Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM ĐẤT NUNGTẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU,DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT THÁI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.38 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM ĐẤT NUNG
TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU,
DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT THÁI
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Bảo Ngọc
Mã sinh viên: 0952015238
Lớp: A3
Khóa: K48A

Người hướng dẫn khoa học: Thầy Trần Thanh Tâm

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN
XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU, DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT THÁI – CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................................................2

1.1 Quá trình hình thành và phát triển....................................................................2
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức..............................................................3
1.2.1 Chức năng................................................................................................3
1.2.2.Nhiệm vụ................................................................................................3
1.2.3 Cơ cấu tổ chức.........................................................................................4


1.3

Khát quát về tình hình kinh doanh của Công ty Việt Thái - chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2011.......................................................................5

1.4

Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung đối với sự
phát triển của công ty................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM ĐẤT NUNG
TẠI CÔNG TY VIỆT THÁI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
................................................................................................................................... 9
2.1 Tình hình xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung..................................................9
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu ..............................................................................9
2.1.2 Giá cả xuất khẩu.....................................................................................10
2.1.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu....................................................................11
2.1.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu...................................................................12
2.1.5 Phương thức giao nhận..........................................................................14
2.1.6 Phương thức thanh toán.........................................................................15
2.2 Nhận xét chung...............................................................................................16
2.2.1 Thuận lợi.................................................................................................16
2.2.2 Khó khăn................................................................................................17


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM ĐẤT NUNG TẠI CÔNG TY VIỆT THÁI
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.....................................................20

3.1 Triển vọng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung của công ty trong thời
gian tới 20

3.2 Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung của
công ty trong thời gian tới..........................................................................................20

3.3 Một số giải pháp ...........................................................................................21
3.3.1 Thành lập bộ phận Marketing ..................................................................21
3.3.2 Đầu tư tổ chức đội xe chuyên chở............................................................22
3.3.3 Tăng cường huy động và quản lý vốn......................................................22
3.3.4 Tiết kiệm chi phí trong quy trình nghiệp vụ.............................................23
3.3.5 Tăng cường nhân lực cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.................23

3.4 Kiến nghị......................................................................................................24
KẾT LUẬN............................................................................................................25


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

TÊN

NỘI DUNG

Sơ đồ1.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự Vithaco – Hồ Chí Minh
Bảng
1.1
Bảng
1.2
Bảng
1.3
Bảng
1.4
Bảng

2.1
Bảng
2.2
Bảng
2.3
Bảng
2.4

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2010
Doanh thu, chi phí, lợi nhuận 2009-2011
Bảng kê so sánh các kết quả
Doanh thu xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung 2009-2011
Kim ngạch xuất khẩu 2009-2011
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 2009-2011
Cơ cấu thị trường xuất khẩu 2009-2011
Tình hình các phương thức thanh toán xuất khẩu 2009-2011

TRANG
4
5
6
7
8
9
11
13
15


LỜI MỞ ĐẦU

Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động vận tải, giao nhận hàng hóa trong
ngoại thương đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và làm cơ sở cho
việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho
các cá nhân và doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đang phải đương đầu
với rất nhiều khó khăn như giá cả leo thang, chi phí lớn, thị trường không ổn định,
hệ thống thông tin thiếu minh bạch. Tuy nhiên nhờ sự phối hợp giữa những chính
sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước và sự nhạy bén, nỗ lực không ngừng
của các doanh nghiệp trong nước đã mang lại những kết quả rất tích cực. Cụ thể là
năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu, báo cáo này đi sâu
vào việc phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu mặt hàng chủ lực của một doanh
nghiệp có tên tuổi và uy tín cao trong lĩnh vực này là Công ty trách nhiệm hữu hạn
sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái với sản phẩm gốm đất nung.
Báo cáo này được thực hiện dựa trên thời gian thực tập giữa khóa 3 tuần tại phòng
kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Việt Thái - chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh. Nội dung bài viết gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, xuất nhập khẩu,
dịch vụ và đầu tư Việt Thái - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung tại Công ty Việt Thái - chi
nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm đất
nung tại Công ty Việt Thái - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Để hoàn thành bài báo cáo này em xin chân thành cảm ơn Người hướng dẫn
khoa học Thầy Trần Thanh Tâm và các anh chị trong phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu Công ty Việt Thái - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và hướng
dẫn tận tình mọi thắc mắc trong quá trình em thực tập và tiến hành thực hiện bài
báo cáo. Do hạn chế trong khả năng phân tích xử lý số liệu và kinh nghiệm thực tế
nên bài báo cáo này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy
và các anh chị trong công ty để bài viết được hoàn chỉnh hơn.



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN
XUẤT, XUẤT NHẬP KHẨU, DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT THÁI – CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất, Xuất nhập khẩu, Dịch vụ và Đầu tư
Việt Thái, tên giao dịch là VIETTHAI INVEXIM CO.,Ltd (viết tắt là VITHACO)
được thành lập theo quyết định số 2053014 GP-UB ngày 30/12/1992 do Ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Nội cấp. Công ty VITHACO có trụ sở chính đặt tại 270
Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội và có các chi nhánh tại:

• Thành phố Hồ Chí Minh
• Móng Cái, Hải Ninh, Quảng Ninh
• Đồng Đăng, Lạng Sơn
• Thành phố Thanh Hóa
• Thị xã Hà Tĩnh
Các thành viên tham gia thành lập công ty:

• VINASIMEX CO: Công ty phục vụ Xuất nhập khẩu và Sản xuất Viện khoa học
Việt Nam – số 6 Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

• GEDOSICO: Công ty Dịch vụ, Đầu tư Xuất nhập khẩu Đồng Tháp Mười – số 54B
Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

• Liên hiệp các xí nghiệp giấy Vĩnh Phú
• BAROTEX: Tổng công ty Mây tre thuộc Bộ Thương mại
• TSC: Công ty Dịch vụ, Thương mại thuộc Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt
Nam (viết tắt là VCCI)
Chi nhánh chính của công ty đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Thương
Mại làm cơ quan chủ quản được thành lập theo quyết định số 865/GP-UB ngày

10/6/1994 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp số đăng ký kinh
doanh là 040365 ngày 01/6/1994 Trọng tài kinh tế Hà Nội – Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 01003675090011


Số tài khoản tại Ngân hàng Á Châu (tên viết tắt là ACB):



USD: 788019



VND: 682049

Điện thoại: (08) 38231474 – 38237518 – 38237519
Fax: (08) 38298428
Email: hay
Ban đầu chi nhánh được thành lập với tư cách là văn phòng đại diện thay mặt
cho công ty giao dịch với khách hàng và các đơn vị kinh tế tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Chi nhánh có trụ sở tại 69 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh. Năm 1998 theo nhu cầu và nhiệm vụ kinh doanh của VITHACO,
ban lãnh đạo cho phép chi nhánh chính thức đi vào hoạt động, tiến hành kinh doanh
sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư trong nội địa và với nước ngoài, đồng
thời được phép hạch toán độc lập. Từ năm 2000, chi nhánh đã chuyển sang trụ sở
mới tại 173 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

1.2.1. Chức năng
Vithaoco – Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp kinh doanh dịch vụ và hoạt

động xuất nhập khẩu dựa trên các ngành nghề hiện có của chi nhánh bao gồm:

- Ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu, hợp đồng
ký gửi, hợp đồng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước theo phạm
vi Giám đốc công ty ủy quyền.

- Giao dịch, tìm kiếm bạn hàng trong và ngoài nước để tổ chức tiêu thụ các loại hàng
hóa theo hợp đồng đã ký kết hoặc hàng hóa do công ty điều hành.

- Tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm:
• Kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của Nhà nước
• Vận tải hàng hóa
• Sản xuất, gia công hàng thủ công mỹ nghệ
• Mua bán nguyên liệu phục vụ sản xuất thép, nhựa, giấy
• Đại lý vận tải và dịch vụ giao nhận hàng hóa trong nước và quốc tế
• Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và khai thuê hải quan.


1.2.2. Nhiệm vụ
- Mọi hoạt động của Công ty Vithaco – Thành phố Hồ Chí Minh phải tuân theo quy
định của nhà nước và phải tự quản lý vốn để kinh doanh theo đúng quy định của
pháp luật hiện hành.

- Hạch toán thường xuyên, có hiệu quả và hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về thuế
phát sinh trong quá trình hoạt động, đồng thời chịu mọi trách nhiệm về hành vi
kinh doanh của mình.

- Chủ động trong hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và nghiên cứu các phương án
mở rộng kinh doanh.
-


Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng và các chính sách BHXH,
BHYT, chi phí Công Đoàn theo quy định.

-

Đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình công việc.

1.2.3.

Cơ cấu tổ chức
Vithaco – Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức theo cơ cấu tương đối gọn

nhẹ bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc và 2 phòng ban hoạt động độc lập:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự Vithaco – Hồ Chí Minh
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG
XUẤT NHẬP KHẨU

KẾ TOÁN
TIỀN MẶT
KẾ TOÁN
NGÂN HÀNG TỔNG HỢP


BỘ PHẬN
BỘ PHẬN
KHAI THÁC BỘ PHẬN KHAI HẢI
HỢP ĐỒNGCHỨNG TỪ QUAN


(Nguồn: Diễn văn kỷ niệm 15 năm thành lập Vithaco – Hồ Chí Minh 1994-2009)

- Giám đốc: trực tiếp điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám
đốc Tổng công ty, đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động kinh doanh của
chi nhánh.

- Phó Giám đốc: hỗ trợ cho Giám đốc trong việc quản lý, giám sát các hoạt động kinh
doanh và có thể thay mặt cho Giám đốc theo ủy quyền. Hiện tại, Phó giám đốc đã
được ủy quyền để làm người đại diện cho chi nhánh và ký các giấy tờ.

- Phòng kế toán: thực hiện hạch toán, quyết toán các dòng tiền vào và ra, tham mưu
với Ban Giám đốc về quản lý và kiểm soát nguồn vốn hợp lý, đồng thời đảm bảo
công tác chi trả lương cho nhân viên.

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là nơi chịu trách nhiệm chính về hoạt động
kinh doanh của chi nhánh. Các quy trình, thủ tục từ khâu chào hàng, đặt hàng, ký
kết và thực hiện hợp đồng giao dịch với khách hàng đến các nghiệp vụ đều được
phân chia cho từng nhân viên đảm nhận để mang lại hiệu quả cao trong công việc.

1.3.

Khát quát về tình hình kinh doanh của Công ty Việt Thái - chi nhánh TPHCM
giai đoạn 2009-2011
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2011

ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác

NĂM 2009

NĂM 2010
NĂM 2011
34,674,227,27
35,044,266,759
36,133,566,391
3
29,486,851,249 30,516,718,308 30,632,290,191
5,557,415,510

4,157,508,965


5,501,276,200

61,004,679
347,743,946
4,265,261,656
765,800,460

30,721,128
597,454,936
4,056,536,003
1,263,123,453

62,409,064
424,546,685
4,132,149,718
786,094,954

239,614,127

-1,728,884,299

220,893,907

166,032,523
-166,032,523

155,596,150
-155,596,150



Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp

73,581,604

-1,728,884,299

65,297,757

20,591,649

21,878,128

16,324,439

Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp

52,989,955

-1,750,762,427

48,973,318

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán Vithaco - Hồ Chí Minh năm 2009-2011)
Từ khi chính thức đi vào hoạt động, lĩnh vực chủ yếu của công ty là kinh
doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Doanh thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu đặc biệt là hoạt động xuất khẩu đã đóng góp một phần đáng kể vào
doanh thu của chi nhánh.

Trong giai đoạn 2009-2011 tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều
biến động. Điều này đã được phản ánh một cách rõ nét trong báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty. Tình hình kinh doanh của Vithaco – Hồ Chí Minh về
các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong giai đoạn 2009-2011 được thể hiện
qua bảng 1.1.
Từ bảng trên cho thấy so với năm 2009 thì cả doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ cũng như doanh thu tài chính của công ty đều giảm đáng kể
trong khi các chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh như chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác lại tăng mạnh trong năm
2010. Điều này đã dẫn đến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao là
52,989,955 đồng năm 2009 xuống mức -1,750,762,427 đồng tức là phải chịu lỗ
nặng trong năm 2010.
Cụ thể về mức độ tăng giảm qua các năm của các số liệu về doanh thu, chi
phí và lợi nhuận của công ty giai đoạn này sẽ được tóm tắt và so sánh gía trị các chỉ
tiêu về tương đối và tuyệt đối trong các bảng sau:
Bảng 1.2: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận 2009-2011
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
Chi phí cho

NĂM 2009

GIÁ TRỊ
NĂM 2010

NĂM 2012

35,044,266,759 34,674,227,273 36,133,566,391

5,378,806,062

5,917,114,392

5,342,791,357


hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp

52,989,955

-1,750,762,427

48,973,318

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng 1.1)

Bảng 1.3: Bảng kê so sánh các kết quả
ĐVT: đồng
SO SÁNH
CHỈ TIÊU
Doanh thu thuần về
bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Chi phí cho hoạt
động kinh doanh
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập

doanh nghiệp

NĂM 2010/2009
Tuyệt đối
Tương đối
(%)

NĂM 2011/2010
Tuyệt đối
Tương đối
(%)

-370,039,486

-1.06

+1,459,339,118

+4.21

+538,308,330

+10.01

-574,323,035

-10.75

-1,803,752,382


-3,403.95

+1,799,735,745

+3,674.93

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên số liệu bảng 1.2)
Dựa theo số liệu của bảng 1.2 và 1.3 thì so với năm 2009 thì năm 2010
doanh thu giảm 1.06%, chi phí cho hoạt động kinh doanh tăng 10.01% và lợi nhuận
sau thuế ở mức -1,803,752,382 đồng. Giải thích về sự chênh lệch này là do năm
2010 so với 2009 doanh thu sụt giảm kèm theo các chi phí cho hoạt động kinh
doanh lại tăng dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh.
Về chi phí cho hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã tiến hành cắt
giảm một số chi phí liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp cho nên năm
2011 chi phí này đã giảm 10.75% so với năm 2010 nhưng cả 2 khoản chi phí này
đều cho thấy sự cân đối so với doanh thu thuần của công ty và vì thế nó vẫn mang
lại khoản lợi nhuận tăng cho doanh nghiệp
Việc gia tăng doanh thu thêm 4.21% và tăng lợi nhuận lên đến 3,674.93%
năm 2011 đã thể hiện mục tiêu khắc phục tình trạng khủng hoảng chung năm 2010.


Đó là do công ty ngoài việc giữ vững được các khách hàng chiến lược, họ cũng thực
hiện tốt công tác phát triển khách hàng và các hợp đồng cung ứng dịch vụ.
Tổng kết các đánh giá trên chúng ta có thể thấy được là khủng hoảng kinh tế
toàn cầu đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và
công ty nói riêng. Tuy nhiên tình hình này sau 1 năm với những nỗ lực không
ngừng đã được cải thiện mang lại một tín hiệu khả quan cho sự phát triển của công
ty trong thời gian tới.

1.4.


Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung đối với sự
phát triển của công ty
Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng các sản phẩm mang tính thẩm
mỹ cao và thân thiện với môi trường ngày càng được mở rộng. Không chỉ riêng các
nước châu Á mà các quốc gia châu Âu, Mỹ, Úc cũng có nhu cầu lớn về mặt hàng
này. Đặc biệt Việt Nam lại là quốc gia có nền sản xuất thủ công mỹ nghệ lâu đời
nên hoạt động xuất khẩu mặt hàng này cũng phát triển không ngừng.
Vithaco – Hồ Chí Minh chuyên về xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ, trong đó gốm đất nung được xem là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty.
Dưới đây là bảng thống kê doanh thu từ việc kinh doanh xuất khẩu do mặt hàng
gốm đất nung mang lại và tổng doanh thu của công ty về giá trị và tỉ lệ so sánh cụ
thể trong giai đoạn 2009-2011:
Bảng 1.4: Doanh thu xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung 2009-2011
ĐVT: ngàn USD
CHỈ TIÊU
Doanh thu xuất
khẩu gốm đất nung
Tổng doanh thu

NĂM 2009
NĂM 2010
NĂM 2011
Giá
Giá
Giá
trị
Tỉ lệ (%) trị
Tỉ lệ (%) trị
Tỉ lệ (%)

12,768

36.43

11,650

33.60

13,228

36.61

35,044

100.00

34,674

100.00

36,134

100.00

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 2009-2011)
Từ các số liệu về doanh thu ở bảng 1.4 ta có thể nhận xét như sau: Mặt hàng
gốm đất nung qua các năm 2009-2011 luôn chiếm tỉ lệ trên 1/3 tổng doanh thu của
công ty. Tỉ lệ này qua các năm đều được giữ tương đối ổn định và không có chênh
lệch nhiều, cụ thể là có sự thay đổi từ khoảng 33-36%. Mặt khác năm 2010 biến



động kinh tế đã ảnh hưởng khiến cho doanh thu giảm và sự sụt giảm của mặt hàng
chủ lực này đã dẫn đến sự sụt giảm của tổng doanh thu. Điều này cho thấy tầm quan
trọng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung trong việc cải thiện tổng
doanh thu và đã được thể hiện rõ qua sự hồi phục trở lại của tình hình kinh doanh
năm 2011.Khi tỉ lệ này tăng từ 33.6% lên 36.61% thì tổng doanh thu đã cao hơn cả
năm 2009. Tóm lại, việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này mang lại doanh thu chính
cho công ty và tạo đà phát triển thương hiệu cho công ty trong việc ký kết các hợp
đồng xuất khẩu ủy thác và cung cấp các dịch vụ với các đối tác trong và ngoài
nước.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM ĐẤT NUNG
TẠI CÔNG TY VIỆT THÁI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói
chung và hoạt động xuất các mặt hàng, đặc biệt là mặt hàng gốm đất nung nói riêng,
Vithaco – Hồ Chí Minh đã trở thành đối tác thân thiết của nhiều khách hàng. Tuy
lượng đơn hàng và thị trường so với các doanh nghiệp khác còn hạn chế nhưng khá
ổn định. Công ty luôn không ngừng tìm kiếm và mở rộng quan hệ kinh doanh với
nhiều đối tác hơn nữa để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là gốm đất nung, đây là mặt
hàng chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Dưới đây là bảng tổng
kết giá trị xuất khẩu của tất cả các mặt hàng và của riêng mặt hàng gốm đất nung
trong giai đoạn 2009-2011:
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu 2009-2011
ĐVT: ngàn USD
GIÁ TRỊ


SO SÁNH
2010/2009
2011/2010
CHỈ TIÊU
Năm
Năm
Năm
Tuyệt
Tuyệ
Tương
Tương
2009
2010
2011
đối
t đối
đối
đối
(%)
(%)
Kim ngạch XK
+13.5
12,768 11,650 13,228 -1,118 -8.76 +1,578
gốm đất nung
5
Tổng
+12.1
13,440 12,614 14,148 -826
-6.15 +1,534
kim ngạch XK

6
95.00 92.36 93.50
Tỉ trọng (%)
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu 2009-2011)


Từ bảng số liệu trên ta nhận xét rằng qua 3 năm 2009-2011 thì gốm đất nung
luôn là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty mặc dù
tỉ trọng này có sự thay đổi qua các năm nhưng tương đối đều nhau và ổn định.
Năm 2010, do ảnh hưởng chung của cuộc khung hoảng nên tình hình xuất
khẩu của công ty cũng kém hơn so với năm 2009. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng này giảm 1,118 ngàn USD tương đương với mức giảm là 8.67% so với
năm 2009. Việc giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung đã kéo theo tổng
kim ngạch xuất khẩu cũng giảm 826 ngàn USD tương đương với mức giảm là
6.15% so với năm 2009. Nguyên nhân là do gốm đất nung là mặt hàng xuất khẩu
chính nên sự thay đổi trong giá trị xuất khẩu mặt hàng này sẽ gây ảnh hưởng lớm
đến kim ngạch chung của công ty.
Năm 2011, nhờ có những cố gắng tích cực trong việc khắc phục những ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng nên kim ngạch xuất khẩu của công ty nói chung đã có
sự cải thiện lớn. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung trong năm
này đã tăng 1,578 ngàn USD tương đương với mức tăng là 13.55% so với năm
2010. Sự thay đổi này cũng làm cho kim ngạch xuất khẩu chung tăng thêm 1,534
ngàn USD tương đương với mức tăng 12.16% so với năm trước đó. Bên cạnh đó, ta
có thể nhận thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của năm 2011 cao hơn cả năm 2009 và
đây có thể xem là tín hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
2.1.2. Giá cả xuất khẩu
Trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung thì Vithaco – Hồ Chí
Minh đã phối hợp với các cơ sở sản xuất, thu mua của chi nhánh và các hộ nông
dân tại tỉnh Bình Dương, đây là nơi tập trung nhiều lò sản xuất gốm sứ cổ truyền
nổi tiếng đã sản xuất ra những sản phẩm của công ty. Chính nhờ tự chủ được đầu

vào của sản phẩm và lựa chọn được nguồn cung ứng với chi phí thấp và chất lượng
tương đối ổn định mà giá cả xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung của công ty ở mức
cạnh tranh trên thị trường khi đem đi xuất khẩu.
Sản phẩm gốm đất nung của công ty có tên tiếng Anh là Terra wares, có mã
trong kê khai hải quan (mã HS) là 6913.90.90 và được xuất đi với giá 4.49 USD /
sản phẩm với đơn vị tính là pieces (PCS). Và giá này là như nhau khi xuất sang các
thị trường, sự chênh lệch về giá cả hợp đồng xuất khẩu là do sự khác nhau về thị


trường mà hàng hóa được xuất đến, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh
toán…mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Chẳng hạn như trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu mà Công ty Việt Thái – chi
nhánh Hồ Chí Minh đã ký với Công ty Maico, Bình Dương có điều khoản quy định
về giá cả thanh toán như sau:
Giá container 20’: 2,127,000 + 10% Thuế GTGT = 2,339,700 đồng/20’
Giá container 40’: 3,055,000 + 10% Thuế GTGT = 3,360,500 đồng/40’
Giá trên đã bao gồm:

- Chứng từ và tờ khai hải quan
- Hoàn thành các thủ tục với hải quan
- Phí nâng hạ container
- Lệ phí Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Phí Bill
- Phí Seal
Giá trên không bao gồm:

- Phí phun trùng
- Phí vận chuyển hàng hóa từ kho của người ủy thác ra cảng
- Phí nâng hạ container và xếp dỡ tại kho bãi (THC)
- Phí do một số hãng tàu quy định như phí Handing, phí khai báo hệ thống tự

động (AMS), phí khai báo hải quan châu Âu (ENS)…
Tóm lại, giá cả xuất khẩu đối với các sản phẩm gốm đất nung được tính dựa
trên đơn giá của 1 sản phẩm nhân với số lượng sản phẩm và cộng thêm chi phí
container như đã nêu ở trên.Việc tính tính toán các chi phí khác phát sinh trong quá
trình thực hiện hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận và thông thường thì Vithaco –
Hồ Chí Minh ký hợp đồng thanh toán theo hình thức TTR hoặc L/C.
2.1.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Bảng 2.2: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 2009-2011
ĐVT: ngàn USD
MẶT HÀNG

NĂM 2009

NĂM 2010

NĂM 2011


Gốm đất
nung
Sứ các loại
Thêu gia
công
Đá mài
Các loại khác
Tổng

Giá trị

Tỉ trọng

(%)

Giá
trị

Tỉ trọng
(%)

Giá trị

Tỉ trọng
(%)

11,618.88
4,591.65

66.93
26.45

9786
3427

64.91
22.73

11,640.64
5,438.73

62.36
29.14


510.72
510.72
127.68
17,359.65

2.94
2.94
0.74
100.00

932
699
233
15077

6.18
4.64
1.55
100.00

925.96
529.12
132.28
18,666.73

4.96
2.83
0.71
100.00


(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu 2009-2011)
Nhận xét chung, Vithaco – Hồ Chí Minh xuất khẩu các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ khá đa dạng như gốm sứ, thêu gia công, đá mài và các hàng khác. Từ bảng
số liệu trên ta có thể thấy trong cơ cấu các mặt hàng của công ty thì gốm đất nung là
mặt hàng xuất khẩu chính và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn hẳn so với các mặt hàng
khác. Qua 3 năm, Vithaco ngày càng chú trọng vào việc phát triển mặt hàng này.
Năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu đạt 17,359.65 ngàn USD trong đó các loại
khác chiếm tỉ trọng thấp nhất 0.74%, đá mài và hàng thêu gia công chiếm tỉ trọng
thấp 2.94% còn sứ các loại chiếm tỉ trọng tương đối cao 26.45%.
Năm 2010, tổng giá trị xuất khẩu đạt 15077 ngàn USD trong đó các loại
khác chiếm tỉ trọng thấp nhất 1.55%, đá mài và hàng thêu gia công chiếm tỉ trọng
thấp lần lượt là 4.64% và 6.18% còn sứ các loại chiếm tỉ trọng tương đối cao tuy
nhiên có giảm so với năm 2009 chỉ còn 22.73%. Ngoài việc giá trị của tất cả các
mặt hàng đều bị sụt giảm nghiêm trọng so với năm trước đó thì các tỉ trọng này
cũng cho thấy công ty bắt đầu nâng dần tỉ trọng của các ngành khác trong cơ cấu
các mặt hàng của mình dao động ở mức từ 1-2.5%
Năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu đạt 18,666.73 ngàn USD trong đó các loại
khác chiếm tỉ trọng thấp nhất 0.71%, đá mài và hàng thêu gia công chiếm tỉ trọng
thấp lần lượt là 2.83% và 4.96% còn sứ các loại chiếm tỉ trọng tương đối cao nhưng
có tăng so với năm 2010 và đạt 29.14%. Cũng trong năm này, cơ cấu các mặt hàng
có sự thay đổi so với 2 năm trước đó, công ty đã chú trọng vào việc nâng tỉ trọng
của mặt hàng sứ các loại lên nhiều hơn so với hàng đá mài, hàng thêu gia công và
hàng khác đồng thời giảm tỉ trọng gốm đất nung xuống còn 62.63%. Giải thích cho


sự thay đổi này là do sau những hậu quả của khủng hoảng năm 2010 công ty đã đề
ra hướng phát triển mặt hàng sứ các loại bên cạnh gốm đất nung để chủ độn hơn
trong xuất khẩu đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.1.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Vithaco – Hồ Chí Minh từ khi đi vào hoạt động đã tiến hành quan hệ kinh
doanh với nhiều thị trường trên thế giới. Bên cạnh việc xuất khẩu sang các nước
trong khu vực châu Á và Úc công ty còn ký hợp đồng xuất hàng sang các thị trường
tiêu biểu như các nước châu Phi: Ivory Coast, Mauritus, Nam Phi…các nước châu
Mỹ như Hoa Kỳ, Ecuado, Brazil… hay các nước châu Âu như Đức, Hà Lan, Bỉ,
Đan Mạch, Pháp…
Nhờ vào thị trường xuất khẩu đa dạng mà hoạt động kinh doanh của công ty
tương đối ổn định qua các năm. Dưới đây là bảng liệt kê cơ cấu thị trường xuất
khẩu theo giá trị và tỉ trọng của từng khu vực mà công ty đã thực hiện hợp đồng
xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2009-2011:
Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu 2009-2011
ĐVT: ngàn USD
NĂM 2009
NĂM 2010
NĂM 2011
Tỷ
Tỷ
Tỷ
THỊ TRƯỜNG
Giá trị
trọng
Giá trị
trọng
Giá trị
trọng
(%)
(%)
(%)
Châu Âu
11,236.00

88.00 9,669.50
83.00 11,244.00
85.00
-Đức
9,193.00
72.00 8,504.50
73.00 9,656.60
73.00
-Các nước khác 2,043.00
16.00 1,165.00
10.00 1,587.40
12.00
Mỹ
1,276.80
10.00 1,165.00
10.00 1,587.40
12.00
Châu Á
127.68
1.00
582.50
5.00
396.84
3.00
Châu Phi
127.68
1.00
233.00
2.00
132.28

1.00
12,768.1
Tổng giá trị
6 100.00 11,650.00 100.00 13,228.00 100.00
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu 2009-2011)
Trong các đơn hàng xuất khẩu sang châu Âu được xem là thị trường chủ yếu
và tiêu biểu là Đức. Qua bảng số liệu ta có thể thấy thị trường này luôn chiếm hơn
80% trên tổng kim ngạch xuất khẩu dù có biến động xảy ra. Cụ thể là giá trị xuất
khẩu vào thị trường châu Âu năm 2009 là 11,236 ngàn USD trong đó Đức chiếm
đến 72%. Sang đến năm 2010, do ảnh hưởng chung từ biến động đặc biệt châu Âu


là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng này. Do vậy mà giá trị xuất
khẩu đã giảm đáng kể, chỉ còn 9,669.5 ngàn USD và Đức chiếm 73%. Tuy nhiên
tình hình đã được cải thiện rất tích cực vào năm 2011 con số này đã tăng hơn cả
mức năm 2009 và đạt đến giá trị 11,244 ngàn USD trong đó Đức chiếm 73%. Nhận
xét chung về châu Âu thì đây là một thị trường nhiều tiềm năng, có thể khai thác tốt
hơn trong đó giá trị xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung sang Đức luôn ổn định ở mức
72-73% trong giai đoạn này.
Thị trường Mỹ trong những năm gần đây trở thành thị trường quan trọng và
đầy tiềm năng của công ty bởi nhu cầu của thị trường này đối với các sản phẩm
gốm đất nung đang ngày càng gia tăng. Có thể nhận thấy năm 2009, giá trị xuất
khẩu vào thị trường này là 1,276.8 ngàn USD chiếm tỉ trọng 10% trên tổng kim
ngạch xuất khẩu. Sang đến năm 2010, Mỹ là nước chịu ảnh hưởng năng nề nhất của
cuộc khủng hoảng, tuy giá trị xuất khẩu có giảm còn 1,165 ngàn USD nhưng tỉ
trọng này vẫn giữ ở mức 10% như ở năm trước đó. Năm 2011, thị trường này đã có
những khởi sắc mới, giá trị xuất khẩu đạt 1,587.4 ngàn USD và chiếm tỉ trọng 12%,
cao hơn so với 2 năm trước đó. Điều này chứng tỏ hoạt động xuất khẩu mặt hàng
gốm đất nung vào thị trường này đang phát triển với những tín hiệu tốt.
Thị trường châu Á và châu Phi nhìn chung có nhiều điểm tương đồng. Hai

thị trường cụ thể là Thái Lan ở châu Á và Nam Phi ở châu Phi trong giai đoạn này
chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, thường là dưới 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
mặt hàng này.Đặc biệt là trong năm 2010 khi mà thị trường chính là châu Âu và
châu Mỹ xảy ra nhiều biến động thì 2 thị trường này lại có sự gia tăng trong giá trị
cũng như tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu.Cụ thể là châu Á 5% và châu Phi
2%. Tuy nhiên đến khi các thị trường chính có dấu hiệu phục hồi thì 2 thị trường
này lại sụt giảm về mức tỉ trọng 1-2% như hồi năm 2009. Những khách hàng tiềm
năng còn lại là Úc và Newzeland cũng bắt đầu đặt nhiều lô hàng với công ty trong
thời gian gần đây.
2.1.5. Phương thức giao nhận
Các sản phẩm gốm đất nung được vận chuyển đến các các thị trường bằng
container qua đường biển. Sau khi các bên ký hợp đồng, quy trình này được tiến
hành như sau: Đầu tiên là việc thuê phương tiện vận tải, vì hợp đồng do công ty ký


theo diều kiện FOB nên đối tác sẽ chịu trách nhiệm trong việc thuê phương tiện vận
tải trừ khi trong hợp đồng có quy định khác. Tiếp theo là công đoạn mở tờ khai hải
quan điện tử và tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng, bộ hồ sơ này bao gồm
Bản in tờ khia hải quan hàng xuất có dấu của công ty, hợp đồng, hóa đơn thương
mại (Commercial Invoice), Phiếu đóng gói (Packing List) và Giấy giới thiệu của
công ty. Hàng hóa được chuyển từ kho hàng của Vithaco hoặc của người ủy thác
cho Vithaco đến nơi có container. Đội xe sẽ vận chuyển container đến bãi container
ICD III Transimex trước khi hết thời gian quy định (Closing time) của chuyến tàu
(thường là 8 tiếng trước khi tàu xấp hàng) để nhận biên lai xếp hàng. Sau đó biên lai
này sẽ đươc đổi thành vận đon khi tàu khởi hành. Khi tàu đến cảng bốc hàng, hãng
tàu sẽ tự tổ chức việc vận chuyển, bốc hàng lên tàu và tiến hành cấp vận đơn cho
công ty.
Công việc tiếp thao sau khi tàu chạy là lập bộ chứng từ thanh toán. Bộ chứng
từ này bao gồm vận đơn (Bill of Lading), bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List),
hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), giấy chứng nhận khử trùng (Certificate

of Fumigation and Ventilation), giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) rồi
tiến hành quy trình thanh toán.
2.1.6. Phương thức thanh toán
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ thanh toán công ty tùy thuộc vào
hợp đồng đã ký mà tiến hành quy trình thanh toán phù hợp. Trong các phương thức
thanh toán hiện nay thì Vithaco – Hồ Chí Minh hiện đang thanh toán chủ yếu qua 2
hình thức là chuyển tiền bằng điện (TTR) và tín dụng chứng từ (L/C). Hai phương
thức này đều có những ưu điểm và hạn chế trong quá trình sử dụng mà tùy theo
từng trường hợp khối lượng, giá trị đơn hàng và nhà nhập khẩu cũng như mức độ
thân thiết giữa các bên mà công ty sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.
Dưới đây là bảng tổng hợp giá trị và tỉ trọng thanh toán theo từng phương
thức khi xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung trong giai đoạn 2009-2011:
Bảng 2.4: Tình hình các phương thức thanh toán xuất khẩu 2009-2011
ĐVT: ngàn USD
Phương
thức
thanh toán

NĂM 2009
Giá trị

NĂM 2010
Tỉ trọng
Tỉ trọng (%) Giá trị
(%)

NĂM 2011
Giá trị Tỉ trọng (%)



TTR
L/C
Tổng cộng:

12,257
510.7
12,767.
7

96.00
4.00

10,48
5
1,165

90.00
10.00

12,302
926

93.00
7.00

100.00

11,650

100.00


13,228

100.00

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh XNK 2009-2011)
Nhìn chung có có thể thấy phương thức thanh toán được công ty áp dụng chủ
yếu trong việc kinh doanh xuất khẩu là phương thức chuyển tiền (TTR), qua các
năm 2009-2011 đều chiếm tỉ trọng trên 90%. Đây là phương thức trong đó người
nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình chuyển trả một số tiền cho người xuất
khẩu. Phương thức này có nghiệp vụ đơn giản, nhanh chóng, phí ngân hàng thấp
nhưng rủi ro cao cho người xuất khẩu. Tuy nhiên những đối tác kinh doanh với
Vithaco – Hồ Chí Minh đều là những mối quan hệ thân thuộc và uy tín nên xác suất
của rủi ro này không cao.
Đối với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ (L/C)thì người
xuất khẩu được ngân hàng phát hành L/C đảm bảo việc thanh toán trước khi giao
hàng và họ sẽ nhận được tiền khi xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với L/C đã
phát hành. Phương thức này có độ an toàn cao cho các bên nhưng quy trình thực
hiện phức tạp và tốn kém nhiều chi phí nên công ty thường sử dụng hình thức thanh
toán này đối với những khách hàng mới hoặc trong trường hợp khó khăn công ty
muốn đảm bảo chắc chắn việc thanh toán.
Xét về mặt giá trị thì từ bảng tổng hợp trên ta có thể nhận thấy năm 2009 tỉ
trọng thanh toán theo TTR là 96% trong khi đến năm 2010 thì chỉ còn 10% và thanh
toán L/C cũng tăng từ 4% lên 10% năm 2010. Giải thích cho sự thay đổi này là do
năm 2010 khủng hoảng lớn xảy ra khiến cho rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, Vithaco – Hồ Chí Minh đã tăng cường các hợp đồng thanh toán theo
hình thức L/C để giảm thiểu rủi ro và quan trọng hơn là có đủ vốn tiếp tục hoạt
động. Dựa vào tìn hình kinh doanh cũng có thể nhận thấy cho dù công ty đã có
những biện pháp kịp thời để đảm bảo cho việc thanh toán nhưng do lượng hàng
xuất giảm nên doanh thu giảm và sử dụng thanh toán L/C nhiều hơn nên chi phí

tăng. Mặc dù đây chỉ là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp của công ty giảm xuống tới mức -1,750,762,247 đồng.


Sang đến năm 2011, tình hình này đã phần nào cải thiện giá trị thanh toán
theo TTR đã tăng lên mức 12,302 ngàn USD và theo L/C là 926 ngàn USD, còn tỉ
trọng thanh toán theo hình thức này đã giảm xuống còn 7% trên tổng giá trị thanh
toán. Tóm lại, cơ cấu các phương thức thanh toán sẽ được công ty thay đổi linh hoạt
theo từng thời điểm để phù hợp với những biến động của thị trường và đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của mình.
2.2. Nhận xét chung
2.2.1. Thuận lợi
Trong tình hình hiện nay khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Khu vực mậu
dịch tự do (AFTA) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội
thuận lợi về hợp tác thương mại cũng như ưu đãi thuế suất cho các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt đối với các ngành mà Việt Nam có nhiều thế
mạnh như sản xuất thủ công mỹ nghệ. Năm 2008, Vithaco – Hồ Chí Minh là một
trong mười doanh nghiệp hàng đầu được Uỷ Ban Nhân Dân thành phố tặng bằng
khen về thành tích xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Môi trường chính trị ổn định và hệ thống pháp luật đang được hoàn thiện dần
theo hướng đơn giản, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp cũng góp phần thúc đẩy
hoạt động giao thương thuận lợi hơn. Bên cạnh đó việc ứng dụng các trang thiết bị
máy móc được tăng cường giúp cho quá trình tiến hành các nghiệp vụ chính xác.
Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, chi nhánh
công ty đã khẳng định được uy tín, tên tuổi của mình với các khách hàng trong và
ngoài nước chẳng hạn như Công ty Maico (Bình Dương) và Công ty Chi Lang
(Đức) là những đối tác thân thiết với công ty trong nhiều năm qua.
Sau gần 20 năm hoạt động trên thị trường, với nỗ lực không ngừng của ban
lãnh đạo công ty cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, nghiệp vụ và có
nhiều tâm huyết, công ty đã tạo được uy tín lớn với khách hàng trong và ngoài

nước. Vithaco – Hồ Chí Minh năm gần trung tâm quận 3 thuận tiện cho việc làm
các thủ tục liên quan như thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, liên lạc với các
hãng tàu, cơ quan thuế, ngân hàng…góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Đối với hoạt động xuất khẩu Vithaco – Hồ Chí Minh được xem là một trong
những đơn vị dẫn đầu về kết quả kinh doanh hiệu quả đã đạt được những thành tích


đáng khích lệ, trong đó nhiều năm liền được UBND thành phố tặng bằng khen về
thành tích xuất sắc trong lĩnh vực xuất khẩu và mức nộp ngân sách Nhà nước và
thực hiện vượt các kế hoạch năm mà công ty đề ra. Đó chính là những cơ hội tạo
điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của công ty.
2.2.2. Khó khăn
Thứ nhất, khả năng tìm kiếm, khai thác thị trường của công ty còn hạn chế.
Công ty chưa xác định đâu là thị trường tiêu thụ chính và chỉ làm việc với các thị
trường thông qua những đơn hàng của nhập khẩu mà không có sự chủ động trong
việc tìm kiếm thị trường và nguồn hàng cho mình. Do đó, khi có biến động như
năm 2010 công ty không thể đảm bảo cho việc xuất khẩu hàng hóa được liên tục,
dẫn đến doanh thu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giữ được thị trường cũ và khai
thác thêm nhiều thị trường mới cũng là khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp
xuất nhập khẩu trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
Thứ hai, do tác động của lạm phát nên giá cả các nguyên liệu có nhiều biến
động theo chiều hướng ngày càng tăng nên các hãng tàu đồng loạt tăng giá. Công ty
vẫn phải thuê phương tiện vận chuyển để chuyên chở nên chi phí thường rất cao.
Việc giá cả tăng cao gây trở ngại lớn cho công ty trong việc thuê tàu chuyên chở
hàng hóa cũng như tạo tâm lý lo ngại trong việc giành quyền thuê phương tiện vận
tải khi ký kết hợp đồng ngoại thương.
Thứ ba, Vithaco – Hồ Chí Minh tuy là chi nhánh nhưng mọi khoản mục đều
được hạch toán độc lập với Tổng công ty nên khả năng tự xoay sở về vốn còn thấp,
điều này dẫn đến ba kết quả sau:
Một là, khả năng chi trả lương cho nhân viên còn hạn chế, công ty không

thể giữ chân những nhân viên có trình độ chuyên môn cao trong khi đây là một lĩnh
vực đòi hỏi cao về yếu tố con người và sự thông thạo trong công việc. Đồng thời,
dựa vào cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty còn khá đơn giản, với số lượng nhân
viên không nhiều như vậy thì họ thường xuyên phải đối mặt với một khối lượng lớn
công việc và rất nhiều áp lực trong khi các nhu cầu của họ lại chưa được thỏa mãn
và chính sách lương thưởng cũng còn nhiều hạn chế. Khi có nhiều đơn hàng thì lại
không đủ nhân lực để thực hiện nên đã phải từ chối không ít các khách hàng. Điều
này dẫn đến không ít thất thoát về doanh thu cho công ty.


Hai là, công ty bị động trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh để
có thể đáp ứng được những đơn hàng lớn hoặc khi có nhiều đơn hàng cùng một lúc.
Bên cạnh đó là tình hình tài chính còn yếu nhưng mức lãi suất mà công ty phải chịu
là rất cao do vay vốn ngắn hạn, quay vòng vốn chậm. Mặc dù năm 2012 các Ngân
hàng thương mại đã có sự điều chỉnh lãi suất giảm nhưng do doanh nghiệp chưa
thanh toán được hết khoản nợ xấu nên vẫn chưa có khả năng tiếp cận được với
những ngồn vốn mới.
Ba là, cũng như rất nhiều doanh nghiệp khác, sự khó khăn trong nguồn
vốn đã hạn chế công ty trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư mua sắm trang
thiết bị phục vụ cho sản xuất và văn phòng làm việc. Đây là vấn đề quan trọng vì nó
có ảnh hưởng quyết định đến những sản phẩm của công ty cũng như môi trường là
việc cho nhân viên đảm bảo phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Hơn nữa, các đối tác
lớn vẫn thường lựa chọn những doanh nghiệp có sự đầu tư tốt về mặt vật chất để
làm đối tác lâu dài với mình.
Thứ tư, công ty hiện đang có những đối thủ cạnh tranh như sau:
Một là, xét về sản phẩm thì các công ty Trung Quốc vốn nổi tiếng về
truyền thống thủ công mỹ nghệ lâu đời, các mặt hàng tinh xảo với mẫu mã ngày
càng đa dạng và giá thành cạnh tranh nên rất được thị trường ủng hộ.
Hai là, xét về thị trường thì các Công ty Interlink Group,Minh Long…là
những công ty xuất khẩu gốm đất nung có hệ thống thị trường xuất khẩu đa dạng và

khối lượng hàng xuất khẩu lớn hơn.
Ba là, xét về phí vận tải bằng container thì có các Công ty như Fedex,
Apex, APL…áp dụng mức giá cạnh tranh hơn rất nhiều so với công ty. Chẳng hạn
như 1 container 40’ đi Úc thì giá của Vithaco là 3,360,500 đồng trong khi Fedex là
3,320,000 đồng và Apex là 3,245,000 đồng. Còn so với các nước trong khu vực thì
lại cao hơn từ 20-30%.
Thứ năm, thủ tục Hải quan mặc dù đã được đơn giản hóa và có nhiều thay
đổi tạo thuận lợi cho việc giao nhận và làm thủ tục thông quan cho hàng hóa. Tuy
nhiên vẫn còn tồn tại nhiều tiêu cực trong hệ thống Hải quan tại các cửa khẩu, nạn
tham nhũng và quan liêu cửa quyền gây cản trở và tổn hại đến hiệu quả kinh doanh
và ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp.


Ngoài ra, các chi phí như điện, nước, điện thoại, thuế đất đai, giá thuê văn
phòng…của nước ta còn cao hơn so với các nước trong khu vực đã đẩy chi phí sản
xuất lên làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh và giảm
lợi nhuận của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM ĐẤT NUNG TẠI CÔNG TY VIỆT THÁI
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1.Triển vọng của hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung của công
ty trong thời gian tới
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng những sản phẩm có giá trị
thẩm mỹ cao của con người ngày càng gia tăng. Đặc biệt đối với các quốc gia phát
triển thì thị hiếu và tính tò mò đối với những sản phẩm này đang đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến và đưa ra những
sản phẩm mang tính cạnh tranh cao nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Trong tương lai mặt hàng gốm đất nung có nhiều tiềm năng để phát triển cả
về giá trị và số lượng xuất khẩu. Bằng chứng là bên cạnh Vithaco – Hồ Chí Minh

cũng có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này làm chủ lực của mình. Với
lợi thế về truyền thống sản xuất đồ gốm và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này
công ty sẽ có thể mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay thì
gốm đất nung đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
và sẽ tiếp tục phát triển với kim ngạch ngày càng tăng.
3.2.Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm đất nung của
công ty trong thời gian tới
Mặc dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp làm cho tình hình kinh


×