Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bài giảng bài crom và hợp chất của crom hóa học 12 (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.62 KB, 19 trang )

BÀI GIẢNG HÓA HỌC 12

CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA
CROM


Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Hàm lượng của cacbon có trong thép
cứng là:
A. Dưới 0.1%C
B. Trên 0.9%C
C. Trên 0.1%C
D. Dưới 0.9%C


I - Vị trí của crom trong bảng tuần, cấu hình
electron nguyên tử.

- Crom (Cr) ở ô số 24, chu kỳ 4, nhóm VIB của bảng tuần
hoàn.
- Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d54s1.


II – Tính chất vật lí
 Crom là kim loại màu trắng ánh bạc, có khối

lượng riêng lớn ( D = 7.2 g/cm3), nóng chảy ở
1890oC.
 Crom là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy
tinh.




III – Tính chất hóa học
 Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
 Trong các phản ứng hóa học, crom tạo nên các

hợp chất trong đó crom có số oxi hóa từ +1 đến +6
(thường gặp +2, +3 và +6).


III – Tính chất hóa học
1. Tác dụng với phi kim:
- Ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng với flo. Ở
nhiệt độ cao, crom tác dụng với oxi, clo, lưu
huỳnh,…
to
Ví dụ: 4Cr + 3O2
2Cr2O3
o
t
2Cr + 3Cl2
2CrCl3
to
2Cr + 3S
Cr2S3


III – Tính chất hóa học
2. Tác dụng với nước:
- Crom bền với nước và không khí do có màng oxit

mỏng bền bảo vệ.
 Ứng dụng: Mạ kim loại, chế thép không gỉ,…


III – Tính chất hóa học
3. Tác dụng với axit:
- Vì có màng oxit bảo vệ, crom không tan ngay trong

dung dịch loãng, nguội của axit HCl và H2SO4.
- Khi đun nóng màng oxit tan ra, crom tác dụng với axit
giải phóng H2 và tạo muối crom (II).
Cr + 2HCl  CrCl2 + H2
Cr + H2SO4  CrSO4 + H2
* Lưu ý: Crom thụ động trong axit HNO3 và H2SO4 đặc,
nguội.


IV – Hợp chất của crom
1 Hợp chất crom (III):
a) Crom (III) oxit
- Crom (III) oxit (Cr2O3) là chất rắn, màu lục thẫm, không tan
trong nước.
- Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm
đặc. Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.


IV – Hợp chất của crom
1 Hợp chất crom (III):
b) Crom (III) hiđroxit
- Crom (III) hiđroxit là chất rắn, màu lục xám, không tan

trong nước.
- Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính, tan được trong dung
dịch axit mạnh và dung kiềm mạnh.
Cr(OH)3 + NaOH  NaCrO2 + H2O
Cr(OH)3 + 3HCl  CrCl3 + 3H2O
* Lưu ý: Ion Cr3+ trong dung dịch vừa có tính oxi hóa vừa có tính
khử.


IV – Hợp chất của crom
2. Hợp chất crom (VI):
a) Crom (VI) oxit
- Crom (VI) oxit (CrO3) là chất rắn màu đỏ thẩm.
- CrO3 là một oxit axit:
CrO3 + H2O  H2CrO4
axit cromic

2CrO3 + H2O  H2Cr2O7
axit đicromic


IV – Hợp chất của crom
2. Hợp chất crom (VI):
a) Crom (VI) oxit
- CrO3 có tính oxi hóa mạnh. Một số chất vô cơ và hữu cơ
như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.


IV – Hợp chất của crom
2. Hợp chất crom (VI):

b) Muối crom (VI)
- Khác với những axit cromic và đicromic, các muối
cromat và đicromat là những hợp chất bền.
Ví dụ:
 Natri cromat (Na2CrO4) và kali cromat (K2CrO4)
 Natri đicromat (Na2Cr2O7) và kali đicromat
(K2Cr2O7)


IV – Hợp chất của crom
2. Hợp chất crom (VI):
b) Muối crom (VI)
22- Ion cromat (CrO4 ) có màu vàng, ion đicromat (Cr2O7 ) có
màu da cam.
- Các muối cromat và đi crom mat có tính oxi hóa mạnh trong
môi trường axit.
Ví dụ:

+6
+2
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4
+3
+3
3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O


IV – Hợp chất của crom
2. Hợp chất crom (VI):
b) Muối crom (VI)
- Trong dung dịch tồn tại cân bằng:


2Cr2O7 + H2O

22CrO4 + 2H+


Bài tập củng cố
Em hãy so sánh tính chất hóa học đặc trưng của Cr2O3 với Al2O3.
Viết phương trình hóa học minh họa.


Bài tập củng cố
Cr2O3

Al2O3

Giống

Oxit lưỡng tính

Oxit lưỡng tính

Khác

- Tác dụng với axit đặc, kiềm
đặc.

Tác dụng với axit loãng, kiềm loãng.
Al2O3 + 6HCl  2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH  2NaAlO2 + H2O



Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5 trang 155 SGK.


TIẾT HỌC KẾT THÚC



×