Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Nghiên cứu hướng +ch hợp cảm biến trong các thiết bị đầu cuối các phương pháp hướng ứng dụng cảm biến trong cung cấp dịch vụ ICT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.83 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

---------- 000 ----------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN : MẠNG THẾ HỆ SAU
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu hướng tích hợp cảm biến trong các
thiết bị đầu cuối các phương pháp hướng ứng dụng
cảm biến trong cung cấp dịch vụ ICT

Hà Nội – 08/2013


MỤC LỤC
IV Ứng dụng sensor trong việc cung cấp dịch vụ ICT

TRANG 2


I.

Giới thiệu cảm biến

1. Cảm biến
Là thiết bị điện tử cảm nhận những thay đổi từ môi trường bên ngoài và biến
đổi thành các tín hiệu điện để điều khiển các thiết bị khác. Cảm biến được sử dụng ở
hầu hết lĩnh vực đời sống: Cơ - Điện tử, Cơ khí và công trình, toán và tin, xây dựng,
điện tử viễn thông, điện lạnh, …

2. Các loại cảm biến


Acceleration sensor bộ cảm biến gia tốc
Acoustic sensor bộ cảm biến âm thanh
Air flow sensor bộ cảm biến dòng không khí
Contact Image Sensor (CIS) bộ cảm biến hình ảnh tiếp xúc
Contact sensor bộ cảm biến tiếp xúc
Electric sensor bộ cảm biến điện
Electrochemical sensor bộ cảm biến điện hóa
TRANG 3


End-or-tape sensor bộ cảm biến cuối băng
Fibre Optic Rate Sensor (FORS) bộ cảm biến tốc độ sợi quang
Fingerprint sensor bộ cảm biến dấu tay
Fluidic flow sensor bộ cảm biến dòng chất lỏng
Fluidic sensor bộ cảm biến lỏng
Force sensor bộ cảm biến lực
Geostationary Earth Climate Sensor (GECS) bộ cảm biến khí hậu trái đất địa tĩnh
Heat sensor bộ cảm biến nhiệt
Image sensor bộ cảm biến hình ảnh
Inertial sensor bộ cảm biến quán tính
Laser sensor bộ cảm biến laze
Light sensor bộ cảm biến ánh sáng
Linear Self Scanning Sensor (LISS) bộ cảm biến tự quét tuyến tính
Multicolour sensor bộ cảm biến đa màu
Optical sensor bộ cảm biến quang
Optical Sensor (OPS) bộ cảm biến quang
Optical sensor signal tín hiệu bộ cảm biến quang
Oxygen sensor bộ cảm biến ô-xy
Paper sensor bộ cảm biến giấy
Proximity sensor bộ cảm biến độ gần

Radar sensor bộ cảm biến rađa
Remote sensor bộ cảm biến từ xa
RF sensor bộ cảm biến RF
RF sensor bộ cảm biến tần số vô tuyến (vô tuyến vũ trụ)
Sea-Viewing of Wide Field Sensor (akaSeaWiFS) (SEAWIFS)
Quan sát biển của bộ cảm biến phạm vi rộng (cũng có thể viết tắt SeAWiFS)
TRANG 4


Sensor system nhóm bộ cảm biến
Sensor system hệ thống bộ cảm biến
Shutdown sensor bộ cảm biến dừng (tàu vũ trụ)
Solar sensor bộ cảm biến mặt trời
Solid-state image sensor bộ cảm biến ảnh mạch rắn
Star sensor bộ cảm biến sao
Sun sensor bộ cảm biến mặt trời
Tactile sensor bộ cảm biến tiếp xúc
Tactile sensor bộ cảm biến xúc giác
Tape break sensor bộ cảm biến đứt băng
Tape level sensor bộ cảm biến mức băng
Temperature sensor bộ cảm biến nhiệt độ
Touch sensor bộ cảm biến tiếp xúc
Touch sensor bộ cảm biến xúc giác
Wide Field Sensor (WIFS) bộ cảm biến trường rộng

TRANG 5


1 Cảm biến hình ảnh


TRANG 6


TRANG 7


2 Cảm biến nhiệt độ

3 Cảm biến áp suất không khí

II.

Ứng dụng của cảm biến

4 Công nghệ NFC

TRANG 8


NFC đang là thuật ngữ được rất nhiều người quan tâm từ giới công nghệ đến
người tiêu dùng. Vậy NFC là gì? Liệu chúng ta sẽ sử dụng NFC như thế nào trong
cuộc sống?. . .

NFC (Near Field Commnication) là một công nghệ không dây sử dụng sự
tương tác sóng điện từ để truyền tải những dữ liệu nhỏ giữa 2 thiết bị mà không cần
dây dẫn. NFC có thể giống Bluetooth ở một vài mặt nào đó, chẳng hạn như chúng đều
là giao tiếp không dây trong phạm vi nhỏ, nó cũng giống RFID (Radio Frequency ID)
trong việc sử dụng các sóng radio để nhận diện.
Trong lĩnh vực di động, chỉ mới có một vài dòng sản phẩm, như Samsung
Galaxy S III, được trang bị NFC. Những chiếc điện thoại với NFC có thể đóng vai trò

như một chìa khóa, ví điện tử, thậm chí điện thoại NFC có thể giao tiếp với xe hơi.
Công dụng của NFC có thể hỗ trợ cho rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nhưng
đây vẫn là giai đoạn mà công nghệ này đang dần được hoàn thiện. Dưới đây là những
việc bạn có thể làm với công nghệ NFC.
Chuyển hình ảnh, video và nhạc từ bất kì thiết bị nào
Trước đây, khi muốn chuyển hình ảnh hay video từ một thiết bị này sang thiết
bị khác, người dùng hay sử dụng một thiết bị trung gian là máy tính. Mọi thứ được
chép sang máy tính bằng USB và từ máy tính sang thiết bị khác bằng cáp chuyên
dụng. Việc làm này rất mất thời gian, Bluetooth 4. 0 ra đời và đã hỗ trợ tốt hơn cho
công việc này.

TRANG 9


Tuy nhiên, mọi thứ có thể đơn giản hơn nữa với NFC khi người dùng chỉ cần
chạm hai thiết bị vào nhau là mọi thứ đều được chuyển tải qua lại một cách dễ dàng.
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều thiết bị điện tử có trang bị kết nối NFC để
người dùng dễ dàng thực hiện công việc trên như điện thoại Samsung Galaxy S III,
MTXT HP Envy 14 và Sony Vaio Tap, máy ảnh Panasonic Lumix DMC-ZS30 và
DMC-TS5. Và sẽ còn rất nhiều thiết bị di động sẽ được hỗ trợ NFC, khi đó thì việc
chia sẻ video, hình ảnh và nhạc giữa các thiết bị trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Điều khiển xe hơi
Nhiều hãng xe hơi như Huyndai đã bắt đầu thử nghiệm việc dùng điện thoại có
NFC để điều khiển xe hơi của họ. Chỉ cần đặt điện thoại lên xe, đện thoại sẽ tự động
sạc, sao lưu danh bạ và kết nối với loa NFC trên xe để phát các bản nhạc mà người
dùng ưa thích. Các thử nghiệm còn đi đến việc mở cửa xe hơi bằng điện thoại có
NFC, khi đó người dùng có thể xem điện thoại là chìa khóa an toàn cho xe hơi của
mình.
Thay thế cho thẻ ATM
Người dùng sẽ không phải đem theo thẻ ATM đến trụ ATM, đút thẻ vào và bắt

đầu nhập số pin. Với điện thoại có NFC, chỉ việc chạm nhẹ vào máy ATM, nhập mã
pin và rút tiền, thật đơn giản nhưng hiệu quả. Công nghệ này đã bắt đầu được giới
thiệu tại MWC vừa qua.
Hỗ trợ mua sắm

Đang có những tranh luận về việc sử dụng smartphone có NFC như là một thẻ
thanh toán tại các trung tâm thương mại. Những người ủng hộ thì cho rằng, với sự hỗ
trợ của NFC, người mua hàng có thể nhanh chóng xác định thông tin về lối đi trong
TRANG 10


cửa hàng, các mặt hàng giảm giá thông qua hoạt động tương tác giữa điện thoại và các
thiết bị NFC của cửa hàng qua một phần mềm hỗ trợ.
Tuy nhiên một số người không ủng hộ lại cho rằng chẳng việc gì phải tải về
một ứng dụng mà cả năm chỉ dùng vài lần ở một vài nơi có hỗ trợ.
Kiểm tra thông tin bản thân
Điện thoại của người dùng sẽ lưu giữ những thông tin về bạn như tên, số điện
thoại, nơi sinh sống. . . và khi đến những nơi công cộng như sân bay, trường học, rạp
hát các thiết bị kiểm tra có hỗ trợ NFC sẽ tương tác với điện thoại để kiểm tra thông
tin của người dùng.
Tạo ra tính tiện dụng cho các thiết bị trong gia đình
Hãy tưởng tượng, người dùng chỉ cần chạm điện thoại vào TV, máy giặt, loa
âm thanh là có thể khởi động chúng thông qua kết nối NFC. . .

3. Các cảm biến trên smartphone và tablet
Trong phần này giới thiệu các loại cảm biến phổ biến trên các thiết bị di động
(smartphone và tablet), cũng như nguyên lý hoạt động cơ bản của chúng.
Kể từ khi cuộc đua thiết bị di động bắt đầu, có thể nói các nhà sản xuất đang ra
mắt các sản phẩm smartphone và tablet mới với mật độ dày đặc. Các đối thủ cạnh
tranh như Apple, Samsung, HTC, Sony và nhiều tên tuổi khác cạnh tranh với nhau

bằng cách tung ra các tính năng và các phần cứng mới: các công việc "thông minh"
mà các mẫu smartphone có thể thực hiện đang trở thành một hạng mục quan trọng
quyết định đến sự thành bại của chúng.
Các công việc "thông minh" này, ví dụ như tính năng tự động cuộn văn bản
dựa trên vị trí mắt người của Galaxy S4, được thực hiện nhờ có các cảm biến bao
gồm: cảm biến gia tốc, cảm biến ánh sáng môi trường, cảm biến GPS, la bàn, cảm
biến khoảng cách, cảm biến áp lực và con quay hồi chuyển. . .
Sau đây, sẽ liệt kê các loại cảm biến chính và cơ chế hoạt động của chúng theo
tổng hợp từ trang Techulator. com.
Cảm biến gần (Proximity)

TRANG 11


Tính năng chính của cảm biến này là nhận diện xem khoảng cách giữa
smartphone và cơ thể bạn là bao nhiêu. Khi bạn gọi điện, cảm biến gần sẽ nhận diện
xem vị trí giữa màn hình và tai là bao nhiêu để tắt đèn màn hình và tiết kiệm pin. Cảm
biến gần cũng sẽ giúp ngăn ngừa các cử chỉ chạm được thực hiện một cách không cố ý
trên màn hình điện thoại trong khi gọi điện.
Cảm biến này cũng sẽ tính toán độ mạnh yếu của tín hiệu, các nguồn gây nhiễu
và tăng cường tín hiệu hoặc lọc các nguồn gây nhiễu nhờ sử dụng Kỹ thuật Tạo Luồng
(Beam Forming Technique).
Nói một cách ngắn gọn, cảm biến khoảng cách sẽ đo được vị trí của cơ thể, ví
dụ như khuôn mặt hoặc tai và ngừng các tác vụ như lướt web, chơi nhạc hoặc video
trong khi nhận/thực hiện cuộc gọi nhằm tiết kiệm pin. Sau khi hội thoại kết thúc, cảm
biến khoảng cách sẽ tiếp tục các tác vụ đang thực hiện dở.
Cảm biến GPS (Hệ thống định vị toàn cầu)

TRANG 12



GPS (viết tắt của Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu) lúc
đầu được phát triển và triển khai cho các mục đích quân sự và được chính phủ Mỹ
chính thức đưa ra hoạt động rộng rãi trong thập niên 1980. GPS là một hệ thống cho
phép theo dõi mục tiêu hoặc "điều hướng" dựa trên các bức ảnh hoặc bản đồ với sự trợ
giúp của các vệ tinh.
Ngày nay, các smartphone đều được trang bị các cảm biến GPS được hỗ trợ
(A-GPS) cho phép hoạt động mà không cần kết nối tới các máy chủ và các vệ tinh.
iPhone 4S, iPhone 5, HTC One, HTC Droid DNA, HTC One X, các sản phẩm trong
series Galaxy của Samsung và Xperia của Sony và các mẫu Nokia Lumia 620, 820,
920 và 822 cùng một số sản phẩm khác cũng hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu
GLONASS (Globalnaya Navigatsionnaya Sputnikovaya Sistema) do Nga phát triển
với cùng một tính năng như GPS.
Cảm biến ánh sáng môi trường (Ambient Light)

TRANG 13


Cảm biến này có nhiệm vụ tối ưu độ sáng của màn hình trong các điều kiện
sáng khác nhau (các luồng sáng có cường độ khác nhau). Mục đích quan trọng nhất
của cảm biến ánh sáng môi trường là nhằm điều chỉnh độ sáng của màn hình, cho
phép tiết kiệm pin và cải thiện tuổi thọ pin.
Cảm biến ánh sáng môi trường nhận biết ánh sáng và điều chỉnh màn hình dựa
theo nguyên lý "vị trí tuyệt đối". Các cảm biến này chứa các đi-ốt quang học rất nhạy
sáng đối với các quang phổ khác nhau; kết quả tính toán phức tạp dựa trên các đi-ốt
này sẽ điều chỉnh mức độ tăng/giảm của cường độ sáng trên màn hình.
Cảm biến gia tốc (Accelerometer)

TRANG 14



Tính năng chính của cảm biến gia tốc là nhận diện các thay đổi về hướng/góc
độ của smartphone dựa trên dữ liệu thu được và thay đổi chế độ màn hình (chế độ dọc
hoặc ngang màn hình) dựa trên góc nhìn của người dùng. Ví dụ, trong trường hợp bạn
muốn tăng chiều rộng hiển thị của một trang web, bạn có thể chuyển từ chế độ dọc
màn hình sang chế độ ngang màn hình. Tương tự như vậy, ứng dụng camera cũng sẽ
tự động thay đổi hướng của bức ảnh đang chụp khi chúng ta thay đổi góc độ của
smartphone.
Về bản chất, cảm biến gia tốc sẽ nhận diện sự thay đổi trong góc độ của
smartphone bằng cách nhận biết các thay đổi về hướng trên cả 3 chiều của không gian
trong trường hợp (giả sử) smartphone rơi tự do. Một trong những ví dụ về ứng dụng
của cảm biến gia tốc của điện thoại là các trò chơi đua xe: người chơi có thể "bẻ lái"
bằng cách quay điện thoại/tablet theo hướng mong muốn.
La bàn (Compass)

TRANG 15


Chúng ta đều biết chức năng của la bàn là đưa ra định hướng chính xác dựa
trên cực bắc và cực nam của trái đất bằng cách dùng nam châm. Song, do các tín hiệu
nhiễu có mặt trong các thiết bị di động như smartphone và tablet, các thiết bị này
không sử dụng loại la bàn nam châm thường thấy mà ứng dụng một công nghệ tiên
tiến khác để đưa ra định hướng cho người dùng.
Cụ thể hơn, smartphone của bạn sẽ đo các tín hiệu có tần số cực thấp đến từ
một hướng nhất định (Nam hoặc Bắc) và với sự trợ giúp của cảm biến gia tốc, la bàn
trên smartphone có thể đưa ra định hướng cho người dùng.
Nguyên lý hoạt động của la bàn trên smartphone là "hiệu ứng Hall" (Hall
effect) do nhà bác học Edwin Hall phát hiện vào năm 1879. Dựa trên nhiều cảm biến
được đặt trên các hướng khác nhau của điện thoại và sử dụng bộ tập trung tín hiệu từ
(chế tạo bằng vật liệu có độ thấm từ cao) nhằm bẻ cong các đường song song với từ

trường của mặt đất.
Con quay hồi chuyển (Gyroscope)

TRANG 16


Chức năng của cảm biến này là giữ nguyên hoặc điều chỉnh vị trí và định
hướng dựa trên các nguyên tắc của gia tốc theo các hướng khác nhau. Khi con quay
được sử dụng cùng cảm biến gia tốc, cảm biến này sẽ nhận diện chuyển động trên 6
chiều khác nhau (trái, phải, trên dưới, trước và sau).
Cảm biến này cũng sẽ nhận diện các chuyển động dựa trên 3 chiều không gian
X, Y, Z. Sử dụng Hệ thống Điện và Cơ Siêu Nhỏ (MEMS), các mẫu điện thoại như
iPhone 4 có khả năng nhận diện các cử chỉ cảm ứng, bên cạnh tính năng điều hướng
GPS quen thuộc.
Cảm biến chiếu sáng sau (BSI hoặc BI)

Cảm biến chiếu sáng sau (back illuminated sensor - được gọi tắt là BSI hoặc
BI) là một trong các tính năng nổi trội có mặt trên các mẫu smartphone mới. Đây là
một loại cảm biến hình ảnh số có khả năng thay đổi hoặc gia tăng độ sáng thu được
khi chụp ảnh. Lúc đầu, cảm biến này được phát triển cho các camera an ninh và các
loại kính thiên văn. Sony là công ty đầu tiên áp dụng tính năng này vào năm 2009.
Hiện nay, BSI là tính năng được nhắc đến nhiều trong thông số của các smartphone.
Áp suất khí quyển (Barometer)
Một số smartphone dòng Galaxy của Samsung còn được trang bị cảm biến đo
áp suất khí quyển (barometer). Đây là cảm biến được dùng để đo áp suất khí quyển
phục vụ cho việc dự báo thời tiết. Nhưng các smartphone đã có thông tin dự báo thời
TRANG 17


tiết dựa trên thông tin lấy từ Internet, vậy tại sao lại cần đến cảm biến barometer? Lý

do được các nhà sản xuất giải thích là để cung cấp thông tin GPS chính xác hơn.
Theo Samsung, các thiết bị GPS đôi khi tích hợp barometer để có thông tin độ
cao chính xác hơn. Sai số trục Z của GPS khá cao nhưng kết hợp với các thông tin áp
suất khí quyển từ barometer, độ chính xác có thể tăng lên đáng kể. Với sự kết hợp của
cảm biến gia tốc, barometer, la bàn và GPS, các điện thoại có thể xác định vị trí,
hướng và tốc độ của người dùng chính xác hơn.
Ngoài ra, một số smartphone hiện nay còn được trang bị các cảm biến khác như cảm
biến từ kế (magnetometer), áp suất (pressure), nhiêt độ (temperature) và độ ẩm
(humidity).

TRANG 18


III.

Xu hướng tích hợp các sensor trong tương lai:

Giá trị sử dụng của smartphone tăng chậm hay nhanh chủ yếu tùy thuộc vào
những sensor (bộ cảm biến). Cuộc đua số lượng và chất lượng sensor chỉ mới bắt đầu.
Với sản phẩm mới Moto X, Google thể hiện rơ nét ư tưởng: thiết bị di động
không chỉ là một loại vật dụng, mà phải trở thành một "trợ lư" thông minh, hiểu rơ
nếp sống và ttnh trạng hiện tại của chủ nhân, có khả năng giao tiếp, giúp đỡ chủ nhân
đúng lúc, đúng chỗ. Nhận biết chủ nhân qua lời nói, giao tiếp với chủ nhân qua lời
nói, không nhất thiết chờ đợi chủ nhân yêu cầu, là đặc trưng nổi bật của Moto X.
Ngoài việc giao tiếp bằng cách chạm vào màn ht nh và giao tiếp qua lời nói,
người dùng smartphone có thể có những cách giao tiếp nào khác? Nhiều ư kiến cho
rằng cách giao tiếp bằng động tác, cử chỉ sẽ trở nên quan trọng. Lắc cổ tay khi cầm
Moto X để chuẩn bị chụp ảnh là một ví dụ. Về mặt công nghệ, không có ǵ ngăn cản
smartphone quan sát động tác tay, động tác đầu (lắc, gật) và cả thái độ trên khuôn mặt
của chủ nhân (nhíu mày, chớp mắt). Chất lượng camera của smartphone (độ phân giải,

độ nhạy sáng,...) sẽ ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu của cách giao tiếp mới.
Camera, microphone, accelerometer (bộ đo gia tốc, giúp phát hiện chuyển động
của smartphone), bộ định vị GPS và la bàn điện tử là những sensorthông dụng trong
smartphone, giúp smartphone tiếp nhận thông tin từ chủ nhân, hiểu biết ttnh trạng của
chủ nhân và đáp ứng thích hợp. Samsung Galaxy S4 dùng accelerometer để đo lượng
vận động của chủ nhân, dùng sensor đo độ ẩm và sensor đo nhiệt độ để đoán nhận ttnh
trạng sức khỏe của chủ nhân.
So với sensor gắn trong smartphone, sensor ở bên ngoài smartphone, gắn vào
người chủ nhân, cho thông tin có độ tin cậy cao hơn. Các loại thiết bị đeo ở cổ tay
của Nike, Jawbone, Fitibit, Withings được ưa chuộng vt cung cấp cho smartphone số
liệu chính xác về lượng vận động, nhịp tim, huyết áp. Từ đó, phần mềm trên
smartphone không chỉ hiển thị số đo mà c cn có "cơ hội" phân tích xúc cảm và đánh giá
chất lượng giấc ngủ của chủ nhân. Một loại sensor mới xuất hiện sẽ kéo theo vô vàn
dịch vụ mới.
TRANG 19


Các thiết bị đeo trên người đều liên lạc với smartphone qua giao thức
Bluetooth. Hiện nay, công nghệ Bluetooth năng lượng thấp cho phép các thiết bị nhỏ
tốn rất ít năng lượng khi kết nối với smartphone. Có lẽ chính điều này cùng với "mỏ
vàng dữ liệu" do các thiết bị đeo trên người tạo ra đă thúc đẩy nhiều công ty quan tâm
đến smartwatch (đồng hồ thông minh). Sau các nhăn hiệu đồng hồ thông
minh Pebble, Sony Smartwatch, MetaWatch, I’m Watchđă xuất hiện trên thị trường,
có nhiều dấu hiệu cho thấy Apple sẽ giới thiệu sản phẩm iWatch vào cuối năm 2013
(theo tạp chí Forbes). Nếu iWatch là có thực, chắc chắn nó không chỉ là bộ phận hiển
thị tin nhắn của điện thoại iPhone và Apple không chỉ muốn thu lợi nhuận từ tiền bán
iWatch.
Khác với Apple, Google chú trọng loại thiết bị đeo ở mắt với sản phẩmGoogle
Glass. Thực ra, Google không phải là công ty duy nhất quan tâm đến "mắt kính thông
minh". Hiện có những sản phẩm khác với công dụng ít nhiều tương tự Google Glass

nhưng có giá rẻ hơn như GlassUp, Smart Glasses M100. Gần đây, Công ty Oculon
của Đài Loan cũng giới thiệu sản phẩm mẫuOculon Smart Glasses. Oculon khẳng
định rằng mắt kính Oculon có màn ht nh tốt hơn Google Glass nhưng rẻ hơn.
Tuy nhiên, với Google, "mắt kính thông minh" không chỉ là thiết bị hiển thị có
màn ht nh tí hon. Google Glass kết nối chặt chẽ với dịch vụ của Google (khiến người
dùng không tài nào thoát khỏi "hành tinh Google"!). Ngoài camera, microphone và bộ
định vị GPS hiện có trong Google Glass, chắc chắn nhiều loại sensor khác sẽ được thu
nhỏ để đưa vào Google Glass.

TRANG 20


IV.

Ứng dụng Sensor trong việc cung cấp dịch vụ ICT:

Ngày nay việc các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối Smart phone luôn có su
hướng tích hợp rất nhiều cảm biến vào trong thiết bị của ḿnh. Các thiết bị đầu cuối sẽ
có đầy đủ chức năng của một thiết bị điện thoại, thiết bị đọc tin tức, thiết bị thanh toán
điện tử, chiếc thẻ thông minh tại các dịch vụ công cộng (như là vé gửi xe trong băi xe,
thanh toán mua hàng dùng NFC, ra vào cơ quan…) và đặc biết chúng là một thiết bị
xử lý trung tâm để kết nối với các thiết bị đeo khác của người sử dụng như Đồng hồ
đeo tay, Google class, thiết bị đo kiểm sức khỏe…
Do đó trong ứng dụng hệ thống thông tin các nhà phát triển thiết bị sẽ tập trung
phát triển các thiết đeo ngoài có kết nối đến thiết bị trung tâm (Là các smartphone với
bộ xử lý mạnh mẽ đảm nhận chức năng xử lý các tín hiệu thu được từ các sensor khác
gắn ngoài của người sử dụng)

TRANG 21




×