Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM sát của tổ CHỨC bảo HIỂM TIỀN gửi đối với các tổ CHỨC tín DỤNG tại VIỆT NAM (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.47 KB, 15 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống tín dụng là hệ thống không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc
gia. Hệ thống tín dụng thúc đẩy việc mở rộng quy mô phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên nếu hệ thống này mất ổn định, đổ vỡ sẽ gây ra hậu quả không lường cho
toàn bộ nền kinh tế.
Tại Việt Nam cũng có nhiều trường hợp các ngân hàng rơi vào tình trạng khó
khăn vì các nguyên nhân khác nhau cụ thể là Ngân hàng Xây dựng năm 2015 ,
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) năm 2002.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) của mỗi quốc gia đóng vai trò chủ đạo
trong việc đảm bảo an toàn hệ thống tài chính. Theo nghiên cứu của Hiệp hội
BHTG quốc tế thì để hệ thống tài chính hoạt động an toàn tổ chức BHTG phải hoạt
động tích cực và hiệu quả trong việc phát hiện sớm, can thiệp và xử lý các TCTD
gặp vấn đề. Từ thực tiễn trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu thấy nhiệm vụ giúp
đỡ các ngân hàng hạn chế rủi ro là vô cùng quan trọng. Do đó, một hệ thống giám
sát, kiểm tra tốt là cần thiết, nó sẽ giúp dự báo, phát hiện sớm các TCTD đang gặp
khó khăn, từ đó có biện pháp giúp đỡ, ngăn chặn rủi ro và có thể ứng phó kịp thời
nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang bất ổn như hiện nay.
Vấn đề nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ ba vấn đề trong bài nghiên cứu này. Một
là tìm hiểu xem có bao nhiêu mô hình tổ chức BHTG và ở mô hình nào thì vai trò
giám sát được thể hiện rõ nét nhất. Thứ hai là nêu lên thực trạng giám sát của tổ
chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đối với các tổ chức tham gia BHTG
hiện nay, điểm yếu và bất cập như thế nào. Từ đó đi đến nội dung thứ ba là đưa ra
các giải pháp tăng cường vai trò giám sát của tổ chức BHTGVN.
Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu hoạt động giám sát, kiểm tra của tổ chức BHTGVN
thông qua các công cụ giám sát từ khi BHTGVN ra đời cho tới nay, đặc biệt tập
trung từ năm 2012 trở lại, khi Luật BHTG mới được ra đời thay thế cho văn bản
Luật trước đây.
Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là tổ chức BHTGVN.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp này để tổng hợp, phân tích những
nghiên cứu, quan điểm của các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước nhằm
tận dụng những kết quả đã có, tiết kiệm thời gian nghiên cứu.
1


Phương pháp nghiên cứu chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được nhóm nghiên cứu sử dụng trong việc phỏng
vấn hoặc tham khảo ý kiến những người có am hiểu hoặc có liên quan đến những
thông tin về hoạt động BHTGVN hay thế giới giúp thu thập thông tin phục vụ cho
quá trình nghiên cứu.
Tổng quan nghiên cứu
a. Các nghiên cứu trên thế giới về rủi ro đạo đức và tầm quan trọng của giám
sát
Vấn đề rủi ro đạo đức, kỉ luật thị trường
Nghiên cứu của Martin (2003) nhận xét rằng: sự đổ vỡ ngân hàng xảy ra khi
có quá nhiều người gửi tiền đến rút tiền cùng một lúc do có tin đồn không lành
mạnh cho ngân hàng.
Rủi ro đạo đức, theo Barthlomew (1990) là “những khích lệ bởi sự bảo hiểm,
xúi giục tổ chức tham gia BHTG thực hiện các hoạt động rủi ro hơn khi tổ chức
chưa được tham gia BHTG, và những hậu quả từ những rủi ro đó sẽ được giải
quyết bởi tổ chức BHTG”.
Cùng nghiên cứu về sự giám sát và vấn đề rủi ro đạo đức trong bài viết:
“Partial deposit insurance and moral hazard in banking” (BHTG một phần và rủi ro
đạo đức trong ngân hàng), Gan and W.Y.Yang (2011) đã cung cấp sự giải thích về
sự khác nhau giữa các quốc gia về độ bảo vệ của BHTG.
Nghiên cứu của Martin (2003) và Hooks and Robinson (2002) nhấn mạnh tổ

chức ngân hàng có càng ít vốn chủ sở hữu thì càng có xu hướng chấp nhận rủi ro,
nguyên nhân do họ “có quá ít để mất” (have little to lose).
Chernykh and Cole (2011) đã đề cập tới tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
giảm trong khi tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng lên sau khi thực hiện chương
trình BHTG và cũng kết luận rằng BHTG là nguy cơ dẫn đến rủi ro đạo đức.
Karels and McClatchey (1999) và Gueyie and Lai (2003) nghiên cứu chỉ ra
BHTG không làm tăng đầu tư rủi ro, cũng như không dẫn đến rủi ro đạo đức.
Gropp and Vesala (2004) đưa ra quan điểm sự giám sát đã giảm rủi ro đạo đức
và sự chấp nhận rủi ro cửa các ngân hàng như thế nào bắt nguồn từ sự bảo vệ của
BHTG. Manz (2009) qua bài nghiên cứu của mình đã công bố quan điểm mức bảo
hiểm cao thì giảm thất bại thị trường nhưng lại tăng nguy cơ không hiệu quả.
Một vấn đề cũng liên quan mật thiết tới rủi ro đạo đức và sự cần thiết của
giám sát là kỉ luật thị trường.
2


Nếu mở rộng quá BHTG (chuyển rủi ro của các ngân hàng có tiềm năng đổ vỡ
sang người trả thuế) sẽ làm yếu đi kỉ luật thị trường và làm gia tăng rủi ro đạo đức
(Greenspan, 2002).
Demirguc-Kunt and Detragiache (2002) đã thực hiện một nghiên cứu để rút ra
kết luận rằng các quốc gia với giới hạn chi trả bảo hiểm rộng rãi có nguy cơ khủng
hoảng ngân hàng cao hơn.
Demirguc-Kunt and Kane (2002) thì đưa ra nhận xét lãi suất tăng một cách
đáng kể với rủi ro ngân hàng cho công cụ bảo hiểm từng phần. Demirguc-Kunt and
Huizinga (2004) cung cấp bằng chứng từ các quốc gia khác nhau về việc BHTG
khiến người gửi tiền kém nhạy cảm với rủi ro ngân hàng như thế nào, đồng thời đã
nêu ra nhận định rằng BHTG bằng cách đánh thuế người gửi tiền không những tạo
điều kiện cho rủi ro đạo đức mà còn không thể chống lại khủng hoảng ngân hàng.
Sự thiếu đi kỉ luật thị trường có thể được bù đắp thông qua quy định và sự
giám sát của ngân hàng (Demirguc-Kunt and Kane, 2002).

Hellmann (2000) đã cho người đọc thấy rằng vốn điều lệ có thể giảm rủi ro
ngân hàng nhưng kết quả là sự bất hiệu quả Pareto.
Cooper and Ross (2002) kết luận rằng sự sụp đổ của ngân hàng có thể được
triệt tiêu kể cả không có sự giám sát của người gửi tiền nếu vốn điều lệ đủ lớn.
Sự cần thiết của việc giám sát của tổ chức BHTG
Eisenbeis and Wall (2002) cho biết: Luật cải tiến của Mỹ (1991) tìm ra để tổ
chức lại cơ chế khuyến khích, ví dụ, điều khoản 131 của luật này: các cơ quan
thanh tra sẽ điều tra những tổn thất trọng yếu và công bố công khai.
David and Obasi (2009) nhấn mạnh những tác động của hệ thống BHTG lên
rủi ro về tài sản của ngân hàng.
b. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Luật bảo BHTG (2012) ra đời có những thay đổi lớn so với quy định trước đó.
Cần tính toán kĩ lưỡng xem hạn mức chi trả là bao nhiêu để đảm bảo an toàn
lành mạnh của hệ thống (Hương, 2012). Về hoạt động giám sát từ xa, tác giả Phạm
Thị Bích Vân nêu lên những tồn tại khó khăn của tổ chức BHTG.
Kết luận: Có rất nhiều bài nghiên cứu, bài báo nói về nguyên nhân và sự cần
thiết của việc giám sát trong lĩnh vực BHTG. Tuy nhiên các bài báo vẫn còn những
khoảng trống. Vì vậy trong các phần sau đây của bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu
chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra các dẫn chứng để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu
trên. Từ đó, chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý, kiến nghị để củng cố vai trò giám sát
phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA BẢO HIỂM
TIỀN GỬI
Trong chương I, nhóm nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận liên quan tới hoạt
động giám sát của BHTG. Bên cạnh đó, trong nhóm nghiên cứu cũng đã làm rõ
những vấn đề tổng quan về các công cụ giám sát và kinh nghiệm thế giới về việc sử
dụng các công cụ này.

Các công cụ giám sát
a. Giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ
Hoạt động giám sát từ xa luôn được xác định rõ là một hoạt động chủ yếu nhất
của BHTGVN. Đây là cơ sở để phát hiện sớm những sai phạm, rủi ro tiềm ẩn thông
qua các mô hình giám sát, các tiêu chí, chuẩn mực được xây dựng phù hợp.
Hoạt động quan trọng tiếp theo không thể thiếu là kiểm tra tại chỗ. Hoạt động
này là cần thiết vì có rất nhiều thông tin hay chỉ tiêu hoạt động chỉ có thể thu thập,
phân tích, xác minh trực tiếp tại chỗ, hoạt động giám sát từ xa không thể làm được.
Công tác giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ là công cụ đánh giá một cách
khách quan thực trạng hoạt động, tính tuân thủ pháp luật và mức độ rủi ro của các
tổ chức tham gia BHTG.
Giám sát qua công cụ phí BHTG
Hiện nay, trên thế giới, tổ chức tham gia BHTG có 2 cách tính phí BHTG như

b.

sau:
- Hình thức tính phí bảo hiểm theo tỷ lệ phí BHTG cố định/ đồng hạng: Các tổ
chức tham gia BHTG phải đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG theo một tỷ lệ thu
phí BHTG áp dụng cho tất các TCTD tham gia BHTG trong cùng một hệ thống
BHTG của quốc gia.
- Hình thức tính phí BHTG theo mức độ rủi ro: Tổ chức BHTG sẽ tiến hành
xếp hạng các TCTD tham gia BHTG, tổ chức nào có mức độ rủi ro cao sẽ phải
đóng phí BHTG cao hơn các TCTD khác.
Rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG được giảm thiểu sẽ giúp chi phí chi trả
tiền gửi được bảo hiểm giảm xuống, ngăn chặn các rủi ro đạo đức, đảm bảo nguyên
tắc thị trường và đặc biệt là đảm bảo tính an toàn của cả hệ thống tài chính ngân
hàng, gián tiếp hỗ trợ quá trình kiểm tra giám sát các TCTD.
Giám sát qua công cụ hạn mức BHTG
Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm thể hiện chính sách của Nhà nước, được xây

dựng trong từng thời kỳ và việc xác định hạn mức cần đảm bảo đồng thời 2 nguyên
tắc (i) hạn mức cần đủ cao để duy trì niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống
c.

4


ngân hàng và (ii) hạn mức cần đủ thấp để những người gửi tiền quy mô lớn không
chủ quan với các hoạt động ngân hàng thiếu an toàn và rủi ro, qua đó kiểm soát và
điều tiết rủi ro đạo đức, tránh tình trạng mạo hiểm trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng.
Việc xác định hay điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm đối với mỗi hệ thống
BHTG có ý nghĩa quan trọng trong chính sách BHTG. Hạn mức chi trả hợp lí sẽ
góp phần tăng cường khả năng giám sát của hệ thống BHTG, qua đó tăng chất
lượng của hệ thống tài chính, ngân hàng.

-

-

-

-

Kinh nghiệm trong việc sử dụng các công cụ giám sát
a. Kinh nghiệm trong việc giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ
Tại Mỹ, Luật BHTG quy định rõ sự phối kết hợp và phân định rõ ràng quyền hạn
trách nhiệm của 04 thành viên trong mạng an toàn với đầu mối để tiếp nhận và xử
lý những ngân hàng có vấn đề là FDIC.
Tại Đài Loan, theo luật BHTG của nước này, Tổ chức BHTG Đài Loan (CDIC) có

quyền thu thập thông tin của các tổ chức tham gia BHTG thông qua cơ chế chia sẻ
thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền.
Tại Ba Lan, Quỹ bảo đảm ngân hàng Ba Lan (BFG) sử dụng thông tin nhận được
từ NHNN Ba Lan, hiệp hội các ngân hàng Ba Lan để phân tích, cảnh báo sớm các
khó khăn, giúp các tổ chức tránh được rủi ro.
Tại Indonesia, cơ chế chia sẻ thông tin tích hợp được xây dựng giữa cơ quan dịch
vụ tài chính, NHTW và Tổ chức BHTG Indonesia (IDIC).
Bên cạnh việc thu thập thông tin thì việc xây dựng một mô hình giám sát,
kiểm tra sao cho hợp lý lại mang tính quyết định. Trên thế giới, hoạt động BHTG
của các nước dành sự tập trunglớn vào giám sát các tổ chức tham gia BHTG ví dụ
các nước Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Slovenia, Tanzania,...

-

-

-

Tại Mỹ, sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, vai trò của tổ chức BHTG
ngày được nâng cao và tổ chức BHTG được gia tăng thêm quyền hạn.
Tại Indonesia, từ năm 2011, nhận thức rõ được ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính và vai trò của BHTG nên tổng công ty BHTG Indonesia IDIC được tăng
thêm thẩm quyền thanh tra ngân hàng.
Còn tại Đài Loan, CDIC tuy ra đời muộn hơn BHTG của các nước khác trên thế
giới nhưng cũng đã khẳng định được vai trò của mình, nhất là vai trò giám sát,
kiểm tra.
BHTG Hàn Quốc thì giám sát là hoạt động quan trọng để phát hiện và kiểm soát
rủi ro. KDIC là một bộ phận trong cơ cấu giám sát tài chính quốc gia.

5



Kinh nghiệm trong việc giám sát qua công cụ phí BHTG
Ở Indonesia, tỷ lệ phí cố định có thể được điều chỉnh sang hệ thống phí theo
mức độ rủi ro. Trong trường hợp thiết lập hệ thống phí điều chỉnh theo mức độ rủi
ro, chênh lệch giữa các hạng phí cao nhất không được vượt quá 0,5%.
Ở Đài Loan, tổ chức BHTG Đài Loan (CDIC) áp dụng hệ thống phí đồng
hạng từ năm 1985 và đến năm 1999, CDIC triển khai hệ thống phí theo mức độ rủi
ro lên các nhóm mức 0,05% - 0,06% - 0,08% - 0,11% - 0,15% tổng số dư tiền gửi
được bảo hiểm (được áp dụng từ 01/01/2011)
b.

Ở Malaysia, từ năm 2008, Tổ chức BHTG Malaysia (PIDM) đã áp dụng “Hệ
thống tính phí khác biệt” thay cho mức phí đồng hạng 0,06%. Từ hệ thống này, các
TCTD sẽ được cho điểm và căn cứ vào số điểm đó, PIDM sẽ áp dụng các tỷ lệ phí
khác nhau: 0,03% - 0,06% - 0,12% - 0,24% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm.
Kinh nghiệm trong việc giám sát qua công cụ hạn mức chi trả
Indonesia: Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua,
trong tháng 10 năm2008, Indonesia đã nâng hạn mức BHTG thêm 20 lần, từ 100
triệu rupiah lên 2 tỷ rupiah.
c.

Philippines: Kể từ khi Tổng công ty BHTG Philippines (PDIC) được thành
lập vào năm 1963, Philippines đã 6 lần điều chỉnh hạn mức BHTG, đến thời điểm
hiện tại, hạn mức BHTG đã tăng lên 500,000 peso. Trong cuộc khủng hoảng vừa
qua, năm 2009, Quốc hội Phillipines đã ban hành luật sửa đổi điều lệ của PDIC
trong đó nâng hạn mức BHTG từ 250,000 peso lên 500,000 peso, bảo hiểm toàn bộ
được cho khoảng 97% tài khoản tiền gửi.
Malaysia: Đã hai lần áp dụng cơ chế chi trả không giới hạn. Malaysia đã rút
lui chương trình chi trả không giới hạn của Chính phủ vào năm 2010. Để đảm bảo

quá trình chuyển giao được êm thấm, Malaysia đã có một kế hoạch truyền thông
hiệu quả và tăng đột biến hạn mức BHTG từ 60,000 ringgit lên 250,000 ringgit.
Hạn mức hiện tại bảo vệ toàn bộ cho một tỷ lệ rất cao, 99% người gửi tiền tại
Malaysia.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THÔNG QUA
CÁC CÔNG CỤ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM
SÁT TẠI VIỆT NAM
6


2.1 Hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ
2.1.1 Hoạt động thông tin, báo cáo trong giám sát
Bên cạnh những chuyển biến tốt vẫn còn nhiều bất cập do luật, nghị định ban
hành ra mới đề cập nghĩa vụ một cách chung chung, trách nhiệm cũng chung chung
mà chưa cụ thể, chi tiết về thông tin, hình thức phương thức chia sẻ, cách phối hợp.
Do đó mà vẫn còn tồn tại những khó khăn
2.1.2 Giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ
Qua nội dung kiểm tra tại chỗ của tổ chức BHTG với các TCTD (bên trên), ta
thấy tổ chức BHTG chỉ kiểm tra đơn thuần về việc chấp hành quy định của pháp
luật về BHTG. Luật BHTG quy định BHTGVN không được kiểm tra tại chỗ các
chỉ tiêu an toàn hoạt động ngân hàng trong khi giám sát từ xa thì lại được giám sát
nội dung đó. Như vậy kiểm tra tại chỗ không hỗ trợ và bổ sung cho hoạt động giám
sát từ xa. Đây là sự không đồng nhất giữa hai hoạt động cấu thành nên hoạt động
giám sát rủi ro của BHTGVN.
Thêm vào đó, theo quy định trước khi luật BHTG 2012 ra đời thì BHTGVN
dựa vào kết quả giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ có quyền cảnh báo trực tiếp đối
với các tổ chức tham gia BHTG nếu phát hiện những vi phạm trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng. Tuy nhiên theo luật BHTG 2012 thì tổ chức BHTG chỉ được
phép thông báo, kiến nghị vi phạm ấy cho NHNN để NHNN cảnh báo tới TCTD vi

phạm. Việc này đã ảnh hưởng, gây hạn chế tới tính chủ động trong việc bảo vệ
quyền lợi người gửi tiền của tổ chức BHTG.
2.2 Thực trạng tình hình giám sát của BHTGVN thông qua công cụ phí
BHTG
Hiện nay, phí bảo hiểm được tính và áp dụng theo cơ chế phí đồng hạng là
0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm
tại tổ chức tham gia BHTGVN.
Trong thực tế những năm gần đây, hoạt động kiểm tra, giám sát việc nộp và
thu phí BHTG đã có kết quả đáng kể.
Thế nhưng, tại Việt Nam, mô hình phí bảo hiểm đồng hạng vẫn tồn tại nhiều
hạn chế. Như chúng ta đã biết, nguồn vốn của BHTGVN được hình thành chủ yếu
từ phí do các tổ chức BHTG đóng góp. Thế nhưng, do tỷ lệ thu phí cố định thấp
nên tính đến cuối năm 2012, tổng phí BHTG thu được chỉ bằng chỉ gấp 3 lần vốn
điều lệ tối thiểu của một ngân hàng thương mại. Trong khi đó, số lượng tổ chức
tham gia BHTG ở nước ta năm 2012 là 1.182 tổ chức. Vì vậy, nếu xảy ra rủi ro hệ
thống, BHTG khó tránh khỏi nguy cơ mất khả năng thanh toán.
Vậy nên, hệ thống phí đồng hạng không còn phù hợp trong bối cảnh hệ thống
ngân hàng mở cửa, hội nhập, phát triển nhanh đi kèm theo đó là rủi ro đạo đức tăng
7


cao. Như đã trình bày ở trên, mô hình tính phí theo mức độ rủi ro có tác dụng
khuyến khích các thành viên tiến hành quản trị rủi ro chặt chẽ, từ đó khuyến khích
các tổ chức tham gia BHTG nâng cao chất lượng hoạt động, giảm phí BHTG phải
nộp.
2.3 Thực trạng tình hình giám sát của BHTGVN thông qua công cụ hạn
mức chi trả
Hiện nay, ở Việt Nam, hạn mức chi trả tối đa cho mỗi khoản tiền gửi của mỗi
cá nhân tại một TCTD là 50 triệu đồng. Hạn mức này được quy định từ năm 2005
dựa trên các tiêu chí như: bảo vệ số đông người gửi tiền, đủ cao để khuyến khích

người gửi tiền nhưng không gây ra rủi ro đạo đức và tạo hiệu ứng niềm tin. Tuy
nhiên, cho đến nay hạn mức chi trả như vậy hiện nay được cho là quá thấp vì khi
xây dựng hạn mức chi trả năm 2005 thì thu nhập bình quân đầu người của nước ta
khoảng hơn 700 USD, trong khi thu nhập bình quân đầu người hiện nay khoảng
1200 USD. Đồng thời, do thị trường tài chính trong nước và quốc tế có nhiều biến
động, thời kì hội nhập mạnh mẽ hiện nay, xây dựng và củng cố niềm tin của người
gửi tiền là hết sức quan trọng. Hạn mức chi trả quá thấp sẽ ảnh hưởng đến niềm tin
công chúng, trong khi hạn mức chi trả quá cao sẽ có tác động tiêu cực tới việc giám
sát các ngân hàng, dẫn tới rủi ro đạo đức.
Trong bối cảnh GDP bình quân đầu người cũng như tỉ lệ lạm phát tại Việt Nam
tăng nhanh, từ năm 2011, tỷ lệ “Hạn mức chi trả / GDP bình quân đầu người” đã
xuống thấp dưới 2 lần; đồng thời tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ chỉ
còn 85%. Như vậy, hạn mức trả tiền bảo hiểm tại Việt Nam đang thấp hơn các
ngưỡng tối thiểu theo khuyến nghị của IADI. Xét trên nhiều tiêu chí khác nhau, hạn
mức tại Việt Nam đang thuộc nhóm thấp nhất khu vực Đông Nam Á, sẽ bất lợi cho
các ngân hàng nội địa trong thời gian hội nhập sắp tới. Điều này đặt ra sự cần thiết
nâng cao hạn mức BHTG, từ đó góp phần cải thiện hiệu quả thực chất của chính
sách BHTG.
2.4 Một số trường hợp nghiên cứu cụ thể
2.4.1 Khái quát về QTDND
Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình TCTD hợp tác hoạt động theo nguyên tắc
tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ
yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của
từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Đây là kênh huy động vốn hiệu quả của Nhà
nước, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, nơi người dân chưa có thói quen giao dịch
với ngân hàng. Quy mô của QTDND thường rất nhỏ so với các ngân hàng thương
mại và phân bố ở những khu dân cư xa thành phố.
8



2.4.2 Hoạt động giám sát của BHTG tại hai QTDND
2.4.2.1 QTDND Phương Tú
2.4.2.2 QTDND Trần Cao
2.4.3 Kết luận
BHTG giám sát từ xa thường xuyên theo tháng hoặc theo quý, tập trung vào
việc chấp hành các chỉ tiêu an toàn hoạt động của tổ chức tham gia BHTG như khả
năng về vốn, chất lượng tín dụng, khả năng thanh khoản, nhưng trên thực tế việc
giám sát này không mấy hiệu quả. Có thể nói rằng BHTG chưa phát huy được vai
trò kiểm tra- giám sát; trong quá trình hoạt động của TCTD chưa có quy trình kiểm
tra sát sao với đối tượng, chưa nâng cao hoạt động, chưa đưa ra những khuyến nghị
kịp thời và cảnh báo sớm để đảm bảo không có đổ vỡ, không phải chỉ khi TCTD đổ
vỡ mới đứng ra chi trả.
Phần nghiên cứu tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những biện pháp nhằm
nâng cao vai trò giám sát của tổ chức BHTG.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM
SÁT CỦA BHTGVN
3.1 Hoàn thiện hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ
9


3.1.1 Hoàn thiện hoạt động thông tin, báo cáo
a.Cần xây dựng các văn bản dưới luật quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm rõ
ràng trong việc cung cấp, trao đổi thông tin giữa NHNN và tổ chức BHTG.
b.Cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phát triển phục vụ cho việc
cung cấp thông tin giám sát.
3.1.2 Hoàn thiện hệ thống giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ
a. Xây dựng chuẩn mực giám sát phù hợp
b. Tăng cường chức năng giám sát, đặc biệt là kiểm tra tại chỗ.

c. Cho phép tổ chức BHTG được trực tiếp đưa ra khuyến nghị, cảnh báo với tổ
chức tham gia BHTG.
d. Tăng cường năng lực của cán bộ giám sát, kiểm tra.
3.2 Hướng tới mô hình thu phí BHTG theo mức độ rủi ro
Thực tế cho thấy, việc triển khai hệ thống tính phí theo mức độ rủi ro cần vượt
qua nhiều trở ngại, thách thức, yêu cầu :
a. Xây dựng một hệ thống tiêu chí để phân loại, đánh giá chất lượng hoạt động
của TCTD.
b. Nguồn thông tin.
Việc chấp nhận tính phí theo mức độ rủi ro đòi hỏi các nhà hoạch định chính
sách phải đảm bảo rằng những nguồn thông tin cần thiết sẽ được cung cấp để quản
lý hệ thống một cách đúng đắn.
c. Phải có sự trao đổi, chia sẻ thông tin kịp thời, chặt chẽ giữa các cơ quan có
chức năng giám sát, trong đó phải kể đến đó là Ngân hàng Nhà nước, BHTGVN,
Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước.
d. Cần phải xây dựng hệ thống thu phí phân biệt và tìm được phương pháp
phù hợp để phân biệt mức độ rủi ro của các ngân hàng. Nên áp dụng cả phương
pháp định lượng và định tính.
e. Thời kỳ quá độ của sự chuyển đổi giữa 2 mô hình – mô hình thu phí đồng
hạng và mô hình thu phí theo rủi ro.
3.3 Hạn mức chi trả BHTG
Với đề xuất áp dụng hạn mức chi trả BHTG gấp 5 lần thu nhập quốc nội bình
quân, hạn mức chi trả sẽ ở mức:
21.400 x 2000 x 5= 214.000.000 (Việt Nam đồng)
(Với 21.400 là tỉ giá tương đối USD/VNĐ vào 31/12/2014)
10


Tuy nhiên BHTGVN hiện vẫn có nhiều hạn chế trong hoạt động, và tình hình
tài chính của nó cũng không đủ để hỗ trợ 2 TCTD quy mô trung bình. Đó là chưa

kể cách thức đầu tư vốn của cơ quan này có nhiều rủi ro nghiêm trọng dẫn đến khả
năng mất vốn.
Vì vậy để tăng khả năng giám sát của tổ chức BHTG cũng như vẫn bảo vệ
được người gửi tiền, chúng ta cần những biện pháp mang tính chất toàn diện hơn để
cải thiện toàn bộ hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN
Tổ chức BHTG là một tổ chức có vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính
quốc gia và hoạt động giám sát của tổ chức này là hoạt động mang tính quyết định
tới sự an toàn của cả nền kinh tế. Vì thế nâng cao vai trò giám sát là điều rất cần
thiết, đặc biệt trong điều kiện kinh tế có nhiều bất ổn và rủi ro như ngày nay. Giám
11


sát để đề phòng, ngăn chặn rủi ro xảy ra và để tạo lòng tin đối với người gửi tiền.
Nếu vai trò giám sát bị coi nhẹ thì một quốc gia sẽ gặp khó khăn khi khủng hoảng
xảy ra, sẽ tốn rất nhiều chi phí để xử lý hậu quả và có thể sẽ dẫn tới khủng hoảng
trong thời gian dài.
Trong đề tài nghiên cứu “Tăng cường vai trò giám sát của tổ chức BHTG đối
với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam”, chúng tôi đã nêu lên được hoạt động giám
sát của tổ chức BHTGVN thông qua các công cụ giám sát và sự thiếu sót còn tồn
tại của BHTGVN so với các quốc gia có hệ thống BHTG phát triển trên thế giới.
Từ đó, chúng tôi nêu ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống giám sát. Các giải
pháp trong bài nghiên cứu được tham khảo từ nhiều quốc gia trên thế giới và chỉnh
sửa cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu Tiếng Việt:
ANH, L. T. N. 2010. 75 năm triển khai chính sách Bảo hiểm tiền gửi tại Mỹ và bài
học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Từ: />12


Chính phủ, Hồ sơ Dự án luật BHTG trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, biên soạn
năm 2011.
Chính phủ, Nghị định số 89/1999/NĐ-CP, ban hành năm 1999.
Chính phủ, Nghị định số 109/2005/NĐ-CP, ban hành năm 2005.
Chính phủ, Nghị định số 68/2013/NĐ-CP, ban hành năm 2013.
CƯỜNG, Đ. D. 2014. Định vị hạn mức trả tiền Bảo hiểm tại việt nam trong bức
tranh chung khu vực Đông Nam Á. Tạp chí BHTG, 25, 1.
DŨNG, N. M. 2013. Những vấn đề chung về phí BHTG sau khi Luật BHTG được
triển khai. Tạp chí BHTGVN, 23, 3.
HẢI, N. 2012. Bảo hiểm tiền gửi Malaysia - Kinh nghiệm từ việc thiết kế hệ thống
Từ: />HIẾU, V. 2014. 15 năm bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi tiền
Từ: />HƯNG, N. 2012. Qũy tín dụng thất thoát 14 tỷ đồng bị kiểm soát đặc biệt.
HƯƠNG, B. T. 2012. Xác định và điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi liên hệ với Việt Nam. Tạp chí BHTG, số 21, 1.
HƯƠNG, N. T. T. 2010. Thu phí BHTG theo mức độ rủi ro – một bước tiến cần
thiết.
Từ: />LÊ, N. 2013. Kinh nghiệm quốc tế về thu phí BHTG.
Từ: />LƯU, N. Đ. 2006. Công tác giám sát, kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam:
Kết quả và định hướng hoạt động thời gian tới.
Ngân hàng nhà nước, Thông tư 03/2006-NHNN, ban hành năm 2006.
Ngân hàng nhà nước, điều 7, thông tư số 24/2014/TT-NHNN, ban hành năm 2014.
NGỌC, P. M. 2014. Cho phá sản ngân hàng, mức chi trả bảo hiểm tiền gửi sẽ ra
sao?
Từ: />PHƯƠNG, D. T. 2010. Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền
gửi hiệu quả.
Từ: />Quốc hội, Luật Bảo hiểm tiền gửi, ban hành năm 2012.
THÀNH, V. T. 2014. Một số vấn đề về bảo hiểm tiền gửi và phí bảo hiểm tiền gửi
Từ: />tabid=120&News=5102&CategoryID=3

Thủ tướng chính phủ, Công văn số 1900/TTg-KTHH, ban hành ngày 06/11/2008.
Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 1394/QĐ-TTg, ban hành ngày 13/8/2013.
Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 13/2008/QD-TTg, ban hành năm 2008a.
13


Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 34/2008/QD-TTg, ban hành năm 2008b.
TRANG, M. 2015. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Bảo vệ tốt quyền lợi của người
gửi tiền và phát triển bền vững.
Từ: />tabid=120&News=5470&CategoryID=3.
Phòng TTTT. 2012a. Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng hệ thống thu phí
BHTG. Tạp chí BHTGVN 21, 1.
Phòng TTTT. 2012b. Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng hệ thống thu phí
BHTG. Tạp chí BHTGVN 21, 2.
VÂN, P. T. B. 2012. Hoạt động giám sát từ xa tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
theo Luật Bảo hiểm tiền gửi Tạp chí BHTG Số 21, 1.
VY, H. 2014. Tái cơ cấu: Không thể quên quỹ tín dụng nhân dân.
Từ: />Website: div.gov.vn
B. Tài liệu Tiếng Anh:
BARTHLOMEW, P. F. 1990. Reforming Federal deposit insurance.
CHERNYKH, L. & COLE, R. A. 2011. Does deposit insurance improve financial
intermadiation? Evidence from the Russian experiment.
COOPER, R. & ROSS, T. W. 2002. Bank runs: deposit insurance and capital
requirements. International Economic Review, Vol 43 No. 1, 18.
DAVID, E. P. & OBASI, U. 2009. Deposit insurance systems and bank risk.
DEMIRGUC-KUNT, A. & DETRAGIACHE, E. 2002. Does deposit insurance
increase banking system stability? An empirical investigation. Journal of
Monetary Economics, Vol 49 No. 7, 34.
DEMIRGUC-KUNT, A. & HUIZINGA, H. 2004. Market discipline and deposit
insurance? Journal of Monetary Economics, Vol 51 No. 2, 25.

DEMIRGUC-KUNT, A. & KANE, E. J. 2002. Deposit insurance around the globe:
where does it work? The Journal of Economic Perspectives, Vol 16 No. 2, 21.
EISENBEIS, R. A. & WALL, L. D. 2002. Reforming deposit insurance and
FDICIA”, Economic view-Federal Reserve Bank Of Kansas City. ProQuest
central, 87.
GAN, L. & W.Y.YANG, G. 2011. Partial deposit insurance and moral hazard in
banking.
GREENSPAN, A. 2002. Testimony of Chairman Alan Greenspan, The Federal
Reserve Board.
GROPP, R. & VESALA, J. 2004. Deposit insurance, moral hazard and market
monitoring. Review of Finance, Vol 8 No. 4, 32.
14


GUEYIE, J. & LAI, V. 2003. Bank moral hazard and the introduction of official
deposit insurance in Canada.
KARELS, G. & MCCLATCHEY, C. 1999. Deposit insurance and risk-taking
behavior in the Credit union industry.
MANZ, M. 2009. The optimal level of deposit insurance coverage. In: BOSTON,
F. R. B. O. (ed.).
MARTIN, A. 2003. A guide to deposit insurance reform”,Economic view-Federal
Reserve Bank Of Kansas City. ProQuest central, 88.
Website: Cdic.gov.tw
Website: Iadi.com
Website: Fdic.gov
Website: Gso.gov.vn
Website: Kdic.or.kr

15




×