Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG UNG THƯ GAN NGUYÊNPHÁT – KHẢO SÁT 107 TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TPHCM 2009 -2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.26 KB, 36 trang )

1

DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG UNG THƯ GAN NGUYÊN
PHÁT – KHẢO SÁT 107 TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN UNG
BƯỚU TPHCM 2009 -2010
Vũ Văn Vũ*, Võ Thị Xuân Hạnh**, Mai Thị Bích Ngọc**, Lê Ngọc Lan Thanh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố một số đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm
sàng của bệnh ung thư tế bào gan nguyên phát.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả 107 trường hợp bệnh ung thư tế bào gan nguyên
phát, được chẩn đoán và điều trị tại khoa Nội 4 và Ngoại 2 – Bệnh viện Ung Bướu thành
phố Hồ Chí Minh từ 09/2009 đến 06/2010.
Kết quả: 79% bệnh nhân trong nghiên cứu là nam giới, tuổi trung bình 54,2, tuổi
thường gặp từ 50 – 59 tuổi, đa số làm nghề nông (48%) và có trình độ ≤ cấp 2 (68%). Số
bệnh nhân hút thuốc lá thường xuyên chiếm tỷ lệ 49,5%. 78% bệnh nhân có thói quen sử
dụng rượu bia. Chỉ có 6,5% bệnh nhân đã từng chích ngừa VGSV B. 7,5% bệnh nhân có
tiền căn gia đình có người bị ung thư gan. Đau HSP/TV là lý do khám bệnh nhiều nhất
và cũng là triệu chứng thường gặp nhất (với tỷ lệ lần lượt là 60% và 74%). 75% bệnh
nhân qua xét nghiệm có HBsAg (+), và 15% bệnh nhân có AntiHCV (+). 66% bệnh nhân
có mức AFP trong máu định lượng được ≥ 200 ng/ml. Số bệnh nhân ung thư trên nền xơ
gan chiếm 33%. 73% bệnh nhân có khối u > 5 cm. 53% bệnh nhân phát hiện ung thư ở
giai đoạn III (theo TNM) trở lên. 65% bệnh nhân UTTBGNP đã từng nghe hay đọc các
thông tin về bệnh. Tuy nhiên tỷ lệ có kiến thức đúng về phòng ngừa và phát hiện sớm
bệnh UTTBGNP rất thấp (12%).
Kết luận: UTTBGNP xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới, phần lớn bệnh nhân là
nông dân, có trình độ học vấn thấp và chưa có kiến thức về phòng ngừa và phát hiện sớm
bệnh. Số bệnh nhân có tiền căn gia đình bị ung thư gan chiếm tỷ lệ khá cao so với các
nghiên cứu thực hiện trong nước trước đây. Tỷ lệ nhiễm VGSV B ở bệnh nhân
UTTBGNP hầu như không thay đổi, trong khi tỷ lệ bệnh nhân nhiễm VGSV C lại có xu
hướng ngày càng gia tăng, và tỷ lệ bệnh nhân xơ gan ngày càng giảm.
Từ khóa: Dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng, ung thư tế bào gan nguyên phát.


ABSTRACT
EPIDEMIOLOGY, CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERS OF
PRIMARY LIVER CANCER - STUDYING 107 CASES TREATED
INHCMC ONCOLOGY HOSPITAL
Vu Van Vu, Vo Thi Xuan Hanh, Mai Thi Bich Ngoc, Le Ngoc Lan Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 318 - 341
Objectives: The aims of our study are to describe the epidemiologic, clinical and
paraclinical signs of hepatocellular carcinoma patients.
Methods: A 107 – case series was conducted in our research. These patients were
diagnosed and treated as HCC at Medical ward 4 and Surgical ward 2 from 09/2009 to
06/2010 atOncology Hospital in Ho Chi Minh City.


2

Results: Our study results from 107 HCC cases in which male is the preponderant
gender, which makes up 79%. The highest incidence is between 50 – 59 years, with 54.2
is the average age. Nearly half of 107 patients are farmers, which estimated about 48%.
68% cases in our study has education level below or equal high school level. 7,5%
patients have close relatives who have liver cancer in family history. Abdominal pain is
the most frequency chief complaint of 60% patients and also the most popular symptom
which accounted for 74% cases. 75% of the HCC patients were found to be HBsAg
positive and 15% of them have AntiHCV positive. Ratio cases have level AFP ≥ 200
ng/ml is about 66%. We realized 33% of HCC patients in our study were detected as
cirrhosis. We found out that 73% have tumor with the size larger than 5 cm, 53%
patients were diagnosed as HCC at III – staged and over (followed TNM classification).
Furthermore, there was a high proportion with a history of alcohol addiction (78%) and
cigarette consumption (49.5%). Our survey also records that only a small part (about
6.5%) had HBV vaccination.
Conclusions: We considered the prevalence of HCC in male, which is about four

times that in female; the majority proportion had a low education level and haven’t had
enough knowledge of preventions and early detections of HCC. The number of patients
who has family history of liver cancer in our study account for more than the rate of
other previous research although our ratio of HBV – infected patients doesn’t change,
compared with the other studies. However, we notice the HCV ratio in HCC patients is
on the rise.
Key words: Epidemiology, clinical and paraclinical characters, primary liver cancer.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư gan nguyên phát là một trong những loại ung thư có xuất độ cao trên thế
giới. Theo báo cáo năm 2008 của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, mỗi năm ước tính có
thêm 500.000 ca bệnh mới, và khoảng 520.000 ca tử vong do ung thư gan nguyên phát.
Bệnh xếp hàng thứ 5 ở nam giới, hàng thứ 8 ở nữ giới trong các bệnh ung thư thường gặp
và đứng hàng thứ 3 trong những bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất(2).
Các nước phương Tây, nơi có tần suất ung thư gan thấp, xơ gan do lạm dụng rượu là
yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh. Gần đây, do sự lan truyền virus viêm gan siêu vi C
ngày càng rộng và tình trạng lạm dụng rượu cũng như tình trạng béo phì ngày càng
nhiều, nên số trường hợp ung thư tế bào gan nguyên phát có xu hướng gia tăng, đặc biệt
là ở Mỹ và một số nước châu Âu như Anh, Pháp(11).
Khoảng hơn 80% số trường hợp ung thư gan xuất hiện ở châu Á và châu Phi, trong
đó nhiều nhất là ở Trung Quốc, các nước vùng Đông Nam Á và Nam sa mạc Sahara. Yếu
tố nguy cơ thường gặp nhất của ung thư gan tại đây là nhiễm virus viêm gan siêu vi B
mạn từ giai đoạn trẻ nhỏ, kết hợp với phơi nhiễm aflatoxin trong thực phẩm. Tuy nhiên, ở
Nhật Bản, virus HCV lại là yếu tố nguy cơ chủ yếu(9).


3

Tại Việt Nam, theo thống kê của IARC (International Agency for Research on
Cancer) năm 2008, ung thư gan đứng hàng đầu trong tất cả các bệnh ung thư thường gặp

ở cả hai giới(8). Nguyên nhân là do tình trạng nhiễm VGSV B trong dân số rất phổ biến
(15 – 20 %).
Đây là một bệnh rất đáng sợ vì diễn tiến thầm lặng, giai đoạn đầu thường không có
triệu chứng gì cả, bệnh nhân vẫn còn khỏe mạnh nên không được chẩn đoán và điều trị
sớm. Nhưng đến khi có biểu hiện rõ thì quá muộn, khối u đã rất to, cho di căn xa, hiệu
quả điều trị kém và tiên lượng rất xấu. Do đó, thời gian sống trung bình của bệnh nhân
sau khi được chẩn đoán UTTBGNP chỉ từ 3 – 6 tháng. Vì vậy, việc phòng ngừa và chẩn
đoán bệnh sớm là vô cùng quan trọng.
Thuốc chủng ngừa HBV đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ
lệ nhiễm VGSV B. Việc thực hiện chủng ngừa VGSV B một cách rộng rãi đặc biệt là
việc tiêm chủng vaccin ngừa VGSV B ở trẻ sơ sinh bắt đầu từ năm 1998 là một bước tiến
quan trọng trong việc phòng ngừa UTTBGNP ở nước ta. Tuy nhiên, để đánh giá được
hiệu quả của chương trình này, chúng ta còn phải chờ thêm 20 năm nữa. Ngoài ra, việc
tầm soát kỹ các chế phẩm máu trước khi truyền cũng làm giảm bớt sự lây nhiễm HBV và
HCV(5).
Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu giúp phát hiện ra rất nhiều nguyên nhân và
yếu tố nguy cơ gây ung thư gan nguyên phát, cũng như các phương pháp điều trị mới.
Nhưng việc phát hiện sớm bệnh nhằm cải thiện khả năng sống cho bệnh nhân vẫn còn là
một thách thức lớn đối với tất cả các nước trên thế giới.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu về một số các đặc điểm
dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng về bệnh ung thư gan nguyên phát của các bệnh nhân
ở khu vực miền Nam Việt Nam nhằm có thể cung cấp một số thông tin cần thiết cho các
chương trình phòng ngừa và tầm soát sớm bệnh sau này.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát sự phân bố một số đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh ung thư gan nguyên phát (UTGNP) trên bệnh nhân mắc bệnh đến điều trị tại Bệnh
viện Ung Bướu TPHCM trong thời gian từ 01/09/2009 – 01/06/2010.
Mục tiêu chuyên biệt
Khảo sát sự phân bố các đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân UTGNP.

Khảo sát sự phân bố các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân UTGNP.
Khảo sát sự phân bố các đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân UTGNP.
Khảo sát sự phân bố phân loại xơ gan và giai đoạn ung thư trên bệnh nhân UTGNP.
Khảo sát kiến thức của bệnh nhân về việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh
UTGNP trên bệnh nhân UTGNP đến điều trị tại BVUB TP.HCM từ 09/2009 đến
06/2010.


4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô tả 107 trường hợp bệnh UTGNP được điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM
trong thời gian từ 01/09/2009 – 01/06/2010 thỏa các tiêu chuẩn thu nhận:
Chẩn đoán UTGNP xác định bằng:
· Chẩn đoán tế bào học qua kỹ thuật chọc hút sinh thiết gan bằng kim nhỏ dưới
hướng dẫn bằng siêu âm.
· Hoặc có hình ảnh nghi ngờ UTGNP trên siêu âm, CT Scan bụng hoặc mạch máu
đồ kết hợp với một sự gia tăng AFP ≥ 200 ng/ml ở bệnh nhân xơ gan hay AFP ≥ 400
ng/ml ở bệnh nhân không xơ gan.
· Hoặc có chẩn đoán giải phẫu bệnh ở những bệnh nhân được phẫu thuật.
Bệnh nhân đồng ý phỏng vấn, đủ khả năng nghe, nói và hiểu tiếng Việt.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các đặc điểm về dịch tễ học
Đặc điểm dân số - xã hội học
Đặc điểm về giới tính
Trong mẫu khảo sát gồm 107 bệnh nhân UTTBGNP, nam chiếm đa số, tỷ số nam/nữ
gần bằng 4/1.
Đặc điểm về tuổi
Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi.


Bệnh nhân UTTBGNP thường gặp nhất ở độ tuổi từ 50 – 59 (34%), kế đến là độ tuổi
40 – 49 tuổi (20%). Tuổi thấp nhất là 20 tuổi, tuổi cao nhất là 80 tuổi, tuổi trung bình là
54,2 ± 12,7 tuổi.


5

Biểu đồ 1. So sánh sự phân bố nhóm tuổi theo giới.
Số bệnh nhân trong độ tuổi từ 50 – 59 gặp nhiều nhất ở cả hai giới. Không có sự khác
biệt rõ rệt về phân bố độ tuổi theo giới.
Đặc điểm về địa dư

Biểu đồ 2. Tỷ lệ bệnh nhân theo nơi cư ngụ.
Khoảng 40% bệnh nhân UTTBGNP đến BVUB từ các tỉnh phía Nam (ngoài
TP.HCM), 30% đến từ các tỉnh miền Trung, các tỉnh phía Bắc chiếm tỷ lệ thấp.
Đặc điểm về nghề nghiệp


6

Biểu đồ 3. Tỷ lệ bệnh nhân theo nghề nghiệp
Trong mẫu khảo sát, nông dân chiếm gần ½ tổng số bệnh nhân (48%), kế đến là cán
bộ công nhân viên (22%), còn công nhân và những người không có việc làm cụ thể như
nội trợ, người thất nghiệp, học sinh, sinh viên… chiếm tỷ lệ thấp.
Đặc điểm về trình độ học vấn

Biểu đồ 4. Tỷ lệ bệnh nhân theo trình độ học vấn.

Đa số các bệnh nhân được khảo sát có trình độ học vấn cấp 2 (40%), trình độ từ cấp 3
trở lên rất ít (3%).



7

Đặc điểm về sử dụng rượu bia, thuốc lá và tiếp xúc với hóa chất:
Hành vi hút thuốc lá
Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân có tiếp xúc với khói thuốc lá.
Số người
15
13
12
14
53
107
Có 86% bệnh nhân được khảo sát có tiền căn tiếp xúc với khói thuốc lá, trong đó
58% bệnh nhân hiện đang hút thuốc lá.
Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân theo mức độ hút thuốc lá.
Số người
15
34
13
3
65
(*): Gói-năm = số gói hút trong 1 ngày * số năm hút thuốc.
Nhận xét: Mức độ thuốc lá sử dụng thấp nhất là 0,5 gói-năm, cao nhất là 70 gói-năm.
Hơn ½ số bệnh nhân hút thuốc từ trên 10 gói-năm đến dưới 30 gói-năm.
Hành vi uống rượu bia:
Bảng 4. Tỷ lệ bệnh nhân theo hành vi uống rượu và bia.
Số người
41

40
19
7
107
Nhận xét: 61,7% bệnh nhân được khảo sát có sử dụng rượu và/hoặc bia. Sử dụng
cả hai loại chiếm tỷ lệ cao nhất.


8

Bảng 5. Tỷ lệ từng loại rượu hay bia được sử dụng trong nhóm bệnh có sử dụng chất cồn
(n = 66).
Số người

Tỷ lệ phần trăm
(%)

Rượu đế

51

77,2

Nhiều loại

8

8,0

59


100,0

Bia nước ngoài

4

8,5

Bia trong nước

24

51,1

Bia hơi

3

6,4

Nhiều loại

16

34,0

47

100,0


Loại rượu/bia

Rượu

Tổng cộng

Bia

Tổng cộng

Nhận xét:
Trong 59 bệnh nhân sử dụng rượu, 77% bệnh nhân uống rượu đế.
Trong 47 bệnh nhân sử dụng bia, hơn ½ bệnh nhân sử dụng bia sản xuất trong nước.
Bảng 6. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân uống rượu bia theo thời gian và mức độ (n = 66).
Tổng cộng
(%)

Thời gian
uống rượu bia
(số năm)

≤ 50

51 - 100

≥ 101

≤ 10


2 (3,0)

4 (6,1)

0 (0,0)

6 (9,1)

11 – 20

9 (13,6)

3 (4,5)

4 (6,1)

16 (24,2)

21 – 30

10 (15,2)

5 (7,6)

3 (4,5)

18 (27,3)

31 – 40


10 (15,2)

4 (6,1)

5 (7,6)

19 (28,8)

≥ 41

6 (9,1)

0 (0,0)

1 (1,5)

7 (10,6)

Tổng cộng

37 (56,1)

16 (24,2)

13 (19,7)

66 (100,0)

Mức độ uống rượu bia (g/ngày)(*)


(*): Quy ước: Rượu = 32 g/l; bia = 4g/l. Mức độ rượu bia g/ngày = số ml rượu (bia)
uống trong ngày/nồng độ rượu (bia) + số ml bia uống trong ngày/nồng độ bia.
Nhận xét: Hơn ½ bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu uống rượu bia dưới 50g/ngày. Số
bệnh nhân uống rượu bia trong khoảng 31 – 40 năm chiếm phần lớn.


9

Hành vi tiếp xúc với hóa chất trừ sâu, diệt cỏ

Biểu đồ 5. Tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc cỏ.
Nhận xét: Trong 38/107 bệnh nhân có tiền căn tiếp xúc với thuốc trừ sâu, diệt cỏ thì
gần 100% bệnh nhân này có tiền căn tiếp xúc hơn 1 năm.
Hành vi sử dụng thuốc ngừa thai trên bệnh nhân nữ

Biểu đồ 6. Tỷ lệ sử dụng thuốc ngừa thai ở bệnh nhân nữ (n = 22).
Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu chỉ có 2/22 bệnh nhân nữ sử dụng thuốc ngừa
thai với thời gian trung bình < 1 năm, chiếm tỷ lệ khá thấp 9%.


10

Đặc điểm về tiền căn bệnh lý
Tiền căn cá nhân
Tiền căn chích ngừa VGSV

e\Biểu đồ 7. Tỷ lệ bệnh nhân đã chích ngừa VGSV B.

Chỉ có 7/107 bệnh nhân trong mẫu khảo sát là có chích ngừa VGSV B, chiếm tỷ lệ
rất thấp (7%).

Tiền căn về bệnh VGSV
Bảng 7. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm VGSV theo thời gian và phương pháp điều trị (n = 37).
Điều trị VGSV
Thời gian bị VGSV

Tổng cộng
(%)

Điều trị tạI cơ sở
y tế

Không điều
trị/Điều trị khác

≤ 1 năm

1 (14,3)

6

7 (18,9)

1 – 5 năm

11 (52,3)

10

21 (56,8)


6 – 10 năm

2 (50,0)

2

4 (10,8)

> 10 năm

4 (80,0)

1

5 (13,5)

18 (48,7)

19 (51,3)

37 (100,0)

Tổng cộng

Nhận xét:
Tổng cộng 37/107 (35%) bệnh nhân có tiền căn VGSV mạn. Hơn ½ bệnh nhân phát
hiện bệnh trong khoảng thời gian từ 1 – 5 năm trước khi bị bệnh UTTBGNP.


11


Chỉ có < ½ bệnh nhân được điều trị VGSV theo đúng chỉ định của bác sĩ tại các cơ sở
y tế. Trong đó, đối với bệnh nhân phát hiện VGSV mạn < 1 năm chỉ có 14% được điều
trị, tỷ lệ này tăng lên 80% ở bệnh nhân phát hiện VGSV mạn > 10 năm.
Tiền căn về các bệnh lý khác
Bảng 8. Tỷ lệ bệnh nhân theo tiền căn bệnh.
Số người
28
16
10
9
3
1
Nhận xét: Số bệnh nhân có tiền căn sốt rét chiếm tỷ lệ cao nhất 26%, kế đến là bệnh
đái tháo đường với 15% và sỏi mật 9%. Số bệnh nhân có tiền căn áp xe gan và chấn
thương gan chiếm tỷ lệ thấp.
Tiền căn gia đình
Tiền căn về bệnh VGSV
Bảng 9. Tỷ lệ bệnh nhân theo tiền căn nhiệm VGSV của gia đình và mối quan hệ với
bệnh nhân (n = 12).
Tiền căn gia đình
nhiễm VGSV

Mối quan hệ

Tổng cộng
(%)

Cha mẹ,
vợ/chồng, con


Anh em ruột, họ
hàng

HBV

5 (41,7)

2 (16,6)

7 (58,3)

Nhiễm không rõ loại

4 (33,3)

1 (8,4)

5 (41,7)

9 (75,0)

3 (25,0)

12 (100,0)

Tổng cộng

Nhận xét: 12/107 (11%) trường hợp trả lời tiền căn gia đình có người thân bị VGSV,
trong đó xác định loại VGSV B chỉ có 58%, số còn lại không biết người nhà bị nhiễm

loại gì.


12

Tiền căn về bệnh ung thư
Bảng 10. Số bệnh nhân theo tiền căn các bệnh ung thư của gia đình (n =18).
Mối quan hệ
Tiền căn gia đình

Cha mẹ, anh em,
con cái

Họ hàng

Tổng cộng

Ung thư gan

6

2

8

Ung thư khác

6

4


10

Tổng cộng

12

6

18

Nhận xét: Trong 107 bệnh nhân, có 8 bệnh nhân có người nhà bị ung thư gan, chiếm
tỷ lệ 7,5%, các loại ung thư khác gồm ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư nội mạc tử
cung, ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, chiếm 10/107 (9%).
Các đặc điểm về lâm sàng
Đặc điểm về lý do khám bệnh

Biểu đồ 8. Tỷ lệ bệnh nhân theo lý do đến khám bệnh.
Nhận xét: 86/107 (80%) bệnh nhân đi khám phát hiện UTTBGNP khi đã có triệu
chứng của bệnh, trong đó cao nhất tập trung ở nhóm có triệu chứng đau hạ sườn phải
hoặc đau thượng vị với 64/107 người (60%), các nguyên nhân khác như vàng da, báng
bụng, mệt mỏi, sụt cân… chiếm 22/107 (21%) trường hợp. Chỉ có 11/107 (10%) bệnh
nhân được phát hiện nhờ khám sức khỏe định kỳ và 10/107 (9,3%) bệnh nhân tình cờ
phát hiện khi đến cơ sở y tế khám vì bệnh lý khác.
Đặc điểm về thời gian khởi bệnh
Bảng 11. Tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian khởi bệnh.
Số người
60
21
26

107


13

Nhận xét: Đa số bệnh nhân đi khám bệnh ngay khi có triệu chứng khởi phát bệnh
(56%). Tuy nhiên cũng còn khoảng ¼ số trường hợp đến khám bệnh muộn (> 1 tháng).
Đặc điểm về nơi chẩn đoán bệnh đầu tiên

Biểu đồ 9. Tỷ lệ bệnh nhân theo nơi chẩn đoán đầu tiên.
Nhận xét: 49,5% bệnh nhân trong nghiên cứu được phát hiện UTTBGNP tại các BV
tỉnh/thành, 22,5% BV quận huyện và 19,6% Phòng khám tư góp phần vào việc chẩn đoán
và điều trị ban đầu các bệnh nhân UTTBGNP trong nghiên cứu.
Đặc điểm về điều trị trước nhập viện BVUB

Biểu đồ 10. Tỷ lệ bệnh nhân theo tình trạng điều trị trước khi nhập viện BVUB.

Nhận xét: Có 81% bệnh nhân tìm đến BVUB để điều trị ngay sau khi phát hiện bệnh,
11% bệnh nhân sử dụng các phương pháp điều trị khác như đông y hay nam y và 7,5%
bệnh nhân đã từng điều trị ở các cơ sở y tế khác trước khi nhập viện BVUB.


14

Đặc điểm về tổng trạng của bệnh nhân
Bảng 12. Tỷ lệ bệnh nhân theo tổng trạng (PST) của bệnh nhân lúc nhập viện.

(*): PST càng lớn, tổng trạng bệnh nhân càng kém.
Nhận xét: Bệnh nhân có PST ≤ 1 lúc mới nhập viện chiếm tỷ lệ cao nhất 84%, tiếp
theo là các bệnh nhân PST 2 (16%), nhóm bệnh nhân PST 3 chiếm tỷ lệ tương đối thấp

(4%).
Đặc điểm về các triệu chứng lâm sàng
Bảng 13. Tỷ lệ bệnh nhân theo các triệu chứng lâm sàng.
Số người
79
54
53
31
24
11
9
2
18
Nhận xét: Đau HSP/thượng vị là triệu chứng thường gặp nhất của các bệnh nhân
UTTBGNP chiếm tỷ lệ 74%, các triệu chứng hay gặp tiếp theo là sờ thấy khối u/gan to
50,5%, chán ăn 49,5%, sụt cân 29%, vàng mắt/vàng da 22%, báng bụng 10%, buồn nôn
8% và phù chân 2%. Hơn ⅙ trường hợp không có bất kỳ triệu chứng nào.


15

Các đặc điểm về cận lâm sàng
Đặc điểm hình ảnh học
Vị trí khối u

Biểu đồ 11. Tỷ lệ bệnh nhân theo vị trí khối u.

Nhận xét: Số trường hợp trong nghiên cứu có khối u nằm ở gan phải khá cao 75/107
(70%), khối u tập trung ở gan trái gặp ở 20/107 (19%) bệnh nhân, và khối u nằm ở cả 2
thùy thì có 12/107 (11%) người.

Số lượng khối u

Biểu đồ 12. Tỷ lệ bệnh nhân theo số lượng khối u.
Nhận xét: 85/107 (79%) trường hợp trong mẫu nghiên cứu chỉ có 1 khối u được phát
hiện trên siêu âm hoặc CT Scan.


16

Kích thước khối u

Biểu đồ 13. Tỷ lệ bệnh nhân theo kích thước khối u.
Nhận xét: Khối u gan có kích thước nhỏ nhất là 15mm, to nhất là 170 mm, kích
thước trung bình là 71,79 ± 33 mm. Chỉ có 1/107 (1%) bệnh nhân được phát hiện bệnh
UTTBGNP khi khối u còn dưới 20 mm, trong khi đó, phần lớn bệnh nhân đều có khối u
từ 50 mm trở lên (78/107 trường hợp, 73%).
Đặc điểm sinh hóa
AFP

Biểu đồ 14. Tỷ lệ bệnh nhân theo giá trị AFP.
Nhận xét: 79% bệnh nhân UTTBGNP có AFP trong máu tăng. ⅔ số bệnh nhân có
mức AFP định lượng được ≥ 200 ng/ml. Tỷ lệ này là ½ ở mức AFP ≥ 400 ng/ml.
Dấu hiệu sinh học viêm gan siêu vi:


17

Bảng 14. Tỷ lệ bệnh nhân theo tình trạng VGSV.
(-)


(+)

2

6

2

3

2

6

48

1

54

16
(15,0)

Nhận xét: 95/107 (89%) bệnh nhân được khảo sát nhiễm VGSV. Bệnh nhân có
HBsAg (+) chiếm tỷ lệ cao nhất 75%, 15% bệnh nhân nhiễm VGSV C.
Các đặc điểm sinh hóa khác
Bảng 15. Tỷ lệ bệnh nhân theo kết quả một số xét nghiệm chức năng gan.
Xét nghiệm

Kết quả

Bình thường

Bất thường

Chức năng đông máu
Giá trị bình thường TQ 13,3 ± 2, TCK
32 ± 10

97
(90,7)

10
(9,3)

SGOT
Giá trị bình thường < 37 U/L

18
(16,8)

89
(83,2)

SGPT
Giá trị bình thường < 40 U/L

31
(29,0)

76

(71,0)

Bilirubin
Giá trị bình thường 3,4 – 18,8 mmol/L

71
(66,4)

36
(33,6)

Albumin
Giá trị bình thường 35 – 50 g/L

84
(78,5)

23
(21,5)

Tổng cộng
(%)

107
(100,0)

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu có chức năng đông máu bình thường
(91%), chỉ có 9% bệnh nhân có chức năng đông máu kéo dài. 83% bệnh nhân có SGOT
tăng, 71% có SGPT tăng. Số bệnh nhân có Bilirubin tăng chiếm 34%. Albumin huyết
thanh giảm gặp trong 21% các ca bệnh đươc nghiên cứu.



18

Phân loại xơ gan và giai đoạn ung thư gan
Phân loại xơ gan

Biểu đồ 15. Tỷ lệ bệnh nhân theo chức năng gan.

Nhận xét: Có ⅓ bệnh nhân UTTBGNP trong mẫu nghiên cứu bị xơ gan, trong đó chủ
yếu là xơ gan Child A, Child B, với tỷ lệ tương đương nhau.
Phân giai đoạn ung thư gan
Phân loại theo TNM

Biểu đồ 16. Tỷ lệ bệnh theo phân loại TNM.
Nhận xét: Hơn phân nửa bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu phát hiện UTTBGNP ở
giai đoạn III (53%), kế đến là các bệnh nhân ở giai đoạn II (36%) và giai đoạn IV (8%).
Các bệnh nhân ở giai đoạn sớm chiếm tỷ lệ tương đối thấp (2%).


19

Phân loại theo Barcelona

Biểu đồ 17. Tỷ lệ bệnh nhân theo phân loại Barcelona.
Nhận xét: Trong 107 bệnh nhân được khảo sát, khoảng ¾ số bệnh nhân có phân loại
Barcelona C (giai đoạn tiến triển). Bệnh nhân có phân loại Barcelona D (giai đoạn trễ)
cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao 10%.
Các đặc điểm về kiến thức của bệnh nhân UTTBGNP
Tỷ lệ bệnh nhân đã đọc hoặc nghe các thông tin về bệnh UTTBGNP


Biểu đồ 18. Tỷ lệ bệnh nhân từng nghe, hay đọc các thông tin về bệnh ung thư gan.
Nhận xét: Số bệnh nhân chưa từng nghe hay đọc các thông tin về bệnh UTTBGNP
chiếm hơn ⅓ các trường hợp được khảo sát.


20

Tỷ lệ bệnh nhân biết về các dấu hiệu nhận biết bệnh gan
Bảng 16. Tỷ lệ ý kiến của bệnh nhân về một số dấu hiệu của bệnh gan.
Số ý kiến
41
30
26
11
9
5
5
2
129
Nhận xét: Các triệu chứng vàng mắt, vàng da, chán ăn, khó tiêu và đau HSP/ TV lần
lượt là các triệu chứng được phần lớn ý kiến bệnh nhân cho rằng đó là dấu hiệu nhận biết
bệnh gan. Chỉ có một số ít bệnh nhân nêu các dấu hiệu như ngứa, phù chân, sốt.
Bảng17. Tỷ lệ bệnh nhân theo số lượng dấu hiệu bệnh gan trả lời được của từng đối
tượng khảo sát.
Số
dấu
hiệu S
trả lời ố
của

n
từng g
đối
ư
tượng ời
khảo
sát

Tỷ lệ
phần
trăm
(%)

0

5
2

48,6

1

1
7

15,8

2

1

8

16,8

≥3

1
8

16,8


21

Tổng
cộng

1
0
7

100,0

Nhận xét: Gần ½ bệnh nhân không biết bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh gan, 17% kể
được ≥ 3 dấu hiệu.


22

Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo sự hiểu biết về nguy cơ mắc bệnh UTTBGNP

Bảng 18. Tỷ lệ ý kiến của bệnh nhân biết một số yếu tố nguy cơ của bệnh UTTBGNP.
Số ý kiến
(n = 93)

Tỷ lệ phần trăm
(%)

Uống rượu

31

33,3

Nhiễm VGSV B, C mạn

20

21,5

Xơ gan

13

14,0

Tiếp xúc thuốc trừ sâu, diệt cỏ

9

9,7


Hút thuốc lá

7

7,5

Ăn thực phẩm bị mốc

6

6,5

Tiền căn gia đình bị ung thư gan

5

5,4

Đái tháo đường

2

2,2

93

100,0

Yếu tố nguy cơ


Tổng cộng

Nhận xét: ⅓ số ý kiến của bệnh nhân cho rằng uống rượu là yếu tố nguy cơ của bệnh
ung thư gan, kế đến là nhiễm VGSV B, C mạn và xơ gan. Rất ít bệnh nhân biết đái tháo
đường, ăn thực phẩm mốc và sử dụng thuốc ngừa thai cũng có thể dẫn đến bệnh
UTTBGNP.
Bảng 19. Tỷ lệ bệnh nhân theo số lượng yếu tố nguy cơ trả lời được của từng đối tượng
khảo sát.
Số
nguy

trả
lời
của
từng
đối
tượn
g
khảo
sát

S

n
g
ư
ời

Tỷ lệ

phần
trăm
(%)

0

6
9

64,5

1

1
4

13,1


23

2

1
2

11,2

≥3


1
2

11,2

Tổng
cộng

1
0
7

100,0

Nhận xét: Gần ⅔ bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu không biết bất kỳ yếu tố nguy cơ
nào của bệnh gan, số người biết ≥ 3 yếu tố nguy cơ chỉ chiếm 11%.


24

Phân bố tỷ lệ bệnh theo sự hiểu biết về cách phát hiện sớm bệnh
Bảng 20. Tỷ lệ bệnh nhân theo sự hiểu biết về cách phát hiện sớm bệnh.
Số người
6
73
28
Nhận xét: Gần ¾ bệnh nhân không biết phải đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện
sớm bệnh UTTBGNP.
Phân bố tỷ lệ bệnh theo sự hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh UTTBGNP


Biểu đồ 19. Phân bố tỷ lệ bệnh theo sự hiểu biết về khả năng phòng ngừa bệnh
UTTBGNP.

Nhận xét: Chỉ có gần ¼ số bệnh nhân trong mẫu khảo sát cho biết bệnh UTTBGNP
có thể phòng ngừa được.
Bảng 21. Tỷ lệ ý kiến về một số các cách phòng ngừa bệnh UTTBGNP
Cách phòng ngừa
Không hút thuốc, uống rượu
Chích ngừa VGSV B
Phát hiện sớm và điều trị VGSV mạn theo chỉ định
Không ăn các loại thực phẩm mốc
Tổng cộng
Nhận xét: Các cách phòng ngừa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh UTTBGNP được
nêu nhiều nhất là không uống rượu, không hút thuốc lá và chích ngừa VGSV B.


25

Nhận xét chung về kiến thức về bệnh UTTBGNP của các bệnh nhân được khào sát
Bảng 22. Tỷ lệ bệnh nhân theo số lượng câu trả lời đúng về các kiến thức về
bệnh UTTBGNP
Số người
70
11
13
6
7
107
(*) Quy ước câu trả lời đúng: ≥ 3 dấu hiệu nhận biết bệnh gan; ≥ 3 nguy cơ của
bệnh UTTBGNP; phải đi khám sức khỏe định kỳ; bệnh UTTBGNP có thể phòng ngừa

được.
Nhận xét: Có 65% bệnh nhân từng nghe hay đọc các thông tin về bệnh UTTBGNP.
Số bệnh nhân trả lời đúng 4 câu chiếm 6% trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ này tăng gấp đôi ở
bệnh nhân trả lời đúng ≥ 3 câu (12%).
BÀN LUẬN
Các đặc điểm về dịch tễ học
Đặc điểm dân số và xã hội học
Qua nghiên cứu khảo sát trên 107 bệnh nhân UTTBGNP đang được điều trị tại 2
khoa: Nội 4 và Ngoại 2 thuộc BVUB, chúng tôi nhận thấy các đặc điểm về: tuổi, giới
tính, nơi cư ngụ và nghề nghiệp của các trường hợp này khá tương đồng với y văn thế
giới và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
Đặc điểm về giới tính
Theo y văn thế giới tỷ lệ ung thư gan nguyên phát xảy ra ở nam giới gấp từ 3 đến 9
lần nữ giới tùy theo từng nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới chiếm
79%, nữ giới chiếm 20%, tỷ số nam/nữ gần 4/1. Tỷ số này cũng tương tự với kết quả của
nghiên cứu thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/1995 đến 01/2003 của Đoàn Hữu
Nam, Phó Đức Mẫn và cs. với 78,5% nam so với 21,5% nữ (4); và nghiên cứu thực hiện tại
BVTW Huế từ 01/1995 đến 10/2000 với nam chiếm 80% và nữ 20% (10). Nhưng thấp hơn
so với tỷ số 5/1 (84% nam, 16% nữ) trong nghiên cứu của Nguyễn Châu Hiệu và Lương
Thị Tường An năm 2002(13); và cao hơn so với tỷ số 3/1 trong nghiên cứu của Nguyễn
Quang Tuấn, Nguyễn Sào Trung và cs. tại BV Chợ Rẫy năm 2004(14).
Đặc điểm về tuổi
Theo kết quả khảo sát, tuổi trung bình của các bệnh nhân là 54,2 ± 12,7, thấp nhất là
20 tuổi, cao nhất là 80 tuổi, tuổi trung bình theo từng giới đều là 54 tuổi. Bệnh nhân


×