Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo án thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.59 KB, 20 trang )

Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)

Tiết 4:

Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ (T1)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết tự lập trong sinh hoạt hằng ngày từ những việc làm đơn giản: tìm
quần áo để quên, sắp xếp thời gian khoa học.
- HS hiểu được tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt
trong cuộc sống.
- Giáo dục cho HS kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng quản lí thời gian hợp lí.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu chương trình, giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1 : Xử lí tình huống
Ngay sau khi đi học về, em không tìm thấy áo đồng phục của mình. Khi
đó cả nhà đi vắng. Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong các lựa chọn
dưới đây:
a. Khóc.
b. Gọi điện ngay cho bố mẹ (anh chị) nhờ giải quyết.
c. Suy nghĩ xem mình có thể đánh mất áo ở đâu.
d. Chờ bố mẹ về.
e. Không làm gì cả, coi đó là chuyện nhỏ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra cách giải quyết.
- Sau khi HS thảo luận xong, đại diện nhóm nêu cách giải quyết của
mình, yêu cầu nhóm đó giải thích được vì sao chọn cách xử lí tình huống
đó.
- GV cùng cả lớp bổ sung, nếu HS chọn cách (c): Suy nghĩ xem mình có
thể đánh mất áo ở đâu GV hỏi HS em sẽ làm gì tiếp trong các cách sau:
a. Quay lại nơi đó ngay.


b. Gọi điện cho người quản lí nơi đó.
c. Gọi điện cho bố hoặc mẹ đến nơi đó lấy áo về.
d. Gọi điện cho bố hoặc mẹ chở đến nơi đó và lấy áo về.
e. Chờ bố mẹ về đưa em đến nơi đó lấy áo.
- Cho HS suy nghĩ cá nhân và tìm ra cách phù hợp với mình và yêu cầu
HS giải thích vì sao mình chọn cách đó.
- GV và cả lớp đưa ra cách giải quyết biết tự lập trong sinh hoạt là cách
(a) Quay lại nơi đó ngay.
Bài tập 2 : Giải quyết tình huống
Buổi học sáng mai em có một bài kiểm tra Tiếng Việt. Tối nay em chỉ
cần khoảng 1 giờ để ôn bài. Có một số hoạt động sau đây sẽ diễn ra ở nhà
vào tối đó:


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
a. Xem bộ thích em thích trên ti vi từ 21 giờ đến 23 giờ.
b. Sinh nhật bạn thân từ 19 giờ 30 đến 20 giờ 30.
c. Ăn tối từ 18 giờ đến 19 giờ.
d. Bà ngoại đến chơi từ 20 giờ đến 22 giờ.
e. Đi ngủ từ 22 giờ.
Em sẽ chọn hoạt động nào ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ cá nhân và đưa ra cách giải quyết.
- Sau đó cho HS nêu cách giải quyết của mình, yêu cầu HS đó giải thích
được vì sao chọn cách giải quyết tình huống như vậy.
- GV cùng cả lớp đưa ra cách giải quyết phù hợp.
- Rút ra kết luận: Tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt
trong cuộc sống.
*HĐ 3: Củng cố, dặn dò
- Cho HS kể các việc làm em đã tự lập trong cuộc sống hằng ngày.
- Theo em tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mang lại cho em lợi ích gì ?

- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.

Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ(T2)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết tự lập trong sinh hoạt hằng ngày từ những việc làm đơn giản: chuẩn
bị thức ăn cần thiết bữa ăn trưa cho cả lớp trong chuyến du lịch một ngày.
- HS hiểu được tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt trong
cuộc sống.
- Giáo dục cho HS kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng
hợp tác theo nhóm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu thông tin
Gọi 2 – 3 HS đọc bài tập 3 : Thực hành theo nhóm
Nhân dịp ngày lễ, lớp em sẽ có một ngày đi tham quan. Nơi tham quan
cách trường học của em khá xa nên cả lớp quyết định “sáng đi, chiều về”.
Hãy tưởng tượng em và một số bạn cùng lớp (5 – 7 người) được phân công
chuẩn bị đồ ăn
trưa cho cả nhóm. Số tiền em được giao là 1000000 đồng. Hãy liệt kê
những món đồ cần chuẩn bị và chia sẻ với các bạn trong nhóm.
* HĐ 3 : Thảo luận nhóm 4
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn và đưa ra cách giải quyết.


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- Sau khi HS thảo luận xong, đại diện nhóm trình bày phương án chuẩn bị
của nhóm mình.
- GV cùng cả lớp bổ sung, chọn những phương án phù hợp nhất.
- GV đưa ra một số phương án phù hợp và lưu ý HS vì đi du lịch nên đồ

ăn và nước uống nên chuẩn bị những thứ vừa gọn vừa những thức ăn sẵn,
hợp vệ sinh.
- Hướng dẫn HS khi đi du lịch ngoài thức ăn , nước uống em cần cuẩn bị
thêm những đồ vật nào nữa ?
- Rút ra kết luận: Tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt
trong cuộc sống.
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò
- Cho HS kể các việc làm em đã tự lập trong cuộc sống hằng ngày.
- Theo em tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mang lại cho em lợi ích gì ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Tiết 2

Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ (T3)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết tự lập trong sinh hoạt hằng ngày từ những việc làm đơn giản: kĩ năng
xử lí tình huống đơn giản ở bài tập 4; kĩ năng sắp xếp công việc ở bài tập 5.
- HS hiểu được tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt trong
cuộc sống.
- Giáo dục cho HS kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng hợp tác theo nhóm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu thông tin
Gọi 2 – 3 HS đọc bài tập 4 : Xử lí tình huống
Trên đường đi học về nhà, một người lạ mặt tìm cách làm quen với em và
hỏi em địa chỉ nhà, số điện thoại, tên bố mẹ. Em sẽ lựa chọn cách giải quyết
nào dưới đây:
a) Cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của người đó.
b) Không tiếp chuyện.

c) Cung cấp thông tin nhưng không chính xác.
d) Hỏi tại sao người đó cần thông tin và nói sẽ cung cấp thông tin ngay sau
khi bố mẹ đồng ý.
* HĐ 3 : Xử lí thông tin
- Yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết.
- Sau khi HS trình bày xong yêu cầu HS giải thích cách lựa chọn của
mình.


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- GV cùng cả lớp bổ sung, chọn những phương án phù hợp nhất (c ).
*HĐ 4: Thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan sát và đánh số thứ tự các bức
tranh các bước cần làm khi đi mua đồ trong siêu thị.
- HS thảo luận và trình bày kết quả trước lớp, GV cùng cả lớp bổ sung
Thứ tự đúng là : Gửi đồ cá nhân; Giữ chìa khóa tủ gửi đồ; lấy xe hoặc giỏ
hàng; chọn đồ; xem bảng giá; xếp hàng đợi thanh toán; trả tiền; nhận hóa
đơn; nhận lại đồ cá nhân.
- Rút ra kết luận: Tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt
trong cuộc sống.
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò
- Cho HS kể các việc làm em đã tự lập trong cuộc sống hằng ngày.
- Theo em tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mang lại cho em lợi ích gì ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI (T1)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết lắng nghe người khác nói trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày để thể
hiện mình là người lịch sự, văn minh.
- HS hiểu được cần phải lắng nghe người khác nói trong giao tiếp hằng

ngày.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng hợp tác theo nhóm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu thông tin
- Gọi 2 – 3 HS đọc bài tập 1: Xử lí tình huống: Ba người cùng nói một lúc
trang 8.
Em hãy đoán xem kết quả nói chuyện của ba bạn sẽ như thế nào? Họ có
hiểu được kì nghỉ hè của nhau không? Vì sao?
- Nghỉ hè, Hùng, Tân và Sang được đi chơi ở những đâu?
- Khi gặp lại nhau ở trường ba bạn đã làm gì ?
- Kết quả cuộc nói chuyện giữa ba bạn sẽ như thế nào?
* HĐ 3 : Xử lí thông tin
- Yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết tình huống.
- Ba bạn có hiểu được kì nghỉ hè của nhau không ? (Không)
- Vì sao họ không hiểu được kì nghỉ hè của nhau? ( Vì họ không nghe được
bạn nói gì về kì nghỉ hè của bạn cả mà chỉ mãi tranh nói về kì nghỉ hè của
mình thôi.)


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- Qua tình huống này em rút ra cho mình bài học gì ? ( Trong cuộc sống cần
phải biết lắng nghe nhau khi giao tiếp.)
- Rút ra ghi nhớ : Người nói phải có kẻ nghe.
- Gọi nhiều HS đọc lại ghi nhớ.
*HĐ 4: Thảo luận nhóm
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền tin bí mật.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi, hướng dẫn HS chơi và tuyên dương

nhóm thắng cuộc: Truyền tin nhanh và chính xác.
- Sau khi HS chơi xong trò chơi hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
Em nghĩ gì khi thực hiện trò chơi này? ( Cần phải lắng nghe xem bạn nói gì
để nhận tin một cách chính xác mới truyền tin được chính xác.)
Muốn truyền tin chính xác thì người truyền tin phải làm gì? Người nhận tin
phải làm gì? ( Người truyền tin phải nói chính xác nguồn tin, người nhận tin
phải lắng nghe nguồn tin chính xác.)
*HĐ 5: Thực hành làm bài tập
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 trang 10 ở VBT.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài tập.
- Sau khi HS làm xong bài tập, GV yêu cầu HS kể lại nên làm gì và không
nên làm gì khi nghe người khác nói, GV chốt kết quả đúng.
a) Nên làm các việc : 1, 2,3, 5, 6,12.
b) Những việc không nên làm là : 4, 7, 8, 9, 10,11, 13
*Củng cố, dặn dò:
- Khi giao tiếp với người khác, em nên làm những gì và khong nên làm
những gì?
- Lắng nghe người khác nói giúp em điều gì?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI (T2)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết cảm thông và chia sẻ với mọi người trong cuộc sống sinh hoạt hằng
ngày để thể hiện mình là người lịch sự, văn minh qua các bào tập (4,5,6,7).
- HS hiểu được biết cảm thông chia sẻ với mọi người trong cuộc sống hằng
ngày thì niềm vui sẻ được nhân đôi và nỗi buồn sẻ vơi đi một nửa.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng hợp tác theo nhóm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :


*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Làm bài tập 4 Giao tiếp không lời


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- Yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh trang11.
- Em hãy đoán người trong tranh đang có tâm trạng như thế nào?
- HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn và đưa ra nhận xét.
- GV cùng cả lớp đưa ra kết luận đúng : Tranh 1 : người đàn ông đang tức
giận, tranh 2 người đàn ông đang buồn, tranh 3 em bé đang rất vui, tranh 4
người phụ nữ đang rất đau khổ.
- Việc cảm nhận được tâm trạng của người khác qua ngôn ngữ cơ thể của
họ như: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười … rất quan trọng. Vì như thế mình
sẽ biết động viên, an ủi hoặc chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng họ
* HĐ 3 : Cảm thông chia sẻ (BT 5)
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 : Quan sát bức tranh và nêu nhận
xét về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh.
- HS thảo luận nhóm và đưa ra nhận xét của nhóm mình trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi và đưa ra kết luận đúng:
Tranh 1: Bạn gái đã biết quan tâm, giúp đỡ khi em bé bị lạc mẹ.
Tranh 2: Hai bạn nhỏ biết giúp bà cụ qua đường.
Tranh 3: Các bạn cùng vui chơi trong giờ ra chơi.
Tranh 4: Bạn gái biết chia sẻ động viên bạn khi Huy gặp chuyện buồn.
- Qua tình huống này em rút ra cho mình bài học gì ? ( Trong cuộc sống cần
phải biết cảm thông, chia sẻ, động viên an ủi nhau.)
*HĐ 4: Liên hệ thực tế ( Hãy nhớ lại – BT 6)
- GV tổ chức cho HS suy nghĩ và tự nhớ lại : Em đã khi nào gặp khó khăn
trong cuộc sống và được ai đó quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ chưa ? Người đó là
ai ? Họ quan tâm, giúp đỡ như thế nào ? Khi đó em cảm thấy ra sao ?
- Yêu cầu một số HS lần lượt trình bày trước lớp.

- Cả lớp cùng theo dõi và đưa ra kết luận: Trong cuộc sống cần phải biết
cảm thông, chia sẻ, động viên an ủi nhau khi gặp điều vui cũng như chuyện
buồn.
*HĐ 5: Xử lí tình huống (BT 7)
- GV hướng dẫn HS lần lượt xử lí 2 tình huống ở SGK.
- Yêu cầu HS đọc tình huống, suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết tình
huống của mình.
- Cả lớp cùng GV đưa ra cách giải quyết:
Tình huống 1: Nếu em cùng lớp với bạn Hà, em sẽ hỏi thăm, động viên an
ủi bạn và rủ bạn cùng ra chơi trò chơi với mình.
Tình huống 2: Nếu là bạn cùng lớp với An, em sẽ vận động các bạn đến
thăm mẹ An, động viên an ủi An và cùng bạn quét dọn nhà cửa, vận động
bạn trở lại lớp học.
- Rút ra ghi nhớ : Niềm vui sẽ được nhân đôi, nỗi buồn sẽ vơi nửa nếu được
cảm thông, chia sẻ.


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- Gọi nhiều HS đọc lại ghi nhớ.
*Củng cố, dặn dò:
- Vì sao trong cuộc sống hằng ngày em cần biết cảm thông, chia sẻ với mọi
người ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI (T3)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết ứng xử khi đến nhà người khác và ứng xử lịch sự khi nhà có khách
thông qua các bài tập 8, 9, 10.
- HS hiểu được biết cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày thể hiện là lịch
sự, văn minh.

- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng hợp tác theo nhóm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Làm bài tập 8 Ứng xử khi đến nhà người khác
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 8 trang14.
- HS suy nghĩ và làm bài tập vào vở sau đó trình bày ý kiến của mình trước
lớp.
- GV cùng cả lớp đưa ra kết luận :
Ghi chữ Đ vào trước những việc cần làm là : 2, 3, 6, 7
Ghi chữ S vào trước những việc không nên làm là : 1, 4, 5, 8, 9, 10, 11, 12.
* HĐ 3 : Đóng vai (BT9)
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 : Đóng vai 4 tình huống ở vở bài tập
thực hành kĩ năng sống trang14, 15.
- GV cùng cả lớp theo dõi và đưa ra kết luận đúng:
Tình huống 1: Khi em sang nhà bạn chơi thấy bạn có bộ đồ chơi điện tử mà
em rất thích em nên hỏi ý kiến của bạn muốn chơi cùng bạn.
Tình huống 2: Khi sang nhà bạn chơi mới biết bà của bạn bị mệt, em nên
hỏi thăm bà và chơi những trò chơi yên tĩnh không ồn ào hoặc về hẹn bạn
đến nhà chơi vào dịp khác.
Tình huống 3: Khi sang nhà bạn chơi thấy nhà bạn đang có khách nên
chào hỏi mọi người rồi xin phép ra về.
Tình huống 4: Em đang chơi với thì đến giờ nhà bạn ăn cơm em nên chào
gia đình bạn và về .
- Qua các tình huống này em rút ra cho mình bài học gì ? (Trong cuộc sống
cần phải biết tế nhị, lịch sự khi đến nhà bạn chơi.)


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)

*HĐ 4: Ứng xử khi nhà có khách( BT 10 trang 15)
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4: Khi nhà có khách em nên làm
gì và không nên làm gì ?
- Yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp.
- Cả lớp cùng theo dõi và đưa ra kết luận: Khi nhà có khách cần chào hỏi
khách niềm nở, rót nước mời khách, trả lời các câu hỏi của khách,…Không
nên hỏi khách những câu hỏi tò mò, không trả lời cộc lốc,…
*Củng cố, dặn dò:
- Khi đến nhà người khác em nên làm gì ?
- Khi nhà có khách em nên làm gì?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.

Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI (T4)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết giao tiếp có hiệu quả thông qua các bài tập 11, 13, 14, 15.
- HS hiểu được biết cách giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày thể hiện là
lịch sự, văn minh.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng hợp tác theo nhóm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Làm bài tập 11 Đóng vai
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 11 trang 16.
- HS suy nghĩ và làm bài tập vào vở sau đó trình bày ý kiến của mình trước
lớp.
- GV cùng cả lớp đưa ra kết luận :
Khi bạn đến nhà em dự sinh nhật hay khi bạn đến nhà thăm em ốm thì em
phải cư xử như thế nào ? bạn em nên cư xử như thế nào?

Khi khách của bố mẹ đến chơi nhà trong khi bố mẹ đi vắng thì em phải mời
khách vào nhà, chào hỏi khách, múc nước mời khách, trả lời các câu hỏi của
khách,…Không nên hỏi khách những câu hỏi tò mò, không trả lời cộc lốc,…
* HĐ 3 : Nói cách khác
- Yêu cầu HS ghi lại 10 câu nói không hay mà em đã sử dụng để nói về một
ai đó. Sau đó hãy tìm cách diễn đạt lại nội dung những câu này theo một
cách khác cho dễ nghe.
- Qua bài tập này em rút ra cho mình bài học gì ? (Trong cuộc sống cần phải
biết tế nhị, lịch sự khi giao tiếp. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói
cho vừa lòng nhau.)


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
*HĐ 4:Giao tiếp hiệu quả ( BT 13 trang 17)
- GV tổ chức cho HS làm bài vào vở bài tập :
Đánh dấu + vào trước những điều nên làm khi giao tiếp với người khác là
các ý:
+ Tôn trọng đối tượng giao tiếp.
+ Tự đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ.
+ Chăm chú lắng nghe khi nói chuyện.
+ Lựa chọn cách nói, lời nói sao cho phù hợp với người nghe..
+ Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,…để tạo ra sự
hấp dẫn đối với người khác khi giao tiếp.
+ Chân thành khi giao tiếp.
+ Biết khen ngợi, nói những điểm tốt của người khác trước khi nói đén
những điểm họ cần cải tiến, thay đổi.
+ Luôn vui vẻ, hòa nhã khi giao tiếp.
*HĐ 5: Tự đánh giá kĩ năng giao tiếp của bản thân
- HS tự đánh giá bản thân qua bài tập tự đánh giá và xếp loại bản thân trang
18.

- Rút ra bài học : Trong cuộc sống cần biết cách giao tiếp với bạn bè và mọi
người.
*Củng cố, dặn dò:
- Muốn giao tiếp với mọi người có hiệu quả em nên làm gì ?
- Biết cách giao tiếp với mọi người mang lại cho em lợi ích gì ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (T1)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết cách ra quyết định và giải quyết vấn đề có hiệu quả thông qua các bài
tập 1.
- HS hiểu được biết cách ra quyết định và giải quyết vấn đề trong cuộc
sống hằng ngày thể hiện là lịch sự, văn minh.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng hợp tác theo nhóm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Làm bài tập1 Trò chơi Cờ ca rô người
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 1trang 19.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm 10 người.
* HĐ 3 : Thảo luận nhóm


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- Yêu cầu HS thảo luạn theo nhóm và trả lời câu hỏi:
a) trong trò chơi vừa rồi em đã đi nước cờ của mình như thế nào?
b) Em đã suy nghĩ như thế nào để ngăn được bước tiến của đội bạn và
giành chiến thắng cho đội nhà ?

c) Quyết định của em trong trò chơi vừa rồi đã giúp gì cho các bạn khác
trong nhóm?
- Qua bài tập này em rút ra cho mình bài học gì ? (Trong cuộc sống cần phải
ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với
tình hình thực tế.)
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- Muốn ra quyết định và giải quyết vấn đề có hiệu quả em nên làm gì ?
- Biết cách quyết định và giải quyết vấn đề mang lại cho em lợi ích gì ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ MÌNH (T2)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết cách tự bảo vệ mình trong các tình huống ở bài tập 3,4.
- HS hiểu được tự bảo vệ mình là một kĩ năng sống rất quan trọng để giúp
trẻ em tự bảo vệ danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe và tính mạng của
bản thân.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Xử lí tình huống
- Yêu cầu HS đọc tình huống của bài tập 3 trang 25: Đánh dấu + vào trước
những tình huống mà trẻ em có nguy cơ bị buôn bán, bắt cóc hoặc xâm hại
tình dục.
- HS suy nghĩ và đưa ra quyết định.
- GV giúp HS đưa ra kết luận đúng, đánh dấu + vào trước các tình huống 1,
4, 6, 7, 10, 11, 12, 13
* HĐ 3 : Giải quyết tình huống: Cách phòng tránh từ xa các nguy cơ.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 4 trang 26. Theo em, để phòng tránh từ

xa nguy cơ bị xâm hại, bị buôn bán, bắt cóc, chúng ta cần phải làm gì?
( Đánh dấu + vào trước những việc làm mà trẻ em cần thực hiện.)
- GV cùng cả lớp đưa ra cách giải quyết: Đánh dấu + vào trước các tình
huống, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- Qua bài tập này em rút ra cho mình bài học gì ? (Trong cuộc sống cần phải
biết bảo vệ mình bao gồm cả việc biết nhận dạng các tình huống có nguy cơ,
biết tránh xa các tình huống có nguy cơ và biết ứng phó phù hợp khi rơi vào
những tình huống có thể gâyđó.)
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- Biết cách tự bảo vệ mình mang lại cho em lợi ích gì ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ MÌNH (T3)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết cách tự bảo vệ mìnhthông qua cách đóng vai ở bài tập 5.
- HS hiểu được tự bảo vệ mình là một kĩ năng sống rất quan trọng để
giúp trẻ em tự bảo vệ danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe và tính mạng
của bản thân.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Tìm hiểu thông tin
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 5 trang 27: Hãy cùng các bạn đóng
vai thực hành cách ứng xử cần thiết khi em cảm thấy sợ hãi do có người
muốn đụng chạm, hay xâm hại tình dục em (dù là người lạ, người quen hay

là người thân) theo các hướng dẫn.
- HS suy nghĩ và đưa ra quyết định.
* HĐ 3: Đóng vai.
- Yêu cầu HS lần lượt đóng vai theo các yêu cầu bài tập 5 trang 27.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung.
- Đưa ra kết luận: Các hướng dẫn ở bài tập chính là các cách ứng xử cần
thiết khi em cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm, hay xâm hại tình
dục em (dù là người lạ, người quen hay là người thân.)
- Qua bài tập này em rút ra cho mình bài học gì ? (Trong cuộc sống cần phải
biết bảo vệ mình bao gồm cả việc biết nhận dạng các tình huống có nguy cơ,
biết tránh xa các tình huống có nguy cơ và biết ứng phó phù hợp khi rơi vào
những tình huống có thể gây đó.)
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- Biết cách tự bảo vệ mình mang lại cho em lợi ích gì ?
- Kể tên một số việc làm mà em cho là biết tự bảo vệ mình trong cuộc sống
hằng ngày ?


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN (T2)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Hiểu được việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là rất cần
thiết trong cuộc sống hằng ngày.
- HS biết xác định được đâu là những địa chỉ tin cậy có thể nhờ giúp đỡ khi
cần thiết.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng
ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :


*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Bài tập thực hành : Xử lí tình huống
- Yêu cầu HS lần lượt đọc các tình huống ở bài tập 2 trang 29.
- Hướng dẫn HS lần lượt xử lí tình huống 1, 2, 3.
- GV chia ba nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
- Các nhóm thảo luận, phân vai, xử lí tình huống.
- Gọi đại diện các nhóm đóng vai trước lớp và đưa ra cách xử lí phù hợp
trong mỗi tình huống.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung.
+ Tình huống 1: Nam cần tìm đến những người thân: bố mẹ, thầy cô giáo,..
để nhận sự hỗ trợ giúp đỡ.
+ Tình huống 2 : Na cần tìm đến thầy cô giáo, bạn bè,.. để nhận sự hỗ trợ
giúp đỡ.
+Tình huống 3: Thông cần tìm đến và chia sẻ với những người thân: bố mẹ,
thầy cô giáo,.. để giúp Thông tránh được sự nguy hiểm.
- GV rút ra kết luận : Việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là
rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Các em cần biết tìm những địa chỉ
tin cậy có thể chia sẻ và nhận sự giúp đỡ khi cần thiết.
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn mang lại cho em lợi ích gì ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.

Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN (T3)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- Hiểu được việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là rất cần

thiết trong cuộc sống hằng ngày.
- HS biết xác định được đâu là những địa chỉ tin cậy có thể nhờ giúp đỡ khi
cần thiết.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng
ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Bài tập thực hành
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 3 trang 30.
- Hướng dẫn HStự làm việc cá nhân vào vở.
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành bài tập vào vở.
- Gọi HS lần lượt nêu kết quả trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung: Đánh dấu X vào trước những địa chỉ
đáng tin cậy, có thể giúp đỡ trẻ em khi gặp khó khăn hoặc bị quấy rối, xâm
hại cơ thể hay bị buôn bán, bắt cóc:
+ Cha mẹ.
+ Người thân trong gia đình.
+Các thầy cô giáo.
+ Cán bộ y tế của bệnh viện, trung tâm y tế địa phương, phòng y tế.
+ Ban giám hiệu nhà trường…
*HĐ2: Bài tập thực hành
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 4 trang 30.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập vào vở.
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành bài tập vào vở.
- Gọi đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung: Đánh dấu + vào trước cách ứng xử phù
hợp khi tìm đến các địa chỉ tin cậy để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ:
+Tôn trọng, chân thành.
+Cư xử lễ phép, tự tin.

+Trình bày khó khăn của mình một cách rõ ràng, ngắn gọn, từ tốn, bình tĩnh.
+ Tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ từ địa chỉ hoặc người khác, nếu bị từ chối.
- GV rút ra kết luận : Việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là
rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Các em cần biết tìm những địa chỉ
tin cậy có thể chia sẻ và nhận sự giúp đỡ khi cần thiết. Các em cần ứng xử
phù hợp khi tìm đến các địa chỉ tin cậy để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ và không nên
nản chí nếu bị từ chối mà tiếp tục tìm đến địa chỉ khác.
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn mang lại cho em lợi ích gì ?


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- Khi tìm đến các địa chỉ tin cậy để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ em cần ứng xử như
thế nào?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN (T4)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Hiểu được việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là rất cần
thiết trong cuộc sống hằng ngày.
- HS biết xác định được đâu là những địa chỉ tin cậy có thể nhờ giúp đỡ khi
cần thiết.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng thực hành theo nhóm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Bài tập thực hành
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 5 trang 31.
- Hướng dẫn HS tự làm việc cá nhân vào vở.
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành bài tập vào vở.

- Gọi HS lần lượt nêu kết quả trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung: Đánh dấu X vào trước những ý kiến
sau:
+ Trẻ em là có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ khi bị quấy rối, bị ngược
đãi, hành hạ, bị bóc lột.
+ Những kẻ quấy rối, xâm hại tình dục trẻ em là vi phạm pháp luật, sẽ bị
pháp luật nghiêm trị.
+ Trẻ em cần chủ độngtìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người đáng tin
cậy, qua việc tâm sự, hỏi khi có thắc mắc, thố lộ khi thấy lo sợ, bất an.
+Nếu im lặng, không tìm kiếm sự giúp đỡ, vấn đề có thể nghiêm trọng hơn
mà không ai biết để có thể giúp đỡ.
*HĐ3: Thực hành
- Yêu cầu HS thực hành theo 3 nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống ở
bài tập 2 trang 29.
- Hướng dẫn HS thảo luận và thực hành theo nhóm đóng vai đến các địa chỉ
tin cậy để tìm kiếm sự hỗ trợ trong các tình huống đó.
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành phần đóng vai của mình.
- Gọi đại diện các nhóm lần lượt thực hành đóng vai trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung, tuyên dương các nhóm đóng vai xử lí
tình huống tốt.


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- GV rút ra kết luận : Việc tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn là
rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Các em cần biết tìm những địa chỉ
tin cậy có thể chia sẻ và nhận sự giúp đỡ khi cần thiết. Các em cần ứng xử
phù hợp khi tìm đến các địa chỉ tin cậy để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ và không nên
nản chí nếu bị từ chối mà tiếp tục tìm đến địa chỉ khác.
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn mang lại cho em lợi ích gì ?

- Khi tìm đến các địa chỉ tin cậy để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ em cần ứng xử như
thế nào?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC (T1)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Hiểu được việc kiểm soát cảm xúc là rất cần thiết trong cuộc sống hằng
ngày.
- HS biết cần kiểm soát cảm xúc hợp lí để không ảnh hưởng xấu đến bản
thân và những người xung quanh.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng
ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Bài tập thực hành
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 1 trang 32.
- Yêu cầu HS lần lượt đọc các đoạn trích trong truyện Cô bé bán diêm.
- Hướng dẫn HS tự làm việc cá nhân vào vở: Đọc các đoạn trích trong truyện
Cô bé bán diêm, xem các bức tranh vẽ và điền các từ mô tả cảm xúc của cô
bé bán diêm vào ô trống bên dưới mỗi bức tranh .
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành bài tập vào vở.
- Gọi HS lần lượt nêu kết quả trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung:
Tranh 1: Cô bé thật buồn và chán nản.
Tranh 2: Cô bé cảm thấy thật cô đơn và lạnh lẽo.
Tranh 3: Cô bé sung sướng ngồi bên lò sưởi.
Tranh 4: Cô bé vui mừng trước màn ăn thịnh soạn.
Tranh 5: Cô bé vui sướng trước cây thông rực rỡ.
Tranh 6: Niềm hạnh phúc hân hoan của hai bà cháu.

*HĐ 3: Củng cố, dặn dò:


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- Vì sao ta cần phải biết kiểm soát cảm xúc của mình trong cuộc sống hằng
ngày ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC (T2)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Hiểu được việc kiểm soát cảm xúc là rất cần thiết trong cuộc sống hằng
ngày.
- HS biết cần kiểm soát cảm xúc hợp lí để không ảnh hưởng xấu đến bản
thân và những người xung quanh.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng
ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Bài tập thực hành
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 2 trang 35.
- Yêu cầu 3 - 4 HS lần lượt đọc câu chuyện “Vết thương”.
- Sau khi HS đọc xong, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi ở
vở bài tập trang 36.
- GV theo dõi giúp HS hoàn thành bài tập vào vở.
- Gọi HS lần lượt nêu kết quả trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung đưa ra kết luận đúng:
a) Ban đầu cậu bé có tính nết rất hay cáu giận, nổi nóng.
b) Người cha đã khuyên con mỗi lần nổi nóng hãy đóng một cái đinh vào
hàng rào.

c) Cậu bé đã hết nổi nóng khi nghe và làm theo lời theo khuyên của người
cha.
d) Theo em, cảm xúc tiêu cực ( buồn chán, giận dữ,…) có thể làm buồn
lòng, có thể gây vết thương lòng cho những người xung quanh.
*HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- Không biết kiềm chế cảm xúc của mình có ảnh hưởng gì đến những người
xung quanh ?
- Vì sao ta cần phải biết kiểm soát cảm xúc của mình trong cuộc sống hằng
ngày ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC (T3)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Hiểu được việc kiểm soát cảm xúc là rất cần thiết trong cuộc sống hằng
ngày.
- HS biết cần kiểm soát cảm xúc hợp lí để không ảnh hưởng xấu đến bản
thân và những người xung quanh.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng
ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Bài tập thực hành
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 3 trang 36: Viết một lá thư cho
người bạn của em, kể về một lần em có cảm xúc tích cực (VD: vui vẻ, hạnh
phúc,…) hoặc một lần em có cảm xúc tiêu cực (VD: buồn chán, giận dữ…)
và cho biết em đã làm gì từ mỗi lần đó?

- Hướng dẫn cho HS tự ciiets thư vào giấy và yêu cầu HS lần lượt đọc bài
làm của mình
- Sau khi HS đọc xong, yêu cầu HS thảo luận nhóm chọn, tuyên dương
những bạn viết hay.
*HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- Không biết kiềm chế cảm xúc của mình có ảnh hưởng gì đến những người
xung quanh ?
- Vì sao ta cần phải biết kiểm soát cảm xúc của mình trong cuộc sống hằng
ngày ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC (T4)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Hiểu được việc kiểm soát cảm xúc là rất cần thiết trong cuộc sống hằng
ngày.
- HS biết cần kiểm soát cảm xúc hợp lí để không ảnh hưởng xấu đến bản
thân và những người xung quanh.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng
ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Bài tập thực hành


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
Bài tập 4: Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 4 trang 36: Hãy hỏi
người lớn trong gia đình về những việc họ đã làm để thư giãn khi gặp điều gì
khó khăn hoặc giận dữ. Em hãy ghi chép lại những thông tin đó và chia sẻ
với các bạn trong nhóm.

- Hướng dẫn cho HS tự viết vào giấy và yêu cầu HS lần lượt đọc bài làm
của mình
- Sau khi HS đọc xong, GV cùng cả lớp tuyên dương những bạn biết đưa ra
những cách thư giãn hay khi gặp khó khăn hay giận dữ.
Bài tập 5: Thực hành kiểm soát cảm xúc của bản thân theo những lời khuyên
.
- GV tổ chức cho HS thực hành theo cặp đôi cùng bàn.
- Đại diện các cặp thực hành trước lớp.
- GV cùng cả lớp theo dõi, tuyên dương những nhóm HS thực hành tốt.
*HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- Vì sao ta cần phải biết kiểm soát cảm xúc của mình trong cuộc sống hằng
ngày ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
MỤC TIÊU CỦA TÔI (T1)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Hiểu được Kĩ năng đặt mục tiêu là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.
- HS biết kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có định hướng, có kế
hoạch, thực tế và dễ thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng
ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Bài tập thực hành
Bài tập 1: Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 1 trang 38: Em hãy đánh
dấu + vào ô trống trước những yêu cầu cần thiết khi đặt mục tiêu.
- Hướng dẫn cho HS tự làm bài cá nhân vào vở và yêu cầu HS lần lượt đọc
bài làm của mình.
- Sau khi HS đọc xong, GV cùng cả lớp đưa ra kết luận đúng. Đánh dấu +

vào trước các ý:
+ Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, trả lời cho câu hỏi như: Ai? Sẽ thực hiện
mục tiêu cái gì? Vào thời gian nào? Bằng cách nào?
+ Mục tiêu phải có tính khả thi.
+ xác định được những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện
mục tiêu.


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
+ Xác định được những việc cần làm để thực hiện mục tiêu.
+ Xác định rõ mốc thời gian hoàn thành.
+ Phải kiên định quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu đặt ra.
*HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- Kĩ năng đặt mục tiêu giúp em điều gì trong cuộc sống hằng ngày ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
MỤC TIÊU CỦA TÔI (T2)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Hiểu được Kĩ năng đặt mục tiêu là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.
- HS biết kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có định hướng, có kế
hoạch, thực tế và dễ thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng
ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Bài tập thực hành
Bài tập 2: Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 2 trang 39: Em hãy nhớ
lại một thành công của em trong cuộc sống về một lĩnh vực nào đó và cho
biết:

a) Em đã làm gì để có được thành công đó ?
b) Em mất bao lâu để có được thành công ?
c) Em đã có những thuận lợi gì ?
d) Những khó khăn nào em đã gặp phải ? Em đã vượt qua những khó khăn
này bằng cách nào ?
e) Em đã được sự giúp đỡ của ai ? bằng cách nào ?
- Hướng dẫn cho HS tự làm bài cá nhân vào vở và yêu cầu HS lần lượt đọc
bài làm của mình.
- Sau khi HS đọc xong, GV cùng cả lớp đưa ra kết luận đúng.
*HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- Kĩ năng đặt mục tiêu giúp em điều gì trong cuộc sống hằng ngày ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.
Giáo dục kĩ năng sống
MỤC TIÊU CỦA TÔI (T3)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Hiểu được Kĩ năng đặt mục tiêu là rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.
- HS biết kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có định hướng, có kế
hoạch, thực tế và dễ thực hiện được mục tiêu đã đề ra.


Giáo án Thực hành kĩ năng sống lớp 4 (FULL)
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng
ra quyết định giải quyết vấn đề.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Bài tập 3 Đặt mục tiêu
- Yêu cầu HS lần lượt đọc yêu cầu bài tập 3 trang 39, 40: Em hãy thực hành
đặt một mục tiêu cho mình ( có thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn) theo
các mục sau:

1) Mục tiêu của tôi là……
2) Tôi sẽ thực hiện mục tiêu này trong khoảng thời gian………………..
3) Tôi muốn hoàn thành mục tiêu này vào ngày ….tháng ….năm…
4) Những thuận lợi tôi đã có…………………
5) Những khó khăn tôi có thể gặp phải …………..
6) Những biện pháp tôi cần phải làm……………….
7) Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ tôi………………
- Hướng dẫn cho HS tự làm bài cá nhân vào vở và yêu cầu HS lần lượt đọc
bài làm của mình.
- Sau khi HS đọc xong, GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung thêm.
- Rút ra ghi nhớ ở SGK trang 40, gọi HS đọc to trước lớp.
*HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- Kĩ năng đặt mục tiêu giúp em điều gì trong cuộc sống hằng ngày ?
- Để mục tiêu đặt ra có khả thi em cần phải làm gì ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.



×