Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

hực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triến kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 131 trang )

ĐOAN
BỌ GIAO LỜI
DỤCCAM
VA ĐAO
TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng đế bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đờ cho việc thực hiện luận văn này
VĂN XUÂN
đã được cảm ơn PHẠM
và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TÉ NÔNG THÔN
GẮN VỚI Dư UCH Ở HUYÊN LĂK
Phạm Văn Xuân

LUẬN VĂN THẠC sĩ KINH TÊ

Chuyên ngành: KINH TẼ NÔNG NGHIỆP
Mã sô: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. vũ THỊ PHƯƠNG THỤY

HÀ NỘI-2008

1



LỜI CẢM ƠN

Đe hoàn thành luận văn: "Nghiên cứu phát triên kinh tế nông thôn
gắn với du lịch ở huyện Lăk” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy cô giáo, các co quan.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Phương
Thụy người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường
Đại
học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn lãnh đạo UBND và bà con nông dân huyện Lăk đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, số liệu và tham gia thảo luận đóng
góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận văn.
Cũng nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2008
Tác giả
Phạm Văn Xuân

11


MỤC LỤC
Lời

cam

Lời


đoan

i

ơn

i

cảm

i

Mục lục
Danh

mục

Danh
Danh

các

chữ

mục

các

mục


các

tắt iii

viết

bảng
biếu

MỎ ĐẦU

V

đồ vi
vii

Tính cấp thiết của đề tài

1

Mục tiêu của đề tài

1
4
4

Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
Cơ SỞ LÝ LUẬN, THựC TIỄN VỀ PHÁT TRIÈN KINH
TẾ NÔNG THÔN GẮN VỚI DU LỊCH SINH THÁI


6
6
32
Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch
45
Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu đề tài
45
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN cứu
67
73
73

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

73

Phương pháp nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng phát triến kinh tế nông thôn huyện Lắk

iii

82
86
93
93


Ảnh hưởng của hoạt động các ngành kinh tế nông thôn đến


4.2.2

phát
triển du lịch

96

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến kinh tế nông thôn và đời

4.2.3

sống văn hoá xã hội

101

Tiềm năng phát triển du lịch

4.2.4

của huyện

103
4.3 Đánh gía các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của

phát triến kinh tế nông thôn gắn với du lịch
4.3.1

112


Mối tương quan về tốc độ phát kinh tế nông thôn với

phát triển
du lịch

112
Phân tích ma trận SWOT

4.3.2

119
4.4 Ket luận rút ra sau phân tich

120
Ưu điểm

4.4.1

120
Nhược điểm

4.4.2

121
4.5 Định hướng phát triển kinh tế

nông thôn gắn với du lịch ở

huyện 125
Đề xuất định hướng


4.5.1

iv


DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng
3.1 Hiện trạng sử

Trang
dụng đất của huyện Lăk

53

3.2 Tình hình dân số, thành phần dân tộc và lao động của huyện Lăk 55
3.3 Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh phổ thông

59

3.4 Tình hình phát triển cơ sở văn hóa , y tế

61

3.5 Cơ cấu giá trị

sản phấm của huyện

63


3.6 Tình hình xây

dựng và phát triển chung

65

4.1 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất

74

4.2 Số lượng, sản lượng và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi

77

4.3 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất lâm nghiệp

78

4.4 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản

79

4.5 Ket quả giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản của huyện

Lăk tính theo giá cố định

80

4.6 Ket quả giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản của huyện


Lăk tính theo giá hiện hành

81

4.7 Cơ cấu các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp,

tiếu thủ công nghiệp và xây dựng ở huyện Lăk

83

4.8 Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tính

theo giá cổ định

84

4.9 Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tính

theo giá hiện hành

85

4.10 Cơ cấu cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành thương mại và

dịch vụ ở huyện Lăk

86

4.11 Ket quả giá trị sản xuất và GDP ngành thương mại và dịch vụ ở


v


4.12 Ket quả giá trị sản xuất và GDP ngành thuơng mại và dịch vụ ở
huyện Lăk tính theo giá hiện hành

88

4.13 Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

91

4.14 Giá trị dịch vụ nhà nghỉ, ăn uổng

95

4.15 Đường ôtô, điện thoại đến các xã, thị trấn

96

4.16 Giá trị hàng hoá truyền thống phục vụ du lịch

97

4.17 Tình hình tiền vốn của doanh nghiệp

98

4.18 Điều kiện lao động, đất đai và kinh tế của hộ nông dân tính bình


quân

1

102

VI

hộ


DANH MỤC BIẺU ĐỒ

STT Tên biểu đồ

Trang

4.1 Số khách du lịch đến trên địa bàn huyện

94

4.2 Tống thu nhập của hộ dân vùng du lịch

103

4.3 So sánh giá trị kinh tế ngành du lịch trong nền

Lắk


112

vii

kinh

tế của huyện


1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Khoảng cách biệt về đời sống kinh tế và xã hội giữa thành thị và nông
thôn đang ngày một tăng thêm và có nguy cơ rất khó giải quyết trong một
tuơng lai gần do tình hình đầu tư, tình hình phát triến các cơ sở vật chất phục
vụ cho sự phát triển của khu vực nông thôn còn hạn chế, và hơn hết là do lĩnh
vực hoạt động kinh tế truyền thong của khu vực này cùng với những điều kiện
bất ốn vốn có của nó đã và đang làm cho thu nhập của người dân nông thôn
sống bằng nghề nông rất bấp bênh và khó khăn trong việc cải thiện, làm cho
khu vực nông thôn vẫn là một nơi có tỷ lệ có người nghèo cao nhất. Phát triển
kinh tế nông thôn và nâng cao đời sổng của người dân nông thôn là đòi hởi
bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân nông thôn trong làn
sóng phát triển của đất nươc và tạo sự ốn định cho các giai đoạn phát triến
tiếp theo.
Khu vực nông thôn có diện tích đất chiếm trên 92% diện tích cả nước,
đây cũng là khu vục đông dân cư nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là
thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70%
dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25-27% GDP
của cả nước. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là
các sản phẩm nông - lâm hải sản và nông nghiệp, nông thôn giữ vai trò chủ

đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp dịch vụ.
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế khu vục nông thôn đã có những
chuyến biến theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyên dịch ngành nghề tù'
nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chậm so với các khu vực kinh tế khác

1


và chưa đạt hiệu quả cao, tỷ trọng các ngành dịch vụ và du lịch ở nông thôn
tương đối yếu khi thu nhập của người dân nông thôn còn thấp và trình độ
người dân còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc tạo ra sự kết hợp của các ngành,
lĩnh vực giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn là rất cần
thiết và tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở
phát huy lợi thế của tòng địa phương. Xu thế phát triển hiện nay trong phát
triển nông thôn hướng tới phát triển gắn liền với Công nghiệp hoá, Hiện đại
hoá và phát triển du lịch.
Ở nước ta, các di tích văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, khu du lịch
đều tập trung phần nhiều ở nông thôn, miền núi và hải đảo, vì thế phát triển
du lịch ở các vùng miền kể trên không những sẽ đánh thức tiềm năng phát
triển kinh tế nông thôn mà còn làm tăng thêm thu nhập cho người dân vùng
này. Du lịch, trên thực tế, đã được thiết lập như là một nguồn thu nhập đáng
kể ở vài vùng nông thôn trên cả nước. Có thế thấy, du lịch là ngành có tiềm
năng mang lại lợi ích cho người dân nông thôn mà không đòi hỏi quá nhiều
công sức và trình độ nếu như nó được phát triển một cách bền vững dựa trên
điều kiện tự nhiên truyền thống và nền kinh tế nông nghiệp sẵn có.
Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống của người dân
nông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân
nông thôn trong làn sóng phát triến kinh tế đất nước và tạo sự ôn định cho các
giai đoạn phát triển tiếp theo. Có rất nhiều giải pháp được áp dụng đế giải
quyết vấn đề này. Mô hình phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch sẽ góp

phần phục vụ công tác xoá đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn, nhất là khu
vực có điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá phù hợp phát triển du lịch.
Phát triến du lịch gắn với nông nghiệp sẽ giúp cho nông thôn tạo công ăn việc
làm, nâng cao dân trí, phát triến kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triến nông
thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.

2


Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung uơng
Đảng khoá X về một sổ chủ trương chính sách đưa nền kinh tế phát triển
nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên chính thức của tố chức
Thương mại thế giới (WTO). Chương trình hành động lớn này đã tác động
đến mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh của
địa phương và đế thực hiện đồng bộ chương trình này địa cần xác định được
mục tiêu, nhiệm vụ cụ thế trong việc triến khai. Đây là cơ hội thách thức tạo
tiền đề cho việc đẩy mạnh từng bước phát triển nhanh và đồng bộ về nhiều
lĩnh vực như: Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Công nghiệp-TTCN và Thương mại,
đặc biệt phát triển Du lịch trong giai đoạn mới của địa phương.
ĐăkLăk là một tỉnh miền núi không những có vị trí chiến lược quan
trọng trong việc giữ vững quốc phòng - an ninh, chính trị - xã hội khu vực
Tây Nguyên và của cả nước, mà còn là vùng phát triển kinh tế trọng điểm
của cả vùng. Tuy nhiên, nền kinh tế chủ yếu ở ĐăkLăk vẫn là nền kinh tế
nông nghiệp nông thôn. Các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch
tuy mới phát triến trong những năm gần đây nhưng chưa phát triến chưa
tương xứng với tiềm năng sẵn có của vùng, về xã hội, ĐăkLăk là tỉnh có
nhiều dân tộc bản địa với các tập quán canh tác và văn hóa khác nhau nhưng
đều cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, cuộc sông chủ yếu thuần nông, thu
nhập thấp dẫn đến cuốc sống còn nhiều khó khăn chưa thoát khởi tình trạng

nghèo đói. Chính nhờ có các nét văn hóa bản địa khác nhau có thể gắn kết
việc phát triển nông nghiệp nông thôn với du lịch cũng là một lợi thế mang
tính đặc thù của các tỉnh Tây Nguyên nói chung và huyện Lăk của tỉnh Đắk
Lắk nói riêng có nhiều tiềm năng về phát triến nông thôn và phát triến du lịch.
Do vậy, nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu phát triên kinh tế nông thôn
gắn với du lịch ở huyện Lăk,f sẽ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết và có tính lý
luận, thực tiễn cao.

3


1.2 Mục tiêu của đề tài

+ Mục tiêu tổng quát
- Hệ thống hoá lý luận cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển

kinh
tế nông thôn gắn với du lịch.
- Từ việc nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triến

kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk, đề tài đề xuất các phương
hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn gắn với du
lịch góp phần tăng thu nhập người dân nông thôn ở huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk.
+ Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông

thôn
và gắn kết với du lịch hiện nay.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn gắn kết với phát triển


du lịch ở huyện Lăk tỉnh Đắk Lắk.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng và chỉ ra những điểm mạnh, điểm

yếu, những cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với phát
triển du lịch của huyện Lắk trong thời gian vừa qua và thời gian tới.
- Đe xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đấy phát triến

kinh
tế nông thôn kết họp với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống người
dân trên địa bàn huyện Lăk.
1.3 Đối tưọmg và phạm vi nghiên cứu

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu

4


1.3.2

Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung

Đe tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp
chủ yếu phát triến kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lắk.
* Phạm vi về không gian

Đe tài chủ yếu đuợc thực hiện trên địa bàn huyện Lắk, tập trung nghiên

cứu tại 3 điếm: Thị trấn Liên Sơn, Buôn MTiêng và Buôn Jun. Đây là những
địa bàn đại diện 3 khu vực Kinh tế - Tự nhiên và có các giá trị văn hoá truyền
thống đặc thù trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch.
* Phạm vi về thời gian

5


2. Cơ SỜ LÝ LUẬN, THỤC TIỄN VÈ PHÁT TRIỂN
KINH TÉ NÔNG THÔN GẤN VỚI DU LỊCH SINH THÁI
2.1 Cơ sở lý luận về phát triến kinh tế nông thôn gắn vói du lịch

2.1.1

Cơ sở lý luận về phát triến kinh tế nông thôn bển

vững
2.1.1. ỉ Các khái niệm
a) Khái niệm về nông thôn

Các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùng
lãnh thố của mình thành hai khu vực đó là thành thị và nông thôn. Theo các
nhà xã hội học thì thành phần xã hội của dân số, di sản văn hoá, sự phồn
thịnh, sự phân hoá xã hội của dân cư, mức độ phức tạp của cấu trúc đời sống
xã hôi, cường độ và sự đa dạng của các mối quan hệ xã hội ... là các tiêu chí
đế phân biệt nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, sự khác biệt về giữa nông
thôn và thành thị nêu trên chỉ mang tính chất tương đối.
Theo một sổ quan điếm thì: Nông thôn là vũng có cơ sở hạ tầng không
phát triến bằng đô thị, khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn, dân sổ và mật
độ dân thấp hơn.

Có quan điếm cho rằng: nông thôn là vừng dân cư làm nông nghiệp là
chủ
yếu, nguồn thu nhập chủ yếu của dân cư trong vùng này là sản xuất nông
nghiệp.
Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh của tùng nước, phụ
thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền
kinh tế. Đối với các nước đang thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá, chuyến

6


Như vậy, có thế thấy rằng khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất
tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế của xã
hội. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý,
có thế hiếu nông thôn là vùng sinh sống của tập họp cư dân, trong đó có nhiều
nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường trong một thế chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tố chức khác.
b) Khái niệm phát triển

Thuật ngữ phát triển đã được dùng trong các văn kiện, trong nghiên
cứu khoa học và trong sinh hoạt hàng ngày đến mức khá quen thuộc. Tuy
nhiên, ở góc độ nhìn nhận khác nhau có những quan niệm khác nhau.
Phát triến theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của
người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện điều kiện giáo
dục, sức khoẻ, sự bình đắng về các cơ hội.., Bên cạnh đó việc bảo đảm các
quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu sâu rộng hơn của phát triển.
Có thế hiếu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người dù sống ở bất cứ nơi
nào đều được thoả mãn các nhu cầu sinh sống của mình, có mức tiêu thụ hàng
hoá và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao,
được hưởng các thành tựu về văn hoá và tinh thần, được hưởng các quyền cơ

bản của con người và được đảm bảo an ninh, an toàn và không có bạo lực.
Trong lĩnh vực kinh tế, phát triến là quá trình chuyến biến mọi mặt của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là sự gia tăng về số lượng và chất
lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế. Phát
triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh của
nền kinh tế, xã hội. Đó là sự thay đối về cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng
ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch
vụ ngày càng tăng.
7


Như vậy, phát triến được coi như tiến trình chuyển biến của xã hội, là
chuồi những biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tồn tại của xã
hội hôm nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ.
c) Khái niệm về phát triến nông thôn.

Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
quan điếm khác nhau trên thế giới. Ớ Việt Nam, thuật ngũ’ phát triến nông
thôn
được đề cập đến từ lâu và có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kỳ khác
nhau.
Một số quan niệm khác cho rằng, phát triến nông thôn ỉ à hoạt động
nhằm nâng cao vị thế về kinh tế và và xã hội cho người dân nông thôn qua
việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân
lực, vật lực và tài lực. Phát triển nông thôn chỉ thành công khi người dân tham
gia tích cực vào quá trình phát triến. Người nông dân phải biết cách tự’ duy trì
bền vững cuộc sống của họ về tài chính, sự độc lập về kinh tế, có khả năng
tiếp cận hàng hoá, dịch vụ vật chất và tinh thần ngày càng nhiều hon, nhằm
cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đồng thời thực hiện
hiện đại hoá nền văn minh nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị

truyền
thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ.
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện và đa phương,
bao gồm phát triển các hoạt động có tính liên kết phục vụ nông nghiệp,
công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, cơ sở hạ
tầng, nguồn nhân lực... Ngoài ra phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự
bền vũng về môi trường, đồng thời phát triển đa ngành nhưng phải đảm
bảo sự cân xứng với việc bảo vệ môi trường (tiếp cận quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên).


công nghệ, văn hoá, xã hội, thế chế và môi trường. Sự phát triển của các vùng
nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế nói riêng và sự phát
triển chung của đất nước.
Như vậy, trong điều kiện nước ta hiện nay, tống họp quan điếm tù' các
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ phát triển nông
thôn có thê hiêu như sau: phát triên nông thôn là quả trình cải thiện có chủ ỷ
một cách bền vũng về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết ỉà
do chỉnh người dân nông thôn và có sự ho trợ tích cực của Nhà nước và các
tổ chức khác.
d) Phát triền bền vững - vấn đề môi sinh

Phát triến bền vững là một khái niệm mới, xuất hiện trên cơ sở đúc kết
rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới từ trước đến nay. Nó
phản ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của loài người.
Theo Herman Daly (World bank): Một thế giới bền vững là một thế
giới không sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo như nước, tho nhưỡng, sinh vật...
nhanh hơn sự tái tạo của chúng. Một xã hội bền vững cũng không sử dụng
các nguồn tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản...

nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng và không thải ra môi trường
các chất độc hại nhanh hon quả trình trải đất hấp thụ và vô hiệu hoả chúng.
Khái niệm của Bumetland: Phát triển bền vững là một loại phát triển
lành mạnh và đáp ủng được nhu cầu hiện tại đồng thời không xâm phạm đến
lợi ích của thế hệ tương lai.
Cách đây hơn một nửa thế kỷ, khi thế giới bước ra khỏi chiến tranh thế
giới thứ hai, vấn đề phát triển chỉ có một nội dung thuần túy kinh tế. Các
chính sách và kế hoạch kinh tế thường chỉ quan tâm tới các vấn đề đầu tư, sản
xuất, công nghiệp hóa, tự' túc lương thực, hiện đại hóa nông nghiệp, sản xuất

9


thay thế nhập khẩu, v.v. Lúc bấy giờ phát triển kinh tế (economic
development) đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế (economic growth).
Vào đầu thập niên những năm 1970, sau thời kỳ các nước trên thế giới
thi đua công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên, tìm kiếm thị trường, Câu lạc bộ
La Mã (Club de Rome) đã phát hành một tài liệu mang tựa đề “Ngừng tăng
trưởng/Giới hạn của tăng trưởng” (The limits to growth). Nội dung của tài liệu
đề cập đến sự tăng trưởng kinh tế và dân sổ quá nhanh cùng với tình trạng đua
nhau sản xuất, khai thác không giới hạn và vô ý thức các tài nguyên làm ô
nhiễm môi trường, môi sinh và làm cạn kiệt dự trữ' tài nguyên thiên nhiên trên
thế giới. Câu lạc bộ La Mã đề nghị chính sách “không tăng trưởng” với lý do
tăng trưởng kinh tế nghịch với bảo vệ môi trường môi sinh. Tuy chủ trương
này không thuyết phục được thế giới, nhưng đứng về phương diện nhận thức
kinh tế đã có những tiến bộ quan trọng mà đáng chú ý nhất là sự phân biệt
giữa
tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chú trọng tới số
lượng sản xuất, phương diện vật chất của hoạt động kinh tế. Phát triển kinh tế
thế hiện một nhận thức toàn bộ bao gồm các khía cạnh tinh thần và vật chất,

kinh tế và xã hội, chất và lượng. Phát triến kinh tế đồng nghĩa với đối thay và
tiến bộ không ngừng đế kinh tế xã hội ngày một ‘tốt hơn’ một cách toàn diện.
Mặc dù đề nghị “phát triển tôn trọng môi sinh” không được chấp thuận,
nhưng là một bước tiến quan trọng hướng tới sự khai sinh khái niệm '‘phát
triển bền vững’ (PTBV). Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên hiệp Quốc
tế Bảo vệ Thiên nhiên (UICN) đã đề khởi khái niệm phát triến bền vững. Rồi
năm 1987, khái niệm này đã được ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát
triển tiếp thu, triển khai và định nghĩa trong bản trình mang tựa đề "Tương lai
của chúng ta" như sau: ”Phát triền bền vũng là sự phát triển nhằm thỏa mãn
các yêu cầu hiện tại nhitng không tôn hại cho khả năng của các thế hệ tương
lai đê đáp ứng yêu cầu của chính họ".
10


Khái niệm của Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (WCFD World commission on the Environment and Development) năm 1987: Phát
triến bền vững là phát trỉến đế đáp ímg nhu cầu của đời này mà không làm
ton hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của đời sau. Hay nói cách khác nó
chính là việc cải thiện chất lượng sống của con người trong khả năng chịu
đựng của hệ sinh thái. Phát triến bền vững là một quá trình của sự thay đối,
trong đó việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát
triền của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đôi về tô chức là thống nhất, làm
tăng khả năng đáp ÚTìg nhu cầu hiện tại và tương lai của con người.
Như vậy có thế thấy, mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững là
thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản
lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định. Phát triển bền vững thực
hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại
với tương lai. Phát triển bền vững có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ.
Muốn phát triển bền vững phải lồng ghép được 3 thành tố quan trọng của sự
phát triến với nhau: phát triến kinh tế, phát triến xã hội và bảo vệ môi trường.
Đây là nguyên lý chung đế hướng sự phát triển bền vững của các lĩnh vực

trong nền kinh tế.
e) Phát triến nông thôn bền vững

Các khái niệm về phát triển bền vững nói trên là cơ sở cho các khái
niệm trong phát triển nông thôn bền vững. Trong bối cảnh phát triển nông
thôn, bền vững không chỉ là vấn đề tôn trọng môi trường, nó liên quan đến trụ
cột của phát triến nông thôn đó là con người, kinh tế, môi trường và tô chức.
Khía cạnh bền vũng với phát triến con người trong phát triến nông thôn
phải tuân thủ các nguyên tắc như dân chủ và an toàn; bình đắng và công bằng
xã hội, bền vững chất lượng cuộc sống cho người dân, sự tham gia của người

11


dân trong hợp tác với chính phủ; tôn trọng quá khứ của tổ tiên và quyền lợi
của các thế hệ mai sau.
Khía cạnh bền vũng đổi với phát triển kinh tế trong phát triển nông
thôn cần tăng cuờng và đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn; đảm bảo cho
nguời dân có lợi ích từ các hoạt động của địa phuơng họ; thúc đấy phồn vinh
lâu dài ở nông thôn hơn là chỉ chú ý đến lợi ích truớc mắt; tránh gây ảnh
huởng và tác động xấu đến các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân và
các địa phương khác trên lãnh thổ địa lý.
Khía cạnh bền vững đối với phát triển môi trường phát triển nông thôn
phải tôn trọng nguồn tài nguyên và tính toàn vẹn của môi trường; giảm thiểu
sử dụng nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo; sử dụng tài nguyên thiên
nhiên không nhanh hơn tốc độ thiên nhiên có thể tái tạo; sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên và không gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Khía cạnh bền vững đối với sự phát triển các tổ chức phát triển nông
thôn phải đảm bảo nâng cao năng lực của các tổ chức phù họp với mức độ
phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tất cả các hoạt động phát triến con

người; không gây ra loại chi phí không được hỗ trợ trong tương lai.
Thực tế là số dân nghèo trên thế giới hiện sống tập trung hầu hết ở
vùng nông thôn và phương kế sinh nhai của họ thường gắn với nông nghiệp.
Như đã trình bày ở trên, nông nghiệp là yếu tố tác động chính đến môi trường,
gắn chặt với nguồn nước, sức khoẻ, dinh dưỡng và giáo dục. Những năm gần
đây, vai trò của nông nghiệp đổi với sự phát triến nông thôn và đóng góp vào
“Mục tiêu phát triển trong thiên niên kỷ mới của Liên hiệp Quốc” ngày càng
được nhận thức rõ và đánh giá cao.
Thúc đẩy sự phát triển nông thôn thông qua nông nghiêp được thế hiện
qua chính sách phát triến của nhiều quốc gia. Nhìn chung, những chính sách
đều thế hiện yêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân, tạo cơ

12


hội cho họ vượt qua đói nghèo và cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã
hội và kinh tế. Như vậy phát triển nông thôn là lĩnh vực đa ngành, đặt trong
mối quan hệ phức tạp giữa xã hội - tài nguyên thiên nhiên - môi trường bền
vũng. Không giải quyết được tận gốc vấn đề an ninh lương thực thì không thế
bảo tồn được tài nguyên đất, bảo vệ được rừng, không thể có những hệ canh
tác bền vững vì đó là những kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với
đồng ruộng.
“Phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển mà đáp ứng
được yêu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái
môi trường tự nhiên và con người đồng thời phải đảm bảo được sinh kế bền
vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn.” (Theo TS Đinh Phi Hổ)
Tóm lại, tất cả những hoạt động trình bày trên đây tuy chưa đầy đủ và
hệ thống, song tất cả đều thoả mãn đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế - xã hội và
môi trường. Ba mục tiêu này tương hỗ với nhau, bổ sung và điều khiển lẫn
nhau, cũng chính vì vậy mà phát triển bền vững là quá trình tổng hoà của

nhiều quá trình tương tác và gắn bó hữu cơ với nhau.
2.1.1.2

Đặc điêm và nội dung phát trỉến kinh tế nông thôn

♦> Phát triển nông thôn thông qua nông nghiệp được thế hiện qua
chính
sách phát triển của nhiều quốc gia. Nhìn chung, những chính sách đều thế
hiện
yêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân, tạo cơ hội cho họ
vượt
qua đói nghèo và cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế.
❖ Giảm đói nghèo cả khu vục nông thôn và ven đô tất nhiên sẽ phải

dựa
cơ bản vào phát triển nông nghiệp bền vững, và đặc biệt lại trong bối cảnh dân

13


tài nguyên đất, bảo vệ được ròng, không thế có những hệ canh tác bền vững vì
đó là những kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với đồng ruộng. Vì thế,
phương thức thực hiện trong phát triến nông thôn của Tổ chức Phát triển
Canada (CIDA) đặt ra theo 2 hướng: bền vũng về phương kế sinh sổng và sự
lành mạnh của hệ sinh thái.
- Phương kế sinh sống bền vững: Có thể hiểu đây là tập hợp các

hoạt động đế bảo tồn sự sống, tạo ra tài sản và những tiềm năng khác của
con người.
- Hệ sinh thái lành mạnh: những tiêu chí của hệ sinh thái này tập trung


vào vấn đề sinh thái và xã hội nhằm tạo cho con người hoạt động theo phương
thức bền vững. Chính cách tiếp cận như vậy đã giúp xác định các chính sách
nông nghiệp đúng, thúc đấy cộng đồng phát triến, bảo tồn hệ sinh thái.
Hai phương thức này là công cụ thúc đẩy phát triển nông thôn bền
vững thông qua nông nghiệp. Chính từ hoạt động của CIDA mà đã rút ra 5
nguyên tắc chính trong phát triển nông thôn bền vững: (i) tạo ra những cơ hội
cho người nghèo; (ii) trao quyền cho các nước phát triển và dân của họ; (iii)
xây dựng và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; (iv) tăng cường mối quan hệ liên
kết lẫn nhau và (v) phải đạt được sự bình đẳng giới.
♦> Ke sinh nhai của dân cư nông thôn phụ thuộc vào sự giàu có của tài
nguyên thiên nhiên bao gồm nước, đất, đa dạng sinh học. Neu tỷ lệ đói nghèo
tăng lên cũng đồng nghĩa với sự đe doạ tính bền vũng của nguồn tài nguyên
thiên nhiên có giới hạn.
Tóm lại, tất cả những nội dung trình bày trên đây tuy chưa đầy đủ và
hệ
thống, song tất cả đều thoả mãn đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế - môi trường xã hội. Ba mục tiêu này tương hỗ với nhau, bố sung và điều khiển lẫn nhau,
cũng chính vì vậy mà phát triến bền vững là quá trình tống hoà của nhiều quá
trình tương tác và gắn bó hữu cơ với nhau.

14


2.1.1.3

Các yếu tổ ảnh hưởng đến phát triến kỉnh tế nông thôn bền

vững
Nông thôn Việt Nam còn nhiều bất cập so với thành thị. Sự cách biệt
quá xa về thu nhập, mức sống, điều kiện học hành, điều kiện vệ sinh, khám

chữa bệnh, đi lại và hưởng thụ văn hóa thông tin... giữa thành thị và nông
thôn làm một bộ phận nông dân đang có khuynh hướng rời bỏ ruộng đất, đố
xô lên thành thị gây nên tình trạng phức tạp trong quản lý nhà nước, làm gia
tăng thất nghiệp ở thành thị, tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường. Những bất
cập và khó khăn này làm hạn chế sự phát triến. So bộ có thế liệt kê:
♦> Đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sự gia tăng dân số vùng
nông thôn vần còn cao. Trung bình diện tích dân cư nông thôn chiếm từ 4-6%
diện tích canh tác nông nghiệp.
♦> Đầu ra của nông sản không ổn định. Nông dân thiếu các thông tin
kinh tế. Giá cả thị trường bấp bênh và gần như chưa có cơ quan nào hướng
dẫn cụ thế về việc tố chức sản xuất và tiêu thụ nông sản lâu dài cho nông dân.
❖ Hệ thống công trình hạ tầng cơ sở phục vụ nông thôn đang được xây

dựng khá nhiều, tuy nhiên chưa đồng bộ, có nơi tập trung, có nơi phân tán với
các qui mô khác nhau chưa hẳn tương ứng với nhu cầu và hiệu quả sử dụng.
Chất lượng các công trình thường là trung bình hoặc kém. Việc qui hoạch
chưa rõ ràng và còn mang nhiều tính chủ quan.
❖ Nhà cửa nông thôn vẫn phát triển theo tính tự phát, không đồng đều

và nhiều nơi còn mang tính tạm bợ. Việc nghiên cứu sản xuất vật liệu xây
dựng bền chắc và rẻ tiền chưa nhiều.
♦> Tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch đầy đủ chỉ chiếm
khoảng 20-40%. Hầu hết vẫn sử dụng các nguồn nước mặt tự nhiên như ao,
hồ, sông suối không qua xử lý hoặc các giếng khoan, giếng cạn bị nhiễm
độc chât, nhiễm sắt...đã ảnh hưởng đến sức khỏe, sức sản xuất của dân cư
nông thôn.

15



Ô nhiễm ở nông thôn tuy không cao như thành thị nhưng đang có
nguy cơ gia tăng. Việc thâm canh kèm sự sử dụng quá mức phân bón, thuốc
trừ sâu, thuốc kích thích...bừa bãi làm giảm sút chất lượng nước, đất và các
tài nguyên động thực vật. Sự khai thác phá rùng bừa bãi làm gia tăng nguy cơ
lũ lụt, hạn hán và ảnh hưởng đến hệ sinh thái khác nhau.
❖ Sự chênh lệch giàu nghèo trong nông thôn gia tăng, thất nghiệp

nhiều, một số tệ nạn xã hội, an ninh nông thôn có khả năng phát triến, các tập
quán văn hóa, quan hệ, ý thức trong cộng đồng đang là những thách thức lớn
ở nông thôn.
❖ Trình độ của lực lượng sản xuất nông thôn còn thấp kém, đặc biệt là

các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. số cán bộ
hành chính và cán bộ kỹ thuật huyện, xã còn thiếu và chưa kịp cập nhật kiến
thức cần thiết.
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có một lực
lượng
lao động dồi dào trong khu vực nông thôn, có thể nói nông nghiệp là ngành
sản xuất cơ bản, có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình phát triển của nền kinh
tế nông thôn và kinh tế quốc dân. Theo phương diện lý thuyết, mô hình hai
khu vực (two-sector model) hay còn gọi là mô hình phát triển song trùng của
Arthur Lewis (1954) đã diễn tả sinh động mối quan hệ giữa nông nghiệp và
công nghiệp. Theo mô hình này, khu vực nông nghiệp cung cấp lao động,
lương thực và là thị trường cho công nghiệp. Ngược lại, công nghiệp phát
triến thu hút lao động dư thừa ở nông thôn và cung cấp sản phấm công nhiệp
(máy móc, thuốc trừ sâu, phân bón v.v...) cho nông nghiệp, góp phần làm tăng
năng suất lao động trong khu vực này.
Tiếp theo mô hình hai khu vực của Lewis là sự bố sung của John Fei và
Gustar Ranis (1961) cho mô hình bằng việc phân tích vai trò lớn hơn của
nông nghiệp trong đấy mạnh công nghiệp hóa thông qua việc ứng dụng tiến


16


bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất, sản lượng nông nghiệp, và vai trò của ngoại
thương, vay mượn và viện trợ nước ngoài trong quá trình tăng trưởng. Sau đó
là sự xuất hiện của mô hình <Tăng trưởng kỉnh tế ở Châu Á gió mùa> do
Harry Toshima dựa trên tình hình thực tế từ các nước Châu Á mà đưa ra. Mặc
dù Harry Toshima không tán thành với Lewis về việc chuyển lao động từ khu
vực nông thôn sang thành thị, cho rằng điều này là không hợp lý, và đề xuất
phát triến công nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn, nhưng mô hình của ông
cũng xác nhận vai trò tích cực của nông nghiệp trong quá trình phát triển tại
các nước đang phát triển.
Đúc kết từ các lý thuyết phát triển kinh tế và thực tiển phát triển của
các nước, tiến sĩ Đinh Phi Hổ đã khái quát và đưa ra các vai trò của nông
nghiệp trong một nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phat
triển (i) kích thích sự tăng trưởng nền kinh tế; (ii) đóng góp vào mức tăng
trưởng GDP của nền kinh tế.
- Nông nghiệp kích thích tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện qua

các
mặt cụ thế như cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp, là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của nền kinh
tế, nông nghiệp nông thôn phát triến đóng góp cho việc giảm nghèo. Theo
World Bank, trong nhóm 17 nước có thu nhập thấp (GNP<390 USD/người) tỷ
lệ đóng góp của nông sản về mặt giá trị trong tống giá trị sản phẩm của ngành
công nghiệp là 46% về trung bình và cao nhất là 92%. Các nước có thu nhập
trung bình (390 USD < GNP< 3500 USD) tỷ lệ này là 41 % đến 91% và 14%31% đối với các nước có thu nhập cao (Ghatak và Ingersent, 1984) {TS. Đinh
Phi Hô (2003), Kinh tế nông nghiệp - Lý thuyết và thực tiễn, trang 9}.
- Đóng góp của nông nghiệp trong việc tạo nguồn và tiết kiệm ngoại tệ


và đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế cũng là khía cạnh
đáng kế. Một mặt đóng góp quan trọng nữa trong vai trò kích thích của nông

17


nghiệp đối với sự tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triến đó là sự
phát triển của nông nghiệp - nông thôn làm nền tảng cho vấn đề giảm nghèo.
Công trình nghiên cứu của Kutznets (1964), cùng với ứng dụng của Ghatak và
Ingersent (1984) cho thấy: Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc
gia luôn có một xu hướng chung là sự đóng góp của nông nghiệp trong tăng
trưởng GDP giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, họ cho rằng ảnh hưởng của
nông nghiệp không kém phần quan trọng và không bị mất đi, điều này đã
được Hwa Erh-Cheng chứng minh từ nghiên cứu thực tế. Như vậy, giữa công
nghiệp và nông nghiệp, một cách trực tiếp hay gián tiếp, luôn có mối quan hệ
hữu cơ với nhau trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của công nghiệp và kéo
theo là sự hình thành và phát triển của mối quan hệ giữa nông nghiệp với mọi
lĩnh vục dịch vụ. Bên cạnh đó, Kuznets, Ghatak và Ingersent còn chỉ ra một
bài học từ các nước đang phát triển đã nôn nóng tiến hành công nghiệp hoá đó
là cải bẫy của sự nôn nóng công nghiệp hoá làm cho tăng trưởng chung của
nền kinh tế bị hạn chế (xem phụ lục 4).
Tóm lại, nông nghiệp có quan hệ nhất định trong cơ cấu các ngành kinh
tế trong nền kinh tế quốc dân, các quan hệ này không chỉ về vật chất mà nó
còn hình thành nên các nhóm lợi ích, có vai trò cụ thể trong xã hội và trong
bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.2

Du lịch và gắn kết kinh tế nông thôn vói du lịch


2.1.2.1. Các khái niệm về du lịch
a) Du lịch và du lịch nông thôn
♦♦♦ Du lịch là gì?
Hiện nay, có nhiều cách hiếu khác nhau về du lịch. Gần đây Tổ chức du

18


×