Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KHÁI QUÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SINGAPO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.73 KB, 11 trang )

1/.KHÁI QUÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
SINGAPO.
a.Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý:
+ Cộng hòa Singapo là một quốc gia nằm ở cực nam bán đảo Malacca, điểm trọng yếu
chiến lược trên con đường giao lưu buôn bán bằng đường biển giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương, giữa Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa.
+ Đất nước này bao gồm hơn 50 đảo có tổng diện tích 639,1 k m2. Phần lớn diện tích của
Singapo đã đô thị hóa.
+ Diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ còn khoảng 1%. Đất rừng cũng bị thu nhỏ
lại còn khoảng 5%. Hiện nay mật độ dân cư nước này đã lên tới khoảng 5000 người/km.
- Địa hình:
+ Là bình nguyên xen kẽ các gò, đống, đồi thấp và đầm lầy. Gần 2/3 diện tích đảo không
cao quá 15m so với mực nước biển.
+ Diện tích đất canh tác chỉ chiếm 1,9% tổng diện tích tự nhiên.
+ Tài nguyên khoáng sản vô cùng nghèo nàn, chỉ có một ít trung tâm chứa và lọc dầu của
Anh quốc để lại sau chiến tranh.
=> với điều kiện tự nhiên như thế thì Sin hoàn toàn không có điều kiện thuận lợi để phát triển
nông nghiệp và và một số ngành kinh tế quan trọng khác.
- Khí hậu: Singapo nằm trong đới khí hậu xích đạo nên nhiệt độ và độ ẩm không khí khá
cao, nhưng do ảnh hưởng của biển nên khí hậu quanh năm tương đối dễ chịu và mát mẽ. Lượng
mưa khá lớn.
=> Trong các nước Đông Nam Á hải đảo, Singapo là quốc gia ít bị ảnh hưởng hơn về thiên
tai song lại nghèo về nguồn tài nguyên khoáng sản, chỉ có một ít trung tâm lọc dầu của Anh để lại
sau chiến tranh. Lợi thế duy nhất của Singapo là có một vị trí gần biển, có thể coi Singapo là một
thành phố cảng.
b.Các yếu tố xã hội tác động đến sự phát triển kinh tế Singapo
- Singapo là một quốc gia trẻ, đa dân tộc, đa sắc thái văn hóa, được hình thành chủ yếu trên
nền tảng dân nhập cư từ Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và Châu Âu. Đặc biệt người Hoa thường
- Trang 1 -



nắm giữ những cương vị quan trọng guồng máy kinh tế. Ngay từ giữa thế kỷ XIX người Hoa đã
chiếm đa số, đây là một trong những đặc điểm quan trọng ảnh hưởng quyết định đến tình hình
phát triển của Singapo.
- Dân số: hơn 4 triệu người ( bằng khoảng 1 nửa thành phố Hồ Chí Minh), mật độ dân số
4840 người /km2, mức tăng dân số 2,0%. Dự tính đến năm 2025, dân số Singapo sẽ hơn 5 triệu
người. Dân số tuy ít nhưng nguồn nhân lực của nước này có sức khỏe tốt, có trình độ chuyên môn
khá cao và được đánh giá vào loại tốt nhất châu Á.
- Ở Singapo không có tôn giáo nào được coi là quốc giáo, vì vậy chính sách kinh tế của nhà
nước không bị ràng buộc bởi chính sách tôn giáo.
- Từ sau ngày tuyên bố độc lập, tiếng Mã lai, tiếng Hoa phổ thông, tiếng Anh được nhà nước
công nhận là những ngôn ngữ chính, bình đẳng như nhau và được sử dụng rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên trên thực tế, tiếng Anh là ngôn ngữ chính dùng trong
thương mại, hành chính và giáo dục. Anh ngữ trở thành chìa khóa cho đất nước này hòa nhập vào
cộng đồng quốc tế. Đại bộ phận dân chúng Singapo ngày nay thông thạo cả hai thứ tiếng: tiếng
Anh và tiếng mẹ đẻ.
c. Lịch sử hình thành nhà nước Singapo:
- Sin vốn là một quốc gia từng là thuộc địa của nhiều nước trước đây. Vào thế kỉ XVI, là thuộc
địa của Bồ Đào Nha, sang thế kỉ XVII lại là thuộc địa của Hà Lan, đến thế kỉ XVIII là thuộc địa
của Anh.
- Trong chiến tranh thế giới, Nhật Bản cũng chiếm đóng đảo quốc này, và khi Nhật thất bại, Anh
quay trở lại thống trị cho đến ngày 3/6/1959 thì trao trả độc lập lại cho Sin.
- Sau đó, Sin tự nguyện gia nhập và trở thành một bang của Mã Lai vào ngày 16/9/1963 để rồi
ngày 22-12-1965 Singapo tuyên bố chính thể cộng hòa của mình. Cộng hòa Singapo. Như vậy
ngay từ buổi đầu thành lập, Singapo đã quyết định đi theo chế độ cộng hòa mà không theo chế độ
quân chủ lập hiến. Có thể nói đây là cơ sở đầu tiên để đảm bảo cho nền kinh tế Singapo phát triển
nhanh so với các nước trong khu vực.
2/ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:
-


Năm 1965, nước Cộng hòa Singapo gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác

- Trang 2 -


định đường lối phát triển của mình. Đó là những khó khăn về diện tích đất nước, sự nghèo nàn về tài
nguyên thiên nhiên, lại vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân. Đặc biệt là sự nhập cư ồ ạt của
người Hoa và tỉ lệ sinh quá cao, điều này đã gây nên tình trạng thất nghiệp.
- Trong bối cảnh đó, Singapo không còn cách nào khác là phải tiến hành chiến lược “công
nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu”. Những ngành công nghiệp được khuyến khích là những ngành sử
dụng nhiều lao động nhằm giải tỏa tình trạng thất nghiệp. Đồng thời, chính phủ Singapo quyết định
chuyển toàn bộ các hoạt động kinh tế của mình hòa nhập vào hệ thống kinh tế thế giới và đi theo
chiều hướng kinh tế hướng ngoại, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
- Cùng với việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, Singapo cũng dựa vào lợi thế về vị trí địa lí
của mình để phát triển các hoạt động dịch vụ. Trong đó, dịch vụ du lịch được đầu tư đặc biệt với việc
xây dựng các sân bay lớn, hiện đại, các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống thông tin liên
lạc hoàn chỉnh.
- Chính phủ Singapo cũng rất chú trọng đến thị trường tài chính. Năm 1968 Singapo thiết lập thị
trường ngoại hối, năm 1969 thiết lập thị trường vàng bạc, năm 1971 thiết lập thị trường chứng khoán
và đến năm 1976 thì số lượng giao dịch chứng khoán đã đạt tới 126 triệu USD.
- Những năm 1966 – 1979 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức kỉ lục, gần 12%/năm.
- Từ năm 1979 trở đi, xuất phát từ những biến đổi trên thế giới và tình hình trong nước, chính phủ
Singapo đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế mới với nội dung: cải tổ cơ cấu nền kinh tế theo hướng
hiện đại hóa công nghệ và sử dụng nhiều chất xám.
- Đến thập niên 90, Sin chú ý nhiều đến một ngành là cầu nối giữa các quốc gia trong xu hướng
toàn cầu hóa, đó là ngành “ công nghệ thông tin”. Với dự án “ xây dựng đảo quốc thông minh”=> Sin
sẽ nối mạng máy tính đến 100% gia đình.
+ Ngày nay, ở Sin đã có trên 50% gia đình nối mạng Internet, cả nước có 6500 website với
nội dung rất đa dạng và phong phú, hầu như là lĩnh vực nào cũng có.
+ Những năm gần đây, Sin đầu tư nhiều vào các ngành y học chữa bệnh hiểm nghèo,.

- Ở Sin đã đầu tư trên 20 tỷ USD để xây dựng các khu công nghiệp và nghiên cứu, đồng thời
Chính phủ cũng bỏ ra hơn 20 triệu USD lập quỹ hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ sinh học mới
phát triển.

- Trang 3 -


=> Với chiến lược phát triển kinh tế như thế nên đây được xem là cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ hai ở Singapo. Chính nhờ vào tính đúng đắn của chiến lược kinh tế này mà sau này Singapo trở
thành một trong bốn con rồng ở châu Á và là một đất nước dẫn đầu Đông Nam Á.
3/ THÀNH TỰU:
a. Thành tựu phát triển công nghiệp của Singapore:
- Trong hơn hai thập kỉ thực hiện hai chiến lược kinh tế hướng ngoại ( 1966-1986) về sản
xuất công nghiệp đã đạt mức tăng trưởng cao hơn mức tăng của GNP và GDP. Thực tế đã chứng
minh, vào những năm đầu thực hiện công nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp
Sin vượt mức tăng GNP và GDP xấp xỉ 1,5 lần.
- Một thành tích đáng lưu ý về phát triển công nghiệp của Sin: đã biến đảo quốc này trở thành
một trung tâm công nghiệp chế biến – chế tạo hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghiệp cao và
bậc nhất ở Đông Nam Á.
+ Trước năm 1965, nền công nghiệp chế biến - chế tạo của Sin chủ yếu tập trung ở các
ngành chế biến khá đơn giản như đồ uống, lương thực, thực phẩm, chế biến nguyên liệu thô
( thiếc và cao su), may mặc, một số ngành mang tính chất dịch vụ như sữa chữa và lắp ráp tàu
biển, xe hơi. Tuy nhiên, đóng góp từ những ngành này vào thu nhập quốc dân chỉ mới chiếm 15%.
+ Đến những năm 60, nhờ vào nỗ lực của chính phủ trong việc thi hành khuyến khích
đầu tư ngoại quốc vào các ngành “ kỹ nghệ tiên phong”, vì thế biến Sin trở thành trung tâm lọc
dầu, chế tạo máy móc, thiết bị và công nghiệp dân dụng, điện tử của các công ty độc quyền xuyên
quốc gia tại Đông Nam Á.
=> Công nghiệp chế biến – chế tạo từ giai đoạn này trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ
trọng lớn trong ngành kinh tế quốc dân. Bình quân hàng năm trong thời gian 1980-1994 ngành
kinh tế này đã đóng góp khoảng 30% tổng thu nhập quốc dân.

- Sự thay đổi về chất trong cơ cấu công nghiệp chế biến - chế tạo diễn ra trong 2 giai đoạn
chín mùi của công nghiệp hóa – đã làm cho đóng góp của ngành có kỹ nghệ cao ngày càng gia
tăng.
+ Nếu như năm 1960, giá trị đóng góp của các ngành như chế biến thực phẩm, ấn loát, xuất
bản chiếm tới 43% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp, thì đến năm 1969 chỉ số này giảm còn 17%
và tụt xuống khoảng 5 -7% vào đầu những năm 90.
- Trang 4 -


+ Trong khi đó, những hàng mới như điện tử - bán dẫn, chế tạo máy cơ khí, và thiết bị giao
thông vận tải, lọc dầu và hóa chất vào những năm 1960 mới chỉ lên tới 46% và đạt khoảng 80%
vào đầu những năm 90 => với sự phát triển nhanh chóng như thế đã mang lại cho Sin vị thế của
một nước công nghiệp mới, đồng thời nó tạo điều kiện cho quá trình hiện đại hóa mọi mặt đời
sống của nước này.

* Trung tâm lọc dầu:
- Singapore đã đầu tư gần 4 tỷ đô la Singapore, tức là khoảng 1,8 tỉ USD để phát triển công
nghiệp lọc dầu => trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba trên thế giới.
- Năm 1993, Singapore có đến 18 nhà máy lọc dầu đồ sộ, phần lớn là những công ty nước
ngoài đầu tư với công suất 1,1 triệu thùng hàng năm.
- Trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX, ngành công nghiệp lọc dầu rất phát đạt, nhưng sang những
năm 80, hoạt động của ngành này có phần giảm sút. Từ chỗ chiếm khoảng 20 % đến 25 % tổng
giá trị xuất khẩu giảm xuống còn 16 % năm 1989.
=> Nguyên nhân chủ yếu là do tính thiếu ổn định của thị trường xăng dầu thế giới,và
một yếu tố khá quan trọng đã tác động đến ngành công nghiệp lọc dầu của Singapore, đó là việc
các quốc gia láng giềng đã xây dựng các cơ sở lọc dầu để họ vừa có thể tự cung cấp nguồn dầu
trong nước, vừa cạnh tranh với Sin.
- Từ năm 1993 trở lại đây ngành lọc dầu của Singapore đang dần dần lấy lại phong độ và
đang có chiều hướng phát triển tốt.
* Trung tâm chế tạo các thiết bị vận tải và dàn khoan dầu ngoài khơi:

- Ngành chế tạo máy móc, thiết bị vận tải và dàn khoan dầu ngoài khơi là những ngành
phát triển mạnh từ cuối thập kỉ 60, trong đó ngành đóng tàu được khai trương sớm nhất.
+ Tại khu công nghiệp Jurong của Sin, công ty công nghiệp nặng Ishikh Wajima –
Harima của Nhật liên doanh với chính phủ Sin đã mở nhà máy đóng tàu biển lớn nhất và đầu tiên
ở Đông Nam Á.
=> Sau vài thập kỉ, Sin đã vươn lên vị trí thứ 15 trên thế giới về khả năng đóng những con
tàu có trọng tải lớn và đứng thứ 21 về công nghiệp đóng tàu biển.

- Trang 5 -


- Sin đã chuyển sang sản xuất dàn khoan dầu ngoài khơi sau khi vấp phải sự cạnh tranh
khốc liệt của các khu vực và những quốc gia lân cận, không lâu sau đó, ngành công nghiệp này đã
nhanh chóng vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới ( sau Mỹ).
- Ngoài hai ngành vừa nêu, thì Sin cũng là quốc gia sản xuất các thiết bị vận tải, gấp
hơn hai lần so với giữa những năm 70. Và một ngành công nghiệp hóa chất cũng là một ngành
đang phát triển mạnh với tổng số các xí nghiệp lên tới con số 173 ( năm 1993).
Những năm gần đây, giá trị đóng góp của ngành này trong tổng giá trị sản phẩm công
nghiệp đã vượt ngành lọc dầu, đánh dấu một bước tiến mới trong công nghiệp hóa chất của Sin
* Trung tâm chế tạo và lắp ráp của đồ điện tử-bán dẫn và mạch vi điện tử:
- Nhờ vào chính sách đổi mới công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành có kĩ
thuật cao được thi hành từ cuối những năm 70 => làm bùng nổ ngành công nghiệp điện tử-bán
dẫn và mạch vi điện tử tại Sin, biến nơi đây trở thành trung tâm sản xuất và lắp ráp các mặt hàng
như tivi, và máy vi tính lớn nhất Đông Nam Á, đưa Sin đứng đầu thế giới về sản xuất ổ đĩa cứng
và card âm thanh máy vi tính.
- Thành tựu:
+ Tính đến năm 1993, có gần 900 cơ sở sản xuất và lắp ráp đồ điện tử-bán dẫn và mạch
vi tính.
+ Năm 1994, ngành công nghiệp máy vi tính và điện tử Sin đạt doanh thu là 49,35 tỉ
USD và chiếm 42% sản phẩm công nghệ chế tạo có giá trị cao ở nước này.

+ Ngoài việc mở rộng thị trường đến các nước lân cận, Sin còn tăng cường liên doanh
với các hãng vi tính lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu để cùng nghiên cứu và chế tạo
ra những sản phẩm chất lượng hơn.
+ Bình quân trong những năm gần đây giá trị đóng góp của ngành này chiếm khoảng
35-40% tổng giá trị công nghiệp. Hiện nay, đây là một trong những ngành công nghiệp chế biếnchế tạo phát triển mạnh nhất Singapore.
b. DỊCH VỤ:
* Hàng không:
- Singapore Airlines là hãng hàng không quốc gia của Singapore, nó hoạt động chính tại Sân
bay Quốc tế Changi (Singapore) và hiện diện ở các thị trường hàng không Đông Nam Á, Đông Á,
- Trang 6 -


Nam Á, Châu Phi và cạnh tranh "tuyến đường canguru" giữa châu Âu và châu Đại Dương .Công
ty này cũng cung cấp các chuyến bay xuyên Thái Bình Dương, bao gồm 2 trong số các chuyến
bay thẳng thương mại dài nhất thế giới từ Newark, New Jersey và Los Angeles, California.
- SIA đã đa dạng hóa các doanh nghiệp liên quan đến hãng hàng không, chẳng hạn như xử
lý máy bay và kỹ thuật thuộc sở hữu toàn bộ chi nhánh của nó, SilkAir , quản lý bay khu vực các
thành phố thứ cấp với nhu cầu công suất nhỏ hơn.. Chi nhánh Singapore Airlines Cargo hoạt động
vận tải đội tàu chuyên dụng của SIA, và quản lý, năng lực tổ chức vận chuyển hàng hóa trong
máy bay chở khách của SIA. SIA có 49% cổ phần trong Virgin Atlantic và tham gia các chi phí
vận chuyển thấp, khu vực thông qua cổ phần trong Tiger Airways . Nó đứng giữa các nhà cung
cấp top 15 trên toàn thế giới về mặt doanh thu hành khách,và 10 trên thế giới đối với hành khách
quốc tế tiến hành.
* Viễn Thông :
- Singapore là một trong những nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương. Cùng với Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc, phát triển kinh tế của nó trong thập niên
1980 và 1990 gây sự chú ý của thế giới. Hôm nay nó có một GDP bình quân đầu người vượt quá
đó của hầu hết các nước bên ngoài.
- Singapore đã trở thành một nhà lãnh đạo thế giới trong việc phát triển và sử dụng Công
nghệ Thông tin và Truyền thông. Các viễn thông cơ sở hạ tầng của Singapore mở rộng toàn bộ

đất nước, trình độ phát triển của nó cao, với khả năng tiếp cận gần với cơ sở hạ tầng từ gần như tất
cả các bộ phận dân cư của đảo và cho tất cả dân số. Như năm 1998, đã có gần 55.000.000 đường
dây điện thoại tại Singapore, gần đến 47 triệu trong số đó cũng phục vụ các thiết bị viễn thông
khác như máy tính và máy fax, dây cáp điện thoại đã được đặt dưới nước dẫn đến Malaysia , các
Philippines và Indonesia .
- Tính đến tháng 3 năm 2009, có ba hãng điện thoại di động khai thác ở Singapore phục vụ
hơn 6.400.000 điện thoại di động. Đối với Internet cơ sở vật chất, vào năm 2009, có bốn chính
hãng cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Singapore. Cho đến năm 1997, có 1.300.000 máy truyền
hình.
*Hoạt động du lịch

- Trang 7 -


- Mặc dù có nhiều bất lợi như đất nước nhỏ hẹp, phong cảnh tự nhiên kém sinh động, khí
hậu quanh năm khá nóng và hầu như chỉ có một mùa, nhưng ngành dịch vụ du lịch của Singapo
thu được những thành tựu rực rỡ trong suốt 30 năm qua. Từ chỗ khách du lịch đến Singapo vào
năm 1960 mới chỉ có 90.000 người, nhưng con số đó đã phát triển lên đến gần 6,5 triệu vào năm
1993.
- Trong số khách đến Singapo du lịch có khoảng 2/3 là khách ở khu vực châu Á – Thái
Bình Dương, 20% là khách châu Á, 6% khách Châu Mỹ. Số tiền thu được từ khách nước ngoài đã
tăng từ 1,4 tỷ USD năm 1980 lên 4,7 tỷ USD năm 1990 và 5,7 tỷ USD vào năm 1993. Do kinh tế
phát triển người Singapo chi đi du lịch nước ngoài chỉ có 531 triệu USD đã tăng lên 930 triệu
USD năm 1988, 1334 triệu USD năm 1989, 1.821 triệu USD năm 1990, 1.962 triệu USD năm
1991, 2.349 triệu USD năm 1992.
- Điểm đặc biệt khi đến Singapo, ấn tượng sâu đậm nhất với du khách là một môi trường
xanh và sạch, một xã hội hết sức nề nếp, kỷ cương. Là một quốc gia đất chật, người đông, quá
trình công nghiệp hóa sẽ tạo ra ô nhiễm môi trường sinh thái. Tuy nhiên, chính phủ Singapo coi
sự bảo bệ trong sạch của nguồn nước, không khí, phủ xanh, mặt đất, xây dựng công viên vườn
cản, xử lí rác thải và bảo vệ các loài động vật, thực vật là một trong những chiến lược ưu tiên =>

với mục tiêu biến Singapo trở thành thành phố công viên cây xanh, trong mấy chục năm qua,
chính phủ đã đầu tư thích đáng đối với việc phủ xanh và làm sạch đất trồng, tôn tạo môi trường
cảnh quan đường phố. Nhờ thế ,đã làm cho ngành du lịch nước này phát triển mạnh mẽ.
- Bên cạnh đó, hệ thống xe điện ngầm, xe buýt và taxi rất thuận tiện, các phương tiện
thông tin cần thiết như bản đồ, hệ thống giao thông, các apphich quảng cáo về du lịch với
- Rất nhiều cảnh quan độc đáo được nhà nước đầu tư phát triển: đi xe cáp từ ngọn núi
Faber sang đảo Sentosa, một quần thể du lịch phong phú đã tái hiện một quá trình lịch sử và văn
hóa Singapo trong bảo tàng sáp: các lễ hội dân tộc, sinh hoạt bình thương của người dân xưa,
cuộc sống khốn khổ của thợ cao su, những sự kiện chính trị lớn,…tất cả được tái hiện công phu
qua những người sáp y như thật với kỉ thuật điện tử, tạo nên sự sống động lạ lùng. những mẫu mã
rất đẹp
- Ngoài ra để thu hút khách du lịch, các cơ quan phát triển du lịch đã xây dựng nhiều
chương trình, kể cả lễ hội, các hoạt động thể thao.
- Trang 8 -


- Hiện nay, để đối phó với tính cạnh tranh mỗi lúc gay gắt trong thị trường du lịch Châu Á
– Thái bình dương, chính phủ nước này đã tập trung đầu tư cho ngành công nghiệp không khói
này bằng cách mở rộng không gian du lịch để thực hiện điều này, các nhà lập chính sách Singapo
dựa trên nghiên cứu của đại học công nghệ Nam Yang, đã đề ra một chiến lược phát triển du lịch
“Tourism Unlited” (du lịch không biên giới).
- Du lịch là ngành công nghiệp lớn đứng hàng thứ 3 của Singapo, sau sản xuất và tài chánh
– ngân hàng và là ngành dịch vụ quan trọng nhất của thành phố sư tử. năm 1994 đã đón hơn 6,8
triệu du khách, năm 1995, có 7,14 triệu khách nước ngoài đến thăm và để lại đây 11,6 tỷ USD.
- Du lịch không biên giới của Singapo là một chiến lược nhằm liên kết du lichh5 singapo
với du lịch các nước láng giềng theo đó các bên “mượn” các địa điểm du lịch của nhau để tạo
thành sản phẩm bổ sung thu hút thêm khách và kéo dài ngày lưu trú của khách.
- Để chuẩn bị cho tương lai, Singapo còn đầu tư khá lớn vào các địa điểm du lịch ở một số
nước. singapo đang là nhà đầu tư hàng đầu tại Úc, New Zealand, Việt Nam, Indonexia, và
Myanma, với tổng số vốn lên đến 3,2 tỷ USD. Đây cũng là một nỗ lực để đưa singapo thành trung

tâm du lịch có thể đi tới các điểm du lịch khác – kiểu như dự án liên doanh du lịch việt nam –
singapo ở suối vàng, đà lạt đang thương thảo do singapo góp phần xây dựng.
=> Tóm lại: Singapo là quốc gia có khu vực dịch vụ phát triển, chiếm tỉ trọng cao nhất
trong GDP.
* Ngân hàng
- Phần lớn các ngân hàng đều có dịch vụ đổi séc du lịch và ngoại tệ. Khi đổi séc du lịch lấy
tiền mặt, bạn cần trình Hộ chiếu. Bạn sẽ phải trả một khoản phí nhỏ cho dịch vụ này. Ngoài ngân
hàng và khách sạn, bạn có thể đổi tiền tại các quầy thu đổi ngọai tệ có treo bảng “Quầy đổi tiền có
giấy

phép”

(“Licensed

Money

Changer”)

- Khi sử dụng Hối phiếu ngân hàng thanh toán bằng đồng đô la Singapore để chuyển cho
ngân hàng tại Singapore, bạn sẽ phải trả một khoản chi phí nhỏ. Khoản phí này sẽ được ghi nợ
vào tài khoản của bạn và sẽ được trích tiền từ tài khoản của bạn trong vòng từ một đến hai ngày.
Các tờ séc được phát hành từ các ngân hàng không có chi nhánh tại Singapore sẽ mất khoảng 3
tuần mới được chi trả.
4/ CÁC CHÍNH SÁCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA SINGAPORE
- Trang 9 -


- Giai đoạn trước năm 1965, Singapore tiến hành thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay
thế nhập khẩu. Nội dung chủ yếu của chiến lược này là dựa vào nguồn vốn của tư bản độc quyền
quốc tế, nguồn nguyên liệu phong phú của bán đảo Malaysia để phát triển công nghiệp thay thế

thành nhập khẩu, kiến lập một thị trường chung với Malaysia. Singapore đã thi hành chính sách
bảo hộ, hạn chế số lượng và chủng loại hàng ngoại nhập; đồng thời áp dụng một số ưu đãi về tài
chính đối với các hoạt động kinh doanh trong nước.
-Singapore đã chủ trương thu hút các khoản đầu tư trực tiếp của nước ngoài và coi thành
phần kinh tế tư nhân ngoại quốc là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
- Giai đoạn 1965- 1979, Singapore thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất
khẩu .
+ Mục tiệu cơ bản của chiến lược này là xây dựng một hệ thống công nghiệp hiện đại
nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
+ Singapore chủ trương thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao
động như ngành kéo sợi. may mặc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, lắp rắp các thiết bị giao
thông vận tải.
+ Chính phủ đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông, hệ thống thông
tin liên lạc, các công trình công cộng, nhà ở cho công nhân , các khu công nghiệp… Ngoài ra
chính phủ còn hợp tác với công ty xuyên quốc gia bỏ vốn lập chương trình hỗn hợp đào tạo cán
bộ và nhân viên chuyên môn, hoặc gửi người ra nước ngoài học kỹ thuật hiện đại. Chính phủ
Singapore chủ trương thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia hoạt động
kinh doanh ngoại tệ.. Mục đích của chính phủ là nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ tài
chính, hỗ trợ thêm nguồn vốn cho phát triển công nghiệp và khuyết khích ngành tài chính kinh
doanh hướng ngoại.
- Từ năm 1979 đến nay, chuyển sang một giai đoạn mới của chiến lược công nghiệp hướng
về xuất khẩu bằng việc tiến hành “ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai”, đẩy mạnh hiện đại
hóa công nghệ và sử dụng nhiều chất xám hơn.
+ Mục tiêu của chương trình cải tổ này là nhằm thông qua việc ứng dụng những phương
pháp sản xuất theo công nghệ tiên tiến để giảm nhu cầu công nhân, giải quyết tình trạng thiếu lao
động; tạo ra những mặt hành xuất khẩu có giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.
- Trang 10 -


+ Biện pháp:điều chỉnh chính sách lương; đưa ra những ưu đãi về tài chính đối với các xí

nghiệp; tăng cường cải thiện cơ sở kinh tế hạ tầng; mở rộng hệ thống các đại diện xúc tiến đầu tư
và đổi mới công nghệ tại các tư bản phát triển.

- Trang 11 -



×