THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ, UỐNG RƯỢU
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÀNH PHỐ VŨNG TÀU NĂM 2009
Nguyễn Văn Cư*, Trương Đình Trúc**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thống kê y tế năm 2005, Những bệnh không lây tại Việt Nam là 62,1%; nguy
cơ của bệnh thường gắn liền với hành vi và lối sống như hút thuốc lá (HTL) và uống rượu
(UR). Theo WHO năm 2002, bệnh không lây xuất hiện nhiều ở nước đang phát triển, như HTL
hiện có khoảng 1,25 tỷ người, nam chiếm 80%.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ HTL và uống rượu với thái độ của nhân viên y tế
làm việc tại thành phố Vũng Tàu trong việc tham gia vào các hoạt động chống hút thuốc lá
và uống rượu năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả; đối tượng nghiên cứu
là toàn bộ NVYT năm 2009 làm việc tại thành phố Vũng Tàu, được đào tạo chuyên ngành y
tế tối thiểu là trung cấp.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả có 8,6% người HTL. Bắt đầu hút từ 20 tuổi. Hút trung
bình là 10 điếu; 51,4% HTL trên 20 năm. 29,3% HTL tại nơi làm việc. 18,7% chuyên môn
trên cao đẳng HTL, gấp 3,7 lần so với trung cấp; 10,6% công tác 11-20 năm HTL, gấp 2,6
lần so với dưới 10 năm. Có 13,0% thu nhập khá HTL, gấp 1,9 lần so với thu nhập trung
bình. Tuổi trung bình bỏ HTL là 35,8 tuổi. Thái độ đúng trong chống HTL là
30.0%. Phân tích mẫu cho ta 60,2% người UR. Trung bình UR mỗi ngày 2 ly; 94,5% nam
UR, cao gấp 2,3 lần so với nữ; 65,0% nhóm tuổi 41-60 UR, cao gấp 1,3 lần so với nhóm tuổi
21- 30; 76,4% chuyên môn trên cao đẳng UR, cao gấp 1,6 lần so với trung cấp; 63,0%
nhóm công tác 21- 40 năm UR, cao gấp 1,3 lần so với dưới 10 năm; Có 71,0% người thu
nhập khá UR, cao gấp 1,5 lần so với thu nhập trung bình.
Kết luận: Đang hút thuốc là 8,6%; 51,4% hút trên 20 năm; 29,3% hút tại nơi làm việc;
65,0% tuổi 41- 60 UR; càng lớn tuổi thường hút nhiều; 30,0% có thái độ đúng đối với chống
HTL. Có 60,2% người thường UR; trên cao đẳng UR gấp 1,6 lần so với nhóm khác. Thu
nhập khá UR gấp 1,5 lần so với trung bình.
Kiến nghị: - Nên có chương trình truyền thông về giáo dục sức khỏe về chống hút thuốc
lá và lạm dụng rượu. - Củng cố các tổ chức chống HTL và lạm dụng rượu tại mỗi đơn
vị. - Nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ các sản phẩm thuốc lá và rượu.
Từ khóa: bệnh không lây, lạm dụng rượu
ABSTRACT
ATTITUDES AND ACTS OF SMOKING AND DRINK OF EMPLOYEES OF HEALTH
AT VUNG TAU CITY 2009
Nguyen Van Cu, Truong Dinh Truc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 283 - 287
Background: Viet Nam health statistics 2005, the disease is not contagious at Viet Nam
is 62.1%; risk of the disease often associated with behavior and lifestyles such as smoking
(HTL) and alcohol (UR). By WHO in 2002, the disease appears in many developing
countries, such as HTL in the world is about 1.25 billion people, men account for 80.0%.
Objectives: Determined rate HTL and drink with the attitudes of medical staff working in
the city of Vung Tau in participating in activities against smoking and drinking alcohol in
2009.
Method: Cross-section study design described; research object is the entire 2009 NVYT
work in Vung Tau city, which is specialized medical training at least intermediate.
Results: Results are 8.6% of HTL. Started smoking from age 20. Smoking an average of
10 cigarettes; 51.4% smoke more than 20 years. 29.3% smoking in the workplace. 18.7% on
professional colleges HTL, 3.7 times higher than the intermediate level; 10.6% work 11-20
years HTL, than 2.6 times compared with less than 10 years. Have quite HTL 13.0%
revenue, compared with 1.9 times average income. Average age was 35.8 years removed
HTL. Right attitude in the anti-HTL is 30.0%. Results are 60.2% of UR. Average UR 2 cups
per day; 94.5% male UR, higher than 2.3 times that of women; UR 41-60 age group 65.0%,
higher than 1.3 times the age group 21-30; 76.4% on professional colleges UR, higher than
1.6 times the secondary level; 63.0% working group 21-40 years UR, higher than 1.3 times
compared with less than 10 years; There 71.0% of income rather UR, higher than 1.5 times
the average income.
Conclusions: 're Smoking is 8.6%, 51.4% smoke more than 20 years; 29.3% smoking in
the workplace; 65.0% aged 41-60 UR; get older smokes a lot; 30.0% had right attitude to
anti-HTL. Yes 60.2% who usuallyUR; on college UR than 1.6 times the other
groups. UR income rather than 1.5 times the average.
Recommendations: - There should be communication programs on health education
against smoking and alcohol abuse. - Strengthening institutions against HTL and alcohol
abuse in each unit. Strictly prohibit advertising, promotion and sponsorship of tobacco
products and alcohol.
ĐẮT VẤN ĐỀ
Hút thuốc lá có nguy cơ tăng bệnh mạch vành ở người tăng huyết áp (9). Theo Trần Đỗ
Trinh người hút thuốc lá trên 8 điếu/ngày bệnh tăng huyết áp cao hơn người bình thường(8).
Nam giới HTL tại các nước phát triển vào khoảng 35,0%. Theo điều tra tại Việt Nam
2001-2002, nam giới tại nông thôn và thành thị HTL 56,0% so với nữ HTL 2,0%. Người có
mức sống cao HTL nhiều(1); các tỉnh phía Bắc, nam giới HTL là 60,9%, ở nữ là 1,2%, vùng
nông thôn 64,8% và thành thị 55,2%. Theo Lê Sĩ Liêm, độ an toàn đối với nam là không quá
2 đơn vị rượu/ngày (20 gram rượu nguyên chất), đối với nữ là là không quá một đơn vị (2).
Theo Trần Đỗ Trinh tăng huyết áp ở những người uống rượu cao hơn so với người
bình thường(8). Nghiên cứu của Phạm Gia Khải (1999) UR có liên quan chặt với tăng
huyết áp ở cả nam và nữ (6). Đáng lưu ý là tỉnh Thái Bình, Nghệ An, Thái Nguyên và Hà
Nội (2002), nam giới UR là 5,6%, và nữ là 0,1%. trong cộng đồng là 32,8% (7). Nam làm
công tác lãnh đạo, quản lý và nhân viên văn phòng UR 67%, người dân tộc uống rượu
nhiều hơn người kinh(1). 95,7% là ruợu nấu thủ công, 87,9% bia nhà máy (nhà máy lớn
40,0%). Uống rượu chủ yếu là tại lễ, tiệc, quán, nhà hàng, khách sạn 11,0%; UR chủ yếu
vào buổi tối; lạm dụng rượu ở các vùng, miền có khác nhau (1). Thống kê y tế năm 2005 cho
biết tỷ lệ mắc bệnh không lây tại Việt Nam từ 42,7% (1976) đến 62,1% (2005) và tử vong
cũng tăng tương ứng(3). Nhóm nguy cơ của bệnh không lây thường gắn liền với hành vi và
lối sống, như HTL và UR. Hút thuốc và UR liên quan đến bệnh tim mạch, ung thư, bệnh
phổi mạn tính và bệnh đường tiêu hoá (4,5). Khuynh hướng các bệnh này tăng ở các nước có
thu nhập thấp; thường xảy ra ở giới trẻ và phụ nữ. Theo WHO (2002), trên thế giới có
khoảng 1,25 tỷ người hút thuốc lá thì nam chiếm 4/5. Tỷ lệ nam hút thuốc lá ở các nước
đang
phát
triển
khoảng
50,0%,
so
với
các
nước
phát
triển
là 35,0%.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ hút thuốc lá và uống rượu với thái độ của nhân viên y tế (NVYT) làm
việc tại thành phố Vũng Tàu trong việc tham gia vào các hoạt động phòng chống HTL và
UR năm 2009.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
Cắt ngang mô tả. đối tượng nghiên cứu là toàn bộ nhân viên y tế năm 2009, làm việc tại
thành phố Vũng Tàu; được đào tạo chuyên ngành y tế trên 02 năm, trình độ tối thiểu là trung
cấp.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích mẫu cho ta kết quả như sau:
Bảng 1: Các đặc tính của mẫu n= 477
Giới tính
Nhóm tuổi
Trình độ chuyên
môn
Nơi công tác
Thời gian công
tác
Thu nhập hàng
tháng
Tần số
Tỷ lệ (%)
Nam
128
27
Nữ
349
73
≤ 30
173
36
31 - 40
139
29
≥ 41
165
35
≥ Cao đẳng
123
26
Trung cấp
354
74
Bệnh viện Lê Lợi
293
61
Khác
184
39
≤ 10 năm
248
52
11 - 20 năm
113
24
≥ 21 năm
116
24
≤ Trung bình
286
67
≥ Khá
139
33
Giới nữ 73,0%; dưới 30 tuổi chiếm 36,0%. 74,0% trình độ trung cấp; 52,0% công tác
dưới 10 năm. 33,0% thu nhập khá. Bệnh viện Lê Lợi chiếm 61,0%.
Tình trạng hút thuốc lá
Bảng 2: Các đặc điểm về HTL
Sử dụng thuốc lá(N=477)
Số lượng điếu thuốc/ngày
(N=41)
Số năm đã hút thuốc (N=41)
Hút thuốc lá ở nơi làm
việc (N=41)
Tần số
Tỷ lệ (%)
Không hút thuốc
416
87,2
Đang hút thuốc
41
8,6
Đã bỏ thuốc
20
4,2
≤ 10
30
73,2
11-20
07
17,0
≥ 21
04
9,8
≤5
8
21,6
6-10
3
8,1
11-15
4
10,8
16-20
3
8,1
≥ 21
19
51,4
Không
29
70,7
Có
12
29,3
Tỷ lệ hút thuốc lá 8,6%; đã bỏ thuốc là 4,2%. hút từ 1-10 điếu/ngày 73,2%. trên 20
năm 51,4%. dưới 5 năm 21,6%. Hút tại nơi làm việc 29,3%.
Bảng 3: Các đặc điểm của HTL
Đặc tính
Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Tuổi bắt đầu HTL mỗi ngày (N= 18)
20±5
12
30
Thời gian HTL trước khi bỏ (N= 18)
15,8±9,4
3
30
Tuổi bỏ HTL (N= 19)
35,8±9,7
16
50
Số điếu hút/ngày (N= 41)
9±5,7
1
23
Bắt đầu hút mỗi ngày là 20 tuổi, nhỏ nhất là 12 tuổi, lớn nhất là 30 tuổi. trung bình khi bỏ
HTL là 15,8 + 9,4 tuổi. Bỏ hút trung bình là 35,8 + 9,7 tuổi.
Bảng 4: Dự định bỏ HTL (N=41)
Đặc tính
Tần số
Tỷ lệ (%)
Dự định bỏ ngay
27
66
Dự định bỏ trong vòng 6
tháng tới
3
7
Không
11
27
Có 73,0% dự định bỏ HTL.
Bảng 5: Mối liên quan giữa HTL với các đặc tính của mẫu
Hút thuốc lá
PR
p
109
<0,01
Có (%)
Không %
Nam
40 (31,2)
88 (68,8)
Giới tính
Nữ
1 (0,3)
348 (99,7 )
Nhóm tuổi
≤ 30
4 (2,3)
169 (97,7)
31 - 40
9 (6,5)
130 (93,5)
2,8
≥ 41
28 (17)
137 (83)
7,3
<0,01*
Trình độ chuyên
môn
≥ Cao đẳng
23 (18,7)
100 (81,3)
3,7
<0,01
Trung cấp
18 (5,0)
336 (95,0)
Thời gian công tác
≤ 10 năm
10 (4,0)
238 (96,0)
11 - 20 năm
12 (10,6)
101 (89,4)
2,6
≥ 21 năm
19 (16,4)
97 (83,6)
4,0
<0,01*
≥ Khá
18 (13)
121 (87)
1,9
0,03
≤ Trung bình
19 (7)
267 (93)
Thu nhập hàng
tháng
Giới nam HTL 31,2%. Có sự khác biệt nam- nữ có ý nghĩa thống kê với p<0,01;
PR=109; KTC 95% (15,2-785,2). Trình độ từ cao đẳng trở lên HTL 18,7%. Có sự khác biệt
trình độ có ý nghĩa thống kê với p < 0,01; KTC 95% (2,1-6,6). Nhóm công tác 11-20 năm
(19,6%) hút gấp 2,6 lần tỷ lệ HTL ở nhóm dưới 10 năm (4,0%) với KTC 95% (1,2-5,9). Tỷ
lệ HTL ở nhóm công tác trên 20 năm 15,6%. Thu nhập khá 13,0%. Thái dộ đúng trong
chống thuốc lá 30,0%.
Tình trạng uống rượu
Bảng 6: Các đặc điểm về UR
Tần số
Tỷ lệ (%)
Đã từng UR (n=477)
287
60,2
UR trong 12 tháng qua (n=477)
263
55,1
UR trong tuần qua (n=263)
91
34,6
Khoảng cách uống (n=263): 5 lần/tuần
8
3,0
1-4 lần/tuần
17
6,5
1-3 lần/tháng
71
27,0
≤ 1 lần/tháng
167
63,5
Mức độ UR (n=263): Uống ít
164
62,3
Uống nhiều
99
37,7
Từng UR ít nhất một lần trong đời là 60,2%. Trong 12 tháng qua 55,1% NVYT có
uống rượu bia. Trong tuần lễ qua, 34,6% NVYT có UR và có 3,0% NVYT uống ít nhất 5
lần trong vòng một tuần.
Bảng 7: Các đặc tính của nhóm UR
Đặc tính
Tần số
Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Số ly trung
bình/lần uống:
Trong 12 tháng
185
2,3± 1,8
1
10
Trong tuần qua
91
4,3± 4,5
1
26
Số ly trung
bình/lần uống:
Trong 12 tháng
97
5,5± 4,4
1
15
Trong tuần qua
39
6,2± 5,7
1
26
Số ly trong một lần uống của 12 tháng vừa qua ở những người có UR là 2 ly.
Bảng 8: Mối liên quan giữa UR với các đặc tính của mẫu
Uống rượu
Giới tính
Nhóm tuổi
Chuyên môn
Nơi công tác
TG công tác
Thu nhập
PR
P
2,3
< 0,01
Có n (%)
Không n(%)
Nam
121(94,5)
7(5,5)
Nữ
142(40,7)
207(59,3)
≤ 30
86(49,7)
87(50,3)
31 - 40
70(50,4)
69(49,6)
1,0
≥ 41
107(65)
58(35)
1,3
< 0,01*
≥ Cao đẳng
94(76,4)
29(23,6)
1,6
< 0,01
Trung cấp
169(47,7)
185(52,3)
Khác
103(56,0)
81(44,0)
1,0
0,77
BV Lê Lợi
160(54,6)
133(45,4)
≤ 10 năm
120(48,4)
128(51,6)
11- 20 năm
70(61,9)
43(38,1)
1,3
≥ 21
73(63)
43(37)
1,3
< 0,01*
≥ Khá
99(71)
40(29)
1,5
< 0,01
≤ Trung bình
136(47,5)
150(52,5)
Uống rượu ở nam (94,5%); Có sự khác biệt nam/ nữ có ý nghĩa thống kê với p<0,01;
PR=2,3; KTC 95% (2,0-2,7). Có 65,0% UR ở nhóm 41-60 tuổi. Chuyên môn từ trên cao
đẳng (76,4%); có sự khác biệt trình độ có ý nghĩa thống kê với p < 0,01; PR = 1,6; KTC 95%
(1,4-1,9). Có 61,9% UR ở nhóm công tác 11-20 năm. Có 63,0% UR ở nhóm công tác 21-40
năm. Có 71,0% ở nhóm NVYT có thu nhập khá UR, cao gấp 1,5 lần nhóm trung bình
(47,5%); có sự khác biệt thu nhập có ý nghĩa thống kê với p < 0,01, KTC 95% (1,3-1,8).
KẾT LUẬN
Tuổi HTL và UR là dưới 30 tuổi, Trình độ trung cấp 74,0% và có mức thu nhập từ trung
bình trở xuống. Đang HTL là 8,6%. Có 51,4% HTL trên 20 năm; hút trên 20 điếu/ngày
là 9,8%; nam bỏ HTL trung bình là 35,8 tuổi vàhút gấp 109 lần so với nữ. Có 29,0%
HTL tại nơi làm việc. Càng lớn tuổi có khuynh hướng HTL tăng. Có thái độ đúng trong việc
chống tác hại của thuốc lá là 30,0%. Từng UR là 60,2%; uống 01 lần/tháng 63,5%, nam UR
gấp 2,3 lần nữ, tửu lượng tỷ lệ thuận với tuổi và thâm niên công tác. Từ cao đẳng trở lên UR
nhiều gấp 1,6 lần so với nhóm khác. Thu nhập khá uống gấp 1,5 lần so với nhóm trung bình.
KIẾN NGHỊ
- Nên có chương trình truyền thông về giáo dục sức khỏe: về chống hút thuốc lá và lạm
dụng rượu ngay từ lứa tuổi nhỏ. Lưu ý học sinh cấp ba và các trường đào tạo cán bộ Y tế.
Củng cố các tổ chức chống hút thuốc lá và lạm dụng rượu tại mỗi đơn vị. Thực hiện các
biện pháp hành chính và thưởng phạt kịp thời.
- Nghiêm cấm các hình thức quảng cáo, khuyến mại và tài trợ cho các sản phẩm thuốc lá
và rượu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ Y tế (2003). Báo cáo kết quả điều tra Y tế Quốc gia 2001- 2002. Tổng cục
Thống kê. Nhà xuất bản Y học, tr.24-28.
2.
Bộ Y Tế (2006). Đánh giá tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam. Nhà xuất bản
Y học tr.8-11.
3.
Bộ Y tế (2006). Niên giám thống kê năm 2005. In Bộ Y tế, tr. 56-57.
4.
Hoàng Long Phát (2002). “Thuốc lá hay sức khỏe”. NXB Y học, tr 9-33, 75, 101.
5.
Hoàng Mai Anh, Nguyễn Hoài An, Ngô Quí Châu và CS (2004). Các bệnh liên
quan đến thuốc lá và cách phòng ngừa. Nhà xuất bản Y học, tr.6.
6.
Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Bạch Yến
(2000). “Đặc điểm DTH bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”. Tạp chí tim mạch. 2000. Phụ
san đặc biệt. tr. 258-282.
7.
Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc Quang và
cộng sự (2003). “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở một số tỉnh thuộc khu
vực phía bắc Việt Nam 2001-2002”. Tạp chí tim mạch học 33, tr. 9-34.
8.
Trần Đỗ Trinh (1992). “Tóm tắt báo cáo tổng kết công trình điều tra DTH bệnh
tăng huyết áp ở Việt Nam 1989-1992”. Y học Việt Nam, số 2, tập 162, tr. 12-14.
9.
United State Department of Health and Human Services. The Seventh Report of
the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of
High Blood Pressure 2003. 2004. Publication No 4-5230.