Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHẦN II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.6 KB, 18 trang )

PHẦN II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN
TRONG CỦA CÔNG TY
1. Giới thiệu tổng quan về Dược Hậu Giang:
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Tên viết tắt: DHG PHARMA
Ngày thành lập: 02/09/1974
Địa chỉ trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần
Thơ
Điện thoại: 0710.3 891433-890802-890074
Fax: 0710. 895209
Email:
Website:www.dhgpharma.com.vn
Mã số thuế: 1800156801
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh dược
Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế
Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế theo quy
định của Bộ Y tế
Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến
In bao bì
Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ
Gia công, lắp đặt, sửa chữa điện, điện lạnh
Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự chế tạo tại Công ty
Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa (hoạt động theo quy định của Tổng
cục Du lịch).
2. Lịch sử hình thành và phát triển:
2.1 Lịch sử hình thành:
Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập
ngày 02/9/1974.
Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành Công ty Dược phẩm Tây
Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ. Đến


năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc Ty
Y tế tỉnh Hậu Giang.
Từ năm 1976 - 1979: Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03
đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm và Công ty Dược
liệu. Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợp nhất thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu
Giang.
Năm 1992: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang chuyển đổi thành DNNN Xí
nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang và hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Y tế
TP. Cần Thơ.
Ngày 02/09/2004: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang TP. Cần Thơ chuyển đổi mô
hình hoạt động thành CTCP Dược Hậu Giang và chính thức đi vào hoạt động với
vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng.
Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán DHG ngày 21/12/2006 trên sàn giao
dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, giá chào sàn là 320.000 đ/cp . Tổ chức tư vấn:
công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt. Kiểm toán độc lập: công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn (A&C).
2.2 Các thành tích đã đạt được:
Năm 2002 : nhận chứng chỉ ISO 9001:2000, nhà máy được công nhận tiêu chuẩn
ASEAN-GMP/GLP/GSP, Phòng kiểm nghiệm được công nhận tiêu chuẩn ISO/IEC
17025:2001
Năm 2004, năm đầu tiên DHG thực hiện mục tiêu doanh nghiệp dẫn đầu ngành công
nghiệp dược VN.
Năm 2005, Doanh nghiệp đầu tiên thử tương đương lâm sàng 2 sản phẩm thuốc bột
Haginat và Klamentin tại Viện Nhi Trung Ương
Năm 2006, đứng trong Top 100 Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam
Năm 2006 nhà máy được công nhận tiêu chuẩn WHO-GMP/GLP/GSP
Sản phẩm của công ty đã được xuất sang hơn 10 thị trường khác nhau : Moldova,
Philipines, Laos, Cambodia, Ukraina, Rumani, Dominic, Nga, Kazakhstan... Tổng số
lao động của công ty tại thời điểm hiện nay là 1.876 người. Cơ cấu tổ chức bao gồm :
01 trụ sở công ty tại Cần Thơ, 06 phân xưởng sản xuất, chế biến, bao bì và 11 phòng

ban. Mạng lưới phân phối, bán hàng bao gồm 15 chi nhánh, 05 trung tâm phân phối cấp
1, 26 trung tâm phân phối cấp 2, 17 cửa hàng thuốc tại các tỉnh thành.
3. Tình hình sản xuất kinh doanh từ năm 2006 đến nay:
Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất- phân phối (tỷ trọng doanh
thu sản xuất chiếm 93%), tiền thân là một công ty Nhà nước. Công ty Cổ phần Dược
Hậu Giang đã khẳng định được thương hiệu và vị trí dẫn đầu ngành công nghiệp Việt
Nam trong hơn 10 năm qua, với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rất ấn tượng và
ổn định qua các năm.
Công ty có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng với 20,0 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Có hơn
268 số đăng ký sản phẩm đang lưu hành, nhà máy đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chuyên
ngành GMS-WHO;GSP;GLP. Đây là những sản phẩm được sử dụng rộng, tần suất tiêu
dùng cao, phù hợp với đặc thù của thị trường bậc trung và bậc thấp. Hiện công ty bắt
đầu phát triển các dòng sản phẩm chuyên trị và khả năng điều trị cao hơn. Hai sản phẩm
đã được chứng minh về chất lượng thông qua phép thử tương đương sinh học với sản
phẩm bản quyền là Haginat (kháng sinh Cepharlosporin thế hệ 2); Glumeform (trị tiểu
đường).
Tuy nhiên sản phẩm của DHG tuy nhiều nhưng có giá trị không cao, thường là loại
generic (đã hết quyền sở hữu gốc) trong khi sản phẩm có giá trị cao (hàng patent) chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ và mới trong giai đoạn nghiên cứu phát triển.
Công ty có mạng lưới phân phối hiệu quả nhất trong ngành, áp dụng thành công mô
hình phân phối của tập đoàn lớn. Sản phẩm có mặt tại hầu hết các cơ sở khám chữa
bệnh, thị phần chiếm khoảng 13%. Hoạt động Marketing đã xây dựng thành công các
nhãn hiệu trong thời gian qua như Hapacol, Eyelight, Unikids…
Bảng 1: Chỉ tiêu và kết quả đạt được qua các năm
Hình
6:
Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm sau khi cổ phần hóa
Theo biểu đồ, ta thấy năm 2008 là năm thứ tư liên tiếp DHG có mức tăng trưởng cao
về doanh số (23%-57%-46%-17%) kể từ khi cổ phần hóa. Giá trị sản xuất và Doanh thu
thuần sản xuất của DHG liên tục là năm thứ 13 dẫn đầu ngành Công nghiệp Dược Việt

Nam và có khoản cách khá xa so với doanh nghiệp đứng thứ 2.
DHG vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và lũy kế 9 tháng đầu
năm 2009. Theo đó doanh thu thuần trong quý 3/2009 đạt 424,14 tỷ đồng, tăng 25%,
doanh thu tài chính tăng gần 1,8 lần, lợi nhuận thuần tăng gần 2,3 lần so với cùng kỳ
năm ngoái.
Những chỉ số trên chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty là hết sức ấn
tượng, kể cả trong tình hình kinh tế khó khăn như trong thời gian qua. Điều đó cho thấy
công tác quản trị, hoạch định kinh doanh và dự phòng rủi ro của ban quản trị Công ty là
rất tốt.
4. Tình hình nhân sự:
Để có được trong hoạt động sản xuất kinh doanh như trên, công tác tổ chức, nhân sự
Công ty cũng đã từng bước được củng cố và phát triển để đáp ứng kịp thời cho mọi
hoạt động của Công ty.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang có 1.074 cán bộ, công nhân viên. Trong
đó, 16 người có trình độ trên đại học, 24 dược sĩ đại học, 9 kỹ sư cơ khí, 97 người có
trình độ đại học khác, 158 dược sĩ trung học và trung học khác, 46 dược tá...
4.1 Bộ máy lãnh đạo:
Hình
7: Bộ
máy
lãnh
đạo
Ban lãnh đạo của Công ty gồm nhưng cán bộ có trình độ và kinh nghiệm cao. Hầu
hết là những người có uy tín lớn, có kinh nghiệm quản lý tại công ty trên 15 năm. Trong
đó nỗi bậc là vị Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Công ty – Bà
Phạm Thị Việt Nga- người đã giữ cương vị lãnh đạo của DHG ngày từ những ngày đầu
thành lập, với bề dày kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, Bà đã đóng góp
rất lớn cho sự thành công của DHG, được toàn thể Công ty tín nhiệm và đã vinh dự
được trao tặng “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính cho công tác đại diện vốn
nhà nước tại doanh nghiệp năm 2007”. Ban lãnh đạo Công ty đã và đang lãnh đạo

công ty ngày một phát triển , có thể nói đây là một lợi thế rất lớn của Công ty DHG.
Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh khác, đây cũng chính là một điểm yếu của Công ty
trong thời gian tới, hầu hết cán bộ lãnh đạo cấp cao đều đã cao tuổi và hiện tại công tác
đào tạo cán bộ cao cấp của Công ty chưa thực sự tốt. Nếu một thành viên thay đổi hay
nghỉ việc vì bấc kỳ lí do gì cũng sẽ để lại lổ hổng rất lớn trong bộ máy quản trị của
công ty.
4.2 Về cơ cấu nhân sự:
Hình 8: Cơ cấu nhân sự
Hình 9:
Cơ cấu
lao
động
theo
chức
năng
Về
cơ cấu
lao
động
của
Công
ty là
tương
đối
cân bằng giữa nam và nữ. Số lao động có trình độ và tay nghề tăng lên nhanh chóng.
Điều này không nằm ngoài chiến lược phát triển nhân sự của Công ty trong giai đoạn
hiện nay đó là không chú trọng tăng số lượng lao động mà tập trung vào công tác đào
tạo cho lao động hiện có và tuyển dụng lao động có trình độ, tay nghề cao.
Tuy nhiên nhìn vào bảng (biểu) ở trên ta thấy trong những năm trở lại đây, cơ cấu
nhân sự dịch chuyển theo hướng tập trung cho Khối bán hàng và giảm ở Khối sản xuất.

Thực trạng này cộng với việc không chú trọng đến việc gia tăng số lượng lao động (kể

×