Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đảng bộ tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục thời kỳ 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
...................................................

NGUYỄN THỊ THẢO

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC TRONG THỜI KỲ
1945 - 1954

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
................................

NGUYỄN THỊ THẢO

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC TRONG THỜI KỲ
1945 - 1954

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 60.22.56

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa học : PGS. Lê Mậu Hãn

Hà Nội

- 2010


MỤC LỤC
Mở đầu

3

1. Lý do lựa chọn đề tài

3

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

4

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu


6

6. Bố cục luận văn

7
Chƣơng 1

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng nền giáo dục mới

8

trong năm đầu của chính quyền cách mạng (1945 – 1946)
1.1. Vài nét về tình hình giáo dục Hà Tĩnh trước Cách mạng tháng

8

Tám
1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục của 15
tỉnh.
Chƣơng 2
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục mới

36

phục vụ kháng chiến và kiến quốc (1946 – 1950)
2.1. Chủ trương phát triển giáo dục của Đảng trong những năm đầu 36
kháng chiến chống Pháp
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện giáo dục của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh 42
Chƣơng 3

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo thực hiện chủ trƣơng

65

cải cách giáo dục (1950 – 1954)
3.1. Chủ trương cải cách giáo dục của Đảng

65

3.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phát triển giáo dục theo phương 71
hướng CCGD của Đảng

1


Kết luận

90

Tài liệu tham khảo

98

Phụ lục

101

2



MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài.
Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thôn tính Việt
Nam. Từ đây, nền giáo dục phong kiến Việt Nam dần bị thay đổi, chữ Hán
thay bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Nội dung chương trình, sách giáo khoa
đến cách học, cách dạy, cách tổ chức các kỳ thi cũng thay đổi… Thực dân
Pháp coi giáo dục là công cụ quan trọng để thống trị nhân dân Việt Nam. Từ
khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi trọng lãnh đạo cuộc đấu tranh của
nhân dân chống thực dân Pháp trên mặt trận văn hoá, giáo dục. Từ những lớp
học thời kỳ Xô viết Nghệ Tĩnh, Hội Truyền bá quốc ngữ thành lập năm 1938
đến Đề cương Văn hoá Việt Nam năm 1943 là những sự kiện quan trọng
trong đấu tranh của Đảng ta trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục. Cách mạng tháng
Tám thành công, sự nghiệp giáo dục cách mạng của Việt Nam và của Hà Tĩnh
phát triển ngày càng rực rỡ.
Ở Hà Tĩnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tỉnh đã cải tạo được nền giáo dục
nô dịch lạc hậu của chế độ cũ, xây dựng nền giáo dục mới, nền giáo dục cách
mạng hoàn chỉnh qua ba cuộc cải cách giáo dục, từng bước đổi mới và đa dạng
hoá các lọai hình đào tạo, thực hiện xã hội hoá giáo dục ngày càng sâu rộng
trong nhân dân. Đặc biệt, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
trường kỳ và gian khổ, Hà Tĩnh đã kiên trì thực hiện nghiêm chỉnh đường lối
giáo dục đúng đắn, sáng tạo của Đảng, được chứng minh qua thực tiễn phong
trào “Thi đua hai tốt”; tập trung rõ nét nhất là ở các điển hình tiên tiến, các đơn
vị lá cờ đầu của từng ngành học mà Cẩm Bình trước đây và trung học cơ sở Kỳ
Tân hiện nay là những điểm sáng tiêu biểu. Hà Tĩnh đi đầu cả nước trong
phong trào thanh toán nạn mù chữ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt
được, sự nghiệp giáo dục Hà Tĩnh trong thời kỳ này vẫn còn tồn tại nhiều

3



khuyết điểm, yếu kém. Việc tìm hiểu, nghiên cứu sự chỉ đạo của Đảng bộ Hà
Tĩnh về phát triển giáo dục của tỉnh thời kỳ 1945-1954 là một việc làm cần
thiết nhằm góp phần làm nổi lên bức tranh về quá trình phát triển giáo dục Hà
Tĩnh trong thời kỳ này. Trên cơ sở đó rút ra những ưu, khuyết điểm và những
kinh nghiệm chủ yếu cho sự nghiệp giáo dục Hà Tĩnh, để góp phần làm cơ sở
cho những công trình nghiên cứu giáo dục Hà Tĩnh trong thời kỳ tiếp theo.
Với ý nghĩa đó và được sự định hướng của thầy giáo hướng dẫn tôi đã
chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục trong thời
kỳ 1945 - 1954” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Về giáo dục chung của cả nước có công trình nghiên cứu: “Giáo dục ở
Việt Nam thời kỳ 1945- 1954” của PGS.TS Ngô Đăng Tri và ThS Đỗ Thanh
Loan. Luận văn đã tái hiện sinh động, khách quan bức tranh lịch sử về quá
trình phát triển giáo dục Việt Nam trong thời kỳ 1945-1954; nêu lên được kết
quả cơ bản của sự nghiệp giáo dục Việt Nam thời kỳ này. Từ đó rút ra những
ưu, khuyết điểm và những kinh nghiệm chủ yếu cho sự nghiệp giáo dục Việt
Nam trong thời gian sau. Hay đề tài “Quá trình xây dựng và phát triển nền
giáo dục Việt Nam mới từ 9-1945 đến 7-1954” là luận án Tiến sỹ khoa học
Lịch sử của Đỗ Thị Nguyệt Quang. Đã khái quát được kết quả cơ bản của nền
giáo dục Việt Nam mới (1945-1946) và sự phát triển của nền giáo dục kháng
chiến Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục Hà Tĩnh, nhiều
tác giả trong và ngoài tỉnh đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này trên nhiều khía
cạnh, như cuốn sách “Giáo dục Hà Tĩnh, một thế kỷ xây dựng và phát triển”
do hai nhà giáo ưu tú Bùi Thân và Hà Quảng biên soạn được xuất bản năm
2001, “Lịch sử giáo dục Hà Tĩnh” của Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh xuất

4



bản năm 2005. Hai tác phẩm này đã đề cập đến những kết quả mà giáo dụcđào tạo của tỉnh đã đạt được. Đó thực sự là một tài liệu quý để tôi tham khảo
trong quá trình thực hiện đề tài của mình. Tuy nhiên, vấn đề mà hai tác phẩm
đề cập mang tính chất toàn cục và khái quát chung đối với con đường mà giáo
dục Hà Tĩnh đã đi qua chứ chưa có những phân tích cụ thể, chưa làm nổi bật
được vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tĩnh với việc phát triển giáo dục của
tỉnh trong từng thời kỳ. Đây chính là vấn đề mà tôi sẽ tập trung làm rõ trong
luận văn của mình.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục tiêu
- Tái hiện sinh động, khách quan bức tranh lịch sử về quá trình phát triển
giáo dục Hà Tĩnh (1945-1954).
- Nêu lên được kết quả cơ bản của sự nghiệp giáo dục Hà Tĩnh thời kỳ
1945-1954 để làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tĩnh. Từ đó rút ra
những ưu, khuyết điểm và những kinh nghiệm chủ yếu cho sự nghiệp giáo
dục Hà Tĩnh trong thời gian sau.
- Đặt cơ sở nghiên cứu về giáo dục Hà Tĩnh trong thời kỳ tiếp theo và góp
phần bổ sung tư liệu về giáo dục Hà Tĩnh.
3.2. Nhiệm vụ
- Tập hợp các nguồn tài liệu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Thư viện
Quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Ban Tuyên giáo tỉnh Hà
Tĩnh, Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh...
- Hệ thống hoá các tài liệu theo nội dung cần nghiên cứu.

5


- Mô tả một cách khái quát, toàn diện về chủ trương, chính sách giáo dục
và quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
giáo dục của Đảng bộ Hà Tĩnh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
Hà Tĩnh đối với việc phát triển giáo dục của tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là địa bàn Hà Tĩnh trong khoảng thời
gian từ năm 1945 đến năm 1954. Tuy nhiên, luận văn còn đề cập đến vấn đề
này trong những năm trước đó để có cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu đã công bố: Văn kiện Đảng toàn tập, Hồ Chí Minh toàn tập, các
Nghị quyết, Chỉ thị... cuả Trung ương Đảng, các công trình nghiên cứu khoa
học có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tài liệu lưu trữ tại: Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Thư viện Quốc gia
Hà Nội, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Ban Tuyên giáo tỉnh Hà Tĩnh, Sở
Giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh…
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: phương
pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp điều tra, so sánh, đối chiếu,
phân tích tổng hợp để làm sang tỏ các vấn đề trong sự lãnh đạo của Đảng bộ
Hà Tĩnh đối với việc phát triển giáo dục Hà Tĩnh (1945-1954).

6


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng nền giáo dục mới
trong năm đầu của chính quyền cách mạng (1945- 1946).
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển giáo dục mới phục vụ
kháng chiến và kiến quốc (1946- 1950)
Chương 3: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo thực hiện chủ trương cải cách

giáo dục (1950-1954)

7


CHƢƠNG 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NỀN GIÁO DỤC MỚI TRONG NĂM ĐẦU CỦA CHÍNH QUYỀN
CÁCH MẠNG (1945 - 1946)
1.1. Vài nét về tình hình giáo dục Hà Tĩnh trƣớc Cách mạng tháng
Tám
Hà Tĩnh là một trong những vùng đất “Địa linh nhân kiêt” đã có những
đóng góp đáng kể vào thành tựu văn hoá - giáo dục của Việt Nam. Đây là nơi
học vấn, khoa cử phát triển có truyền thống, vào thời nào, địa phương nào
cũng có người học giỏi, khoa giáp đỗ đạt cao, đã đóng góp cho đất nước
những người con ưu tú, lỗi lạc như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, hay
Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng…và những danh nhân văn hoá, những
nhà khoa học, các sử gia nổi tiếng, các nhà thơ, nhà văn thiên tài...
Từ khi Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ phong
trào cách mạng Hà Tĩnh đã chuyển sang một giai đoạn mới. Cuối tháng 121929, chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng của Trường Tiểu học Pháp - Việt,
thị xã Hà Tĩnh được thành lập do đồng chí Lê Bá Cảnh làm bí thư. Đầu năm
1930, các chi bộ Đông Dương cộng sản Liên Đoàn lần lượt ra đời ở Can Lộc
(Thiên Lộc, Hựu Lộc, Đại Lộc…). Cũng vào đầu năm 1930, khi đồng chí
Trần Hữu Thiên (tức Lai, tức Nguyễn Trung Thiên) được Đông Dương cộng
sản Đảng cử vào xây dựng cơ sở Hà Tĩnh, thì các chi bộ Phù Việt (Thạch Hà),
Hà Linh (Hương Khê), Trường Tiểu học Thịnh Xá (Hương Sơn)… được xây
dựng. Vào cuối tháng 3-1930, được sự uỷ nhiệm của Xứ uỷ Trung kỳ, đồng
chí Trần Hữu Thiên vào Hà Tĩnh bắt liên lạc với các tổ chức cơ sở Đông
Dương cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản Liên đoàn để thống nhất về
tổ chức, tiến hành Hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời Hà Tĩnh. Hội nghị
được tiến hành tại một địa điểm gần bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can


8


Lộc). Hội nghị cử ra Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ do đồng chí Trần
Hữu Thiên làm bí thư.
Năm 1932, trong Chương trình hành động, Đảng đã đề ra những yêu
sách là hết thảy con cái các nhà lao động được học cho tới 16 tuổi bằng tiếng
mẹ đẻ, được học nghề bách nghệ, giáo dục do Nhà nước và bọn chủ phải chịu
tổn phí. Chương trình hành động của Đoàn thanh niên Cộng sản năm 1933
còn yêu cầu dân chủ hoá các trường học, đòi tự do mở trường tư, tự do tổ
chức việc chỉ huy trường học, cấm dạy về tôn giáo, cấm cách Pháp hoá bằng
bắt học tiếng Pháp. Trong Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc
và trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam những năm 20 đã đòi quyền tự
do giáo dục, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh
cho người bản xứ. Đối với các tổ chức Công hội và Nông hội, Nguyễn Ái
Quốc đã nêu rõ: lập trường học cho công nhân; lập trường cho con cháu công
nhân; lập nơi xem sách báo… (Công hội) và hết sức mở mang giáo dục như
lập trường, tổ chức nhà xem sách… (Nông hội).
Từ đường lối đó, việc dạy chữ quốc ngữ cho quần chúng được khuyến
khích thành phong trào rầm rộ, việc sử dụng những học sinh lớn ở các trường
tiểu học, cao đẳng tiểu học về tham gia phong trào ở địa phương được chú ý.
Chỉ tính trong 4 huyện Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà và Nghi Xuân đã mở
được 200 lớp với 4.335 người học.
Trong những ngày sôi sục đấu tranh đó, nhiều nhà trường trong tỉnh đã
bị thực dân Pháp và binh lính Nam triều sử dụng làm nơi đóng quân để đàn áp
phong trào cách mạng, còn những giáo viên và học sinh bãi khoá về điạ
phương hoà mình vào cao trào Xôviết các địa phương như Dương Lung, Hồ
Văn Ninh,… ở Đức Thọ. Ở Hương Sơn, trường Thịnh Xá (nay là xã Sơn
Thịnh), Phố Châu (xã Sơn Phố) đã lập ra Sinh hội trong học sinh lớn tuổi để

bồi dưỡng thành những đảng viên sau này. Riêng trường Thịnh Xá có đến 30

9


học sinh lập thành 3 tổ hoạt động bí mật như rải truyền đơn, treo cờ đỏ liên
lạc, làm nòng cốt cho phong trào đọc sách báo, thể dục thể thao ở địa phương
mà sau này nhiều học sinh trở thành đảng viên Đảng Cộng sản rất trung
thành, bị địch bắt tra tấn dã man vẫn không khai như Nguyên Bật, Hồ Hảo.
Lo sợ trước cao trào Xôviết Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp đã tập hợp lực
lượng đàn áp phong trào, tàn sát dã man quần chúng cách mạng. Tại Hà Tĩnh,
chúng đã tăng số đồn binh lên đến 54 đồn với đủ loại lính lê dương, khố xanh
chia ra đóng khắp nơi trong tỉnh, tiến hành việc bắt bớ, tra khảo dã man quần
chúng cách mạng. Quần chúng cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã
đoàn kết đấu tranh chống khủng bố trắng. Tình hình đó đã ảnh hưởng ít nhiều
đến việc học hành ở các làng xã do một số học sinh lớn tuổi đã tham gia
phong trào, có nhiều người bị bắt, thậm chí một số trường học còn bị dùng
làm nơi đóng quân càn quét hoặc giam cầm các chiến sĩ Xôviết. Tuy nhiên, ý
thức giác ngộ về việc nâng cao trình độ dân trí vẫn nung nấu âm ỉ trong nhân
dân, chờ dịp là bùng lên.
Sau một thời gian tạm lắng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương, phong trào cách mạng của Nghệ An và Hà Tĩnh đã bắt đầu phục hồi.
Cùng lúc đó, tình hình thế giới cũng có những biến chuyển, nhất là về việc
Chính phủ Mặt trận nhân dân được thành lập ở Pháp đã ảnh hưởng trực tiếp
đến tình hình chính trị ở nước ta.
Cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ, tự do, cơm áo, hoà bình (1936 1939) đã làm dấy lên một phong trào đấu tranh mới mạnh mẽ, công khai suốt
từ thành thị đến nông thôn, lập các nghiệp đoàn, tổ chức các phường hội,… Ở
Hà Tĩnh, các làng Đông Trung (Hương Sơn), Thịnh Quả (Đức Thọ), Hội
Thống, Tiên Điền (Nghi Xuân), Tĩnh Diễn, Đôn Mỹ (Hương Sơn),... là những
nơi có phong trào khá mạnh mẽ.


10


Trong thời kỳ này, ở Hà Tĩnh và nói chung trong cả nước, mạng lưới các
trường học công lập do chính quyền thực dân xây dựng lên còn rất ít ỏi, thưa
thớt.
Cùng với phong trào hoạt động công khai về kinh tế, các hoạt động văn
hoá cũng được mở mang như lập hiệu sách “Liên thành thư quán” ở tỉnh lỵ
Hà Tĩnh, lấy đó làm nơi liên lạc tổ chức Đảng và để phổ biến những sách báo
cách mạng như Vấn đề dân cày, báo Tin tức, Nhành lúa, Ý dân, Dân chúng,...
Những hoạt động văn hoá công khai đó đã góp phần khuyến khích
phong trào học quốc ngữ rộng rãi trong quần chúng. Đảng Cộng sản Đông
Dương đã cử các đồng chí Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai
Mai, Phan Thanh… tham gia tổ chức Hội Truyền bá quốc ngữ, vận động
một số nhân sĩ trí thức tiến bộ như Nguyễn Văn Tố, Bùi Kỷ, Trần Trọng
Kim… đứng ra thành lập tổ chức Hội tại Hà Nội và xin phép hoạt động
công khai. Mặc dù tên Hội chỉ khiêm tốn là Truyền bá quốc ngữ, nhưng trì
hoãn mãi đến ngày 29-7-1938, chính quyền thực dân mới chuẩn y việc hoạt
động của Hội do ông Nguyễn Văn Tố, làm việc ở Trường Viễn Đông bác
cổ Hà Nội làm hội trưởng.
Việc ra đời của Hội Truyền bá quốc ngữ ở Hà Nội đã góp phần đẩy
mạnh công cuộc nâng cao dân trí, chống nạn thất học cho nhân dân nên chỉ
một thời gian ngắn, nhiều tỉnh đã có chi hội phổ cập chữ quốc ngữ cho
đồng bào.
Phong trào truyền bá quốc ngữ lan khá nhanh vào các tỉnh miền Trung,
trong đó có Hà Tĩnh. Trước tình hình đó cần phải ra đời tổ chức truyền bá
quốc ngữ cho cả Trung kỳ, nên sau một thời gian chuẩn bị và hoạt động tích
cực của các đồng chí Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Tôn Quang Phiệt để liên hệ
với các trí thức đã được phép thành lập và hoạt động nhưng hạn chế chỉ được


11


dạy chữ không được dạy môn khác. Hội do ông Hồ Đắc Hàm, Tham tri Bộ
học về hưu làm hội trưởng.
Có được tổ chức hoạt động hợp pháp, phong trào lan nhanh ra các tỉnh,
nhất là những tỉnh đã có phong trào tân học sớm như Thừa Thiên, Quảng
Nam, Bình Thuận, Nghệ An… Ở Hà Tĩnh, tỉnh gần gũi và có điều kiện thuận
lợi trong việc giao lưu với Vinh, lại có phong trào quần chúng được tôi luyện
qua thời kỳ Xôviết Nghệ Tĩnh nên đã sớm có nhiều chi hội khắp các phủ
huyện. Ngay ở huyện nghèo Cẩm Xuyên, phong trào truyền bá quốc ngữ cũng
được tổ chức quy củ. Tài liệu lịch sử phong trào chống nạn thất học của Cẩm
Xuyên cũng ghi rõ: ở Cẩm Xuyên có hoạt động của Chi hội Truyền bá quốc
ngữ. Các cán bộ, đảng viên lợi dụng hình thức hợp pháp và bất hợp pháp đó
để hoạt động, dùng hình thức truyền bá đó để truyền bá cách mạng. Nhiều
đảng viên cộng sản ban ngày đi dạy lớp hợp pháp, ban đêm lại đến các nhà
nghèo khó, cơ sở của Đảng, bí mật dạy các lớp bất hợp pháp. Do phong trào
truyền bá quốc ngữ phát triển, hầu khắp các phủ huyện trong các tỉnh đều mở
được nhiều trường lớp cho con em vào học đủ các hình thức như gia đình học
hiệu, hương trường, trường sơ học, kiêm bị cả công lập và tư thục...
Tuy số trường lớp có được mở mang thêm qua phong trào truyền bá
quốc ngữ dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng do chính sách hạn chế nâng cao
dân trí của thực dân Pháp chỉ chủ trương cho phát triển chiều ngang, còn
chiều đứng thì chỉ mở nhằm mục đích chính là đào tạo người phục vụ cho chế
độ thực dân phong kiến, nên số người đi học được rất ít so với số dân trong
tỉnh, nhất là với các huyện nghèo và xa xôi như Kỳ Anh, Hương Khê.
Năm 1940, phát xít Nhật kéo quân vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu
hàng. Hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 51941) đã nêu rõ nhiệm vụ trong lĩnh vực văn hoá giáo dục là phải chống chính
sách ngu dân của thực dân Pháp và tích cực đấu tranh ngăn chặn những nọc


12


độc văn hoá của phát xít Nhật xâm nhập vào Việt Nam và gây dựng nên quốc
dân giáo dục… Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ để dạy trong những
trường học của mình. Cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ học, lập các trường
chuyên môn huấn luyện chính trị, quân sự và kỹ thuật để đào tạo các hạng
nhân tài.
Trong Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943, Đảng đã vạch ra những
nguyên tắc và nhiệm vụ cách mạng văn hoá ở nước ta là “dân tộc hoá, khoa
học hoá, đại chúng hoá”.
Đến ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, chính thức lập chính quyền
cai trị mới trên đất nước ta, đưa ra chiêu bài “trao trả độc lập” cho nhân dân
Việt Nam.
Dưới chiêu bài đó, một chính phủ mới được thành lập do ông Trần Trọng
Kim làm Thủ tướng và tháng 4-1945, giáo sư Hoàng Xuân Hãn được giữ
chức Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Mỹ thuật. Là một trí thức có tinh thần dân
tộc cao, nhiều năm trăn trở trước tình hình một nền giáo dục “Pháp hoá”,
muốn đem trí tuệ của mình ra góp phần nâng cao vị trí “quốc học” của giáo
dục hiện hành, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã lợi dụng thời cơ thực dân Pháp
kết thúc quyền lực ở Việt Nam, với cương vị của mình, đã tiến hành việc xây
dựng bộ chương trình trung học Việt Nam.
Thời kỳ này ở Nghệ An và Hà Tĩnh, hệ thống trường sơ học, tiểu học
vẫn tiếp tục giữ vững và được phát triển thêm do phong trào truyền bá quốc
ngữ có cơ hội hoạt động thuận lợi hơn, nhưng hệ thống trường cao đẳng tiểu
học (như trường trung học cơ sở hiện nay) thì quá ít ỏi. Tại Vinh, chỉ có một
trường quốc lập gọi là Collège Vinh cho mấy tỉnh Bắc, Trung kỳ.
Ngoài ra, trong khi ở Nghệ An đã mở thêm được ba trường tư thục thì ở
Hà Tĩnh chỉ có duy nhất trường tư thục Xanh Giôdép (Saint Joseph) tại khu

vực nhà thờ xứ đạo Nghĩa Yên, thường được gọi là trường cố vì do Linh mục

13


nhà thờ xứ Nghĩa Yên tên là De Lantrade, nhân dân gọi là cố Lạng, đứng ra
mở trường, do ông Chu Văn Việt một con chiên quê ở Hương Khê điều hành.
Linh mục Vương Đình Ái làm giám đốc. Bởi vậy, hầu hết học sinh đã tốt
nghiệp bậc tiểu học trong tỉnh đều phải ra Nghệ An học nếu có điều kiện. Ở
các làng xã, một mặt đã có các trường sơ học, hương trường và trường kiêm
bị từ trước, một mặt phong trào truyền bá quốc ngữ hoạt động hợp pháp và
được tuyên truyền rộng rãi nên đã duy trì được phong trào. Để tranh chấp
quần chúng, tháng 4-1945, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập tổ chức
thanh niên Tiền tuyến do ông Phan Anh làm Bộ trưởng (nên thường gọi là
thanh niên Phan Anh). Nhân cơ hội này, Đảng đã đưa một số cán bộ tham gia
và hướng các hoạt động của thanh niên như luyện tập quân sự, truyền bá quốc
ngữ, cứu đói… theo đúng với đường lối, chủ trương Việt Minh, mạnh mẽ
nhất là ở các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên… Thời gian
này, tổ chức Mặt trận Việt Minh do Đảng lãnh đạo đã được phát triển, hầu hết
các huyện trong tỉnh đã tranh thủ vận động những thanh niên tốt nghiệp
trường tiểu học không tiếp tục học quốc học, tham gia phong trào truyền bá
quốc ngữ.
Cũng qua việc tham gia phong trào này, được tiếp xúc với một số tài liệu
cách mạng, nhiều thanh niên, giáo viên và học sinh đã có cảm tình và trở
thành những thành viên của Mặt trận Việt Minh trong các tổ chức của tỉnh,
tạo nên một lực lượng quần chúng nhiệt tình, hăng hái làm nòng cốt cho lực
lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh, tiến tới việc khởi nghĩa giành chính
quyền trong tỉnh khi có thời cơ. Tháng 5-1945, Hội nghị cán bộ Nghệ An và
Hà Tĩnh họp tại Vinh thành lập Ban vận động Việt Minh liên tỉnh do đồng chí
Nguyễn Xuân Linh triệu tập. Từ đó việc xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng

cách mạng được đẩy mạnh, lập các đội tự vệ cứu quốc. Đến tháng 8-1945,
Đại hội Việt Minh liên tỉnh đã họp để xúc tiến công cuộc vũ trang khởi nghĩa

14


giành chính quyền, cử đồng chí Nguyễn Xuân Linh làm Bí thư, chia liên tỉnh
thành 6 phân khu (Hà Tĩnh có 2) để chuẩn bị thành lập Uỷ ban khởi nghĩa khi
điều kiện cho phép.
1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục của
tỉnh.
1.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng
nền giáo dục mới.
Cách mạng tháng Tám thành công đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng Hoà, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân dân Việt Nam tiến lên xây
dựng cuộc sống độc lập, tự do, văn minh và hạnh phúc. Ngày 2-9 -1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử, trong đó Người đã
tố cáo tội ác của bọn thực dân trên đất nước ta là đã “lập ra nhà tù nhiều hơn
trường học”[28; tr.2]. Chính vì vậy, ngay sau đó một ngày, ngày 3-9-1945, tại
phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nêu
lên 6 nhiệm vụ cấp bách nhằm bước đầu thực hiện chủ trương vừa kháng
chiến vừa kiến quốc, Người xếp nhiệm vụ chống nạn mù chữ đứng thứ hai
sau nhiệm vụ chống nạn đói. Người phân tích: “Nạn dốt là một trong những
phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn 90% đồng
bào chúng ta bị mù chữ. Nhưng chỉ cần học 3 tháng là đủ để học đọc, học viết
tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy,
tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”[28; tr.8].
Ngày 8-9-1945, Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ đã ban
hành liên tiếp ba sắc lệnh (SL) về việc thực hiện chính sách diệt dốt, được
xem là đặc biệt cấp thiết ở nước ta:

1. SL số 17/SL: thành lập Nha bình dân học vụ, qui định nhiệm vụ
của Nha là lo việc học cho nhân dân.

15


2. SL số 19/SL: qui định hạn trong 6 tháng, làng nào, thị trấn nào cũng
phải có lớp học, ít nhất là 30 người theo học.
3. SL số 20/SL: ban bố việc học chữ quốc ngữ là “bắt buộc và không
mất tiền”[39; tr.22], hạn một năm tất cả mọi người Việt Nam từ 8 tuổi trở lên
phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
Ba SL trên đã bổ sung cho nhau để trở thành văn bản pháp lý đầu tiên
của nền giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Công hoà, có tác dụng làm chuyển
biến quan niệm và nhận thức của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân
dân đối với vấn đề học chữ Quốc ngữ.
Với hệ thống giáo dục chính quy, tháng 9 cũng là tháng khai giảng đón
học sinh vào các trường. Tháng 9-1945, bước vào năm học đầu tiên dưới chế
độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho học
sinh cả nước. Trong thư, Người gửi tới thế hệ trẻ những lời khuyên thiết tha,
ân cần và cụ thể, gợi lên trong lòng các cháu học sinh những viễn cảnh về tiền
đồ của đất nước và trách nhiệm của bản thân.
Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi học sinh nhân ngày khai trường
đầu tiên chứa đựng những tư tưởng hết sức cơ bản, đặt nền móng xây dựng và
phát triển hệ thống giáo dục quốc dân có tính chất một cương lĩnh của nền
giáo dục mang bản sắc Việt Nam nhằm đào tạo những công dân hữu ích cho
nước nhà.
Tiếp đó, ngày 4-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân
“chống nạn thất học”. Trong lời kêu gọi này, Người đã chỉ rõ tình trạng gần
như hoàn toàn mù chữ của nhân dân Việt Nam, coi đó là trở lực lớn đối với sự
tiến bộ và giàu mạnh của đất nước sau này. Vì thế, Người khẳng định: “Một

trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân
trí”, “Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi
người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải

16


có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và
trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Người kêu gọi mọi người hãy
góp sức vào bình dân học vụ: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những
người chưa biết chữ”, “những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho
biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết
thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ bảo…,phụ nữ lại càng cần
phải học”[28; tr.36].
Song song với việc tổ chức bình dân học vụ và phong trào xoá nạn mù
chữ, nền giáo dục tiểu học, trung học và đại học cũng được chú trọng và có đà
phát triển mới. Nền giáo dục mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định là “Một
nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em
nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm
phát triển hoàn toàn những năng lực có sẵn của các em”[30; tr.37-38].
Đặc biệt, sau khi có chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25-11-1945
trong đó vạch rõ nhiệm vụ của giáo dục là mở đại học và trung học, cải cách
việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy nhồi sọ. Đảng và Chính phủ đã
có những chủ trương cải tổ và xây dựng bước đầu đối với các ngành tiểu học
và trung học. Ngày 9-7-1946, Chính phủ ký Sắc lệnh 119/SL tổ chức Bộ
Quốc gia giáo dục. Tiếp đó, ngày 8-10-1946 Chính phủ lại ký hai Sắc lệnh
146/SL và 147/SL khẳng định những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục
mới và mục đích tôn chỉ của nó.
Sắc lệnh 146/SL ngày 10-8-1946 khẳng định ba nguyên tắc căn bản của
nền giáo dục mới là: dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá; và theo tôn

chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ. Nền giáo dục mới theo quy định
của Sắc lệnh này gồm 3 bậc học:
- Bậc học cơ bản gồm 4 năm và bắt đầu từ năm 1950 sẽ là bậc học
cưỡng bách;

17


- Bậc học Trung học và chuyên nghiệp;
- Bậc học Đại học.
Sắc lệnh 147/SL cùng ngày ấn định thêm những điều khoản pháp chế để
thực hiện bậc học cơ bản, không phải trả tiền, các môn học dạy bằng tiếng
Việt ở tất cả các bậc học từ Tiểu học đến Đại học, trong tất cả các bộ môn
khoa học: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Rõ ràng, Đảng và Chính phủ đã có tầm nhìn rất xa, sớm thấy rõ vai trò to
lớn của giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ
Chí Minh là người đã khai sinh cho nền giáo dục Việt Nam mới. Cùng với
Trung ương Đảng và Chính phủ, Người đã đề ra những chủ trương, biện pháp
cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao dân trí cho toàn dân, đào tạo trí thức, bồi
dưỡng nhân tài. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Người đã nắm lấy khâu
chính của toàn bộ sự nghiệp giáo dục lúc bấy giờ là phải nhanh chóng thanh
toán nạn mù chữ, nhanh chóng làm cho nhân dân lao động biết chữ và có kiến
thức văn hoá. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ tạo điều kiện nâng cao nhanh
chóng giác ngộ chính trị của quần chúng, làm cho quần chúng phát huy được
tính tích cực cách mạng và tính sáng tạo của mình để đấu tranh bảo vệ thành
quả cách mạng.
Dưới ánh sáng đường lối của Đảng thể hiện qua các sắc lệnh và bức thư
của Chủ tịch Hồ Chí Minh nền giáo dục nước ta có những chuyển biến cách
mạng ngay trong những năm đầu dựng nước, xác lập quan điểm giáo dục mới
phục vụ nhân dân, loại trừ những quan điểm giáo dục lạc hậu, phản động,

xem giáo dục là trung lập.
1.2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo
dục mới
Sau khi chính quyền cách mạng đã được thành lập, Đảng bộ Hà Tĩnh
ngay từ đầu đã coi giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng cần phải tập trung

18


lãnh đạo. Nhờ thế, việc vận động toàn dân tham gia diệt dốt và bước đầu xây
dựng nền giáo dục mới của tỉnh đã được thực hiện với tinh thần quyết tâm
cao. Đảng bộ Hà Tĩnh cũng đã kịp thời và nhanh chóng đề ra những chủ
trương, biện pháp phát triển giáo dục nhằm góp phần vào những thành tựu to
lớn của giáo dục nước nhà thời kỳ này, trên cơ sở nắm vững và thực hiện
đúng định hướng, đường lối giáo dục mà Đảng và Chủ tịch đã đề ra.
Trước tình hình nạn mù chữ diễn ra hết sực trầm trọng với tỷ số người
mù chữ trong toàn tỉnh là 89% so với dân số toàn tỉnh, nhiều nhất là ở các
huyện nghèo như: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê, Can Lộc..
và nhiều xã ở miền núi không có bóng một người biết chữ quốc ngữ, Đảng
bộ Hà Tĩnh đã nhanh chóng đề ra Chương trình hoạt động chống nạn mù
chữ gồm 4 điểm:
- Đào tạo cán bộ
- Đặt các cơ sở đầu tiện ở huyện, xã
- Gây ý thức học hỏi trong quần chúng
- Tổ chức các lớp
Đồng thời, Đảng bộ cũng đã đề ra kế hoạch thực hiện gồm các bước:
- Tổ chức một lớp huấn luyện cho cán bộ cấp huyện. Chỉ định một số
cán bộ có năng lực làm phụ trách các huyện, các trưởng ban huyện huấn luyện
cho cán bộ cấp xã.
- Các đại biểu các cơ quan đoàn thể, các ngành hội nghị nói rõ chủ

trương và nhờ họ giúp đỡ.
- Tổ chức mít tinh đồng bào để nói chuyện
Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách
mạng tỉnh đã chủ trương mở thêm nhiều trường, lớp, thực hiện giáo dục
bình dân với những người chưa biết chữ trong độ tuổi từ 18 đến 45. Giữa
tháng 9-1945, theo chủ trương của Chính phủ và thư gửi học sinh nhân

19


ngày khai trường đầu tiên dưới chế độ mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng bộ và UBND cách mạng các cấp đã tổ chức khai giảng năm học mới
và soát xét, sắp xếp lại hệ thống trường học, mở rộng tiểu học và trung
học. Đảng bộ đã phát động phong trào diệt giặc dốt với nhiều hình thức
phong phú ngằm lôi cuốn mọi người, mọi lứa tuổi, không phân giàu
nghèo, già trẻ, gái trai đến các lớp học trong các đình chùa, làng xóm…
Các khẩu hiệu “Đi học là yêu nước”, “thi đua thanh toán nạn mù chữ”,
“tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ giặc dốt”, tinh thần “mỗi gia
đình là một lớp học”… được thực hiện ở khắp nơi. Đặc biệt, Đảng bộ đã
ra chỉ thị thành lập trường trung học đầu tiên mang tên nhà chí sỹ yêu
nước Phan Đình Phùng - lãnh tụ của phong trào Cần Vương chống Pháp.
Với mục tiêu đào tạo là “giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những
người “công dân lao động tương lai” trung thành với chế độ dân chủ nhân
dân và có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân
dân”, với phương châm giáo dục “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với
thực tiễn”, với nội dung giáo dục nhấn mạnh yêu cầu “bồi dưỡng tinh thần
dân tộc, lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần yêu chuộng lao động,
tôn trọng của công, tinh thần tập thể, phương pháp suy luận và thời gian
làm việc khoa học”[32; tr.43-44].
Đồng thời, để khuyến khích và giúp đỡ việc học tập của nhân dân, ngày

3-11-1945, lãnh đạo cách mạng tỉnh đã tổ chức ngày “khuyến học”, vận động
nhân dân đóng góp tiền bạc xây dựng quỹ bình dân học vụ. Ngành bình dân
học vụ của tỉnh còn xuất bản tờ báo Bạn dân, nhằm cổ động và hướng dẫn
phong trào học tập văn hoá, xây dựng đời sống mới…
Bên cạnh đó, để chỉ đạo hệ thống giáo dục mới trong toàn tỉnh, cơ
quan quản lý giáo dục được thành lập với tên gọi là Ty Thanh tra tiểu học
và cử Ông Trần Hậu Toàn, một nhà giáo làm Thanh tra tiểu học Hà Tĩnh

20


(chức vụ như giám đốc Sở giáo dục hiện nay), nhưng không quản lý hệ
thống trung học, do Nha Giáo dục quản lý). Ở các huyện, chính quyền
cách mạng đã cử những thầy giáo có uy tín và có năng lực làm uỷ viên
phụ trách giáo dục, có một số giáo viên cũ công tác trong ban giáo dục
như các ông Trần Doãn Bách ở Đức Thọ, Phan Tử Quý ở Can Lộc, Đậu
Hà ở Thạch Hà, Đinh Bảng ở Hương Khê, Đào Thiện Sự ở Hương Sơn…
Uỷ ban nhân dân cách mạng kêu gọi, vận động những giáo viên cũ những
người có trình độ học vấn ở địa phương đảm đương công việc dạy học với
tinh thần vì cách mạng, vì sự nghiệp phụng sự của nhân dân chứ không có
chế độ lương bổng gì. Ở một số xã trong tỉnh, uỷ ban nhân dân cách mạng
mời những giáo viên cũ đến dạy các lớp trong xã, xem như chính thức
tuyển dụng đội ngũ giáo viên các trường.
Có thể nói, ngay trong hoàn cảnh chính quyền còn trong trứng nước,
Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh coi việc nâng cao dân trí là một trong những
nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Đường lối giáo dục của Đảng và Bác Hồ nói
chung và những chủ trương, biện pháp của Đảng bộ Hà Tĩnh nói riêng đã
thực sự có ý nghĩa to lớn trong việc dẫn dắt nhân dân Hà Tĩnh thực hiện
một phong trào bình dân học vụ lan rộng khắp nơi, đâu đâu cũng mọc lên
các lớp học mới, các trường tiểu học cũng được củng cố và phát triển…

Hà Tĩnh là địa phương có truyền thống cách mạng và truyền thống hiếu
học lâu đời, được tôi luyện trong nhiều phong trào yêu nước, nhất là cao trào
Xô Viết Nghệ Tĩnh. Và là một trong những tỉnh giành chính quyền đầu tiên
trong cả nước, với khí thế hứng khởi sôi sục của những ngày đầu cách mạng,
dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, Hà Tĩnh đã phấn đấu xây dựng nền
giáo dục cách mạng khá toàn diện với nhiều chuyển biến sâu sắc trong các
ngành học.
1.2.2.1. Về Bình dân học vụ

21


Phong trào Bình dân học vụ diễn ra hết sức sôi nổi và được lan rộng
khắp nơi. Không khí hồ hởi học tập của các trường tiểu học, trung học trong
tỉnh những ngày đầu cách mạng được nhân lên gấp bội trước sự phát triển của
chính sách cho toàn dân diệt dốt do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra trong phong
trào bình dân học vụ.
Sau khi ban hành 3 Sắc lệnh liên quan đến chiến dịch chống mù chữ,
tháng 10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ra kêu gọi toàn dân chống nạn thất
học. Đồng chí Nguyễn Công Mỹ được cử làm tổng Giám đốc Nha Bình dân
học vụ đã kịp thời triển khai việc thực hiện các Sắc lệnh của Chính Phủ và lời
kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hệ thống bình dân học vụ ở cấp tỉnh do
ông Nguyễn Duy Đàn, nguyên giáo viên trường Tiểu học Pháp - Việt tại tỉnh
Hà Tĩnh làm Trưởng ty Bình dân học vụ.
Cơ quan Ty nhanh chóng được lập và chọn những giáo viên có năng lực
trong tỉnh về tổ chức thành bộ máy chỉ đạo phong trào, ban đầu do ông Quách
Vĩnh Lộc làm Phó trưởng Ty, cùng một số cán bộ chỉ đạo phong trào có năng
lực hoạt động quần chúng. Ở các huyện đều có ban Bình dân học vụ trực tiếp
chỉ đạo phòng trào như các ông Đinh Xuân Tửu (Đức Thọ), Lê Xuân Bình
(Thạch Hà), Dương Lãng (Hương Khê)... vận động các xã cử những người có

học vấn và nhiệt huyết và làm trưởng ban Bình dân học vụ cơ sở. Cán bộ Ty
Bình dân học vụ lần lượt đi dự các lớp huấn luyện do Nha Bình dân học vụ tổ
chức tại Huế lấy tên là Phan Thanh vào cuối năm 1945, sau đó về các tỉnh tổ
chức các khoá huấn luyện cho cán bộ, giáo viên, trong đó có lớp tổ chức 1
tháng tại xã Tam Quan (Cẩm Quan ngày nay) do Sở Bình dân học vụ Trung
Bộ cùng tham gia tổ chức.
Công tác tuyên truyền cho chiến dịch diệt dốt được tiến hành hết sức rầm
rộ trong toàn tỉnh, gắn phong trào bình dân học vụ với tinh thần hồ hởi yêu
nước của người dân mới giành được độc lập. Với các khẩu hiệu:

22


- Đi học bình dân học vụ là yêu nước.
- Dạy học bình dân học vụ là yêu nước
- Giặc dốt diệt, Việt Nam cường!...
Tất cả những khẩu hiệu đó được viết khắp nơi: trên bảng tin cổng chào,
trên các bức tường xây, trên các nong nia đặt ở ngõ, được hô trên chòi phát
thanh, hô trong các buổi đi cổ động, diễu hành, rước đuốc cùng các mô hình
sách, bút, bình mực cũng như các con chữ phóng to.
Công tác vận động đi học các lớp Bình dân học vụ trở thành một trong
những nhiệm vụ chính mà các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, phụ lão, nông
dân... thường xuyên bàn bạc, vận động người dân phấn đấu đi học để viết chữ
nhanh, muốn tự tay mình viết lên lá phiếu bầu cử Quốc hội khoá đầu tiên vào
đầu năm 1946. Số người biết chữ trong các làng xã, kể cả những học sinh còn
học ở trường tiểu học, trung học đều đăng ký dạy các lớp bình dân học vụ.
Những gia đình có nhà tương đối rộng rãi đều sẵn sàng cho mượn để đặt lớp,
vận dụng hết mọi bàn ghế sẵn có dành cho lớp học. Các hội quán, nhà văn tư,
đình chùa đều dành chỗ rộng rãi đặt lớp học.
Để giải quyết khó khăn vì thiếu giấy bút, sách vở, các bài học trong cuốn

Vần quốc ngữ được in đá (litô) cho giáo viên dùng lấy giấy cũ đem ngâm
nước vôi và phơi sương cho mờ chữ để dùng lại. Mực hết không có thì dùng
thuốc đỏ, quả mùng tơi giã nát. Bút không có thì dùng lông gà ngỗng cứng,
vót que tre, có nơi còn lấy lá chuối non phơi cho mềm để viết, miễn sao thành
chữ nhìn được là tốt.
Ngoài một số lớp học ban ngày, hầu hết các lớp bình dân học vụ đều học
ban đêm cho người lớn không có điều kiện đến học vì ban ngày phải lao
động. Họ mang theo đủ các loại đèn: đền dầu trẩu, đèn dầu lạc, đuốc nhựa
thông là những phương tiện phổ biến ở các địa phương trong tỉnh lúc đó.
Quần chúng lao động thất học từ lâu, nên hưởng ứng sôi nổi khi các lớp bình

23


×