Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật đối với giống lan hồ điệp mãn đường hồng tại đồng hỷ, thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ĐÌNH TÙNG

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI
GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP MÃN ĐƯỜNG HỒNG TẠI
ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN –2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN ĐÌNH TÙNG

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI
GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP MÃN ĐƯỜNG HỒNG TẠI
ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số : 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH QUÂN


THÁI NGUYÊN –2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Trần Đình Tùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về
nhiều mặt của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, bộ phận đào tạo sau đại học,
các Thầy giáo, cô giáo của khoa Nông học đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi
về kiến thức và chuyên môn trong suốt 2 năm học tập và làm luận văn.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới Tiến sĩ
Trần Minh Quân, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Trung tâm dạy nghề
huyện Đồng Hỷ và tập thể cán bộ Trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân thành cảm ơn
những sự giúp đỡ quý báu đó.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trần Đình Tùng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………...i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………….. ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………iii
DANH MỤC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT.…………………………………..viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………….ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH …………………………………………………...vi
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...i
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài…………………………………………….2
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................ 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1 ............................................................................................................ 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của phân bón đến hoa lan .............................................. 4

1.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu về ánh sáng đối với hoa lan ................. 5
1.1.3. Cơ sở khoa học của các chất điều tiết sinh trưởng cho hoa lan. ............. 6
1.2. Tình hình sản xuất hoa lan trong và ngoài nước. ........................................ 6
1.2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới.................................................. 6
1.2.2. Tình hình sản xuất hoa lan tại Việt Nam. ............................................... 8
1.3. Tình hình nghiên cứu cây hoa lan trên thế giới và Việt Nam ................... 10
1.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới ........................................... 10


iv

1.3.1.1. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đối với hoa lan. ................................ 10
1.3.1.2. Các nghiên cứu về chế độ chiếu sáng đối với hoa lan ........................ 11
1.3.1.3. Các nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng đối với hoa lan. ........... 13
1.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa lan ở Việt Nam............................................ 15
1.3.2.1. Các nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng đối với hoa lan ...................... 15
1.3.2.2. Các nghiên cứu về chế độ ánh sáng đến hoa lan................................ 18
1.3.2.3. Các nghiên cứu của chất điều hòa sinh trưởng đối với hoa ……….20
Chương 2 .......................................................................................................... 23
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu………………………………………………… 25
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.3.1. Nội dung 1………………………………………………….................25
2.3.2. Nội dung 2 ............................................................................................. 27
2.3.3. Nội dung 3 ............................................................................................. 27
2.4. Phương pháp theo dõi: .............................................................................. 28

2.5. Kỹ thuật chăm sóc ..................................................................................... 30
2.6. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 30
2.7. Các điều kiện trồng lan………………………………………………….30
Chương 3 .......................................................................................................... 31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 31
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare đến sinh
trưởng và phát triển của cây hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng .................. 31


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Trần Đình Tùng


vi

3.1.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (9-45-15) đến số nụ,
tỷ lệ nở hoa và độ bền của hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng. .................... 48
3.1.2.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (9-45-15) đến thành
phần sâu bệnh hại trên cây lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng. .......................... 49
3.1.2.7. Hạch toán kinh tế của các liều lượng phân bón Greencare (9-45-15)
trên cây hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng. ................................................. 50

3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng sinh trưởng,
phát triển của lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng: ................................................ 51
3.2.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng tăng trưởng của lá trên
cây lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng ................................................................ 51
3.2.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng phát sinh lá mới của cây
lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng ....................................................................... 53
3.2.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng bật mầm hoa của lan Hồ
Điệp Mãn Đường Hồng................................................................................... 54
3.2.4. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến mầm hoa của lan Hồ Điệp Mãn
Đường Hồng .................................................................................................... 56
3.2.5. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến số nụ, tỷ lệ nở hoa và độ bền hoa
lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng. ...................................................................... 57
3.2.6. Ảnh hưởng của chế độ che ánh sáng đến sự phát sinh, phát triển của sâu
bệnh hại trên hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng. ......................................... 58
3.2.7. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các chế độ che sáng trên cây hoa lan Hồ
Điệp Mãn Đường Hồng................................................................................... 60
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến sinh
trưởng, phát triển của hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng. ............................ 60
3.3.1. Ảnh hưởng của các các chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, phát
triển của hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng. ................................................ 60


vii

3.3.2. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ bật mầm hoa
trên lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng. .............................................................. 62
3.3.3. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến mầm hoa lan Hồ
Điệp Mãn Đường Hồng................................................................................... 64
3.3.4. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến số nụ, tỷ lệ nụ nở và
độ bền hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng .................................................... 65

3.3.5. Ảnh hưởng của cách chất điều hòa sinh trưởng đến sự pháp triển của
sâu bệnh hại trên lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng…………………...............67
3.3.6. Hạch toán hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các chất điều hòa sinh
trưởng trên cây lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng. ............................................ 68
1. Kết luận: ...................................................................................................... 70
2. Đề nghị: ....................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 71
I. Tài liệu tiếng Việt. ....................................................................................... 71
II. Tài liệu tiếng Anh. ...................................................................................... 74


viii

DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

CNSH

: Công nghệ sinh học

D

: Dài

Đ/c

: Đối chứng


HTX

: Hợp tác xã

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

NXB

: Nhà xuất bản

NN&PTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn
R

: Rộng

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Xếp hạng thị trường xuất khẩu chính của Đài Loan ......................... 8
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) động
thái ra lá mới trên hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng ................................... 31
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến
động thái ........................................................................................................... 33
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến tỷ lệ
bật mầm hoa của hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng..................................... 35
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến
mầm hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng (sau 84 ngày theo dõi) ................... 37
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến tỷ lệ
nở hoa và độ bền của hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng .............................. 38
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến tỷ lệ
bị bệnh trên cây hoa lan Mãn Đường Hồng ..................................................... 40
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của các liều lượng phân bón ................................ 41
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến
động thái ra lá mới trên hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng .......................... 42
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (20-20-20) đến
động thái tăng trưởng của kích thước lá trên hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường
Hồng ................................................................................................................. 44
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (9-45-15) đến .... 45
tỷ lệ bật mầm hoa của lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng ................................... 45
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (9-45-15) mầm
hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng (sau 84 ngày) .......................................... 47
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare (9-45-15) đến số
nụ, tỷ lệ nở hoa và độ bền hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng ...................... 48


x

Bảng 3.13. Thành phần bệnh hại trên cây hoa lan Hồ Điệp ............................ 49

Bảng 3.14. Hiệu quả của phân bón Greencare (9-45-15) trên cây hoa lan Hồ
Điệp Mãn Đường Hồng................................................................................... 50
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến ............................................. 52
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của chế độ che ánh sáng đến khả năng phát sinh lá mới
của lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng. ................................................................ 53
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng bật mầm hoa của
lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng ........................................................................ 55
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng.............................. 56
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến số nụ, tỷ lệ nở hoa và .......... 57
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sự phát triển của bệnh trên
cây lan Mãn Đường Hồng. ............................................................................... 59
Bảng 3.21. Hiệu quả kinh tế của các chế độ che sáng ..................................... 60
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến sự tăng trưởng
của lá lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng. ............................................................ 61
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ bật mầm
hoa của lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng .......................................................... 62
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến tăng trưởng
mầm hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng ........................................................ 64
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến số nụ, tỷ lệ nụ
nở và độ bền hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng. .......................................... 66
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ bệnh hại
trên lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng ................................................................ 68
Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các chất điều hòa .................... 68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế giới các loài hoa, hoa lan là một những loài hoa đẹp nhất.

Hoa lan được coi là loài hoa tinh khiết, hoa vương giả cao sang, vua của các
loài hoa. Hoa lan không chỉ là một loài hoa có vẻ đẹp rực rỡ về màu sắc, mà
còn đẹp cả về hình dáng, đường nét của cách hoa tao nhã, đến những hình
dáng thân, lá cành duyên dáng, ít có loài hoa nào sánh nổi. Hơn nữa hoa lan là
loài hoa đẹp có giá trị kinh tế, văn hóa cao mà được rất nhiều người ưa
chuộng. Chính vì thế, hoa lan không chỉ chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần
của con người mà chúng còn trở thành một mặt hàng mang lại nguồn thu lớn.
Cùng với sự phát triển mạnh nhanh chóng của kinh tế, xã hội, nhu cầu
sử dụng hoa nói chung và hoa lan nói riêng ở Việt Nam cũng tăng nhanh. Hoa
không chỉ dùng trong dịp tết mà nhu cầu về hoa trong cuộc sống hàng ngày
của người dân cũng rất lớn. Bên cạnh yêu cầu về số lượng thì chất lượng hoa
cũng đòi hỏi ngày càng cao. Hoa lan trên thị trường Việt Nam hiện nay chủ
yếu là được nhập về từ Trung Quốc, Đài Loan…. Điều đó cho thấy, sản xuất
hoa ở Việt Nam chưa đáp ứng hết được nhu cầu của thị trường. Cụ thể: chủng
loại hoa chưa đa dạng, kỹ thuật trồng hoa còn yếu nên năng suất và chất
lượng chưa cao.
Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) là một trong những loài lan được trồng
phổ biến trên thế giới. Hồ Điệp được mệnh danh là hoàng hậu của các loài
phong lan. Đây là loài lan có hoa to, thời gian ra hoa kéo dài 2- 3 tháng, hình
dáng đẹp, màu sắc phong phú, hoa rất bền. Mấy năm gần đây thị trường hoa
lan Hồ Điệp có sức tiêu thụ rất lớn và được bán giá cao nhưng không đáp ứng
được nhu cầu thị trường. Quá trình thử nghiệm tại Bắc Ninh, Hà Nội và
Quảng Ninh cho năng suất khá cao.


ii

LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về
nhiều mặt của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, bộ phận đào tạo sau đại học,
các Thầy giáo, cô giáo của khoa Nông học đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi
về kiến thức và chuyên môn trong suốt 2 năm học tập và làm luận văn.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới Tiến sĩ
Trần Minh Quân, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Trung tâm dạy nghề
huyện Đồng Hỷ và tập thể cán bộ Trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân thành cảm ơn
những sự giúp đỡ quý báu đó.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trần Đình Tùng


3

- Nghiên cứu, tìm ra công thức bón phân hợp lý cho hoa lan đồng thời
tác động các biện pháp trồng hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng đạt hiệu
quả cao
- Nghiên cứu chế độ ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển của hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng
và phát triển của hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học về biện

pháp kỹ thuật tác động đến giống hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng tại Thái
Nguyên
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên
cứu về hoa lan Hồ Điệp
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài góp phần giải quyết yêu cầu thực tế sản xuất của các hộ
nông dân, các doanh nghiệp trồng hoa lan để áp dụng biện pháp kỹ thuật tốt
nhất trong việc trồng hoa lan Hồ Điệp
Kết quả đề tài góp phần vào việc tăng hiệu quả kinh tế trồng hoa lan tại
Thái Nguyên và phát triển kinh tế của tỉnh


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của phân bón đến hoa lan.
Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ cao, vì vậy việc
bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất bằng cách phun qua
lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa, trung vi
lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng phát triển
của cây. Nguyên tắc chung là thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần hàm lượng
đạm cao, hàm lượng lân và hàm lượng kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và
kali cao, đạm thấp, khi nở hoa, lan cần kali cao, lân và đạm thấp hơn. Có thể
dùng phân vô cơ và phân hữu cơ loãng sẽ cho kết quả tốt cho sự sinh trưởng.
Trước mùa ngừng sinh trưởng một tháng, trong suốt một tháng cho lan loại
phân 10:20:30 hoặc 6:30:30 để tạo sự cứng cáp cho cây trước khi vào mùa
nghỉ (dẫn theo Hoàng Xuân Lam, 2014), [9].
Theo Minh Trí, Xuân Giao (2010), [28], lan rất mẫn cảm với các yếu tố

thừa, thiếu các yếu tố dinh dưỡng. Các triệu chứng về bệnh lý khi thừa hoặc
thiếu yếu tố dinh dưỡng nào đó thường biểu hiện khá rõ.
Đối với hoa Lan Hồ Điệp các loại NPK được bón theo độ tuổi của cây
(Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học cộng nghệ Bình Định),[33]:
+ Cây lan từ 0 - 6 tháng tuổi: phun NPK 30-10-10 với nồng độ 0,5g/lít,
định kỳ 3 ngày/lần.
+ Cây lan từ 6- 12 tháng tuổi: phun xen kẽ NPK 30-10-10 và NPK 2020-20; nồng độ NPK 1 gam/lít, định kỳ 5 ngày/lần.
+ Cây lan từ 12-18 tháng tưổi: phun xen kẽ NPK 30-10-10 và NPK 2020-20; nồng độ NPK 2 gam/lít, định kỳ 5 ngày/lần.


5

+ Cây lan từ 18-24 tháng tuổi: phun xen kẽ NPK 10-30-30 + NPK 1060-10; nồng độ NPK 2gam/lít, định kỳ 5 ngày/lần.
Trên cơ sở của việc bón phân cho hoa lan ở các thời điểm khác nhau,
sử dụng các loại phân bón khác nhau. Chúng tôi nhận thấy trong sản xuất cần
nghiên cứu nhiều hơn nữa về phân bón cho lan nhằm làm tăng hiệu quả trong
trồng lan Hồ Điệp.
1.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu về ánh sáng đối với hoa lan
Tùy theo các loài phong lan khác nhau và yêu cầu sống cần ánh sáng
nhiều hay ít. Tuy nhiên không loài phong lan nào không cần ánh sáng vì lá
cây cần ánh sáng đề quang hợp, tạo lên chất hữu cơ để nuôi cây. Theo
Nguyễn Công Nghiệp (2000), [16] Phong lan có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm ưu sáng có thể chịu được 90 – 100% ánh sáng trực tiếp như các
loài: Vanda, Archnis…
- Nhóm chịu bóng chỉ cần 30 – 40% cường độ ánh sáng như:
Phalaenopsis, Paphiopedium…
- Nhóm trung bình cần khoảng 50% cường độ ánh sáng như:
Dendrobium, Eria…
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây thông qua quá trình quang hợp.
Ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình hình thanh hoa và nở hoa. Sự phát

triển của cây tăng theo tỷ lệ với cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng
đến mức độ nhất định và khi vượt mức độ đó sẽ ngừng tăng trưởng. Vì thế,
một trong những nguyên tắc cơ bản của của việc chăm sóc lan là phải làm thế
nào để cây lan được nhiều ánh sáng nhưng không gây hại đến cây. Nó yêu cầu
có ánh nắng mặt trời nhưng lại không thể phơi ngoài nắng gắt. Phải có độ râm
nhất định. Cần thiết phải làm giàn che nắng cho cây. Tùy thuộc vào từng loài
mà có chế độ che nắng cần thiết cho thích hợp.


6

Lan Hồ Điệp rất kỵ ánh sáng chiếu trực tiếp, do đó cần phải có biện
pháp che ánh sáng đồng thời tùy thuộc vào tuổi cây lớn nhỏ mà có biện pháp
điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp. Thời kỳ ươm cây con nhu cầu ánh sáng ở
cường độ là 10.000 – 12.000 lux, giai đoạn bánh tẻ là 12.000 – 20.000 lux,
giai đoạn thúc ra hoa là 20.000 – 30.000 lux. Trong điều kiện trồng trong nhà
lưới, mùa Hè và Thu phải che 75 – 85 % ánh sáng, cần phải có 2 lớp che ánh
sáng đặt chồng lên nhau mùa Đông thì ánh sáng yếu hơn, chỉ cần chè 40 – 45%
ánh sáng là đủ (Đào Thanh Vân, 2007), [35].
1.1.3. Cơ sở khoa học của các chất điều tiết sinh trưởng cho hoa lan.
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hocmon sinh trưởng)
là những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình sinh trưởng
phát triển của cây. Mỗi giai đoạn được điều khiển bởi một nhóm chất nhất
định. Ở thời kỳ sinh trưởng lớn lên có nhóm chất kích thích sinh trưởng. Tới
mức độ nhất định cây tạm ngừng sinh trưởng để chuyển sang thời kỳ phát
triển ra hoa, kết quả thì có nhóm chất ức chế sinh trưởng được hình thành.
Trong nghề trồng hoa, việc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng có nhiều
thuận lợi hơn vì hoa không phải là thực phẩm cho người và vật nuôi, do đó
các ảnh hưởng độc hại của chất điều hoà sinh trưởng ít ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người. Tác dụng của chúng nhanh và rõ rệt, có thể làm thay đổi một

số đặc điểm thực vật học của cây hoa như: chiều cao cây, màu sắc, thời gian
sinh trưởng, sự ra hoa, chất lượng và tuổi thọ của hoa,…
Chất điều tiết sinh trưởng thực vật là chất dinh dưỡng nên không thể
thay thể phân bón. Các chất này thường biểu hiện tác dụng ở những liều
lượng rất thấp và hiệu quả có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng
cây. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao cần phải sử dụng theo đúng hướng dẫn.
1.2. Tình hình sản xuất hoa lan trong và ngoài nước.
1.2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………...i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………….. ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………iii
DANH MỤC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT.…………………………………..viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………….ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH …………………………………………………...vi
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...i
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài…………………………………………….2
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................ 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1 ............................................................................................................ 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4

1.1.1. Cơ sở khoa học của phân bón đến hoa lan .............................................. 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu về ánh sáng đối với hoa lan ................. 5
1.1.3. Cơ sở khoa học của các chất điều tiết sinh trưởng cho hoa lan. ............. 6
1.2. Tình hình sản xuất hoa lan trong và ngoài nước. ........................................ 6
1.2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới.................................................. 6
1.2.2. Tình hình sản xuất hoa lan tại Việt Nam. ............................................... 8
1.3. Tình hình nghiên cứu cây hoa lan trên thế giới và Việt Nam ................... 10
1.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới ........................................... 10


8

Bảng 1.1. Xếp hạng thị trường xuất khẩu chính của Đài Loan
Tên nước

Nhật

Mỹ



Hồng

Đan

Anh

Canada

Tổng giá


(%)

(%)

Lan

Kông

Mạch

(%)

(%)

trị

(%)

(%)

(%)

(1000USD)

2,2

28,296

Năm

2006

45,3

36,8

5,7

2,4

2007

40,9

37,6

6,4

3,5

2008

39,4

37,6

6,3

3,8


2009

37,9

45,8

3,7

2,1

2010

35,1

42,8

4,1

2,4

38,922

2,5

37,113

3,6

1,8


44,497

2,4

66,68

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và phát triển hoa cây cảnh, [32].
Thống kê cho thấy thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan từ năm
2004 – 2008 là Nhật Bản, đứng thứ 2 là Mỹ, sau 2009, Mỹ lại vượt lên đứng
đầu. Tính trung bình hai nước này chiếm 80% lượng hoa Hồ Điệp của Đài
Loan, năm 2010 giá trị xuất khẩu đạt 34,37 triệu USD tăng 27,7% so với năm
2009 (27,33 triệu USD). (Trung tâm nghiên cứu và phát triển hoa cây cảnh),
[32].
1.2.2. Tình hình sản xuất hoa lan tại Việt Nam.
Việt Nam với điều kiện khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi cho việc phát
triển ngàng trồng hoa, cây cảnh để trở thành một ngành công nghiệp hoa. Tuy
nhiên, do chưa được đầu tư thích đáng nên ngành trồng hoa nói chung và
ngành trồng hoa lan nói riêng chưa phát triển theo đúng với tiềm năng của nó.
Theo thống kê năm 1993 tổng cộng diện tích trồng hoa của Việt Nam là
1.585 ha. Tuy nhiên diện tích sản xuất hoa lan chỉ chiếm xấp xỉ 10%, riêng
hoa lan nhiệt đới qua các năm từ năm 2003 – 2005 đã tăng từ 20 ha lên 50 ha
(tăng 50%). Xu hướng tiêu dùng hoa lan đã tăng lên đáng kể và dự đoán sẽ
tăng mạnh trong thập niên tới do Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và các thành viên của tổ chức kinh tế khác trên


9

thế giới sẽ là yếu tố tăng mạnh đầu tư nước ngoài làm tăng các dịch vụ du
lịch, tổ chức hội nghị Quốc tế (Phan Húc Huân, 1989), [7].

Tại Viện sinh học nông nghiệp (thuộc Học viện nông nghiệp), đã cho ra
đời hàng vạn cây hoa lan có giá trị kinh tế như: Hồ Điêp, Cát lan, Lan Thái….
Ngoài ra, viện còn cố vấn kỹ thuật, chuyển giao quy trình nuôi trồng ở các
tỉnh như Hải Dương, Quảng Ninh….
Ở Hà Nội, trong những năm trở lại đây, khi đời sống người dân thủ đô
được nâng cao, nhu cầu thưởng thức hoa trong đó co hoa lan tăng cao. Do vậy
nguồn cung ứng và sản xuất từ các địa phương khác rất nhiều.
Thành phố Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm, có một tiềm
năng lớn về nuôi trồng và kinh doanh hoa lan. Vào năm 1986, lần đầu tiên
một quy trình nhân giống, nuôi trồng lan Dendrobium cấy mô từ lan con đến
nở hoa đã được hãng hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất kết hợp với vườn lan
T78 thử nghiệm thành công (Khuất Thị Ngọc, 2007), [18].
Theo số liệu điều tra bước đầu, tính đến năm 1986, trong thành phố có
khoảng 15 gia đình có vườn lan với số lượng từ 1.000 – 7.000 chậu. Đến năm
1987, ở thành phố Hồ Chí Minh đã có vườn quốc doanh và tư nhân: vườn lan
T78, vườn lan Hàng không dân dụng (Sở NN&PTNT Hải Phòng), [23].
Đến năm 2013, theo số liệu điều tra Thành phố Hồ Chí Minh có diện
tích đạt 200 ha, là chủng loại tăng khá trong dịp Tết, tăng 5,6% so với cùng
kỳ, tập trung chủ yếu ở Củ Chi với diện tích 115 ha (chiếm 57,5% diện tích
hoa lan thành phố). Chủng loại hoa lan sản xuất trong dịp Tết của thành phố
chủ yếu là Dendrobium và Mokara; một số ít là Cattleya, Phalaenopsis,
Oncidium, Vanda ( Sở NN&PTNT Tp. HCM, 2013), [22].
Nhìn chung, sản xuất hoa lan ở Việt Nam mới chỉ phát triển mạnh ở các
tính phía Nam, đặc biệt là ở Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh.


10

Còn tại các tỉnh phía Bắc những năm gần đây cũng đã bắt đầu quan tâm
đầu tư trồng hoa lan Hồ Điệp công nghệ cao đem lại những hiệu quả bước đầu

đáng kể. Sở khoa học công nghệ và môi trường các tỉnh, thành phố phía Bắc
đều có phòng nuôi cấy mô tế bào, chức năng chính để phục vụ cho nghiên cứu
khoa học, một phần phục vụ sản xuất giống cung cấp cho thị trường, trong đó
có sản phẩm là hoa lan (ví dụ: Hải Phòng xây dựng khu công nghiệp – Công
nghệ cao tại xã Mỹ Đức huyện An Lão)
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay miền Bắc đã có 12 cơ sở
có gần 20.000m2 nuôi trồng lan hồ điệp. Trong đó có một số mô hình sản xuất
theo quy mô lớn. Tiêu biểu như Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương với
6.000m2, HTX Đan Hoài (Hà Nội) 1.000m2, cơ sở tư nhân Hương Mơ (Tiên
Du, Bắc Ninh) với 1.000m2, Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ 1.000m2,
HTX Thụy Hương (Hà Nội) 1.000m2, Công ty Hoa Nhiệt Đới (Mộc Châu,
Sơn La) 4.000m2... (Việt Hoa, 2010), [6].
Nói chung, vấn đề sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa lan ở Việt Nam
vẫn còn ở mức tiềm năng. Trong khi đó, sức mạnh cạnh tranh thị trường trên
thế giới là rất lớn. Những hoạt động kinh doanh và xuất khẩu trong thời gian
qua chỉ có ý nghĩa khởi động, hứa hẹn một sự phát triển trong tương lai dựa
trên những điều kiện thuận lợi sẵn có cho sự phát triển ngành trồng lan.
1.3. Tình hình nghiên cứu cây hoa lan trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới
1.3.1.1. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đối với hoa lan.
Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, phẩm chất
cây trồng nông nghiệp. Đối với cây hoa lan Hồ Điệp việc sử dụng các loại
phân bón khác nhau là rất quan trọng.
Về biện pháp kỹ thuật bón phân cho lan thì theo công thức của Le
Comfle (1981) để kích thích cây ra rễ dùng phân hàm lượng lân cao


11

(10:10:20). Theo Le Coufe (1981) cho rằng: nước mưa, nước suối, nước

giếng rất tốt cho sự phát triển của lan rừng và độ pH thích hợp từ 5 – 6. (dẫn
theo Trần Văn Bảo, 2001), [1]
Theo các tác giả Ajchara – Boonrote (1987) [36]; Richard – HW
(1985); Soebijanto và cs (1988). Dinh dưỡng hoa lan rất quan trọng nó đòi hỏi
lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên còn tùy
thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lan mà nhu cầu dinh
dưỡng khác nhau.
Theo BFC (Bangkok Flower Centre), chế độ dinh dưỡng của cây, khi
cây còn non còn nhỏ thì phun NPK dạng 10:10:10, khi cây ở giai đoạn sinh
trưởng mạnh thì phun NPK dạng 20:20:20, để cây ra hoa thì phun NPK dạng
10:20:10 hoặc 10:20:20 (theo Lương Công Trữ, 2013), [30].
Theo tác giả Keithly (1991) ở giai đoạn cây non (bồn mạ) lan
Dendrobium và Phalaenopsis phun 50ppm N tổng số + 4,5 ppm P + 0,2 ppm
K + Chalat sắt và vi lượng tốt nhất (dẫn theo Lương Công Trữ, 2013), [30].
Đối với các chất trong cây lan Hồ Điệp: Các nhà khoa học Nhật Bản đã
tìm ra được, lượng đường sucrose ở lá của hoa lan Hồ Điệp trước giai đoạn
tạo phát hoa sẽ giảm đáng kể và tăng trở lại sự phân hóa mầm hoa trong điều
kiện nhiệt độ cao trên 250C. Trong khi đường fructose và glucose thì không
ảnh hưởng không ảnh hưởng đến sự tạo hoa của lan Hồ Điệp trong điều kiện
nhiệt độ cao. Đường sucrose có vai trò trong tín hiệu phân tử phân tử, điều
hòa một số lượng gen ảnh hưởng đến quá trình tạo mầm hoa và tạo phát hoa
khỏe (Trồng hoa lan Hồ Điệp, 2013), [29].
1.3.1.2. Các nghiên cứu về chế độ chiếu sáng đối với hoa lan
Garner và Allard (1920) [38]: đã phát hiện ra hiện tượng quang chu kỳ
ở thực vật nhờ sự kiểm soát khả năng ra hoa của cây thuốc lá. Cây muốn phát
triển bình thường thì cần tỷ lệ về thời gian chiếu sáng ban ngày và thời gian


iv


1.3.1.1. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đối với hoa lan. ................................ 10
1.3.1.2. Các nghiên cứu về chế độ chiếu sáng đối với hoa lan ........................ 11
1.3.1.3. Các nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng đối với hoa lan. ........... 13
1.3.2. Tình hình nghiên cứu hoa lan ở Việt Nam............................................ 15
1.3.2.1. Các nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng đối với hoa lan ...................... 15
1.3.2.2. Các nghiên cứu về chế độ ánh sáng đến hoa lan................................ 18
1.3.2.3. Các nghiên cứu của chất điều hòa sinh trưởng đối với hoa ……….20
Chương 2 .......................................................................................................... 23
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu………………………………………………… 25
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.3.1. Nội dung 1………………………………………………….................25
2.3.2. Nội dung 2 ............................................................................................. 27
2.3.3. Nội dung 3 ............................................................................................. 27
2.4. Phương pháp theo dõi: .............................................................................. 28
2.5. Kỹ thuật chăm sóc ..................................................................................... 30
2.6. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 30
2.7. Các điều kiện trồng lan………………………………………………….30
Chương 3 .......................................................................................................... 31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 31
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón Greencare đến sinh
trưởng và phát triển của cây hoa lan Hồ Điệp Mãn Đường Hồng .................. 31


13


Lan Hồ Điệp ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng. Lan con từ
0-12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%,
lan từ 12 tháng tuổi chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể
cho chiếu sáng nhiều hơn, có thể bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng
chiếu sáng cũng rất quan trọng, lan đặt ở hướng Đông nhận ánh sáng buổi
sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt hướng Tây nhận ánh sáng buổi chiều (dẫn
theo Lương Công Trữ, 2013), [30].
Như vậy, ánh sáng đóng vai trò rất lớn đối với cây lan Hồ Điệp. Cường
độ ánh sáng vừa phải và thoáng mát là lý tưởng cho lan Hồ Điệp phát triển.
Tuy nhiên, nếu để trong bóng tối dài, lan Hồ Điệp sẽ bắt đầu mất màu lá. Để
hoa lan Hồ Điệp đẹp, sặc sỡ, khi trồng thương mại giai đoạn đầu có thể để
trong bóng tối sau đó chuyển chúng ra ánh sáng (dẫn theo Hồ Phan Thiết
Toàn, 2011), [27].
1.3.1.3. Các nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng đối với hoa lan.
Vichiato et al (2007), nghiên cứu về sự kéo dài thân Dendrobium
noible Lindl bằng cách phun GA3 để cây sinh trưởng và phát triển nhanh. Kết
quả cho thấy chiều cao tăng 64,08% và chiều dài lá tăng 42,27%, đồng thời
làm giảm 50% đường kính giả hành và 56,09% chiều rộng lá. Hàm lượng
GA3 có thể dùng từ 50 – 400mg/l (dẫn theo Đinh Thị Dinh, 2015), [4].
Cũng trong năm 2007, Kim Hore et al, cũng xác định được nồng độ BA
11,1µM đã giúp cảm ứng ra hoa của cây sau khi trồng 6 tháng trong ống
nghiệm ở loài Dendrobium Chao Praya Smile (dẫn theo Đinh Thị Dinh,
2015), [4].
Đối với lan Hồ Điệp việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trong
giai đoạn xử lý ra hoa cũng đã được nghiên cứu như sử dụng các chất điều
hòa sinh trưởng thực vật như Cytokinin (BA) và Gibberellin (GA) và Abscisic
acid (ABA). Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng nhiệt độ cao làm hạn chế



×