ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
PHẠM THỊ THÙY VÂN
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐÀO
TẠO NGHỀ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Hà Nội - 2013
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
PHẠM THỊ THÙY VÂN
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TỪ
NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 602256
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Đăng Tri
Hà Nội-2013
2
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 6
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ........................................ 6
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 7
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................... 8
Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI LẬP TỈNH
(1991-2000) ...............................................................................................................................9
1.1. Tỉnh Hà Tĩnh và tình hình giáo dục phổ thông, đào tạo nghề trước năm
1991 .................................................................................................................................... 9
1.1.1. Vài nét về tỉnh Hà Tĩnh .......................................................................................... 9
1.1.2. Khái quát tình hình giáo dục phổ thông và đào tạo nghề của tỉnh Hà Tĩnh
trước năm 1991 ............................................................................................................... 12
1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo
nghề trong những năm đầu tái lập tỉnh (1991-2000) ............................................. 17
1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển giáo dục phổ thông và
đào tạo nghề .................................................................................................................... 17
1.2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh .......................................... 30
Tiểu kết ............................................................................................................................ 38
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012 ......... 41
2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về lãnh đạo đẩy mạnh phát triển
giáo dục phổ thông và đào tạo nghề từ năm 2001 đến năm 2012 ........................ 41
2.1.1.Chủ trương của Đảng bộ Hà Tĩnh về giáo dục phổ thông ................................ 48
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về đào tạo nghề .................................. 53
2.2 Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo
nghề của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh ( 2001-2012).......................................................... 57
112
2.2.1 Đối với giáo dục phổ thông .................................................................................. 55
2.2.2 Đối với đào tạo nghề ............................................................................................. 64
Tiểu kết ............................................................................................................................ 66
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ................. 68
3.1 Nhận xét chung........................................................................................................ 68
3.1.1. Về những thành tựu cơ bản.................................................................................. 68
3.1.2. Về các hạn chế chủ yếu ........................................................................................ 81
3.2. Một số kinh nghiệm quan trọng ......................................................................... 84
3.2.1 Các kinh nghiệm trong xác định chủ trương ............................................ 84
3.2.2 Các kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện ........................................................... 86
Tiểu kết ............................................................................................................................ 88
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 94
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 101
113
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
cb
Chủ biên
CP
Chính phủ
CQG
Chuẩn Quốc gia
CT/TW
Chỉ thị Trung ương
GD - ĐT
Giáo dục – Đào tạo
HĐBT
Hội đồng Bộ trưởng
HĐND
Hội đồng nhân dân
KTTH-HNDN
Kỹ thuật tổng hợp – Hướng
nghiệp dạy nghề
NQ/TW
Nghị quyết Trung ương
Nxb
Nhà xuất bản
PGS
Phó Giáo sư
QĐ
Quyết định
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TS
Tiến sỹ
TTg
Thủ tướng
UBND
Ủy ban nhân dân
110
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1 Số lượng giáo viên phổ thông giành Danh hiệu “Viên phấn
vàng”
Bảng 1.2 Số học sinh giỏi toàn quốc của trường THPT Chuyên Hà Tĩnh
Bảng 1.3 Bảng số liệu học sinh học nghề phổ thông
Bảng 2.1 Số liệu các trường phổ thông từ năm 2001 đến năm 2012
Bảng 2.2 Số liệu học sinh từ năm học 2002-2003 đến 2008-2009
Bảng 2.3 Kết quả đào tạo nghề 2001- 2008
111
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, giáo dục và đào tạo luôn
là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Điều
đó được thể hiện rõ nét trong các văn kiện cũng như trong thực tiễn cách
mạng của Đảng và Nhà nước từ trước đến nay. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” mà “dốt thì dại, dại thì hèn”. Vì vậy
ngay từ buổi đầu mới giành được chính quyền, Người kêu gọi: “Một trong
những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân
trí”[38,tr.36]. Học tập tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với ý thức: Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết,
sự nghiệp giáo dục - đào tạo của chúng ta ngày càng đi lên và góp phần quan
trọng trong việc thống nhất đất nước, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc cho nhân dân.
Cùng với vấn đề giáo dục về trí tuệ, thẩm mỹ trong hệ thống giáo dục
phổ thông thì đào tạo nghề cũng là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các
cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bước vào thời kỳ tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với
mục tiêu xây dựng nền văn hoá mới, xã hội mới thì vấn đề con người và chiến
lược con người được Đảng quan tâm sâu sắc. Do đó, trong đường lối phát
triển kinh tế - xã hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, Đảng đã đưa giáo dục đào tạo thành “quốc sách hàng đầu” và “gắn giáo
dục đào tạo với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” và khẳng định “Dù khó
khăn đến đâu cũng quyết không để giáo dục đào tạo rơi vào kém phát triển, tất
cả các ngành, các cấp, mỗi gia đình và từng cá nhân cần nhận thức rõ đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho con người - một loại đầu tư cơ bản nhất và có hiệu
quả nhất”. Vì vậy từ ngày nước nhà được độc lập, đặc biệt là trong hơn nửa
3
thập kỷ qua, sự nghiệp phát triển GDPT đã đạt được những thành tựu to lớn:
Quy mô không ngừng được mở rộng; chất lượng ngày một được nâng cao và
từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Nằm trong đường lối chung của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục
đào tạo của mỗi địa phương đã có những chuyển biến rất rõ rệt. Trong đường
lối phát triển giáo dục đào tạo của Đảng thì sự nghiệp giáo dục của địa
phương chủ yếu vẫn là giáo dục phổ thông.
Nghiên cứu về giáo dục Hà Tĩnh nằm trong hướng đề tài nghiên cứu về
giáo dục địa phương. Đây là vấn đề được phản ánh khá nhiều trong các sách
báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hàng năm của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, các
báo cáo tổng kết năm học của sở GD- ĐT tỉnh...
Tuy nhiên nói riêng về vấn đề giáo dục phổ thông và đào tạo nghề ở Hà
Tĩnh từ khi tỉnh được tái lập (1991) đến nay (2012) thì chưa có một đề tài nào
nghiên cứu cụ thể. Nó chỉ được trình bày, nhận xét thông qua sự nghiệp giáo
dục đào tạo của Hà Tĩnh nói chung. Do đó với việc chọn đề tài nghiên cứu
“Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo
nghề từ năm 1991 đến năm 2012”, tôi hi vọng sẽ làm rõ được những chủ
trương, biện pháp xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống giáo dục phổ
thông và đào tạo nghề của Đảng bộ Hà Tĩnh, cũng như thành tựu, hạn chế và
rút ra được một số kinh nghiệm phục vụ công tác này hiện tại ở địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
giáo dục đào tạo, có thể chia thành 3 nhóm tài liệu chính:
Nhóm 1: những tác phẩm liên quan đến vấn đề giáo dục đào tạo nói
chung và vấn đề phát triển giáo dục phổ thông nói riêng, điển hình là một số
tác phẩm như:
- Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên Hợp Quốc
(UNESCO), chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (undp) với dự án:
4
“Nghiên cứu tổng thể giáo dục - đào tạo, phân tích nguồn nhân lực
VIE89/022” và dự án: “Báo cáo đánh giá tình hình giáo dục và đào tạo của
Việt Nam hiện nay”, được tiến hành trong 2 năm (1991-1992).
- Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, giới nghiên cứu, các
chuyên gia đầu ngành về GD - ĐT đã đã tìm hiểu, nghiên cứu trên nhiều góc
độ khác nhau như: Tác phẩm “Vấn đề giáo dục” của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Nxb Giáo dục, Hà Nội (1990); “Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ
nghĩa” của Phạm Văn Đồng, Nxb Sự thật, Hà Nội (1978); “Phát triển mạnh
mẽ giáo dục và đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước” của tổng bí thư Đỗ Mười, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
(1991)...Các tác giả là những người giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng
và Nhà nước; hệ thống những quan điểm, tư tưởng của Đảng về GD - ĐT.
Nhóm 2 là những văn kiện, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam
nói chung và của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nói riêng về vấn đề phát triển giáo
dục – đào tạo cũng như phát triển giáo dục phổ thông..
Đảng Cộng sản Việt Nam với các Nghị quyết chuyên đề bàn về thực trạng và
phương hướng đổi mới GD - ĐT như: NQTw 4 (khóa VII), NQTw 2 (khóa
VIII), NQTW 6 (khóa IX). Những tài liệu này là một hệ thống những quan
điểm, tư tưởng khoa học, bao gồm cả khái niệm, mục đích, nội dung, cách
dạy, cách học, cách quản lý, cách lãnh đạo ngành giáo dục. Đây là cơ sở lý
luận cho đường lối chính sách giáo dục đã và đang tiến hành ở nước ta, cho
nền khoa học giáo dục Việt Nam, cho chiến lược xây dựng con người mới của
đất nước Việt Nam XHCN.
Nhóm 3 là những báo cáo tổng kết về tình hình phát triển giáo dục phổ
thông tỉnh Hà Tĩnh của Sở giáo dục đào tạo Hà Tĩnh; những tác phẩm liên
quan đến quá trình phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh Hà Tĩnh như Lịch sử
giáo dục Hà Tĩnh, “Giáo dục Hà Tĩnh, một thế kỷ xây dựng và phát triển” của
2 tác giả - Nhà giáo ưu tú Bùi Thân và Hà Quảng biên soạn năm 2001...
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích của nghiên cứu: làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng
bộ Hà Tĩnh nhằm phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề từ năm 1991
đến năm 2012.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn có
nhiệm vụ kế thừa thành quả của những người đi trước, thu thập, xử lý các tư
liệu mới về các chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Hà Tĩnh nhằm phát triển
giáo dục phổ thông và đào tạo nghề. Trên cơ sở đó trình bày, đánh giá quá
trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo
nghề từ năm 1991 đến năm 2012, rút ra một số kinh nghiệm phục vụ hiện tại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Hà Tĩnh về phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề từ năm 1991 đến
năm 2012.
- Về phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục
phổ thông và đào tạo nghề của Đảng bộ tình Hà Tĩnh từ năm 1991 đến năm
2012, trong đó chú trọng tới các chủ trương, biện pháp chỉ đạo về phát triển
giáo dục phổ thông.
Về thời gian và không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo
nghề trong 22 năm đổi mới (từ năm 1991 đến năm 2012), là những năm Hà
Tĩnh bắt đầu tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Cơ sở lý luận: Những quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng
Hồ Chí minh về phát triển giáo dục đào tạo nói chung và phát triển giáo dục
phổ thông đào tạo nghề nói riêng
6
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp logic và phương pháp lịch sử,
phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp..
- Nguồn tư liệu: Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ lịch sử Đảng, tác giả
sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu sau:
- Các Văn kiện, Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Đảng và Nhà nước;
của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Hà Tĩnh về GDPT và đào tạo nghề.
- Một số bài phát biểu, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, Bộ GD - ĐT; Tỉnh ủy, Sở GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh.
- Các văn bản, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Các báo cáo của Sở GD - ĐT tỉnh Hà Tĩnh, Phòng Giáo dục các
huyện, thị xã trong tỉnh.
- Các công trình, bài viết của các chuyên gia nghiên cứu, các luận văn,
luận án về lĩnh vực GDPT và đào tạo nghề đã được công bố.
- Các tài liệu, sách báo nước ngoài của các tổ chức, học giả bàn về GD
- ĐT ở Châu á, Việt Nam trong những năm gần đây.
- Các bài báo, Tạp chí số ra hàng ngày, hàng tháng có liên quan đền
giáo dục, đào tạo được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng…
6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày một cách tương đối toàn diện, cụ thể các chủ trương, biện
pháp của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo
nghề (1991 – 2012).
- Phân tích và làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản, những chuyển biến
và đổi mới trong chủ trương, biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về
phát triển giáo dục phổ thông và đào tạo nghề (1991 – 2012).
- Rút ra một số nhận xét về thành tựu cũng như những hạn chế trong
quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào
tạo nghề (1991 – 2012); ý nghĩa của các chủ trương, biện pháp phát triển giáo
dục phổ thông và đào tạo nghề mà Đảng bộ Hà Tĩnh đã đề ra; bước đầu rút ra
một số bài học kinh nghiệm.
7
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ
thông và đào tạo nghề trong những năm đầu tái lập tỉnh (1991 - 2000)
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo đẩy mạnh phát triển giáo
dục phổ thông và đào tạo nghề từ năm 2001 đến năm 2012.
Chương 3: Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu.
8
Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI LẬP TỈNH (1991-2000)
1.1. Tỉnh Hà Tĩnh và tình hình giáo dục phổ thông, đào tạo nghề trước
năm 1991
1.1.1. Vài nét về tỉnh Hà Tĩnh
- Về vị trí địa lý
Hà Tĩnh là vùng thuộc Duyên hải Bắc trung bộ, có toạ độ địa lý từ
17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ
Đông. Phía Bắc là tỉnh Nghệ An vốn từ xưa đã từng chung trong “xứ Nghệ”;
phía Nam, dãy Hoành Sơn từ Trường Sơn đổ ra biển làm đường phân giới với
tỉnh Quảng Bình, phía Đông là biển Đông trải rộng mênh mông, phía Tây
giáp với tỉnh Pôlykhămxay của nước bạn Lào.
- Về địa giới hành chính
Trong lịch sử Hà Tĩnh đã qua nhiều lần biến đổi. Hà Tĩnh được thành
lập vào năm 1831 thuộc niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 đời nhà Nguyễn, gồm 2
phủ là Đức Thọ và Hà Hoa. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tên Hà Tĩnh
xuất hiện như một đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc triều đình trung
ương. Hơn 20 năm sau (1852) Tự Đức lại bỏ tỉnh Hà Tĩnh nhập vào Nghệ An
và lấy phủ Hà Hoa nhập thành một đạo gọi là đạo Hà Tĩnh gồm các huyện Kỳ
Anh, Cẩm Xuyên và Thạch Hà ngày nay. Đến năm 1875 do phong trào đấu
tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh chống triều Nguyễn phản động phát triển một
cách mạnh mẽ, Tự Đức bỏ đạo Hà Tĩnh, lập tỉnh Hà Tĩnh gồm các phủ huyện
như trước. Từ đó, Hà Tĩnh có một số thay đổi về hành chính, như phân lại địa
giới hành chính giữa các huyện, cắt hoặc nhập một số khu vực để điều chỉnh
địa giới với tỉnh Nghệ An, nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên cơ cấu hành
chính đó cho đến tháng Tám năm 1945. Trong những năm 1976 - 1991, Nghệ
9
An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1991, tỉnh
Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay.
Tổ chức hành chính của Hà Tĩnh hiện nay gồm có thị xã Hà Tĩnh ( từ
năm 2006 là thành phố Hà Tĩnh), thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân,
Lộc Hà, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà,
Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; tỉnh gồm có 261 xã, phường, thị trấn (241 xã, 8
phường, 12 thị trấn). Có 7 huyện, thị dọc Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo
đường Hồ Chí Minh và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo
trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan... Với
vị trí địa lý đó lợi thế của Hà Tĩnh là tiếp cận với các thị trường lớn trong
nước như: Hà Nội, Vinh, Huế và thành phố Hồ Chí Minh bằng các tuyến
đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là
tuyến đường 8A từ thị xã Hồng Lĩnh chạy qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
sang Thủ đô Viêng Chăn (Lào) và các tỉnh Đông - Bắc Thái Lan.
Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137km bờ biển, phần lớn là bằng phẳng. Có
nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt như
Cửa Hội (Nghi Xuân), cửa Sót (Thạch Hà), cửa Nhượng (Cẩm Xuyên), cửa
Khẩu (Kỳ Anh)…rất thuận lợi cho giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế xã hội.
- Về dân số:
Tổng dân số Hà Tĩnh đến Hà Tĩnh có 1.229.197 người (theo Niên giám
thống kê Hà Tĩnh 2011). Cơ cấu tộc người của Hà Tĩnh chủ yếu là người
Kinh (chiếm 99,98%), chỉ có một số ít người dân tộc, khoảng 250 người sống
ở bản Rào Tre (vùng núi cao) ở huyện Vũ Quang.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 635,7 ngàn người
trong đó nông lâm nghiệp chiếm 76,8%, công nghiệp xây dựng chiếm 6,1%,
còn lại khoảng 12,1% làm việc trong khu vực dịch vụ.
Lực lượng lao động phần lớn có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, số
được đào tạo chính quy đang còn ít, cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế còn
có sự chênh lệch lớn. Mặc dù tỷ trọng lao động trong nông lâm nghiệp và
10
thủy sản chiếm 80% trong tổng lao động của cả tỉnh nhưng GDP chỉ chiếm
43,5%. Nhìn chung lực lượng lao động của Hà Tĩnh khá dồi dào, song còn
thiếu việc làm cũng như thiếu lao động qua đào tạo cơ bản.
- Về đặc điểm địa hình
Địa hình Hà Tĩnh thoai thoải theo chiều dốc từ tây sang đông. Dãy
Trường Sơn sừng sững phía tây làm chỗ dựa, đồng thời cũng là đường phân
giới tự nhiên giữa Hà Tĩnh với các tỉnh Khăm Muộn và Pôlykhămxay của
nước Lào. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có
diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối.
- Về tài nguyên khoáng sản
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có bờ biển dài nhất Việt Nam với 137
km, diện tích mặt nước 18.499 km2 phù hợp để sản xuất muối, đánh bắt thủy
hải sản, có mở sắt lớn nhất cả nước, chiếm 45% trữ lượng quặng sắt quốc gia.
Ngoài ra còn có các loại khoáng sản khác như titan, mangan, vàng, đá, cát…
Đó là những điều kiện thuận lợi để Hà Tĩnh phát triển đa ngành, đa lĩnh
vực…
Trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy
giảm kinh tế, nhưng nhờ sự quan tâm của các cấp, giúp đỡ của Trung ương và
bằng sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành, nỗ lực của các
doanh nghiệp và nhân dân, các mục tiêu kế hoạch hàng năm của tỉnh đều đạt
kết quả khá. Năm 2011, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) vươn lên đứng thứ 7,
chỉ số sự hài lòng của nhân dân (PAPI) đứng thứ 4, thu hút đầu tư đứng thứ 6
trong toàn quốc, thu ngân sách vượt 125% kế hoạch Trung ương giao.
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 14%, trong đó nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp 3,8%; công nghiệp – xây dựng 20,4%,
thương mại – dịch vụ 10,8%. Cơ cấu kinh tế: công nghiệp – xây dựng
34,66%; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 33,74%; thương mại – dịch vụ chiếm
31,1%. Bình quân thu nhập đầu người đạt 19,6 triệu đồng. Tổng thu ngân
sách đạt 4.100 tỷ đồng. Tạo việc làm cho 28.000 lao động. Phong trào xây
11
dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, quyết liệt, tạo sự chuyển biến rõ
rệt trong phát triển nông nghiệp và nông thôn một cách bền vững. Với thành
tích đó, Hà Tĩnh trở thành một trong 3 tỉnh thuộc tốp đầu toàn quốc.
An sinh xã hội được chú trọng, tỉnh đã thực hiện tốt chính sách đối với
những người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
xuống từ 17,44% (đầu năm 2012) xuống còn 14,2% (cuối năm 2012), tỷ lệ
cận nghèo 15%. Quốc phòng an ninh được tăng cường, giữ vững an ninh
chính trị và trật tự xã hội.
1.1.2. Khái quát tình hình giáo dục phổ thông và đào tạo nghề của tỉnh Hà
Tĩnh trước năm 1991
Hà Tĩnh là mảnh đất có những đóng góp đáng kể trong thành tựu văn
hóa – giáo dục Việt Nam. Đây là nơi học vấn khoa cử phát triển truyền thống,
là một vùng địa linh nhân kiệt. Hầu như thời nào cũng có những người xuất
chúng, học rộng tài cao, đỗ đạt khoa bảng, được cả nước biết đến với truyền
thống yêu nước, văn hóa, cách mạng và hiếu học… Những danh sỹ như
Nguyễn Biểu, Đặng Tất, Đặng Dung, Sử Hy Nhan, Lê Hữu Trác, Nguyễn Du,
Nguyễn Thiếp… Những nhà khoa bảng, nhà nho có đức nghiệp lớn như Phan
Huy Cẩn, Nguyễn Trung Nghĩa, Trần Bảo Tín, Phan Chính Nghị…
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Ngay trong tháng 9 - 1945, Chính phủ đã quyết định thành lập
“Nha Bình dân học vụ”. Các trường học trong cả nước đã nhanh chóng khai
giảng năm học mới - mở đầu cho quá trình xây dựng nền giáo dục dân chủ
nhân dân, thay thế cho nền giáo dục thực dân.
Chính phủ chủ trương xây dựng một nền giáo dục nhân dân, dân chủ,
phụng sự sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một nền giáo dục tôn trọng
nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng. Từ sau cách mạng tháng
Tám đến năm 1975, trên đất nước đã trải qua 2 cuộc cải cách giáo dục:
- Cải cách giáo dục năm 1950.
12
Sau cách mạng tháng Tám, hệ thống giáo dục phổ thông được sửa đổi
thành hệ 11 năm (4 + 4 +3) với bậc tiểu học 4 năm và bậc trung học 7 năm,
trong đó trung học bậc cao (trung học chuyên khoa) (3 năm) có 3 ban là ban
Toán Lí Hóa, ban Lí Hóa Sinh và ban Văn Sử Địa.
Với cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất này, hệ thống giáo dục phổ thông
được cơ cấu lại thành hệ 9 năm (4 + 3 + 2) cho phù hợp với hoàn cảnh kháng
chiến, bao gồm 3 cấp học: cấp I, cấp II, cấp III. Cấp I: 4 năm (không kể vỡ
lòng) (lớp 1 - 4), thay cho cấp tiểu học; cấp II: 3 năm (lớp 5 - 7), thay cho bậc
trung học đệ nhất cấp gồm 4 năm và cấp III: 2 năm (lớp 8 - 9), thay cho bậc
trung học chuyên khoa (hay trung học đệ nhị cấp) gồm 3 năm.
- Cải cách giáo dục năm 1956.
Hệ thống giáo dục phổ thông từ 9 năm nâng lên 10 năm, bao gồm:
Cấp I: 4 năm, từ lớp 1 đến lớp 4;
Cấp II: 3 năm, từ lớp 5 đến lớp 7;
Cấp III: 3 năm, từ lớp 8 đến lớp 10.
Số tiết học trong tuần ở cấp I vẫn giữ như trước đây (17 - 19 tiết), ở cấp
II và cấp III tăng lên từ 20 giờ (cấp II), 21 giờ (cấp III) lên 29 - 30 giờ.
Dưới ánh sáng đường lối của Đảng thể hiện qua các sắc lệnh và bức thư
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền giáo dục Việt Nam đã có những chuyển biến
mới sâu sắc trong những năm đầu sau khi giành được chính quyền, xác lập
quan điểm giáo dục mới phục vụ nhân dân, loại trừ những quan điểm giáo dục
lạc hậu, phản động, xem giáo dục là trung lập.
Là địa phương có truyền thống cách mạng và truyền thống hiếu học lâu
đời, lại được tôi luyện trong nhiều phong trào yêu nước, với khí thế hứng khởi
sôi sục của những ngày đầu sau khi giành được chính quyền, Hà Tĩnh đã phấn
đấu xây dựng nền giáo dục cách mạng khá toàn diện với nhiều chuyển biến
sâu sắc trong các ngành học.
Thực hiện khẩu hiệu “Đi học là kháng chiến, đi học là yêu nước”, cả
nước sôi động tham gia phong trào Bình dân học vụ với những hình thức và
13
biện pháp vô cùng phong phú, mà Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi tiên
phong.
Tại Hà Tĩnh, ngay từ những năm đầu sau cách mạng, đâu đâu cũng
hưởng ứng việc mở lớp. Ngay từ sau ngày độc lập, trên đất Hà Tĩnh đã có 3
trường trung học, 1 trường công lập ở tỉnh lỵ, 1 trường tư thục và 1 trường
trung học ở địa phương. Hai trường này cũng được đặt tại Đức Thọ nhằm
phục vụ nhu cầu học tập của các huyện phía Bắc như Hương Sơn, Đức Thọ,
Hương Khê, Can Lộc. Đến tháng 12-1945, toàn tỉnh đã có 181 trường tiểu học
với 470 lớp, 690 giáo viên cùng 22.000 học sinh.
Bước vào những năm tháng tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1946-1950), chấp hành chỉ thị của cấp trên, đồng thời được Bộ Giáo
dục chỉ đạo kịp thời và cụ thể, giáo dục Hà Tĩnh đã có những chuyển hướng
mới trong hệ thống giáo dục phổ thông và ở các ngành học khác để tiếp tục ổn
định, phát triển.
Giáo dục phổ thông từ chỗ chỉ có 9 trường tiểu học cơ bản, 1 số hương
trường và 2 trường trung học sau Cách mạng Tháng Tám, sau 1 năm phát
triển đã có 195 trường tiểu học, thêm nhiều trường trung học ở huyện. Năm
1950, cuộc kháng chiến của dân tộc bước vào giai đoạn mới. Để đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, cuộc cải cách giáo dục đầu tiên
được tiến hành nhằm xây dựng một nền giáo dục dân chủ nhân dân với 3 tính
chất: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Hà Tĩnh là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong sự nghiệp
trồng người. Phan Đình Phùng, Đậu Quang Lĩnh, Liên Việt, Phù Việt, Đại
Thành là những ngôi trường đã tiếp nhận con em nhiều tỉnh miền Trung và
sản sinh nhiều gương học tập tiêu biểu như Hà Học Đợi, Dương Xuân Thâu
được học sinh cả nước tin yêu, mến mộ.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các nhà trường ở Hà
Tĩnh đã đào tạo được những thế hệ học sinh giỏi, cung cấp cho cả nước một
14
đội ngũ khá đông đảo những nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà quản lý, nhà
khoa học, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng khi bước vào giai đoạn mới.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi,
miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội. Hệ thống giáo dục dân chủ nhân dân được xây dựng trong kháng
chiến cần được chuyển hướng và là cơ sở cho việc cải tạo nền giáo dục 12
năm trong vùng mới giải phóng. Từ yêu cầu cấp thiết đó, năm 1956, cuộc cải
cách giáo dục lần thứ hai đã được triển khai với nội dung giáo dục toàn diện,
nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành lớp người xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tỉnh Hà
Tĩnh với ưu thế của một vùng tự do trong kháng chiến chống thực dân Pháp,
chỉ trong một thời gian ngắn đã xây dựng được một hệ thống giáo dục khá
hoàn chỉnh, nhất là từ khi có ánh sáng Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ
III của Đảng. Tất cả các xã trong tỉnh đều có từ 1-2 trường cấp I, 3-5 xã có 1
trường cấp II; bình quân mỗi huyện có 1 trường cấp III. Toàn ngành có một
hệ thống trường phổ thông nông nghiệp, phổ thông công nghiệp và trường sư
phạm trung sơ cấp. Trong quá trình xây dựng và phát triển đó, hệ thống giáo
dục phổ thông của Hà Tĩnh nổi lên một số ngọn cờ tiêu biểu như: trường cấp
II Nguyễn Biểu, cấp II Đại Thành, cấp I Cẩm Bình, cấp III Đại Thành. Đó
chính là hình ảnh của những tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa đầu tiên mà
ngành giáo dục đã dày công xây dựng trong phong trào thi đua Hai tốt do Chủ
tịch Hồ Chí Minh phát động, noi gương điển hình Bắc Lý với khẩu hiệu “Tất
cả vì học sinh thân yêu”.
Năm 1965, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước lan rộng ra
miền Bắc, ngành giáo dục – đào tạo lại một lần nữa phải chuyển hướng các
hoạt động để thích ứng với tình hình thời chiến, gắn chặt hơn nữa việc dạy –
học với việc phục vụ sản xuất và chiến đấu của từng địa phương. Trong khói
lửa chiến tranh, nhiều trường học bị tàn phá, 33 em học sinh cấp II Hương
Phúc bị giặc Mỹ sát hại… Nhưng hành động man rợ của giặc Mỹ không
những không làm nhụt ý chí của thầy trò Hà Tĩnh mà ngược lại, càng làm sục
15
sôi thêm ngọn lửa căm thù, quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Dù khó
khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”. Trong phong trào thi
đua này của ngành giáo dục Hà Tĩnh, Cẩm Bình đã xây dựng nên ngọn cờ
giáo dục được cả nước và thế giới ghi nhận, biểu dương và đến nay vẫn còn
giữ nguyên giá trị, là bài học về xã hội hóa giáo dục.
Theo gương Cẩm Bình, phong trào thi đua phát triển giáo dục của Hà
Tĩnh ngày càng xuất hiện thêm nhiều điểm sáng. Nhiều tổ đội lao động xã hội
chủ nghĩa như cấp I Cẩm Bình, cấp II Đức Đồng, tổ Văn cấp III Trần Phú, tổ
Toán cấp III Phan Đình Phùng, Cấp II Kỳ Tân và một số nhà giáo tiêu biểu
như Nguyễn Thị Thảo, chiến sỹ thi đua toàn quốc Đinh Lê Báu và nhiều điển
hình tiên tiến khác.
Với đại thắng mùa xuân năm 1975, Bắc – Nam sum họp một nhà, đất
nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội đã mở ra một thời kỳ lịch sử mới
cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước nhà. Đây là thời kỳ mà giáo dục Hà
Tĩnh sát cánh cùng giáo dục Nghệ An phấn đấu vươn lên trong một thời gian
dài hợp tỉnh. Đây cũng là thời kỳ bước đầu đổi mới sự nghiệp giáo dục với
Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị và cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 của
ngành.
Năm 1976, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã đề ra đường lối chung và
đường lối kinh tế cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hà Tĩnh cùng nhân
dân cả nước bước vào kế hoạch 5 năm 1976-1980. Cũng trong thời kỳ này,
Quốc hội khóa V quyết định sáp nhập Hà Tĩnh và Nghệ An thành tỉnh Nghệ
Tĩnh. Lịch sử Hà Tĩnh nói chung và lịch sử giáo dục Hà Tĩnh nói riêng bước
vào một thời kỳ mới.
Sau 2 năm nhập tỉnh, năm 1978, Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh đã ra Nghị quyết
130 Về công tác giáo dục trong giai đoạn mới, nhằm đưa ngành giáo dục phát
triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Trong thời gian nhập tỉnh, giáo dục Hà Tĩnh tuy còn gặp nhiều khó
khăn cả về khách quan cũng như chủ quan, nhưng toàn ngành đã phấn đấu
16
vượt qua bằng những chủ trương, biện pháp sáng tạo, thích hợp với từng
ngành học, cấp học nên đã đưa toàn ngành phát triển với số lượng chưa từng
có là 300.874 học sinh, tăng 93.655 em so với năm 1975. Số học sinh tốt
nghiệp phổ thông ra trường trở về phục vụ địa phương, tham gia nghĩa vụ
quân sự và đi học lên là 9.607 em. Công cuộc xây dựng nhà trường xã hội chủ
nghĩa, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Hà Tĩnh phát triển với những thành
tựu đáng ghi nhận.
1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông và đào
tạo nghề trong những năm đầu tái lập tỉnh (1991-2000)
1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về phát triển giáo dục phổ
thông và đào tạo nghề
Theo nghĩa rộng, giáo dục phổ thông là một loại hình hoạt động xã hội
nhằm cung cấp cho mọi người dân những hiểu biết cơ bản về tự nhiên, về xã
hội và về con người để làm cơ sở cho sự hình thành thế giới quan, cho việc
tiếp thụ những kỹ năng cần cho cuộc sống và cho việc đào tạo nghề nghiệp.
Theo nghĩa hẹp, nó là một thể chế xã hội (tức nhà trường phổ thông) có nhiệm
vụ đào tạo thế hệ trẻ từ tuổi có khả năng học tập đến tuổi có khả năng lao
động thành những nhân cách của một chế độ xã hội nhất định, từ đó mà trở
thành người lao động, người công dân theo lý tưởng của xã hội đó.
Nhiệm vụ của giáo dục phổ thông trong chế độ xã hội chủ nghĩa là đào
tạo người lao động làm chủ và phát triển toàn diện, đồng thời chuẩn bị lao
động dự trữ cho sự phân công lao động xã hội. Con người phát triển toàn
diện, theo ý nghĩa đầy đủ của nó, là con người được phát triển mọi khả năng
của mình, được đào tạo để tinh thông những hoạt động chủ yếu của xã hội,
trước hết của lao động sản xuất, trở thành những nhân cách sáng tạo, góp
phần xây dựng đất nước.
Đào tạo nghề: Theo tài liệu của Bộ Lao động thương binh và xã hội xuất
bản năm 2002 thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu “là hoạt động nhằm trang
17
bị cho người lao động những kiến thức, kĩ năng và thái độ lao động cần thiết
để người lao động sau khi hoàn thành khoá học hành được một nghề trong xã
hội”
Như vậy, khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở trang bị những kiến
thức kĩ năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản. Điều này thể
hiện tính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa,đề cao người lao động ngay
trong quan niệm về lao động chứ không chỉ coi lao động là một nguồn “Vốn
nhân lực”, coi công nhân như cái máy sản xuất. Nó cũng thể hiện sự đầy đủ
hơn về vấn đề tinh thần và kỉ luật lao động –một yêu cầu vô cùng quan trọng
trong hoạt động sản xuất với công nghệ và kĩ thuật tiên tiến hiện nay.
Tháng 6/1991 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã họp nhằm “Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, đánh
giá những việc làm được, những việc có thể làm nhưng chưa được, những vấn
đề mới nảy sinh, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và những
kinh nghiệm tiến hành đổi mới trên các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã
hội”. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu
cho 5 năm (1991 - 1995) và thông qua Cương lĩnh về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội đến năm 2000.
Trên cơ sở đánh giá chung thực trạng giáo dục từ sau Đại hội VI đến nay,
Đại hội VII đã đề ra mục tiêu giáo dục và đào tạo như sau: “Mục tiêu giáo dục
và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình
thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự
chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có
năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần”. [2, tr. 21].
Nhiệm vụ của 5 năm (1991 - 1995) là “tiếp tục đổi mới, ổn định phát
triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Coi trọng chất lượng giáo
18
dục chính trị, đạo đức cho học sinh và sinh viên; hiện đại hóa một bước nội
dung, phương pháp giáo dục; dân chủ hóa nhà trường và quản lý giáo dục; đa
dạng hóa các loại hình đào tạo và loại hình trường lớp, từng bước hình thành
những trường bán công, dân lập, tư thục (dạy nghề), phát triển loại hình vừa
học vừa làm. Mở rộng đào tạo nghề; bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học,
công nghệ, kinh doanh, về quản lý kinh tế, xã hội và nhiều công nhân lành
nghề…” [2, tr. 21].
Về giáo dục phổ thông, báo cáo nêu rõ nhiệm vụ phải “Tập trung thực
hiện chương trình phổ cập giáo dục cấp I và chống mù chữ; phát triển cấp II,
cấp III phù hợp với yêu cầu và điều kiện của nền kinh tế. Củng cố và phát
triển trường phổ thông trẻ em có tật… Tăng cường đầu tư cho giáo dục ở
miền núi và dân tộc thiểu số, mở rộng các trường nội trú, quy hoạch đào tạo
cán bộ và trí thức người dân tộc” [2, tr. 22].
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đại hội VII của Đảng đối với giáo dục,
tháng 1/1993, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khóa VII) đã
được tổ chức. Hội nghị đã đánh mốc mới trong quá trình phát triển sự nghiệp
giáo dục nước nhà nói chung và sự nghiệp giáo dục phổ thông nói riêng.
Hội nghị đã phân tích về tình hình giáo dục đào tạo Việt Nam giai đoạn
đã qua, khẳng định và tự hào về thành tựu giáo dục của nhân dân, đội ngũ
giáo viên và học sinh đã đạt được. Đồng thời “nhìn thẳng vào sự thật”, nhận
thức rõ yếu kém của mình, xác định yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế xã hội cũng như lòng mong đợi của các tầng lớp xã hội, đòi hỏi phải tiếp tục
đẩy mạnh công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Trên cơ sở khái quát những thành tựu cũng như những yếu kém, nguyên
nhân và những yêu cầu đòi hỏi, Hội nghị đã đề ra các quan điểm chỉ đạo cũng
như các chủ trương, chính sách và biện pháp để phát triển giáo dục - đào tạo
trong tình hình mới.
Đây là Hội nghị Trung ương đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đề ra một Nghị quyết riêng Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo (14/1/1993)
19
Đây là Nghị quyết đáp ứng lòng mong đợi từ lâu của toàn Đảng, toàn
dân, nhất là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh trong cả
nước, về việc xác định quan điểm, chủ trương, chính sách, biện pháp tiếp tục
phát triển mạnh mẽ sự nghiệp “trồng người” mà Bác Hồ hằng quan tâm. Nghị
quyết không những chỉ ra các giải pháp cấp bách để xử lý những vấn đề nóng
bòng lúc bấy giờ đối với công tác giáo dục phổ thông mà còn định hướng lâu
dài cho việc phát triển sự nghiệp này theo Cương lĩnh và chiến lược của Đảng
cho đến năm 2000, nhằm chuẩn bị hành trang cho nhân dân, đặc biệt cho thế
hệ trẻ, vững bước tiến vào thế kỷ XXI.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) về
giáo dục - đào tạo, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử giáo dục nước
nhà. Nghị quyết Trung ương 4 đã và đang soi sáng cho quá trình tiếp tục đổi
mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Giai đoạn 1996 - 2000 được Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) coi là
“một bước rất quan trọng trong thời kỳ mới - thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân là tập trung mọi lực lượng, tranh
thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một
cách toàn diện và đồng bộ” [36]. Trong đó “lấy việc phát triển nguồn lực con
người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [36].
Nhận thức tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Đại hội VIII
của Đảng đã xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát
huy hiệu quả. Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục trong 5 năm tới là
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo
điều kiện cho nhân dân, đặc biệt thanh niên có việc làm; khắc phục những tiêu
cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo” [36].
Đảng chọn giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ làm “khâu đột
phá” của thời kỳ cách mạng mới. Giáo dục phải đi trước một bước: phát triển
20
giáo dục phải đi trước một bước hợp lý so với phát triển kinh tế. Đảng còn
khẳng định một tư tưởng nữa là đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản quan
trọng nhất. Đầu tư không chỉ về tài chính mà là đầu tư về mọi mặt.
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã họp (tháng 12/1996) và ra Nghị quyết số 02NQ/HNTW “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”.
Đây chính là cái mốc quan trọng của sự phát triển giáo dục nước ta, mở
ra một thời kỳ mới của sự phát triển giáo dục và đào tạo - thời kỳ chấn hưng
nền giáo dục nước nhà.
Hội nghị đã phân tích sâu sắc thực trạng giáo dục và đào tạo, vạch ra
những nguyên nhân khách quan, chủ quan và nhận định: “Hiện nay sự nghiệp
giáo dục - đào tạo đang đứng trước mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển
nhanh quy mô giáo dục - đào tạo, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng giáo
dục - đào tạo, trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạn
chế. Đó là mâu thuẫn trong quá trình phát triển. Những thiếu sót chủ quan,
nhất là những yếu kém về quản lý đã làm cho những mâu thuẫn đó càng thêm
gay gắt” [2, tr.60]. Trên cơ sở đó Hội nghị đã đề ra những định hướng chiến
lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông từ nay đến năm
2000 được tập trung vào 10 chữ: “chấn chỉnh”, “sắp xếp”, “củng cố”, “nâng
cao” và “phát triển”.
Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục phổ thông toàn diện: đức dục, trí
dục, thể dục, mỹ dục, ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính
trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành.
Để thực hiện những mục tiêu đó, nhiều biện pháp tích cực đã được đề ra:
- Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục:
Quan điểm coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, đầu tư cơ bản
quan trọng nhất được nhất trí cao.
21