 2004, luận văn Thạc sĩ khoa Lịch sử,
ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN; Nguyễn Thị Anh (2006), Đảng bộ huyện An
Dương (Hải Phòng) lãnh đạo phát triển kinh tế thời kỳ 1986 – 2005, luận văn
Thạc sĩ khoa Lịch sử, ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN; Đào Trọng Độ (2007),
Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 1986 – 2000, luận
văn Thạc sĩ khoa Lịch sử, ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN; Nguyễn Thị Thu Hà
(2008), Đảng bộ huyện Hưng Hà (Thái Bình) lãnh đạo phát triển kinh tế -xã
hội từ 1996 – 2005, luận văn Thạc sĩ khoa Lịch sử, ĐHKHXH & NV,
ĐHQGHN; Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Qúa trình thực hiện chính sách
xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2010,
luận văn Thạc sĩ khoa Lịch sử, ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN,….
Đối với các đề tài nghiên cứu về huyện Lập Thạcth cũng đã có một số
công trình như: Lê Minh Tiến (2009), Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc,
3


luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục - Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội;
Nguyễn Thị Huyền (2013), Đảng bộ huyện Lập Thạch (Tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh
đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2012, luận văn Thạc

sĩ Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN; … Tuy
nhiên hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào mang tính hệ
thống và toàn diện về quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) lãnh
đạo phát triển kinh tế. Chủ yếu là các báo cáo hàng năm, báo cáo trong những
nhiệm kỳ đại hội về tình hình kinh tế của huyện Lập Thạch từ 1997 – 2010. Hệ
thống niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc từ 1997 – 2010 và
phòng thống kê của huyện Lập Thạch đã phản ánh các chỉ số phát triển hàng
năm nhưng chưa có tính hệ thống. Với đề tài của mình tôi mong muốn đóng
góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu phát triển kinh tế của huyện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch vận dụng đường lối của
Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế ở địa phương từ năm 1997
đến năm 2009.
- Đánh giá bước đầu những thành tựu và hạn chế của công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế của Lập Thạch từ từ năm 1997 đến năm 2009.
- Rút ra một số kinh nghiệm phục vụ cho công cuộc phát triển KT - XH
trong thời kì CNH - HĐH và hội nhập quốc tế của địa phương.
Thông qua đó, luận văn cho thấy Đảng bộ huyện đã vận dụng đúng và
sáng tạo đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, những chủ trương, chính sách
của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc vào hoàn cảnh thực tiễn cụ thể của địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch vận dụng
đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế
huyện từ năm 1997 đến năm 2009.

4


- Làm rõ bức tranh kinh tế của huyện Lập Thạch từ năm 1997 đến năm

2009 và các kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh
tế của Đảng bộ huyện và nguyên nhân.
- Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế của
Đảng bộ huyện Lập Thạch.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trương, biện pháp của Đảng bộ huyện Lập Thạch để lãnh
đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009.
- Thực tiễn phát triển kinh tế huyện Lập Thạch từ năm 1997 đến năm 2009.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Lập Thạch với công
cuộc phát triển kinh tế. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của Lập Thạch chủ yếu là nông
nghiệp chính vì vậy trong luận văn chũng chủ yếu tập trung vào nội dung này.
- Không gian: Huyện Lập Thạch – Vĩnh phúc trước năm tách huyện
(năm 2009), gồm có 39 xã và thị trấn.
- Thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc từ 1997 (năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc) đến 2009
(huyện Lập Thạch tách làm hai huyện mới).
5. Cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo
5.1. Cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí luận: Những nguyên lí của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng về phát triển kinh tế.
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp lịch sử và logic để khôi phục lại
quá trình Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 1997
đến năm 2009. Ngoài ta còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương
pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tiễn,…
5



5.2. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, Hội nghị Trung Ương của
Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn kiện Đảng về phát triển kinh tế.
- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Đảng bộ huyện Lập
Thạch; các Nghị quyết và báo cáo của HĐND và UBND huyện Lập Thạch.
Ngoài ra còn tham khảo các công trình nghiên cứu của các tập thể, các nhân,
… có liên quan đến đề tài và tư liệu khảo sát thực tế…
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về sự lãnh đạo của
Đảng bộ Lập Thạch về phát triển kinh tế từ năm 1997 đến năm 2009.
- Cung cấp nguồn tư liệu cơ bản về chủ trương, biện pháp và sự chỉ
đạo của Đảng bộ huyện Lập Thạch về phát triển kinh tế từ năm 1997 đến
năm 2009.
- Đánh giá khách quan kết quả các thành tựu kinh tế huyện Lập Thạch
đạt được từ năm 1997 đến năm 2009.
- Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu có giá trị lý luận - thực
tiễn cho sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện lập Thạch trong phát triển kinh tế
giai đoạn hiện nay.
Kết quả của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho công tác lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển kinh tế của cấp ủy, chính quyền địa phương, cho Trung tâm
bồi dưỡng chính trị huyện.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm
có 3 chương và 6 tiết.
Chương 1: Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo phát triển kinh tế giai
đoạn 1997 - 2005.
Chương 2: Đảng bộ huyện Lập Thạch lãnh đạo sự nghiệp phát triển
kinh tế những năm 2006 - 2009.
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm

6


Chương 1:
ĐẢNG BỘ HUYỆN LẬP THẠCH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1997 - 2005
1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định chủ trương
phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Lập Thạch
1.1.1. Tự nhiên và xã hội
Về vị trí địa lý:
Lập Thạch (cũ) là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh
Phúc, có địa hình đa dạng của vùng bán sơn địa. Lập Thạch cách tỉnh lị Vĩnh
Yên 20 km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến
21°30′ vĩ Bắc. Huyện có vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh
Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo; phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện
Tam Dương; phía Tây giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì tỉnh Phú
Thọ; phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ.
Trước năm 2004, Lập Thạch bao gồm có 39 đơn vị hành chính trực
thuộc, diện tích tự nhiên chiến khoảng 30% diện tích của tỉnh Vĩnh Phúc. Sau
khi thực hiện theo Nghị định số 153/2003/NĐ/CP ngày 09/12/2003 của Chính
phủ về việc thành lập huyện Tam Đảo và thị xã Phúc Yên, huyên Lập Thạch
có một số điều chỉnh về: tổng diện tích tự nhiên còn 32307,17 ha trong đó đất
nông nghiệp chiếm 14.576,57 ha còn lại là các loại đất khác; toàn huyện có 36
xã và thị trấn.
Về địa hình:
Lập Thạch là một huyện miền núi nên có địa hình khá phức tạp, xen kẽ
đồi gò là những dải ruộng hẹp, khe lạch, núi non, làng mạc. Địa hình của
huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng miền núi bao gồm 15 xã, thị trấn tập trung chủ yếu ở phía
Bắc, chiếm 58,33% diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình tiểu vùng này


7


thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn, hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam.
Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc .
- Tiểu vùng trũng ven sông, bao gồm 15 xã dọc hai ven sông Phó Đáy
và sông Lô, chiếm 27,20% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này đa
phần là đất lúa 1 vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa, thích hợp cho việc
vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.
- Tiểu vùng giữa, bao gồm 9 xã thị trấn, chiếm 17,47% diện tích tự
nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với
đồng ruộng. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu,
do vậy đây là vùng sản xuất chủ lực của huyện.
Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng
đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 – 30 m là huyện thuộc
vùng núi thấp, nhiều sông suối.
Tài nguyên đất đai:
Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính:
Nhóm đất phù sa ven sông Lô, sông Phó Đáy, diện tích 4814,10 ha,
chiếm 47,32% tổng diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là
cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình. Độ PH từ 5 – 6,5. Tỉ lệ mùn thấp, lân tổng
số, lân dễ tiêu giàu, đạm và kali nghèo. Loại đất này phù hợp với cây công
nghiệp và cây lương thực ngắn ngày [48, tr.146].
Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit: diện tích 2055,35
ha, chiếm 20,16 % tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam. Đất chua
nhiều, các chất tổng số và dễ tiêu đều nghèo, canxi và magie thấp. Tốc độ
phân giải hữu cơ mạnh, thành phần cơ giới sát lớp mặt giảm [48, tr.146].
Nhóm đất đồi núi: Tập trung ở phía Bắc và giữa huyện. Đây là vùng đất

tiếp giáp giữa vùng đất bạc màu và chua nhiều. Đất có kết cấu xốp, màu giàu,
hàm lượng từ 2 – 3%. Mức độ phân giải chất hữu cơ mạnh. Các chất dễ tiêu
đều nghèo [48, tr.146].
8


Năm 2009, sau khi thay đổi về địa giới hành chính, huyện có diện tích
tự nhiên là 173,1 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40,3%; đất lâm
nghiệp chiếm 31,8%; đất chuyên dùng chiếm 10,3% và đất ở chiếm 2,2%.
Kinh tế và cơ sở hạ tầng huyện Lập Thạch còn chưa phát triển nên
trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp sẽ tiếp tục biến động do các hoạt động
đầu tư (mở mang đường xá, xây dựng các công trình công cộng, xây dựng
công nghiệp....).
Khí hậu, thời tiết:
Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ
22°C, cao nhất vào tháng 5,6 có thể lên đến 38°C – 39°C. Số giờ nắng trung
bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ. Lượng mưa trung bình 1.500-1.800
mm/năm nhưng lại phân bố không đề theo các tháng thường tập trung từ
tháng 6 – 8 hàng năm (có thể đạt tới 355mm). Độ ẩm trung bình khoảng 84%
[48, tr.31]. Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Như vậy khí hậu
Lập Thạch phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, điều này cho phép phát
triển một nền nông nghiệp phong phú đa dạng.
Tài nguyên nước, sông ngòi:
Tài nguyên nước mặt: Lập Thạch có hai hệ thống sông chính là sông
Lô và sông Phó Đáy. Sông Lô chảy qua huyện Lập Thạch với chiều dài
khoảng 43km, chiều rộng đạt từ 300 – 800m. Lưu lượng nước rất lớn, tập
trung chủ yếu vào mùa mưa (khoảng 80%). Phía Nam và phía Đông huyện
Lập Thạch có sông Phó Đáy ngăn cách huyện Vĩnh Tường và huyện Tam
Dương với tổng lưu lượng khá lớn. Chiều dài chảy qua Lập Thạch khoảng
55km, chiều rộng khoảng 50 – 150m. Lượng nước tập trung vào mùa mưa

chiếm 90% [51, tr.33]. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các ngòi, ao hồ phục
vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn có thể kể đến một số hồ
Vân Trục (xã Vân Trục), hồ Bò Lạc (xã Đồng Quế), ngòi Ngạc chảy từ núi
Sáng qua cống Ngạc ra sông Lô, ngòi Bì La chảy từ Tây Hạ (Bàn Giản) qua
cống Bì La,…
9


Tài nguyên nước ngầm: theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua điều
tra ở một số xã cho thấy nguồn nước ngầm của huyện rất hạn chế, trữ lượng
không lớn và sâu, hàm lượng ion canxi và ôxit sắt trong nước ngầm tương đối
lớn do đó việc khai thác rất khó khăn.
Như vậy nguồn nước của huyện được đánh giá là phong phú dồi dào, tuy
nhiên phân bố không đều trong năm. Để đảm bảo hài hoà nguồn nước cho phát
triển kinh tế cần quan tâm xây dựng thêm những công trình điều tiết và có biện
pháp khai thác nước ngầm bổ sung mới đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.
Tài nguyên khoáng sản:
Lập Thạch có 3 nhóm khoáng sản chính nhưng chủ yếu là phi kim phục
vụ cho nhu cầu xây dựng.
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: có than bùn ở Văn Quán (đã được khai
thác làm phân bón và chất đốt.)
- Nhóm khoáng sản kim loại gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát
hiện có trên địa bàn.
- Nhóm vật liệu xây dựng gồm: Cát sỏi lòng sông Lô và Phó Đáy thuộc
loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dích liên kết tốt. Cát sỏi bậc thềm
ở vùng ven hai dòng sông Lô và Phó Đáy. Tuy nhiên cát sỏi này vẫn còn bị
lẫn sét, bột, không tốt như ở lòng sông nên chưa được khai thác.
Ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản khác như: cao lanh, mica, gạch ốp
lát,… Tuy nhiên chưa có chương trình nào điều tra, thăm dò một cách kỹ
lưỡng để đưa vào khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các loại khoáng

sản này.
Tài nguyên động thực vật và cảnh quan thiên nhiên:
Do điều kiện khí hậu và địa hình thuận lợi cho các loại thực động vật phát
triển phong phú và đa dạng đem lại nguồn lợi lớn cho người dân địa phương.
Tài nguyên thực vật của huyện Lập Thạch phong phú đa dạng với nhiều
loại quý hiếm như: Lim, Trò, Chỉ, Chẹt,…Theo số liệu thống kê đất đai đến
năm 2009 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 3551,42 ha, chiếm 20,52%
10


tổng diện tích tự nhiên. Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các
chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được người
dân hưởng ứng tham gia nhiều đến việc trồng rừng, kết hợp với phát triển
kinh tế vườn đồi, do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển.
Về động vật: do rừng tự nhiên bị khai thác và chủ yếu hiện nay là rừng
trồng nên động vật rừng còn lại không nhiều, gần đây động vật rừng đang
phát triển trở lại, nhưng số lượng các loài thú không nhiều. Hiện nay ở Lập
Thạch còn một số địa danh nổi tiếng như rừng cò Hải Lựu, vườn cò Như
Thụy, vườn cò Bắc Bình,…
Cảnh quan thiên nhiên: Lập Thạch có nhiều cảnh quan thiên nhiên có
tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa
thăm quan các di tích văn hóa, các lễ hội,… Các di tích, danh lam nổi tiếng
như: Núi Sáng, Hồ Điển Triệt, tháp Bình Sơn, Đền thờ Tả Tướng quốc Trần
Nguyên Hãn, cụm di tích lịch sử - văn hóa liên quan đến danh nhân Triệu
Thái (Từ đường họ Triệu, Đình làng Hoàng Chung, Miếu Hoàng Chung,…),
rừng cò Hải Lựu. Ngoài ra ở Lập Thạch còn rất nhiều các lễ hội truyền thống
nổi tiếng như: Lễ hội Chọi trâu ở Hải Lựu diễn ra vào 17 tháng Giêng hàng
năm; Lễ hội cướp Phết ở Bàn Giản diễn ra vào ngày mùng 3 Tết và mùng 7
tết; Lễ hội rước cây Bông ở Đồng Thịnh diễn ra vào mùng 7 Tết hàng năm,…
Tài nguyên nhân văn:

Do có vị trí tiếp giáp với vùng đỉnh của tam giác đồng bằng sông Hồng,
lại có đất đai, khí hậu thuận lợi Lập Thạch sớm trở thành nơi sinh tụ của người
Việt cổ. Theo những tài liệu khảo cổ đã công bố về huyện Lập Thạch thì từ thời
tiền sử ở đây đã có dấu tích sinh sống của cư dân thuộc văn hóa Sơn Vi tiếp
đến là các chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên. Có thể kể đến một số di tích
tiêu biểu như: Gò Đồn, Gò Hội (Hải Lựu), Gò Châm Dài, Gò Đặng, Gò Sỏi,
(Đôn Nhân),… Dân cư Lập Thạch có nhiều thành phần tộc người khác nhau
trong đó có 4 tộc người chính là người Kinh, Cao Lan, Sán Dìu và Dao. Trong
đó người Kinh chiến tỉ lệ cao nhất 93,2% còn lại là các dân tộc khác.
11


Lập Thạch là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng và danh nhân văn hoá làm
phong phú thêm cho lịch sử phát triển của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc qua các
thời kỳ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Những dấu ấn tín ngưỡng của
cư dân bản địa hiện nay đang được dần tái hiện lại.
Tuy nhiên, để khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng này cần
phải đầu tư một cách thích đáng cho cơ sở hạ tầng mà trước tiên là đường
giao thông, điện, nước, tôn tạo các công trình và quan trọng nhất là có biện
pháp quảng bá thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.
1.1.2. Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Lập
Thạch trong lịch sử
Nhân dân huyện Lập Thạch có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại
xâm, luôn tham gia hưởng ứng các phong trào yêu nước chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ quê hương đất nước. Đặc biệt do địa hình thuận lợi nên Lập
Thạch thường được lựa chọn xây dựng các căn cứ quân sự trong nhiều cuộc
khởi nghĩa lớn.
Ngay từ thế kỉ thứ II TCN, Lập Thạch đã là căn cứ chính của cuộc khởi
nghĩa do tướng Lữ Gia đứng đầu chống lại sự xâm lược của quân Hán. Dưới
thời Bắc thuộc nhân dân Lập Thạch đã tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa

Hai Bà Trưng với những nhân vật tiêu biểu như: ba anh em Nguyễn Tuấn,
Nguyễn Lĩnh, Nguyễn Trỹ (Hợp Lý) và bà Quý Lan Nương (Thảm Sơn), bà
chúa Bầu lập căn cứ ở Vực Chuông (Đạo Trù), vợ chồng ông Lê Tuấn và bà
Thục Nương (Lê Dương công chúa – Thái Hòa).Vào thế kỉ VI, khi quân
Lương sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế và Triệu
Quang Phục, căn cứ hồ Điển Triệt đã được xây dựng (ở xã Tứ Yên - đây trở
thành một căn cứ quan trọng của nghĩa quân) [10,tr.12] .
Đến thế kỉ XV, khi nhà Minh xâm lược nước ta, Trần Nguyên Hãn một
người con Lập Thạch đã theo Lê Lợi đánh giặc và có công lớn trong cuộc
kháng chiến. Để ghi nhận công lao của ông trong cuộc kháng chiến nên ông
đã được phong đến chức Tả Tướng Quốc và khi ông qua đời ở nhiều nơi đã
12


lập đền thờ Ngài. Hiện nay đền Tả tướng được xây tại xã Sơn Đông và là một
trong những di tích cấp quốc gia của huyện Lập Thạch. Cũng trong thời kì
này, Triệu Thái (“Lưỡng quốc tiến sĩ” đỗ tiến sĩ ở cả hai nước Việt Nam –
Trung Quốc) quê ở thôn Hoàng Chung xã Đồng Ích cũng đã tham gia và có
nhiều đóng góp cho sự phát triển cuả nhà Lê.
Sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân Lập Thạch
đã tích cực tham gia các cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần Vương do các
ông Đề, ông Đốc, ông Lãnh, Đốc Giang và Đốc Khoát tổ chức. Đặc biệt trong
thời gian này có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quang Bích có ảnh hưởng khá
lớn ở Lập Thạch. Dù bị đàn áp nhưng các cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục phát
triển đến tận năm 1892 mới hoàn toàn kết thúc.
Sang đầu thế kỉ XX, còn là căn cứ của các cuộc khởi nghĩa khác như:
khởi nghĩa Yên Thế (từ tháng 7 đến 10 – 1909), khởi nghĩa Thái Nguyên
(1917) do Đội Cấn chỉ huy.
Đầu thế kỉ XX cũng giống như tình hình đấu tranh trong cả nước phong
trào chống Pháp ở Lập Thạch tạm lắng xuống. Tháng 2/ 1930 Đảng Cộng sản

Việt Nam ra đời nắm vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng nhân dân Lập Thạch đã trải qua nhiều khó khăn thử thách,
đóng góp sức người sức của cho công cuộc giải phóng và thống nhất đất nước
sau này.
1.1.3. Sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính của huyện Lập Thạch
Trong số các địa danh các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Lập
Thạch là tên huyện tương đối ít biến động suốt chiều dài lịch sử. Nguyên
nghĩa chữ Lập Thạch (立石) theo Hán tự là "Đá dựng". Ban đầu đây là tên
của một làng bởi trong làng có cột đá dựng tự nhiên, tựa như một tòa miếu cổ
(nay thuộc xã Yên Thạch). Sau đó đổi thành tên xã rồi huyện.
Theo những điều ghi chép trong chính sử và Đại Nam nhất thống chí,
được Đào Duy Anh dẫn lại trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời, tên
huyện Lập Thạch xuất hiện từ đời nhà Trần (1225 - 1400). Trong giai đoạn này
13


huyện mang tên Lập Thạch thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô [10, tr.9]. Tính
đến nay, đây là một địa danh cấp huyện được ra đời sớm nhất của tỉnh Vĩnh
Phúc và tồn tại lâu nhất với trên 600 năm lịch sử. Dưới các triều đại phong kiến
tiếp theo địa giới, địa danh huyện Lập Thạch hầu như không thay đổi.
Từ cuối TK XIX, huyện Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Đến năm
1967 (trước khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh
Phúc), huyện Lập Thạch có 38 xã. Trong suốt thời kỳ trực thuộc tỉnh Vĩnh
Phú, huyện Lập Thạch có hai lần thay đổi địa lý hành chính. Ngày 05 – 07 –
1977, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 178/QĐ về việc hợp nhất hai
huyện Lập Thạch và Tam Dương thành huyện Tam Đảo, huyện lỵ đóng ở phố
Miễu (Hoa Lư) xã Liễn Sơn. Theo Nghị quyết của kỳ họp thứ IV Quốc hội
khóa VI và thông báo số 13/TB-TW ngày 14 – 12 – 1978 về việc chia tách
huyện Tam Đảo thành hai huyện: huyện Lập Thạch giữ nguyên như cũ (38
xã) và huyện Tam Dương được sáp nhập với huyện Bình Xuyên thành huyện

Tam Đảo. Huyện lỵ huyện Lập Thạch được chuyển về xã Xuân Hòa.
Ngày 23 – 11 – 1995 Chính phủ ra Nghị định 82/CP về việc thành lập
thị trấn Lập Thạch trên cơ sở chia tách xã Xuân Hòa thành thị trấn và xã Xuân
Hòa. Thực hiện theo Nghị định 82/CP, từ ngày 01 – 01 – 1996 huyện Lập
Thạch có 39 đơn vị hành chính cấp cơ sở (38 xã và 1 thị trấn). Tới năm 2000
các khu dân cư thuộc các xã, thị trấn trong huyện được đổi thành các thôn,
làng và khu phố. Đến năm 2003 Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc công nhận
các thôn và tổ dân phố hiện có của tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó huyện Lập Thạch
có 411 thôn thuộc 38 xã và 11 tổ dân phố thuộc thị trấn Lập Thạch.
Ngày 09 – 12 – 2003, Chính phủ ra nghị định số 153/2003/NĐ-CP về
việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch chuyển
3 xã Bồ Lý, Đạo Trù, Yên Dương về huyện Tam Đảo mới. Sau khi điều
chỉnh, từ ngày 01 – 01 – 2004 huyện Lập Thạch 36 đơn vị hành chính trực
thuộc (gồm 35 xã và 1 thị trấn), vẫn là huyện rộng nhất của tỉnh Vĩnh Phúc.

14


Ngày 23 – 12 – 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/NĐ-CP về
điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lập Thạch. Từ 01 – 04 – 2009, huyện
Lập Thạch tách thị trấn Tam Sơn và 17 xã để thành lập huyện Sông Lô.
Huyện Lập Thạch còn lại 20 xã và thị trấn.
1.2. Tình hình kinh tế Lập Thạch trong những năm đầu thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 1996)
1.2.1 Bối cảnh, tình hình tác động đến sự phát triển kinh tế của
huyện Lập Thạch những năm đầu đổi mới
Những năm 80 của thế kỉ XX, chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào
tình trạng khủng hoảng. Trước tình hình trên, các nước XHCN đã bắt tay vào
công cuộc cải cách, đổi mới. Dưới tác động chung của tình hình thế giới và
những thành công đạt được của công cuộc đổi mới của Trung Quốc năm

1978, Đảng ta quyết định tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được
tổ chức ở Hà Nội, mở ra một trang sử mới trong lịch sử dân tộc, là một dấu
mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển biến đưa đất nước đi lên CNXH với
hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp.
Tại Đại hội với tư tưởng cầu thị, nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội đã
nghiêm túc đánh giá những thành tựu và tiến bộ trong các lĩnh vực đời sống
xã hội. Đồng thời thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, nhất là trong
chỉ đạo phát triển KT - XH, đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Để khắc phục sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước thoát khỏi khó khăn
thử thách, đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH, Đảng ta chủ trương tiến
hành công cuộc đổi mới đất nước. Nghị quyết Đại hội VI chỉ rõ: Nhiệm vụ
bao trùm và mục tiêu tổng của chặng đường đầu tiên là: ổn định mọi mặt về
KT -XH, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho đẩy mạnh CNH HĐH trong những chặng đường tiếp theo. Trước mắt trong 5 năm 1986 –
1990 tập trung sức người sức người sức của thực hiện bằng được mục tiêu 3
chương trình kinh tế: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
15


khẩu. Thừa nhận tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế còn tác dụng thúc
đẩy sản xuất, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật cùng hướng tới
mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh”. Mặt khác Đảng quyết định xoá bỏ cơ chế
quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường với sự định hướng của nhà
nước [10, tr.186].
Bên cạnh đó, để đưa nghị quyết của Đại hội VI nhanh chóng đi vào đời
sống và các lĩnh vực sản xuất, tháng 4/1988 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết
số 10-NQ/TW “Về việc đổi mới quản lí kinh tế trong nông nghiệp”. Nghị
quyết 10 đề ra cơ chế khoán mới, xác định HTX nông nghiệp là đơn vị kinh tế
tự chủ, tự quản, hộ xã viên là đơn vị nhận khoán với HTX. Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị (gọi tắt là Khoán 10) chỉ rõ: phải chấn chỉnh sản xuất, đổi mới

quản lí HTX, thực hiện chế độ tự quản lí, tiếp tục thực hiện cơ chế khoán sản
phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động.
Quán triệt sâu sắc nghị quyết VI của Trung ương, Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phú đã triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ VI toàn tỉnh. Đại hội đã thông qua
phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), đó là
đẩy nhanh phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, trong đó tập
trung hết sức cho sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất
nhập khẩu. Ngày 15 – 04 – 1987, Tỉnh ủy Vĩnh Phú ra Nghị quyết số 04NQ/TU về chương trình lương thực, thực phẩm đến năm 1990. Nghị quyết
nêu rõ đến năm 1990, tỉnh phải tự trang trải nhu cầu ăn, có dự trữ và có lương
thực phục vụ cho chăn nuôi.
Trên cơ sở Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, 21 – 04 – 1988, Tỉnh uỷ
Vĩnh Phú ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về đổi mới quản lí trong HTX
nông nghiệp nhằm tiếp tục tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Hai
Nghị quyết quan trọng nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng bộ huyện
Lập Thạch triển khai thực hiện.
Với những thành tựu đạt được sau khi tiến hành đổi mới đất nước, Đại
hội VII được tổ chức, tiếp đến là Đại hội VIII. Đại hội lần thứ VII của Đảng,
16


×