Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo từ 2006 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.53 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
---------------------

NGUYỄN THỊ TÌNH

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH
ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
TH.S CHU THỊ THU THỦY

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè và các thầy
cô trong khoa lịch sử (Trường Đại học sư phạn Hà Nội 2) – những người giúp
đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình, Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, giúp đỡ em trong thời gian
thực hiện khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.S Chu Thị Thu Thủy đã
chỉ bảo và hướng dẫn em nhiệt tình để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót,
khuyết điểm. Kính mong các thầy, cô giáo cùng bạn bè đóng góp ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả khóa luận



Nguyễn Thị Tình


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác
xóa đói giảm nghèo từ năm 2006 đến năm 2010” được hoàn thành dưới sự
hướng dẫn tận tình của thạc sĩ Chu Thị Thu Thủy.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
không trùng với bất cứ công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác.
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Tình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ...................................... 3
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................ 4
5. Đóng góp của khóa luận ........................................................................... 5
6. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010 ............ 6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH NINH BÌNH................................................. 6
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................... 6
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội………………………………… 8
1.1.3. Truyền thống lịch sử ................................................................. 10

1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH
NINH BÌNH TRƯỚC NĂM 2006 ........................................................... 11
1.3. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO..................................................................................................... 16
Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010 ................................. 20
2.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH VỀ XÓA
ĐÓI GIảM NGHÈO TRONG TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010....................... 20
2.2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO TỈNH NINH BÌNH TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010 ........................ 25
2.2.1. Quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung ....... 25


2.2.2. Quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo đối với các xã nghèo, cụm
xã nghèo trọng điểm theo Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh; Đề án số 15/ĐA-UBND của UBND tỉnh (23 xã nghèo) .......... 30
Chương 3. NH N X T V B I H C KINH NGHIỆM .............................. 33
3.1. MỘT SỐ KẾT QUẢ V HẠN CHẾ ................................................ 33
3.1.1. Những kết quả đạt được ............................................................... 33
3.1.2. Hạn chế ..................................................................................... 34
3.2. B I H C KINH NGHIỆM V

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ XÓA

ĐÓI GIẢM NGHÈO ................................................................................. 35
3.2.1. Bài học kinh nghiệm ................................................................. 35
3. 2.2. Một số đề xuất về xóa đói giảm nghèo ..................................... 36
3.2.2.1. Về công tác chỉ đạo ......................................................... 36
3.2.2.2. Cơ chế huy động vốn ....................................................... 36
3.2.2.3. Cơ chế thực hiện .............................................................. 37

3.2.2.4. Về nguồn nhân lực ........................................................... 38
3.2.2.5. Điều hành, quản lý ........................................................... 38
3.2.2.6. Tổ chức thực hiện ............................................................ 39
KẾT LU N ..................................................................................................... 41
T I LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 42


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong
công cuộc đổi mới. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi đói nghèo là một
trong ba giặc nguy hiểm nhất của buổi đầu giành được độc lập (giặc đói, giặc
dốt, giặc ngoại xâm) và cần phải ưu tiên tiêu diệt. Sự phân hóa giàu nghèo gây
bất bình đẳng trong xã hội, gây nên môi trường sinh thái bị hủy hoại, gây bất ổn
về chính trị - xã hội. Xóa đói giảm nghèo nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo của mỗi địa phương. Nghị quyết Đại
hội toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X và XI của Đảng chỉ rõ: “Cùng với quá
trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiền hành công tác xóa đói giảm nghèo,
thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hóa giàu nghèo quá giới hạn cho
phép”. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo là yêu vừa cơ bản, vừa cấp bách được đặt ra
trong giai đoạn hiện nay.
Là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, giao thông thủy, bộ
thuận tiện, Ninh Bình có tiềm năng kinh tế lớn ở cả 3 vùng: đồng bằng, ven
biển, trung du miền núi và 2 thế mạnh: du lịch, vật liệu xây dựng. Ninh Bình
cũng có nhiều nghề truyền thống, như trồng, chế biến cói, thêu ren, chế tác đá
mỹ nghệ, mộc, sinh vật cảnh... Không chỉ có nguồn lao động dồi dào, người dân
Ninh Bình lại cần cù, chăm chỉ và rất có ý chí thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi ấy, Ninh Bình cũng gặp nhiều khó khăn,
thách thức. Nhiều xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển điều kiện sản xuất,
sinh hoạt còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, tập tục sản

xuất, sinh hoạt lạc hậu, kết cấu hạ tầng gần như chưa có gì. Để khắc phục những
khó khăn đó thời gian từ 2006 đến 2010, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã đề ra
những chủ trương, chính sách để phát huy mọi nguồn lực đẩy mạnh sự phát
triển kinh tế của địa phương, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân.
1


Vì vậy sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác xóa đói giảm nghèo
là hết sức cần thiết và quan trọng. Tìm hiểu quá trình lãnh đạo xóa đói giảm
nghèo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong những năm 2006 - 2010 sẽ giúp chúng
ta thấy được những chủ trương, chính sách, thành tựu đạt được cũng như những
thách thức mà Đảng bộ Tỉnh đã trải qua và bước đầu đề ra một số bài học kinh
nghiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo để các năm tiếp theo đại kết quả cao
hơn. Với những ý nghĩa đó tôi đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh
đạo công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 2006 đến năm 2010”làm đề tài khóa
luận chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghèo đói là một hiện trạng rất phổ biến trong và ngoài nước, cho nên
vấn đề này đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh
khác nhau.
Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, đã đề cập
đến vấn đề xoá đói giảm nghèo, trong đó có các công trình như:
Nguyễn Thị Hằng (1993),Nhận diện đói nghèo ở nước ta, Nxb Lao động
và Thương binh xã hội, Hà Nội; Nguyễn Văn Thiều (1996), Xóa đói giảm
nghèo, Nxb Lao động Hà Nội; Xoá đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế, Nxb
Lao động và Thương binh xã hội, Hà Nội (1997).Các công trình nghiên cứu này
làm rõ các vấn đề lý luận về đói nghèo và phân tích rõ về các yếu tố ảnh hưởng
đến đói nghèo ở nước ta, từ đó đưa những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo
nói chung.

Đinh Văn Hùng (2010), “Xóa đói, giảm nghèo ở Ninh Bình: khi “chí đã
quyết, lòng đã đồng”, Tạp chí Lịch sử Đảng số ra ngày 14/6/2010, đã khái quát
lại một số chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình vấn đề xóa đói
giảm nghèo, nêu lên những kết quả đạt được và rút ra bài học kinh nghiệm trong
quá trình chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo đến năm 2010.
“Tiến tới kỷ niệm 20 tái lập tỉnh Ninh Bình (1992 – 2012), 5 năm thành
lập thành phố Ninh Bình (2007 – 2012)”, Tạp chí Lịch sử Đảng số ra ngày
2


1/3/2012, nêu khái quát về con người và vùng đất Ninh Bình, những thành tựu
mà nhân dân Ninh Bình đã đạt được trong 20 năm tái lập tỉnh, nổi bật là công
tác xóa đói giảm nghèo, đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp để đưa Ninh Bình
tiếp tục phát triển cả về văn hóa và xã hội trong những năm tiếp theo.
Ngoài ra còn có luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị cập đến “Nguồn vốn
ODA với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Thị
Minh Hòa, trường Đại học Kinh tế: Đề tài hệ thống hóa vấn đề lý luận liên quan
đến nguồn vốn ODA và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình.
Các Nghị quyết, các báo cáo hàng năm của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh
và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Nông dân các cấp tỉnh Ninh Bình
về công tác xóa đói giảm nghèo.
Các công trình trên đều có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc,
song khi điểm lại tình hình nghiên cứu đó có thể thấy cho tới nay chưa có
một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về chủ trương, đường lối,
của Đảng và Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy
nhiên, thành quả nghiên cứu của các công trình bài viết kể trên rất bổ ích,
đó không chỉ là nguồn tư liệu quý báu mà còn gợi mở những cách nhìn mới
để thực hiện bản khóa luận này.
3.Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
• Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một cách toàn diện và khách quan
quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đối với công tác xóa đói
giảm nghèo; tái hiện lại những kết quả đạt được, rút ra nhận xét; và một số bài
học kinh nghiệm về công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Ninh bình trong giai
đoạn 2006 – 2010.
• Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển từ năm
2006 đến năm 2010”, đề tài hướng đến giải quyết những nhiệm vụ sau:
3


Thứ nhất, khái quát về tỉnh Ninh Bình cùng với chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 2006 – 2010.
Thứ hai, mô tả lại một cách khách quan những chủ trương, chính sách và
quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo từ năm
2006 đến năm 2010.
Thứ ba, nêu lên kết quả, tồn tại, bài học kinh nghiệm trong quá trình
Đảng bộ Tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo.
• Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến 2010.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
• Nguồn tài liệu
Thực hiện đề tài này, khóa luận chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu sau:
- Các văn kiện của Đảng và Chính phủ về công tác xóa đói giảm nghèo. Các
văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình; các Chương trình, Nghị quyết Tỉnh
ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về xóa đói, giảm nghèo.
- Các Báo cáo tổng kết của các sở, ban, ngành có liên quan về công tác
xóa đói giảm nghèo.
- Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu được đăng tải trên

các tạp chí của Trung ương và địa phương…
• Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về xóa đói giả nghèo; bên cạnh đó là những chủ trương, đường
lối về xóa đói, giảm nghèo của Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình.
Trên cơ sở đó, khóa luận thực hiện hai phương pháp nghiên cứu chính là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra khóa luận còn sử dụng một
số phương pháp như: phương pháp mô tả, phương pháp thống kê và phương
pháp tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề khóa luận cần trình bày.
4


5. Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận hệ thống hóa những chủ trương, chính sách của Đảng cộng
sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đối với công tác xóa đói, giảm nghèo
từ năm 2006 - 2010.
- Trên cơ sở các nguồn tư liệu lịch sử, đặc biệt là nguồn tư liệu gốc, luận
văn đã trình bày khái quát về tỉnh Ninh Bình, công tác chỉ đạo xóa đói giảm
nghèo từ năm 2006 đến năm 2010; nêu những thành tựu của Tỉnh Ninh Bình đã
đạt được, những ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ tỉnh trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện.
- Khóa luận nêu lên một số kinh nghiệm lịch sử trong quá trình Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo, đưa ra một số vấn đề góp
phần thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo có
hiệu quả trong tương lai.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa
luận tốt nghiệp còn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở để Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác xóa đói,

giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2000
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo
trong giai đoạn 2006 - 2010
Chương 3. Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm

5


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH NINH BÌNH
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
• Về vị trí địa lý
Ninh Bình là một tỉnh nhỏ, nằm ở phía Nam và Tây Nam của đồng bằng
sông Hồng. Vị trí giới hạn từ 19o50 đến 20o26 vĩ độ Bắc, từ 105o32 đến 106o20
kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Hà Nam với một phần ranh giới tự nhiên là sông
Đáy; phía Đông giáp Nam Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây và
Tây Nam giáp Thanh Hóa; phía Tây giáp Hòa Bình.
Hiện nay, Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện thị (1 thành phố,
6 huyện và 1 thị xã) với 127 xã, 17 phường, thị trấn. Thành phố Ninh Bình là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của toàn tỉnh.
Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, trên trục quốc lộ 1A từ Bắc vào
Nam, Ninh Bình có 20 km đường sắt Thống Nhất đi qua và còn có nhiều tuyến
đường bộ quan trọng khác như: quốc lộ 1B, quốc lộ 10… Ninh Bình cũng nằm
trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng: Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình [4, tr.21].
• Về địa hình

Ninh Bình có địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, nửa đồi
núi và vùng ven biển.
Vùng đồi núi, nửa đồi núi với các dãy núi đá vôi, núi nhiều thạch sét, sa
thạch, đồi đất đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven
núi, có nhiều tiềm năng phát triển đặc biệt là phát triển du lịch.

6


Vùng đồng bằng trung tâm là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông, có
nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ,
và sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Vùng ven biển và biển có nhiều điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản,
khai thác các nguồn lợi ven biển. Với địa hình đa dạng như vậy, Ninh Bình có
đủ điều kiện phát triển một nền kinh tế tổng hợp.
• Về thổ nhưỡng
Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 139.011 ha, trong đó đất nông
nghiệp chiếm 44,57%, đất lâm nghiệp chiếm 19,89%, đất chuyên dùng chiếm
10,93%, đất khu dân cư chiếm 3,85% và đất chưa sử dụng chiếm 12,3%. Tài
nguyên đất ở Ninh Bình nhìn chung có độ phì trung bình với ba loại địa hình ven
biển, đồng bằng và bán sơn địa nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng, nuôi
trồng thủy sản, đồng cỏ chăn nuôi, cây rừng đa tác dụng. Đây là một lợi thế của
Ninh Bình so với một số tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng.
• Về khí hậu
Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng, ngoài ảnh
hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam, còn chịu ảnh hưởng của khí
hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi. Thời tiết trong năm chia làm hai
mùa khá rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 - 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa
mưa từ tháng 5 - tháng 10. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,4 oC và có sự
chênh lệch không nhiều giữa các vùng. Tổng nhiệt độ năm đạt tới trị số trên

8.500oC, có tới 8-9 tháng trong năm có nhiệt độ trung bình trên 20 oC. Độ ẩm
trung bình hàng năm là 86%. Lượng mưa rơi trung bình toàn tỉnh đạt từ 1.860 1.950 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của tỉnh.
• Về thủy văn
Ninh Bình là tỉnh có nhiều sông và đầm hồ. Đây là nguồn nước mặt cung
cấp nước cho công nghiệp, nông lâm nghiệp và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng.
Hàng năm, hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình được nuôi dưỡng bằng nguồn nước
mưa dồi dào. Mật độ mạng lưới sông ngòi khoảng 0,6-0,9 km/km2.
• Về tài nguyên khoáng sản
7


Nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình là đá vôi với trữ
lượng hàng chục tỷ m3, chất lượng tốt và đôlômít (hàng chục triệu tấn) phân bố
chủ yếu ở các huyện miền núi. Ngoài ra còn một số khoáng sản khácnhư: đất
sét, than bùn, cát xây dựng, sét gốm sứ, sét ximăng… trữ lượng nhỏ [4, tr.22 –
23].
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
• Điều kiện kinh tế
Công nghiệp
Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu
vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với
vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành
công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.
Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức
2 con số, Năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, liên tục
nằm trong nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc. Ninh Bình là một trong những tỉnh
thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam; Năm 2010 thu ngân sách đạt
3.100 tỷ đồng trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/63 và 43/63.
Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2009: Công nghiệp - xây dựng: 46,35%; Nông,

lâm - ngư nghiệp: 13,9%; Dịch vụ: 39,6%.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 3.242 tỷ đồng, chiếm 33,6%
giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 triệu USD,
chiếm 49% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Về thu hút đầu tư, tỉnh hiện có
những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng
như: Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ
tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin, nhà máy sản xuất sôđa, nhà máy sản xuất phôi
thép Ninh Bình [22, tr.2].
Nông nghiệp

8


Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành
phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường
Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim
Sơn trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú, hải sản, khu vực làng
hoa Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Cơ cấu Nông, lâm, thuỷ sản
trong GDP của tỉnh, năm 2007 đạt 26% (mục tiêu đến năm 2010 là 17%). Lĩnh
vực nuôi thuỷ sản phát triển khá ổn định, nhất là ở khu vực nuôi thả thuỷ sản
nước ngọt. Diện tích nuôi thuỷ sản năm 2007 đạt 9.021 ha, tăng 27,7% so với
năm 2004; trong đó diện tích nuôi thả vùng nước ngọt đạt 6.910 ha, nuôi thuỷ
sản nước lợ 2.074 ha. Sản lượng thuỷ sản năm 2007 đạt 18.771 tấn.
Thương mại - Dịch vụ
Ninh Bình có vị trí hội tụ giao thông liên vùng rất thuận lợi cho phát triển
lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong cả nước. Về dịch vụ hạ tầng
du lịch, Ninh Bình có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái
- nghỉ dưỡng, văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch mạo hiểm, thể thao.
Ninh Bình đang có nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch
vụ. Tỉnh coi đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các

ngành dịch vụ đạt 16% [22, tr.3].
• Điều kiện xã hội
Đặc điểm dân cư và lao động
Dân số Ninh Bình theo số liệu điều tra dân số ngày 01/04/2009 là
898.459 người. So với dân số khu vực đồng bằng Sông Hồng, dân số tỉnh Ninh
Bình chiếm 5,6% và bằng 1,2% dân số cả nước. Mật độ dân số của tỉnh (khoảng
675 người/km2) thấp hơn mật độ trung bình của vùng và đang nằm trong “thời
kỳ dân số vàng”, là lợi thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi
trong quản lý và không gây sức ép lớn đối với phát triển kinh tế.
Nguồn lao động khá về cả số lượng, chất lượng và đang ở thời kỳ đầu với
tổng lao động năm 2008 chiếm 51,2% dân số (khoảng 480,3 nghìn người). Ninh
Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị khá thấp (3,7%), chất lượng nguồn
9


nhân lực được đánh giá là khá so vùng đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước.
Do vậy, đây là một nhân tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là đối với các
ngành, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động.
Năm 2010, ngành Y tế Ninh Bình hiện có 2 bệnh viện quân đội là Bệnh
viện Quân y 5 của Quân khu 3 và bệnh viện Quân y 145 của Quân đoàn 1; 7
bệnh viện tuyến tỉnh đó là bệnh viện đa khoa Ninh Bình, bệnh viện Y học cổ
truyền Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện điều dưỡng (100 giường), bệnh viện
Lao và bệnh phổi Ninh Bình (100 giường), Bệnh viện Tâm Thần Ninh Bình
(100 giường), Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình (200 giường) và bệnh viện Mắt
Ninh Bình (50 giường).
Về Giáo dục và Đào tạo tỉnh có Trường Đại học Hoa Lư và 4 trường cao
đẳng: Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình; Trường Cao đẳng nghề
LILAMA-1; Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình và Trường Cao đẳng nghề Cơ
điện Xây dựng Tam Điệp[22, tr.4-5].
1.1.3. Về truyền thống - lịch sử

Ninh Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa, nhân dân đoàn
kết, cần cù, sáng tạo trong lao động; anh dũng, kiên cường trong đấu tranh
dựng nước và giữ nước.
Ngay từ thế kỷ X, khi đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh người con của quê hương Ninh Bình đã lãnh đạo quần chúng nổi dậy dẹp loạn
12 sứ quân, thu non sông về một mối. Sau khi lên ngôi, ông đóng đô ở Hoa Lư,
xây dựng triều chính. Hoa Lư (nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) trở
thành kinh đô đầu tiên của nền phong kiến tập quyền ở nước ta.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, truyền thống cách mạng hào
hùng của cha ông tiếp tục được các thế hệ con cháu trên mảnh đất Ninh Bình tô
thắm. Sau khi có lệnh Tổng khởi nghĩa, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân tiến
hành khởi nghĩa đập tan chính quyền đế quốc, phong kiến. Thắng lợi này đã mở
ra một thời kì mới trong lịch sử Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình.
10


Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Ninh
Bình đã cũng với nhân dân cả nước đồng lòng, đồng sức, kiên cường chiến đấu,
góp sức người, sức của vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
Sau đại thắng mùa xuân 1975, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội,
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh (từ 1975 đến 1992 là Đảng bộ tỉnh Hà Nam
Ninh), quân và dân Ninh Bình tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang và
truyền thống cách mạng oanh liệt của quê hương anh hùng, khơi dậy những
tiềm năng to lớn để xây dựng Ninh Bình ngày càng phát triển.
Như vậy, Ninh Bình có vị trí địa lý khá thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú với nguồn lao động dồi dào là một trong những động lực quan
trọng để Ninh Bình phát triển đi lên [4, tr.30].
1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH
NINH BÌNH TRƯỚC NĂM 2006
Sau 15 năm tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo sâu sát tích cực đổi mới của các
cấp ủy Đảng, chính quyền và tinh thần phấn khởi thi đua phấn đấu của nhân

dân, tình hình kinh tế chính trị của tỉnh Ninh Bình phát triển tương đối toàn
diện.
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở
thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạovà có nhiều giải pháp tích cực nhằm
xoá đói, giảm nghèo; đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính
trị và mọi nguồn lực cho công tác xoá đói, giảm nghèo đã đạt được kết quả quan
trọng. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân (đường
giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, điện…) ở các xã
nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, các xã miền núi, các xã bãi ngang ven biển được
đầu tư xây dựng. Việc thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hộ nghèo,
vùng nghèo; chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa và xoá nhà tranh tre, vách đất
cho các hộ nghèo, hộ chính sách… đã tạo điều kiện và góp phần để các hộ dân
của các xã vùng khó khăn vươn lên giảm nghèo.

11


Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV
“mỗi năm giải quyết việc làm cho 12 nghìn người, trong 5 năm 25% số người
lao động được đào tạo, học nghề. Số người nghèo còn dưới 7% (theo tiêu chí
năm 2000), cơ bản không có hộ đói” [15, tr.44].
Việc triển khai và thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng, Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2005 còn 6,2% (theo tiêu chí năm 2000), cơ bản
khôg còn hộ đói (đạt mục tiêu). Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm 16.000
lao động (mục tiêu 12 000 lao động mỗi năm).
Đã xây dựng 114 điểm bưu điện văn hóa xã, đạt 90% (mục tiêu 90%),
95% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh, 85% được phủ sóng truyền hình
(mục tiêu 100%); 60% số hộ được dùng nước sạch (đạt mục tiêu)
Đã có 84% đường giao thông nông thôn được cứng hóa phần mặt (mục
tiêu 80); số kênh mương được kiên cố hóa đến hết năm 2005 là 60% (đạt mục

tiêu).
Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 của
Tỉnh ủy, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo cuộc vận động xóa đói giảm
ngèo, xóa nhà tranh tre, vách đất; chương trình giải quyết việc làm đã đạt được
kết quả, trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho 78,767 lao động, bình quân 15,7
ngàn lao động/năm, đào tạo nghề cho 95000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua
đào tạo lên 25%.
Chính sách xã hội được quan tâm thường xuyên, nhất là chăm sóc người
có công. Cơ bản đảm bảo các đối tượng chính sách có mức sống tương đương
với các hộ có mức sống trung bình ở mỗi địa phương. Đã hỗ trợ thường xuyên
cho 25.509 đối tượng với tổng mức kinh phí hàng tháng trên 5,8 tỷ đồng.
116/145 xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác chăm sóc người
có công, xây dựng 117 nhà tình nghĩa, sửa chữa và xây mới 2.594 nhà đại đoàn
kết, đến tháng 9 năm 2005 đã hoàn thành việc xóa 1791 nhà tranh tre, vách đất.
Hỗ trợ tín dụng cho 98.755 lượt hộ nghèo vay vốn với tổng số tiền là 246
tỷ đồng phát triển sản xuất; cấp 45.162 giấy chứng nhận hộ nghèo; đầu tư 9.750
12


triệu đồng xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo. Số hộ nghèo bình quân
hàng năm giảm 1,5%, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 11,5 năm 2001, còn dưới
7% năm 2005 (theo tiêu chí năm 2000).
Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, cuộc vận động xóa đói giảm
nghèo, hoàn thiện việc xóa tranh tre vách đất, là 1 trong 14 tỉnh, thành được Ủy
ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp bằng ghi công hoàn thành việc
xóa nhà tranh vách đất cho người nghèo” [16, tr.37-38].
Tuy nhiên, công tác xoá đói giảm nghèo vẫn còn những tồn tại, hạn chế:
Tỷ lệ hộ nghèo còn cao và không đồng đều giữa các địa phương. Một số hộ
thoát nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn tiềm ẩn. Kết cấu hạ tầng
phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của các xã nghèo còn thiếu và khó khăn.

Nguồn lực huy động cho công tác xoá đói giảm nghèo chưa đáp ứng được yêu
cầu. Việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương
trình giảm nghèo còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền nâng
cao nhận thức của nhân dân đối với công tác xóa đói giảm nghèo chưa được
quan tâm đúng mức, một bộ phận người dân chưa ý thức rõ trách nhiệm của
mình để phấn đấu vươn lên tự thoát nghèo, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
Nhiều mô hình, cách làm hay về giảm nghèo có hiệu quả chưa được kịp thời
tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm.
Bảng 1: Số liệu hộ nghèo cụ thể của các huyện, thành phố Ninh Bình
(2001-2005)
STT

Tên địa phương

Tổng số hộ

Số hộ nghèo

Tỷ lệ (%)

1

TP. Ninh Bình

27.103

669

2,46


2

Thị xã Tam Điệp

13.871

865

6,24

3

Huyện Nho Quan

34.163

6.209

18,17

4

Huyện Gia Viễn

30.029

4.094

13,63


5

Huyện Hoa Lư

18.540

3.005

16,2

6

Huyện Yên Mô

30.311

5.585

18,43

13


7

Huyện Yên Khánh

36.059

3.614


10,01

8

Huyện Kim Sơn

40.617

5.570

13,86

Chung toàn tỉnh

230. 693

29.611

12,83

[Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 –
2005 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình] [10, tr.2].
Qua bảng số liệu ta thấy tổng số hộ nghèo chung của toàn tỉnh là 29.611 hộ
chiếm tỷ lệ 12,83% tổng số hộ trên địa bàn toàn tỉnh, thấp hơn tỷ lệ bình quân hộ
nghèo của toàn quốc (22% năm 2005). Nhưng độ chênh lệnh hộ nghèo giữa các
huyện trong tỉnh khác nhau với mức độ không đồng đều cụ thể:
Tỷ lệ phần trăm số hộ nghèo Huyện Yên Mô (18,43%), Nho Quan
(18,17%), chiếm tỷ lệ phần trăm số hộ nghèo cao nhất toàn tỉnh, trong khi đó
thành phố Ninh Bình chiếm tỷ lệ số hộ nghèo thấp nhất (2,46%), có sự chênh

lệnh lớn như vậy là do: Xuất phát điểm kinh tế thấp và điều kiện tự nhiên không
thuận lợi:
Các xã ở vùng núi cao, điều kiện sống rất khó khăn, thiếu nước sinh hoạt,
nước sản xuất như: xã Kỳ Phú, Phú Long, Văn Phương, Thạch Bình, Lạc Vân
(huyện Nho Quan); xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp)…
Các xã vùng bãi ngang ven biển: Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông
(huyện Kim Sơn) thiếu các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như: đường giao
thông, nước sạch sinh hoạt, trường học…)
Các xã vùng trũng, chỉ canh tác được một vụ trong năm như xã Sơn
Thành, Thanh Lạc, Thượng Hoà (huyện Nho Quan), xã Gia Minh, Gia Lạc, Gia
Phong (huyện Gia Viễn)…
Các xã thuần nông, độc canh cây lúa, điều kiện sản xuất khó khăn, thiếu
việc làm, thu nhập thấp, như: xã Yên Đồng, Yên Thành, Yên Thái (huyện Yên
Mô); Khánh Công (Yên Khánh).
Do thiếu việc làm: Không có ngành nghề phụ; thiếu đất sản xuất, bình
quân đất cho một nhân khẩu quá thấp.

14


Do thiếu vốn sản xuất, thiếu phương tiện sản xuất: Một số hộ đã được vay
vốn nhưng không thanh toán đúng hạn nên không được vay tiếp; những hộ đã
được vay, nhưng số lượng ít, thời gian vay chu kỳ ngắn không đáp ứng được
nhu cầu cần vay.
Do trình độ hiểu biết hạn chế, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không biết
cách làm ăn, đông người ăn theo, hoặc do lười lao động, tai nạn rủi ro; gia đình
có người mắc các tệ nạn xã hội.
Do gia đình có người ốm đau kéo dài, có người tàn tật nặng, người già cả
cô đơn không nơi nương tựa, con cháu thiếu quan tâm.
Với thực trạng trên, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình cần có nhận thức đúng đắn

hơn nữa về vị trí, vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo trong xã hội, từ đó đề
ra những chủ trương, biện pháp cụ thể, sát thực hơn nữa trong chỉ đạo xóa đói
giảm nghèo; củng cố, xây dựng cơ sở vật chất; kĩ thuật, nâng cao đời sống nhân
dân. Bên cạnh đó nhanh chóng giải quyết những khó khăn mà bước đi đầu tiên
đang gặp phải.
Mặc dù vậy, những cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong
công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm qua và những đóng góp của nó
vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh trong những năm qua rất đáng
được ghi nhận. Những kết quả đã đạt được này là những bước đi cơ bản, có ý
nghĩa đặt nền móng cho những bước phát triển tiếp theo.
1.3. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO
Thực hiện chủ trương của Đại hội IX của Đảng, về việc cụ thể hóa hơn
nữa mục tiêu xóa đói giảm nghèo phải gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội;
phát triển sản xuất đi đôi với các vấn đề xã hội, tạo nên nhiều việc làm, giảm tỷ
lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 3%, phát triển văn hóa thông tin, nâng cao sức
khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống và điều kiện hưởng thụ phúc lợi cho nhân
dân. Dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội Đảng IX (2001) công tác xóa đói

15


giảm nghèo (2001 – 2005) đã đạt được nhiều thành tựu, Đại hội lần thứ X
(2006) đã tổng kết:
Công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, đã
thu được nhiều kết quả tốt thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc
làm, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở, tạo cơ hội việc làm cho người nghèo tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, động viên các
ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp nhân dân tham gia đến
cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo còn 7% theo kế hoạch còn 10%. Tuy nhiên vấn

còn tồn tại những thách thức đặt ra cho công tác xóa đói giảm nghèo. Kết quả
giảm nghèo chưa thật vững chắc, số hộ nghèo và tái nghèo ở một số vùng còn
lớn, đời sống nhân dân ở vùng sâu vùng xa, vùng bị thiên tai, vùng dân tộc thiểu
số có bình quân tỷ lệ hộ nghèo cao hơn bình quân nghèo cả nước. Một số chính
sách hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo chưa được tổ chức thực hiện tốt [3,
tr.157].
Trước thực trạng trên để công tác xóa đói giảm nghèo thật sự bền vững
trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, về phương hướng
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức
thực hiện xóa đói giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử
dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế, nhà nước tập trung xây dựng kết cấu
hạ tầng xã hội và trợ giúp quốc tế và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao
kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải
thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của nhà nước với sự
giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho
người nghèo, hộ nghèo, đặc biệt là những vùng gặp khó khăn; Ngăn chặn tình
trạng tái nghèo, Có chính sách khuyến khích mạnh thực hiện chính sách đặc biệt
về trợ giúp đầu tư sản xuất, nhất là đất sản xuất, trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch,
đào tạo nghề và việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Có chính sách
khuyến khích mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ giàu đầu tư vốn phát
16


triển ở nông thôn, nhất là nông thôn miền núi, phát huy hơn nữa vai trò của Mặt
trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tham gia công cuộc xóa đói giảm
nghèo [3, tr.217].
Thấm nhuần Nghị quyết của Đại hội Đảng X (2006) về công tác xóa đói
giảm nghèo, Chính phủ và các ban ngành đã cụ thể hóa chủ trương đó thành
những chính sách, chương trình cụ thể:

Trong cuộc họp giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Ủy ban
Dân tộc giải phóng, chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố
quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo giai đoạn (2006 – 2010). Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết:
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1 (2001 –
2005) và năm 2006 đã có 4.354.triệu lượt hộ vay tín dụng ưu đãi, 51.136 hộ
được hỗ trợ sản xuất, trên 2 triệu hộ được hướng dẫn cách làm ăn...
Ngày 05 tháng 02 năm 2007, Quyết định số 20/2007/QĐ – TTg phê duyệt
mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 của Thủ tướng Chính phủ
(2007). Trong đó mục tiêu tổng quát của chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững trong giai đoạn 2 (2006-2010) là: Đẩy mạnh tốc độ giảm
nghèo; hạn chế tái nghèo, củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho các hộ
đã thoát nghèo vươn lên khá giả, cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất
ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống của các
nhóm hộ nghèo, hạn chế gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức
sống thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và hộ
nghèo.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22%
xuống còn 10-11% năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo), thu nhập hộ
nghèo tăng 1,45% lần so với năm 2005 [11, tr.8].
Năm 2008, trong bối cảnh lạm phát cao cùng với việc tiếp tục thực hiện
các chính sách giảm nghèo hiện hành, chính phủ đã bổ sung, ban hành các chính
sách hỗ trợ giảm nghèo như trong quyết định số 02/167/2008/QĐ – TTg ngày
17


12 tháng 12 năm 2008 phê duyệt chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nhiều
chính sách hỗ trợ giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội của Thủ tướng Chính
phủ (2008) về “mở rộng đối tượng hưởng bảo hiểm y tế đối với hộ cận nghèo
với mức hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế; nâng cao tổng số người được

bảo hiểm y tế theo chính sách đối với hộ nghèo lên khoảng 15 triệu người, 11
triệu người được hỗ trợ l00% [12, tr.2].
Mở rộng đối tượng tăng mức cho vay ưu đãi học tập với học sinh, sinh
viên thuộc hộ nghèo, hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện
tiếp tục cho họ nâng cao trình độ tay nghề, giảm khó khăn về chi tiêu đối với hộ
nghèo. Bổ sung, sửa đổi các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, ngư
dân đánh bắt hải sản, nông dân nghèo để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.
Qua đó cho thấy Đảng và Nhà nước ta cực kì quan tâm tới chương trình
xóa đói giảm nghèo và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kì đổi mới – thời kì
hội nhập, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững nền kinh tế đất
nước.
Chủ trương của đại hội X của Đảng đề ra đã trở thành cơ sở và là định
hướng cho công tác xóa đói giảm nghèo trong năm 2006 – 2010 được bền vững,
kết quả đó là động lực để xây dựng một xã hội phồn vinh nhân dân được ấm no,
hạnh phúc.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, Ninh Bình có vị trí địa lý khá thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú với nguồn lao động dồi dào là một trong những động lực quan
trọng để Ninh Bình phát triển cả về kinh tế và xã hội. Cùng với sự tăng trưởng
liên tục của nền kinh tế, Ninh Bình đã có nhiều biện pháp thu hút vốn đầu tư từ
bên ngoài, tạo điều kiện để xây dựng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị kĩ thuật cho các ngành, nghề, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã đưa ra
nhiều chính sách, biện pháp tích cực để nâng cao đời sống cho nhân dân. Tuy
nhiên đói nghèo vẫn là thách thức lớn đối với Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình,
18


đòi hỏi trên dưới đoàn kết đồng lòng cùng nhau vượt qua để xây dựng Tỉnh nhà
giàu mạnh. Với những chủ trương và chính sách mới của Đảng và Nhà nước về

công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm tiếp theo, Đảng bộ và nhân dân
tỉnh Ninh Bình cần có những chủ chương, chính sách tích cực hơn nữa để đẩy
mạnh công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh đạt hiệu quả cao.

19


Chương 2
ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010
2.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH VỀ XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO TRONG NHỮNG NĂM 2006 – 2010
Thực hiện chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV
(2001 – 2005) đã có những chủ trương chỉ đạo cụ thể để thực hiện mục tiêu xóa
đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu chủ yếu “mỗi năm giải quyết
việc làm cho 12 nghìn người, trong 5 năm 25% số người lao động được đào tạo,
học nghề. Số người nghèo còn dưới 7% (theo tiêu chí năm 2000), cơ bản không
có hộ đói” [15, tr.44].
Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: “đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu và
tăng trưởng kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng sản
xuất hàng hóa, tăng nhanh nhịp độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tăng cường quản lý và đẩy mạnh hoạt động ngân hàng và các tổ chức tín
dụng, thu hút vốn nhàn dỗi, quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư,
thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện
đời sống nhân dân, tăng cường cơ sở vật chất – kĩ thuật, kết cấu hạ tầng cơ sở xã
hội. tiếp thu tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đời sống.
Về xã hội: tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp trường học, cơ sở khám,
chữa bệnh, nước sạch, các công trình phúc lợi công cộng, vệ sinh môi trường
[15, tr.56].

Giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Trên cở sở phát triển sản xuất –
kinh doanh của các thành phần kinh tế, tích cực tạo điều kiện giải quyết việc
làm cho người lao động ở cả nông thôn và thành thị.

20


×