Tải bản đầy đủ (.pptx) (95 trang)

ngôn ngữ học đối chiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.38 KB, 95 trang )

NGÔN NGỮ HỌC
ĐỐI CHIẾU
Dành cho sinh viên ngoại ngữ


Tài liệu tham khảo
1. Bùi Mạnh Hùng (2008). Ngôn ngữ học đối chiếu. Nhà xuất
bản Giáo dục
2. Tomasz P. Krzeszowski (1990) Contrasting Languages: The
Scope of Contrastive Linguistics. Nhà xuất bản De Gruyter.
3. Carl James (1980) Contrastive Analysis. Nhà xuất bản
Longman.


Nội dung chuyên đề
I. KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
II: TERTIUM COMPARATIONIS - CỞ SỞ ĐỐI CHIẾU
III: PHÂN LOẠI ĐỐI CHIẾU
IV: CÁC NGUYÊN TẮC ĐỐI CHIẾU
V: BA BƯỚC ĐỐI CHIẾU


Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu
• Khái niệm ‘đối chiếu’
 Khái niệm ‘so sánh’

Xem xét nhằm xác định những
tương đồng và khác biệt giữa hai
đối tượng được so sánh

 Khái niệm ‘đối chiếu’



So sánh hai đối tượng nhằm xác
định chúng khác biệt như thế nào


Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu
• Khi nào chúng ta so sánh hai đối tượng?
 Sự so sánh luôn dựa trên giả định hai đối tượng có sự
tương đồng.
 Đối chiếu nhằm xác lập những khác biệt trong tương
quan với những tương đồng giữa hai đối tượng.


Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu
• “The first thing we do is make sure that we are comparing like with like: this
means that the two (or more) entities to be compared, while differing in
some respect, must share certain attributes.
• This requirement is especially strong when we are contrasting, i.e., looking
for differences—since it is only against a background of sameness that
differences are significant.
• We shall call this sameness the constant and the differences variables’
(James 1980: 169).


Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu
• Đối tượng của NNHĐC
 Xác định những khác biệt và những tương đồng giữa hai
ngôn ngữ
• Mục đích của NNHĐC
 Nhằm đạt đến những kết quả có thể sử dụng cho mục

đích ứng dụng: giảng dạy ngoại ngữ và dịch thuật.


Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ
• Trong quá trình học ngoại ngữ NNHĐC giúp lý giải một hiện

tượng mà các nhà tâm lý học hành vi gọi là “chuyển di ngôn
ngữ” (Language Transfer).
Chuyển di tích cực
Tác động của tiếng mẹ đẻ đối
với ngoại ngữ

Chuyển di tiêu cực


Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ
• Chuyển di tích cực
 L1 giống L2
 Người học không ặp khó khăn vì điều học được trong L1
được “chuyển di tích cực” vào trong L2.
 Chuyển di tích cực giúp việc học L2 dễ dàng hơn.


Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ
• Chuyển di tiêu cực
 L1 khác L2 → Giao thoa diễn ra
 Sự khác biệt giữa L1 và L2 khiến người học mất thời gian,
công sức
 L1 khiến việc lĩnh hội L2 khó khăn hơn.



Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ
 Chuyển di tích cực = Học những thứ giống nhau dễ hơn
 Chuyển di tiêu cực = Học những thứ khác nhau khó hơn
và vì vậy dễ dùng sai (giao thoa)


Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ
• Vai trò của NNHĐC trong dạy và học ngoại ngữ:
 Giúp xác định nguyên nhân gây lỗi
 Tìm biện pháp khắc phục


Lịch sử vấn đề
• Chương trình điều tra NNHĐC được Charles Carpenter Fries thuộc
Đại học Michigan tiến hành vào những năm 40.

• Fries (1945): “Công cụ hiệu quả nhất trong việc giảng dạy ngoại ngữ
là những công cụ dựa trên việc miêu tả khoa học ngoại ngữ đó, so
sánh tỉ mỉ với việc miêu tả tiếng mẹ đẻ của người học.”


Lịch sử vấn đề
• Robert Lado (1957) thực hiện công trình miêu tả có tính so
sánh giữa tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

• R. Lado: “Việc giảng dạy ngoại ngữ có thể hiệu quả hơn khi tiến
hành so sánh tiếng mẹ đẻ của người học và ngoại ngữ họ đang
học.”


• → “Contrastive Hypothesis”.


Lịch sử vấn đề
 Giả thuyết được tóm tắt như sau:

• Thụ đắc NN thứ nhất hay tiếng mẹ đẻ về cơ bản khác với việc
học ngoại ngữ, đặc biệt là khi một cá nhân học ngoại ngữ
muộn hơn tiếng mẹ đẻ và việc học ngoại ngữ này hoàn toàn
dựa trên sự tinh thông tiếng mẹ đẻ của cá nhân này.


Lịch sử vấn đề
• Mỗi ngôn ngữ có một cấu trúc riêng. Những tương đồng
giữa hai NN sẽ không gây ra khó khăn cho người học
(chuyển di tích cực ), nhưng những khác biệt lại gây khó
khăn do sự “chuyển di tiêu cực” hay giao thoa.


Lịch sử vấn đề
→ Người học thường có khuynh hướng thường truy tìm
những khác biệt giữa hai NN.


Vấn đề thuật ngữ
• “NNHĐC - → so sánh hai NN hoặc các phân hệ của các NN nhằm xác
địnhmột phân ngành của NNH các tương đồng cũng như dị biệt
giữa những NN hay những phân hệ này. (Fisiak 1981: 1).
• Về mặt thuật ngữ: không có sự nhất quán giữa các nhà nghiên cứu:



Vấn đề thuật ngữ
 Fries (1945): “Parallel Description”
 Lee (1974): “Differential Studies”
 Mackey (1965): “Differential Description)
 Nemser (1971): “Dialinguistic Analysis”, “ Analytical Confrontation”
 Catford (1968): “Descriptive Comparison”


Vấn đề thuật ngữ
• Hai thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu:
- Contrastive Linguistics - Ngôn ngữ học đối chiếu
- Contrastive Analysis – Phân tích đối chiếu


Phân ngành của NNHĐC
Fisiak (1981: 2-3):

ĐC lý thuyết

NNHĐC
ĐC ứng dụng


Phân ngành của NNHĐC
• Nghiên cứu đối chiếu lý thuyết:
 giải thích thấu đáo tương đồng và dị biệt giữa hai NN;
 cung cấp một mô hình/khung so sánh thích hợp;
 giúp xác định những yếu tố nào có thể so sánh và so sánh như
thế nào trong các NN liên quan.



Phân ngành của NNHĐC
• Nghiên cứu đối chiếu lý thuyết:
 NCĐC lý thuyết tìm kiếm sự biểu hiện của một phạm trù phổ
quát X nào đó trong cả NN A và NN B.


Phân ngành của NNHĐC
• Nghiên cứu đối chiếu ứng dụng:

 Sự tác động của cấu trúc tiếng mẹ đẻ đối với cấu trúc của ngoại
ngữ trong quá trình giao tiếp.

 Nghiên cứu quá trình chuyển di ngôn ngữ, đặc biệt là chuyển di
tiêu cực.


Phân ngành của NNHĐC
 “một phạm trù phổ quát X có biểu hiện Y trong NN A được
biểu thị như thế nào trong ngôn ngữ B và điều gì có thể tác
động đến quá trình này”.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×