Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

phân tích môi trường bên trong của công ty OPV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.55 KB, 31 trang )

Lời mở đầu
Trước đây cuộc sống còn hoang rã và đơn sơ, con người sống chủ yếu bằng cách tự
cung tự cấp do đó không có một khái niệm gì về chiến lược trong thời đó. Nhưng từ
khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, có sự trao đổi và buôn bán các công ty, doanh
nghiệp hình thành. Từ đó khái niệm chiến lược ra đời. Hiện nay chúng ta đang sống
trong một nền kinh tế đầy sóng gió, thử thách. Nền kinh tế khó khăn do vây để có thể
đứng vững và phát triển trong nền kinh tế này bất kỳ một công ty nào cũng cần phải có
chiến lược phù hợp để từ đó giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với các doanh
nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt quan trọng hơn doanh
nghiệp mà nhóm nghiên cứu lại là một doanh nghiệp thuộc về lĩnh vực sản xuất thuốc
“công ty cổ phần dược phẩm OPV”. Nếu như doanh nghiệp không cạnh tranh nổi các
doang nghiệp nước ngoài thì nước ta sẽ rất là phụ thuộc với thuốc ngoại nhập. Điều
này sẽ không tốt khi sức khỏe của cả quốc gia lại phụ thuộc vào các nước xuất khẩu
thuốc. Với tính chất cấp bách như vậy nhóm em quyết định chọn một công ty về dược
cụ thể là công ty dược phẩm OPV để nghiên cứu và đưa ra các chiến lược nhằm giúp
công ty có chỗ đứng trong nước và trên thị trường quốc tế.
1)Khái niệm chiến lược là gì?
Có rất nhiều khái niệm về chiến lược là gì, nhưng qua quá trình học tập trên lớp và
nhóm tự nghiên cứu trên sách vở, báo chí thì chiến lược sẽ được định nghĩa như sau:
Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm
nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu
đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những
điển yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do
các nguy cơ từ môi trường bên ngoài.
2)ý nghĩa và mục đích của nghiên cứu.
Ý nghĩa :


Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất của mọi
doanh nghiệp.Để đạt được điều đó mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt,giá thành hợp lý và
vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản


xuất kinh doanh, trong đó quản lý chiến lược kinh doanh là vấn đề quan trọng có ý nghĩa
quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với nhận thức về tầm quan trọng của hoạch định chiến lược kinh doanh trong
doanh nghiệp nhóm chúng em đã chọn đề tài : …………………………. Nhằm đưa các
kiến thức lý luận vào thực tiễn kinh doanh.
 Mục đích của nghiên cứu : mục đích của nghiên cứu đó là đưa ra được các chiến

lược phù hợp từ việc phân tích môi trường bên ngoài ta xác định được các cơ hội
và các nguy cơ, phân tích môi trường bên trong để xác định được điểm mạnh và
các điểm yếu. Từ đó ta phát huy điểm mạnh và tận dụng các cơ hội để khắc phục
điểm yếu và né trách các nguy cơ.
3)phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu

(Nhi hoàn thành phần này nữa nha)
Địa điểm nghiên cứu
Do vẫn còn là sinh viên khả năng tài chính và thời gian có hạn nên nhóm không thể
nghiên cứu trong phạm vi toàn quốc hay vượt qua phạm vi quốc gia. Bởi vậy nhóm đã
quyết định nghiên cứu trong phạm vi nội thành của TP.HCM và các tỉnh lân cận, gần nơi
học tập và sinh hoạt của nhóm.
4)Phương pháp nghiên cứu
Nhóm đã sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu đó là nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu
tại hiện trường. Nhóm vừa tìm hiểu các thông tin sẵn có trên mạng và báo chí để tìm ra
các cơ hội và các nguy cơ của công ty so với các đối thủ cạnh tranh, mặt khác vừa tới tận
công ty để tìm ra những điểm mạnh và các điểm yếu của công ty. Để từ đó đưa ra được
một chiến lược phù hợp.
5)Bố cục của bài nghiên cứu về công ty cổ phần dược phẩm OPV
Bố cục gồm có 4 chương!
Chương 1: giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần dược phẩm OPV



Chương 2: phân tích môi trương bên ngoài của công ty OPV
Chương 3: phân tích môi trường bên trong của công ty OPV
Chương 4: hoạch định chiến lược cho công ty trong 5 năm tới

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Công ty cổ phần dược phẩm OPV có tên giao dịch là OPV Pharmaceutical joint stock
company, trụ sở chính tại số 27, đường 3A, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai, người đại diện
theo pháp luật của công ty là dược sĩ Hà Trương Bích Thúy, kiêm tổng giám đốc của
công ty, công ty có vốn đăng kí kinh doanh là 355,5 tỉ đồng, công ty chuyên sản xuất các
loại thuốc chữa bệnh cho người , các chế phẩm dinh dưỡng, mĩ phẩm và các sản phẩm
chăm sóc cá nhân.
Sứ mệnh của công ty:” Công ty OPV hội đủ các yếu tố cần thiết là năng lực kinh doahn
toàn cầu và kinh nghiệm ở thương trường Việt nam. Điều đó đã giúp công ty đạt được vị
trí nhất định trên thị trường Việt Nam về lĩnh vực dược phẩm, các sản phẩm chăm sóc
khách hàng và thực phẩm dinh dưỡng.
OPV mong muốn là đối tác của các Tập đoàn đa quốc gia và Tổ chức chăm sóc sức khỏe
hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực Dược phẩm cao cấp và Săn sóc khách hàng.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Những năm 1950
- Công ty OPV được thành lập với việc mua một công ty dược phẩm Pháp, Office
Pharmaceutique du Vietnam - OPV là chữ viết tắt từ tên Pháp này.
- Khởi đầu là hoạt động qua một dược phòng tại Huế
Những năm 1970
- OPV trở thành công ty dược lớn nhất Miền Nam
- OPV là đại diện độc quyền của nhiều công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới, như Bayer,
Ciba Geigy, Mead Johnson, Merck Sharp & Dohme, Roche, Sandoz, Smith Kline &
French, Ụpohn, và Warner Lambert.
- OPV xây dựng nhà máy dược lớn và tiên tiến nhất tại Việt Nam - hiện nay nhà máy này
là một cơ sở của Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung Ương 24.



- OPV liên doanh với công ty Nestlé (Thụy Sĩ) xây dựng một nhà máy chế biến sữa bột
cho trẻ em, dưới tên Dielac - hiện là nhà máy của Xí Nghiệp Vinamilk.
Từ 1975- 1990: nhóm OPV định cư tại Mĩ
Từ 1993- 1994: OPV đã hoạt động trở lại tại Việt Nam bằng việc tiếp thị một số dược
phẩm nhập khẩu của công ty đa quốc gia cùng với sản phẩm với nhãn hiệu OPV.

Từ 1995- 1999:
- OPV nhận được giấy phép đầu tư nước ngoài để xây dựng một nhà máy dược phẩm
theo tiêu chuẩn GMP với vốn đầu tư 30 triệu USD.
- OPV tiếp tục phát triển hoạt động phân phối và tiếp thị dược phẩm trên toàn quốc Việt
Nam.
Năm 2001: OPV bắt đầu xây dựng nhà máy dược phẩm theo giấy phép đầu tư
Năm 2003: Nhà máy mới được hoàn tất
- Công ty Otsuka OPV được thành lập, là liên doanh giữa OPV và Otsuka Pharmaceutical
Company, một công ty hàng đầu của Nhật Bản về dược phẩm và dịch truyền, và Nomura
Trading Company, một tập đoàn thương mại lớn của Nhật Bản.
- Nhà máy OPV được Bộ Y Tế chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing
Practice - Thực Hành Tốt Sản Xuất Thuốc) cho dung dịch tiêm truyền (cho Công ty liên
doanh Otsuka OPV), các dạng thuốc rắn (viên nén, viên nang, viên bao film, thuốc nước,
và thuốc kem, mỡ, GLP (Good Labortary Practice - Thực Hành Tốt Phòng Kiểm Nghiệm
Thuốc), và GSP (Good Storage Practice - Thực Hành Tốt Bảo Quản Thuốc).
- Từ Quý 3 năm 2003: Nhà máy OPV bắt đầu sản xuất và tiếp thị dịch truyền và dược
phẩm.
Năm 2004: OPV phấn đấu để trở thành một công ty dược phẩm có uy tín về chất lượng,
kỹ thuật sản xuất tiên tiến và tinh thần phục vụ cao, để cùng với cộng đồng y dược Việt
Nam góp phần nâng cao chất lượng y tế Việt Nam và vị thế ngành công nghiệp dược
trong nước
Năm 2005:



- Công ty OPV đạt được Chứng nhận Hoạt động Sản xuất, Thí nghiệm và Lưu trữ Tiên
tiến của Tổ chức Sức khoẻ thế giới do Bộ Y tế Việt Nam cấp.
- Tập đoàn GSK (GlaxoSmithKline) và Công ty OPV ký kết thoả thuận hợp tác sản xuất
các sản phẩm nổi tiếng của GSK tại nhà máy của OPV.
Năm 2007: OPV đã đăng ký trên 300 sản phẩm dược phẩm, sản xuất và bán tại Việt
Nam.
Năm 2008: OPV đã được phê duyệt bởi GlaxoSmithKline như một nhà sản xuất trong
khu vực.
Năm 2010: OPV đã đăng ký 693 sản phẩm dược phẩm, trong đó có 280 sản phẩm đã
được sản xuất và tiếp thị.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM OPV
A. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1. Môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật

Phân tích thị trường dược phẩm tại việt nam
Vì những yếu tố tiêu cực tác động (như thị trường thuốc giả hoạt động, chính sách
kém về luật bảo hộ bản quyền trí tuệ khiến các doanh nghiệp nước ngoài không thể gia
nhập thị trường, vv…) nên thị trường tiêu dùng dược phẩm năm nay chiếm khoảng 1,7%
GDP và sẽ là 2% trong khoảng 2014.Việc WHO khuyến khích các doanh nghiệp trong
nước sản xuất theo mô hình GMP đồng thời gia nhập WTO sẽ giúp ích cho việc chuẩn
hoá các thuốc thành phẩm khi sản xuất đồng thời giảm thiểu được tối đa các loại thuốc
giả được sản xuất trong nước và tạo điều kiện cho thuốc thành phẩm tại VN có cơ hội
xuất khẩu sang các nước khác.
Thị trường sản xuất thuốc trong nước hiện nay đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sử
dụng thuốc của người dân năm.Hiện nay đã có hơn 10000 loại thuốc được đăng kí từ Bộ
Y tế,trong đó có khoảng 60% được sản xuất tại VN.Thị trường thuốc sản xuất theo hướng
truyền thống (thuốc đông tây y kết hợp) đang được chú ý và phát triên trong khoảng thời

gian gần đây tuy nhiên vẫn còn bị hạn chế khá nhiều do quá trình hội nhập WTO.


Cơ hội và nguy cơ từ môi trường kinh tế chính trị, pháp luật mang lại.


Trạng thái của môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành mạnh, thịnh vượng của nền
kinh tế, nó luôn gây ra những tác động đến các doanh nghiệp và các ngành. Vì thế, doanh
nghiệp phải nghiên cứu môi trường kinh tế để nhận ra các thay đổi, các khuynh hướng và
các hàm ý chiến lược của họ. Bốn nhân tố quan trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô đó
là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái, và tỷ lệ lạm phát. tốc độ
tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ,vì khi kinh tế phát triển
người dân sẽ quan tâm nhiều đến sức khoẻ hơn vì thế nhu cầu đối với các sản phẩm dược
cũng tăng cao.Công ty nhập nguyên liệu nước ngoài để đảm bảo chất lượng nên chịu sức
ép từ tỉ giá hối đoái và thuế nhập khẩu. Lãi suất tăng cao doanh nghiệp khó tiếp cận được
vốn vay phải vay tiền với lãi suất cao, kinh tế Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các biến
động về kinh tế từ bên ngoài do nhập siêu vì vậy OPV sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ
đó là các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây khó khăn về tài chính và các nguồn lực
khác để duy trì phát triển bền vững.Chính phủ nước ta đang xem xét và chống lại việc
tham gia vào luật bảo vệ bản quyền chung của quốc tế, điều này làm ngăn cản sự mở
rộng hoạt động đa quốc gia khi tham gia sân chơi chung. Nước ta đã áp dụng GMP cho
các công ty dược trong nước giúp thuốc sản xuất đạt tiêu chuẩn để tham gia xuất khẩu, áp
dụng những công nghệ mới từ nước ngoài,đặc biệt về các sản phẩm dược sinh học. Khi
gia nhập hoàn chỉnh WTO, trong dài hạn sẽ cải thiện môi trường kinh doanh, khắc phục
những yếu kém đang gặp phải về thương mại dược phẩm, các chính sách bảo hộ xuất
khẩu được đẩy mạnh, luật chống phá giá được quan tâm nhiều hơn. OPV đón nhận các cơ
hội để cùng làm việc với các bác sĩ, dược sĩ và nhà quản lý có tâm huyết muốn đóng góp
xây dựng nền công nghiệp dược phẩm Việt Nam vững mạnh trong giai đoạn đổi mới của
nước nhà.
 Cơ hội

-

Áp dụng GMP cho các công ty dược trong nước giúp thuốc sản xuất đạt tiêu chuẩn
để tham gia xuất khẩu,áp dụng những công nghệ mới từ nước ngoài,đặc biệt về
các sản phẩm dược sinh học.

-

Khi gia nhập hoàn chỉnh WTO, trong dài hạn sẽ cải thiện môi trường kinh
doanh,khắc phục những yếu kém đang gặp phải về thương mại dược phẩm

-

OPV đón nhận các cơ hội để cùng làm việc với các bác sĩ, dược sĩ và nhà quản lý
có tâm huyết muốn đóng góp xây dựng nền công nghiệp dược phẩm Việt Nam
vững mạnh trong giai đoạn đổi mới của nước nhà.
Các chính sách bảo hộ xuất khẩu được đẩy mạnh
Luật chống phá giá được quan tâm nhiều hơn.

-

 Nguy cơ


-

-

kinh tế Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động về kinh tế từ bên ngoài do
nhập siêu vì vậy OPV sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ đó là các cuộc khủng

hoảng kinh tế toàn cầu gây khó khăn về tài chính và các nguồn lực khác để duy trì
phát triển bền vững.
Rủi ro và thách thức từ môi trường chính trị và pháp luật
Chính sách mới về bảo hiểm làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng thuốc của
bệnh nhân.
Chính phủ đang xem xét và chống lại việc tham gia vào luật bảo vệ bản quyền
chung của quốc tế, điều này làm ngăn cản sự mở rộng hoạt động đa quốc gia khi
tham gia sân chơi chung.

-

Lạm phát tăng cao, giá nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào tăng cao, làm tăng chi phí
sản xuất dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, làm giảm doanh số.

-

Lãi suất tăng cao doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn vay phải vay tiền với lãi
suất cao.

2. Môi trường dân số , văn hóa, xã hội

Dân số

Biểu đồ dân số Việt Nam 1960-2010 (đơn vị: triệu người)
Trong những năm vừa qua, dân số Việt Nam tăng qua mỗi năm. Việt nam hiện là
nước đông dân thứ 13 trên thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực (chỉ sau Indonesia và
Philippines) và dự báo dân số có thể sẽ tăng lên 93,7 triệu người vào năm 2015.
Việt Nam với dân số đông, khoảng 89 triệu người, với 94.3% dân số ở độ tuổi lao
động, tỉ lệ sinh duy trì ở mức cao nên nhu cầu về thuốc chữa bệnh là rất lớn. Ngoài ra,
mức sống người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu với các loại thuốc bổ dưỡng,

vitamin, tăng cường sức khỏe là cần thiết. Đây sẽ là những nhân tố góp phần phát triển
ngành dược.
Phần lớn người dân Viêt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, có
nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt ngày càng
được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức khỏe. Đây cũng là một trong
những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam.
Thói quen sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng:


Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam dùng thuốc không cần kê toa của bác sĩ đối với
các bệnh thông thường. Bệnh nhân khi bị nhức đầu, sổ mũi, đau bụng… tự mua thuốc
uống, hoặc uống theo đơn và bệnh của người khác. Nhiều người chỉ khi uống thuốc vài
ngày không khỏi hoặc khi bệnh rất nặng, mới đi khám bác sĩ. Nếu lần sau bị ốm mà có
những triệu chứng giống lần trước, họ sẽ lấy đơn cũ đi mua. Hầu hết bệnh nhân ngại vào
bệnh viện khi mắc các bệnh thông thường. Họ cho rằng nếu vào bệnh viện để lấy đơn
thuốc vì những bệnh thông thường thì vừa mất thời gian vừa tốn tiền. Khi bị nhức đầu,
sốt nhẹ,… họ ra hiệu thuốc tây khai bệnh. Người bán đưa thuốc gì thì uống thuốc đó.
Cũng có khi người bệnh mua thuốc theo hướng dẫn của một người hàng xóm từng có
bệnh tương tự. Điều này thuận lợi cho công ty sản xuất dược phẩm tác động đến các hiệu
thuốc , do sự tư vấn và kê toa của nhà thuốc ảnh hưởng lớn đến quyết định mua thuốc của
người bệnh.
Ngoài ra, cuộc sống ngày càng bận rộn với nhiều áp lực, nhu cầu bổ sung vitamin và
khoáng chất để duy trì sức khỏe cho cơ thể ngày càng được quan tâm. Do vậy thi trường
thuốc bổ cung cấp vitamin và khoáng chất đang phát triển rất nhanh, là “miếng bánh”
tương đối lớn cho các doanh nghiệp dược phẩm để mắt tới.
Cơ hội và nguy cơ từ môi trường dân số, văn hóa, xã hội
 Cơ hội
- Cuộc sống ngày càng nâng cao nên vấn đề về sức khỏe của người dân ngày càng
được quan tâm.

- Việt nam là nước có dân số đông là điều kiện thuận lợi để OPV mở rộng thị
trường
 Nguy cơ
- Với thói quen tiêu dùng như thế, người tiêu dùng sẽ dễ dàng bỏ dùng loại thuốc đó
và kỳ thị nó nếu dùng vài lần mà không hết bệnh.
- Đòi chi phí lớn để chi trả tiền hoa hồng cho các hiệu thuốc, chi phí cao để truyền
thông.
- Người Việt Nam dễ tin vào tin đồn, rất dễ bài trừ sản phẩm nào đó vì lời đồn
không tốt, và tệ hơn tin đồn lan truyền rất nhanh.


-

Thông tin về các mặt hàng dược phẩm của công ty đến với người tiêu dùng hầu
như không đầy đủ, chính xác. Phần lớn người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu
dùng khu vực nông thôn nhận không biết được tầm quan trọng cũng như là phân
biệt một cách rõ ràng sản phẩm của các công ty khác nhau trên thị trường trong
điều kiện mặt hàng dược phẩm ngày càng đa dạng như hiện nay.

-

Mức độ trung thành với thương hiệu không dễ dàng để tạo dựng được.

3. Môi trường tự nhiên, công nghệ:




Tự nhiên


Có nguồn nguyên vật liệu dồi dào Theo Viện dược liệu – Bộ Y Tế, Việt Nam có
400 loài động vật, 3.850 loài thực vật có thể làm thuốc trong đó có các loài quý mà y học
thế giới rất cần nhưng tỷ lệ dược liệu thu hái và trồng trong nước chỉ chiếm khoảng 20%,
còn lại phải nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) và việc nhập khẩu dược liệu tràn lan,
thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý.
Nguồn nguyên liệu đầu vào chiếm 40-60% trong cơ cấu giá vốn và 90% nguyên
liệu được nhập khẩu từ nước ngoài => chịu ảnh hưởng bởi những biến động trên thế giới
như: biến động giá dầu mỏ, sự bất ổn về chính trị, thiên tai, dịch bệnh cũng như việc tăng
cường nguồn dự trữ nguyên liệu dược của các tập đoàn lớn hơn


Công nghệ

Nhà máy dược phẩm OPV đã được Bộ Y Tế nhiều lần chứng nhận đạt tiêu chuẩn
Thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO).
Nhà máy dược phẩm OPV là một nhà máy hiện đại, được thiết kế bởi công ty thiết
kế Fluor Daniel của Hoa Kỳ và công ty tư vấn về dược phẩm Pharmaplan của Đức. Các
thiết bị của nhà máy, được chọn lọc để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả
cao, được cung cấp bởi các nhà sản xuất thiết bị hàng đầu của Đức, Thụy Điển, Đan
Mạch, Ý và Hoa Kỳ.
Có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất,
chuyển giao công nghệ do các doanh nghiệp dược nước ngoài.
Trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất thuốc của Việt Nam còn thấp, vẫn dựa vào
bào chế các thuốc gốc là chủ yếu, chưa có khả năng sản xuất thuốc có hàm lượng công
nghệ cao. Máy móc thiết bị sản xuất nhiều nguồn gốc, nhiều thế hệ; bên cạnh những dây
chuyền, thiết bị mới một số máy móc thiết bị thuộc thế hệ những năm 1960-1970. Thêm
vào đó, hoạt động nghiên cứu và phát triển chưa được chú trọng và đầu tư hợp lý.
Với khẩu hiệu “Công nghệ thế giới – Truyền thống Việt Nam” trong logo của
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm OPV, công ty áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến
của thế giới, nhưng luôn luôn triệt để quan tâm đến truyền thống Việt Nam để đưa ra thị

trường những sản phẩm dược đáp ứng được nhu cầu của người Việt.
• Cơ hội và nguy cơ từ môi trường tự nhiên và công nghệ:
 Cơ hội
- Được bộ y tế nhiều lần chấp nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất theo
-

khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới
Có nhiều cơ hội tiếp cận với đối tác nước ngoài để hợp tác chuyển giao công nghệ


- Nguồn nguyên vật liệu dồi dào và chủ động ở khâu đầu vào
 Nguy cơ
- Trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp
- Tuy nguồn nguyên vật liệu nhiều nhưng tỉ lệ khai thác nguyên vật liệu rất kém
-

nhập khẩu nhiều
Hoạt động nghiên cứu chưa được chú trọng và đầu tư vẫn chưa hợp lý.

B. MÔI TRƯỜNG VI MÔ:
1. Môi trường Đối thủ cạnh tranh

Những tác động của các đối thủ cạnh tranh hiện hữu trên thị trường hiện nay và những
sản phẩm ngoại nhập.
1. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty là đối thủ cạnh tranh của OPV một trong

số những đối thủ cạnh tranh mạnh là:
- Công ty cổ phần dược Hậu Giang
- Công ty cổ phần dược OPC
- Công ty dược Sài Gòn

- ….
• Cơ hội và nguy cơ từ môi trường đối thủ cạnh tranh

 Cơ hội:
- Tạo sự thúc đẩy, phấn đấu đi lên của công ty. Cần đổi mới và hiện đại hóa các

công nghệ máy móc để nâng cao sản lượng và chất lượng để có thể cạnh tranh với
những sản phẩm của đối thủ khác.
 Nguy cơ:
- Trên thị trừơng có nhiều công ty dược như vậy, phần nào là rào cản phát triển của
OPV, do có nhiều loại thuốc cùng công dụng và nhiều mức giá cả để người tiêu
dung lựa chọn (cuộc chiến về giá).
- Công ty có thể mất nhiều thị phần trong nước cũng như xuất khẩu do các đối thủ
cạnh tranh chiếm mất.
- Hiện nay các đối thủ cạnh tranh đều có công nghệ sản suất hiện đại được nhập mới
từ nước ngoài.
2. Không chỉ có các đối thủ cạnh tranh trong nước mà các sản phẩm dược ngoại nhập
cũng tác động rất mạnh đến công ty dược OPV.
Các sản phẩm dược thay thế cho những sản phẩm của công ty được nhà nước cho
nhập khẩu.
• Cơ hội và nguy cơ từ môi trường thuốc ngoại
 Cơ hội:


Thuốc ngoại thường có giá cao hơn những sản phẩm của công ty do vậy công ty
có khả năng cạnh tranh về giá.
 Nguy cơ:
- Chất lượng sản phẩm ngoại nhập thường rất tốt.
- Hành vi tiêu dùng của người dân thích xài hàng ngoại.
- Hàng ngoại nhập rất đa dạng, phong phú và đáp ứng tốt cho người tiêu dùng hay

các trung tâm y tế. do đó
- Sản phẩm ngoại nhập có thể chiếm mất thị phần của công ty.
-

1. Môi trường khách hàng

Công ty cổ phần OPV hiện có chất lượng mang tầm quốc tế, lại hợp tác lien doanh
với nhiều nước nên có khá nhiều khách hàng trong nước và cả khách hàng quốc tế, nhưng
nền kinh tế suy thoái, sức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ giảm sút, khách hàng ngày càng
kỹ tính hơn trong các chọn lựa của mình. Muốn chăm sóc khách hàng tốt, công ty cần
hiểu khách hàng muốn gì, từ đó mới xây dựng được những chính sách phù hợp với nhu
cầu của họ. Một sản phẩm hoặc dịch vụ không thể làm vừa lòng tất cả mọi khách hàng,
nên việc hiểu khách hàng, hiểu sự khác nhau trong nhu cầu của khách hàng đối với đối
với sản phẩm là nền tảng cơ bản để công ty có thể nghiên cứu, thiết kế và sáng tạo sản
phẩm phù hợp. Đây cũng là xuất phát điểm để doanh nghiệp thực hiện các tiến trình phân
khúc khách hàng, định vị, định giá sản phẩm, truyền thông, phân phối, bán hàng và hậu
mãi.


Cơ hội và nguy cơ từ yếu tố khách hàng
 Cơ hội
- Tận dụng quy mô lớn của mình công ty có thể mở rộng khá dễ dàng các đối tác,

khách hàng trong nước và ngoài nước.
- chất lượng tốt đạt chuẩn quốc tế là cơ hội tốt để công ty thu hút khách hàng
- nhiều khách hàng đã biết đến thương hiệu công ty nên việc giữ chân khách hàng
khá dễ dàng.
 nguy cơ
- khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi chọn các sản phẩm dược hiện nay
- sẽ mất khách hàng nếu việc phân phối hay chất lượng sụt giảm.

- khách hàng sẽ quay lưng nếu công ty không đáp ứng đủ các loại sản phẩm khách
hàng cần mà ở các đối thủ cạnh tranh có.
MA TẬN EFE
YẾU TỐ BÊN
NGOÀI CHỦ YẾU

MỨC ĐỘ
HỆ SỐ
QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

SỐ ĐIỂM
QUAN TRỌNG


Lãi suất tăng.

0.1

3

0.3

Sự quan tâm đến sức khỏe của người dân tăng lên

0.09

4

0.36


Các đối thủ cạnh tranh mạnh trong và ngoài nước.
Lạm phát tăng.

0.14

3

0.42

0.17

2

0.34

Cạnh tranh về giá.

0.08

3

0.24

Nhập khẩu dược liệu tràn lan thiếu sự kiểm sóat
chặt chẽ

0.15

2


0.3

dân số đông
Chi phí lớn để chi trả tiền hoa hồng cho các hiệu
thuốc, chi phí cao để truyền thông.

0.06

3

0.18

0.05

4

0.2

Thói quen tiêu dùng thuốc của người việt

0.1

3

0.3

Sự can thiệp của chính phủ

0.06


3

0.18

Tổng cộng điểm
Tổng số điểm của công ty là 2.82 cho thấy các chiến lược phát triển của công ty phản
ứng lại với môi trường bên ngoài vẫn còn ở mức trung bình, vì vậy càng phải đẩy mạnh
về các chiếc lược phát triển của công ty hơn nữa để có thể phản ứng tốt hơn với môi
trường bên ngoài.

Phân tích môi trường bên trong:
Phân tích môi trường bên trong là việc rà soát, đánh giá các mặt của công ty, mối
quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra điểm mạnh cũng như điểm yếu mà công ty còn mắc
phải, là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy những mặt mạnh và hạn chế, khắc phục sửa
chữa những điểm yếu đang tồn tại. Tất cả các tổ chức đều có thế mạnh và điểm yếu trong
những bộ phận chức năng của nó và sẽ không có một doanh nghiệp nào đều mạnh hoặc
đều yếu như nhau trong mọi lĩnh vực. Những điểm mạnh/yếu cùng những cơ hội/thách
thức là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược. Vì thế phân tích đánh giá môi trường bên
trong cũng quan trọng không kém gì phân tích đánh giá môi trường bên ngoài.
Phân tích môi trường bên trong có hai phương pháp phổ biến: phân tích theo chuỗi giá
trị(Michael Poter) hoặc phân tích theo bộ phân chức năng(Fred R.David). Theo điều kiện
nghiên cứu của nhóm, nhóm sẽ phân tích môi trường bên trong theo bộ phận chức năng,
gồm có:
1. Bộ máy quản lý:
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là mô hình trực tuyến. Tuyến quyền lực
theo một đường thẳng, mỗi cấp quản lý được xác định quyền hạn, trách nhiệm một cách
rõ ràng. Mỗi bộ phận cấp dưới chỉ bị chi phối bởi một cấp trên trực tiếp. Mỗi cấp quản lý

2.82



phải đảm nhận nhiều chức năng và có tính độc lập. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
có tính chuyên môn hóa cao. Nhờ thế, công ty đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động
quản trị, tránh được sự chồng chéo mệnh lệnh từ nhiều cấp xuống; giảm tải cho các cấp
quản lý và khi có việc dễ tìm nhà quản lý có quyền hạn và trách nhiệm. Song nó cũng bộc
lộ nhiều hạn chế: không sử dụng được các chuyên gia trong hoạt động quản trị; đường ra
quyết định quản trị dài có thể làm mất thời cơ, cơ hội, mất tính linh hoạt; thông tin chậm
và có thể không chính xác. Đặc biệt với công ty có quy mô khá lớn.
Đội ngũ quản lý
• Những quản lý, giám đốc của OPV giàu kinh nghiệm trong ngành công nghiệp
dược phẩm ở Việt Nam, bắt đầu từ những thập niên trước 1975 và tiếp tục trở lại
từ năm 1993
• Những quản lý chuyên nghiệp trẻ và mới
• Người nước ngoài giữ những vị trí chủ chốt, với kinh nghiệm và sự đào tạo kỹ
thuật và kinh doanh chuyên sâu, bao gồm một số người Việt Nam ở nước ngoài.
• Quản lý người Việt Nam với kinh nghiệm của những công ty đa quốc gia.
2. Hoạt động Marketing
Hiện nay, công ty có riêng bộ phận marketing (phòng sale & marketing) và trung tâm
phân phối, có nhiệm vụ quản lý điều hành mọi vấn đề có liên quan đến các sản phẩm của
công ty. Nắm bắt thông tin về thị trường tiêu thụ từ đó lập ra kế hoạch kinh doanh tiêu
thụ sản phẩm, chỉ tiêu doanh số. Tổ chức các chiến dịch quảng cáo giới thiệu sản phẩm,
tìm kiếm khách hàng mở rộng thị phần cho các sản phẩm của công ty.
Sản phẩm của công ty đa dạng (nhiều dạng sản phẩm khác nhau như thuốc kem, thuốc
mỡ, viên, nước, thực phẩm dinh dưỡng,…) hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh: dược
phẩm, chăm sóc sức khỏe, thức phẩm dinh dưỡng và săn sóc da. Vì thế phân khúc thị
trường của công ty rộng chưa được tập trung.
OPV bỏ rất nhiều nổ lực và nguồn lực để phát triển một cách nhanh chóng một danh mục
đầu tư lớn và kênh cung cấp sản phẩm được sản xuất tại nhà máy OPV và sau đó đăng ký
với Bộ Y tế. Đối với dược phẩm, visa đăng ký của Bộ Y tế phải thu được trước khi sản
phẩm nào có thể được sản xuất và bán.

Từ năm 2003, công ty đã phát triển và sau đó đăng ký một danh mục đầu tư ngày càng
tăng của sản phẩm cho sản xuất và tiếp thị
Phạm vi hoạt động trên quốc gia: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vùng châu thổ Sông
Mekong, Các tỉnh miền Trung, Các tỉnh vùng cao.
Đại diện y tế và Đại diện bán hàng: trên 100. Giám đốc bán hàng, Giám đốc thương hiệu,
Giảm đốc sản xuất và Giám sát viên : 20


Kênh phân phối rộng rãi: hiện nay công ty đã phân phối sản phẩm của mình cho hơn
4500 khách hàng bao gồm:
• Đưa sản phẩm ra thị trường thông qua tất cả kênh y tế và dược phẩm chính: Các
bệnh viện, Các bác sĩ và phòng khám tư nhân, Các nhà thuốc.
• Phân phối trực tiếp qua hệ thống phân phối của công ty (cho các thành phố lớn,
đặc biệt là HCMC)
• Phân phối thông qua các đại lý ở các tỉnh
Đang tập trung xây dựng nhãn hiệu thông qua tiếp thị chuyên nghiệp (bán hàng
chuyên nghiệp, những phương thức quảng cáo hiện đại, những chương trình xúc tiến địa
phương hiệu quả) hơn là cạnh tranh về giá.
Công cụ marketing được sử dụng chủ yếu là bán hàng trực tiếp. Nhờ đó, việc chăm
sóc khách hàng sẽ thường xuyên và tốt hơn. Tuy nhiên, về quảng cáo công ty còn yếu
kém.
Marketing tập trung vào chất lượng, dịch vụ và hình ảnh thương hiệu (cho cả công ty và
sản phẩm)
3. Tài chính, kế toán của công ty
a) HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Tại công ty đang vận dụng hình thức công tác kế toán tập trung. Niên độ kế toán bắt đầu
từ 01/01 đến 31/12 toàn bộ công tác kế toán của công ty từ việc lập chứng từ ban đầu
đến các sổ sách kế toán chi tiết, tổng hợp, lập báo cáo kế hoạch đều đươc thực hiện tại
phòng kế toán, hình thức kế toán đang được công ty áp dụng nhật kí chung.
b) SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN CÔNG TY

Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp

Kế toán phải thu
Kế toán tiền mặt Kế toán giá thành
Kế toán phải trả

Kế toán kho

Thủ quỹ

c) HÌNH THỨC KẾ TOÁN
1- Hình thức kế toán
Hình thức kế toán đang được công ty sử dụng là hình thức nhật ký chung


2- Sơ đồ trình tự ghi chép
Chứng từ gốc

Các sổ nhật ký đặc biệt

Nhật ký chung

Sổ cái

Các sổ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối phát sinh


Báo cáo thuế + Báo cáo tài chính

Ghi hằng ngày

Đối chiếu số liệu vào cuối tháng

Ghi vào cuối tháng

Ghi theo định kỳ

3) CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI ĐƠN VỊ
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam Đồng (VNĐ)
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/xxxx đến 31/12/xxxx
- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền liên
hoàn.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng.

Các chỉ tiêu Tài chính
(Đơn vị tính: VND)
Doanh thu
Lợi nhuận gộp

Năm 2008
134,038,000,000
59,308,000,000

Năm 2009

164,067,000,000
62,032,000,000


Lợi nhuận sau
thuế
Tổng dư nợ vay

-6,636,000,000

-821,000,000

Chỉ tiêu
Năm 2008
Vay ngắn hạn
52,511,000,000
Vay dài hạn
26,413,000,000
Tình hình công nợ hiện nay:
Các khoản phải thu
Chỉ tiêu
Phải thu khách hàng
Trả trước cho người bán
Phải thu khác
Các khoản phải trả

Năm 2009
72,125,000,000
137,000,000


Năm 2008
29,908,000,000
1,284,000,000
8,646,000,000

Chi tiêu
Phải trả cho người bán
Người mua trả tiền trước
Phải trả công nhân viên
Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
Các khoản phải trả khác

Năm 2009
32,804,000,000
2,390,000,000
10,567,000,000

Năm 2008
Tổng số
18,269,000,00
0
3,024,000,000
4,258,000,000
897,000,000

Năm 2009
Tổng số
35,011,000,00
0

5,212,000,000
2,406,000,000
1,035,000,000

26,505,000,00
0

27,529,000,00
0

Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Các chỉ tiêu
1. Chỉ tiêu về khả năng
thanh toán
- Hệ số thanh toán ngắn hạn
TSLĐ/Nợ ngắn hạn
- Hệ số thanh toán nhanh
(TSLĐ-Hàng tồn kho)/Nợ
ngắn hạn

Năm 2008

Năm 2009

0.80

0.72

0.45


0.41

Chỉ số thanh toán nhanh & Chỉ số thanh toán ngắn
hạn thấp < 2 ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối
với việc thực hiện nghĩa vụ của mình.


2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ/Tổng tài sản

7.78
8.68
0.89
0.90
Chỉ số này cho thấy tỉ lệ nợ được sử dụng trong tổng
cấu trúc vốn của công ty. Tỷ lệ nợ/Tổng vốn lớn
(>90%_năm 2009) ám chỉ các cổ đông đang thực hiện
chính sách thâm dụng nợ và do đó làm công ty trở nên
rủi ro hơn.

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt

động
Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán/Hàng tồn
kho bình quân

2.35


Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho
hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
của công ty không cao, cho thấy doanh nghiệp bán
hàng tương đối chậm, hàng tồn kho còn bị ứ đọng.Tuy
nhiên, điều này cho thấy hàng dự trữ trong kho nhiều
nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì khả năng đáp
ứng của doanh nghiệp cao, không bị mất khách hàng.
Doanh thu thuần/Tổng tài sản
0.61
0.74
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra
doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Chỉ số này
tương đối thấp, cho thấy hiệu quả đầu tư không cao.
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh
lời
Hệ số lợi nhuận sau
-0.05
-0.005
thuế/Doanh thu thuần
Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn
-0.27
-0.036
chủ sở hữu
Hệ số lợi nhuận sau
-0.031
-0.004
thuế/Tổng tài sản
Hệ số lợi nhuận từ
0.45

0.38
HĐKD/Doanh thu thuần
Chỉ số cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn
vị hàng hóa bán ra. Công ty đạt mức 0.38 (năm 2009)
là khá cao.

4. Quy trình sản xuất


(8)-Đóng gói

(1)-Đăng ký sản xuất (2)-Mua NVL,vật tư (3)-,QC kiểm nghiệm-(7)

(9)-Thành phẩm

(4)-Nhập kho chẵn(10)

(6)Bán thành phẩm chờ kiểm nghiệm
(5)-Phân xưởng sản xuất

P.Kế hoạch
Kế hoạch sản xuất
Lệnh pha chế

(1) Khi nhận được kế hoạch sản xuất từ P.Kế Hoạch thì P.Đăng Ký tiến hành đăng ký

sản xuất với Bộ Y Tế và Cục Quản Lý Dược Việt Nam.
(2) Khi có giấy phép từ Cục Quản Lý Dược thì P.Mua Hàng bắt đầu nguyên vật liệu, vật

tư sản xuất theo yêu cầu.

(3) Mua vật liệu vật tư phải được P.QA và P.QC kiểm nghiệm xem có đạt tiêu chuẩn

không.
(4) Những nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn thì mới tiến hành nhập kho chẵn và khi có lệnh

thì xuất sang phân xưởng sản xuất, còn những phần không đạt thì hoặc trả về nhà
cung cấp hoặc lưu lại P.lưu mẫu.


(5) Các phân xưởng sản xuất nhận được nguyên vật liệu từ kho và lệnh pha chế từ P.kế

hoạch thì bắt đầu sản xuất cho ra bán thành phẩm.
(6) Những bán thành phẩm này phải chuyển sang P.QA và QC kiểm nghiệm
(7) P.QA+QC kiểm nghiệm những sản phẩm này dựa tiêu những tiêu chuẩn của Cục

Quản Lý Dược, nếu đạt thì bắt đầu ra lệnh cho phân xưởng sản xuất đóng gói.Còn
không thì trả về cho phân xưởng sản xuất lại.
(8) Đóng gói.
(9) Thành phẩm
 Quy trình sản xuất chặt chẽ và khép kín, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu.

Hệ thống khép kín giảm thiểu tối đa các tác nhân gây ô nhiễm, tiết kiệm thời gian, chi
phí.

Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất của Công ty OPV

Nhà máy là tòa nhà 2 tầng có diện tích xây dựng là 18,000 m2, nằm trong khuôn viên với
tổng diện tích là 50,000 m2.
Thỏa mãn tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của chính phủ Việt Nam và Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (Asian). Hơn nữa, OPV còn đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe hơn trong

ngành công nghiệp Dược quốc tế.
Để thực hiện cam kết đưa ra, các dự án đều được Giám đốc điều hành của Công ty phụ
trách, một Tiến sĩ và đã có trên 25 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Công nghiệp
Dược phẩm tại Đức. Chịu trách nhiệm thiết kế là Công ty Kỹ thuật của Mỹ và Công ty


Tư vấn Dược phẩm của Đức. Để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, đa phần trang
thiết bị được nhập từ các nhà cung cấp hàng đầu thế giới từ Đức, Thụy Điển, Ý, Đan
Mạch và Mỹ; còn lại một số đến từ các nhà cung cấp có uy tín ở khu vực Đông Nam Á.
Công ty quan niệm rằng cơ sở vật chất sản xuất phải là “hệ thống kín” nhằm giảm thiểu
tối đa mức tiêu hao nguyên vật liệu. OPV sử dụng hệ thống này để sản xuất truyền dịch
bằng công nghệ hiện đại với tên gọi ”thổi - vô – đóng”. Công nghệ này cho phép tạo ra
dòng sản phẩm vô trùng và loại bỏ được Pyrogen bởi cả ba công đoạn rửa, vô và đóng
chai đều được thực hiện trong hệ thống kín bằng một loại máy duy nhất.

Cấu trúc các khu vực thành phẩm trong nhà máy:
Khu vực sản xuất sản phẩm dạng rắn I (khu vực định viên và đóng gói - 2 lầu):
- Khu vực định viên: lầu 2, HAVC: nhiệt độ và ẩm độ được kiểm soát bởi hệ thống quản
lý hạ tầng nhà máy (BMS)
- Khu vực đóng gói: lầu 1 (Rót trọng lực từ lầu 2), HAVC: nhiệt độ và ẩm độ được kiểm
soát bởi hệ thống quản lý hạ tầng nhà máy (BMS)
Khu vực sản xuất sản phẩm dạng rắn II (khu vực chế biến - lầu II):
HAVC, nhiệt độ và ẩm độ được kiểm soát bởi hệ thống quản lý hạ tầng nhà máy (BMS)
Khu vực sản xuất sản phẩm dạng kem và thuốc mỡ:
- Khu vực chế biến và vô chai: HAVC, nhiệt độ và ẩm độ được kiểm soát bởi hệ thống
quản lý hạ tầng nhà máy (BMS)
- Hành lang cơ khí: nối liền khu vực sản xuất với hệ thống cơ sở hạ tầng và HAVC, cho
phép nhân viên bảo trì và sữa chữa mà không làm ảnh hưởng đến khu vực sản xuất.
- Khu vực đóng gói: HAVC, nhiệt độ và ẩm độ được kiểm soát bởi hệ thống quản lý hạ
tầng nhà máy (BMS)

Khu vực sản xuất sản phẩm dạng dung dịch:
- Khu vực chế biến và vô chai: HAVC, nhiệt độ và ẩm độ được kiểm soát bởi hệ thống
quản lý hạ tầng nhà máy (BMS).
- Khu vực đóng gói: HAVC, nhiệt độ và ẩm độ được kiểm soát bởi hệ thống quản lý hạ
tầng nhà máy (BMS).
Nhà kho:


- Kho lạnh (nhiệt độ: 15-25oC, ẩm độ: 70%): được trang bị hệ thống thông gió và làm
lạnh.
- Khu vực lưu trữ phụ gia và các loại nguyên liệu thông thường: được trang bị 12 cái kệ
với tổng kích thước: cao=6400 m, rộng=1000 m, dài 23000 m;
- Và một kho lạnh có 7 kệ
Khu vực kiểm soát chất lượng:
Các phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng nằm tách biệt hẳn với khu vực sản xuất, gốm
có :
- Phòng thí nghiệm vi sinh
- Phòng thí nghiệm sử dụng máy móc
- Phòng thí nghiệm hóa học
- Phòng lưu mẫu
- Phòng kiểm tra độ ổn định
Hệ thống quản lý hạ tầng nhà máy (BMS):
Nằm trong khu vực của bộ phận bảo trì, hệ thống này dùng để giám sát, kiểm tra lưu
lượng khí, nhiệt độ và ẩm độ tại các khu vực sản xuất. Ngoài ra, hệ thống trên còn ghi lại
nhiệt độ và ẩm độ ở mỗi khu vực hàng ngày.
Sơ lược về hệ thống cấp nước:
- Hệ thống cấp nước được xử lý theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn đầu được gọi là tiền xử lý; trong đó, nước thủy cục lấy từ tỉnh Đồng Nai được
xử lý bằng phương pháp trao đổi ion để giảm độ cứng trong nước..
Giai đoạn sau cùng được xử lý bằng phương pháp thẩm thấu ngược và khử trùng bằng tia

cực tím.
Dựa vào kết quả kiểm định mà các giải pháp khắc phục và chương trình vệ sinh sẽ được
thực hiện và lưu trữ dữ liệu.
Bảo trì: Hàng năm, các trang thiết bị sử dụng đều được tiến hành kiểm và bảo trì theo
yêu cầu của nhà sản xuất. Thiết bị nào sau khi được bộ phận Đảm bảo chất lượng kiểm
định sẽ đựơc dán tem chứng nhận đạt tiêu chuẩn lưu hành.
Khả năng sản xuất


Công ty có khả năng sản xuất nhiều dạng sản phẩm khác nhau như kem, thuốc mỡ, viên,
dung dịch và các dạng khác dùng để tiêm; ngoại trừ các sản phẩm như thuốc kháng sinh,
hoại bào và các hocmon sinh dục.

Có 4 dây chuyền sản xuất bao gồm:
Chuyền sản xuất sản phẩm vô trùng dạng dung dịch, sản phẩm không cần xử lý vô trùng
dạng dung dịch, sản phẩm dạng viên và sản phẩm dạng kem/thuốc mỡ.
1. Chuyền sản phẩm vô trùng dạng dung dịch:
Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Otsuka và OPV trong nỗ lực tạo ra các loại amino
axít. Khu vực sản xuất này có “độ sạch” từ 100 đến 100,000. Sản phẩm sẽ được vô trùng
trong nồi hấp (đã qua kiểm định). Sản phẩm trước khi đóng gói sẽ trải qua quá trình kiểm
tra rất nghiêm ngặt.
2. Chuyền sản phẩm không cần xử lý vô trùng dạng dung dịch:
Khu vực này có độ sạch lên đến 100,000. Ngoài ra, độ lệch áp giữa các phòng được điều
chỉnh theo hướng dòng không khí để tránh hiện tượng lan truyền ô nhiễm. Nguyên vật
liệu được lưu chuyển trong thiết bị phun hơi, giúp ngăn cản các hạt bụi xâm nhập vào sản
phẩm. Nguyên liệu được phân phối qua các phễu LAF dưới sự giám sát của đội ngũ
Dược sĩ và Chuyên viên viên kiểm tra chất lượng có tay nghề. Sau đó, chúng được phối
trộn trong thiết bị có 2 cánh khuấy với sự kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ và tốc độ khuấy.
Sản phẩm trước khi đóng gói phải được lấy mẫu kiểm tra. Quá trình kiểm soát trong sản
xuất được tiến hành nhằm kiểm tra các tham số cần thiết và các dữ liệu này đều được ghi

lại.
3. Chuyền sản phẩm dạng viên:
Được bố trí ở 2 tầng nhà. Tấng 2 phục vụ cho công đoạn nghiền nguyên liệu và tầng 1
dùng để nén viên tạo sản phẩm. Công đoạn kế tiếp là bọc viên, ấn viên, chọn lọc sản
phẩm và cuối cùng là đóng gói. Tương tự, các tham số trong quá trình sản xuất đều được
kiểm tra liên tục ở mỗi công đoạn.
4. Chuyền sản phẩm dạng kem và thuốc mỡ:
Nguyên liệu được phối trộn trong thiết bị 2 cánh khuấy, nhiệt độ và tốc độ khuấy được
kiểm soát. Bên cạnh đó, các thông số quan trọng khác cũng được kiểm tra trước khi sản
phẩm được đóng gói trong các ống týp bằng nhôm
Hệ thống quản lý chất lượng


Tuyên ngôn về Chất lượng
Mục tiêu chất lượng được thể hiện trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động của tập
thể nhân viên trong Công ty.
Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm những đặc điểm như sau:
Hệ thống này được đề cập trong Sổ tay/Chính sách chất lượng của Công ty và được mô tả
chi tiết ở mọi Quy trình vận hành & Hướng dẫn thao tác chuẩn.
Thành phần chính trong hệ thống là Bộ phận Đảm bảo Chất lượng, đây là bộ phận hoạt
động độc lập, tách biệt với khâu sản xuất nhằm phát huy cao nhất tính hiệu quả, hệ thống
Đảm bảo chất lượng thường xuyên được giám sát thông qua qúa trình kiểm toán nội bộ.
Toàn thể đội ngũ công nhân viên Công ty đều tham gia các chương trình tập huấn, đào
tạo trước khi chính thức làm việc. Bên cạnh đó, họ còn được tham dự các khóa bồi dưỡng
nghiệp vụ do chính các giảng viên chuyên môn đảm trách.
Hệ thống kiểm định: mọi yếu tố liên quan đến độ an toàn, khả năng nhận biết, công
hiệu, chất lượng và độ tinh khiết của sản phẩm đều phải được kiểm định, bao gồm:
Trang thiết bị và cơ sở vật chất sử dụng trong sản xuất, lưu giữ sản phẩm.
Toàn bộ quá trình sản xuất, đóng gói, dán nhãn cũng như vệ sinh các khu vực tiếp xúc
trực tiếp với sản phẩm.

Các phương pháp đánh giá đặc tính vật lý, sinh học và vi sinh để đảm bảo các phương


pháp này đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác, độ nhạy, tính đặc trưng và khả năng mô
phỏng theo những quy định bắt buộc.
Phương pháp phân tích (về hóa học và vi sinh học):
Thực hiện kiểm toán đối với nhà cung cấp nguyên liệu (kiểm tra quá trình sản xuất và lưu
trữ hàng hóa).
2-Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

OPV Organization Chart
Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và
hội đồng cổ đông công ty CPPD OPV về toàn bộ hoạt động của công ty.
+ Có toàn quyền tổ chức bộ máy công ty, xây dựng kế hoạch hoạt động sản
xuất kinh doanh,xây dựng đầu tư phát triển công ty theo chủ trương,chính sách của Nhà
Nước. Có toàn quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và các bộ phận
quản lý thuộc phạm vi quản lý của Hội đồng quản trị.


Phó Chủ Tịch HĐQT kiêm Giám Đốc Điều Hành nhà máy: Trợ giúp cho
Chủ Tịch HĐQT trong quá trình điều hành công ty.Điều hành toàn bộ hoạt động của nhà
máy, chỉ đạo và kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất.
Tổng Giám Đốc: Điều hành và ký duyệt toàn bộ các nghiệp vụ liên quan
đến hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty.Quản lý toàn bộ các hoạt động của
Sale& Marketing.
Phòng Đăng Ký thuốc: Chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa,
giá thuốc, tên thuốc với Cục Quản Lý Dược.
Phòng kỹ thuật: thực hiện công tác quản lý kỹ thuật gồm:
+ Bộ phận Bảo Trì: kiểm định, hiệu chỉnh các thiết bị sản xuất trước khi đưa vào
sử dụng.Bảo dưỡng, xử lý sự cố máy móc thiết bọ sản xuất. Xét duyệt nghiệm thu về mặt

kỹ thuật, trang cụ an toàn lao động.
+ Bộ phận IT: Quản lý toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin. Sửa chữa, bảo
dưỡng các thiết bị liên quan.
Phòng Quản Lý Chất Lượng: bộ phận này đảm bảo rằng sản phẩm đưa ra
thị trường được lưu giữ, phân phối, vận chuyển đúng quy cách. Đây là bộ phận quan
trọng trong quá trình sản xuất. Hệ thống quản lý chất lượng được chia ra làm hai gồm:
+ Bộ phận QA: Kiểm định thử nghiệm mọi yếu tố liên quan đến độ an toàn, khả
năng nhận biết, công hiệu, chất lượng và độ tinh khiết của những nguyên vật liệu, bao bì,
thành phẩm…loại bỏ những lô hàng không đạt chất lượng.Kiểm tra độ ổn định của các
thành phẩm.
+ Bộ phận QC: Quản lý phòng thí nghiệm, lưu trữ mẫu, thử nghiệm những hoạt
chất mới.Nghiên cứu hoạt chất của thuốc và tìm ra công thức sản phẩm mới.
Phó Giám Đốc nhà máy: Hỗ trợ Giám Đốc nhà máy quản lý toàn bộ hệ
thống sản xuất, quản lý các phân xưởng sản xuất thuốc và các phòng ban liên quan:
+ Phân xưởng thuốc viên (Solid): Được bố trí ở 2 tầng nhà. Tấng 2 phục vụ cho công
đoạn nghiền nguyên liệu và tầng 1 dùng để nén viên tạo sản phẩm. Công đoạn kế tiếp là
bọc viên, ấn viên, chọn lọc sản phẩm và cuối cùng là đóng gói.


×