Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Một số vấn đề về giáo dục ở mão điền (huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh trong những năm đổi mới (1986-2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------ώώώώ----------------------

ĐỖ ĐĂNG QUÝ

Một số vấn đề về giáo dục ở Mão Điền (huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) trong những năm
đổi mới (1986-2006)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI, NĂM 2008


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp
đỡ khoa học của PGS.TS. Nguyễn Đình Lê. Những tư liệu mới trong luận văn
này đều chính xác và có xuất xứ rõ ràng, kết quả nghiên cứu của luận văn
chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào.

Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2008
Tác giả luận văn

Đỗ Đăng Quý

1


Bảng chữ viết tắt


THCS

: Trung học cơ sở

BCHTW

: Ban chấp hành trung ương

CNXH

: Chủ nghĩa xó hội

TW

: Trung ương

XHHGD

: Xó hội hoỏ giỏo dục

H ĐND

: Hội đồng nhân dân

UBND

: Uỷ ban nhõn dõn

CSVC


: Cơ Sở vật chất

PTTH

: Phổ thụng trung học

THPT

: Trung học phổ thụng

GD - ĐT

: Giỏo dục - đào tạo

Nxb

: Nhà xuất bản

CTQGHN

: Chớnh trị quốc gia Hà Nội

2


Mở đầu
1)Lý do chọn đề tài:
Thế kỷ XXI với sự bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ, kinh tế thế
giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá, các nước ngày càng phụ thuộc lẫn
nhau. Tiến trỡnh này đặt ra thời cơ và thách thức đối với mỗi quốc gia: Hoặc là

yếu kém, tụt hậu hoặc vươn lên hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Để phát triển nền kinh tế - xó hội, nhiều nước rất coi trọng việc chuẩn bị
nguồn nhân lực của mình và coi giáo dục là chìa khoá vàng tiến vào tương lai.
Đảng và nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Sau
ngày cách mạng Tháng tám 1945 thành công, mặc dù đất nước đang đứng trước
muôn vàn khó khăn thử thách, Đảng sớm có chủ trương xây dựng nền giáo dục
của nước Việt Nam độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi các thầy cô
giáo và học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên dưới chế độ mới.
Trong sự nghiệp xõy dựng đất nước, Đảng xác định: Song song với
việc phát triển kinh tế xã hội sự nghiệp giáo dục - đào tạo phải tiếp tục
được đẩy mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi giáo dục - đào tạo vẫn
chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí có nơi, có lúc giáo dục còn
được coi là một bộ phận thuần tuý của lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Nhiều
người cho rằng kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc hậu, nên giáo dục cũng
phải phát triển chậm thôi. Đó là quan điểm không đúng về vị trớ, vai trũ
của giáo dục - đào tạo trong phỏt triển kinh tế - xó hội. Đất nước muốn
đi lên trước hết phải đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật.
Phải quan tâm đầu tư cho giáo dục như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
cho kinh tế, phải coi giáo dục là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới là phải đầu tư
lớn cho giáo dục - đào tạo, đưa sự nghiệp giáo dục - đào tạo thành vấn
đề chiến lược của quốc gia.
3


Trong các Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ tư khoá VII năm
1993, lần thứ hai khoá VIII năm 1996 xác định: Cùng với khoa học và công
nghệ Giáo dục & Đào tạo là quốc sách hàng đầu, "Giáo dục & Đào tạo cùng
với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội, đầu tư cho Giáo dục & Đào tạo là đầu tư phát triển"[ 10; 61].

Đồng thời các Nghị quyết đó cũng khẳng định việc đổi mới nội dung, phương
pháp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lý và tăng cường cơ sở vật chất các trường học là một nhiệm vụ trọng tâm của
giáo dục - đào tạo.
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX ( tháng 4/2001) khẳng
định quan điểm của Đảng là: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong
những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [9; 95]. Đồng thời đề ra nhiệm vụ
"Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá" [ 9; 96 ]
Quỏn triệt quan điểm „„Giỏo dục – đào tạo là quốc sỏch hàng đầu” từ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà
Bắc lần thứ VIII ( thỏng 11/1991) chủ trương tiếp tục đẩy mạnh đổi mới sự
nghiệp giỏo dục - đào tạo:„„ Tiếp tục đổi mới và nõng cao chất lượng giỏo dục
- đào tạo. Thực hiện cú kết quả nhiệm vụ phổ cập giỏo dục tiểu học và chống
mự chữ. Sắp xếp lại trường lớp hiện cú phự hợp với yờu cầu phỏt triển giỏo
dục”. [15; 40]
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quan tâm của chính
quyền, sự nỗ lực của toàn dân, đội ngũ thầy cô giáo, hàng nghìn học sinh các
cấp học, sự nghiệp giáo dục - đào tạo xó Mão Điền - huyện Thuận Thành 4


Bắc Ninh có bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Từ năm 1991- 2007, xó Móo Điền cú 1114 người học xong hoặc đang học đại
học, cao đẳng, chiếm 7% tổng số dõn. Cứ 2 hộ ở Móo Điền một người cú
trỡnh độ đại học, cao đẳng trở lờn. Năm 2008, Móo Điền cú 197 học sinh đỗ
đại học, cao đẳng. Mão Điền trở thành điểm sáng giáo dục của huyện, của
tỉnh và của cả nước.

Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về giáo
dục và đào tạo, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã có những tác động to lớn đến
kinh tế, xã hội địa phương. Tấm gương giáo dục Mão Điền đã vang xa, được
các địa phương trong cả nước biết đến. Nhiều địa phương cử đoàn đại biểu
đến học tập kinh nghiệm mô hình giáo dục ở đây.
Chính vì vậy nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điểm
sáng giáo dục Mão Điền, trên cơ sở đó nêu lên được những kiến giải để góp
phần xây dựng một nền giáo dục mới phục vụ yờu cầu xây dựng đất nước,
quê hương hiện tại.
Với những ý nghĩa đó tôi đã chọn:„„Một số vấn đề về giáo dục ở xã Mão
Điền ( huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) trong những năm đổi mới
(1986-2006)” để làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của mình.
2) Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với những thành tớch giỏo dục Móo Điền đạt được, trong những năm
gần đây cú một số cụng trỡnh, bài viết đề cập đến chủ đề này:
Cuốn: Lịch sử giáo dục Bắc Ninh của Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh
(Nhà xuất bản văn hoá 1995) đã phân tích quá trình hình thành và phát triển
của giáo dục tỉnh trong lịch sử, nêu lên những nguyên nhân và bài học của
quá trình phát triển đó. Viết về giai đoạn từ 1986-2005, cuốn sách dành một
phần trỡnh bày về khuyến học, khuyến tài ở Móo Điền.

5


Cuốn: Lịch sử giáo dục Thuận Thành của phòng giáo dục và đào tạo
huyện Thuận Thành ( Nxb văn hoá dân tộc, 1997 ) nờu khái quát quá trình
phát triển và thành tựu giáo dục huyện trong lịch sử. Viết về thành tựu giỏo
dục huyện trong những năm đổi mới từ 1986 - 2006, cuốn sỏch dành một
phần núi đến điểm sáng giáo dục Mão Điền.
Cuốn: Lịch sử xã Mão Điền của Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân xã ( Nxb văn

hoá dân tộc, 1997) viết về quá trình hình thành, đấu tranh, và phát triển của
địa phương trong lịch sử, trong đó một phần đề cập đến giáo dục xã qua các
giai đoạn phát triển.
Bài: Điểm sáng khuyến học - điểm sáng giáo dục Mão Điền của nhà giáo
ưu tú Nguyễn Tiến Trấn - báo văn nghệ Bắc Ninh (4-2005) phân tích công tác
khuyến học ở Mão Điền, nêu lên một số cách làm khuyến học có hiệu quả của
nhân dân trong xã.
Bài: Mão Điền gieo và gặt tri thức của Thuỳ Hương - báo Nhân dân số
ra ngày mười bốn tháng Giêng năm 2007 viết về những gia đình điển hình
hiếu học ở Mão Điền.
Đề án: Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo xã Mão Điền đến năm
2000 của Nguyễn Xuân Viên - nguyên hiệu trưởng trường THCS Mão Điền
nói về thực trạng giáo dục xã, từ đó nêu lên những bài học, phương hướng
tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục xã.
Ngoài ra còn nhiều những bài báo: Mão Điền làm khuyến học của
Nguyễn Thị Trâm số báo đặc biệt tháng Giêng năm 2006 báo giáo dục và thời
đại, bài: Vùng quê nghèo nuôi con vào đại học trang đời sống - xã hội, báo
công an Nhân dân.....
Tuy nhiên những bài viết, những công trình đó mới chủ yếu tìm hiểu
giáo dục Mão Điền ở một số khía cạnh, chưa có công trình nào nghiên cứu
vấn đề này như một chuyên khảo khoa học có hệ thống và chưa nờu hết cỏc

6


mối tương tác giữa giáo dục với sự phát triển kinh tế - xó hội. Từ thực tế đó,
luận văn này đi nghiên cứu, tìm hiểu có hệ thống về giáo dục Mão Điền thời
đổi mới (1986-2006)
3) Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài:


3.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu giáo dục Mão
Điền thời đổi mới (1986-2006) bao gồm: Hệ thống giỏo dục, kết quả, và mối
tương tác giữa giỏo dục với kinh tế - xó hội Móo Điền.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn về thời gian: Từ 1986 - 2006
Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu ở xã Mão Điền, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

3.3 Nhiệm vụ của đề tài:
Một là, tái hiện bức tranh giáo dục Mão Điền trong thời đổi mới (19862006)
Hai là, làm rõ những thành tựu đã đạt được cũng như những vấn đề còn
tồn tại của giáo dục xã.
Ba là, từ kết quả nghiên cứu, rút ra những bài học về phát triển giáo dục
của xã trong hai mươi năm đầu đổi mới để tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo
dục Mão Điền.
4) Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu:

4.1 Nguồn tư liệu:
Để nghiên cứu vấn đề này, tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau đây:
+ Những tác phẩm của Mác, Ăngghen, Hồ Chí Minh liên quan đến
giáo dục.
+ Những văn kiện của Đảng Cộng Sản Việt Nam, văn kiện đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VII,VIII, IX, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà
nước về phát triển giáo dục đào tạo.
7


+ Các sách chuyên khảo, những bài nghiên cứu, bài báo được
xuất bản trong thời gian qua, những luận văn viết về giáo dục của một số

địa phương.
+ Những tài liệu lưu trữ của tỉnh, huyện, xã, văn kiện của Đảng bộ,
uỷ ban nhân dân cỏc cấp, những báo cáo của Đại hội giáo dục xã, tài liệu
trường mầm non, trung học cơ sở, tiểu học trên địa bàn xã, tài liệu của các
trường trung học phổ thông trong huyện,...liên quan đến giáo dục.
+ Tư liệu điền dã.

4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Đây là một đề tài lịch sử địa phương nên phương pháp nghiên cứu chủ
yếu là sử dụng phương pháp lịch sử nhằm khôi phục lại bức tranh chân thực
của quá trình phát triển giáo dục Mão Điền trong thời kỳ đổi mới, kết hợp với
phương pháp logic, so sánh, thống kê, phân tích, điều tra điền dã.
5) Đóng góp của luận văn:
Luận văn trình bày tình hình giáo dục xó Mão Điền trong thời kỳ đổi
mới (1986-2006), làm rõ những chuyển biến tích cực cũng như những hạn
chế, nguyên nhân và những giải pháp nhằm tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo
dục của Mão Điền trong thời gian tới.
Luận văn còn cung cấp tài liệu để hoàn thiện cuốn lịch sử giáo dục Mão
Điền, làm tài liệu cho công tác giáo dục truyền thống ở địa phương.
6) Bố cục luận văn:
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục
là ba chương nội dung:
Chương 1: Khái quát về giáo dục xã Mão Điền trước đổi mới.
Chương 2: Giáo dục xã Mão Điền trong những năm 1986 - 2006.
Chương 3: Giáo dục với sự phát triển kinh tế, xã hội ở xã Mão Điền.

8


Chương 1

Khái quát về giáo dục Mão Điền trước đổi mới
1.1. Tình hình chung
„„Làng tôi ven con sông Đuống
Bốn mùa nước chảy nên thơ
Phù sa quanh năm tươi tốt
Cho lúa quê mình thêm bông”
(Nguyễn Thế Hiển)
Những câu hát trong bài„„Mão Điền quê hương tôi” của nhạc sĩ Thế
Hiển miêu tả vùng đất trù phú, tươi đẹp - xã Mão Điền. Vùng đất không chỉ
ẩn chứa trong mình vẻ đẹp thiên nhiên mà còn gợi cho chúng ta chiều sâu và
độ dày lịch sử.
1.1.1 Địa Lý
Mão Điền nằm ở phía đông bắc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, phía
đông và đông nam giáp xã Lãng Ngâm ( huyện Gia Lương ), phía nam, tây
nam giáp xã An Bình, phía tây - tây bắc giáp xã Song Hồ, bắc - đông bắc giáp
đê sông Đuống và xã Hoài Thượng. Luy Lâu - Thuận Thành được coi là trung
tâm kinh tế - xã hội đầu tiên của người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng. Thuận
Thành vùng đất có truyền thống hiếu học và trọng nhân tài. Nhiều tài liệu lịch sử
khẳng định: Nho giáo cùng với chữ viết và nền Hán học đã được đưa vào truyền
dạy đầu tiên ở nước ta tại Luy Lâu - Thuận Thành và được phát triển mạnh từ
thời Sĩ Nhiếp (186-226). Tại đây có đền Lũng Khê thờ “Nam giao học tổ” (Sĩ
Nhiếp được tôn thờ là vị tổ nghề học của nước Nam). Trong lịch sử gần một
nghìn năm Hán học, tổng số các khoa thi của nước Đại Việt có 2889 vị đỗ
Tiến sỹ, Bảng nhãn, Thám hoa và Trạng nguyên thì Trấn Kinh Bắc có gần
700 vị, trong đó Thuận Thành có hơn 50 vị đỗ đại khoa, xếp thứ 4 trong gần
9


20 huyện của Trấn Kinh Bắc. Tính riêng Trạng nguyên, Kinh Bắc có 15 vị thì
Thuận Thành có 4 vị đứng thứ hai sau Đông Ngàn ( huyện Từ Sơn). [ 21; 19 ]

Thời Hán, vùng đất Thụy Mão, Mão Điền thuộc huyện Luy Lâu (nay là
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Đời Lý Thánh Tông, hương được thành
lập - Thuỵ Mão, Mão Điền thuộc hương Siêu Loại. Năm 1447, nhà Minh chia
nước ta làm mười bẩy phủ, Mão Điền, Thuỵ Mão thuộc huyện Siêu Loại, phủ
Bắc Giang. Thời Lê, Nguyễn cấp tổng được thành lập, Mão Điền, Thuỵ Mão
thuộc tổng Thượng Mão, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An. Năm 1862 huyện
Siêu Loại đổi là huyện Thuận Thành. Cách mạng tháng tám 1945 thành công,
cấp tổng bị bãi bỏ, Mão Điền và Thuỵ Mão thuộc huyện Thuận Thành. Năm
1946, Mão Điền và Thuỵ Mão sáp nhập thành xã Mão Điền. [ 24; 12 ]
Mão Điền có 14 thôn, xóm: Xóm Nội ( Đông Phú ), xóm Công ( Đông
Công ), xóm Táo ( Đông Yên ), xóm Ba ( Thịnh Phủ ), xóm Đình ( Đại Đình
), xóm Mận ( Hưng Thịnh ), xóm Hồ ( An Lãng ), xóm Tủng ( Thái Lạc), xóm
Hậu ( Đức Hậu ), xóm Ngòi ( Đa Phú ), xóm Bàng ( Bàng Đức ), xóm Cả (
Cao Đại ), xóm Luỹ ( Cổng Luỹ ), và thôn Thuỵ Mão.
Diện tích đất tự nhiên xã Mão Điền khoảng 608,60 ha trong đó đất
nông nghiệp là: 431,51 ha. Dân số xã tính đến năm 2006 là 13 000 người.[
29; 4] Bình quân đất tự nhiên theo đầu người ở Móo Điền khoảng 250 mét
vuông bằng 1/17 bình quân của cả nước. Như vậy, Mão Điền là vùng đất
chật, người đông.
Mão Điền xưa có con sông Gáo chảy qua theo hướng Tây - Đông. Trải
qua năm tháng, đến nay sông Gáo đã bị lấp đầy, chỉ còn một số dấu tích, tên
gọi khác nhau như: ao Ngăm, ao Cam, ao Dạng ... Phía Bắc, Mão Điền tiếp
giáp với sông Đuống: Con sông thi ca nhạc hoạ, khơi nguồn cảm hứng sáng
tác vô tận cho các nghệ sĩ, con sông mang đến nguồn phù sa mầu mỡ, nguồn
nước cho sản xuất nông nghiệp.
10


1.1.2 Lịch sử
1.1.2.1 Lịch sử hình thành

Năm 1010 có những sự kiện trọng đại: Đối với quốc gia, đó là năm dời
đô từ Hoa Lư ra Thăng Long:„„ Nơi tụ hội của bốn phương đất nước, nơi
tượng trưng của muôn đời đế vương”.[33; 247] Đối với Mão Điền đó là năm
lập làng.
Tháng hai, mùa xuân năm 1010, xa giá nhà vua đến Châu Cổ Pháp yết
lăng Thái Hậu, vua sai các quan đo đất vài mươi dặm đặt làm Cấm địa sơn
lăng„„ Đình Bảng là đất thang mộc của các vua nhà Lý, ruộng sơn lăng được
đặt ra nhằm lấy thu hoạch chi phí vào việc thờ cúng tổ tiên các họ vua. Căn cứ
vào nguồn sử liệu thực địa, có thể thấy ruộng sơn lăng gồm hai phần: Một khu
ruộng mộ và một khu ruộng thờ. Các vua nhà Lý đều được chôn cất ở địa
phận lăng cổ pháp này, do đó ở đây có 32 mẫu ruộng mộ ( mỗi lăng bốn mẫu
) và một số ruộng thờ khá lớn. Theo các bia cổ Pháp điện tạo bi khắc năm
Hoàng Định thứ tư (1604) và Đình Bảng điện bi khắc năm Hoàng Định thứ
năm (1605) dựng ở giữa khu cấm địa Đền Đô thì „„do bọn cường hào xâm lấn,
ngăn cản nên từ lâu khu lăng miếu bị bỏ hoang rậm”. Nay chúa Trịnh Tùng
cho phép lấy 284 mẫu của xã làm ruộng thờ Đền Đô như cũ. Làm một phép
cộng đơn giản số ruộng mộ với số ruộng thờ, ta được tổng diện tích khu Cấm
địa sơn lăng là 316 mẫu Bắc bộ. Đây là số ruộng thực có theo văn bia ở thế kỷ
XVII, nghĩa là sau gần 600 năm kể từ khi Lý Công Uẩn cắm đất làm Cấm địa
sơn lăng, chắc chắn số ruộng đất buổi đầu nhà Lý trực tiếp quản lý này nếu
không nhiều hơn thì cũng không ít hơn số ruộng mà Trịnh Tùng lấy ra trả lại
cho việc thờ cúng đền Đô sau này”.[ 19; 231 ] Với số ruộng đất lớn như vậy
bị chính quyền nhà Lý trưng dụng, buộc một số dân ở Đình Bảng phải dời bỏ

11


nơi chôn rau cắt rốn để ra đi. Đó là nguyên nhân thành lập làng Xuân Lai và
làng Mão Điền.
Truyền thuyết làng Thuỵ Mão kể rằng: Xưa kia địa dư làng rất rộng„„

hượng chí Thiên Đức Giang, hạ chí Bình Ngô Xã”. Nghĩa là bao gồm toàn bộ
vùng đất từ bờ sông Đuống, qua Mão Điền xuống tận xã An Bình. Mão Điền
là tên gọi làng mới do những người di cư từ Đình Bảng tới lập nên. Mão là
Thuỵ Mão, điền là ruộng. Mão Điền nằm trên ruộng làng Thuỵ Mão. Đây là
vùng đất trũng, chưa khai phá, đất đai thuận lợi cho trồng cây lúa nước. Dân
cư không đến nỗi thưa thớt vắng vẻ, vị trí không quá hẻo lánh, là vùng đất lý
tưởng cho việc định canh, định cư thủa ấy. Người Đình Bảng họ tin rằng mình
ở trên mảnh đất hình con nhện. Đó là huyệt đất quý, phát tích đế vương. Phải
dời làng ra đi, họ cũng muốn có hình đồ phong thuỷ tương đương như vậy
hoặc chí ít cũng được an cư lạc nghiệp. Vùng đất Mão Điền đáp ứng phần nào
đòi hỏi đó. Theo các bậc cố lão, Mão Điền có thế rồng nằm: Con rồng nằm
dài từ đầu làng ( xóm Bàng) đến cuối làng ( xóm Nội ), đầu rồng hướng về
phía Bắc, mắt rồng là giếng Cả, miệng rồng là giếng Ngòi, rốn rồng là giếng
Chùa, đuôi rồng là giếng Nội. Giếng mắt rồng nước trong leo lẻo. Giếng
miệng rồng và rốn rồng quanh năm không bao giờ cạn nước. Còn giếng đuôi
rồng lúc nào cũng vùng vẫy nên lúc nào cũng đục ngàu. Ngoài dải đất kể
trên, phía trong làng không được đào giếng, hoặc giả có đào thì chỉ được nước
vàng khè và tanh lợm. Người ta bảo đó là máu thân rồng chảy ra. Theo con
mắt của người xưa, thế đất của Mão Điền đủ tiêu chuẩn để gọi:„„sơn thuỷ hữu
tình”. Dĩ nhiên địa linh thì vế đối phải là nhân kiệt. [ 25; 5 ]
1.1.2.2 Lịch sử đấu tranh
Từ khi lập làng tới nay, nhân dân Mão Điền không ngừng tham gia đấu
tranh chống các thế lực nhằm giữ làng, giữ nước.

12


Năm 1285, giặc Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến hành xâm lược
nước ta lần hai. Trước tình hình đó, nhà Trần đã hiệu triệu toàn thể nhân dân
đứng lên kháng chiến chống quân Nguyên:„„Tất cả các quận, huyện trong cả

nước nếu có giặc ngoài đến phải liều chết mà đánh. Nếu sức không địch nổi,
cho phép lẩn tránh vào rừng núi không được đầu hàng” [33; 202 ]. Thi hành
mệnh lệnh triều đình, nhân dân cả nước trong đó có nhân dân Mão Điền đã
tích cực luyện tập võ nghệ, ngày đêm sẵn sàng đánh giặc bảo vệ xóm làng.
Thời Lê - Trịnh, chiến tranh Trịnh - Nguyễn xảy ra liên miên, đời sống của
nhân dân trong vùng đói khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân khắp vùng
Kinh Bắc nổ ra. Đầu năm 1740, Nguyễn Tuyền từ Hinh Xá, Chí Linh, Hải
Dương tập hợp nghĩa quân nổi dậy chống lại triều đình. Phong trào lan rộng
khắp vùng Gia Định, Siêu Loại. Một số người dân ở Mão Điền đi theo nghĩa
quân, giao chiến với quân Chúa Trịnh tại cánh đồng xã Bình Ngô ( nay là xã
An Bình). [ 23; 40 ]
Những năm cuối thế kỷ XIX, người anh hùng nông dân áo vải Hoàng
Hoa Thám lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp, địa bàn cuộc
khởi nghĩa ngày càng mở rộng, nhân dân Mão Điền tham gia khởi nghĩa ngày
một nhiều. Tiêu biểu cho tấm gương đó là cụ Nguyễn Duy Thứ, làm chánh
tổng, tổng Thượng Mão. Cụ đã bí mật thư từ với Hoàng Hoa Thám, chuyển cá
giống lên Yên Thế để nuôi nhằm tăng thêm lương thực, thực phẩm cho nghĩa
quân. Cụ bị thực dân Pháp bắt và đầy đi Sơn La, cụ đã mất ở đó. [ 23; 42 ]
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân dân Mão Điền
anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp, phát xít Nhật. Đầu năm 1945, tại
Mão Điền, đồng chí Vương Văn Trà, Đặng Trần Huy, Xuyên Quảng đã về
tuyên truyền, giác ngộ cho một số thanh niên yêu nước như ông: Vũ Đăng
Hương ( tức tổng Hương ), Vũ Đăng Bảng ( phó bảng )…Sau khi được giác
ngộ, những cá nhân đó đã tuyên truyền, lãnh đạo nhân dân chống bắt phu, bắt

13


lính, chống chính sách nhổ lúa trồng đay của Nhật. Khi Nhật đầu hàng đồng
minh, mặt trận Việt Minh chỉ đạo các đội tự vệ các xã đứng lên giành chính

quyền. Nhân dân Mão Điền cùng nhân dân trong toàn huyện tạo thành đội
ngũ trùng trùng điệp điệp tiến về giải phóng tỉnh lỵ. Ngày 20 tháng 8 năm
1945, Bắc Ninh được giải phóng. [ 23; 44 ]
Sau cách mạng tháng Tám, đất nước nói chung và Mão Điền nói riêng
gặp muôn vàn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban hành chính xã, nhân
dân Mão Điền tích cực thi đua sản xuất, củng cố lực lượng tự vệ, tích cực đấu
tranh chống bọn phản cách mạng, thi đua diệt giặc đói, giặc dốt. Thực hiện kế
hoạch đánh chiếm và bình định vùng đồng bằng Bắc Bộ, tháng 3.1947 thực
dân Pháp huy động thuỷ, lục, không quân đánh chiếm khu vực nam sông
Đuống. Từ năm 1947 - 1949, xã Mão Điền bị thực dân Pháp đóng bốt càn
quét. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng Mão Điền, nhân dân hăng hái đứng
lên diệt bốt, phá đồn. Trong cuộc kháng chiến bảo vệ quê hương, nhân dân
Mão Điền đã tiễn đưa 41 người con lên đường tham gia giải phóng quân, đội
cảm tử quân, cùng hàng trăm thanh niên du kích chiến đấu và phục vụ chiến
đấu bảo vệ quê hương, đã phá và san bằng 8 đồn bốt. Qua 9 năm kháng chiến,
Mão Điền đã được nhà nước tặng thưởng 8 Huân chương, 60 huy chương các
loại, 29 bằng khen. Sự hy sinh và những đóng góp của nhân dân Mão Điền đã
góp phần vào thắng lợi chung của cả nước trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. [ 23; 46 ]
Hiệp định Giơnevơ ký kết, miền Bắc nước ta giải phóng, miền Nam tiếp
tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến tới thống nhất đất nước.
Trong hoàn cảnh đó chi bộ Đảng Mão Điền xác định nhiệm vụ của địa
phương là:„„ Trong bất kỳ tình huống nào cũng quyết tâm giữ vững sản xuất,
tăng cường củng cố lực lượng dân quân, công an cả về số lượng, chất lượng
sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tích cực chi viện sức người, sức của

14


cho cách mạng miền Nam, quyết tâm ®ánh thắng giặc Mỹ xâm lược” [ 23;

48] Từ năm 1965 - 1975, nhân dân Mão Điền đã tiễn đưa 571 thanh niên
tham gia nhập ngũ, 73 thanh niên tham gia thanh niên xung phong phục vụ
chiến đấu. Tính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có 121
liệt sỹ là con em Mão Điền vĩnh viễn ngã xuống, cùng với hàng trăm thương
binh, bệnh binh bỏ một phần thân thể của mình nơi chiến trường. Sự chiến
đấu và hy sinh anh dũng của nhõn dõn xó Móo Điền đã góp phần thêu dệt nên
những bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc.
1.1.3 Kinh Tế
Cũng như các địa phương khác, kinh tế Mão Điền chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp. Do đất sản xuất nông nghiệp nhỏ nên ngoài trồng trọt, người
dân Mão Điền còn phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt….Đáng chú ý nhất là ươm
nuôi cá con. Ca dao Móo Điền cú cõu:
„„Chằm Ngăm đi bán cá con
Thổ Hà gánh đất nung non nặn nồi”.
Nghề ươm nuôi cá giống xuất hiện ở Mão Điền vào những năm 1854 1855, từ lâu người dân Mão Điền đã lưu truyền câu ca dao:
„„Từ đời Tự Đức thất niên
Hai làng Mão Điền thả cá xi xao”
Một số người dân đi buôn bán học được nghề ươm nuôi cá giống từ các
thôn, xã thuộc vùng sông Đuống, từ các vùng sản xuất cá giống lâu đời như:
Nam Hà, Hà Tây, Gia Lâm. Họ nhận thấy điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi
cho ươm nuôi cá giống. Giai đoạn đầu chỉ một vài người ươm nuôi cá giống
nhưng sau đó trở thành phong trào rộng khắp đặc biệt trong những năm 70, 80
của thế kỷ XX. Đây là thời kỳ hoàng kim của nghề ươm nuôi cá giống ở Mão
Điền. Gia đình nào cũng tham gia ươm nuôi cá giống. Nhiều hộ cho thêu
ruộng để tham gia ươm nuôi cá giống. Trải qua những thời kỳ lịch sử, nghề

15


ươm nuôi cá giống của Mão Điền có những giai đoạn thăng trầm. Từ khi ươm

nuôi cá giống xuất hiện và được người dân coi như nghề chính, đến nay nghề
này có những đóng góp to lớn vào thay đổi kinh tế - xã hội Mão Điền, trở
thành nguồn thu nhập chính và làm giàu của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên
thực tế khẳng định, đây là nghề không ổn định, bấp bênh, đôi khi nguy hiểm.
Thời kỳ đầu, ươm nuôi cá giống diễn ra rất tự nhiên. Người dân đi vớt cá bột
ven bờ sông Đuống sau đó về thả ở ao nhà. Đến năm 1980, hợp tác xã ươm
nuôi cá giống thành lập, nhiều gia đình cũng thành lập các trại cá giống. Tuy
nhiên ươm nuôi cá giống vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Điều đặc
biệt ươm nuôi cá giống chủ yếu là nghề của nam giới, phụ nữ chỉ tham gia
khâu ươm nuôi. Sở dĩ như vậy vì nghề này rất vất vả nhất là khâu tiêu thụ.
Người đi bán cá giống phải lên tận vùng ngược, trèo đèo, lội suối mới tới địa
điểm bán. Ban ngày đi bán, tối về phải thay nhau thức trông cá. Nhiều khi cá
lên đến nơi bán thì chết gần hết. Thời gian bán cá kéo dài, nhiều người bị sốt
rét, sét đánh, tai nạn...năm nào ở Mão Điền cũng có chục người mất.
Từ khi đất nước tiến hành đổi mới 1986, xoá bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã làm
cho nghề ươm nuôi cá giống xã Mão Điền gặp khó khăn. Địa chỉ làm ăn của
nghề ươm nuôi cá giống bị thu hẹp do sự giải thể hoặc chuyển đổi của các
Hợp tác xã nông nghiệp, nhiều gia đình phải lấp ao để lấy đất làm nhà, công
trình phục vụ dân sinh. Hầu hết các gia đình không thể sống bằng nghề làm
ruộng và nghề ươm nuôi cá giống mà họ phải làm nhiều nghề khác để nâng
cao thu nhập gia đình. Nhiều gia đình bỏ hẳn nghề này làm nghề khác, họ vào
Nam, lên các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc kiếm sống.
Như vậy dưới tác động của nền kinh tế thị trường, nghề ươm nuôi cá
giống ở Mão Điền mất dần vị thế của mình trong đời sống kinh tế. Tuy nghề
này không mất đi nhưng nó không còn là nghề thu hút đông đảo người dân

16



tham gia, không còn là nghề mang lại thu nhập chính. Điều đó đặt ra cho các
cấp lãnh đạo, nhân dân nơi đây cần tìm ra cho mình một hướng đi mới mang
tính ổn định lâu dài phù hợp với xu thế phát triển của dân tộc và thế giới.
1.1.4. Xã h ội
Như trên đã nói, Mão Điền vốn là vùng đất chật, người đông. Năm 2006,
dân số Mão Điền là 13000 người. Phần lớn dân cư ở đây là thuần nông, bản
chất siêng năng, cần cù. Ngoài trồng trọt, ươm nuôi cá giống là nghề chính
của các gia đình ở đây. Là nghề chăn nuôi nhưng mang tính thương mại lớn.
Người dân ở đây không chỉ ươm nuôi cá giống tại địa phương mà còn mang
cá giống đi bán ở khắp nơi trong nước, thậm chí đi bán nước ngoài. Trong quá
trình trao đổi cá giống giúp người dân Mão Điền được tiếp xúc, giao lưu với
cư dân và nền văn hoá nhiều địa phương, hình thành nên một tính cách: Tính
thực tế rất cao. Người dân Mão Điền làm tất cả mọi công việc miễn sao
công việc đó chính đáng, mang lại lợi nhuận và kinh tế. Cơn lốc của nền
kinh tế thị trường làm nghề ươm nuôi cá giống rơi vào tình trạng khó khăn,
khủng khoảng. Nghề này mất dần vị trí của mình trong đời sống kinh tế xã hội địa phương.
Trong hoàn cảnh đó, một số cá nhân, gia đình ở xã thành đạt theo con
đường học vấn. Họ nhanh chóng vươn lên trở thành những người có địa vị và
kinh tế. Điển hình là gia đình ông Nguyễn Chí Tẩm, gia đình ông Nguyễn
Duy Hán, gia đình ông Trịnh Văn Hoản... Cá biệt có những gia đình mặc dù
không có điều kiện, thậm chí khó khăn cũng tìm mọi cách khắc phục nuôi con
thành tài. Những tấm gương sống động ấy đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ,
tư tưởng của những người dân vốn có tính thực tế lại đang cần tìm cho mình
một con đường đi mới mang tính ổn định lâu dài.
Nghị quyết hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 4 khoá VII năm 1993 của
Đảng về vai trò và vị trí của Giáo dục - Đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp

17



hoá, hiện đại hoá đất nước tác động đến nhận thức của Đảng bé và nhân dân
xã. Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVI năm 1993 khẳng định: Muốn xoá đói
giảm nghèo triệt để, xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc không
có con đường nào khác là phải coi Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá phải bắt đầu từ giáo dục, đầu tư cho
giáo dục và đào tạo chính là đầu tư cho phát triển bởi suy cho cùng thì con
người được đào tạo„„vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, trong sáng về đạo
đức” là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. [ 23; 53 ]
Điều đặc biệt ở Mão Điền số lượng dòng họ rất đông đảo, hơn 60
dòng họ: Đỗ Đăng, Nguyễn Chí, Nguyễn Duy, Nguyễn Văn, Nguyễn Bá,
Nguyễn Xuân, Nguyễn Khắc, Nguyễn Đăng, Nguyễn Công... Bên cạnh gia
đình, dòng họ là tổ chức xã hội gần gũi và thân thiết nhất đối với mỗi cá nhân.
Sự thịnh vượng của dòng họ cũng là sự tự hào của mỗi cá nhân, từ cá nhân và
ngược lại. Sự tồn tại đông đảo dòng họ ở Mão Điền là một trong những điều
kiện quan trọng để giúp giáo dục từ chỗ cá biệt thành phong trào rộng khắp,
và là một trong những điều kiện đưa tới sự thành công trong sự nghiệp phát
triển giáo dục Mão Điền thời đổi mới.
1.2. Vài nét về giáo dục Mão Điền trước đổi mới
1.2.1. Thời phong kiến
Thời phong kiến, Kinh Bắc nổi tiếng là xứ „„ngàn năm văn hiến” đã đào
tạo cho đất nước 592 trong tổng số 2898 tiến sĩ được ghi danh trên văn bia ở
văn miếu Thăng Long. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ngày nay(
một phần xứ Kinh Bắc xưa) đã có 391 tiến sĩ, chiếm 13,5% số tiến sĩ của cả
nước. Đặc biệt một số làng như: Làng Kim Bôi ( huyện Quế Võ), làng Tam
Sơn, làng Vĩnh Kiều, làng Hương Mặc ( huyện Từ Sơn ), được gọi là„„làng
tiến sĩ” hay „„làng khoa bảng”.[ 21; 23 ] Thời Hán học, giáo dục Mão Điền rất
được coi trọng. Bài minh trên bia đá ở Đình Vật ( Khu Ngòi Hồ Tủng) viết:

18



Hoàng thiên sinh đế nghiệp
Lê Trịnh ức vạn niên
Kinh Bắc cảnh siêu loại
Thuận An nhất Mão Điền
Địa linh hình tráng tú
Nhân đĩnh đản tài hiền
Nông trần trần phú túc
Sĩ luỹ luỹ danh liên
Nghĩa là:
Trời sinh ra thế nghiệp
Lê - Trịnh ngàn vạn năm
Siêu Loại đất Kinh Bắc
Mão Điền thuộc Thuận Thành
Đất thiêng đẹp lại mạnh
Hiền tài nối tiếp sinh
Nông bề bề giàu thóc
Sĩ lớp lớp đề danh
Mặc dù không phải là„„làng tiến sĩ ” nhưng thời Hán học, Mão Điền có
nhiều nhà khoa bảng: Giám sinh Quốc Tử Giám cú Nguyễn Duy Hài (1587),
Nguyễn Nghĩa Lập (1626); Hương Cống: Ông họ Vũ tự Hưng Tạo, ông họ
Nguyễn tự Danh Tu, ông họ Lê tự Bá Cao, Vũ Văn Nhã, Lê Trần Thạch; Cử
nhân: Vũ Minh Phố, Vũ Cán Phố, Ngô Huy Tuấn, Nguyễn Khắc Đôn, Nguyễn
Đình Kiên, Vũ Trọng Tiếm; Sinh Đồ 25 vị; Tú Tài 14 vị. Như vậy thời Hán
Học tổng số người Mão Điền đỗ trung khoa là 13, đỗ tiểu khoa là 39.[ 24; 32 ].
1.2.2. Thời Pháp thuộc (1884 - 1945):
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Đến năm 1884
với hiệp ước Patơnôt, Việt Nam trở thành thuộc địa của Phỏp. Sau khi hoàn
19



thành xâm lược, thực dân Pháp bắt tay thực hiện những chính sách thống trị
nước ta trên các lĩnh vực chớnh trị, kinh tế, văn hoá, xó hội.
Đối với giáo dục, Pháp chủ trương đào tạo đội ngũ công chức phục vụ
cho bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương. Sau khi hoàn thành xâm lược,
toàn quyền Đông Dương Đu Me nói:„„Sau khi người lính đã hoàn thành trách
nhiệm sự nghiệp của mình thì đến lượt người giáo viên thực hiện sự nghiệp
của họ. Nếu chúng ta muốn đặt được vĩnh viễn ảnh hưởng của nước Pháp trên
phần đất này của thế giới, thì phải làm cho họ tiêm nhiễm tư tưởng của chúng
ta, dạy cho họ tiếng nói của chúng ta và do đó phải bắt đầu từ nhà trường và
trước tiên chú ý đến trẻ em”.[ 17; 14 ] Mục đích của Pháp là sử dụng giáo dục
làm công cụ cho nền thống trị, đào tạo những người thừa hành trong bộ máy
thống trị thực dân. Tháng 4 năm 1901, thực dân Pháp ra nghị định thiết lập
chương trình giáo dục Pháp - Việt nhằm mục đích loại bỏ dần nền Hán học
cũ, thiết lập chương trình giáo dục mới để đào tạo lớp người Việt Nam phục
vụ cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Ngày 21 tháng 12 năm 1917, Toàn
quyền Đông Dương ký Nghị định tổ chức hệ thống giỏo dục và thi trên toàn
cõi Đông Dương ( bao gồm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia). Theo chương trình
giáo dục của Pháp, đồng thời bãi bỏ các kỳ thi chữ Hán của Nam triều trước
đây, Pháp chia hệ thống giáo dục làm 3 cấp: Tiểu học, trung học, và đại học.
[30; 236] Từ đầu thế kỷ XX trở về trước trên địa bàn huyện Thuận Thành
không có trường tiểu học nào, sau này có hai trường tiểu học được thành lập
là trường Tiểu học Lạc Thổ ( 1922), Phú Thuỵ( 1928). [ 22; 42 ]
Thời Pháp thuộc, giỏo dục Mão Điền có nhiều chuyển biến. Một vài
ông đồ, ông khoá vẫn mở trường dạy chữ Nho như ông Lý Thao, ông Đồ Tị,
ông Đồ Đức...Năm 1937 ở xã thành lập trường hương sư dạy 3 lớp sơ học.
Trường chủ yếu dành cho con em gia đình khá giả, tầng lớp trên, đa số con
em nhân dân vì nhà nghèo không có tiền đi học, đã thế những tập tục phong

20



kiến cứ đè nặng lên đầu, lên cổ người dân như đám cưới, đám tang... gia chủ
phải mời cả làng ăn cỗ ba ngày. Đặc biệt tệ nạn tranh giành ngôi thứ ở chốn
đình chung khiến nhiều người phải bán nhà, bán vườn, bỏ làng ra đi vĩnh
viễn. Một số học sinh Mão Điền học tiểu học phải học trọ ở trường Lạc Thổ.
Tóm lại, dưới thời Pháp thuộc, hoạt động giỏo dục Mão Điền vẫn diễn
ra. Tuy nhiên, học tập giai đoạn này chủ yếu dành cho một số ít người nhằm
phục vụ cho công cuộc thống trị và khai thác của chủ nghĩa thực dân Pháp.
1.2.3 Giai đoạn 1945- 1954
Ngay khi cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hoà đứng trước muôn vàn khó khăn trong đó có giặc dốt. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cùng với chính phủ lâm thời đã tìm mọi cách để khắc phục như kêu
gọi thành lập các lớp „„bình dân học vụ”, thực hiện xoá nạn mù chữ, xây dựng
những tiền đề cho nền giáo dục cách mạng. Trong hoàn cảnh đó giáo dục Mão
Điền có những chuyển biến đáp ứng nhưu cầu của cách mạng và xã hội. Giáo
dục Mão Điền lúc này có hai loại hình: Giáo dục phổ thông và giáo dục bình
dân học vụ.
Giáo dục bình dân học vụ: Thực hiện lời kêu gọi của Bác và chính phủ,
nhân dân Mão Điền hăng hái, tích cực thực hiện xoá nạn mù chữ. Nhiều khẩu
hiệu như: Đi học bình dân học vụ là yêu nước, dạy học bình dân học vụ là yêu
nước, giúp đỡ bình dân học vụ là yêu nước, chống nạn thất học cũng như
chống giặc ngoại xâm được tuyên truyền. Nhiều câu ca dao, hò vè cũng được
sáng tác để tuyên truyền như:
„„Lấy chồng biết chữ là tiên
Lấy chồng mù chữ là duyên nợ nần.”
Nhờ những biện pháp tuyên truyền trên, hàng chục lớp bình dân học vụ
được lập. Nhiều lớp học mở ở đình, chùa, đền, miếu, điếm, nhà dân, gốc
cây to…Các lớp bình dân học vụ không chỉ nhằm xoá nạn mù chữ mà còn


21


là „„câu lạc bộ chính trị”.[23; 47] Thắng lợi của phong trào chống giặc dốt
có ý nghĩa to lớn về mặt văn hoá, góp phần mở mang dân trí, bước đầu xây
dựng nÒn văn hoá mới, bài trừ mê tín xoá bỏ các tệ nạn xã hội do đế quốc,
phong kiến để lại tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ và
tham gia quản lý đất nước.
Giáo dục phổ thông: Cách mạng Tháng tám 1945 thành công và chủ
trương của Đảng về phát triển giáo dục đã đặt nền móng cho giáo dục cách
mạng. Sau khi tiếp thu một số trường, lớp do Pháp thành lập, Uỷ ban kháng
chiến huyện Thuận Thành đã bổ nhiệm 8 giáo viên lưu dụng đầu tiên của chế
độ cũ tiếp tục làm nhiệm vụ giảng dạy, ở huyện có ông Nguyễn Tiến Thăng
phụ trách công tác giáo dục. Trên địa bàn xã Mão Điền có một trường tiểu
học trên cơ sở tiếp thu trường hương sư của Pháp. Tham gia giảng dạy có 4
thày: Thày Nguyễn Văn Úc, Nguyễn Bá Hành, Nguyễn Chí Luận và thầy
Nguyễn Khắc An. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946 – 1950, phong trào
giáo dục dần dần được phát triển theo đúng chủ trương của Đảng về xây dựng
nền giáo dục cách mạng. Năm 1950, Đảng tiến hành cải cách giáo dục lần thứ
nhất nhằm xoá bỏ tàn tích giáo dục thực dân, phong kiến đặt nền móng cho
nền giáo dục cách mạng dân tộc và dân chủ. Hoà bình lập lại năm 1954,
phong trào bình dân học vụ được thực hiện rất khẩn trương, Mão Điền được
chính phủ tặng bằng khen về xoá mù chữ.
Như vậy, giai đoạn 1945 - 1954 cùng với sự phát triển nền giáo dục cách
mạng trong cả nước, giáo dục Móo Điền nằm trong hoàn cảnh hết sức khó
khăn gay go, phức tạp, các lớp số học sinh chưa nhiều, CSVC hầu như chưa
có gì đáng kể. Đội ngũ giáo viên tiếp thu của chế độ cũ hoặc không qua
trường lớp sư phạm mà chỉ qua các đợt tập huấn ngắn hạn. Mặc dù vậy,
giáo dục Móo Điền thời kì này có nhiều đóng góp đáng kể vào cuộc kháng
chiến trường kì chống thực dân Pháp, góp phần xoá dần nạn mù chữ cho


22


nhân dân, đào tạo lớp cán bộ trẻ nhiệt tình cống hiến cho sự nghiệp cách
mạng của quê hương. Nhiều người sau này đã trở thành những nhà thơ, nhà
giáo, cán bộ của Đảng như: ¤ng Ngô Huy Thắng nguyên là thứ trưởng Bộ
Nội Vụ, nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Hoản…
1.2.4 Giai đoạn 1954-1975
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ kí kết, miền
Bắc nước ta giải phóng, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân tiến tới thống nhất đất nước. Hoàn cảnh lịch sử mới đặt ra cho cách
mạng nước ta nói chung và giáo dục nói riêng những nhiệm vụ mới. Đảng
xác định mục tiêu giáo dục lúc này là xây dựng một thế hệ con người mới
biết làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, lao động có kỉ luật, có kĩ thuật, có
năng suất cao, yêu Tổ quốc, yêu CNXH...[ 3; 54 ] Đó là những người có
phẩm chất tốt đẹp và là nguồn nhân lực quan trọng trong công cuộc xây
dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Sự nghiệp giáo dục thời kì này được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ
đạo phát triển cả về qui mô các ngành học, bậc học, chất lượng giáo dục. Giai
đoạn này, nhà nước áp dụng hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm, giáo dục
phổ thông có ba cấp: Cấp I từ lớp 1 đến lớp 4, cấp II từ lớp 5 đến lớp 7, cấp
III từ lớp 8 đến lớp 10.
Qui mô, mạng lưới trường lớp nền giáo dục Móo Điền thời kì này
phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn giai đoạn trước. Loại hình giáo dục
vẫn còn bình dân học vụ và giáo dục phổ thông. Bậc phổ thông có đủ
ngành học, bậc học từ mẫu giáo, vỡ lòng đến phổ thông cấp I, cấp II.
Giỏo dục Mần non: Giai đoạn này nhà trẻ lúc đầu chỉ ở mức sơ khai chưa
có qui mô đáng kể. Các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo được thành lập theo đội sản
xuất ở các HTX nông nghiệp. Cơ sở vật chất ban đầu rất thiếu thốn, các nhóm trẻ

chủ yếu đặt nhờ nhà dân, lớp mẫu giáo phải đặt ở đình làng. Đến năm 1968,

23


nhóm trẻ liên cơ quan thành lập. Khi thành lập chỉ có 7 đến 10 cháu, ở một gian
nhà của các cụ nghỉ hưu miền Nam, sau đó số cháu ngày càng tăng. Thời kỳ này,
giáo dục mầm non do Hội phụ nữ quản lý. Móo điền là một trong 4 xó ở huyện
Thuận Thành có các nhóm gửi trẻ đầu tiên.[ 22; 46 ]
Giỏo dục phổ thông: Những năm từ 1954 - 1975, giáo dục phổ thụng
Mão Điền có bước phát triển mạnh mẽ. Năm 1955, từ cơ sở trường tổng sư do
ông Tô Mộng Lan ( Phủ Văn Giang) phụ trách và các lớp học bổ túc văn hoá,
trường phổ thông cấp I Mão Điền được thành lập. Trong điều kiện ban đầu
gặp nhiều khó khăn, cơ sở trường lớp chưa có, trường chủ yếu phải học ở các
điếm đình, các thôn. Giáo viên trường là thầy cô giáo cũ và một số nhà nho
tiếp tục giảng dạy. Năm 1962, với tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm,
địa phương đã tu bổ khu Đình Vật làm trường, đây cũng là khu trung tâm.
Trên cơ sở trường phổ thông nông nghiệp thành lập năm 1962, năm 1964
trường đổi tên là trường cấp hai Mão Điền. Đây là một trong 4 trường cấp hai
được thành lập sớm của huyện Thuận Thành. Năm học đầu tiên, trường có hai
lớp, chín giáo viên, 102 học sinh.[23; 41] Giáo dục phổ thụng Mão Điền giai
đoạn 1954 - 1975 mặc dù được quan tâm, tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử, đa
số học sinh ngồi trên ghế nhà trường đã tình nguyện vào Nam chiến đấu.
Nhiều người sau này đã trở thành nhà văn, nhà thơ, nhà giáo nổi tiếng như
nhà thơ Phan Hách ( hiện nay là chủ tịch hội nhà văn Việt Nam), nhà giáo,
nhà thơ Nguyễn Khắc Đàm, nhà giáo Nguyễn Xuân Hy (giảng viên trường đại
học nông nghiệp Việt Bắc, chủ biên bộ„„Từ điển vật lí”), nhà thơ, nhà nghiên
cứu Duy Phi...
1.2.5 Giai đoạn 1975 - 1986
Sau năm 1975, cả nước hồ hởi phấn khởi thực hiện quá trình thống

nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống mới. Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1976 xác định đường lối chung và đường lối

24


×