Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giáo án TNXH 3 bài vệ sinh thần kinh (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.09 KB, 2 trang )

VỆ SINH THẦN KINH
Ngày soạn: ....................
Ngày dạy: ....................
I/ Mục tiêu: Giúp HS:

- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh.
Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
- HS kể tên được những việc nên làm, những thức ăn đồ uống có thể sử dụng để
có lợi cho cơ quan thần kinh, những việc cần tránh, những đồ ăn uống độc hại cho cơ
quan thần kinh.
- HS có ý thức học tập, làm việc đúng cách để giữ vệ sinh thần kinh.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình minh họa trang 32, 33 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1) Khởi động: 1’ (Hát)
2) Kiểm tra bài cũ: 5’ (3 HS)
Kiểm tra HS đọc nội dung bạn cần biết của bài 14
? Nêu vai trò các bộ phận của não bộ?
3) Bài mới: 27’
a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Vệ sinh thần kinh.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
12’ Hoạt động 1: Thảo luận việc làm trong
tranh.
Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và
không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần
kinh.
Tiến hành:
- Nhóm 4.


- Nêu yêu cầu quan sát hình trang 32 SGK. - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
kết quả thảo luận của nhóm mình cho
? Nhân vật trong mỗi hình đang làm gì ?
từng bức tranh.
? Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ
quan thần kinh?
- 7 HS lên bảng gắn tranh vào đúng cột
- Yêu cầu 7 HS lên bảng gắn 7 bức tranh vào
2 cột: “có ích”, “có hại” cho phù hợp.
- GV nhận xét kết quả các nhóm, bổ sung
- Những công việc vừa sức, thoải mái,
và kết luận:
th
ư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh.
? Những việc làm như thế nào thì có lợi cho
- Khi chúng ta vui vẻ, được yêu
cơ quan thần kinh ?
? Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ thương…
quan thần kinh ?
Kết lại: Cần thư giãn, nghỉ ngơi để tránh
10’ căng thẳng cơ quan thần kinh.


5’

Hoạt động 2: Trò chơi “Thử làm bác sĩ”
Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lý
có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh
Tiến hành:

- Nêu yêu cầu: quan sát các hình 8 trang 33
SGK, thảo luận xem trạng thái nào có lợi
hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Sau đó đóng vai: 1 HS sẽ làm bác sĩ, các
HS khác sẽ lần lượt thể hiện các trạng thái
trong hình vẽ đến gặp bác sĩ để khám bệnh.
Bác sĩ sẽ nhận xét xem trạng thái nào có lợi
hay có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Kết lại: Chúng ta cần luôn vui vẻ với
người khác. Tránh sự tức giận hay sợ hãi, lo
lắng.
Hoạt động 3: Cái gì có lợi, cái gì có hại.
Mục tiêu: Kể tên được những việc nên
làm, những thức ăn đồ uống có thể sử dụng
để có lợi cho cơ quan thần kinh, những việc
cần tránh, những đồ ăn uống độc hại cho
cơ quan thần kinh.
Tiến hành :
- Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát
hình 9 ở trang 33 SGK Xếp các tranh theo 2
nhóm có lợi, có hại đối với cơ quan thần
kinh.
? Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại
cho cơ quan thần kinh ?
? Ma túy vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta
phải làm gì ?
Kết lại: Cần sống vui vẻ, ăn uống đúng
chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh.
Cần tránh xa ma túy để bảo vệ sức khỏe và

cơ quan thần kinh

- Tham gia trò chơi.

- Nhóm 4. Cử đại diện trình bày.
Có lợi
Có hại
Nước cam
Ma túy
Mứt sen
Cà fê, rượu, thuốc lá
- Dễ gây nghiện.
- Tránh xa ma túy.

4) Củng cố: 2’

? Nêu thêm tác hại của các chất gây nghiện đối với cơ quan thần kinh.

IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Vệ sinh thần kinh (TT).
- Nhận xét:
Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................



×