ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------
NGUYỄN THỊ HẢI THẮM
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------
NGUYỄN THỊ HẢI THẮM
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Trần Dƣơng
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hướng dẫn luận văn của tôi,
PGS.TS Đinh Trần Dương, người đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ
tôi hoàn thành tốt luận văn này. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như
kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và
kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Văn phòng thành Ủy Hải Phòng và Chi cục
Lưu trữ - Sở Nội Vụ Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể có được
nguồn tư liệu quý báu để hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình bạn bè đã luôn bên tôi, cổ vũ và động
viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực.
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hải Thắm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG SAU 15 NĂM ĐỔI MỚI ....................................................................... 9
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hải Phòng tác động
đến vấn đề lao động và việc làm ................................................................. 9
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 9
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 11
1.1.3. Thuận lợi và khó khăn đối với vấn đề giải quyết việc làm ............. 14
1.2. Đảng bộ Hải Phòng giải quyết việc làm trong 15 năm của thời
kỳ đổi mới (1986 – trƣớc 2000) ................................................................. 17
1.2.1. Đảng bộ thành phố lãnh đạo chuyển đổi cơ chế kinh tế theo đường
lối Đổi mới và từng bước giải quyết vấn đề việc làm giai đoạn 1986 - 1990.... 17
1.2.2. Đảng bộ thành phố lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, cải thiện một bước vấn đề lao động và việc
làm giai đoạn 1991 - 1995 ........................................................................ 22
1.2.3. Đảng bộ Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm trong thời kỳ
đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1996 - 2000....... 25
1.3. Nhu cầu việc làm ở Hải Phòng sau 15 năm thực hiện đƣờng lối
đổi mới ......................................................................................................... 31
1.3.1. Nhận thức mới về vấn đề việc làm ................................................. 31
1.3.2. Tình trạng lao động công nghiệp thành phố Hải Phòng trong
thời kỳ chuyển đổi cơ chế từ “tập trung, quan liêu, bao cấp” chuyển
sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa................................ 34
1.3.3. Tình trạng lao động nông thôn do phát triển các khu công
nghiệp và đường giao thông ..................................................................... 36
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 38
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TIẾP TỤC LÃNH
ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2012 ............ 40
2.1. Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ mới của Đảng bộ Hải Phòng về
vấn đề giải quyết việc làm trong thập niên đầu thế kỷ XXI .................. 40
2.1.1. Quan điểm chung của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề giải
quyết việc làm từ năm 2000 đến năm 2012 .............................................. 40
2.1.2. Mục tiêu, quan điểm của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về vấn
đề giải quyết việc làm từ 2000 đến năm 2012 .......................................... 45
2.2. Các giải pháp tổng thể nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động của Đảng bộ thành phố Hải Phòng ................................................. 54
2.2.1. Xây dựng các dự án kinh tế ............................................................ 54
2.2.2. Hỗ trợ vốn cho người lao động ....................................................... 66
2.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại ...................................... 70
2.2.4. Xây dựng nông thôn mới ................................................................ 79
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 84
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .......................... 86
3.1. Nhận xét ............................................................................................... 86
3.1.1. Sự nỗ lực của Đảng bộ Hải Phòng trong quá trình giải quyết
vấn đề lao động và việc làm từ năm 2000 - 2012 ..................................... 86
3.1.2. Mở rộng phát triển các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp có
khả năng thu hút nhiều lao động ............................................................... 88
3.2. Kết quả đạt đƣợc trong công tác giải quyết việc làm cho ngƣời
lao động ....................................................................................................... 92
Tóm lại, những thành tựu thành tựu trên đạt được là do: ......................... 96
3.3. Hạn chế và những nguyên nhân ........................................................ 97
3.3.1. Hạn chế ........................................................................................... 97
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 98
3.4. Những bài học rút ra từ quá trình Đảng bộ thành phố Hải
Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ...................... 100
3.4.1. Tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải
Phòng đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động .............. 100
3.4.2. Kết hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế, dự án, chương trình
để giải quyết việc làm cho người lao động ............................................. 101
3.4.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong quá
trình thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án để giải quyết việc
làm cho người lao động .......................................................................... 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 114
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ASEAN
: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BHTN
: Bảo hiểm tự nguyện
CNNT
: Công nghiệp nông thôn
CNTB
: Chủ nghĩa tư bản
CNTT
: Công nghệ thông tin
DWT
: Dead Weight Tonnage
Đơn vị đo năng lực vận tải
FDI
: Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HTX
: Hợp tác xã
HĐBT
: Hội đồng bộ trưởng
KH-UB
: Kế hoạch - Ủy ban
QĐ-TU
: Quyết định – Trung ương
QĐ-TTg
: Quyết định – Thủ tướng Chính phủ
QĐ-UB
: Quyết định - Ủy Ban
QĐ/BNNN
: Quyết định – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TT-BNNPTNT : Tờ trình – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TTr-HĐBT
: Tờ trình – Hội đồng Bộ trưởng
TEU
: Twenty – foot Equivalent
Chỉ số Container hóa
TLSX
: Tư liệu sản xuất
SEV
: Hội đồng tương trợ kinh tế
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Biểu phân tích hộ nghèo ở nông thôn theo các nguyên nhân
(Theo báo cáo của UBND các quận huyện, thị xã tính đến thời
điểm ngày 31/5/1999)....................................................................... 37
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng lao động phân theo ngành kinh tế, giai đoạn
1995 – 2010 ...................................................................................... 93
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối
quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Ngày nay, cùng với quá trình đổi mới và hội
nhập kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn lao động. Tuy nhiên, một trong những vấn đề bức xúc hiện
nay là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của
đại bộ phận cư dân còn ở mức thấp. Thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta hiện
nay vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh
tế, đặc biệt là từ sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO).
Những tồn tại chủ yếu đó thể hiện trên nhiều mặt. Cung - cầu lao động, việc
làm mất cân đối lớn (cung lớn hơn cầu); tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm
chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp chỉ đạt trên, dưới 70%; số doanh
nghiệp trên đầu dân số còn thấp nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao động
còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được người lao động
gắn bó tận tâm với công việc. Cơ cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. Chất lượng lao động còn thấp chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị
trường lao động. Đây cũng là vấn đề bức xúc đang được cả xã hội quan tâm,
làm thế nào để nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo. Riêng về đào
tạo, nhất là đào tạo cao đẳng, đại học chưa gắn với thị trường, số lượng thì
chưa phải nhiều, so với các nước trong khu vực và so với dân số, tuy nhiên
ngay cả số được đào tạo ra cũng không tìm được việc làm, trong đó có nguyên
nhân không phù hợp ngành nghề, chuyên môn, kỹ năng thực hành thấp, tinh
thần, thái độ và kỷ luật lao động không cao. Rất nhiều người phải học lại đại
học, cao đẳng bằng các hình thức khác nhau, như đại học tại chức, bằng II...
Điều đó gây lãng phí lớn cho xã hội, cộng đồng và các gia đình. Mặt khác, đại
bộ phận là thanh niên, sau khi được đào tạo thường tìm các cơ hội việc làm tại
1
khu vực thành thị, mà không về nông thôn. Do đó chất lượng nhân lực ở nông
thôn, vùng núi, vùng xa đã thấp càng trở nên trầm trọng hơn.
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội mười năm (2001 - 2010), đánh giá đúng thực trạng đất nước, Đại hội
toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra mục tiêu sau: "Giải quyết việc làm
cho 8 triệu lao động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/ năm, tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc
làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập nâng
cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển,
trọng dụng nhân tài”.
Là thành phố lớn thứ ba của cả nước, với lịch sử phát triển lâu dài, là
một vùng đất giàu truyền thống cách mạng và cũng là nơi hội tụ nhiều điều
điện thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình. Hải Phòng được xác định là một trung
tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục trọng điểm của khu vực Duyên hải Bắc Bộ, là
thành phố có đội ngũ lao động đông đảo, năng động.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt
Nam, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã nỗ lực lãnh đạo giải quyết việc làm
cho nhân dân làm cho thành phố Hải Phòng ngày càng “thay da đổi thịt”. Tuy
nhiên, với dân số trên 1,7 triệu người. Số người ở tuổi lao động có trên
950.000 người chiếm 56% dân số. Số người vào tuổi lao động hàng năm từ 27
đến 28 nghìn người, tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao hơn so với mức trung
bình trung của cả nước. Năm 2012: tỷ lệ người thất nghiệp của Hải Phòng là
4,13%, cả nước là:1,99%. Và đứng thứ 4 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh
(15,48%), Hà Nội (7,07%), Thanh Hóa (4,28%) (Theo kết quả điều tra lao
động và việc làm năm 2012). Do vậy, giải quyết việc làm cho người lao động
trên địa bàn thành phố thực sự là vấn đề kinh tế - xã hội đòi hỏi sự quan tâm
của toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố.
Căn cứ vào quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản
Việt Nam vào tình hình thực tiễn phát triển của Hải Phòng, trong Văn kiện Đại
2
hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII đã đưa ra định hướng phấn đấu trong giai
đoạn 2001 – 2010 là: “Tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng Hải Phòng trở
thành thành phố cảng văn minh, hiện đại, cửa chính ra biển và trung tâm công
nghiệp, dịch vụ, du lịch thủy sản ở miền Bắc, có kinh tế - văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học – công nghệ, cơ sở hạ tầng phát triển, quốc phòng, an ninh
vững chắc, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”. Tiếp tục quán triệt tư
tưởng đó trong quyết định số 1409/QĐ – UBND, Đảng bộ thành phố Hải
Phòng nhấn mạnh: “Tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, đa dạng hóa việc làm
thông qua việc tiếp cận các nguồn lực thị trường (vốn, lao động, đất đai…)”.
Trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội để hội nhập
hóa, Đảng và nhân dân ta ở khắp mọi miền của đất nước trong đó có thành
phố Hải Phòng đang phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với vấn đề việc làm và
thất nghiệp. Vấn đề việc làm đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh thành trên cả nước.
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu về sự lãnh đạo
của Đảng bộ Hải Phòng đối với việc giải quyết việc làm cho người lao động
từ năm 2000 đến nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, giúp chúng ta
có thể hiểu được thực trạng lao động, vấn đề việc làm ở Hải Phòng và sự lãnh
đạo của Đảng bộ thành phố đối với công tác này để từ đó có thể rút ra những
kinh nghiệm và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng lao động, giải quyết
vấn đề việc làm ở thành phố.
Với ý nghĩa trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Đảng bộ thành phố
Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 –
2012” làm luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề lao động và việc làm ở nước ta hiện nay là vấn đề đang được
Đảng, Nhà nước cũng như toàn xã hội quan tâm. Vấn đề việc làm đã trở thành
“Chương trình mục tiêu quốc gia” được Chính phủ phê duyệt. Chính vì vậy,
3
có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này với những góc độ và phương
pháp tiếp cận khác nhau, cụ thể:
Nhóm thứ nhất: Đối với những công trình nghiên cứu chung
- Các công trình tham khảo, chuyên khảo đề cập tới vấn đề lao động và
việc làm: Mai Quốc Chánh (2000), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia
phát hành năm; Nolwen Henaff, Jean Yves Martin (2001), Lao động, việc làm và
nguồn nhân lực ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới, Nxb Thế giới. Đức Quyết
(2002), Một số chính sách Quốc gia về việc làm và xoá đói giảm nghèo, Nxb
Lao Động. Nguyễn Hữu Dũng (2007), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau các
công trình nghiên cứu đó đã đề cập đến vấn đề lao động và việc làm trên con
đường phát triển. Đồng thời đề cập đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
trong các Chương trình Quốc gia, các giải pháp trong giải quyết vấn đề lao động
và việc làm gắn với xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là vấn đề chất lượng nguồn
nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đây là gợi mở tốt cho tác giả tham khảo kế thừa đối với đề tài luận văn.
- Các bài báo khoa học viết về vấn đề đào tạo nguồn lao động và việc
làm, chính sách phát triển nguồn lao động trên các báo, tạp chí như: Bùi Ngọc
Lân (2009), Đào tạo nghề cho nông dân – yêu cầu cấp bách của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Lý luận Chính trị số 2/2009. Nguyễn Văn
Trung (2009), Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, Tạp chí
Quản lý Nhà nước số 158 tháng 3 năm 2009. Lê Thanh Hà (2010), Giải quyết
việc làm cho người lao động ở những vùng kinh tế trọng điểm, Tạp chí Quản lý
Nhà nước số 168/2010. Các bài viết khẳng định giải quyết việc làm trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề kinh tế - xã hội rất tổng hợp và phức
tạp. Hội nhập quốc tế chỉ thực sự có ý nghĩa, toàn diện hơn nếu chúng ta có
những chính sách đào tạo nghề cho lực lượng lao động thanh niên dồi dào của
đất nước và đại bộ phận nông dân của đất nước ta.
4
Ngoài ra còn có những luận văn, luận án lấy đề tài lao động và việc làm
làm đề tài nghiên cứu như: Nguyễn Quốc Anh (2003), Xây dựng chiến lược
quản lý lao động, việc làm (lấy Việt Nam làm ví dụ), Luận án Tiến sĩ Kinh tế.
Trần Tuấn Ánh (2007), Một số biện pháp giải quyết việc làm trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính
trị XHCN. Đinh Thị Thúy Hòa (2009), Giải quyết vấn đề việc làm trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế.
Nguyễn Thị Hoàng Nhung (2009), “ Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải
quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Các đề tài này
tập trung nghiên cứu vào các vấn đề mang tính giải pháp như tạo nguồn vốn,
xây dựng chiến lược, giới thiệu việc làm cho người lao động. Đồng thời chỉ ra
các giải pháp cụ thể để đạt được chất lượng nguồn lao động việc làm nhằm đáp
ứng nhu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và nhìn nhận
vai trò giải quyết việc làm cho người lao động với khu vực kinh tế tư nhân.
Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu đề tài tại Hải Phòng
Còn có một số công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn nhân
lực, lao động và việc làm ở Hải Phòng như: Đào Nguyên Hùng (1999), Đội
ngũ công nhân ngoài khu vực kinh tế Nhà nước ở Hải Phòng hiện nay. Thực
trạng và xu hướng phát triển và những giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Triết học,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nguyễn Thị Xuân (2001), Xây dựng
và phát triển nguồn lực con người ở Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Triết học,
năm 2001. Đảng bộ thành phố Hải Phòng, Sở Lao Động Thương binh và Xã
hội (2006), Chuyên đề: “Phát triển nguồn nhân lực trong 5 năm 2001 – 2005
(trong đó có vấn đề cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu lao động): Mục tiêu, nhiệm
vụ, giải pháp cho giai đoạn 2006 – 2010”. Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp
phát triển nhân lực khoa học và công nghệ cao ở Hải Phòng phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Có thể thấy, những công trình nghiên cứu về việc làm và giải quyết
việc làm cho người lao động hiện nay rất phong phú, đa dạng, đề cập đến
5
nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên cho tới nay chưa có một công
trình nào nghiên cứu sâu và chi tiết về vấn đề giải quyết việc làm cho người
lao động ở thành phố Hải Phòng dưới góc độ Lịch sử Đảng. Nhưng những
công trình nghiên cứu kể trên là những tài liệu quý để tác giả có thể khai thác,
vận dụng trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của Hải Phòng.
- Các chủ trương và biện pháp chỉ đạo thực hiện giải quyết việc làm
cho người lao động của Đảng bộ thành phố Hải Phòng.
- Các dự án và hiệu quả giải quyết việc làm cho người lao động ở thành phố.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo vấn đề giải
quyết việc làm cho người lao động của Đảng bộ thành phố Hải Phòng, nhằm cải
thiện một bước cơ bản đời sống của nhân dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Thành tựu và hạn chế của quá trình giải quyết việc làm cho người lao
động ở Hải Phòng trong những năm 2000 - 2012.
* Về không gian: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng
bộ thành phố Hải Phòng về công tác giải quyết việc làm cho người lao động
trên địa bàn thành phố.
* Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ
thành phố Hải Phòng từ năm 2000 đến năm 2012.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Thứ nhất, làm rõ các chủ trương của Đảng bộ thành phố Hải Phòng
đối với công tác giải quyết việc làm cho người lao động.
- Thứ hai, quá trình triển khai thực hiện những chủ trương mà Đảng bộ
thành phố đã đề ra qua hai chiến lược phát triển 2000 - 2006, 2006 – 2010 và
2 năm đầu của chương trình phát triển kinh tế xã hội trên điạ bàn thành phố.
6
- Thứ ba, bước đầu phân tích những bài học kinh nghiệm và đề xuất
kiến nghị phục vụ việc đẩy mạnh thực hiện giải quyết việc làm cho người lao
động ở thành phố Hải Phòng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tập hợp, hệ thống những tư liệu lịch sử có liên quan đến thực trạng
lao động và giải quyết việc làm ở thành phố Hải Phòng trong những năm
2000 - 2012.
- Làm rõ yêu cầu cấp bách để Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lãnh đạo
giải quyết việc làm.
- Làm rõ quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng vận dụng chủ trương
của Đảng và Nhà nước về vấn đề giải quyết việc làm, định ra chủ trương
chính sách và chỉ đạo thực hiện trên địa bàn thành phố.
- Phân tích những chủ trương, biện pháp và quá trình giải quyết việc
làm cho người lao động của thành phố.
- Rút ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế trong quá trình triển khai
thực hiện đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác này.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
tham khảo
5.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận: Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn
đề lao động – việc làm, đặc biệt là việc làm trong thời kỳ công nghiệp hóa –
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic. Bằng phương pháp lịch sử, luận văn thể hiện việc triển khai thực
hiện giải quyết việc làm cho người lao động ở Hải Phòng theo trình tự thời
gian, qua từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, phương pháp logic giúp nghiên
cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy
7
luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của đối tượng khách quan được
nhận thức. Cụ thể, tôi đặt chủ trương giải quyết việc làm của Đảng vào thực
tiễn thành phố Hải Phòng để nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố
nhằm hiện thực hóa và phát huy cao nhất hiệu quả của chủ trương này.
5.2. Nguồn tư liệu
Nguồn tài liệu được sử dụng nghiên cứu trong luận văn chủ yếu là các
văn kiện Đại hội Đảng, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Hội nghị Bộ
Chính trị liên quan đến vấn đề lao động và việc làm cho người lao động. Các
văn kiện, các Nghị quyết của Đảng bộ thành phố Hải Phòng, cũng như những
số liệu của Cục thống kê thành phố Hải Phòng về phát triển nguồn nhân lực,
đào tạo nghề và giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, những báo
cáo tổng kết chương trình giải quyết việc làm cho người lao động của Sở Lao
động Thương binh và Xã hội thành phố qua các năm.
6. Đóng góp khoa học của luận văn
- Cung cấp nguồn tư liệu cơ bản của giai đoạn từ năm 2000 – 2012 và
từ góc độ lịch sử trình bày một cách có hệ thống đường lối, chủ trương, biện
pháp, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về giải quyết
việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố.
- Tổng kết và đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ thành
phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm từ năm 2000 – 2012.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương, phần phụ lục,
danh mục tài liệu tham khảo.
Chƣơng 1. Tình hình lao động việc làm ở thành phố Hải Phòng sau
15 năm đổi mới
Chƣơng 2. Đảng bộ thành phố Hải Phòng tiếp tục lãnh đạo giải
quyết vấn đề lao động và việc làm của Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ
năm 2000 đến năm 2012
Chƣơng 3. Nhận xét và bài học kinh nghiệm
8
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SAU 15 NĂM ĐỔI MỚI
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hải Phòng tác động đến
vấn đề lao động và việc làm
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hải Phòng hay còn được biết đến với tên gọi “thành phố Hoa Phượng
Đỏ”, là một thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ. Về
ranh giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hải
Dương; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp biển Đông. Tọa độ
của tỉnh với giới hạn cực bắc là 20051’59” vĩ độ bắc thuộc xã Lại Xuân
(huyện Thủy Nguyên) và 106040’57” vĩ độ đông thuộc đảo Bạch Long Vĩ.
Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế
thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường
sông và đường hàng không. Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành
chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An,
Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ,
Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo). Hải Phòng cách
thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là trên 1.523 ha, chiếm
0,45% diện tích tự nhiên cả nước.
Với diện tích đồi núi chiếm 15%, phân bố chủ yếu ở miền Bắc, do vậy
địa hình phía Bắc có hình dạng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với
những đồng bằng xen lẫn đồi núi. Phía nam có địa hình thấp và khá bằng
phẳng kiểu địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuần túy nghiêng ra biển,
có độ cao từ 0,7m – 1,7m so với mực nước biển. Vùng biển có đảo Cát Bà
được ví như hòn ngọc của Hải Phòng, cách Cát Bà 90km về phía Đông Nam
là đảo Bạch Long Vĩ khá bằng phẳng và nhiều cát trắng.
9
Về khí hậu, thời tiết Hải Phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm đặc
trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa
đông khô và lạnh, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ
trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5 °C, mùa đông là 20,3 °C và nhiệt độ
trung bình năm là trên 23,9 °C. Lượng mưa trung bình năm là khoảng 1600 –
1800 mm. Độ ẩm trong không khí trung bình 85 - 86%. Nhìn chung, khí hậu
Hải Phòng rất thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người,
sự phát triển của hệ sinh thái, động thực vật và du lịch.
Hệ thống sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều như sông Đá Bạc, sông
Cấm, sông Văn Úc, sông Lạch Tray và một phần giao của sông Thái Bình,
với mật độ trung bình từ 0,6 – 0,8 km/1km2. Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây là hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra
biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt, phục vụ cho đời
sống dân cư.
Tài nguyên đất, hiện nay Hải Phòng có 62.127 ha đất canh tác, hình
thành phần lớn từ hệ thống sông Thái Bình và vùng đất bồi ven biển nên chủ
yếu mang tính chất đất phèn và phèn mặn. Tuy nhiên, Hải Phòng có nhiều
vùng đất thích hợp với các giống lúa có chất lượng gạo ngon như bắc hương,
tám thơm. Trên diện tích đất canh tác có gần 50% diện tích có thể trồng 3 vụ
(2 vụ lúa, 1 vụ màu). Ngoài ra, trồng hoa cũng là một trong những thế mạnh ở
một số vùng nông nghiệp Hải Phòng, đặc biệt là vùng đất ven đô thị diện tích
trồng hoa khoảng 250 – 300 ha. Trong nhiều cây công nghiệp, Hải Phòng có
kinh nghiệm và tiềm năng mở rộng sản xuất 2 loại cây trồng chính là cói và
thuốc lào. Với hàng nghìn héc ta đất bãi bồi, trước đây Hải Phòng đã hình
thành vùng cói tập trung diện tích trên 1.00 ha. Cây ăn quả chủ yếu của Hải
Phòng là chuối, cam, vải… Diện tích vườn quả khoảng 2.500 ha. Ngoài ra,
Hải Phòng còn có trên 23.000 ha bãi triều đá nổi và ngập nước, trong đó có
9.000 ha bãi triều cao có thể tổ chức nuôi trồng thuỷ sản và hiện còn 13.000
ha bãi nổi còn bỏ hoang.
10
Hải Phòng có rừng ngập mặn và rừng cây lấy gỗ, ăn quả, tre, mây,…
với diện tích 17.000 ha. Rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật phong
phú, đa dạng, nhiều loại thảo mộc quý hiếm như lát hoa, kim giao, đinh…, hệ
động vật đa dạng với 36 loài chim (đại bàng, hải âu, đa đa, én,…), 28 loài thú
(khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, sóc đuôi đỏ, rái cá, mèo rừng,…). Đặc
biệt là loài voọc đầu trắng, trên thế giới chỉ thấy ở Cát Bà. Bên cạnh đó, Đồ
Sơn là một bán đảo đồi núi, rừng thông nối tiếp nhau vươn ra biển dài đến 5
km, có giá trị chủ yếu về phong cảnh và môi trường sinh thái. Trong đất liền
có vùng Núi Voi, nằm ở phía bắc thị xã Kiến An và Tràng Kênh (huyện Thuỷ
Nguyên) là một quần thể thiên nhiên đa dạng, cấu tạo chủ yếu là núi đá vôi,
nhiều hang động kỳ thú… là những địa danh nổi tiếng của thành phố Cảng.
Hải Phòng có 2 dải núi chạy liên tục theo hướng Đông Bắc – Tây Nam
với nhiều núi đá vôi, chủ yếu tập trung ở Tràng Kênh (Thuỷ Nguyên), Cát
Bà… với trữ lượng trên 200 triệu tấn. Khoáng sản gốc kim loại không nhiều
với một số mỏ như: mỏ sắt Dương Quan (Thuỷ Nguyên), kẽm (Cát Bà), than
(Vĩnh Bảo), cao lanh Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), sét Tiên Hội, Chiến Thắng
(Tiên Lãng)…Muối và cát tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển
Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn.
Đồng thời thành phố có lợi thế bờ biển dài 125km, bờ biển thấp và khá
bằng phẳng. Với lợi thế về đường bờ biển như vậy, tạo cho Hải Phòng một
nguồn lợi rất lớn về cảng biển, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc
tế của cả miền Bắc và cả nước. Ngành du lịch ở đây cũng rất phong phú với
những bãi tắm đẹp như Đồ Sơn, Cát Bà còn có các rặng san hô, hệ thống hang
động, biển có nhiều loại hải sản có gía trị kinh tế cao.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Dân số thành phố là trên 1.904.100 người, trong đó số dân thành thị là
trên 847.000 người và số dân ở nông thôn là trên 990.000 người (theo số liệu
thống kê và điều tra dân số năm 2011). Mật độ dân số 1.250 người/km 2.
Hải Phòng là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ của tam giác kinh tế
Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là đầu mối giao thông quan trọng trọng
11
và ngoài nước với lợi thế cảng biển và cửa ngõ miền duyên hải Bắc Bộ. Hải
Phòng có đầy đủ các phương tiện giao thông: đường biển, đường sắt, đường
bộ, đường sông, đường hàng không… giúp cho thành phố có điều kiện không
chỉ mở rộng liên doanh, liên kết với các địa phương trong cả nước, mà còn
với các nước trong khu vực và thế giới. Lợi thế này giúp Hải Phòng đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh và với qui mô lớn các ngành kinh
tế dịch vụ. Đây là lợi thế địa lý cho Hải Phòng phát triển các ngành công
nghiệp xuất khẩu, tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, là nhân
tố tác động mạnh tới sự phát triển và chất lượng và số lượng và thay đổi cơ
cấu lao động trên địa bàn thành phố.
Đặc biệt trong thời gian, quốc lộ 5 được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc
tế, hệ thống cảng Hải Phòng được mở rộng, sân bay Cát Bi được cải tạo và
nâng cấp đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hóa xuất nhập
khẩu cho các tỉnh vùng Bắc Bộ, các tỉnh Nam Trung Quốc. Đồng thời có khả
năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các trong khu vực
Đông Nam Á và trên thế giới.
Hiện nay, cảng Hải Phòng là một trong những cảng biển lớn nhất Việt
Nam, kéo dài hơn 12km gồm những cảng hàng rời, cảng công-ten-nơ, cảng
hàng nặng, sản lượng xếp dỡ đạt hơn 10 triệu tấn/năm và dự kiến sẽ nâng lên
từ 20 – 30 triệu tấn vào năm 2015. Trên toàn thành phố có hàng trăm cơ sở
sản xuất với nhiều ngành nghề truyền thống như: đóng tàu, cơ khí luyện kim,
vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thủy hải sản.
Hải Phòng là một địa bàn nổi tiếng về phát triển các ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp, với các làng nghề tồn tại từ lâu đời. Cùng với sự ra đời của
chính sách đổi mới kinh tế, khu vực sản xuất này đang có những chuyển biến
tích cực góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế ở Hải Phòng. Nhiều
nghề mới xuất hiện bên cạnh các ngành nghề truyền thống. Với khả năng phát
triển công nghiệp ở nông thôn Hải Phòng sẽ thu hút một lượng lớn nông dân
vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm bớt được số lao động nhàn rỗi
12
trong nông nghiệp, tạo thêm việc làm cho lao động ở nông thôn, tạo ra những
biến đổi lớn trong cơ cấu lao động ở nông thôn.
Hải Phòng đã từng có trên 60 làng nghề với 20 loại hình nghề khác
nhau phần lớn là nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, nhiều làng nghề được
hình thành từ hàng trăm năm như: Sơn mài điêu khắc Bảo Hà, con giống
Nhân Mục (huyện Vĩnh Bảo), chiếu cói Lật Dương (huyện Tiên Lãng), mây
che đan Chính Mỹ, đúc kim loại Mỹ Đồng, rèn kim loại Bính Động (huyện
Thuỷ Nguyên), đất nung Tiên Hôi, mây tre đan Tiên Cầm (huyện An Lão).
Tuy nhiên với biến động của kinh tế, xã hội, nhiều làng nghề Hải Phòng đã
mai một, thất truyền. Đến nay trên địa bàn thành phố còn 31 làng nghề đang
duy trì và phát triển, trong đó 17 làng nghề truyền thống, 14 làng nghề mới
thuộc 25 xã, phường, thị trấn, tập trung vào các nghề: Mây tre đan, đồ mộc
dân dụng, điêu khắc, sơn mài, cơ khí, bánh đa, dịch vụ vận tải, thuỷ sản…
Mặc dù số lượng các làng nghề đã có sự giảm đi về mặt số lượng nhưng cùng
với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp, các làng nghề đã phát huy
mặt tích cực trong giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, giảm bớt số lao
động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tạo việc làm thêm cho những lao động ở
nông thông, tạo ra những biến động lớn trong cơ cấu lao động ở nông thôn và
từng bước chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
Hải Phòng còn có thế mạnh về du lịch nằm giữa tuyến du lịch giữa Hà
Nội – Vịnh Hạ Long, ngoài Cảng biển quốc tế, có khu nghỉ mát nổi tiếng như
Đồ Sơn, Cát Bà… Với chế độ triều có vĩ độ cao tạo ra cho Hải Phòng 24.000
ha bãi triều và 5.000 ha mặt nước xung quanh các đảo là cơ sở để nuôi trồng
và đánh bắt hải sản. Điều này góp phần làm tăng số lượng, chất lượng và cơ
cấu nguồn lao động trong dịch vụ du lịch và ngư nghiệp cho thành phố.
Mặt khác, Hải Phòng có lợi thế hơn các tỉnh khác là đã có một lịch sử
công nghiệp và đô thị hàng trăm năm với đội ngũ công nhân đông đảo và
chiếm tỷ lệ cao trong dân cư.
13
1.1.3. Thuận lợi và khó khăn đối với vấn đề giải quyết việc làm
* Thuận lợi:
Thứ nhất, với vị trí quan trọng về kinh tế - chính trị, đã giúp Hải Phòng
trở thành một trong ba địa bàn trọng điểm của Bắc Bộ. Là nơi hội tụ đầy đủ
các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao
lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và các quốc gia trên thế giới. Do đó, Hải
Phòng giữ vai trò quan to lớn đối với xuất nhập khẩu của vùng Bắc Bộ, phát
triển toàn diện các ngành kinh tế dịch vụ, giúp giải quyết và cân đối tỷ lệ việc
làm của người dân.
Thứ hai, là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, hàng năm được
bồi đắp bởi một lượng phù sa tương đối lớn do vậy, diện tích đất đai tương
đối màu mỡ. Cộng thêm, thiên nhiên ưu đãi, khí hậu thuận lợi, hệ thống sông
ngòi dày đặc. Đây chính là cơ sở thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo nhu cầu lương thực và
dự trữ để phát triển.
Thứ ba, với lợi thế chiều dài bờ biển là 125km. Diện tích bờ biển dài đã
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Hải Phòng trong việc nuôi trồng, đánh
bắt thủy hải sản và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu góp phần giải quyết
vấn đề việc làm, tạo thu nhập cho nguồn lao động trên địa bàn thành phố, phát
triển kinh tế xã hội thành phố.
Có thể nói rằng Hải Phòng là nơi có lịch sử vinh quang ngàn năm, một
vùng đất hội tụ đầy đủ khí thiêng sông núi, và một cư dân anh dũng, sáng tạo
và rất cởi mở, dễ hoà hợp với bè bạn bốn phương. Những người dân từ nhiều
miền quê đến sinh sống tại vùng đất cửa biển này đã hình thành nên tính cách
kiên nghị, năng động, sáng tạo trong lao động, luôn nhạy bén với cái mới. Là
một vùng đất hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động và sản xuất. So với các
tỉnh thành phố ở khu vực phía Bắc, trình độ học vấn và dân trí cao hơn hẳn so
với các vùng khác.
14
Hải Phòng thu hút rất nhiều dân cư các tỉnh khác nhau đến sinh sống, do
vậy có nền văn hóa đa dạng. Lịch sử và thực tiễn của Hải Phòng cũng cho thấy
Hải Phòng là một vùng đất văn vật lâu đời có 29 tiến sĩ qua các triều đại khoa
cử, trong đó có 2 trạng nguyên, có người trở thành trở thành quốc sư của nhiều
triều đại vua, trở thành bậc thầy của cả nước. Có thể nói, Hải Phòng là mảnh
đất hiếu học, nơi nuôi dưỡng những tài năng của đất nước từ thời xa xưa. Và
cho tới hiện nay, trong công cuộc đổi mới các thế hệ học sinh, sinh viên Hải
Phòng cũng đạt được những thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia hàng năm.
Thứ tư, với tiềm năng lớn là con người Hải Phòng luôn nhạy bén, thông
minh, sáng tạo trong lao động sản xuất; nhạy bén với cái mới. Đặc điểm này
đã tạo một điều kiện thuận lợi lớn cho công tác dạy nghề và đào tạo nghề cho
lực lượng lao động của thành phố.
Thứ năm, lực lượng lao động của thành phố tương đối dồi dào, số
người trong độ tuổi lao động chiếm một lực lượng lớn. Đây là nguồn lực trẻ,
sẵn sàng tiếp thu khoa học tiên tiến là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, một khi thành phố có chính sách huy động, phát triển và sử dụng
nguồn nhân lực này. Hải Phòng là thành phố công nghiệp lâu đời, Hải Phòng
có đội ngũ công nhân đông đảo và chiếm tỉ lệ cao trong dân cư. Đây là thuận
lợi đáng kể cho phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng.
Thứ sáu, hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn được nâng cấp, cùng với
việc xây dựng tuyến quốc lộ 10 và quốc lộ 5 hình thành nên tam giác kinh tế
Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tạo nên cơ sở thuận lợi để thu hút
nguồn đầu tư, phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động. Sự biến động của cơ cấu một số ngành công nghiệp chủ yếu
diễn ra như sau: công nghiệp sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng, chế biến
gỗ, lâm sản, da giày… đã tạo điều kiện quan trọng để thu hút lao động và tân
dụng nguyên liệu trong vùng.
Thứ bảy, sự phát triển của các làng nghề cùng với những người thợ có
đôi tay khéo léo đã góp phần giải quyết vấn đề lao động dôi dư trong nông
nghiệp khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
15
* Khó khăn:
Nhìn lại lịch sử phát triển trên 100 năm có thể nói, nhịp độ đô thị hóa
thành phố Hải Phòng gắn liền với những bước thăng trầm của Cảng Hảí
Phòng ra đời Cảng thị Ninh Hải trước đây và kinh tế biển của thành phố sau
này. Nó chứng tỏ "tính biển" của vùng đất Hải Phòng trong sự phát triển kinh
tế thành phố với một lực lượng lao động không nhỏ. Nhưng chính “tính biển”
đó là tạo ra cho thành phố một khó khăn trong công tác giải quyết việc làm và
phát triển kinh tế biển của thành phố trong tình hình biển Đông căng thằng
như hiện nay.
Hải Phòng cũng như các tỉnh, thành phố khác ở khu vực miền Bắc,
đang phải gánh chịu những ảnh hưởng của những biến động khí hậu, tác động
tiêu cực của hạn hán, thiên tai, bão lũ, mất mùa, sâu bệnh cũng là một trong
những khó khăn tác động đến vấn đề lao động và việc làm của thành phố. Để
giải quyết được vấn đề này, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân thành phố cần tìm ra
những giải pháp giải quyết tốt nhất.
Thứ nhất, là một trong những thành phố có tỷ suất sinh cao. Tính đến
năm 2000, Hải Phòng là thành phố đứng thứ 11 trong số 63 tỉnh thành phố về
dân số. Dân cư đông đúc là một trong những khó khăn lớn trong vấn đề giải
quyết việc làm, ổn định đời sống dân cư và an sinh xã hội.
Thứ hai, Hải Phòng là một thành phố được xây dựng từ thời Pháp
thuộc, những cơ sở vật chất được xây dựng từ khi chủ nghĩa thực dân vào
xâm lược đã trở nên lạc hậu, chưa đồng bộ. Đặc biệt để phát triển kinh tế theo
định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải có một cơ cấu kinh tế
công, nông nghiệp, dịch vụ hợp lý. Khó khăn này đã tạo một trở ngại cho quá
trình phát triển của thành phố và phân bổ lực lượng lao động.
Thứ ba, trong phát triển kinh tế - xã hội thì yếu tố quan trọng là lực
lượng xã hội phải có trình độ cao. Mặc dù, lực lượng lao động dồi dào nhưng
chất lượng lực lượng lao động vẫn chưa thể đảm bảo yêu cầu của giai đoạn
mới, số lượng lao động chưa qua đào tạo còn khá cao, cùng với tâm lý, những
16