Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

đảng bộ huyện vĩnh bảo hải phòng lãnh đại xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở tu nam 1996 den nam 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 173 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
============***============

NGUYỄN PHƯƠNG HẢI

Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) lãnh đạo xây
dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở từ năm 1996 đến năm
2006
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số
: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG HIỂN

HÀ NỘI - 2007


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Quang Hiển.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm
bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2008

Tác giả luận văn

Lại Thị Huệ


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
V. I. Lênin đã chỉ rõ "trong lịch sử chƣa hề có giai cấp nào giành đƣợc
quyền thống trị, nếu không đào tạo ra đƣợc trong hàng ngũ của mình những
lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh
đạo phong trào".
Đối với nƣớc ta vấn đề này càng có tầm quan trọng đặc biệt, nó vừa
mang tính khoa học, vừa là yêu cầu của cuộc sống, vừa cấp bách, vừa có tính
cơ bản lâu dài. Bởi vì, Đảng ta lãnh đạo toàn diện sự nghiệp cách mạng trong
đó có nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán
bộ. Cán bộ là nhân tố gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nƣớc và của
chế độ. Hồ Chí Minh đã từng viết "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy.
Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ
máy cũng tê liệt. Cán bộ là những ngƣời mang chính sách của chính phủ, của
đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì dù chính sách hay cũng
không thể thực hiện đƣợc"[34;54]. "Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể. Có vốn
mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành
công, tức có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc"[34;46].
Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng cần có một đội ngũ cán bộ thích
ứng, có phẩm chất năng lực đáp ứng đƣợc đòi hỏi, nhiệm vụ của từng giai

đoạn, từng thời kỳ.
Hiện nay, cách mạng Việt Nam đang đứng trƣớc một thời kỳ mới, thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, tạo nền tảng để đến
năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện
đại. Đứng trƣớc tình hình quốc tế và trong nƣớc có nhiều diễn biến phức tạp
chứa đựng cả thuận lợi và thách thức, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi chúng
ta cần giải quyết, đỏi hỏi chúng ta cần triển khai chiến lƣợc cán bộ đạt hiệu


2

quả cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu cấp bách trƣớc mắt và mục tiêu lâu dài của sự
nghiệp cách mạng.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đánh dấu bƣớc ngoặt có ý
nghĩa chiến lƣợc trong quá trình cách mạng ở nƣớc ta. Tại đại hội, Đảng ta đã
nghiêm túc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm khẳng định những thành
tựu và đề ra các quan điểm, phƣơng hƣớng, chủ trƣơng đổi mới toàn diện
trong đó "Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà
Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách
mạng"[33;262]. Đại hội chỉ rõ: nhất thiết phải đổi mới công tác cán bộ và đổi
mới đội ngũ những ngƣời làm công tác cán bộ.
Qua thực tiễn đến Đại hội VII Đảng ta lại khẳng định "Tiếp tục đổi
mới công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và kế tục sự
nghiệp của công cuộc cách mạng"[29;304]. Điều này đã đƣợc báo cáo của
BCH Trung ƣơng Đảng tại đại hội X tiếp tục nhấn mạnh "Bƣớc tiến của công
cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc một phần rất quan trọng
vào ý chí và năng lực tổ chức thực hiện trong đó nhân tố con ngƣời - cán bộ,
công chức nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống công quyền và của
doanh nghiệp có vị trí quyết định".
Vĩnh Bảo là một huyện ngoại thành của thành phố Hải Phòng, là

huyện xa trung tâm thành phố, nằm ở hạ lƣu sông Thái Bình, bao bọc quanh
là các con sông Luộc, sông Hoá. Do điều kiện tự nhiên nên mảnh đất này từ
ngàn xƣa đã có nghề trồng lúa nƣớc.Vĩnh Bảo không chỉ là một huyện trọng
điểm lúa nƣớc của thành phố Hải Phòng mà còn nổi tiếng là vùng quê nhiều
truyền thống văn hoá.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về cán bộ và công tác cán bộ; nhận thức đúng về tầm quan trọng của
đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; quán triệt quan
điểm đổi mới cán bộ và công tác cán bộ của Đảng ta nên trong quá trình lãnh


3

đạo nhân dân thực hiện đƣờng lối đổi mới, cùng với lãnh đạo đổi mới kinh tế,
chính trị, văn hoá thì công tác xây dựng đảng, đặc biệt là xây dựng đội ngũ
cán bộ cấp cơ sở cũng đƣợc Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo xác định là một trong
những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới toàn diện của huyện và
là nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng đảng.
Để tái hiện một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Vĩnh Bảo, một đảng bộ địa phƣơng trong công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ
cán bộ cấp cơ sở thời kỳ hiện nay từ đó rút ra một số nhận xét kết luận, kinh
nghiệm và giải pháp về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Bảo (Hải Phòng)
trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đáp ứng đƣợc công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bƣớc đƣa nƣớc ta quá độ lên CNXH tôi đã
chọn và giải quyết đề tài: “Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) lãnh đạo
xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở từ năm 1996 đến năm 2006" cho luận
văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, khi công cuộc đổi mới đã trải qua 2 thập kỷ,
đất nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, toàn Đảng, toàn dân ta

đang tập trung mọi tiềm lực cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc thì vấn đề cán bộ và công tác cán bộ ngày càng trở nên cấp bách và là
đề tài đã và đang đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Cho đến nay
đã có nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố với các góc độ khác nhau
nhƣ: Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước
hiện nay (Hà Quang Ngọc, NXB chính trị Quốc gia 2000), Cán bộ đảng viên
hiện nay (Nguyễn Ngọc Anh, NXB Chính trị Quốc gia 2000), Vấn đề cán bộ
trong công cuộc xây dựng CNXH (UBKHXH Việt Nam, 1982), Công tác cán
bộ của Đảng thời kỳ 1986-1996 (Phan Đức Tuệ, 1997), Tư tưởng Hồ Chí
Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay (Hoàng Trang,


4

Phạm Ngọc Anh, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2002), Một số nội dung cơ
bản Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và ý nghĩa của chúng trong xây dựng
đội ngũ cán bộ cấp huyện (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn 2005), Tư
tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ (Bùi Đình Phong, NXB
Lao Động Hà Nội 2006).
Ngoài ra còn rất nhiều công trình tổng kết quá trình lãnh đạo xây dựng
đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng của nhiều đảng bộ địa
phƣơng. Hiện tại, Vĩnh Bảo cũng đã có một số công trình nghiên cứu có đề
cập đến công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng bộ huyện thời
kỳ đổi mới đƣợc biên soạn và công bố nhƣ: Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập
III (NXB Hải Phòng 2002), Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo (NXB Hải
Phòng 1998), Truyền thống 50 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của
công an nhân dân huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng 1945-1995 (NXB
Hải Phòng 2005). Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu của các xã,
thị trấn trên địa bàn huyện.
Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một số tƣ liệu quan trọng

và những thông tin có giá trị, một cách nhìn tổng quát cho việc nghiên cứu
đề tài "Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) lãnh đạo xây dựng đội ngũ
cán bộ cấp cơ sở từ năm 1996 đến năm 2006". Tuy nhiên cho đến nay vẫn
chƣa có công trình nào trình bày một cách hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở một
cách toàn diện, cả những thành công và tồn tại, cũng nhƣ kinh nghiệm của
Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo trong qúa trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ
cấp cơ sở thời kỳ này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:


5

+ Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo(Hải Phòng) đối với công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của huyện trong 10 năm từ năm 1996-2006.
+ Thực tiễn công tác chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán
bộ cấp cơ sở của Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo từ năm 1996 đến năm 2006.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung và không gian nghiên cứu:
Quá trình Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo thực hiện đƣờng lối đổi mới của
Đảng rất phong phú và toàn diện, luận văn này không đi sâu nghiên cứu tất
cả các mặt, các lĩnh vực mà chỉ nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
huyện trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
"Cán bộ cấp cơ sở" là khái niệm có nội hàm rộng, luận văn chỉ đi sâu
nghiên cứu: đội ngũ cán bộ cấp xã, thị trấn, cán bộ trong một số cơ quan điển
hình trực thuộc quản lý của Đảng bộ huyện (đội ngũ cán bộ công an, trƣờng
học, trung tâm y tế huyện) và cán bộ trong các phòng ban của huyện.
+ Về mặt thời gian:
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu trong 10 năm từ năm 1996 đến năm

2006, đây thời gian mà công cuộc đổi mới ở nƣớc ta đã trải qua 10 năm và
trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, Đảng bộ và nhân dân huyện đã đạt đƣợc một số
thành tựu trên nhiều mặt trong đó công tác cán bộ cũng đạt đƣợc một số đổi
mới làm tiền đề quan trọng đảm bảo cho quá trình thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của huyện.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
+ Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo đối với công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của huyện trong thời gian 10 năm từ
năm 1996 đến năm 2006.


6

+ Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo là nhân tố
hàng đầu đảm bảo cho thắng lợi của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ
sở của huyện Vĩnh Bảo trong thời kỳ 1996 - 2006.
+ Nêu lên những thành tựu đạt đựơc và hạn chế cần khắc phục trong
lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở của huyện thời gian này.
+ Rút ra những kinh nghiệm góp phần vào công tác cán bộ của huyện
Vĩnh Bảo trong thời gian tới.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghên cứu và nguồn tƣ liệu
- Cơ sở lý luận:
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là nền tảng tƣ tƣởng
và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Chính vì vậy, những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác- lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ là cơ sở lý luận
và phƣơng pháp luận để giải quyết đề tài luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu:
Với cơ sở lý luận khoa học đó, luận văn sử dụng những phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học lịch sử nói chung nhƣ: phƣơng pháp

lịch sử, phƣơng pháp lô gíc, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng
pháp thống kê, phƣơng pháp điều tra xã hội học và sự kết hợp của các
phƣơng pháp trên. Trong đó phƣơng pháp quan trọng là phƣơng pháp lịch
sử và phƣơng pháp lôgíc.
- Nguồn tư liệu:
Nguồn tƣ liệu là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho tính khả thi của
một luận văn. Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở các nguồn tƣ liệu
chủ yếu sau:


7

+ Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
đặc biệt là các nghị quyết về công tác cán bộ (NQ Trung ƣơng 3 khoá VII,
NQ Trung ƣơng 3 và NQ Trung ƣơng 7 khoá VIII).
+ Những Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bộ thành phố Hải
Phòng về công tác tổ chức và cán bộ.
+ Nguồn tài liệu đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu là các
Quyết định, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo trong quá trình
lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
+ Ngoài ra là báo cáo của các chi bộ cơ sở, các cơ quan, ban ngành
trong qúa trình thực hiện sự lãnh đạo và các bài viết về cán bộ và công tác
cán bộ đăng trên các tạp chí (Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Tạp
chí Lịch sử Đảng).
6. Đóng góp của luận văn
- Cung cấp một cách có hệ thống những tƣ liệu cơ bản về quá trình
lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ của huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 1996-2006.
- Trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo đối với việc lãnh
đạo công tác cán bộ thời kỳ 1996 - 2006 qua đó nêu lên những thành tựu đạt
đƣợc và hạn chế cần khắc phục, rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo xây

dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo.
7. Bố cục của luận văn
Bố cục luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham
khảo, đƣợc chia làm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo đối với công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở giai đoạn 1996 - 2000.
Chƣơng 2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo đối với công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở giai đoạn 2001 - 2006.


8

Chƣơng 3. Đánh giá chung và những kinh nghiệm chủ yếu.
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng do khả
năng và trình độ có hạn nên luận văn này không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót cả về nội dung và cách trình bày. Rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo
của các nhà khoa học, của các thầy cô giáo, những ý kiến đóng góp của các
anh chị đi trƣớc và bạn bè để tôi có thêm kinh nghiệm cho quá trình học tập,
nghiên cứu trong thời gian tới.


9

Chương 1
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN VĨNH BẢO
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CẤP CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 1996 - 2000
1.1. HUYỆN VĨNH BẢO VÀ TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ CỦA
HUYỆN TRƢỚC NĂM 1996


1.1.1. Vài nét về huyện Vĩnh Bảo
* Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vĩnh Bảo là huyện nằm ở phía tây nam thành phố Hải Phòng, với diện
tích tự nhiên là 180.5 km2, dân số 19 vạn ngƣời trong đó 6% là đồng bào
theo đạo thiên chúa, bao gồm 29 xã và 1 thị trấn. Vĩnh Bảo là một huyện xa
trung tâm thành phố, bao quanh là các con sông nhƣ: Sông Hoá, sông Luộc
và sông Thái Bình đó là ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Bảo với các huyện
Ninh Giang,Tứ Kỳ (Hải Dƣơng); Quỳnh Phụ (Thái Bình); và Tiên Lãng (Hải
Phòng). Vĩnh Bảo có một mạng lƣới giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi: ở vị trí
tiếp giáp với ba tỉnh, thành phố; Vĩnh Bảo là điểm nối Hải Phòng- Thái Bình
- Hải Dƣơng, một vùng rất quan trọng trong tam giác châu thổ Bắc Bộ; quốc
lộ 10 từ Ninh Bình đi Nam Hà, Hải Phòng, Quảng Ninh qua Vĩnh Bảo - con
đƣờng chiến lƣợc nối liền các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; quốc lộ 17 A dài 25
km chạy dọc huyện cắt đƣờng 10 tại thị trấn Vĩnh Bảo.
Vĩnh Bảo có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển các
loại cây trồng. Đất đai ở Vĩnh Bảo do phù sa bồi đắp nên rất màu mỡ thuận
lợi cho việc phát triển sản xuất nông ngiệp. Nguồn nƣớc rất dồi dào đƣợc
cung cấp bởi hệ thống sông bao bọc xung quanh huyện.Với khí hậu của miền
nhiệt đới gió mùa. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đó đã tạo nên thế mạnh kinh
tế cơ bản của huyện là trồng lúa nƣớc lâu đời và một số loại cây cônng


10

nghiệp ngắn ngày nổi tiếng nhất là cây thuốc lào, cây cói. Trong nhân gian
còn lƣu truyền câu “Cói làng Bào, thuốc lào Cổ Cát”
Có thể nói, Vĩnh Bảo là huyện thuần nông, kinh tế nông nghiệp là chủ
yếu nên cộng đồng dân cƣ chủ yếu là nông dân. Họ chính là những ngƣời đã
khai thiên lập địa tạo nên mảnh đất trù phú này, họ là những ngƣời chiến đấu
giỏi, lao động tốt, thâm canh giỏi.

Vĩnh Bảo là quê hƣơng có truyền thống văn hoá lâu đời phản ánh đời
sống văn hoá tinh thần phong phú đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn minh
sông Hồng.
Từ xƣa Vĩnh Bảo đã có truyền thống hiếu học, thời nào Vĩnh Bảo cũng
xuất hiện những tri thức có học vấn cao ở nhiều lĩnh vực khoa học. Trong
thời kỳ phong kiến, Vĩnh Bảo có 21 vị đỗ đại khoa trong đó có 1 trạng
nguyên, 1 bảng nhãn, 2 hoàng giáp và 17 đồng tiến sỹ, tiêu biểu nhất là danh
nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm cây đại thụ của nền văn học Việt Nam mà
bóng của ông che rạp cả thế kỷ XVI. Với học vấn uyên thâm, ông đã đào tạo
ra hàng loạt nhân tài và để lại những di sản văn hoá khá đồ sộ cho đất nƣớc,
lòng yêu nƣớc và thƣơng dân của ông đã đƣợc ngƣời đời ngƣỡng mộ và tôn
vinh.
Từ thế kỷ tiếp theo, Vĩnh Bảo cũng có nhiều ngƣời nổi tiếng trên các
lĩnh vực đã và đang góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
* Lịch sử hình thành và truyền thống đấu tranh
Vĩnh Bảo là vùng đất đƣợc hình thành từ lâu đời và là một địa bàn
trọng yếu về kinh tế, quân sự. Vùng đất này đƣợc hình thành gắn liền với các
thời kỳ phát triển của đồng bằng sông Hồng, đất đai đƣợc mở mang đến đâu
thì con ngƣời cũng tiến hành khai phá sinh cơ lập nghiệp đến đó. Trong suốt
chiều dài lịch sử, vùng đất Vĩnh Bảo đã thu hút dân chúng từ khắp nơi đến


11

khai hoang lấn biển, cải tạo ruộng đất, tạo lập làng xã. Huyện Vĩnh Bảo đƣợc
thành lập cách ngày nay gần 2 thế kỷ vào năm 1838, trên cơ sở một miền đất
có bề dày lịch sử và bản sắc văn hoá thuộc vùng đất của 2 huyện Vĩnh LạiTứ Kỳ (Hải Dƣơng). Vào năm 1811, Nhà Nguyễn sát nhập Vĩnh Lại vào
Ninh Giang, năm 1838, nhà Nguyễn đã lấy lại 3 tổng của Vĩnh Lại cũ là
Thƣợng Am, Đông Am và Ngải Am sát nhập với 5 tổng của Tứ Kỳ để thành

lập huyện Vĩnh Bảo. Qua nhiều thời kỳ Vĩnh Bảo đƣợc mở rộng đến 11 tổng.
Năm 1952, Vĩnh Bảo đƣợc sát nhập vào tỉnh Kiến An. Tháng 11 - 1963, Hải
Phòng và Kiến An hợp nhất, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng.
Vĩnh Bảo là vùng đất có truyền thống đấu tranh bảo vệ quê hƣơng đất
nƣớc đã đƣợc lịch sử ghi nhận. Suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc, ngƣời Vĩnh Bảo đã thƣờng xuyên cầm vũ khí tham gia chống ngoại
xâm và bảo vệ đất nƣớc. Thời nào ở Vĩnh Bảo cũng xuất hiện những nhân
vật tiêu biểu, những anh hùng của miền quê giàu truyền thống viết lên những
trang sử vẻ vang của dân tộc. Từ thời Hùng Vƣơng nhân dân trong vùng đã
đứng lên dƣới cở khởi nghĩa của Tƣớng Cao Sơn (Thắng Thuỷ) chiến đấu
giữ đất giữ làng. Vào đầu công nguyên (40-42), tham gia vào cuộc khởi
nghĩa của 2 Bà Trƣng chống đô hộ của nhà Hán có Tri Quốc Đạo
Duyên,Thanh Tịnh Long (Lý Học), Phạm Đàm (Tam Đa). Ở thế kỷ VI, có
Trƣơng Cao Lang (Vinh Quang) đã cùng nhiều trai cháng trong vùng tham
gia khởi nghĩa của Lí Bí đánh đuổi giặc Lƣơng.Vào thế kỷ XI, nhân dân
Vĩnh Bảo đã tập hợp dƣới trƣớng của Vi Thủ An, Lý Cƣơng và Lý Bảo tham
gia chống quân Tống xâm lƣợc. Đặc biệt là trong cuộc chiến đấu chống quân
xâm lƣợc Nguyên- Mông ở thế kỷ XIII, ngƣời dân Vĩnh bảo đã đóng góp rất
nhiều sức ngƣời, sức của tiêu biểu là đô đốc Hoa Duy Thanh (Đồng Minh),
Vũ Đăng Dung (Vĩnh Tiến), Lƣơng Toàn (Giang Biên), Nguyễn Chính (Việt
Tiến).


12

Cùng nhân dân cả nƣớc, trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, nhân
dân Vĩnh Bảo đã làm lên truyền thồng quí báu, một sức mạnh vô địch. Sức
mạnh ấy, truyền thống ấy đƣợc rèn luyện thử thách qua hàng ngàn năm lịch
sử. Đó là truyền thống lao động cần cù, thông minh, năng động, sáng tạo,
không chịu làm nô lệ, đoàn kết tƣơng thân, tƣơng ái, tình làng nghĩa xóm,

trong gian khổ càng gắn bó càng thƣơng yêu đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng
chiến đấu hy sinh vì nghĩa cả. Truyền thống ấy càng đƣợc nhân lên gấp bội
khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
* Về Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo
Năm 1873, quân Pháp đánh chiếm Hải Dƣơng, nhân dân Vĩnh Bảo đã
đoàn kết cùng nhân dân cả nƣớc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lƣợc.
Năm 1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đƣợc thành lập. Đầu
năm 1927, tỉnh bộ Việt Nam cách mạng thanh niên đƣợc thành lập ở Hải
Phòng và Hải Dƣơng.Trong thời gian này một số thanh niên Vĩnh Bảo là
công nhân trí thức đƣợc giác ngộ cách mạng tích cực tham gia vào phong
trào đấu tranh của giai cấp công nhân và tiến hành tuyên truyền cách mạng.
Ở các xã cũng hình thành các hội quần chúng nhƣ: hội thợ mộc, hội cấy gặt
.v.v..để tuyên truyền chủ nghĩa yêu nƣớc, chủ nghĩa Mác- Lênin và sau đó
những cơ sở cách mạng đầu tiên đƣợc nhen nhóm ở Vĩnh Bảo. Những tổ
chức cơ sở này tuy còn rất non trẻ nhƣng đã báo hiệu một xu hƣớng cách
mạng tiên tiến ở Vĩnh Bảo.
Tháng 12 năm 1927, Việt Nam Quốc dân Đảng đƣợc thành lập ở làng
Cổ Am (Vĩnh Bảo) với sự tham gia của một số quan lại nhà giàu đến đầu
năm 1928 thì cơ sở của Việt Nam quốc dân Đảng đƣợc xây dựng. Một số
ngƣời có máu mặt trong làng đã họp nhau lại lập “Hội tứ dân liên hiệp đoàn”,
thông qua hình thức đọc sách báo, hội này đã tiến hành tuyên truyền lòng yêu
nƣớc, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Đầu năm 1929, sau những cố


13

gắng lớn, chi bộ Việt Nam quốc dân Đảng đƣợc thành lập ở xã Cổ Am (Vĩnh
Bảo) gồm 13 đảng viên.
Ngày 9-2-1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do việt Nam quốc dân Đảng
lãnh đạo đã nổ ra.Thực dân Pháp tập trung đàn áp.Tiếp đó khắp các tỉnh có

cơ sở, đảng viên quốc dân Đảng đều nổi dậy nhƣng nhanh chóng bị dập tắt.
Ngày 15-12-1930, cuộc nổi dậy của Việt Nam Quốc dân Đảng đã diễn ra ở
Vĩnh Bảo do ông Trần Quang Quanh trực tiếp chỉ huy. Hàng ngàn nông dân
trong huyện với vũ khí thô sơ theo các cánh quân khởi nghĩa từ nhiều ngả
đƣờng đánh chiếm huyện đƣờng. Binh lính ở huyện đƣờng hoảng hốt bỏ
chạy, huyện lỵ lọt vào tay quân khởi nghĩa.
Dƣới ảnh hƣởng của phong trào yêu nƣớc và đấu tranh ở nhiều nơi
trong nƣớc và sự tuyên truyền giác ngộ của các hội viên cách mạng thanh
niên, các tầng lớp nhân dân huyện Vĩnh Bảo ngày càng thấy rõ bộ mặt áp bức
bóc lột của địa chủ và thực dân đã tự nguyện đoàn kết đấu tranh chống sƣu
cao thuế nặng, chống chiếm đoạt ruộng đất: đó là các cuộc đấu tranh đòi
giảm thuế, giảm nợ lãi của nhân dân các làng Cổ Am, Liên Am, Từ Lâm, Lý
Nhân vào cuối năm 1928. Nhân dân vùng Dƣơng Am, Ngải Am, Bào Am
năm 1929 đấu tranh thắng lợi chống bọn quan lại, địa chủ. Tiếp đó là cuộc
đấu tranh đòi vay thóc chống đói của nhân dân Cổ Am, đòi chủ ruộng tăng
công ngày mùa, chống giãn thợ ngày thƣờng của nông dân Ngải Am vào năm
1933. Những cuộc đấu tranh của nông dân về kinh tế tuy còn ít, thắng lợi
không lớn nhƣng nó đã thể hiện sức mạnh của nhân dân.
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đáp ứng đòi hỏi của
lịch sử lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Ở các tỉnh,
thành phố các tổ chức cơ sở Đảng lần lƣợt ra đời.
Ở Vĩnh Bảo, từ cuối năm 1936, với sự thắng lợi của mặt trận nhân dân
Pháp nhiều tù chính trị đƣợc trả tự do đã tiếp tục chắp nối với Đảng và trở về


14

quê vận động, xây dựng phong trào cách mạng. Tiêu biểu là các đồng chí:
Nguyễn Văn Ngọ (Cộng Hiền) là tỉnh uỷ viên Thài Bình đã bị bắt sau khởi
nghĩa ở Tiền Hải (Thái Bình) năm 1930 và các ông: Nguyễn Văn ƣớc (Tiên

Am), Trịnh Khắc Dần (Cổ Am) là đảng viên của Việt Nam quốc dân Đảng bị
bắt sau khởi nghĩa ở Vĩnh Bảo ngày 15-2-1930. Ở trong nhà tù Côn Đảo các
ông đã đƣợc các chiến sỹ cách mạng giác ngộ và các ông đã tự nguyện ly
khai khỏi tổ chức Việt Nam quốc dân đảng đứng vào hàng ngũ những ngƣời
cộng sản. Cũng trong năm 1936, ông Đào Trọng Khoan sau một thời gian lên
Vĩnh Yên hoạt động để tránh sự khủng bố của địch nay cũng trở về quê các
ông đã cùng nhau thành lập nhóm chỉ đạo làm trung tâm tập hợp và lãnh đạo
quần chúng đấu tranh. Quần chúng đƣợc tuyên truyền giáo dục, đƣợc tập hợp
dƣới nhiều hình thức khác nhau, hoạt động vừa bí mật vừa công khai trong
các tổ chức hội.
Trong phong trào đấu tranh đòi dân chủ mở đầu là cuộc vận động
nhân dân ký vào bản dân nguyện gửi toàn quyền Bơrivie xuống Hải Phòng
(3-1937), đòi tự do lập hội, chia lại công điền, chống sƣu cao thuế nặng,
các cuộc đấu tranh của nhân xã Cộng Hiền chống giãn công thợ gặt, phản
đối sƣu thuế nặng nề của nông dân Ngải Am, Đông Am đòi chia lại công
điền (6-1937).
Tháng 12-1937, một số đảng viên và trí thức yêu nƣớc đã nhóm họp,
quyết định lập đoàn thanh niên dân chủ huyện, cử ra Ban chấp hành gồm 5
ngƣời do đồng chí Nguyễn Văn Huống (Cộng Hiền) làm bí thƣ, đồng chí
Tống Phú Hoạt (Thắng Thuỷ) làm phó bí thƣ và các đồng chí: Nguyễn Văn
Nghi, Nguyễn Văn Ƣớc (Tiên Am), Trịnh Khắc Dần (Cổ Am) làm uỷ viên.
Ban đầu có 32 đoàn viên chủ yếu ở các làng Cổ Am, Tiên Am, Ngải Am, An
Quí, Nam Am, Hạ Đồng, Cộng Hiền. Đoàn thanh niên dân chủ ra đời đánh
dấu thời kỳ đấu tranh mới của nhân dân huyện Vĩnh Bảo. Đoàn thanh niên đã


15

kịp thời đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển tổ chức
vận động quần chúng đọc sách báo công khai của Đảng và tham gia các

phong trào mà Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo.
Tháng 8 năm 1938, phong trào đấu tranh của nhân dân huyện Vĩnh
Bảo đòi tự do, dân chủ, cơm áo hoà bình đã phát triển mạnh mẽ ở vùng lục
tổng có ảnh hƣởng lớn trong huyện và trong khu vực. Những đảng viên cộng
sản tuy chƣa có tổ chức đảng ở huyện nhƣng đã bám sát chủ trƣơng của Đảng
giáo dục, tập hợp quần chúng trong mặt trân đấu tranh chống đế quốc, phong
kiến. Trƣớc đòi hỏi cần phải có một tổ chức cơ sở đảng ở Vĩnh bảo, đƣợc sự
chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc Kỳ, ngày 8-8-1938, Chi bộ Cộng sản Việt Nam huyện
Vĩnh Bảo đƣợc thành lập. Chi bộ Đảng cộng sản ra đời đã đáp ứng yêu cầu
của phong trào quần chúng đánh dấu bƣớc ngoặt quan trọng trong quá trình
đấu tranh cách mạng của nhân dân Vĩnh Bảo.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Bộ huyện Vĩnh Bảo, trong hơn 60 năm qua
nhân dân huyện Vĩnh Bảo đã cùng nhân dân cả nƣớc đánh thắng 2 cuộc xâm
lƣợc của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và đang phấn đấu cùng cả nƣớc ra sức
xây dựng CNXH.
1.1.2. Tình hình cán bộ của huyện trƣớc năm 1996
Tháng 7 năm 1954, với Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết, cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã
giành đƣợc thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi
cả nƣớc vẫn chƣa hoàn thành. Miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng, song
miền Nam vẫn còn dƣới ách thống trị của thực dân tay sai. Ngay sau khi giải
phóng miền Bắc khẩn trƣơng bắt tay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thƣơng chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng
dân tộc, dân chủ nhằm tạo tiền đề đƣa miền Bắc từng bƣớc quá độ lên CNXH.
Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị (9-1954) và các Nghị quyết của
Trung ƣơng Đảng, Tỉnh uỷ Kiến An đã đề ra nhiệm vụ: phải ra sức phục hồi


16


kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh; phát huy truyền thống. Triển khai
Nghị quyết trên, huyện uỷ Vĩnh Bảo đã tổ chức Hội nghị (10-1954) bàn kế
hoạch khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá,
xã hội phát huy truyền thống trong kháng chiến chống Pháp, các tổ chức
đảng chính quyền, đoàn thể phải luôn đƣợc củng cố và xây dựng; đội ngũ cán
bộ đảng viên đã đƣợc rèn luyện trong thử thách chiến tranh phải có ý thức kỷ
luật tốt để lãnh đạo nhân dân huyện nhà hoàn thành tốt nhiệm vụ mà tỉnh uỷ
giao cho.
Bên cạnh việc luôn coi nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng
đầu, Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo cũng luôn chú trọng củng cố và xây dựng các
tổ chức Đảng, mặt trận, đoàn thể trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác cán
bộ nhƣ phát triển đảng viên, bồi dƣỡng lý luận chính trị tuyên truyền chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng đề ra để kịp thời lãnh đạo nhân dân triển khai
thực hiện. Mặc dù trong điều kiện đất nƣớc còn chiến tranh nhƣng công tác
cán bộ vẫn luôn đƣợc Đảng bộ huyện quan tâm nhờ vậy mà trong suốt chặng
đƣờng hơn 20 năm (1954 - 1975) xây dựng và chiến đấu gian khổ, hy sinh thì
cùng với sự trƣởng thành mọi mặt của Đảng bộ và chính quyền các cấp, đội
ngũ cán bộ, đảng viên của huyện cũng đƣợc củng cố và kiện toàn.
Sau đại thắng Mùa xuân năm 1975, đất nƣớc thống nhất, cả nƣớc đi
lên CNXH, đội ngũ cán bộ, đảng viên của huyện dƣới sự lãnh đạo của Đảng
bộ huyện tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của mình lãnh đạo nhân dân
thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN.
Ngày15-5-1975, nhân dân Vĩnh Bảo cùng nhân dân thành phố mở hội
mừng thắng lợi, biểu hiện ý chí quyết tâm thực hiện di chúc thiêng liêng của
Bác Hồ là xây dựng nƣớc ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Trong không khí
của cả nƣớc, đƣợc sự chỉ đạo của Thành uỷ Hải Phòng, quán triệt Nghị quyết
24 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (29-9-1975) tới cán bộ lãnh đạo



17

chủ chốt cấp huyện uỷ, đảng uỷ khu phố và thị xã đã đề ra nhiệm vụ “Củng
cố và hoàn thiện một bƣớc quan hệ sản xuất XHCN, tăng cƣờng cải tiến quản
lý kinh tế, quản lý xã hội. Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng
lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp….”[30;15]
Thực hiện Nghị quyết trên của thành phố, trong các ngày từ 15 đến 17
tháng 8 năm 1975, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIV đƣợc triệu
tập. Đại hội đã khẳng định những thành tích đáng tự hào của Đảng bộ và
nhân dân huyện trong những năm chống Mỹ cứu nƣớc và đề ra những nhiệm
vụ cơ bản trong những năm trƣớc mắt “Động viên toàn đảng, toàn dân phát
huy tinh thần cách mạng tiến công, thi đua hăng say lao động, đẩy mạnh các
mặt sản xuất, phát triển kinh tế đồng thời đẩy mạnh sự nghiệp văn hoá giáo
dục, từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân…. Làm tốt công tác xây dựng
đảng, phát huy năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ, tăng cƣờng hiệu lực
quản lý và điều hành của chính quyền…”.
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng bộ huyện các cán bộ, đảng viên đã
cùng nhân dân trong huyện bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ và quyết tâm
hoàn thành. Mặc dù những năm này thiên tai liên tục xảy ra nhƣng nhờ sự cố
gắng cao của nhân dân nên sản xuất nông nghiệp của huyện đều vƣợt kế
hoạch, năng suất và sản lƣợng đều tăng. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn
thể, các ban ngành tập trung chỉ đạo và tiến hành ổn định trật tự trị an, bảo vệ
Đại hội đảng các cấp và tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất.
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố về xây dựng đảng, xây
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, phổ biến Nghị quyết 211- NQ/TW của Bộ
Chính trị về cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới tới cán bộ của huyện; sơ
kết phong trào tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết 23 (5-9-1975) của
Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo đã mở đợt tự phê bình và phê
bình mới, xây dựng điển hình tiên tiến đợt 1. Tiêu biểu là tổng kết quá trình



18

thực hiện Nghị quyết 228-NQ/TW và cuộc vận động “nâng cao chất lƣợng
cán bộ, đảng viên, kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh”.
Đợt tổng kết cuộc vận động thực hiện Nghị quyết 228-NQ/TW đƣợc
tiến hành khá chặt chẽ. Đây là một Nghị quyết lớn của Đảng có quan hệ mật
thiết đến việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 22 của Ban Chấp hành Trung
ƣơng, Nghị quyết Đại hội đại biểu thành phố lần thứ IV nhằm đấu tranh ngăn
ngừa, hạn chế các mặt tiêu cực. Đợt sinh hoạt chính trị này diễn ra liên tục,
Đảng bộ huyện chỉ đạo làm toàn diện trong tất cả các xã, thị trấn, các ban
ngành, chú ý các địa bàn trọng điểm. Thực hiện Nghị quyết 228 của thành
phố đến cơ sở, huyện uỷ đã cử bộ phận cán bộ chuyên trách giúp Ban chỉ đạo
hoạt động đạt hiệu quả.
Trong báo cáo tổng kết của Đảng bộ huyện trình lên thành phố đã đánh
giá kết quả chung trong quá trình thực hiện Nghị quyết về tự phê bình và phê
bình, phát hiện và xử lý những vi phạm, báo cáo nêu rõ:
- Nghị quyết đã đƣợc quán triệt sâu rộng góp phần nâng cao thêm nhận
thức, tƣ tƣởng tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, đảng viên.
- Tổ chức kiểm điểm phê bình, tự phê bình rộng rãi trong tập thể, đơn
vị, các xã, thị trấn các ban ngành trong toàn huyện và các cá nhân cán bộ,
công nhân viên chức, qua đó mỗi đơn vị, mỗi ngƣời đã xác định đƣợc trách
nhiệm trên cƣơng vị công tác của mình.
Đầu tháng 1-1976, Ban Thƣờng vụ thành uỷ ra chỉ thị toàn thành phố
tiến hành tổng kết cuộc vận động “nâng cao chất lƣợng cán bộ, đảng viên”
đây là một cuộc vận động lớn nhằm làm cho các cấp uỷ đảng nhận thức rõ
thực trạng cán bộ và xây dựng kế hoạch khắc phục những yếu kém, nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cán bộ đảng viên.
Thực hiện chỉ thị của thành phố, Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo đã chỉ đạo
các cán bộ chuyên trách phối hợp với các phòng ban và chi bộ cơ sở các xã,



19

thị trấn tiến hành đánh giá phân tích sâu sắc về thực trạng tổ chức cơ sở đảng
và đội ngũ cán bộ, đảng viên còn nhiều yếu kém, chƣa hoàn thành tốt nhiệm
vụ là hạt nhân lãnh đạo trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, lãnh đạo sản
xuất, tổ chức tốt đời sống nhân dân và công tác xây dựng Đảng nên tiêu cực
xã hội phát sinh, tài sản xã hội chủ nghĩa bị mất mát lớn, số chi bộ yếu kém
mất đoàn kết tăng lên.
Phần lớn cán bộ, đảng viên không tiến kịp yêu cầu, kiến thức quản lý
kinh tế, khoa học kỹ thuật còn hạn chế, ý chiến đấu và phẩm chất đạo đức
cách mạng của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị giảm sút có ngƣời không
còn xứng đáng với danh hiệu đảng viên. Một số cán bộ, đảng viên có chức,
có quyền dựa vào uy tín của đảng và chính quyền để xâm phạm lợi ích của
nhân dân, coi thƣờng kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, độc đoán,
quan liêu xa rời quần chúng, gây mất đoàn kết nội bộ và tổn hại đến lợi ích
chung.
Bên cạnh việc tổng kết những thành tựu và yếu kém, Đảng bộ huyện
đã đƣa ra những biện pháp khắc phục những yếu kém và nâng cao chất lƣợng
tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tập trung nâng cao chất
lƣợng sinh hoạt chi bộ, quản lý rèn luyện cán bộ, đảng viên coi trọng 3 nội
dung: bàn nhiệm vụ chính trị, học tập chính sách, đấu tranh tự phê bình và
phê bình chuẩn bị mọi điều kiện để tiến hành nhiệm vụ giữa nhiệm kỳ.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này, Đảng bộ huyện tổ chức
đợt học tập trong toàn đảng bộ. Hàng ngàn cán bộ, đảng viên đƣợc dự các lớp
bồi dƣỡng kiến thức quản lý hợp tác xã nông nghiệp, về tình hình và nhiệm
vụ trong giai đoạn mới. Sau đợt học tập này, các chi bộ đã tiến hành phân
loại cán bộ, đảng viên biểu dƣơng khen thƣởng những cán bộ, đảng viên tiền
phong, gƣơng mẫu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từng bƣớc đội ngũ cán bộ,

đảng viên đƣợc kiện toàn, giữ vững đƣợc phẩm chất cao đẹp của ngƣời cộng


20

sản. Các cấp uỷ đảng và bộ máy các ban, ngành giảm về số lƣợng, nâng cao
về chất lƣợng. Huyện uỷ triển khai phƣơng án qui hoạch cán bộ, cử cán bộ về
từng cơ sở khảo sát tình hình và phân loại cán bộ, đảng viên. Qua đó cử cán
bộ đi học các lớp đào tạo chuyên môn phù hợp với khả năng trình độ của
từng ngƣời. Yêu cầu đặt ra là: cán bộ hợp tác xã phải học lớp quản lý nông
nghiệp và lớp chính trị cơ sở, cán bộ đầu ngành phải có trình độ văn hoá học
hết cấp II và tiếp tục đƣợc học tiếp cấp III…
Trƣớc yêu cầu đó trong những năm này, Đảng bộ huyện đã quan tâm
xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận và dự bị, kiện toàn bộ máy cán bộ các ngành,
các cấp từ huyện xuống cơ sở, gắn với phát triển đảng và nâng cao chất
lƣợng đảng viên. Qua rèn luyện phấn đấu nhiều cán bộ của huyện đã đƣợc
đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhiều cán bộ, đảng viên của huyện đã phát
huy ý chí nhiệt tình cách mạng, quyết tâm khắc phục khó khăn hoàn thành
nhiệm vụ đƣa chủ trƣơng của Đảng vào thực tiễn lãnh đạo.
Chấp hành Chỉ thị số 33/CT-TW của Bộ Chính trị về xây dựng cấp
huyện; Nghị Quyết xây dựng và tăng cƣờng huyện của Ban Thƣờng vụ
Thành uỷ Hải Phòng họp trong các ngày15, 16 tháng 2-1978, Đảng bộ huyện
Vĩnh Bảo chủ trƣơng “trƣớc hết là chú trọng cải tiến tổ chức và làm tốt công
tác cán bộ, tăng cƣờng cho cán bộ cơ sở”. Thành phố đã cử cán bộ trong các
ban ngành về tăng cƣờng cho các cơ sở của huyện. Việc đƣa cán bộ xuống cơ
sở có tác dụng tốt vừa giúp cấp dƣới vừa rèn luyện cán bộ.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên của trong các ngành y tế, giáo dục của
huyện Vĩnh Bảo cũng đƣợc Đảng bộ huyện quan tâm và đạt đƣợc những tiến
bộ. Ngày 22-10-1983, Ban thƣờng vụ huyện uỷ ra Nghị quyết 08/NQ-HU,
Nghị quyết đánh giá “ Mặc dù trong điều kiện khó khăn chung, phần lớn các

cán bộ giáo viên vẫn kiên trì rèn luyện phấn đấu giữ vững phẩm chất đạo đức
cách mạng, yêu nghề của ngƣời thầy giáo. Các đơn vị tiên tiến của các ngành


21

đều có mặt mạnh tiêu biểu về chất lƣợng giáo dục toàn diện”. Tuy nhiên vẫn
còn bộc lộ nhiều thiếu sót nhƣợc điểm. Huyện uỷ đã chủ trƣơng:
- Tiếp tục nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên về vai trò và vị
trí của công tác giáo dục.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ trong ban giáo dục.
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ giáo viên.
- Tổ chức tốt đời sống cán bộ giáo viên
Trong hệ thống bệnh viện của huyện đội ngũ cán bộ cũng đƣợc bồi
dƣỡng và tăng cƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ ngƣời bệnh và nhu
cầu khám bệnh của nhân dân trong toàn huyện. Đời sống vật chất của các cán
bộ, bác sỹ, y tá cũng đƣợc đặc biệt quan tâm hơn. Nhiều cán bộ bác sỹ, y tá
trẻ có thành tích phấn đấu tốt đã đƣợc kết nạp đảng.
Có thể nói sau 10 năm đất nƣớc đƣợc giải phóng, nhân dân Vĩnh Bảo
dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà
nƣớc đã đạt đƣợc nhiều thành tích quan trọng: đời sống nhân dân ngày càng
đƣợc cải thiện. Bộ mặt nông thôn thay đổi khá hơn. Các công tác xây dựng
đảng, chính quyền và vận động chính quyền và vận động quần chúng có
nhiều tiến bộ đáp ứng đƣợc yêu cầu mới.
Bên cạnh những thành tích trong kinh tế thì công tác cán bộ của huyện
cũng đạt đƣợc một số thành tựu có thể nói rằng đây là một trong những
nguyên nhân mang lại thắng lợi của huyện trong quá trình lãnh đạo phát triển
kinh tế, văn hoá- xã hội. Đội ngũ cán bộ cơ sở của huyện đã ý thức đƣợc
nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới chuyển từ lãnh đạo toàn dân kháng
chiến sang xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Họ thƣờng xuyên trau dồi kiến thức

về lý luận chính trị, tƣ tƣởng, học tập và tuyên truyền đƣờng lối của Đảng và
Nhà nƣớc, luôn trung thành với Đảng. Trong quá trình thực hiện đƣờng lối
đổi mới của Đảng, cùng với đổi mới tƣ duy dám nhìn thẳng vào vào sự thật


22

phát huy tinh thần tự lực, tự cƣờng, năng động, sáng tạo, bám sát thực tiễn để
hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh.
Đạt đƣợc sự thành công này có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Vĩnh Bảo trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ: công tác bồi dƣỡng
lý luận giúp cho trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng
đƣợc nâng cao. Công tác chính trị tƣ tƣởng đã góp phần tạo sự nhất trí trong
các chi bộ cơ sở. Công tác tổ chức cũng bƣớc đầu đƣợc đổi mới, chú trọng
thực hiện chính sách cán bộ và qui hoạch cán bộ. Trên cơ sở đó các cấp uỷ
đảng chủ động bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, xây dựng lực lƣợng cán bộ kế
cận ngày càng trƣởng thành về mọi mặt.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó thì mặt hạn chế vẫn còn khá
nhiều. Trong báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tại Đại hội đại biểu
lần thứ XVIII đã tổng kết những mặt yếu kém trong công tác xây dựng đảng,
chính quyền những năm 1981-1985: Công tác xây dựng chi bộ, đảng bộ ở cơ
sở chƣa mạnh, chƣa đều. Hoạt động của các chi bộ các đội sản xuất nhìn
chung còn nhiều hạn chế nên chƣa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo. Trong công
tác cán bộ “Tổ chức bộ máy cán bộ kiện toàn nhƣng còn yếu cả về năng lực,
phẩm chất, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ mới. Một số cán bộ, đảng
viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt của huyện, xã, thị trấn, ban ngành chƣa
trung thực, chƣa liêm khiết còn quan liêu xa rời quần chúng, còn ngại khó ỷ
lại, còn tham ô, ham mê cờ bạc mê tín dị đoan. Một số cán bộ đã thoái hoá
biến chất gây mất đoàn kết nội bộ đảng, gây bè phái. Do đó làm hạn chế vai
trò lãnh đạo của Đảng và làm giảm lòng tin của quần chúng với Đảng”.

Nguyên nhân của tình trạng này một phần do quá trình chuyển từ trạng
thái có chiến tranh sang trạng thái hoà bình nên tính chất công việc và nhiệm
vụ lãnh đạo đã thay đổi trong khi đội ngũ cán bộ, đảng viên hầu hết là đội
ngũ lãnh đạo trong kháng chiến nên quá trình thích ứng với nhiệm vụ mới


23

còn chƣa kịp thời. Thứ hai, là do trình độ văn hoá của đội ngũ cán bộ lúc đó
còn thấp nên những ứng dụng mới trong quản lý, sản xuất gặp nhiều khó
khăn. Những hạn chế này dần đƣợc khắc phục trong quá trình thực hiện
đƣờng lối đổi mới toàn diện của Đảng.
Vận dụng Nghị quyết của Đại hội Đảng VI, và Đại hội Đảng bộ thành
phố. Năm 1987, huyện uỷ Vĩnh Bảo ra Nghị quyết về nhiệm vụ công tác
năm, nêu rõ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng
đảng. Nhờ đó những năm 1986-1991, tình hình nông nghiệp, nông thôn đã có
những chuyển biến mới: gia đình xã viên từng bƣớc trở thành hộ sản xuất
kinh doanh. Vai trò của hợp tác xã cũng có sự thay đổi, Đảng bộ huyện triển
khai trên diện rộng việc thành lập các chi bộ cơ sở. Sau đó rút kinh nghiệm
tiếp tục củng cố kiện toàn chi bộ cho phù hợp với tình hình và cơ chế sản
xuất mới ở nông thôn.
Từ năm 1987, thực hiện Nghị quyết 34/NQ-TW khoá V của Bộ Chính
trị về “Tập trung sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy Đảng, bộ máy quản lý Nhà
nƣớc làm rõ nhiệm vụ, chức năng, giảm đầu mối, tình giảm biên chế gián
tiếp, tăng cƣờng cán bộ cho cấp cơ sở”.
Huyện uỷ Vĩnh Bảo chỉ đạo sâu sát quyết tâm làm giảm gọn các đầu
mối trƣớc hết là ở các phòng ban từ 18 phòng ban xuống còn 14 phòng ban;
chuyển hàng trăm cán bộ, nhân viên hành chính sang sản xuất, kinh doanh.
Bộ máy gián tiếp của hợp tác xã nông nghiệp đƣợc tinh giảm 30%, công tác
cán bộ có sự đổi mới và đƣợc tiêu chuẩn hoá sắp xếp lại tiếp tục đƣợc đẩy

mạnh trong những năm 1989-1991.
Hƣởng ứng cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu
của các tổ chức Đảng, chính quyền, Ban chấp hành đảng bộ thành phố tiến
hành Hội nghị lần thứ 9 ra Nghị quyết thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5
về đổi mới tăng cƣờng công tác xây dựng đảng, kiện toàn tổ chức, chú trọng


×