Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

CHUYÊN đề rèn LUYỆN kĩ NĂNG NGHỊ LUẬN về vấn đề xã hội đặt RA TRONG tác PHẨM văn học (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.26 KB, 28 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ



HỘI THẢO KHOA HỌC LẦN THỨ VIII
CHUYÊN ĐỀ:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

MÔN: NGỮ VĂN
TÁC GIẢ: LÝ THỊ PHƯƠNG THẢO
TỔ NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT
TỈNH QUẢNG NGÃI


MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1.1. Phần làm văn trong bộ môn Ngữ văn cấp THPT hiện nay chia ra hai loại:
nghị luận văn học và nghị luận xã hội, việc phân loại này dựa theo tiêu chí nội dung và
đề tài. Riêng nghị luận xã hội chia ra thành ba dạng nhỏ: nghị luận về một tư tưởng đạo
lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học. Văn nghị luận nói chung nghị luận xã hội nói riêng sẽ giúp học sinh rèn
luyện kĩ năng lập luận khi hành văn. Kĩ năng lập luận là kĩ năng cơ bản nhất khi viết
văn nghị luận, nếu có được kĩ năng lập luận tốt, học sinh sẽ viết được một bài văn nghị
luận có sức thuyết phục. Như vậy, bài văn nghị luận hướng đến một mục đích là rèn
luyện kĩ năng lập luận cho học sinh, trong đó có nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong
tác phẩm văn học.
1.2. Đối tượng của văn học là đời sống, vì vậy bất cứ một tác phẩm văn học nào
ít hoặc nhiều cũng đều có chất liệu từ hiện thực của đời sống, đó có thể là hiện thực của
tâm hồn, của đời sống tình cảm hay rộng hơn là hiện thực cuộc sống. Do đó, đứng trước


mỗi tác phẩm văn học có thể chúng ta đang đối diện với một vấn đề nào đó của đời
sống, của xã hội. Chính điều đó, khi khám phá một tác phẩm văn học, chúng ta không
chỉ khai thác những giá trị nghệ thuật và nội dung nội tại của tác phẩm mà cần phải mở
rộng biên độ của nó đến những vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm để giúp học
sinh có cái nhìn đa diện hơn về thực tế cuộc sống và giúp các em dần hoàn thiện nhân
cách của bản thân mình. Vì lẽ đó, khi hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh một tác phẩm văn
học, giáo viên cần gợi mở cho học sinh những ý nghĩa xã hội mà tác phẩm đang đặt ra.
1.3. Trong chương trình học làm văn nghị luận ở cấp trung học phổ thông hiện
nay kiểu bài nghị luận văn học và nghị luận xã hội tuy có một số điểm chung về các kĩ
năng làm văn, song vấn đề được bàn đến ở mỗi kiểu bài lại rất khác nhau . Với nghị
luận văn học, người viết chỉ bàn đến những vấn đề thuộc lĩnh vực văn học, còn nghị
luận xã hội thì vấn đề cần tìm hiểu lại thuộc về lĩnh vực xã hội. Trong khi đó, nghị luận
về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lại có cả vấn đề về văn học và xã hội.


Với dạng bài này, học sinh vừa phải có kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học vừa phải biết
vận dụng những kiến thức đó để bày tỏ quan điểm, lập trường của mình về một vấn đề
xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học. Với yêu cầu đó, giáo viên phải rèn luyện
cho học sinh những kĩ năng cơ bản về nghị luận một vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học.
1.4. Qua thực tế giảng dạy làm văn cấp THPT chuyên, tôi nhận thấy rằng kiểu
bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học hiện nay còn khá hạn chế
và tương đối mới mẻ đối với học sinh. Khi làm văn học sinh gặp phải những đề văn
nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học các em thường tỏ ra lúng túng
về nhận thức đề cũng như kĩ năng lập luận. Không ít học sinh khi gặp phải những dạng
đề này thường không phân biệt được đây là nghị luận văn học hay nghị luận xã hội.
Khó khăn nhất cho các em đối với dạng đề này là không biết bắt đầu vấn đề từ đâu và
giải quyết nó theo hướng nào.
Là một giáo viên đứng lớp môn ngữ văn, tôi rất trăn trở về những điều trên và đó
cũng chính là những lí do chúng tôi thực hiện chuyên đề “Rèn luyện kĩ năng nghị luận

về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học” với mong muốn giúp phần nào cho thầy cô
giáo và các em học sinh rèn luyện tư duy logic trong nhận thức, khả năng sáng tạo trong
lập luận để viết tốt bài văn nghị luận về vấn đề xã hội dặt ra trong tác phẩm văn học,
đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học đổi mới giáo dục nước nhà.
Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông hiện nay khá đa dạng về thể loại,
trong giới hạn thời gian của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung rèn luyện cho học sinh kỹ
năng nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn xuôi và tác phẩm trữ tình
II. Mục đích của đề tài
Qua đề tài này, chúng tôi muốn giúp học sinh nắm vững kiểu bài nghị luận về
vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học đồng thời hướng dẫn học sinh cách xử lí
vấn đề đối với kiểu bài này. Với mục đích đó, chuyên đề này có ý nghĩa giúp việc học
tập của học sinh chuyên văn đạt kết quả tốt nhất.


Đề xuất được cách làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học vừa có cơ sở khoa học, vừa có tính khả thi phù hợp với tình hình thực tế dạy học
các lớp chuyên văn ở trường chuyên hiện nay.
Xác định được các phương pháp dạy và học viết văn nghị luận xã hội nói chung
nghị luận xã hội về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học nói riêng theo hướng
phát huy tính tích cực của người học.


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông có nêu ra một vấn đề cấp thiết và quan trọng là: “Việc
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt về mục tiêu, yêu cầu về nội dung
phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong giáo dục, khắc phục những
mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành,

năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu
khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.....”.
Cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới sách giáo
khoa phổ thông phù hợp với mục tiêu giáo dục quy định trong luật giáo dục. Sách giáo
khoa Ngữ văn 12 đã quan tâm đúng mức đến việc “dạy chữ” và “dạy người”, dành
thời lượng đáng kể cho kiểu bài làm văn Nghị luận xã hội .
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.
Quán triệt thực hiện nghị quyết 37/2004/ QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của
Quốc hội về giáo dục “Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả,
thiết thực”. Ngành giáo dục và đào tạo chủ trương: Nâng cao chất lượng thi cử, kiểm
tra đánh giá để đảm bảo đây là khâu quan trọng tác động tích cực mạnh mẽ trong quá
trình dạy và học, phải đồng thời vừa đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì ở
các bậc học, vừa đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh và Đại học, Cao
đẳng....Với tinh thần đổi mới đó, trong các kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại
học, Cao đẳng.... thuộc khối C, khối D trong đề thi môn Ngữ văn, bài văn nghị luận xã
hội chiếm tỉ lệ 3/10. Đề thi HSG các cấp, bài văn nghị luận xã hội là 8/20 điểm.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của việc dạy và học, kiểm tra đánh giá năng lực
toàn diện của HS, việc xây dựng một phương pháp chung như Rèn luyện kĩ năng nghị
luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là rất cần thiết và cấp bách.
2. Cơ sở thực tiễn
1. Thuận lợi:


- Sách giáo khoa từ cấp Trung học cơ sở lên Trung học phổ thông có sự chuyển
tiếp, liền mạch, thống nhất trong hệ thống kiến thức môn học.
- Được sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo
của tỉnh đã tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức nghiệp vụ cho

giáo viên hàng năm đã giúp các giáo viên Ngữ Văn nắm vững tinh thần đổi mới của
chương trình - SGK và thực hiện dạy tốt.
- Bên cạnh đó, một thực tế không thể phủ nhận là sách giáo khoa, sách giáo viên
được in ấn kịp thời, đa dạng; các phương tiện thông tin truyền thông: báo, mạng
internet … rộng khắp cũng đã giúp ích rất nhiều cho cả giáo viên và học sinh trong quá
trình dạy - học Ngữ Văn.
- Học sinh chủ động, thích thú tìm hiểu, khám phá những kiến thức mới trong
chương trình nên tiết học Văn trở nên sôi nổi, hào hứng hơn; đồng thời giúp các em
khắc sâu được kiến thức cơ bản của bài học. Không chỉ vậy, nhiều em rất có ý thức tìm
hiểu, suy nghĩ, bàn luận ... về những vấn đề xã hội được đặt ra từ các đề văn nghị luận
xã hội.
- Hiện nay, với sự phát triển của đời sống xã hội, nghị luận xã hội ngày
càng có vai trò thiết thực trong cuộc sống. Cái hay của văn nghị luận xã
hội, trước hết là học sinh không cần thuộc làu làu những tri thức đọc hiểu mà
vẫn có thể làm bài được. Các em có thể tự do trình bày những suy nghĩ, quan
điểm của mình một cách khách quan nhất. Mặt khác, các em cũng có thể thể hiện
sự hiểu biết phong phú của mình cho bài viết sinh động hơn. Có thể nói, dạng đề
văn nghị luận xã hội hiện nay thực chất là một dạng đề "m ở", vì thế nó rất phù
hợp cho mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là các bạn học ban khoa học tự nhiên
vốn "sợ" và lười học thuộc văn.
2. Khó khăn:
Như trên đã nói: sách giáo khoa từ cấp Trung học cơ sở lên Trung học phổ thông
có sự chuyển tiếp, liền mạch, thống nhất trong hệ thống kiến thức môn học. Thực tế dạy
- học cũng cho thấy: ở bậc Trung học cơ sở, học sinh cũng đã được làm quen với kiểu
bài nghị luận xã hội. Như vậy, những vấn đề đặt ra trong kiểu bài nghị luận xã hội có vị


trí và tầm quan trọng nhất định trong việc mang lại tri thức và góp phần hoàn thiện
nhân cách cho học sinh. Nhưng thực tế lại cho thấy kết quả bài làm của học sinh "có
vấn đề" về mặt chất lượng. Có khá nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung chủ yếu ở mấy

điểm sau:
- Do tuổi đời của các em chưa nhiều, khả năng nhận thức chưa cao, cơ hội va
chạm với muôn mặt của đời sống còn ít nên dẫn đến vốn sống, kinh nghiệm sống, sự
hiểu biết xã hội không tránh khỏi có những hạn chế nhất định.
- Ý thức tiếp cận những vấn đề xã hội của các em chỉ mang tính quan sát mà
không mang tính nhận thức, cho nên có khi biết mà không nói được vấn đề một cách rõ
ràng. Nói khác đi, có khi các em đã từng bắt gặp những vấn đề được đặt ra trong đề bài
từ thực tế đời sống, nhưng do bản thân các em không "để tâm" nên khi bất ngờ được
hỏi, các em khó trình bày vấn đề cho cặn kẽ, sâu sắc, thấu đáo như yêu cầu.
- Một thực tế khác là các em nắm lý thuyết làm văn nghị luận xã hội rất hời hợt
và còn có phần xem nhẹ. Ở lớp 9, học sinh chỉ tiếp cận cách thức làm bài nghị luận xã
hội rất đơn giản. Đến lớp 10, chủ yếu ôn lại kiến thức khái quát của văn bản tự sự,
thuyết minh và nghị luận văn học mà không đề cập đến nghị luận xã hội. Lên lớp 11,
chương trình có tập trung vào nghị luận xã hội nhưng chỉ mang tính tích hợp bằng cách
giới thiệu một số văn bản dạng nghị luận xã hội trong phần đọc - hiểu văn bản, chọn
ngữ liệu cho phần làm văn dạng văn bản nghị luận xã hội và thực hiện hai bài viết liên
quan. Đến lớp 12, các em mới tái hiện lại cách làm bài qua hai bài lý thuyết: Nghị luận
về một tư tưởng đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Chính xác hơn,
chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông mới chủ yếu tập trung rèn luyện kỹ năng
nghị luận văn học cho học sinh. Cụ thể, chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông có
21 bài làm văn thì nghị luận xã hội chỉ được viết 3 bài (2 bài ở lớp 11, 1 bài ở lớp 12),
còn lại đều là bài nghị luận văn học. Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên cũng
đặt việc rèn luyện kiểu bài nghị luận văn học cho học sinh ở vị trí số 1, vì nó liên quan
đến các tác giả và tác phẩm văn học trong chương trình. Vì thế, các em học sinh càng
mơ hồ phương pháp làm bài và hạn chế những hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống ... về
nghị luận xã hội. Đó thực sự là một vấn đề cần được quan tâm.


II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA
TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Khái luận chung về kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
văn học
1.1. Cách hiểu và phân biệt loại đề này với đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị
luận về một hiện tượng xã hội.
- Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là nghị luận về một vấn đề
xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Vấn đề xã hội đặt ra cho dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm có thể lấy từ hai nguồn:
+ Tác phẩm văn học đã học trong chương trình
+ Một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn bất kì mà học sinh chưa
được học.
1.2. Một số lưu ý của bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã
hội, không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị
luận văn học.
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện
tượng đời sống.
- Dạng đề bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học đòi hỏi học sinh
phải:
+ Nêu và phân tích được ý nghĩa của vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
nào đó
Ví dụ: - Từ tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp, anh (chị) trình bày
suy nghĩ của mình về nghị lực của con người trong cuộc sống.


- Qua chi tiết A Sử trói Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và
chi tiết lão đàn ông đánh vợ trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, anh (chị) biết
gì về nạn bạo hành gia đình hiện nay.
+ Học sinh phải trình bày được suy nghĩ của mình về các vấn đề xã hội đặt ra
trong tác phẩm văn học

- Dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học rất dễ nhầm
lẫn với bài nghị luận văn học vì buộc phải có khâu phân tích tác phẩm để xác định vấn
đề cần nghị luận. Để tránh nhầm lẫn, cần xác định và phân biệt rõ sự khác biệt về mục
đích và cách thức tiến hành. Mục đích của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích để
đánh giá chất lượng về nội dung, nghệ thuật của văn bản tác phẩm, còn mục đích của
loại đề nghị luận xã hội này là chỉ nhằm rút ra và làm sáng tỏ vấn đề xã hội được đặt ra
ở văn bản tác phẩm đó trước khi tiến hành nghị luận ở phần chính. Vì thế khi làm bài
nghị luận văn học, cần cắt nghĩa, bình giá cái hay, vẻ đẹp của các yếu tố của văn bản
như ngôn ngữ, hình tượng về cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ
thuật, còn khi làm bài nghị luận xã hội lại chỉ cần chú ý đến mặt nội dung (tư tưởng,
đạo lí, hiện tượng tích cực, tiêu cực của đời sống).
2. Đặc điểm nhận biết dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học.
2.1. Về nội dung đề bài:
Như trên đã trình bày, đối tượng của văn học chính là đời sống, mà đời sống lại
muôn hình vạn trạng vì vậy thông qua tác phẩm văn học nhà văn muốn nói với người
đọc rất nhiều điều thiết thực về đời sống, theo đó có nhiều vấn đề xã hội được nhà văn
đặt ra trong tác phẩm để mọi người cùng suy ngẫm và tìm hướng giải quyết thỏa đáng
để cuộc sống thêm phần ý nghĩa, tốt đẹp hơn. Vì vậy nội dung của đề bài nghị luận về
vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cũng khá đa dạng và phong phú. Có thể
hình dung một số nội dung thường gặp trong đề nghị luận vấn đề xã hội trong tác phẩm
văn học như sau:
- Từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm suy ngẫm về vấn đề xã hội nào đó
Ví dụ:


+ Từ nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
của Nguyễn Dữ, anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác
trong xã hội ta hiện nay.
+ Qua nhân vật ông lão đánh cá Xantiago trong đoạn trích “Ông già và biển cả”

của Hemingway, anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến: “Con người có thể bị huỷ diệt nhưng
không thể bị đánh bại”.
- Từ một câu nói nào đó của chính nhà văn trong tác phẩm suy ngẫm về vấn đề
xã hội được đặt ra
Ví dụ: + Bình luận câu nói sau của nhà văn Lỗ Tấn: “Trên mặt đất vốn làm gì có
đường. Người ta đi mãi thì thành đương thôi”
- Từ lời nói của nhân vật nào đó trong tác phẩm suy ngẫm về vấn đề xã hội được
đặt ra trong đó.
- Từ một hoặc nhiều đoạn trích trong tác phẩm văn học suy nghĩ về một vấn đề
xã hội nào đó
Ví dụ: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” (Tố Hữu – Dậy mà đi)
Phát biểu suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.
- Từ 1 văn bản, 1 trích đoạn tác phẩm văn học bất kì (có thể học sinh chưa được
học) suy nghĩ về vấn đề xã hội được đặt ra.
Ví dụ: Trong tập thơ Những con chim bay lạc, nhà Ra-bin-đra-nat Tago có viết:
“Những con chim mùa hè bay lạc
đến cửa sổ tôi
để hót lên rồi lại bay đi
còn những chiếc lá thu vàng
không lời ca tiếng hát
chỉ run rẩy và thở dài rơi xuống”


Suy nghĩ của anh (chị) về thông điệp nêu trên?
- Từ 1 sự kiện nào đó trong tác phẩm văn học trình bày suy nghĩ về 1 vấn đề xã
hội được đặt ra
- Từ một quan niệm của nhà văn nào đó trong tác phẩm suy ngẫm về vấn đề xã
hội được đặt ra.
Ví dụ: Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm “Phú quý tựa chiêm bao” của

Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Trên đây chỉ là một số gợi ý về nội dung đề bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra
trong tác phẩm văn học để giúp học sinh định dạng đúng kiểu bài và tiến hành làm bài
tốt nhất.
2.2. Về hình thức đề bài:
Tùy thuộc vào nội dung đề cập trong đề bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra
trong tác phẩm văn học sẽ có những hình thức đề tương ứng, nghĩa là hình thức đề nghị
luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cũng khá linh hoạt. Có thể hình
dung một số hình thức đề thường gặp trong kiểu đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra
trong tác phẩm văn học:
+ Với dạng đề từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm suy ngẫm về vấn đề xã hội
nào đó, hình thức đề thường là trình bày suy nghĩ của anh chị về một vấn đề nào đó
hoặc anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề nào đó
Ví dụ: Từ truyện cổ tích Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa
cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
+ Phát biểu suy nghĩ của anh chị về 1 vấn đề xã hội nào đó đặt ra trong trích
đoạn tác phẩm
+ Bình luận về 1 câu nói của 1 nhà văn nào đó trong tác phẩm văn học.


+ Cho biết ý kiến của anh (chị) về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học

Nhưng phổ biến hơn cả về hình thức đề trong đề văn nghị luận về vấn đề xã hội
đặt ra trong tác phẩm văn học vẫn là trình bày suy nghĩ của anh chị về một vấn đề nào
đó hoặc anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề nào đó
3. Kỹ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn hoc
3.1. Kỹ năng phân tích đề
- Đề thuộc kiểu bài nghị luận xã hội. Để làm bài được tốt phải nắm vững kĩ năng làm

bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Xác định vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cần nghị luận.
- Xác đinh các thao tác nghị luận.
- Xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng phù hợp.
3.2. Kỹ năng xác lập vấn đề nghị luận
3.2.1. Nêu vấn đề cần nghị luận
+ Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội, phân tích văn bản ( hoặc nêu vắn
tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa vấn đề
+ Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó.
+ Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm, thì người viết chỉ cần phân
tích vấn đề đó.
+ Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội, thì người viết cần đọc - hiểu, phân tích văn
bản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần nghị luận vấn đề
xã hội.
3.2.2. Suy nghĩ và bàn luận


+ Giải thích vấn đề, rút ra ý nghĩa của vấn đề xã hội đó.
+ Phân tích - chứng minh:
++ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư
tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống và dùng thực tế xã hội để
chứng minh.
++ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng
tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó, nêu nguyên nhân, đề
xuất những giải pháp khắc phục,…
+ Bàn luận:
++ Đánh giá quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào. Tư tưởng
đó có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, nhân cách con người. Đối với hiện tượng xã
hội thì xem xét hiện tượng đó có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người.

++ Người viết cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn
đề xã hội có ý nghĩa tích cực và phê phán những biểu hiện sai trái, quan niệm lệch lạc
so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận.
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp,
góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận...)
3.2.3. Liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân
+ Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống. Từ đó rút ra
được những điều gì có ý nghĩa trong cuộc sống.
+ Về hành động: Xác định hành động đúng đắn cho bản thân. Thuyết phục người nghe,
người đọc hướng đến những việc làm tích cực cho xã hội.
3.3. Kỹ năng bố cục bài
Đây cũng là bài văn nghị luận nên bố cục bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt
ra trong tác phẩm văn học cũng cần đảm bảo đủ 3 phần
3.3.1. Mở bài: Học sinh cẩn đảm bảo những nội dung sau:


- Dẫn dắt vấn đề : giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có
ý nghĩa xã hội…
- Nêu vấn đề xã hội mà tác phẩm đặt ra.
- Nêu hướng triển khai
3.3.2. Thân bài:
- Nếu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một tư tưởng, đạo lí thì phần thân
bài cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:
+ Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận; rút ra ý nghĩa thực tế của vấn đề
+ Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh nội dung của vấn đề, bác bỏ,
phê phán những sai lệch ( nếu có).
+ Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thức tế rút ra bài học nhận thức và
hành động.
- Nếu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một hiện tượng xã hội thì phần
thân bài cần đảm bảo những nội dung sau:

+ Nêu thực trạng của hiện tượng.
+ Nêu những biểu hiện của hiện tượng.
+ Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng.
+ Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại,… của hiện
tượng đời sống.
+ Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã
hội đó.
+ Đề xuất giải pháp.
3.3.3. Kết bài
- Tóm tắt, chốt lại các ý chính, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài
- Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
- Rút ra bài học.
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ và hành động của bản thân về vấn đề cần bàn luận


III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
ĐẶT RA TRONG MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC
1. Yêu cầu chung
- Xác định cho được đây là kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học.
- Về hình thức: Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không
mắc lỗi các loại, chữ viết rõ nét, sạch đẹp.
- Về nội dung: Nắm vững tác phẩm văn học và vấn đề cần nghị luận.
- Về phạm vi tư liệu: Tác phẩm văn học và kiến thức từ thực tế đời sống xã hội cùng
với những trải nghiệm của bản thân.
- Về kĩ năng: Sử dụng linh hạt các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh,
bình luận…
2. Gợi ý cách làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong một số thể loại văn học
2.1. Trong tác phẩm văn xuôi
2.1.1. Đặc điểm

- Các tác phẩm văn xuôi tự sự thường phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó –
qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đấy. Để phản
ánh đời sống một cách khách quan, tác phẩm văn xuôi tập trung phản ánh đời sống, con
người qua các biến cố, sự kiện xảy ra với nó, có tác dụng phơi bày những mặt nhất định
của bản chất con người.
- Tuy nhiên tác phẩm văn xuôi không chỉ phản ánh cái phần tồn tại vật chất với các việc
làm, hành động của con người mà còn phản ánh thế giới bên trong bao gồm tâm trạng,
cảm xúc, ý nghĩ của con người nữa
- Theo đó những vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn xuôi cũng khá đa dạng, nó
có thể là một tư tưởng, đạo lí, nhưng cũng có thể là một hiện tượng đời sống.
2.1.2. Đề tham khảo
Đề 1: Từ nhân vật Tràng và bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, trình bày
suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của tình thương trong cuộc sống.


Đề 2: Qua nhân vật ông lão đánh cá Xantiago trong đoạn trích “Ông già và biển cả”
của Hemingway, anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến: “Con người có thể bị huỷ diệt nhưng
không thể bị đánh bại”.
Đề 3: Từ nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
của Nguyễn Dữ, anh (chị) suy nghĩ gì về vấn đề đấu tranh chống lại các xấu, cái ác
trong xã hội ta hiện nay.
Đề 4: Từ tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp, anh (chị) trình bày
suy nghĩ của mình về nghị lực của con người trong cuộc sống.
Đề 5: Qua chi tiết A Sử trói Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và chi
tiết lão đàn ông đánh vợ trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, anh (chị) biết gì về
nạn bạo hành gia đình hiện nay.
Đề 6: Đọc câu chuyện sau:
CHIẾN THẮNG
Tại Thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín vận động
viên bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, họ cùng tập trung trước vạch xuất phát để

tham dự cuộc đua 100m.
Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé.
Cậu cứ vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng
khóc, giảm tốc độ và đứng lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Cô
gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé.
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn!
Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích.
Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang lên nhiều
phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền nhau câu chuyện cảm
động này.
Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy trình bày quan niệm của mình về sự chiến
thắng trong cuộc sống.


Đề 7: Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao viết:
"Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh
chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình".
(Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
2.1.3. Cách làm
2.1.3.1. Gợi ý cách làm đề số 1
- Nêu vấn đề cần nghị luận
- Hiểu ý nghĩa của tình thương:
Tình thương là tình cảm cao quý giữa con người với con người, là sự quan tâm, chăm
sóc, chia sẻ động viên, giúp đỡ người khác lúc khó khăn.
- Suy nghĩ và bàn luận:
+ Tình thương là một tình cảm tốt đẹp nhất ở con người. Tình thương đó có ở phạm vi
gia đình, xã hội và nhân loại.
+ Phải biến tình thương ở khía cạnh tinh thần trở thành hành động cụ thể như giúp đỡ,
cưu mang, chia sẻ khó khăn với những người khổ đau, khốn khó.

+ Đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ con người cũng là biểu hiện của lòng
yêu thương.
+ Sống có tình thương sẽ làm cho con người cảm thấy hạnh phúc, có nghị lực vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống.
+ Chứng minh: Lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống.
+ Phê phán lối sống ích kỷ, thiếu tình thương, quay lưng lại với nỗi thống khổ của con
người.
- Liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân
Sống có tình thương và hành động vì tình thương con người.
2.1.3.2. Gợi ý cách làm đề số 2
- Nêu vấn đề cần nghị luận


- Hiểu ý nghĩa câu nói của nhà văn Hemingway
- “Con người có thể bị huỷ diệt”: Trong cuộc sống, để tồn tại con người phải chinh
phục, khám phá cuộc sống. Trong quá trình đó, con người luôn phải đối đầu với khó
khăn, thử thách, với cái ác, cái xấu, bom đạn, thiên tai… Do đó, con người có thể sẽ
gặp nhiều mất mát, tổn thương, hi sinh, chết chóc…
- “Con người không thể bị đánh bại”: phủ nhận sự thất bại về ý chí của con người.
Con người ta có thể chết đi nhưng nhất định ý chí, nghị lực thì không được mất đi.
Câu nói khẳng định niềm tin vào sức mạnh ý chí của con người trong bất kì hoàn
cảnh nào.
- Suy nghĩ và bàn luận:
+

Trong cuộc sống, con người phải đối diện với nhiều thử thách, có khi là

những thử thách rất nghiệt ngã. Nếu thiếu niềm tin, không có ý chí thì người ta dễ
buông xuôi, nản lòng, chấp nhận đầu hàng hoàn cảnh. Như vậy, con người đã bị những
khó khăn “đánh bại”.

+ Nếu con người tin tưởng vào khả năng của bản thân và lòng quyết tâm cao, họ
sẽ vượt qua khó khăn, thử thách.
+ Con người sẽ đạt được ước mơ, lí tưởng khi con người chiến thắng được bản
thân và hoàn cảnh bằng ý chí, nghị lực.
+ Sống chỉ có ước mơ, hoài bão là chưa đủ mà con người cần có ý chí, lòng
quyết tâm vượt qua chông gai, thử thách để đạt ước mơ đó.
+ Chứng minh:
*Từ thực tế đời sống
* Trong học tập, lao động, cuộc sống
* Những con người khuyết tật vượt lên số phận


+ Phê phán: Hiện nay có một bộ phận không nhỏ những con người đang tự
“đánh bại” mình (trong đó có rất nhiều bạn trẻ) bằng một lối sống thiếu ý chí, bạc
nhược, dễ buông xuôi…
- Liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân
- Để đạt được thành công trong cuộc sống, con người phải có trí tuệ, hiểu biết, tỉnh táo,
nhẫn nại, kiên trì, có niềm tin và nghị lực vượt qua thử thách.
2.1.3.3. Gợi ý cách làm đề số 6
- Nêu vấn đề cần nghị luận
- Hiểu về cách định nghĩa “chiến thắng” từ câu chuyện
“Chiến thắng” là giành được phần thắng (ví dụ chiến thắng trong chiến tranh hoặc chiến
thắng trong một cuộc thi đấu thể thao…).
- Suy nghĩ và bàn luận
Từ câu chuyện “Chiến thắng”, có thể bàn luận xoay quanh những vấn đề sau:
+ Chiến thắng trước hết là vượt lên hoàn cảnh, số phận của bản thân. Những người
tham gia Thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho người khuyết tật) là những người đã chiến
thắng bản thân, họ vượt qua sự mặc cảm và nỗi đau thể chất để đến với Thế vận hội. Như
vậy, chiến thắng trong cuộc sống là chiến thắng sự yếu đuối, tự ti, mặc cảm và đừng bao
giờ đánh mất ước mơ, khát vọng của bản thân.

+ Ích kỉ là một thuộc tính cố hữu của con người. Sự ích kỉ làm cho chúng ta chỉ biết có
bản thân mình, từ đó sẽ đối xử một cách hẹp hòi với người khác. Nếu vượt qua được sự
hẹp nhỏ nhen, ích kỉ thì cũng có nghĩa ta đã chiến thắng của bản thân mình. Những người
tham gia trên đường chạy trong câu chuyện đã chiến thắng được sự ích kỉ mình để cùng
đứng lại cùng cậu bé. Họ đã không vì thành tích của cá nhân mà bỏ mặc cậu bé. Họ đã
chiến thắng được lòng ích kỉ và biết quan tâm, chia sẻ, nâng đỡ những người khác.
+ Tham gia bất cứ một cuộc tranh tài nào, tất cả chúng ta đều muốn chiến thắng, vì đó
là niềm vinh quang. Nhưng một chiến thắng đáng tự hào hơn chính là giúp người khác
cùng chiến thắng, điều đó có thể làm cho ta có chậm một bước. Nếu mọi người có thái độ
ứng xử vị tha, nhân ái như vậy, chắc chắn cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn.


Chứng minh: Lấy từ thực tế đời sống.
Phê phán:
+ Một bộ phận người có lối sống vị kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ với những
nỗi đau của người khác.
+ Những người tham vọng, hãnh tiến dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích.
- Liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân
- Sống biết yêu thương, cảm thông, giúp đỡ mọi người nhất là những người bị tổn
thương về thể chất lẫn tinh thần.
- Sống mạnh mẽ, nghị lực để chiến thắng bản thân và chiến thắng hoàn cảnh. Biết vượt
qua những sự ích kỉ để sống tốt hơn với mọi người.
2.1.3.4. Gợi ý cách làm đề số 7
- Nêu vấn đề cần nghị luận
- Hiểu ý nghĩa câu nói của nhà văn Nam Cao
+ “Kẻ mạnh” trong cách nói Nam Cao được hiểu không phải là người sống hẹp hòi , ích
kỉ mà phải là người biết yêu thương, nâng đỡ người khác vươn lên
+ Ý kiến của Nam Cao thể hiện một thái độ, một quan niệm sống đẹp
- Suy nghĩ và bàn luận
+ Sống có trách nhiệm với mọi người và đối với cuộc sống. Sức mạnh của con người

không chỉ đo bằng cơ bắp mà là phải đo bằng chính tình yêu thương, bằng hành động cao
đẹp trong cuộc sống.
+ Muốn trở thành ‘kẻ mạnh” con người phải luôn khắng định năng lực, nhân cách và
phẩm chất của mình để hoàn thiện mình và xây dựng lòng tin. Sống có bản lĩnh, lập
trường
+ Có niền tin vào lẽ phải, chính nghĩa, dám đấu tranh chống cái ác, cái xấu để bảo vệ cái
thiện, cái đẹp.
+ Đề cao lối sống nhân hậu, cao thượng
- Liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân
2.2. Trong tác phẩm trữ tình


2.2.1. Đặc điểm
- Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm, nhưng tác phẩm trữ tình có
cách thể hiện tình cảm riêng: thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ
được trình bày trực tiếp.
- Nhà thơ trữ tình bộc lộ những những nỗi niềm chủ quan, thầm kín nhưng chính vì vậy,
suy tư trữ tình có thể thâm nhập vào những chân lí phổ biến nhất của tồn tại con người:
sự sống, cái chết, tình yêu, lòng chung thủy, lí tưởng, ước mơ, tương lai, hạnh phúc,…
- Suy cho cùng những vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm trữ tình thường là những
tư tưởng, đạo lí ở đời. Vì vậy, cần nắm được đặc trưng này để xác định đúng kiểu dạng
bài nghị luận để có cách làm bài tốt nhất.
2.2.2. Đề tham khảo
Đề 1:

Nhưng lòng ta chẳng bao giờ nuôi khát vọng
Biết bay rồi ta lại muốn bay cao
(Xuân Quỳnh)
Suy nghĩ của anh (chị) về khát vọng được nói tới trong hai câu thơ trên?


Đề 2: Trong tập thơ Những con chim bay lạc, nhà Ra-bin-đra-nat Tago có viết:
“Những con chim mùa hè bay lạc
đến cửa sổ tôi
để hót lên rồi lại bay đi
còn những chiếc lá thu vàng
không lời ca tiếng hát
chỉ run rẩy và thở dài rơi xuống”
Suy nghĩ của anh (chị) về thông điệp nêu trên?
Đề 3:

Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu
(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)


Sự hổ thẹn của anh hùng Phạm Ngũ Lão gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về lẽ sống của
thanh niên thời hiện nay?
Đề 4:
Một nhà thơ Hi Lạp đã từng viết:
“Sự khôn ngoan là gì,
Chính là sự cố gắng của con người,
Vượt lên sợ hãi,
Vượt lên hận thù,
Sống tự do,
Thở hít khí trời và biết chờ đợi,
Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”.
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 21-22)
Anh (chị) hiểu và suy nghĩ gì từ cách định nghĩa về “Sự khôn ngoan” của nhà

thơ Hi Lạp.
Đề 5:
Nhà thơ Xuân Diệu có viết:
“ Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Ý kiến của em về quan niệm trên.
Đề 6: Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều và quan niệm của anh
(chị) về đồng tiền trong cuộc sống hôm nay.
2.2.3. Cách làm
2.2.3.1 Gợi ý cách làm đề số 4
-Đây là dạng đề mở, học sinh có thể viết tự do trên cơ sở vấn đề đã nêu song phải đảm
bảo yêu cầu chung của bài nghị luận xã hội.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận xã hội.
- Xây dựng được những luận điểm chặt chẽ, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để trình bày.
- Bài viết có nội dung sâu sắc, đúng đắn , thuyết phục.


Nêu vấn đề cần nghị luận
Hiểu về cách định nghĩa “khôn ngoan” của nhà thơ Hi Lạp
- “Khôn ngoan” là biểu hiện sự khéo léo,nhanh nhạy, thông minh trong cách ứng xử.
- Người ứng xử khôn ngoan là người biết tránh những điều không có lợi cho mình nhưng
tuyệt nhiên cũng không làm những điều có hại cho người khác.
- Nhà thơ Hi Lạp định nghĩa khôn ngoan không đơn thuần là cách ứng xử mà đó là lời bàn
về quan niệm sống, cách sống. Theo đó, người sống “ khôn ngoan” là phải biết cố gắng
vượt lên mọi sự sợ hãi, hận thù; biết chờ đợi thời cơ,vận hội , sống tự chủ, tự lập và luôn
có lòng nhân ái.
Suy nghĩ và bàn luận
- Cuộc sống luôn đòi hỏi con người không ngừng cố gắng vượt lên chính mình, vượt qua
những tự ti, mặc cảm; biết sống vị tha, cao thượng. Sống phải biết tự chủ bản thân, có
nghị lực và ý chí vượt qua những khó khăn gian khổ; không được đánh mất chính mình

bằng lối sống phụ thuộc,ỷ lại hay nhờ vả. Và con người sống phải có tình yêu thương,
biết cảm thông và chia sẻ.Con người sẽ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống từ những điều
bình dị,gần gũi đó.
- Cuộc sống sẽ tuyệt vời, đẹp, nên thơ nếu như mỗi con người biết xây dựng, giữ gìn và
trân trọng; biết vượt qua những đau khổ, dám chấp nhận dấn thân, hi sinh, dám ước mơ
và hành động.
- Sống lạc quan, yêu đời luôn nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng, niềm tin và hi vọng,
chắc chắn tương lai sẽ đến, hạnh phúc sẽ về.
Liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân.
2.2.3.2. Gợi ý cách làm đề số 4
Nêu vấn đề cần nghị luận
Suy nghĩ và bàn luận
- Giải thích:
+ Khát vọng là những mong muốn mãnh liệt, đẹp đẽ của con người hướng về và chiếm
lĩnh những giá trị chưa có trong đời sống


+ Biết bay, bay cao là cách nói hình ảnh về những giá trị đã chiếm lĩnh được và muốn
vươn tới những giá trị cao hơn
+ Chẳng bao giờ: khẳng định mạnh mẽ về sự vô biên trong khát vọng của con người
Như vậy con người không bao giờ tự bằng lòng với những giá trị đã có, luôn hướng tới
những giá trị mới mẻ, cao hơn. Đó là một biểu hiện nhân tính của nhân loại nói chung
- Bàn luận:
Vì sao con người không bao giờ nguôi khát vọng?
+ Con người không bao giờ nguôi khát vọng vì cuộc sống luôn vận động và phát triển,
luôn tạo ra những giá trị mới hoặc đòi hỏi những giá trị mới
+ Hơn thế con người là một sinh thể có nhận thức, có khát vọng sống cho ra sống
Con người không bao giờ nguôi khát vọng như thế nào?
+ Với cá nhân, đặc biệt với tuổi trẻ (Lấy dẫn chứng chứng minh).
+ Với dân tộc (Lấy dẫn chứng chứng minh).

+ Với nhân loại (Lấy dẫn chứng chứng minh).
Con người không nguôi khát vọng sẽ có ý nghĩa như thế nào?
+ Giúp con người có niềm vui, niềm tin, có động lực và nỗ lực, sống có ý nghĩa
+ Giúp cuộc sống mỗi ngày một phát triển tốt đẹp.
Bài học nhận thức và hành động:
+ Cần nhận thức rõ khát vọng không phải là dục vọng
+ Để luôn luôn có khát vọng cần phải chăm sóc tâm hồn và trí tuệ
2.2.3.3 Gợi ý cách làm đề số 3:
Bài làm cần đảm bảo một số nội dung sau:
+ Giải thích:
Tác giả Phạm Ngũ Lão cảm thấy hổ thẹn vì một hoặc cả ba lí do sau đây
* Hoặc vì lòng khiêm tốn rất chân thành, thành thực mà thấy công trạng của mình nhỏ bé,
không đáng kể
* Hoặc vì lòng yêu nước vô cùng sâu sắc, ý thức trách nhiệm đối với giang sơn xã tắc quá
lớn lao khiến tác giả không hài lòng với công trạng mà mình đã đóng góp, cho rằng nó
chưa đủ để đền nợ nước


* Hoặc vì lí tưởng sống của chàng thanh niên Phạm Ngũ Lão, trong tư cách của một cá
nhân, quá hào hùng với khát vọng vươn tới đỉnh cao chiến công khiến ông không bằng
lòng với thành tích của mình.
Dù vì lí do gì thì sự hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão vẫn là sự hổ thẹn cao quí, hữu ích, vì nó
là nguồn động lực để con người không ngừng vươn tới những đỉnh cao chiến công mới
chứ không không ngủ quên trong vinh quang hiện tại của mình
- Bàn luận:
+ Người thanh niên cần sống có lí tưởng, có hoài bão, có mục đích cao đẹp. Lí tưởng cao
đẹp ngày nay là cống hiến cuộc đời của mỗi người cho sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
+ Lí tưởng này đòi hỏi mỗi người trẻ phải làm việc tận tụy, phải cống hiến hết mình
+ Tuổi trẻ cần cảnh giác với tâm lí tự thỏa mãn với chút thành tích, công trạng nhỏ bé của

mình, hoặc đòi hỏi đất nước phải trả công cho các công trạng của mình
+ Nhận thức đúng đắn của thanh niên phải là: đóng góp công sức để xây dựng đất nước là
nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân, và “đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy
hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc”
- Liên hệ thực tế rút ra bài học


×