Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.2 KB, 6 trang )

Phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

I. Cơ sở của nguyên tắc
- Xuất phát từ chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam. Cụ thể là Nghị
quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX(1).
- Từ Hiến pháp năm 1992, Điều 57, Điều 58(2).
- Tầm quan trọng trong việc quản lí NSDLĐ đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội và ổn định của quốc gia.
- Nhu cầu cần được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ.
II. Nội dung nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
sử dụng lao động.
Trong lĩnh vực lao động , NSDLĐ cũng được đảm bảo đầy đủ các
quyền đối với tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh, được tự chủ trong quản lí
và phân phối sản phẩm. Họ cũng có quyền tự do liên kết và phát triển trong
quá trình sử dụng lao động. Cụ thể, NSDLĐ được bảo vệ các quyền và lợi ích
sau:
- Được tuyển chọn, sử dụng, tăng giảm lao động theo nhu cầu sản xuất
kinh doanh. Được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 8, BLLĐ.
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả “ Người sử dụng lao động có quyền trực
tiếp hoặc thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển lao động Việt
Nam theo yêu cầu của mình” (Khoản 1, Điều 7,NĐ 39/2003/NĐ-CP).
NSDLĐ đưa ra các chỉ tiêu tuyển dụng lao động như : Yêu cầu về trình độ
chuyên môn, độ tuổi, sức khỏe, giới tính và một số tiêu chí khác phù hợp với
ngành nghề kinh doanh của mình.Khi mà khối lượng công việc nhiều họ có
thể tuyển nhiều lao động thông qua hợp đồng lao động.( có thể là hợp đồng
xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn ). Khi mà khối lượng công
1|

Nguyễn Đặng Nhật Minh – 351802 – N04.TL1 – Nhóm 2



Phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

việc ít hoặc là vì lí do nào đó NSDLĐ phải thu hẹp sản xuất kinh doanh thì họ
cũng có quyền giảm lao động nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tế không
làm ảnh hưởng đến người lao động.
- Được quản lí, điều hành lao động, ban hành nội quy và thực hiện các
chế độ khen thưởng , kỉ luật, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao
động. NSDLĐ có quyền quản lí, điều hành nhân viên của mình làm việc, quy
định thời giờ nghỉ ngơi, thời giờ làm việc, quy chế lao động cho người lao
động. Có những chính sách khuyến khích người lao động như: tuyên dương,
tăng lương, khen thưởng, thăng chức...Đồng thời cũng có những quy định về
kỉ luật lao động khi người lao động không thực hiện tốt nội quy lao động đã
đặt ra. Và NSDLĐ cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trong những trường hợp quy định tại Khoản 1, điều 38, Bộ luật lao động
1995(4).
- Được sở hữu tài sản hợp pháp trong và sau quá trình lao động, tự chủ
trong phân phối, trả lương cho người lao động theo quy định của pháp luật.
NSDLĐ là chủ sở hữu hợp pháp của các loại tài sản làm tư liệu sản xuất trước
khi giao cho người lao động, vì thế tài sản trong và sau quá trình sản xuất đều
thuộc về NSDLĐ – chủ sở hữu hợp pháp của tài sản. Người lao động chỉ là
người làm thuê nên không có quyền sở hữu đối với những tài sản đó.
- Được phối hợp với tổ chức công đoàn trong quản lí lao động và kí kết
thỏa ước lao động tập thể phù hợp với điều kiện của đơn vị. Tổng liên đoàn
lao động Việt Nam, công đoàn các cấp tham gia với các cơ quan nhà nước và
đại diện của NSDLĐ bàn bạc, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động.
NSDLĐ cũng có những đại diện của mình như Phòng công nghiệp và thương
mại Việt Nam, Liên minh hợp tác xã, hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ…
để phối hợp với hai chủ thể ở trên cùng nhau bàn bạc, giải quyết các vấn đề

2|


Nguyễn Đặng Nhật Minh – 351802 – N04.TL1 – Nhóm 2


Phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

lớn của quan hệ lao động. NSDLĐ cũng trực tiếp làm việc với tổ chức công
đoàn của doanh nghiệp mình để bàn bạc và thống nhất các thỏa ước tập thể.
- Được nhà nước ưu đãi, hỗ trợ nếu gặp khó khăn hoặc đủ các điều kiện
khác do pháp luật quy định. Nhà nước có thể cho vay vốn với lãi suất thấp,
giảm thuế cho NSDLĐ để họ có điều kiện sản xuất kinh doanh. Ví dụ như:
Chính sách ưu đãi doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật,
chính sách, ưu đãi về đất đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, các chính sách ưu đãi vay vốn với lãi suất thấp…
- Được đảm bảo bồi thường thiệt hại nếu bị người lao động hoặc các
chủ thể khác xâm hại lợi ích hợp pháp, nội dung này được quy định tại Điều
89 Bộ luật lao động năm 1995

(5)

. Người sử dụng lao động cũng là công dân

bình thường, được pháp luật bảo vệ những quyền và lợi ích hợp phái như của
một công dân đối. Ngoài ra NSDLĐ còn là chủ thể của quyền và lợi ích trong
các quan hệ lao động cụ thể, vì vậy NSDLĐ được pháp luật bảo vệ khi có
thiệt hại xảy ra.
- Được tham gia tổ chức của giới NSDLĐ theo quy định của pháp luật.
Theo các quy định hiện hành, tổ chức đại diện NSDLĐ hiện nay gồm: Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam (VCA), Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quyền hạn, nhiệm vụ cụ

thể của các tổ chức đại diện của NSDLĐ được quy định trong Bộ luật Lao
động, Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2004, Thông tư số
04/2006/TTLT-BLĐTBXH -TLĐLĐ ngày 21/3/2006 hướng dẫn chi tiết thi
hành Điều 3 Nghị định 145/2004/NĐ-CP về việc tham khảo ý kiến Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao
động. NSDLĐ chủ động tham gia, gia nhập các tổ chức của giới NSDLĐ, khi

3|

Nguyễn Đặng Nhật Minh – 351802 – N04.TL1 – Nhóm 2


Phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

là thành viên thì tự do bàn bạc, đóng góp ý kiến để cùng nhau bảo vệ quyền
lợi của chính họ.
- Được yêu cầu người lao động và các đối tác khác tôn trọng quyền và
lợi ích của mình, nếu bị xâm hại có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền
can thiệp, bảo vệ. Mọi quyền và lợi ích của NSDLĐ đều được cụ thể hóa ở
các văn bản luật và dưới luật, nên nó được pháp luật bảo vệ trước sự xâm hại
của các chủ thể bên ngoài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường ĐH Luật Hà Nội, giáo trình Luật Lao Động Việt Nam, nxb
Công An Nhân Dân, Hà Nội 2010. Trang 34, 35, 36.
Bộ luật lao động 1995 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007.
Nghị định 39/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Bộ luật lao động về viêc làm.
Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2004.
Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BLĐTBXH -TLĐLĐVN


Chú giải từ viết tắt:
NLĐ: Người lao động;
NSDLĐ: Người sử dụng lao động;

4|

Nguyễn Đặng Nhật Minh – 351802 – N04.TL1 – Nhóm 2


Phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

BLLĐ: Bộ luật lao động.

Phụ Lục
(1): Nghị quyết đại hội đạo biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đưa ra chủ trương:
“các doanh nghiệp được tự chủ trong việc trả lương và tiền thưởng… Nhà nước tôn trọng
thu nhập hợp pháp của người kinh doanh”.
(2): Điều 57 Hiến Pháp 1992: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
Điều 58 Hiến Pháp 1992: Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để
dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc
trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định
tại Điều 17 và Điều 18.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.

5|

Nguyễn Đặng Nhật Minh – 351802 – N04.TL1 – Nhóm 2



Phân tích nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
(3): Khoản 1, Điều 8, BLLĐ: “Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao
động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh; có quyền khen thưởng
và xử lí các vi phạm kỉ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động.”
(4): Khoản 1, điều 38, Bộ luật lao động 1995 quy định:
“ a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
b) Người lao động bị xử lí theo kỉ luật sa thải [...]
c) Người lao động làm theo hợp đồng lao độngkhông xác định thời hạn ốm đau đã điều trị
12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn ốm đau đã
điều trị 6 tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động dưới một năm ốm đau
đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục.[...]
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lí do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã
tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.”
( Khoản 1, điều 38, Bộ luật lao động 1995 ).
(5). Điều 89 Bộ luật lao động năm 1995 quy định: “Người lao động làm hư hỏng
dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không
nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương và bị khấu trừ dần
vào lương theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.

6|

Nguyễn Đặng Nhật Minh – 351802 – N04.TL1 – Nhóm 2



×