Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức HCNN và liên hệ với thực tiển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.47 KB, 3 trang )

Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ
chức HCNN và liên hệ với thực tiển Việt Nam( Có thể ở cơ quan, địa phương
nơi anh chị công tác).
Trả lơì:
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức HCNN.
Bao gồm hai yếu tố về khách quan và chủ quan
• Về yếu tố khách quan: Các tổ chức HCNN hoạt động đạt hiệu quả cao khi được tạo
điều kiện thuận lợi trong môi trường mà nó tồn tại. Đó là :
 Môi trường tự nhiên :
Môi trường tự nhiên bao gồm đất đai, vị trí địa lý, khí hậu, khung cảnh làm
việc của cán bộ công chức. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất cao, kèm theo đó
là những đòi hỏi rất cao: Vị trí khung cảnh nơi làm việc của cán bộ công chức bao
gồm các yếu tố nghỉ ngơi, giải trí, làm việc ảnh hưởng đến tâm lý, thể trạng, thể
lực và năng suất lao động của cán bộ công chức.Nếu bố trí nơi làm việc của cán bộ
công chức không hợp lý thì năng suất lao động của tổ chức sẽ bị hạn chế ngược lại
nếu nơi làm việc của công chức, nhân viên nhà nước được bố trí hợp lý thì sẽ kích
thích tinh thần và thái độ làm việc của cán bộ công chức. Làm cho công chức gắn
bó hơn với công sở.
 Môi trường xã hội :
Môi trường xã hội cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
hiệu quả làm việc của cán bộ công chức trong công sở, các yếu tố của môi trường
xã hội bao gồm yếu tố văn hóa, yếu tố con người, xã hội …
Yếu tố xã hội : trong quá trình giao dịch của công sở với công dân thì các quan
hệ xã hội sẽ phát sinh và ngày càng phong phú thêm, người dân ngày càng có cơ
hội để đóng góp nhiều hơn cho nhà nước, cán bộ công chức được gọi là công bộc
của nhân dân, là người phục vụ cho nhân dân, tạo ra niềm tin cho nhân dân. Đồng
thời trong quá trình hoạt động của công sở thì cán bộ công chức là người thực hiện
trực tiếp các giao dịch với người dân, giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời
sống của nhân dân cũng như trong hoạt động của nhân dân với công sở.
Yếu tố văn hóa : văn hóa trong cơ quan hành chính nhà nước xuất phát từ chính
vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong đời sống xã hội và trong hoạt


động của bộ máy nhà nước. Như vậy văn hóa trong cơ quan hành chính có thể kể
đến những khía cạnh sau: Quan hệ giữa cán bộ công chức với nhau trong thực hiện
công việc, cán chuẩn mực xử sự, nghi thức giao tiếp, các phương thức giải quyết
các mâu thuẫn trong nhân viên, ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ trong và ngoài
công sở, ý thức lãnh đạo điều hành trong cơ quan hành chính…
Yếu tố con người : Con người là nguồn lực vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng và hiệu quả làm việc của công sở cũng như mục tiêu chung của


tổ chức, nếu cán bộ công chức nắm bắt tốt công việc thì công viêc của tổ chức sẽ
được thực hiện thuận lợi nhanh chóng. Ngược lại nếu có nhiều cán bộ công chức ở
các bộ phận khác không nắm rõ yêu cầu của công việc hoặc không có thái độ đúng
đắn với công việc thì công việc của cơ quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong cơ
quan hành chính nhà nước nhiều cán bộ chuyên môn không làm tốt công lập hồ sơ
văn bản, không có ý thức tuân thủ các quy trình chuyển giao văn bản trong công
việc hàng ngày một cách đầy đủ, do vậy công việc kiểm tra hoạt động của các bộ
phận khác gặp rất nhiều khó khăn.
 Môi trường pháp lý :
Đề cập tới vấn đề này trước hết cần nói đến pháp luật, tức là những quy đinh
của pháp luật liên quan đến cán bộ công chức. Mỗi ngành nghề đều có những văn
bản pháp luật điều chỉnh riêng. Những quy định mang tính chất pháp lý sẽ được
điều chỉnh, quy định và định hướng hoạt động của cán bộ công chức sẽ tuân thủ
theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật. Ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến
cán bộ công chức chính là những văn bản quy phạm pháp luật quy định:
- Quyền và nghĩa vụ của những người đang giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước.
- Quan hệ công tác, phối hợp trong cơ quan khi giải quyết công việc (quan hệ giữa
người bên trong và người bên ngoài)
- Đề ra các yêu cầu, tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại cán bộ công chức.
Như vậy yếu tố pháp lý chính là khung chuẩn để cán bộ công chức dựa vào
đó mà xác định những việc cần phải làm trong khuôn khổ pháp luật cho phép, đồng

thời cũng xác đinh được những gì mình không được làm. Là trọng tài để phân xử
những nảy sinh trong nội bộ công sở từ đó đảm bảo tính khách quan, minh bạch rõ
ràng, vừa năng cao hiệu quả làm việc của cán bộ công chức, vừa tránh tâm lý ghen
tị, bất hòa giữa cán bộ công chức với nhau.
 Môi trường chính trị :
Đây chính là những quan điểm, tư tưởng chính trị trong cơ quan hành chính .
Bản chất của vấn đề chính trị là vấn đề quyền lực, vấn đề lợi ích. Ngoài lợi ích,
mục tiêu chung của công sở, từng bộ phận, từng nhóm, từng cán bộ công chức
cũng có những như cầu thỏa mãn riêng. Nhu cầu cá nhân của cán bộ công chức
trong cơ quan hành chính là những đòi hỏi về lợi ích cần thiết về vật chất và tinh
thần, phục vụ cho cán bộ công chức khi làm việc. Như vậy, trong cơ quan hành
chính có thể tồn tại nhiều quan điểm chính trị khác nhau những nhóm lợi ích khác
nhau và luôn gắn với quyền lực. Tương xứng với nhiệm vụ, chức năng nào thì sẽ
có quyền lực tương ứng để thực hiện nhiệm đó. Vì vậy họ có xu hướng lạm dụng
quyền lực, những mâu thuẫn, bất đồng sẽ xuất hiện trong tổ chức những chuyển
biến không tốt sẽ xuất hiện trong tổ chức. Có thể thấy rằng, môi trường chính trị ổn
định cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cán bộ
công chức. Vì vậy, ta cần biết cách hạn chế và khắc phục những tác động xấu, phát






2.

huy những mặt tích cực, tạo sự thống nhất trong tư tưởng, nhất quán hành động,
góp phần giải tỏa những mối mâu thuẫn trong tổ chức, xoa dịu những mối hiềm
khích trong cơ quan. Tạo ra một bầu khí vui vẻ, thân thiện trong cơ quan, gúp cán
bộ công chức làm việc hiệu quả hơn.

 Môi trường kinh tế :
Các cơ quan hành chính có trụ sở tại các vùng kinh tế phát triển thì phát triển
hơn các công sở ỏ những vùng có kinh tế kém phát triển hơn, nên hiệu quả làm
việc của cán bộ công chức ở vùng có nền kinh tế phát triển cũng sẽ cao hơn so với
các nơi khác. Cán bộ công chức ở vùng kình tế phát triển sẽ nắm bắt được nhiều
thông tin hơn, họ nhạy bén hơn trong công việc, yêu cầu của công việc cũng bắt
bược họ phải có những bước chuẩn bị kỹ càng hơn, vì vậy tâm lý làm việc của cán
bộ công chức sẽ thay đổi theo, mức độ cạnh tranh trong công việc cũng cao hơn.
Ngược lại cán bộ công chức ở vùng sâu vùng xa sẽ ít có điều kiện tiếp cận với
thông tin hơn, mức độ cạnh tranh trong công việc cũng giảm.
Về yếu tố chủ quan: là những yếu tố cấu thành cơ quan hành chính, có ý nghĩa
quyết định đến kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước. Đó là:
 Quan hệ;
 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của cơ quan hành chính;
Cơ chế vận hành, điều hành, chỉ huy hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ;
Các điều kiện vật chất phục vụ cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước. Như máy vi tính, mích ca rô, bàn ghế, máy lạnh, quạt điện, trụ sở làm việc…
Liên hệ với thực tiển Việt Nam( Có thể ở cơ quan, địa phương nơi anh chị
công tác).
Ở địa cơ quan tôi làm việc chịu nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt
động của cơ quan như các yếu tố pháp lý, yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị…Vì vậy
mọi hoạt động của cơ quan phải theo nguyên nguyên tắc pháp luật, phải theo luật
và hiến pháp đặc biệt la trong việc ra các quyết định quản lý hoặc ban hành các vân
bản hướng dẫn chỉ đạo công tác, bên cạnh đó việc quản lý trên địa bản củng rất khó
khăn vì địa phương kinh tế chưa phát triển, lạc hậu so với vùng khác nên muốn
quản lý hành chính có hiệu quả thì cơ quan phải nâng cao trình độ dân trí cùng với
tăng cường phát triển kinh tế tại địa phương.




×