Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Tính cấp thiết của việc xây dựng khu vực kinh tế
cạnh tranh ASEAN
2. Những nội dung chính của việc xây dựng ASEAN
thành khu vực kinh tế cạnh tranh cao
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
1. Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng ASEAN thành khu
vực kinh tế cạnh tranh cao
2. Nội dung pháp lý
III.
QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC NỘI DUNG XÂY
DỰNG ASEAN THÀNH KHU VỰC KINH TẾ CẠNH
TRANH CAO.
1. Các sáng kiến và biện pháp.
2. Các chương trình đã được triển khai trong thực
tiễn
IV.
TRIỂN VỌNG XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ
CẠNH TRANH CAO ĐẾN NĂM 2015.
C. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Trang
2
2
2
2
3
4
4
4
6
6
8
12
14
15
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
A. LỜI MỞ ĐẦU
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thực chất là mô hình liên kết kinh tế khu
vực dựa trên nâng cao những liên kết hiện có của ASEAN (AFTA, AFAS, AIA, IAI,...) và
bổ sung thêm một số nội dung mới trong các yếu tố sản xuất là di chuyển lao động
tự do di chuyển lao động lành nghề. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ là mục tiêu
của hội nhập kinh tế khu vực vào năm 2015. AEC vạch ra các đặc điểm sau bốn đặc
điểm chính, trong đó có xây dựng ASEAN thành một khu vực kinh tế cạnh tranh cao.
Để làm rõ hơn về điều này, nhóm em xin trình bày đề tài:
“Phân tích và bình luận các nội dung về xây dựng Cộng đồng kinh tế
ASEAN thành khu vực kinh tế cạnh tranh cao dưới các góc độ:
-
Những vấn đề lý luận;
Những vấn đề pháp lý;
Các sáng kiến, biện pháp và chương trình thực hiện trong thực tiễn;
Triển vọng đến năm 2015.”
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Tính cấp thiết của việc xây dựng khu vực kinh tế cạnh tranh ASEAN
ASEAN từng được coi là một trong những khu vực hợp tác kinh tế thành công
trên thế giới trước khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bùng nổ nằm 1997. Cuộc
khủng hoảng này đã làm giảm sút lòng tin của giới đầu tư vào khu vực sau đó. Đồng
thời các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn độ liên tục gây sức ép cạnh tranh
kinh tế ASEAN. Vì vậy, xây dựng ASEAN thành khu vực kinh tế có khả năng cạnh
tranh cao vừa là nhu cầu, vừa là hệ quả của nội dung "một thị trường và cơ sở sản
xuất thống nhất". Bởi vì, AEC với tính chất là "thị trường và cơ sở sản xuất thống
2
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
nhất" sẽ kết nối, " thống nhất hóa", phát huy các nguồn lực và lợi thế của các nền
kinh tế thành viên, giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động nhờ phân công
lại lao động, hoạt động sản xuất hiệu quả hơn, qua đó tăng cường khả năng cạnh
tranh kinh tế khu vực.
2. Những nội dung chính của việc xây dựng ASEAN thành khu vực kinh tế cạnh
tranh cao
Có sáu yếu tố trong khu vực kinh tế cạnh tranh ASEAN:
Về chính sách cạnh tranh: Tất cả các quốc gia thành viên ASEAN đã cam kết ban
hành chính sách luật cạnh tranh quốc gia (CPL) muộn nhất vào năm 2015. Đồng
thời, tiến hành xây dựng mạng lưới các cơ quan liên quan, xây dựng năng lực, xây
dựng các chỉ dẫn khu vực trong chính sách cạnh tranh
Về bảo vệ người tiêu dùng: Với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong
phát triển kinh tế, ASEAN sẽ tiến hành song song các biện phát phát triển kinh tế và
bảo vệ người tiêu dùng. Bảo vệ người tiêu dùng được thực hiện thông qua việc:
thành lập Ủy ban điều phối ASEAN về bảo vệ người tiêu dùng trong ASEAN, tổ chức
các khóa đào tạo cấp khu vực cho cán bộ bảo vệ người tiêu dùng
Về quyền sở hữu trí tuệ: Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ trong khu vực nhằm phát
huy sang tạo, sang chế, công nghệ tiên tiến tạo ra các giá trị gia tăng và làm tăng
sức cạnh tranh của kinh tế khu vực. Đảm bảo quyền sở hũy trí tuệ trong AEC được
thực hiện thông qua: thực thi nghiêm chỉnh Kế hoạch hành động về quyền sở hữu trí
tuệ, Kế hoạch hành động về quyền tác giả, gia nhập Nghị định thư Madrid (đối với
các quốc gia thành viên có điều kiện), duy trì tham vấn và trao đổi thông tin giữa
các cơ quan thực thi quốc gia trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường hợp tác
khu vực về tri thức truyền thống (TK), tài nguyên di truyền (GRs), các hình thức biểu
hiện văn hóa dân gian (CTE)
Về phát triển cơ sở hạ tầng: Phát triển cơ sở hạ tầng được triển khai thông qua
nhiều chương trình và biện pháp khác nhau trên các lĩnh vực: hợp tác về giao thông
vận tải (bao gồm cả đường bộ, đường biển và hàng không), hạ tầng thông tin, năng
lượng khai khoáng và huy động tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng
Về thuế: Hoàn chỉnh hệ thống các hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai
lần giữa tất cả các quốc gia thành viên vào năm 2010
3
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
Về thương mại điện tử: Thiết lập khung chính sách về thương mại điện tử, cho
phép thực hiện các hoạt động thương mại hàng hóa trực tuyến trên cơ sở Hiệp định
ASEAN về thương mại điện tử và khung chỉ dẫn chung.
II.
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
1. Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng ASEAN thành khu vực kinh tế cạnh tranh
-
cao
Hiến chương ASEAN (ASEAN Charter);
Tuyên bố tầm nhìn ASEAN 2020 (ASEAN vision 2020);
Tuyên bố hòa hợp Bali II (DECLARATION OF ASEAN CONCORD II - BALI CONCORD
II);
Chương trình Hành động Viên Chăn (Vientiane action programme).
2. Nội dung pháp lý
Các nội dung về xây dựng và vận hành khu vực kinh tế cạnh tranh ASEAN
được thể hiện tại các văn bản pháp lý trên như sau:
Hiến chương ASEAN đã khẳng định 1 trong 15 mục tiêu của ASENA là: “To
create a single market and production base which is stable, prosperous, highly
competitive and economically integrated with effective facilitation for trade and
investment…” (Xây dựng thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất với sự ổn định,
thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao; tạo thuận lợi cho thương
mại và đầu tư...). Đây chính là tiền đề cho việc thành lập khu vực Kinh tế ASEAN.
Trong Mục “A Partnership in Dynamic Development” của Tuyên bố tầm nhìn
ASEAN 2020 (ASEAN vision 2020) có nêu: “We will create a stable, prosperous and
highly competitive ASEAN Economic Region in which there is a free flow of goods,
services and investments, a freer flow of capital, equitable economic development
and reduced poverty and socio-economic disparities.” (Tạm dịch là: Chúng tôi sẽ tạo
ra một Khu vực Kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao,
trong đó hàng hoá, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, vốn được lưu
chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hoá kinh
tế-xã hội giảm bớt)
Để thực hiện ý tưởng trên, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (Ba-li, In-đônê-xia, tháng 10/2003), trong Tuyên bố Ba-li II, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã nhất
trí về việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), lấy việc xây dựng khu vực kinh
4
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
tế cạnh tranh là một trong ba trụ cột chính của AEC. Cụ thể, tại mục B.1 Tuyên bố
hòa hợp Bali II (DECLARATION OF ASEAN CONCORD II - BALI CONCORD II) có quy
định như sau: “The ASEAN Economic Community is the realisation of the end-goal of
economic integration as outlined in the ASEAN Vision 2020, to create a stable,
prosperous and highly competitive ASEAN economic region in which there is a free
flow of goods, services, investment and a freer flow of capital, equitable economic
development and reduced poverty and socio-economic disparities in year 2020.”
(Tạm dịch là: Việc thành lập AEC là nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của liên kết
kinh tế khu vực như đã nêu trong Tầm nhìn ASEAN 2020 nhằm xây dựng ASEAN
thành một khu vực kinh tế ổn định, phồn vinh và có khả năng cạnh tranh cao; Có sự
chu chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sự chu chuyển tự do hơn đối với các
nguồn vốn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói, sự chênh lệch về xã hội và kinh tế
được giảm bớt vào 2020).
Chương trình Hành động Viên Chăn-VAP (phần về Cộng đồng Kinh tế ASEAN)
cũng đã nêu: VAP sẽ thúc đẩy hoàn thành các sáng kiến và biện pháp hợp tác kinh tế
hiện có trước hoặc vào năm 2010 và triển khai những sáng kiến và biện pháp mới
để tăng cường liên kết trong 11 lĩnh vực ưu tiên, theo khuyến nghị của Nhóm Đặc
trách Cao cấp (HLTF) về liên kết kinh tế ASEAN; Dỡ bỏ các rào cản đối với chu
chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, lao động có tay nghề và chu chuyển tự do hơn của
các dòng vốn vào năm 2010, với phạm vi và mức độ khả thi và chấp nhận được đối
với tất cả các nước thành viên; Xây dựng và triển khai các biện pháp khác nhằm áp
dụng tất cả các nhân tố hay điều kiện căn bản để đến năm 2010, ASEAN vận hành
như một thị trường và cơ sở sản xuất chung trong những lĩnh vực ưu tiên. Những
biện pháp này bao gồm: Tăng tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư ASEAN; thúc đẩy
quá trình tự do hóa thương mại hàng hóa; tăng cường thuận lợi hóa thương mại và
đầu tư; giảm chi phí giao dịch thương mại; khuyến khích thương mại dịch vụ trong
khu vực; nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN;
tăng cường Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN... Đây là một số những quy định chi
tiết, cụ thể nhằm giúp ASEAN đạt được mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh của
cộng đồng kinh tế.
5
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
III.
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC NỘI DUNG XÂY DỰNG ASEAN THÀNH KHU VỰC
KINH TẾ CẠNH TRANH CAO.
1. Các sáng kiến và biện pháp.
• Các sáng kiến
Một hoạt động rất có ý nghĩa khi thiết lập AEC đó là việc thay đổi và nâng cao
nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ASEAN về AEC. Quảng bá về
AEC và mở rộng đối thoại với doanh nghiệp về AEC sẽ có tác động tích cực đến lợi
ích lâu dài của AEC với cộng đồng. Việt Nam là một trong những nước ASEAN đi
đầu trong việc nâng cao quảng bá và thực thi một cách chủ động Chương trình
truyền thông của ASEAN về AEC cả trên cấp độ quốc gia và khu vực. Theo Sáng kiến
của Việt Nam, các nước ASEAN sẽ lần lượt tổ chức các diễn đàn thảo luận về hiệu
quả của AEC đối với 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập.
Để triển khai các biện pháp cụ thể trên chính là việc các nhà lãnh đạo các
nước thành viên ký Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập các Ngành Ưu tiên.1
ASEAN hy vọng, hội nhập nhanh các ngành ưu tiên này sẽ tạo thành bước đột phá,
tạo đà và tạo ra hiệu ứng lan tỏa sang các ngành khác. Tại Hiệp định này, các nước
thành viên đã cam kết loại bỏ thuế quan sớm hơn 3 năm so với cam kết theo
Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của AFTA (CEPT/AFTA).2
Một cuốn sách có tựa đề "Thu hẹp khoảng cách phát triển sách trong
ASEAN: Trình điều khiển và lựa chọn chính sách" sẽ được đưa ra tháng 5 năm
2013. Cuốn sách cung cấp đề xuất về cách đo lường và giải quyết khoảng cách phát
triển khác nhau trong ASEAN, đặc biệt là giữa các nước CLMV và ASEAN-6 để thu
hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên kết đẩy mạnh ASEAN thành khu vực
cạnh tranh cao.
Các biện pháp.
Nỗ lực thu hẹp khoảng cách:
- Cần xác định các ưu tiên chủ chốt và mục tiêu cụ thể cho từng năm, chỉ định cơ quan
•
chịu trách nhiệm triển khai trong mỗi lĩnh vực; đồng thời tăng cường công tác điều
phối giữa các cơ quan trong từng trụ cột và giữa ba trụ cột của cộng đồng.
1
2
6
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
-
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
Cần thăm dò nhiều phương cách khác nhau trong thu hút tài trợ, bởi việc huy động
nguồn lực có ý nghĩa then chốt đối với thành công của việc triển khai các Kế hoạch
-
tổng thể, Kế hoạch công tác.
Bên cạnh đó, tiếp tục ưu tiên tăng cường hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát
triển, nhất là đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch công tác thực hiện
Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) giai đoạn 2.
Kết nối ASEAN là một trong các ưu tiên hàng đầu:
- Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí coi triển khai Kế hoạch Tổng thể sáng kiến Kết nối
ASEAN3 là một trong các ưu tiên hàng đầu hiện nay của ASEAN và đây sẽ là cơ sở
quan trọng đóng góp vào việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết vào năm
2015. ASEAN cần quyết tâm thực hiện những cam kết và dự án trọng điểm trên cả
cấp độ khu vực và quốc gia, và ưu tiên nhằm tăng cường kết nối ASEAN cả về hạ
-
tầng, thể chế và người dân.
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC)4, Tuyên bố về Ứng xử của các
bên ở Biển Đông (DOC)5, Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân
(SEANWFZ)6, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF)7...cũng như tiếp tục xây
dựng các chuẩn mực ứng xử chung nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa môi
trường hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực, giải quyết các bất đồng, tranh chấp
bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế.
Có sáu yếu tố chủ yếu trong khu vực kinh tế cạnh tranh của Asean đó là:
chính sách cạnh tranh; bảo vệ người tiêu dùng; quyền sở hữu trí tuệ; phát triển cơ
sở hạ tầng, thuế và thương mại điện tử được xây dựng để thúc đẩy ASEAN thành
khu vực kinh tế cạnh tranh cao.
+ Chính sách cạnh tranh: tất cả các quốc gia thành viên Asean đã cam kết ban
hành chính sách và luật cạnh tranh quốc gia (CPL) muộn nhất vào năm 2015. Đồng
thời, tiến hành xây dựng các mạng lưới cơ quan, xây dựng năng lực, xây dựng các
chỉ dẫn khu vực trong chính sách cạnh tranh.
3
4
5
6
7
7
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
+ Bảo vệ người tiêu dùng:với cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong
phát triển kinh tế, Asean sẽ tiến hành song song các biện pháp phát triển kinh tế và
bảo vệ người tiêu dung. Bảo vệ người tiêu dùng được thực hiện thông qua việc:
thành lập Ủy ban điều phối Asean về bảo vệ người tiêu dùng, thiết lập một mạng
lưới các cơ quan bảo vệ người tiêu dung trong Asean, tổ chức các khóa đào tạo cấp
khu vực cho cán bộ bảo vệ người tiêu dung và cho người tiêu dùng.
+ Quyền sở hữu trí tuệ: đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ trong khu vực nhằm
phát huy sáng tạo, sáng chế, công nghệ tiên tiến tạo ra các giá tri gia tăng và làm
tăng sức cạnh tranh của kinh tế khu vực. Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ trong AEC
được thực hiện thông qua thực thi nghiêm chỉnh kế hoạch hành động về quyền sở
hữu trí tuệ. Kế hoạch hành động về quyền tác giả, gia nhập Nghị định thư Madrid
(đối với các quốc gia thành viên có điều kiện) duy trì tham vấn và trao đổi thông tin
giữa các cơ quan thực thi quốc gia trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tăng cường
hợp tác khu vực về tri thức truyền thống (TK) tài nguyên di truyền, các hình thức
biểu hiện văn hóa dân gian.
+Phát triển cơ sở hạ tầng: phát triển cơ sở hạ tầng được triển khai thông qua
thông qua nhiều chương trình và biện pháp khác nhau trên các lĩnh vực: hợp tác về
giao thông vận tải (bao gồm cả đường bộ ,đường biển và đường hàng không) hạ
tầng thông tin, năng lượng, khai khoáng và huy động tài chính cho phát triển cơ sở
hạ tầng
+Về thuế: hoàn chỉnh hệ thống các hiệp định song phương về tránh đánh thuế
hai lần giữa tất cả các quốc gia thành viên vào năm 2010.
+Về thương mại điện tử: thiết lập khung chính sách về pháp luật về thương
mại điện tử, cho phép thực hiện các hoạt động thương mại hàng trực tuyến trên cơ
sở hiệp định A sean về thương mại điện tử và các khung chỉ dẫn.
2. Các chương trình đã được triển khai trong thực tiễn
• Hợp tác thương mại:
-
Thỏa thuận ưu đãi thương mại (PTA): Ra đời từ rất sớm, trước khi các quốc gia
Asean kí hiệp định CEPT, từ năm 1977, Thỏa thuận ưu đãi thương mại (PTA) được
đưa vào thực hiện. Đây là chương trình đầu tiên nhằm đẩy mạnh thương mại nội bộ
Asean. Nội dung của chương trình là việc kí kết giữa các nước thành viên về việc áp
dụng cho tất cả các thành viên Asean theo nguyên tắc tối huệ quốc (Tối huệ quốc,
8
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan
trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Điều
I của Hiệp định CATT)
Về căn bản, việc áp dụng ưu đãi thuế quan theo PTA tuy là một bước tiến
trong quan hệ thương mại giữa các nước Asean vào thời điểm ký kết, nhưng nó vẫn
còn hạn chế cơ bản là thuế quan chỉ được cắt giảm ở một mức độ nhất định mà
chưa thực sự được xóa bỏ. Đồng thời các hàng rào phi thuế quan vẫn tồn tại, do đó
gây nhiều trở ngại cho thương mại nội bộ phát triển.
-
Khu vực thương mại tự do Asean (AFTA)
Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ IV tại Singapore ngày 28/01/1992, các
Nguyên thủ quốc gia Asean đã có một quyết định quan trọng nhằm nâng cao hơn
nữa mức độ hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đó là thành lập khu vực Thương mại
Tự do Asean (AFTA) thông qua việc ký kết Hiệp định về Chương trình Thuế quan ưu
đãi hiệu lực chung (CEPT).
Mục tiêu của Khu vực thương mại tự do Asean (AFTA) là loại bỏ hoàn toàn
các hàng rào cản trở thương mại đối với hầu hết hàng hóa trong nội bộ Asean, kể cả
thuế quan và các loại hàng rào phi thuế quan.
• Hợp tác về đầu tư:
Để thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Asean và trong nội bộ Asean, các nước
Asean đã thực hiện một số sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực thị
trường vốn, khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài. Các nước Asean đã thông
qua Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 15 tháng 12 năm 1987.
Nhằm tăng cường sức cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực và
về ngắn hạn khắc phục các hạn chế của cuộc khủng hoảng tới thu hút đầu tư nước
ngoài, Hiệp định khung về khu vực đầu tư Asean đã được các nước ký kết ngày 07
tháng 10 năm 1998. Mục đích của hiệp định này là nhằm tạo ra một khu vực đầu tư
tự do trong nội bộ các nước Asean vào năm 2010 thông qua hàng loạt các chương
trình tự do hóa, thu hút và tạo thuận lợi cho đầu tư như sau:
+ Hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư Asean;
+ Phối hợp xúc tiến đầu tư và tăng cường hiểu biết;
+ Tự do hóa đầu tư;
+ Dành đối xử quốc gia và ưu đãi hơn để khuyến khích đầu tư Asean;
9
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
+ Thúc đẩy lưu chuyển dòng vốn, lao động có tay nghề và công nghệ giữa các
nước thành viên;
+ Mở cửa tất cả các ngành cho các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư
Asean nói riêng;
+ Mở rộng vai trò của khu vực tư nhân trong các hoạt động hợp tác có liên
quan đến đầu tư.
• Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ:
Các nước Asean nắm bắt được nhu cầu nội tại của mình và xu thế trên thế
giới, trên cơ sở đó đã triển khai mạnh hợp tác về thương mại dịch vụ trong những
năm gần đây. Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ V tại Thái Lan năm 1995, các nước
Asean đã cùng nhau ký kết hiệp định khung Asean về dịch vụ (AFAS).
Để thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ trong khu vực, các nước sẽ tiến
hành đàm phán song phương về những biện pháp ảnh hưởng đến các lĩnh vực dịch
vụ cụ thể để đạt được các cam kết về mở cửa thị trường cho các loại dịch vụ đó. Các
cam kết mở cửa thị trường đạt được qua đàm phán song phương sẽ được danh cho
các nước khác trên cơ sở tối huệ quốc. Nguyên tắc đề ra cho đàm phán là các cam
kết phải ở mức cao hơn các cam kết tại WTO.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Asean lần thứ V tháng 12 năm 1995 tại Băng Cốc
(Thái Lan), các vị nguyên thủ quốc gia Asean đã quyết định chọn 7 lĩnh vực
(ngành) dịch vụ quan trọng là tài chính, viễn thông, vận tải hàng hải, vận tải hàng
không, du lịch, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ xây dựng để thực hiện bước đầu tự do
hóa thương mại dịch vụ.
• Hợp tác trong lĩnh vực hải quan:
Để tạo một khuôn khổ pháp lý cho hợp tác, Hiệp định Asean về hợp tác hải
quan đã được các Bộ trưởng Tài chính Asean ký kết ngày 01 tháng 03 năm 1997
tại Phuket (Thái Lan).
+ Thực hiện thống nhất phương pháp định giá tính thuế hải quan giữa các
nước Asean;
+ Thực hiện hài hòa các thủ tục hải quan;
+ Thủ tục xuất và nhập khẩu chung: Hải quan các nướ Asean cũng đã thống
nhất thiết lập các “Hành lang xanh” tại hải quan cửa khẩu của từng nước thành
viên. Theo Malayxia, việc thiết lập Hành lang xanh giảm được thời gian hoàn thành
các thủ tục hải quant rung bình từ 30 phút xuống còn 3 giờ 45 phút.
+ Thực hiện áp dụng một danh mục biểu thuế hài hòa thống nhất của Asean.
• Hợp tác trong công nghiệp
Cho đến nay đã có 5 kế hoạch hợp tác được thực hiện:
10
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
+ Các dự án công nghiệp Asean (AIP)
+ Kế hoạch bổ sung công nghiệp Asean (AIC) và chương trình bổ sung nhãn
hiệu (BBC).
+ Chương trình liên doanh công nghiệp Asean (AIJV)
+ Chương trình hợp tác công nghiệp Asean (AICO)
• Hợp tác trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp:
- Hợp tác trong nông nghiệp:
+ Hợp tác về cây trồng: Các nước Asean cũng đang phối hợp nghiên cứu để
xác định tiêu chuẩn mức dư lượng thuốc trừ sâu tối đa với các loại ra và đang xem
xét việc xây dựng mạng lưới phòng trừ sâu bệnh toàn Asean (IPM).
+ Hợp tác về chăn nuôi: tập trung chủ yếu vào công tác kiểm dịch động vật.
+ Hợp tác về đào tạo và khuyến nông: tổ chức các chương trình đào tạo và
tập huấn nông nghiệp: chương trình huấn luyện IPM đối với rau quả; lớp tập huấn
trong khu vực về IDM;…
+ Hợp tác khuyến khích thương mại nông, lâm sản Asean: nhất trí thông
-
qua chương trình khuyến khích thương mại nông, lâm sản Asean.
Hợp tác trong lâm nghiệp: Thành lập viện quản lí rừng có trụ sở tại Malayxia nhằm
phối hợp những cố gắng của các nước thành viên để bảo tồn, quản lý và phát triển
-
bền vững rừng.
Hợp tác về thủy sản: chủ yếu thông qua chương trình phối hợp và phát triển nuôi
-
trồng hải sản
Hợp tác về lương thực: tháng 10 năm 1979, các nước asean ký hiệp định thành lập
quỹ an ninh lương thực nhằm giúp đỡ nhau khi xảy ra tình hình khẩn cấp. Ngoài ra
còn có chương trình: xây dựng hệ thống thông tin về an ninh lương thực khu vực;
bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm…
• Hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản và năng lượng:
- Hợp tác về khoáng sản: Các nước Asean đã đưa ra khuôn khổ hợp tác và chương
trình hành động như: trao đổi thông tin về chính sách, luật pháp để thu hút đầu tư;
trao đổi thông tin về dữ liệu khoáng sản để phục vụ cho các nhà làm chính sách và
-
các nhà đầu tư.
Hợp tác về năng lượng: Ký kết hiệp định hợp tác năng lượng năm 1986, được sửa
đổi bổ sung năm 1995.
• Hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Chương trình hợp tác nổi bật nhất là
Thỏa thuận Trao đổi (Swap Arrangement) giữa các ngân hàng trung ương và các
cơ quan tiền tệ của Asean được ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai (tháng
8 năm 1977) nhằm cũng cấp kịp thời các khoản tín dụng ngắn hạn cho các nước
thành viên đang gặp khó khăn trong thanh toán quốc tế.
11
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
IV.
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
TRIỂN VỌNG XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ CẠNH TRANH CAO ĐẾN NĂM
2015.
“Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ là mục tiêu của hội nhập kinh tế khu vực
vào năm 2015. AEC vạch ra các đặc điểm sau chính: (a) một thị trường và cơ sở sản
xuất, (b) một khu vực kinh tế cạnh tranh cao, (c) một khu vực phát triển kinh tế
công bằng, và (d) một khu vực tích hợp đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.
Các lĩnh vực AEC hợp tác bao gồm phát triển nguồn nhân lực và xây dựng
năng lực; công nhận trình độ chuyên môn, tư vấn kỹ hơn về các chính sách kinh tế vĩ
mô và tài chính, các biện pháp tài trợ thương mại, cơ sở hạ tầng được tăng cường
và kết nối thông tin liên lạc, phát triển của các giao dịch điện tử thông qua eASEAN; ngành công nghiệp tích hợp trong khu vực để thúc đẩy khu vực tìm nguồn
cung ứng và tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân để xây dựng AEC. Trong
ngắn hạn, AEC sẽ biến ASEAN thành một khu vực có di chuyển tự do của hàng hóa,
dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề cao, và dòng chảy tự do của vốn.” (trích từ bài
viết
“ASEAN
Economic
Community”
trên
trang
web
www.asean.org/communities/asean-economic-community)
Nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã nhất trí sẽ đẩy
nhanh việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 và đưa ASEAN
trở thành một khu vực trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động lành nghề và
các dòng vốn được di chuyển tự do.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 19 và các hội nghị liên quan đã và
sẽ diễn ra tại Hà Nội. Hội nhập kinh tế là trụ cột hàng đầu trong hợp tác nội khối
ASEAN và thực tế đã đạt được những thành quả nhất định.
Từ ý tưởng ban đầu thiết lập một khu vực thương mại tự do, ASEAN đang
hướng tới mục tiêu xây dựng một thị trường thống nhất mang tính khu vực dựa trên sự
hài hòa về chính sách và liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế.
Với số dân 600 triệu người, GDP 2.178 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu 2.389 tỷ USD và đầu tư FDI vào khu vực đạt 114 tỷ USD, ASEAN là một thị
trường lớn và giàu tiềm năng. Đến nay, ASEAN đã hoàn thành 74,5% mục tiêu của lộ
12
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
trình tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) với mốc hình thành vào
năm 2015.
Tại Hội nghị lần thứ 11mới đây ngày Nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN
(AEGC) vừa diễn ra tại thủ đô Manila của Philippines đã đưa ra ấn phẩm “Hướng
dẫn về phát triển năng lực cốt lõi trong chính sách cạnh tranh và luật ASEAN (RCC)”
được giới thiệu tại Hội nghị sẽ giúp các nước thành viên ASEAN nâng cao năng lực
cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy ASEAN thành một khu vực kinh tế có tính cạnh
tranh cao. Trước đó, với mục đích hướng tới mối trường cạnh tranh cao, xây dựng
cộng đồng ASEAN 2015, Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương Việt Nam) phối
hợp với nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN (AEGC) và Ban thư ký ASEAN đã cho ra
mắt “Sổ tay về chính sách Luật cạnh tranh trong ASEAN cho doanh nghiệp”. Đây
được xem là chìa khóa cung cấp thông tin đến nhà đầu tư, doanh nghiệp trong
ngoài khu vực.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN diễn ra ngày 24/04/2013 vừa qua với chủ đề: “Người
dân của chúng ta - tương lai của chúng ta” lãnh đạo Hiệp hội đã đề ra mục tiêu tới cuối năm
2015 sẽ xây dựng hoàn chỉnh Cộng đồng kinh tế ASEAN với triển vọng tạo ra một thị trường và
cơ sở sản xuất chung cho khu vực, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và nhân công tay nghề
cao được lưu thông, trao đổi tự do nhưng vẫn phát huy, đẩy mạnh tính cạnh tranh cao.
Theo Tuyên bố Chủ tịch được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ
22 tại Brunei, đến nay các nước thuộc Hiệp hội đã hoàn thành được 77,57% nội
dung trong kế hoạch xây dựng cộng đồng kinh tế cạnh tranh cao dự kiến vào năm
2015.
Tổng Thư ký Lê Lương Minh cho biết ASEAN với chương trình hành động
“Người dân của chúng ta - Tương lai của chúng ta” đã đề ra và đang theo đuổi các
ưu tiên thiết lập cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ASEAN, nâng
cao khả năng cạnh tranh của ASEAN, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp
trẻ trong ASEAN, củng cố mối quan hệ với các đối tác đối thoại và thành lập mạng
lưới kinh doanh ASEAN.
13
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
ASEAN cũng đang cố gắng thiết lập hệ thống chứng chỉ khu vực vào năm 2015
và trước mắt trong năm nay, ASEAN sẽ hoàn thành các cuộc đàm phán về cam kết
dịch vụ trọn gói lần thứ 9, cam kết dịch vụ tài chính trọn gói lần thứ 6 và cam kết dịch
vụ vận tải đường không trọn gói lần thứ 8, nhằm tiếp tục thúc đẩy tự do hóa trong các
lĩnh vực thương mại và dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ
(AFAS).
ASEAN đã có các cơ chế thúc đẩy hợp tác và không ngừng được hoàn thiện.
Hiến chương ASEAN đã ra đời, các hội đồng Cộng đồng đã được thành lập, và các Kế
hoạch tổng thể và Đề cương cụ thể xây dựng APSC, AEC và ASCC đang được triển
khai, đó là những nền tảng cơ bản cho niềm tin vào hiện thực.
C. KẾT LUẬN
Trên đây là trình bày của nhóm về xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN thành
khu vực kinh tế cạnh tranh cao. Không thể phủ nhận những nỗ lực nhiều năm qua
của các nước thành viên ASEAN về lĩnh vực phát triển kinh tế, tuy vậy, để có thể trở
thành hiện thực, ASEAN cần sự đồng thuận và nỗ lực của tất cả các nước thành
viên, từng bước đưa Tầm nhìn vào chương trình hành động cụ thể. Xây dựng thành
công cộng đồng kinh tế cạnh tranh cao sẽ phát huy lợi thế của khu vực ASEAN, từng
bước xây dựng một nền kinh tế mang tầm khu vực năng động, có tính cạnh tranh
cao trên thế giới, đem lại sự thịnh vượng chung cho nhân dân và các quốc gia khu
vực ASEAN.
14
Bài tập nhóm tháng 2-nhóm 04-lớp N11
Môn pháp luật cộng đồng ASEAN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình pháp luật cộng đồng ASEAN, Trường đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an ninh nhân dân nhân dân, Hà Nội 2012.
2. Các trang web:
a, />b, />c, />d, />Default.aspx;
e, />f, />g, />h, />%E1%BB%B1c_ASEAaN
15