Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHIÊN CỨU TẦN SUẤT RỐI LOẠN TỈ TG/HDL Ở BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.44 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU TẦN SUẤT RỐI LOẠN TỈ TG/HDL
Ở BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH
Nguyễn Cửu Lợi

PREVALENCE OF INCREASED TG/HDL RATIO
IN PATIENTS WITH CORONARY ARTERY DISEASE
Abstracts
Background: Size of LDL-C particles is the principle factor for atherogenicity.
Level of small dense LDL-C may be predicted by TG/HDL ratio. Purpose of
this study was to estimate the prevalence of high TG/HDL ratio in patients with
coronary artery disease.
Method and materials: retrospective and registry study on consecutive first
diagnosed CAD patients during one year at a cardiovascular center. Diagnosis
of CAD was confirmed by coronary angiography. Studied variants included:
TC, TG, HDL-C, LDL-C, non-HDL-C and TG/HDL ratio.
Results: 292 patients were enrolled, included 184 male (%) and 108 female (%)
patients. Mean age was 65.57±11.26 (male: 64.04±11.59; female:
68.19±10.20). Models of dyslipidemia in these patients were: TC > 240mg/dl
(6.2mM/l) in 15.75% (male: 11.41%; female: 23.15%), TG > 200mg/dl
(2.26mM/l) in 40.07% (male: 35.33%; female: 48.15%), LDL-C > 100mg/dl
(2.6mM/l) in 55.14% (male: 52.72%; female: 59.26%), HDL-C < 40mg/dl
(1mM/l) in 45.21% (male: 52.72%; female: 32.41%), nonHDL-C > 130mg/dl
(3.36mM/l) in 64.38% (male: 58.70%; female: 70.07%), TG/HDL (mM/l) ratio
> 1,8 in 48.29% (male: 46.20%; female: 51.85%), TG/HDL (mg/dl) ratio > 3 in
66.44% (male: 65.76%; female: 67.59%).
Conclusions: High LDL-C was not frequently seen in our CAD patients. Low
HDL-C and/or high TG should be considered in secondary therapy.
----------------------------------------------------------------------------------------------*: Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung Ương Huế
----------------------------------------------------------------------------------------------Đặt vấn đề

Tăng cholesterol máu đã được xem là yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch


vành do xơ vữa, trong đó LDL-C là thành phần đáng quan tâm nhất, và là mục
tiêu chính trong điều trị theo ATPIII (NCEP) [1]. Tuy nhiên, các nghiên cứu
gần đây đã cho thấy kích thước của hạt LDL-C (kích thước nhỏ và đậm đặc) là
yếu tố quyết định khả năng gây xơ vữa. Các hạt LDL-C nhỏ lại không thể được
định lượng trực tiếp mà chỉ có thể đánh giá gián tiếp qua tỉ TG/HDL [2][3].
Do đó, đề tài này được thực hiện nhằm khảo sát tần suất của các rối loạn
TG/HDL ở bệnh nhân bệnh mạch vành.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh mạch vành lần
đầu tiên, nhập viện tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Trung Ương Huế từ


tháng 6 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010. Chẩn đoán xác định bệnh mạch vành
bằng chụp mạch vành chọn lọc, với tổn thương hẹp lòng mạch tối thiểu 30%.
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh mạch vành đã được chẩn đoán trước đó và đang được
điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu quan sát, hồi cứu theo hồ sơ (registry
study).
Xử lý số liệu bằng chương trình Excel và Medcalc.
Kết quả nghiên cứu
Từ tháng 6/2009 đến tháng 7/2010 có 292 bệnh nhân bệnh mạch vành đủ tiêu
chuẩn chọn bệnh được nghiên cứu, gồm 184 nam (63,01%) và 108 nữ
(376,99%), tuổi trung bình chung là 65,57±11,26; không khác biệt có ý nghĩa
giữa nam và nữ (nam: 64,04±11,59; nữ 68,19±10,20). Tuy nhiên, trong nhóm
nam giới có nhiều bệnh nhân dưới 50 tuổi hơn nữ (7,61% so với 3,75%,
95% CI = -1,386 to 9,106; p = 0,2844) và tuổi nhỏ nhất thấp hơn nữ giới (33
tuổi so với 47 tuổi). TC và TG trong nhóm bệnh nhân nữ cao hơn nhóm bệnh
nam một cách có ý nghĩa (p<0,05) nhưng HDL cũng cao hơn (p<0,001). Tỉ lệ
nonHDL-C trong nhóm bệnh nhân nữ cũng cao hơn (p<0,05). Tuy nhiên, tỉ
TG/HDL tính theo cả hai đơn vị (mM/l và mg/dl) tương đương nhau giữa hai

nhóm (Bảng 1).
Bảng 1: Các thông số về tuổi và lipid máu của các nhóm nghiên cứu
Thông số

Nam(1)
184 (63,01%)
64,04±11,59
33
87
14 (7,61%)
4,85±1,18
2,16±1,34
1,08±0,27
2,85±1,04
3,77±1,16
145,61±44,77
2,13±1,49

Nữ(2)
108 (36,99%)
68,19±10,20
47
87
3 (3,75%)
5,28±1,24
2,52±1,46
1,20±0,29
3,06±1,20
4,08±1,18
157,94±45,60

2,31±1,54

p(1&2)

n
Tuổi
Tuổi nhỏ nhất
Tuổi lớn nhất
Dưới 50 tuổi
TC
TG
HDL-C
LDL-C
nonHDL-C (mM/l)
Non HDL-C (mg/dl)
TG/HDL-C (mM/l)

Chung
292
65,57±11,26
33
87
17
5,01±1,22
2,29±1,40
1,13±0,28
2,92±1,11
3,88±1,17
150,17±45,40
2,20±1,51


TG/HDL-C (mg/dl)

5,04±3,46

4,89±3,42

5,29±3,53

0,3474

0,0016

0,0034
0,0349
0,0006
0,1227
0,0257
0,0257
0,3474

Khi khảo sát tần suất của các mẫu rối loạn lipid máu hiện diện ở bệnh nhân
bệnh mạch vành thì tăng TC trên mức khuyến cáo (240mg/dl # 6.2mM/l) có tần
suất thấp nhất (15,75%), đa số ở nữ giới (23,15% so với 11,41% ở nam giới;
95% CI = 2,554 - 20,926; p = 0,0127). Nếu xét riêng từng thành phần lipid
máu thì tỉ lệ hiện diện cũng không cao. Tăng TG trên 200mg/dl chỉ gặp trong
40% trường hợp chung và thường gặp ở nữ hơn nam (48,15% so với 35,33%;
95% CI = 1,136 to 24,504; p=0,0419). Tăng LDL-C là yếu tố nguy cơ được
nhắc đến nhiều nhất cũng chỉ hiện diện trong 55,14% trường hợp với tần suất
tương tự ở nam và nữ (52,72% và 59,26%, p=0,3356); hoặc HDL như một yếu

tố bảo vệ cũng giảm trong 45,21% với tần suất cao hơn ở nam (52,72% so với
32,41%; 95% CI = 8,910 to 31,710; p=0,0012).


Khi phân tích các mẫu rối loạn lipid máu phối hợp thông qua các chỉ số
nonHDL-C và tỉ TG/HDL thì tần suất có ý nghĩa thống kê nhiều nhất (64,38%
đối với nonHDL và 66,44% đối với TG/HDL) với tần suất tương đương nhau ở
nam giới và nữ giới (Bảng 2).
Bảng 2: So sánh tần suất của các mẫu rối loạn lipid máu giữa hai nhóm bệnh
nhân nam và nữ
Mẫu rối loạn lipid

Chung (292)
Nam (184)
Nữ (108)
n
%
n
% (1)
n
% (2)
mM/l 46
15,75% 21
11,41% 25
23,15%

TC > 6.2
(240mg/dl)
TG > 2.26mM/l
(200mg/dl)

LDL-C>2,6mM/l
(100mg/dl)
NonHDLC>3,36mM/l
(130mg/dl)
HDL-C<1mM/l
(40mg/dl)
TG/HDL(mM/l)>1,33
TG/HDL(mg/dl)>3

p
(1&2)
0,0127

117

40,07% 65

35,33% 52

48,15%% 0,0419

161

55,14% 97

52,72% 64

59,26%

0,3356


188

64,38% 108

58,70% 80

70,07%

0,0693

132

45,21% 97

52,72% 35

32,41%

0,0012

194

66,44% 121

65,76% 73

67,59%

0,8483


Trong nhóm bệnh nhân có LDL-C ở mức an toàn (tức là thấp hơn 100mg/dl
hay 1mM/l theo khuyến cáo) thì có một tỉ lệ đáng kể các mẫu rối loạn lipid có
liên quan các cholesterol nonHDL-C hay LDL hạt nhỏ (TG/HDL). Cụ thể là
vẫn có 30,54% trong số bệnh nhân này có nonHDL tăng, thường gặp ở nữ hơn
nam (50% so với 22,99% tương ứng; 95% CI = 9,792 - 44,228; p=0,0034). Đặc
biệt tỉ TG/HDL hiện diện phổ biến hơn (lên đến 68,70% khi tính bằng đơn vị
mg/dl) và có xu hướng thường gặp hơn ở nữ (81,82% so với 65,52%; 95% CI =
1,147 to 31,453; p = 0,0822) (Bảng 3).
Bảng 3: Tần suất các mẫu rối loạn lipid khác trong nhóm bệnh nhân có LDL-C
ở mức an toàn (< 100mg/dl)
Mẫu rối loạn lipid

Cả hai giới
(131)
n
%
nonHDL > 130mg/dl 40
30,54%
TG/HDL(mM/l)>1,33 90
68,70%
TG/HDL(mg/dl)>3

Nam (87)
n
20
57

Nữ (44)


% (1)
n
22,99% 22
65,52% 36

p (1&2)
% (2)
50%
0,0034
81,82% 0,0822

Bàn luận
LDL-C là mục tiêu điều trị chính theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa Kỳ
(AHA) [4], Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) [5] và Hội Tim mạch Việt Nam
[6] trong điều trị dự phòng thứ phát bệnh mạch vành. Các thành tố khác của
lipid máu cũng được xét đến như TC, hoặc HDL và TG.
Tuy nhiên, gần đây vai trò gây xơ vữa của LDL-C kích thước nhỏ và mật độ
cao đã được chú ý và khảo sát trong nhiều nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã
tiên hành định lượng trực tiếp LDL oxy hóa (ox-LDL) và cho thấy tần suất tăng
ox-LDL lên đến 76% ở bệnh nhân bệnh mạch vành [7]. Tăng nonHDL-C và tỉ
TG/HDL cũng hiện diện với tần suất cao ở những bệnh nhân có hội chứng


chuyển hóa hay ĐTĐ type 2, đặc biệt là ở nữ giới [8]. Điểm cut-off của các
thông số này cũng đã được xác định qua các nghiên cứu lớn (130mg đối với
non HDL; 1,33 đối với tỉ TG/HDL tính theo đơn vị mM/l [2] và 3 đối với tỉ
TG/HDL tính theo đơn vị mg/dl [9]. Tỉ TG/HDL > 1,33 hiện diện trong 90%
các trường hợp có LDL hạt nhỏ và mật độ cao. Ngoài ra, tỉ TG/HDL lại có vai
trò tiên lượng đặc biệt ở những bệnh nhân không có hội chứng chuyển hóa và ở
nam giới thì không tương quan với BMI [10].

Hơn nữa, ngay trong nhóm bệnh nhân có LDL-C ở mức an toàn < 100mg/dl
(tức là mức LDL tối ưu đạt được khi điều trị) như quan niệm trước đây thì cũng
có hơn một nữa trường hợp có rối loạn HDL và TG gợi ý nồng độ cao LDL
nhỏ và mật độ cao (30,54% với non HDL và 68,70% với tỉ TG/HDL), đặc biệt
là ở nữ giới (50% - 81,82%).
Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, mặc dầu HDL trong giới hạn bình thường
và TG < 2,3mM/l nhưng tỉ số TG/HDL đã cho thấy mối tương quan với kích
thước của hạt LDL-C, một yếu tố quyết định cho khả năng gây xơ vữa của
LDL-C [8]. Điểm cut-off 1,33 đã được đề nghị là điểm phân biệt cho kích
thước hạt LDL-C (càng nhỏ khi tỉ TG/HDL càng lớn) và đồng nghĩa với nguy
cơ xơ vữa cao hơn [8]. Nghiên cứu ACCORD (phân nhánh lipid) được tiến
hành trên cơ sở các nhận định như trên đã chứng minh hiệu quả của điều trị
phối hợp fibrate và statin trong việc làm giảm các biến chứng mạch máu lớn ở
nhóm bệnh đái tháo đường type 2 [11]. Như vậy, trong khi chưa có một
phương pháp định giá kháng insulin có độ chính xác cao và định lượng trực
tiếp nồng độ LDL hạt nhỏ thì việc tiên lượng nguy cơ xơ vữa bằng tỉ TG/HDL
có giá trị thực tiến rất cao [2].
Kết luận
Có nhiều thành tố của lipid máu có vai trò quan trọng trong bệnh sinh xơ vữa
động mạch (HDL, LDL, VLDL, IDL, TG). Hiện chưa có một thống kê về tần
suất rối loạn của từng thành tố này ở bệnh nhân bệnh mạch vành ở nước ta. Tuy
vậy, ngoài LDL là thành tố được chú ý nhiều nhất trong các khuyến cáo thì
việc nồng độ LDL hạt nhỏ có tính sinh xơ vữa rất cao có thể được dự đoán
thông qua tỉ TG/HDL.
Tài liệu tham khảo
[1]. National Institutes of Health – National Heart, Lung ,and Blood Institute.
Third Report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) - Expert
panel on detection, evaluation, and treatment of high bood colesterol in aults
(Adult Treatment Panel III). NIH Publication 2001 (No. 01-3670).
[2] Laurie Barclay. Triglycerides and TG-HDL Ratio Help Identify Insulin

Resistance in Overweight Patients. Ann Intern Med. 2003;139:802-809.
[3] Lamarche B, Lemieux I, Després JP: The small dense phenotype and the
risk of coronary heart disease: epidemiology, pathophysiology and therapeutic
aspects. Diabete Metab 25:199–211, 1999
[4] Sidney C.Smith. Lipid management - Secondary prevention for patients
with coronary and other atherosclerotic vascular disease. In: The AHA


guidelines and scientific statements handbook. Pub: Wiley-Blackwell 2009;
109-110.
[5]. Ian Graham and task force members of ESC. Cardiovascular prevention in
clinical practice. In: ESC guidelines desk reference. Pub: Wolters-Kluwer
2007; 3-13.
[6]. Đặng Vạn Phước và tiểu ban soạn thảo khuyến cáo. Khuyến cáo 2008 của
Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu.
Trong: Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch & chuyển hóa. Nhà xuất bản
Y học 2008. Tr. 476-493.
[7] Joya Ghosh, T.K. Mishra, Y.N. Rao, S.K. Aggarwal. Oxidised LDL, HDL
cholesterol, LDL cholesterol levels in patients of coronary artery disease.
Indian Journal of Clinical Biochemistry, 2006, 21 (1) 181-184
[8] R. Boizel, P.Y. Benhamou, B. Lardy et als. Ratio of Triglycerides to HDL
cholesterol is an indicator of LDL particle size in patients with type 2 diabetes
and normal HDL cholesterol levels. Diabetes Care 2000; 23:1679–1685.
[9] Ferrara, L; Russo, B; Di Fronzo, V; Gente, R; Staiano, L; Marotta, T. High
TG/HDL ratio helps in the evaluation of cardiovascular risk of hypertensive
patients without metabolic syndrome. Journal of Hypertension: June 2010 Volume 28 - Issue - p e569.
[10] Cordero A, Andre E, Ordonez B et als. Usefulness of triglycerides-tohigh-density lipoprotein cholesterol ratio for predicting the first coronary event
in men. Am J Cardiol. 2009 Nov 15;104(10); 1393-7.
[11] ACCORD study group. Effects of combination lipid therapy in type 2
diabetes mellitus. N Engl J Med 2010; 362(17): 1563-1574.

Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kích thước hạt LDL là yếu tố quyết định khả năng gây xơ vữa. Có
thể dự đoán mức LDL nhỏ và đậm đặc qua tỉ TG/HDL. Mục tiêu của đề tài là
tìm hiểu tần suất tăng TG/HDL ở bệnh nhân bệnh mạch vành.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang các bệnh
nhân bệnh mạch vành được chẩn đoán lần đầu tiên (xác định chẩn đoán bằng
chụp mạch vành chọn lọc). Các thông số nghiên cứu: TC, TG, HDL-C, LDL-C,
non HDL-C và tỉ TG/HDL.
Kết quả: có 292 bệnh nhân bệnh mạch vành được chọn nghiên cứu, gồm 184
nam và 108 nữ, tuổi trung bình 65,57±11,26 (nam: 64,04±11,59; nữ:
68,19±10,20). Sự hiện diện của các mẫu rối loạn lipid máu được ghi nhận như
sau: TC cao hơn 240mg/dl (6,2mM/l) trong 15,75% (nam: 11,41%; nữ:
23,15%), TG cao hơn 200mg/dl (2.26mM/l) trong 40,07% (nam: 35,33%; nữ:
48,15%), LDL-C cao hơn 100mg/dl (2.6mM/l) trong 55,14% (nam: 52,72%;
nữ: 59,26%), HDL-C thấp hơn 40mg/dl (1mM/l) trong 45,21% (nam: 52,72%;
nữ: 32,41%), nonHDL-C cao hơn 130mg/dl (3.36mM/l) trong 64,38% (nam:
58,70%; nữ: 70,07%), tỉ TG/HDL (mM/l) lớn hơn 1,8 trong 48,29% (nam:


46,20%; nữ: 51,85%), tỉ TG/HDL (mg/dl) lớn hơn 3 trong 66,44% (nam:
65,76%; nữ: 67,59%).
Kết luận: ngoài LDL-C tăng, nonHDL-C và tỉ TG/HDL cao cũng hiện diện
trong một số lớn các bệnh nhân bệnh mạch vành. Do đó, trong điều trị cần lưu
tâm đến thành phần TG và HDL như là mục tiêu điều trị của bệnh mạch vành.



×