Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.99 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ TÌNH

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM LÃNH ĐẠO GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ TÌNH

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM LÃNH ĐẠO GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
Luận văn thạc sỹ chuyên nghành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH XUÂN LÝ

HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài ......................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 8
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. ............................................... 9
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 9
7. Kết cấu luận văn: ...................................................................................... 10
Chƣơng 1: GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH HÀ NAM TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI LẬP TỈNH (1997-2005)................................... 11
1.1. Cơ sở hình thành chủ trương giải quyết việc làm của Đảng bộ tỉnh Hà
Nam .......................................................................................................... 11
1.1.1. Chủ trương giải quyết việc làm của Đảng và tình hình giải quyết
việc làm trên địa bàn Hà Nam trước năm 1997 ...................................... 11
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam và yêu cầu đặt ra
đối với giải quyết việc làm ở tỉnh Hà Nam ............................................ 16
1.2. Chủ trương và chỉ đạo giải quyết việc làm ở tỉnh Hà Nam
(1997-2005) ............................................................................................. 20
1.2.1. Chủ trương giải quyết việc làm .................................................... 20
1.2.2. Quá trình chỉ đạo giải quyết việc làm ........................................... 26
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 32
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH HÀ NAM VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN (2005-2010) ................ 34
2.1. Yêu cầu đặt ra đối với giải quyết việc làm ở tỉnh Hà Nam ................. 34
2.1.1. Chủ trương của Đảng về giải quyết việc làm................................ 34
2.1.2. Yêu cầu về giải quyết việc làm ở tỉnh Hà Nam ............................ 36

1



2.2. Chủ trương giải quyết việc làm và quá trình thực hiện (từ tháng
11/2005 đến 9/2010) ................................................................................. 40
2.2.1. Chủ trương giải quyết việc làm .................................................... 40
2.2.2. Quá trình thực hiện giải quyết việc làm........................................ 46
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 56
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ......................... 58
3.1. Nhận xét thành tựu và hạn chế ........................................................... 58
3.1.1. Thành tựu..................................................................................... 58
3.1.2. Hạn chế ........................................................................................ 64
3.2. Bài học kinh nghiệm .......................................................................... 68
3.2.1. Nhận thức đúng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
để xây dựng chủ trương giải quyết việc làm phù hợp ............................. 68
3.2.2. Muốn giải quyết việc làm đạt hiệu quả cao và bền vững, quá trình
chỉ đạo thực hiện phải linh hoạt, với các biện pháp thích hợp với hoàn
cảnh địa phương .................................................................................... 69
3.2.3. Để nâng cao hiệu quả lãnh đạo giải quyết việc làm của Đảng bộ
Tỉnh, phải tăng cường vai trò và sự phối hợp giữa các tổ chức thuộc hệ
thống chính trị trong tạo mở việc làm .................................................... 72
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 74
KẾT LUẬN ................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 79

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giải quyết việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm hàng
đầu trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia hướng
tới sự phát triển bền vững.

Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt nhằm phát
huy được tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã
hội, mặt khác là hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở
để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội của mỗi nước.
Ở Việt Nam, với đặc điểm dân số đông, trẻ, nên có nguồn lao động
phong phú, dồi dào. Đặc điểm đó là thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội,
song cũng luôn tạo sức ép về việc làm cho toàn xã hội. Thất nghiệp, thiếu việc
làm đang và sẽ diễn biến phức tạp, cản trở quá trình vận động và phát triển
kinh tế đất nước. Vì vậy, quan tâm giải quyết việc làm, ổn định việc làm cho
người lao động luôn là một trong những vấn đề trọng yếu của định hướng
phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng đã đề ra.
Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu
thế chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội lớn để tìm kiếm
việc làm. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những thách thức rất gay gắt đặt ra
đối với Việt Nam, trong đó có vấn đề việc làm và giải quyết việc làm đối với
người lao động. Hội nhập kinh tế càng sâu rộng trong hoàn cảnh toàn cầu hóa
và sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ càng làm cho nguy cơ thất
nghiệp có thể gia tăng.
Ở khắp mọi miền đất nước đang phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với
vấn đề việc làm và thất nghiệp; làm sao tạo ra việc làm có nguồn thu nhập cao

3


để cải thiện đời sống nhân dân. Việc làm đang trở thành vấn đề ưu tiên trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành trên cả nước và là một
chương trình mục tiêu quốc gia.
Tháng 1-1997, theo Quyết định của Chính phủ, tách tỉnh Nam Hà trước
đây thành hai tỉnh là Hà Nam và Nam Định. Hà Nam là tỉnh nằm ở vị trí cửa

ngõ phía Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, trên tuyến đường giao
thông xuyên Việt quan trọng vào bậc nhất của đất nước, tạo điều kiện thuận
lợi cho sự giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nam với các tỉnh khác.
Đồng thời Hà Nam cũng là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn
hóa.
Hà Nam là tỉnh thuần nông, mặc dù trong những năm gần đây tỷ lệ dân
cư sống ở thành thị ngày càng tăng, nhưng nhìn chung dân cư sống tập trung
chủ yếu vẫn là ở nông thôn. Hà Nam có lực lượng lao động đông đảo, số
người hàng năm bước vào độ tuổi lao động ngày càng tăng, trung bình mỗi
năm tăng khoảng 8.100 người, đây là một tiềm năng để phát triển kinh tế của
Tỉnh, nhưng cũng tạo ra sức ép về việc làm, số người thất nghiệp còn nhiều.
Kể từ khi tái lập Tỉnh đến nay, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã đề ra nhiều chủ
trương, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, và việc tổ chức
thực hiện đã mang lại những kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, thực
tiễn lao động, việc làm ở Hà Nam cũng đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải
nghiên cứu, tổng kết để kịp thời rút kinh nghiệm trong lãnh đạo và tổ chức
thực hiện công tác này trên địa bàn Tỉnh.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh
đạo giải quyết việc làm từ năm 1997 đến năm 2010” làm luận văn thạc sĩ lịch
sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

4


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
Vấn đề lao động và việc làm là một vấn đề lớn và hết sức quan trọng,
do đó trong thời gian qua đã thu hút nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Cho
tới nay đã có nhiều công trình bàn luận về lao động và việc làm được công bố.
Nhìn tổng thể về nội dung, các công trình đó có thể phân thành hai nhóm
chính, như:

Thứ nhất, nhóm các nghiên cứu đề cập vấn đề chung về lao động
và việc làm. Với những cuốn sách, bài viết tiêu biểu như:
- Nguyễn Lương Trào, Vấn đề việc làm thời kỳ 1996-2000, nhiệm vụ và
giải pháp, Tạp chí Lao động và xã hội, (117), 10-1996.
- GS.TS Phạm Đức Thành, PGS.TS Phạm Quý Thọ, ThS. Thang Mạnh
Hợp, Vấn đề lao động và việc làm ở Việt Nam từ đổi mới đến nay, Tạp chí
Lao động và Công đoàn, số 298 - 12/2003.
- GS.TS Đỗ Thế Tùng, Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề giải
quyết việc làm ở Việt Nam, Tạp chí Lao động và công đoàn số 6, 2002.
- Lê Danh Tốn, Thất nghiệp và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, H.2007.
- Lê Văn Bảnh, Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Tạp chí
Lao động và xã hội, số 218, 2003…
Các công trình thuộc nhóm thứ nhất, chủ yếu tập trung bàn về: Khái
niệm “lao động”, “việc làm”, thực trạng lao động, việc làm ở Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới; những tác động của sự nghiệp đổi mới kinh tế, đổi mới cơ
chế, chính sách quản lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến lao động và việc làm;
mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa,
khu vực hóa và vấn đề đặt ra đối với lao động, việc làm ở Việt Nam; ảnh
hưởng của khoa học công nghệ, của nền kinh tế tri thức đến tình trạng lao

5


động, việc làm và cách thức tạo thêm việc làm cho người dân; các hình thức
đào tạo nghề, trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động. Đây là
những gợi mở tốt cho tác giả tham khảo, kế thừa trong nghiên cứu thực hiện
đề tài luận văn.
Thứ hai, nhóm các nghiên cứu về chủ trƣơng, chính sách giải quyết

việc làm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với các công trình, bài viết tiêu
biểu như:
- TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Trần Hữu Trung, Chính sách giải quyết
việc làm ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H.1997.
- PGS,TS. Lê Xuân Đình, Hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với việc
giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong tiến trình đổi mới - thực trạng và
giải pháp (PGS,TS. Đinh Xuân Lý - Chủ biên: Đảng lãnh đạo quản lý phát
triển xã hội thời kỳ đổi mới - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, H.2009).
- PGS,TS. Lê Xuân Đình, Đánh giá hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong
thực hiện các chủ trương, chính sách đối với người lao động (PGS,TS. Đinh
Xuân Lý - Chủ biên: Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta
thời kỳ đổi mới -mô hình, thực tiễn và kinh nghiệm, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, H.2010).
- Bùi Văn Quán, Thực trạng lao động - việc làm ở nông thôn và một số
giải pháp cho giai đoạn phát triển 2001-2005, Tạp chí Lao động và xã hội, số
3, 2001.
- Vũ Văn Phúc, Giải quyết việc làm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực ở
nông thôn hiện nay, Tạp chí Châu Á - Thái Bình Dương, số 42, 2005.
- Đặng Đình Hải - Nguyễn Ngọc Thụy, Làm thế nào để đẩy mạnh công
tác dạy nghề cho lao động nông thôn, Tạp chí Lao động và xã hội, số 259,
tháng 3-2005.

6


- Nguyễn Thị Hằng, Triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và
chương trình mục tiêu quốc gia về về việc làm, Tạp chí Lao động và xã hội, số
4, năm 1999.
- Nguyễn Thị Hằng, Lao động việc làm những bước tiến quan trọng,

Tạp chí Cộng sản, số 23 - 8/2003.
- Bùi Thị Lý, Đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ - hướng giải quyết
việc làm quan trọng trong hội nhập, Tạp chí Cộng sản, số 7-2009.
- Hồ Văn Vĩnh, Nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản, số 112009.
- Phạm Đức Kiên, Từ quan điểm, chủ trương đến kết quả giải quyết
việc làm trong 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, Tạp chí Lý luận chính trị,
số 7-2011.
- Bùi Anh Tuấn, Luận án, đề tài “Tạo việc làm cho người lao động qua
vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế năm 1999
- Đại học Kinh tế quốc dân.
- Phạm Thị Thanh Huyền, Luận văn, đề tài “Đảng bộ tỉnh Nam Định
lãnh đạo giải quyết việc làm từ năm 1997 đến 2006”, luận văn thạc sĩ lịch sử,
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học quốc gia
Hà Nội, năm 2008.
- Lê Văn Hùng, Thực trạng việc làm và các giải pháp cơ bản nhằm giải
quyết lao động nông thôn ở Hà Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học trường Chính
trị Hà Nam, năm 2010.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu tiêu biểu nêu trên đề cập vấn đề
việc làm dưới những góc độ khác nhau, nhưng trong đó chủ yếu là bàn về vai
trò, vị trí của việc làm trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam; thực

7


trạng việc làm và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc làm;
các giải pháp tổng thể và cụ thế về giải quyết việc làm.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu thuộc hai nhóm nêu trên là những
tài liệu có giá trị tham khảo quý báu đối với tác giả trong quá trình thực hiện
luận văn của mình. Thực tế cho thấy đến nay, chưa có công trình nghiên cứu

chuyên sâu nào, dưới góc độ lịch sử Đảng bàn về lãnh đạo giải quyết việc làm
của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 1997 đến năm 2010.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm sáng tỏ vai trò của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong lãnh đạo
giải quyết việc làm từ năm 1997 đến 2010; rút ra những bài học kinh nghiệm
có ý nghĩa tham khảo về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở hình thành chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Hà
Nam đối với vấn đề vấn đề giải quyết việc làm ở địa phương.
- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương, giải pháp và chỉ đạo thực hiện
của Đảng bộ tỉnh Hà Nam về giải quyết việc làm trên địa bàn của Tỉnh.
- Đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm từ
quá trình lãnh đạo giải quyết việc làm của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 1997
đến năm 2010.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu, là hệ thống chủ trương, chính sách và chỉ đạo
thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hà Nam về giải quyết việc làm cho người lao
động.

8


Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu sự lãnh đạo (bao gồm chủ trương, chính
sách và tổ chức thực hiện) của Đảng bộ tỉnh Hà Nam về vấn đề giải quyết việc
làm cho người lao động.
- Về thời gian: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam
từ năm 1997 đến năm 2010.

- Về không gian: Chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà
Nam hiện nay.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Nguồn tài liệu thực hiện luận văn gồm:
- Các Văn kiện của Đảng liên quan đến giải quyết việc làm cho người
lao động;
- Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Nam về
vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
- Các công trình đã công bố, các luận án và luận văn có liên quan đề tài
luận văn.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logíc;
ngoài ra có kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê,
so sánh,…các phương pháp cụ thể được vận dụng phù hợp với yêu cầu của
từng nội dung luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Cung cấp thêm tư liệu cho việc biên soạn Lịch sử Đảng bộ địa
phương về sự lãnh đạo giải quyết việc làm của Đảng bộ và chính quyền tỉnh
Hà Nam.

9


- Có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy những
vấn đề liên quan đến lãnh đạo giải quyết việc làm của Đảng bộ và chính quyền
tỉnh Hà Nam.
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Giải quyết việc làm ở tỉnh Hà Nam trong những năm đầu tái

lập Tỉnh (1997 - 2005)
Chương 2: Chủ trương giải quyết việc làm của Đảng bộ tỉnh Hà Nam
và quá trình thực hiện (2005 - 2010)
Chương 3: Nhận xét và bài học kinh nghiệm

10


Chƣơng 1
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH HÀ NAM TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI LẬP TỈNH (1997-2005)
1.1. Cơ sở hình thành chủ trƣơng giải quyết việc làm của Đảng bộ
tỉnh Hà Nam
1.1.1. Chủ trương giải quyết việc làm của Đảng và tình hình giải
quyết việc làm trên địa bàn Hà Nam trước năm 1997
- Chủ trương giải quyết việc làm của Đảng
Tháng 12-1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI họp và quyết
định thực hiện đổi mới toàn diện. Một trong những vấn đề mà Đại hội VI đề
cập trong chính sách xã hội là đảm bảo việc làm cho người lao động, đây là
nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng đầu; cố gắng tạo thêm việc làm và có chính
sách để người lao động tự tạo ra việc làm bằng cách khuyến khích phát triển
kinh tế gia đình, khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, kể cả
thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Ban hành và thực hiện Luật Lao động.
Chủ trương của Đại hội VI cơ bản tập trung vào các vấn đề: lao động
và việc làm; ổn định và nâng cao đời sống nhân dân…Những chủ trương đó
được triển khai thực hiện và bước đầu cải thiện đời sống nhân dân, qua đó
giải phóng các năng lực sản xuất, đặt nền tảng cho sự ổn định, phát triển của
đất nước.
Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VI, Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII (tháng 6-1991), đề ra phương hướng giải quyết các vấn đề xã hội

nói chung và vấn đề việc làm nói riêng trong những năm tới là: Kết hợp giải
quyết việc làm tại chỗ với phân bố lại lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng
các khu kinh tế mới, hình thành các cụm kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ nhỏ ở
nông thôn, ở các thị trấn, thị tứ, đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động của

11


mọi thành phần kinh tế. Giải quyết việc làm là trách nhiệm của mọi ngành,
mọi cấp, mọi đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế, của từng gia đình, từng
người, với sự đầu tư của Nhà nước, các đơn vị kinh tế và nhân dân. Có
chương trình đồng bộ giải quyết việc làm.
Về cụ thể hóa, thể chế hóa quan điểm chủ trương giải quyết việc làm,
Đảng đề ra yêu cầu sớm ban hành Luật Lao động và các quy chế cụ thể để
bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động và người sử
dụng lao động. Những quan điểm này tiếp tục được bổ sung, phát triển qua
các Hội nghị Trung ương Đảng khóa VII, và được đưa vào cuộc sống.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996) của Đảng mở
đầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ thành quả bước đầu
trong lĩnh vực lao động và việc làm những năm 1991-1995, Đại hội VIII đã ra
phương hướng thực hiện chính sách lao động và việc làm như: Nhà nước đầu
tư tạo thêm chỗ làm và tạo điều kiện cho mọi người tự mình và giúp đỡ người
khác tạo việc làm, giảm tỷ lệ người chưa có việc ở thành thị xuống còn 5% và
nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75% vào năm 2000 [45,
tr.79-80].
Trong Định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu của Đại hội VIII,
Đảng đặc biệt quan tâm vấn đề tạo việc làm, nhấn mạnh việc khuyến khích
mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề,
tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành
nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật; phát triển dịch vụ việc làm. Mở

rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động [22, tr. 114-115].
Đường lối của Đảng là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Hà Nam vận dụng, đề ra
chủ trương và chỉ đạo thực hiện giải quyết việc làm của Tỉnh giai đoạn 19972005.

12


Tình hình giải quyết việc làm trên địa bàn Hà Nam trước 1997
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, lần thứ VII, Đảng bộ
tỉnh Nam Hà vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình cụ thể
của địa phương, trong đó có vấn đề giải quyết việc làm. Để tiếp tục phát triển
kinh tế của Tỉnh, khắc phục tình trạng trì trệ của sản xuất và cải thiện, nâng
cao hơn nữa đời sống nhân dân, từ năm 1986, Hà Nam cùng cả nước tiến
hành công cuộc đổi mới và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, chuyển từ
kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước.
Đại hội Đảng bộ Nam Hà lần thứ VIII (tháng 8-1992) nêu đặc điểm
thuận lợi của Nam Hà như: cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư của Tỉnh đã có sự
chuyển biến theo hướng tập trung vào 3 chương trình kinh tế - xã hội. Nông
nghiệp tăng đáng kể, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trong quá trình chuyển
đổi đã chuyển biến tích cực, kinh tế ngoài quốc doanh có bước phát triển ban
đầu. Sự phát triển đó đã thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm.
Tuy nhiên, trong điều kiện cả nước chuyển sang nền kinh tế thị trường,
kinh tế của tỉnh Hà Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều đơn vị sản xuất
kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp công nghiệp bị giải thể,
công nhân không có việc làm, hoặc việc làm không thường xuyên. Đây chính
là gánh nặng lớn cho Đảng bộ Tỉnh về giải quyết việc làm cho người dân.
Việc thực hiện chính sách dân số ở Tỉnh còn nhiều hạn chế, dân số năm
1995 gần 2,5 triệu người, tăng 260,9 nghìn người so với năm 1985. Đây là
sức ép lớn đối với lao động và việc làm của Tỉnh. Số người không có việc làm

và thiếu việc làm thường xuyên hàng năm trên dưới 5 vạn người, chưa kể số
lao động nông nhàn trong nông thôn [28, tr. 18].
Đại hội Đảng Bộ tỉnh Nam Hà đề ra chủ trương: tạo môi trường thuận
lợi, thông qua việc mở rộng các trường lớp đào tạo, các trung tâm dạy nghề

13


cho người lao động, nhất là thanh niên; có chính sách khuyến khích sản xuất
để các thành phần kinh tế phát triển, thu hút lao động. Mọi người, mọi gia
đình, mọi tổ chức xã hội, mọi thành phần kinh tế đều có trách nhiệm lo việc
làm cho các thành viên trong xã hội. Khuyến khích mọi người hăng say lao
động và lao động có năng suất cao, biết làm giàu và làm giàu đúng pháp luật.
Đồng thời tích cực tìm địa bàn để đưa một bộ phận dân cư đi khai thác vùng
kinh tế mới nội tỉnh và ngoại tỉnh bằng nhiều hình thức[28, tr. 48].
Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Hà lần thứ IX (tháng 5-1996) khẳng định
quan điểm: “Giải quyết việc làm là nhiệm vụ của mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi
đoàn thể, mỗi gia đình và bản thân người lao động. Tạo môi trường thuận lợi
và khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội các đoàn thể quần
chúng tạo thêm nhiều việc làm” (29, tr. 72].
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển là cơ sở để tạo thêm
nhiều việc làm cho người lao động, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã đưa ra các chủ
trương như: đẩy mạnh kinh tế nhiều thành phần. Bên cạnh kinh tế Nhà nước
và kinh tế tập thể giữ vai trò then chốt, coi trọng hình thức hợp tác, góp cổ
phần sản xuất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ, tín dụng,
giao thông vận tải hoạt động theo luật hợp tác xã. Coi kinh tế hộ, kinh tế tiểu
chủ là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế nhiều thành phần. Chú trọng
phát triển các mô hình kinh tế hỗn hợp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình
thành một số công ty kinh doanh lớn, tạo ra sự năng động và hiệu quả của nền
kinh tế.

Bên cạnh đó, Tỉnh chú trọng đưa khoa học kỹ thuật tác động vào nông lâm - ngư nghiệp để thực hiện thâm canh tăng vụ, chuyển vụ, tăng năng suất
và chất lượng cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đem lại hiệu quả kinh tế cao.

14


Kết quả thực hiện giải quyết việc làm trên địa bàn Hà Nam trước 1997
Hội nông dân Tỉnh đã phối hợp ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và trung tâm khuyến nông, tập huấn cho nông dân về khoa học kỹ thuật.
Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh tìm nguồn vốn, xây dựng dự án,
giúp nông dân vay vốn phát triển sản xuất , tự tạo thêm việc làm mới cho
mình. Năm 1995, Hội đã giúp 10.045 hộ vay 6,7 tỷ đồng và 2,9 tỷ đồng từ
quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho 5.681 hộ vay. Qua đó, có 11% số hộ đạt
từ 8-10 triệu và 7,8 % số hộ đạt trên 10 triệu đồng/năm, xuất hiện nhiều mô
hình sản xuất, kinh doanh mới. Nghề truyền thống được khôi phục ở các làng
nghề trong Tỉnh [4, tr.249]. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông
thôn, khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống của
Tỉnh thu hút thêm nhiều lao động, giảm bớt gánh nặng lao động nông thôn
trong thời gian nông nhàn di cư ra thành thị tìm việc.
Đào tạo nghề tại Tỉnh Hà Nam trước năm 1997 chưa được quan tâm
đúng mức, năm 1995, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
là 356.368 người, trong đó chỉ có 1.240 lao động được học chuyên môn,
nghiệp vụ, học nghề. Năm 1996, số người được đào tạo nghề là 1.138 [67,
tr.289].
Năm 1996, trên địa bàn Tỉnh xuất hiện doanh nghiệp tư nhân bao gồm
9 cơ sở thu hút gần 400 lao động, toàn Tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng
8.000 người. Năm 1997, trong 3 tỉnh tách từ Hà Nam Ninh, tỷ lệ thiếu việc
làm của Hà Nam cao hơn Nam Định (36,2% so với 33,2%), nhưng lại thấp
hơn Ninh Bình (36,2% so với 41,7%). Mức độ chênh lệch giữa Nam Định với

Hà Nam (33,2% - 36,2%) không lớn bằng mức độ chênh lệch giữa Hà Nam
với Ninh Bình (41,7% - 36,2%) [67, tr.267].
Thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Hà về giải quyết
vấn đề việc làm trên địa bàn tỉnh Hà Nam trước năm 1997, là cơ sở quan

15


trọng để Đảng bộ tỉnh Hà Nam rút kinh nghiệm trong hoạch định chủ trương
giải quyết việc làm sau khi tái lập Tỉnh.
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Nam và yêu cầu đặt
ra đối với giải quyết việc làm ở tỉnh Hà Nam
Đặc điểm địa lý - tự nhiên và sự tác động đến vấn đề việc làm
Từ thháng 1-1997, Hà Nam chính thức trở thành một tỉnh. Tỉnh Hà
Nam cách thủ đô Hà Nội về phía bắn hơn 50 km, phía Đông giáp với Hưng
Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp
Hòa Bình. Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã
hội của Tỉnh.
Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố:
thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện
Thanh Liêm và huyện Bình Lục.
Tài nguyên đất đai với địa hình đa dạng là nguồn lực quan trọng cho sự
phát triển kinh tế của Tỉnh. Hà Nam có diện tích tự nhiên 851 km2 nằm trong
vùng trũng của đồng bằng sông Hồng và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình
và vùng Tây Bắc. Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy
núi đá vôi, núi đất và đồi rừng.
Ngoài tài nguyên đất, Hà Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong
phú như đá vôi, làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ,
làm vật liệu xây dựng; các loại đá quý có vân màu phục vụ xây dựng, trang trí
nội thất và làm đồ mỹ nghệ; các mỏ sét làm gạch ngói, gốm sứ, xi măng và

một số mỏ than bùn, mỏ đôlômit...
Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Điều kiện khí hậu, thủy văn Hà Nam rất
thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại
động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Điều kiện thời tiết khí hậu cũng

16


thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ
cũng như cho các hoạt động văn hóa xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư.
Hà Nam có thuận lợi về giao thông vận tải, nằm trên trục giao thông
quan trọng xuyên Bắc - Nam, trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A và đường sắt
Bắc - Nam chạy qua với chiều dài gần 50km. Năm 1997, sau khi tái lập tỉnh,
Hà Nam có 118 km đường quốc lộ, 312 km đường tỉnh lộ đô thị, 4519 km
đường giao thông nông thôn [66, tr. 145]. Hệ thống giao thông hình thành
mạng lưới khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội.
Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt, tạo
cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa
học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà
Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc bộ. Đây là cơ sở thuận lợi để
thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động.
Bên cạnh những tác động tích cực, điều kiện tự nhiên Hà Nam cũng có
một số khó khăn tác động đến giải quyết việc làm. Từ bên tả ngạn sông Đáy
đến giáp sông Hồng là vùng đồng bằng, trong đó 2/3 diện tích là đồng chiêm
trũng thuộc các huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên. Điều kiện
khí hậu hạn chế lớn nhất của Hà Nam là mùa khô thiếu nước và mùa mưa
thường bị bão, gây ngập úng. Đây là đặc điểm chi phối hoạt động phát triển

kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp Hà Nam, ảnh hưởng đến
kết quả lao động, đến giải quyết việc làm ở Hà Nam.
Đặc điểm kinh tế và sự tác động đến vấn đề việc làm
Với diện tích đất tự nhiên khoảng 840km2, trong đó đất nông nghiệp
chiếm 70% diện tích tự nhiên, vì vậy nền kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển
nông nghiệp. Các diện tích mặt nước đều tận dụng để nuôi trồng thuỷ sản.

17


Các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng khá cao
(5,6%/năm).
Tuy nhiên, diện tích vùng chiêm trũng rất lớn (hằng năm chỉ cấy được
một vụ lúa, và rất bấp bênh). Diện tích đất sản xuất nông nghiệp vốn đã ít, lại
manh mún, và phân tán trong nhiều hộ gia đình, rất khó khăn cho quá trình cơ
khí hóa, điện khí hóa nông nghiệp.
Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các ngành công nghiệp ở Hà Nam
đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát
triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1996 đạt
286,75 tỷ. Thời gian này xuất hiện doanh nghiệp tư nhân bao gồm 9 cơ sở thu
hút gần 400 lao động. Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng năm 1997
là 19,1% tăng lên so với năm 1991 là 11,36%.
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Hà Nam phát triển từ rất sớm
với nhiều loại ngành nghề đa dạng. Nhiều làng nghề và sản phẩm ngành nghề
thủ công của Hà Nam từ xưa đã nổi tiếng, như dệt lụa ở Nha Xá, tơ lụa Từ
Đài, đậu phụ làng Đầm, Liêm Chính, bún làng Tái, nghề sừng ở Đô Hai, thêu
ren và mây tre đan ở Hoàng Tây, thêu Thanh Hà, đá Kiện Khê, dũa An Đổ,
hàng tre đan Ngọc Động, sợi dệt Đại Thành…
Hà Nam là tỉnh có công nghiệp địa phương lạc hậu, nhỏ bé, nhiều
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ chưa tìm được hướng đi, tiểu thủ

công nghiệp sa sút. Xuất phát điểm về kinh tế rất thấp. Nguồn thu ngân sách
rất hạn hẹp, chưa có nguồn thu chủ lực. Trang thiết bị phục vụ sự nhiệp y tế,
giáo dục thiếu thốn. Khó khăn lớn nhất của Tỉnh là lực lượng cán bộ tỉnh Nam
Hà vừa thiếu về số lượng, vừa mất cân đối về cơ cấu.
Tóm lại, Hà Nam là một tỉnh nông nghiệp nhưng cũng có những điều
kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề khác. Đây
là một lợi thế để tỉnh Hà Nam giải quyết vấn đề lao động và việc làm.

18


Đặc điểm xã hội và sự tác động đến vấn đề việc làm
Năm 1997, dân số của Hà Nam có 782.068 người, năm 1999 dân số có
793.103 người, trong đó dân số sống ở thành thị là 60.904 người, chiếm
7,79%, dân số sống ở nông thôn là 721.164 người, chiếm 92,21% tổng số dân
toàn tỉnh.
Trên địa bàn Tỉnh có 27 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 792.130
người, chiếm 99% dân số; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày có 285 người,
chiếm 0,03%; dân tộc Ngái có 136 người, chiếm 0,01%; dân tộc Thái có 115
người, chiếm 0,01%; các dân tộc khác chiếm 0,05%.
Ở Hà Nam có một số tôn giáo như Phật giáo, Nho giáo và Thiên chúa
giáo. Phật giáo du nhập vào Hà Nam từ khá sớm, khoảng thế kỷ XI dưới triều
Lý. Đạo Thiên chúa truyền vào Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XVI.
Hà Nam có nguồn nhân lực dồi dào với những con người vốn cần cù,
thông minh trong lao động, anh dũng trong đấu tranh cách mạng, có trình độ
văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công
nghệ vào quá trình sản xuất. Lực lượng lao động đông đảo, năm 1997 chiếm
53,24% tổng số dân toàn tỉnh.
Vấn đề đặt ra là lực lượng lao động tiếp tục tăng, mỗi năm có khoảng 8.100
người bước vào tuổi lao động (tăng 4,1%/năm). Như vậy, mỗi năm phải giải quyết

việc làm cho khoảng hơn 11.000 người. Lao động bước vào độ tuổi có nhu cầu
việc làm tăng nhanh tạo nên sức ép mạnh mẽ về việc làm trong đời sống nhân
dân.
Sự phân bố lao động theo ngành, theo vùng lãnh thổ (khu vực) còn nhiều
bất hợp lý. Lao động chủ yếu tập trung ở ngành nông nghiệp (92,21%); lao động
qua đào tạo chủ yếu tập trung ở thành phố, còn ở nông thôn chiếm tỉ lệ rất thấp.
Từ thực trạng trên, đặt ra những yêu cầu cấp bách cho Đảng bộ Hà Nam
cần phải quan tâm giải quyết là làm sao tạo việc làm mới để đảm bảo việc làm cho

19


người lao động. Thực hiện các biện pháp giúp người chưa có việc làm nhanh
chóng có việc làm. Người thiếu việc làm, hoặc có việc làm nhưng hiệu quả thấp
có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả cao và tự do lựa chọn việc làm. Từng
bước giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc
làm, góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.
1.2. Chủ trƣơng và chỉ đạo giải quyết việc làm ở tỉnh Hà Nam
(1997-2005)
1.2.1. Chủ trương giải quyết việc làm
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001) đề ra
định hướng: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con
người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện
vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân… Để giải quyết vấn đề
việc làm cho người lao động, phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho
tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động. Đẩy mạnh
xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế, chính
sách về đào tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi
và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài [23, tr. 210-211].

Đại hội IX nêu rõ mục tiêu giải quyết việc làm trong 5 năm 2001-2005
là: Trong 5 năm tới, tập trung tạo việc làm và ổn định việc làm cho khoảng
7,5 triệu người, bình quân trên 1,5 triệu người /năm; phấn đấu đến năm 2005
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn khoảng 5,4% và nâng quỹ sử
dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80%.
Đảng chủ trương ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư phát
triển, mở rộng sản xuất, dịch vụ đa dạng hóa các ngành nghề, khuyến khích
các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư, thực hiện các chương trình phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới và tăng thêm

20


việc làm cho người lao động. Đồng thời Đảng chủ trương mở rộng các mạng
lưới trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp của các
ngành, các cấp, các doanh nghiệp và các đoàn thể quần chúng.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XV họp tháng 7-1998,
khi cả nước đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần nghị
quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng. Để ổn định kinh tế - xã hội , Đại hội XV
đưa ra phương hướng đến năm 2000: “Tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp toàn diện theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng nhanh nông sản
hàng hóa… Tăng cường đầu tư phát triển mạnh công nghiệp sản xuất và chế
biến vật liệu xây dựng … Đồng thời phát triển công nghiệp dệt, may, chế biến
nông sản xuất khẩu, công nghiệp cơ khí, tiểu thủ công nghiệp, mở rộng làng
nghề. Tích cực thu hút đầu tư từ các nguồn liên doanh, liên kết, hợp tác trong
và ngoài nước. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, du lịch, thương mại, xuất
nhập khẩu có hiệu quả.” [1, tr. 51]. Mỗi ngành có mức độ sử dụng lao động
khác nhau, ngành nào sử dụng lao động càng nhiều và chiếm tỷ trọng cao
trong nền kinh tế thì số việc làm tạo ra càng lớn và ngược lại. Các ngành
chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế và đồng thời sử dụng một lượng lớn lao

động là các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải cần được
quan tâm đúng mức. Đồng thời cũng phải quan tâm đến yếu tố thị trường đầu
ra, nhất là tăng cường hoạt động của các công ty thương mại, dịch vụ tiêu thụ
sản phẩm.
Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI (tháng 022000) cũng khẳng định “nhiều vấn đề xã hội đang đặt ra bức xúc phải giải
quyết… Tỷ lệ lao động thiếu việc làm, lao động thất nghiệp còn nhiều, đời
sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn” [2, tr. 41 - 42].
Trong lĩnh vực giải quyết việc làm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
một vấn đề quan trọng bởi nó sẽ góp phần giảm bớt lao động nông nghiệp,

21


khắc phục được tình trạng lao động theo mùa vụ hoặc không có việc làm
thường xuyên, và cũng góp phần nâng cao chất lượng lao động. Vì vậy, Đại
hội XV đã đưa ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 là
“Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng
tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong
GDP” [1, tr. 51]
Trên cơ sở những phương hướng chung, mục tiêu chủ yếu mà Đảng bộ
và nhân dân Hà Nam cần phấn đấu đến năm 2000 là: Tăng trưởng kinh tế
(GDP) bình quân 3 năm đạt khoảng 14%/năm. GDP bình quân đầu người đến
năm 2000 đạt 3.300.000 đồng. Cơ cấu kinh tế đến năm 2000 là: Công nghiệp,
xây dựng: 27%; nông nghiệp: 36%; thương mại – dịch vụ: 37%.
Đại hội XV nhấn mạnh phải tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt
được, tăng cường đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ,
phấn đấu vươn lên nắm bắt thời cơ và thuận lợi, khắc phục khó khăn, quyết
tâm tổ chức chỉ đạo, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ , mục tiêu chủ yếu đến
năm 2000 như: Thu nhập bình quân GDP đến năm 2000 đạt 3.300.000 đồng;
trong 3 năm tạo thêm từ 15.000 đến 20.000 việc làm.

Để thực hiện được mục tiêu giải quyết việc làm, Đại hội XV đề ra giải
pháp trong 3 năm 1998-2000 là: “Tích cực đưa nhân dân đi xây dựng các
vùng kinh tế mới trong và ngoài tỉnh. Sử dụng hợp lý quỹ ngân sách và huy
động thêm các nguồn vốn khác để trợ giúp ban đầu cho người lao động tự tạo
việc làm. Mở rộng hợp tác quốc tế, xuất khẩu lao động để đáp ứng yêu cầu
việc làm của người lao động. Phấn đấu năm 2000 giảm tỷ lệ người không có
việc làm xuống dưới 10% lực lượng lao động” [1, tr. 73]. Xây dựng các vùng
kinh tế mới nhằm tổ chức, phân bố lại lao động và dân cư trong Tỉnh. Vùng
dự án kinh tế mới là vùng còn nhiều diện tích đất trống, đồi trọc… chưa được
sử dụng, Đảng bộ Tỉnh tiếp tục chính sách đưa nhân dân đến các vùng kinh tế

22


mới để mở thêm diện tích canh tác sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản…lập thành các dự án phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc
làm cho người dân. Thực hiện Thông tư của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội về trợ cấp cho người đi xây dựng vùng kinh tế mới, Đảng bộ Tỉnh yêu cầu
phải sử dụng hợp lý quỹ ngân sách, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn
để trợ cấp ban đầu cho người lao động.
Chủ trương giải quyết việc làm của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần
thứ XV, được xây dựng trên quan điểm mới đã được đặt đúng vị trí trung tâm
của sự phát triển, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đều hướng
tới mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng của con người. Vấn đề việc làm và giải
quyết việc làm cho người lao động đã được đổi mới cơ bản cả về nhận thức và
tổ chức thực hiện: Giải quyết việc làm tạo điều kiện để người lao động thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình, có việc làm thì có thu nhập. Bảo đảm việc
làm cho người lao động là giải pháp quan trọng để tăng tổng sản phẩm quốc
dân, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và phân phối thu nhập quốc dân một
cách công bằng, bảo đảm cho sự phát triển nhân tố con người, nguồn gốc của

sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Sau hơn 2 năm, thực hiện Nghị quyết Đại hội XV, tháng 12-2000, Đại
hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI họp. Đánh giá kết quả đạt được về giải quyết
việc làm của Tỉnh, Đại hội XVI kết luận: Các chương trình quốc gia về giải
quyết việc làm được triển khai có hiệu quả. Tạo việc làm mới và việc làm
thêm cho 31.000 người. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm kết quả còn
thấp [2, tr. 37-38].
Đại hội đề ra mục tiêu trong 5 năm (2001-2005) giải quyết 35-40 ngàn
chỗ làm việc mới và tạo thêm việc làm cho người lao động. Nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo, mở rộng dạy nghề, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động qua
đào tạo đến năm 2005 đạt 20% [2, tr.57].

23


×