Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Khảo sát thực trạng hệ thống vận chuyển cấp cứu bệnh nhân Nhi khoa trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.05 KB, 25 trang )

1

Đặt vấn đề
Trong những năm qua, cấp cứu Nhi khoa có những bước chuyển biến
rõ rệt, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến trung ương, nhân lực và trang thiết bị
ngày càng được chú trọng, góp phần giảm tỷ lệ tử vong trẻ em sau 24 h nhập
viện. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong trẻ em trước 24 h nhập viện, đặc biệt tử vong ở
trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi còn cao và hầu như thay đổi chưa đáng kể.
Các nghiên cứu trong nước cho thấy thực trạng cấp cứu Nhi khoa, đặc
biệt là tại các tuyến y tế cơ sở còn nhiều vấn đề cần phải củng cố.
Tại Nghệ An, nghiên cứu của Bs CKII Nguyễn Thị Minh Phương
(2003 – 2004) chỉ ra rằng nhân lực và trang thiết bị cấp cứu Nhi khoa tại các
tuyến y tế cơ sở, nhất là tại các bệnh viện huyện và các trạm y tế còn thiếu
thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu cấp cứu ban đầu tại địa phương.
Từ năm 2004, Bệnh viện Nhi Trung ương đã triển khai chương trình
cấp cứu Nhi khoa cơ bản (BLS) và chương trình cấp cứu Nhi khoa nâng cao
(APLS) với sự hỗ trợ của Bệnh viện Nhi Hoàng gia Melbourne (Australia).
Chương trình đã được thực hiện thành công và tạo được những bước
chuyển biến tích cực tại một số tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Hệ thống
cấp cứu Nhi khoa có cải thiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu
khám chữa bệnh. Đặc biệt tính chuẩn mực trong vận chuyển cấp cứu an toàn
chưa được áp dụng triệt để tại các cơ sở y tế, do đó tỷ lệ tử vong trong 24h đầu
còn cao, theo nghiên cứu của GS Nguyễn Công Khanh và PGS TS Nguyễn
Thanh Liêm, tỷ lệ tử vong 24h đầu là 25 % tại tuyến tỉnh và 60 % tại tuyến
tỉnh.
Công tác vận chuyển an toàn là một vấn đề được Bệnh viện Nhi Trung
ương đặc biệt chú ý trong thời gian qua. Nếu thực hiện tốt công tác vận


2


chuyển bệnh nhân an toàn, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ bệnh nặng cần
thiết phải ổn định tình trạng người bệnh trước khi chuyển viện, chuẩn bị tốt
phương tiện, trang thiết bị và đội ngũ vận chuyển, liên hệ chặt chẽ với nơi
chuyển đến. Thực hiện tốt công tác vận chuyển bệnh nhân sẽ giảm thiểu được
các trường hợp tử vong đáng tiếc xẩy ra trong quá trình chuyển viện cũng như
tỷ lệ tử vong trước 24 h nhập viện tại các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân.
Trong những năm 2005 – 2007, với sự hỗ trợ của Dự án chăm sóc sức
khoẻ trẻ em do chính phủ Phần lan tài trợ (tại Nghệ An) và công tác chỉ đạo
tuyến của Bệnh viện Nhi Trung ương đã triển khai chương trình cấp cứu Nhi
khoa cơ bản (BLS) được mét số khoá học tuy nhiên còn hạn chế về số lượng
và chưa có bổ sung trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác cấp cứu Nhi
khoa.
Nghệ An là một tỉnh có địa bàn rộng, dân số hiện tại hơn 3 triệu dân, giao
thông đi lại còn nhiều khó khăn. Công tác vận chuyển bệnh nhân còn có nhiều
bất cập, nhiều trường hợp được chuyển tuyến trong điều kiện chưa thích hợp.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:
1.

Khảo sát thực trạng hệ thống vận chuyển cấp cứu bệnh nhân
Nhi khoa trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

2.

Xây dùng mô hình, tiêu chuẩn vận chuyển cấp cứu bệnh nhân
Nhi khoa phù hợp với điều kiện thực tế tại Nghệ An.


3

Chương 1

Tổng quan
1.1. Khái niệm vận chuyển cấp cứu:

Công tác vận chuyển bệnh nhân.
Những trẻ em bị bệnh nặng hoặc chấn thương đầu tiên được đưa đến
các trạm cấp cứu. Tại đó, trẻ được điều trị cấp cứu nhưng những nơi này
thường không có khả năng hồi sức và điều trị chuyên sâu. Vì vậy, những trẻ
này phải được chuyển lên các khoa hồi sức nhi khoa, các bệnh viện chuyên
sâu, bệnh viện tuyến trên.
Nếu trẻ được vận chuyển không đúng phương pháp do những người
không được đào tạo về vận chuyển cấp cứu, có thể làm cho tình trạng của trẻ
nặng lên.
Tại Anh, hội hồi sức nhi khoa có quy định về thực hành vận chuyển
bệnh nhân. Việc vận chuyển bệnh nhân do các nhóm chuyên gia vận chuyển
bệnh nhân thực hiện. Các nhóm vận chuyển có thể đảm trách vận chuyển
bệnh nhân tới các phòng hồi sức cấp cứu nhi khoa hoặc các chuyên khoa đặc
biệt khác như khoa báng, khoa thần kinh. Ngoài ra trong cùng một bệnh viện,
bệnh nhân cũng thường được chuyển từ khoa này sang khoa khác và những
khi chuyển bệnh nhân như vậy cũng có khi có các tai biến liên quan tới việc
vận chuyển này.
Các nguyên tắc cơ bản trong vận chuyển bệnh nhân phải được thực
hiện khi vận chuyển bệnh nhân nặng trong phạm vi bệnh viện hoặc giữa các
bệnh viện với nhau.
Đầu tiên, phải đánh giá tình trạng bệnh nhân, hồi sức và ổn định tình
trạng bệnh nhân trước khi vận chuyển. Thông thoáng đường thở, bảo đảm hô
hấp phải được làm đầu tiên bất kể bệnh nhân bị chấn thương hay bị bệnh


4


nặng. Phải thiết lập đường truyền tĩnh mạch, truyền dịch và cho thuốc cấp
cứu. Khám lâm sàng tỉ mỷ, phát hiện các triệu chứng – bệnh lý cần cấp cứu
trước khi vận chuyển.
Lấy máu làm các xét nghiệm cơ bản về huyết học, sinh hoá khi đặt
đường truyền tĩnh mạch, chụp X quang phải được thực hiện cùng lúc.
Liên lạc với nhân viên y tế nơi bệnh nhân sẽ được chuyển đến. Cung
cấp thông tin về tình trạng bệnh nhân, bệnh sử cho họ biết. Cả 2 nhóm vận
chuyển và tiếp nhận bệnh nhân sẽ quyết định bệnh nhân có đủ điều kiện để
chuyển được không, nơi nào sẽ giám sát quá trình vận chuyển.
Sự phối hợp giữa kíp vận chuyển bệnh nhân và bệnh viện nơi sẽ tiếp
nhận bệnh nhân phải được thiết lập ngay sau khi cấp cứu và ổn định tình trạng
bệnh nhân.
1.2. Cấp cứu và ổn định tình trạng bệnh nhân

1.2.1. Chuẩn bị trang thiết bị hồi sức vận chuyển bệnh nhân.
Làm quen với các dụng cụ theo dõi, cấp cứu là điều kiện tiên quyết đối
với tất cả các nhân viên cấp cứu tham gia vào vận chuyển bệnh nhân.
- Dụng cụ cấp cứu đường thở:
• Canuyn miệng – hầu (Canuyn Mayo) sè 000, 00, 0, 1, 2, 3.
• èng nội khí quản số 2.5 – 7.5 không có bóng và ống 7.5 có bóng.
• Đèn đặt nội khí quản: lưỡi thẳng và lưỡi cong.
• Kẹp magil: sử dụng trong trường hợp đặt ống nội khí quản đường
mũi.
• èng hót Yankauer
• èng hút mềm
• Bé kim chọc màng nhẫn giáp
- Dụng cụ cấp cứu nhịp thở:
• Mặt nạ thở oxy



5

• Bóng Ambu tự phồng, có túi chứa oxy: 250ml, 500ml, 1500ml.
• Mặt nạ dày để bóp bóng:
• Cho trẻ nhũ nhi: cỡ 01, 1, 2. Có hình tròn.
• Cho trẻ nhỏ: cỡ 2, 3. Theo hình giải phẫu mặt.
• Cho trẻ lớn: cỡ 4, 5. Theo hình giải phẫu mặt.
- Dụng cụ cấp cứu tuần hoàn:
• Máy điện tâm đồ, khử rung có điện cực cho trẻ em
• Máy theo dõi huyết áp không thâm nhập
• Máy theo dõi oxy máu động mạch
• Các loại catheter luồn tĩnh mạch từ số G18 – G25
• Kim truyền qua xương G16 – G18
• èng đếm giọt
• Bơm tiêm từ 1 – 50 ml
• Máy truyền tĩnh mạch
• Bộ dụng cụ bộc lô tĩnh mạch
- Các loại thuốc, dịch truyền:
• Huyết thanh mặn 0,9 %
• Dung dịch Lactate ringer
• Dung dịch Glucose 5 %
• Dung dịch keo
• Dung dịch albumin 4,5 %
• Adrenalin 1/10 000
• Adrenalin 1/1000.
• Atropin
• Bicacbonat natri 4,2 – 8,4 %
• Lignocain 1 %



6

• Amiodarone
• Dung dịch Glucose 10 hoăc 20 %
• Canxiclorua 10 %
• Furosemid 20 mg/ml
• Manitol 10 hoặc 20 %
• Kháng sinh
- Dụng cụ khác:
• Máy đo đuờng máu
• Bộ dụng cụ dẫn lưu màng phổi
1.2.2. Cấp cứu, ổn định tình trạng bệnh nhân, chuẩn bị công tác vận chuyển.
1.2.2.1. Đường thở và thở.
Phải thông thoáng đường thở, bảo đảm hô hấp bất kể khi trẻ bị ốm
nặng hay bị chấn thương. Bệnh nhân được đặt nội khí quản phải cho thở máy
nếu có điều kiện. Máy thở xách tay có các chức năng cho phép đo áp lực đỉnh
khi thở vào, áp lực dương tính cuối thì thở ra (PEEP), thông khí phút, nâng
nồng độ oxy khí thở vào. Một vài máy thở xách tay mới có báo động khi áp
lực đường thở thấp, có bộ phận theo dõi nồng độ CO2 cuối thì thở ra, báo
động khi nồng độ CO2 tăng, rất dễ dàng theo dõi hô hấp khi vận chuyển bệnh
nhân. Ngoài ra sử dụng máy hút xách tay, máy làm Èm khí thở sẽ làm giảm
khả năng tắc ống nội khí quản trên đường vận chuyển.
Khi vận chuyển, sử dụng thuốc an thần và thuốc giãn cơ cho bệnh nhân
đã được đặt ống nội khí quản sẽ làm cho tình trạng bệnh nhân ổn định và an
toàn hơn, làm giảm nguy cơ tuột ống nội khí quản. Tuy nhiên phải lựa chọn
kích thước và độ dài ống nội khí quản phù hợp với trẻ khi đặt ống và phải cố
định. Đặt ống nội khí quản đường mũi ngày càng được sử dụng nhiều hơn vì
dễ cố định và dễ chăm sóc nếu không có chống chỉ định trong trường hợp vỡ
nền sọ hay rối loạn đông máu.



7

Bình chứa oxy loại E, chứa khoảng 600 lít oxy thường được sử dụng
trong vận chuyển bệnh nhân. Công thức tính lượng oxy cần được sử dụng
trong vận chuyển bệnh nhân là:
(PSI x 0,3)/dòng chảy (l/ph) = thời gian sử dụng oxy có được.
Ví dụ bình chưa E có khoảng 2000 PSI, dòng chảy oxy là 4 i/ph, ta có:
(2000 x 0,3)/4 = 150 phót.
Phải luôn mang theo lượng oxy gấp 2 lần lượng oxy tính được.
1.2.2.2 Tuần hoàn
Phải mang theo bơm tiêm điện có thể lắp được bơm tiêm từ 10 – 50 ml,
đặt Ýt nhất hai đường truyền tĩnh mạch. Phải đặt catheter tĩnh mạch trung tâm
cho trẻ có nguy cơ suy tuần hoàn bằng các catheter có nhiều nòng để cùng
một lúc cớ thể vừa cho dịch keo, vừa đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, vừa
truyền các thuốc vận mạch và các thuốc khác.
Catheter tĩnh mạch trung tâm phải do các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm
đặt. Nếu có rối loạn đông máu cần tránh đặt đường tĩnh mạch dưới đòn. Nếu
bệnh nhân có tăng áp lực sọ não, chấn thương nội sọ, chấn thương cột sống
thì tránh đặt đường tĩnh mạch cổ.
Mục đích của điều trị sốc là cải thiện tuần hoàn vi mạch, ngăn chặn và
điều trị các rối loạn chuyển hoá do giảm tưới máu các mô. Để điều trị sốc tốt,
cần cấp cứu theo các buớc ABC và áp dụng phương pháp điều trị khác nh cho
thuốc vận mạch, điều chỉnh các rối loạn chuyển hoá nh hạ đường máu, toan
chuyển hoá, rối loạn điện giải. Cần theo dõi huyết áp động mạch xâm nhập
đối với tất cả các bệnh nhân có rối loạn huyết động và đang được cho thở
máy.
1.2.2.3. Thần kinh
Khi vận chuyển bệnh nhân, phải đặc biệt chú ý nếu bệnh nhân bị hôn
mê, nhất là đối với bệnh nhân chấn thương sọ não. Hôn mê là dấu hiệu tổn



8

thương hệ thần kinh trung ương cần phải điều trị khẩn cấp để tránh tổn
thương thứ phát. Phải khám, đánh giá toàn diện, điều trị theo các bước ABC,
chống co giật tốt trước khi cho bệnh nhân chụp CT hay MRI.
1.2.2.4. Ủ ấm
Trẻ em mất nhiệt rất nhanh, đặc biệt trong trường hợp ốm nặng. Khi
thăm khám và cấp cứu phải tiến hành từng bước một, bảo đảm cho trẻ không
bị hạ thân nhiệt. Phải ủ Êm trẻ bằng chăn và truyền dung dịch đã được làm
Êm.
1.2.2.5. Hồ sơ - Bệnh án
Tất cả các xét nghiệm, x quang, bảng theo dõi, phản ứng chéo phải
được chuyển cho nơi sẽ nhận bệnh nhân. Nếu các kết quả xét nghiệm có sau
khi bệnh nhân đã được chuyển đi, phải thông báo cho nới nhân bệnh nhân.
1.2.2.6. Bố mẹ bệnh nhân
Phải thông báo đầy đủ tình trạng bệnh và về nơi nhận bệnh nhân sẽ
được chuyển đến cho bố mẹ bệnh nhân biết. Điều này làm tăng sự hợp tác
giữa cán bộ y tế với người nhà bệnh nhân, giảm bớt nỗi lo lắng cho họ.
Bảng danh mục kiểm tra trước khi vận chuyển bệnh nhân.
1. Kiểm tra đường thở của bệnh nhân xem có bảo đảm thông thoáng
trong suốt thời gian vận chuyển hay không, thông khí đã đầy đủ chưa.
2. Cổ đã được cố định đúng chưa?
3. Lượng oxy có đủ dùng trong suốt thời gian vận chuyển hay không?
4. Đường truyền tĩnh mạch đã cố định tốt chưa? Bơm tiêm điện có
hoạt động bằng pin được không?
5. Đã cho đủ dịch truyền trước khi chuyển bệnh nhân chưa?
6. Các chi bị gãy đã được cố định tốt chưa?
7. Monitor có hoạt động tốt không?

8. Dụng cụ giữ Êm cho trẻ trong quá trình vận chuyển có đầy đủ không?


9

9. Bệnh án chi tiết:


Họ và tên



Tuổi



Ngày sinh



Cân nặng



Phim x quang đã chụp



Bảng theo dõi lâm sàng




Các loại thuốc đã cho



Lượng dịch đã cho



Bảng theo dõi thở máy



Kết quả xét nghiệm.

10.

Đã hội chẩn bệnh nhân với nơi chuyển đến chưa?

11.

Đã thông báo cho bố mẹ bệnh nhân biết chưa?

1.3. Tổ chức vận chuyển an toàn

1.3.1. Đảm bảo nguyên tắc cấp cứu ABC.
Trong quá trình vận chuyển, kíp thực hiện vận chuyển bệnh nhân phải
luôn luôn đảm bảo cấp cứu bệnh nhân theo trình tự ABC. Muốn thực hiện tốt
được yêu cầu này, đòi hỏi đội vận chuyển phải chuẩn bị đủ trang thiết bị,

dụng cụ và thuốc thiết yếu cấp cứu đi cùng, đồng thời mỗi cán bộ y tế tham
gia vận chuyển cấp cứu đòi hỏi phải thành thạo các kỹ năng cấp cứu về Nhi
khoa.
1.3.2. Liên hệ, nhận hướng dẫn của nơi nhận.
Trước khi vận chuyển bệnh nhân càn thiết phải liên hệ, hội chẩn với
nơi nhận, nhằm thống nhất, quyết định thời gian vận chuyển, đội vận chuyển
và sự sẵn sàng của nơi tiếp nhận bệnh nhân.
1.4. Bàn giao nơi nhận.


10

Bàn giao về tình trạng bệnh nhân, các thuốc đã sử dụng tại tuyến trước
cũng như đã sử dụng trong quá trình vận chuyển bệnh nhân.
Bàn giao các xét nghiệm, các kết quả chụp X quang, và các thăm dò
chẩn đoán hình ảnh khác.
Bàn giao các thủ tục hành chính, các chế độ viện phí, bảo hiểm.


11

Chương 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Bệnh viện Nhi Nghệ An:
Khảo sát hệ thống vận chuyÓn bệnh nhân cấp cứu Nhi khoa giữa khoa
lâm sàng này tới khoa lâm sàng khác, giữa bệnh viện với các bệnh viện khác
trong và ngoài tỉnh.

2.1.2. Các Bệnh viện tuyến huyện:
- Tất cả Bệnh viện Huyện của 19 huyện thành đều thuộc nhóm nghiên cứu.
- Các Bệnh viện Huyện được chia thành 3 vùng miền: đồng bằng, miền
núi cao và miền núi thấp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu tiến cứu, thiết kế theo yêu cầu chương trình cấp
cứu Nhi khoa cơ bản (BLS) và chương trình cấp cứu Nhi khoa nâng cao
(APLS).
2.2.1.1. Nghiên cứu thực trạng hệ thống vận chuyển cấp cứu trên địa bàn
toàn tỉnh.
- Phương tiện tham gia vận chuyển cấp cứu Nhi khoa.
- Nhân lực tham gia vận chuyển cấp cứu Nhi khoa.
- Trang thiết bị và dụng cụ phục vụ công tác vận chuyển cấp cứu Nhi khoa.
2.2.1.2. Triển khai dự án can thiệp đào tạo nhân lực và kiện toàn hệ thống
vận chuyển cấp cứu nhi khoa.
- Đào tạo cán bộ y tế tham gia vận chuyển cấp cứu nhi khoa về cấp cứu
cơ bản
2.2.1.3. Tổ chức hội thảo:


12

- Mục đích:
• Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa kíp vận chuyển với
các giảng viên.
• Hội thảo nhằm cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc, trở ngại
khi thực hiện vận chuyển cấp cứu.
• Xây dựng mô hình, tiêu chuẩn vận chuyển cấp cứu bệnh nhân

Nhi khoa phù hợp với điều kiện thực tế tại Nghệ An.
- Thời gian: vào các lần đánh giá sau 3 tháng và sau 12 tháng can thiệp
dự án.
- Địa điểm: Bệnh viện Nhi Nghệ An.
- Thành phần:
• Giảng viên APLS trung ương
• Kíp vận chuyển cấp cứu
• Thành phần khác: Đại diện lãnh đạo BV, phòng KHTH, Khoa
Nhi, HSCC Nhi.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ khảo sát trực tiếp và những thông tin qua hệ
thống sổ sách báo cáo của các bệnh viện và các khoa phòng trong bệnh viện.
Số liệu được thu thập từ các mẫu phiếu điều tra, được ghi chép bởi các
nhân viên y tế tham gia vận chuyển bệnh nhân, các nhân viên y tế nơi tiếp
nhận bệnh nhân chuyển đến.
2.2.3. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học.


13

Chương 3
Dự kiến kÕt quả nghiên cứu

3.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác chuyển viện.

3.1.1. Phương tiện vận chuyển cấp cứu Nhi khoa
Phương tiện vận
chuyển
Bệnh viện


Xe ô tô

Xe ô tô

cấp cứu

thường

Xe máy

Phưong
tiện khác

BV Nhi Nghệ An
BV Đa khoa Thành phố
Vinh
BV Đa khoa Thị xã Cửa Lò
BV Đa khoa Huyện ...
Cho điểm theo hệ sè 1, 2, 3, 4:
1 điểm: Đầy đủ và hoạt động tốt
2 điểm: Hoặc chưa đầy đủ hoặc có lúc hoạt động chưa tốt
3 điểm: Có không thường xuyên và hoạt động chưa tốt
4 điểm: Không có

3.1.2. Trang thiết bị phục vụ vận chuyển cấp cứu Nhi khoa
Trang thiết bị

BV Nhi


BV Huyện

BV Huyện

BV Huyện

Nghệ An

...

...

...


14

Bệnh viện
Máy thở
Máy tạo oxy
Hệ thống oxy:
Oxy bình
Máy hót nhớt
Máy khí dung
Dụng cô khai thông
đường thở: Canuyl
mòi – miệng họng
các cỡ, đè lưỡi các cỡ
Bộ đặt NKQ và ống
NKQ trẻ em

Lồng Êp
Lò sưởi Êm
Monitor
Máy sốc điện
Bơm tiêm điện
Máy truyền dịch
Máy chụp Xquang tại
giường
Máy siêu âm tại giường
Máy lọc máu liên tục
Bộ rửa dạ dày kín
Bộ dụng cụ mở khí
quản
Cho điểm theo hệ sè 1, 2, 3, 4:
1 điểm: Đầy đủ và luôn luôn trong trạng thái hoạt động tốt
2 điểm: Hoặc chưa đầy đủ hoặc không luôn luôn trong trạng thái hoạt
động tốt
3 điểm: Không đầy đủ và hoạt động chưa tốt
4 điểm: Không có


15

3.2. Nhân lực

Cán bé y tế tham gia kíp vận chuyển.
3.2.1. Triển khai dự án can thiệp:
Đào tạo kíp vận chuyển cấp cứu nhi khoa:
- Đào tạo cấp cứu cơ bản:
Cán bé y tế


Thời gian

Điểm đầu

Điểm kết

Đề xuất của

vào

thúc khó học

học viên

BS CKII, Tiến sỹ
BS CKI, Thạc sỹ
BS Nhi khoa
BS Đa khoa
Cử

nhân

điều

dưỡng
YSĐK
YTTH
YTSH
NHS

Thành phần khác
Các nội dung yêu cầu học viên đề xuất: Thời gian (lý thuyết, thực
hành), nội dung khoá học, tài liệu giảng dạy, giảng viên, các đề xuất khác.
- Đào tạo kỹ năng vận chuyển cấp cứu:
Cán bé y tế
BS CKII, Tiến sỹ
BS CKI, Thạc sỹ
BS Nhi khoa
BS Đa khoa

Thời gian

Điểm đầu
vào

Điểm kết thúc Đề xuất của
khóa học

học viên


16

Cử

nhân

điều

dưỡng

YSĐK
YTTH
YTSH
NHS
Thành phần khác
3.2.2. Đánh giá hiệu quả dự án can thiệp:
- Đánh giá về kỹ năng hiểu biết: lý thuyết
- Đánh giá về kỹ năng thực hành: thực hành tình huống, trên mô hình
- Đánh giá hiệu quả vận chuyển cấp cứu Nhi khoa.
- Đánh giá các thời điểm:
- Trước khoá học
- Kết thúc khoá học
- Sau 3 tháng
- Sau 12 tháng
- Phương pháp đánh giá:
- Biểu mẫu (Bộ câu hỏi) thống nhất các lần đánh giá
- Đánh giá khách quan, tập trung, chỉ thông báo trước thời gian 1 tuần
3.2.3. Báo cáo hội thảo:
- Thời gian: vào các lần đánh giá sau 3 tháng và sau 12 tháng can thiệp dự
án.
- Đia điểm: Bệnh viện Nhi Nghệ An.
- Thành phần:
• Giảng viên APLS trung ương:
• Kíp vận chuyển cấp cứu:


17

• Thành phần khác: Đại diện lãnh đạo BV, phòng KHTH, Khoa
Nhi, HSCC Nhi.

- Các vấn đề thảo luận:
- Xây dựng mô hình, tiêu chuẩn vận chuyển cấp cứu bệnh nhân Nhi
khoa phù hợp với điều kiện thực tế tại Nghệ An.
3.3. Tình trạng và mô hình bệnh cấp cứu Nhi khoa được vận chuyển

3.3.1. Mô hình bệnh tật cần vận chuyển cấp cứu:
Tuyến y tế tỉnh: Bệnh viện Nhi Nghệ An.
Bệnh

Số lượng

Tần suất trong năm

Viêm phổi nặng
ỉa chảy cấp mất nước nặng
Chấn thương sọ não
Co giật
Suy hô hấp sơ sinh
Sơ sinh non yếu
....
Tuyến y tế huyện, thành phố:
Bệnh
Viêm phổi nặng
ỉa chảy cấp mất nước nặng
Chấn thương sọ não
Co giật
Suy hô hấp sơ sinh
Sơ sinh non yếu
....


Số lượng

Tần suất trong năm


18

Tuyến y tế xã:
Bệnh
Viêm phổi nặng
ỉa chảy cấp mất nước nặng
Chấn thương sọ não
Co giật
Suy hô hấp sơ sinh
Sơ sinh non yếu
....

Số lượng

Tần suất trong năm


19

3.3.2. Các vấn đề xẩy ra trong quá trình vận chuyển bệnh nhi cấp cứu:
Trước dự án can thiệp:

Bệnh

Vấn đề xẩy ra


Số lượng

Vấn đề xẩy ra

Số lượng

Tần suất trong
năm

Viêm phổi nặng
ỉa chảy cấp mất nước nặng
Chấn thương sọ não
Co giật
Suy hô hấp sơ sinh
Sơ sinh non yếu
....
Sau dự án can thiệp:

Bệnh
Viêm phổi nặng
ỉa chảy cấp mất nước nặng
Chấn thương sọ não
Co giật
Suy hô hấp sơ sinh
Sơ sinh non yếu
....

Chương 4
dự kiến bàn luận

Bàn luận về:

Tần suất trong
năm


20

- Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực tham gia vận
chuyển cấp cứu.
- Tổ chức, thực hiện vận chuyển cấp cứu theo tiêu chuẩn vận chuyển cấp
cứu an toàn
- Các vấn đề nẩy sinh trong quá trình vận chuyển cấp cứu
- ảnh hưởng của dự án can thiện về đào tạo nhân lực và các khuyến nghị
về công tác tổ chức, thực hiện vận chuyển cấp cứu.


21

dự kiến kết luận
1. Tình trạng cơ sở vật chất và nhân lực hệ thống vận chuyển cấp cứu
Nhi khoa tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhìn chung còn
thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển cấp cứu Nhi khoa
hàng ngày. Đặc biệt là tại các Bệnh viện huyện, tình trạng nhân lực
thiếu thốn, chưa được đào tạo về Nhi khoa nói chung và đào tạo về cấp
cứu Nhi khoa nói riêng, trang thiết bị thiếu thốn.
2. Dự án can thiệp đào tạo nhân lực và hỗ trợ trang thiết bị thiết yếu cải
thiện đáng kể chất lượng vận chuyển cấp cứu nhi khoa trên địa bàn
toàn tỉnh Nghệ An.



22

dự kiến kế hoạch nghiên cứu

- Từ tháng 8/2009 – 10/2009: Xây dựng, hoàn thiện đề cương nghiên cứu.
- Từ tháng 10/2009 – 10/2010: Khảo sát thực trạng hệ thống vận chuyển
cấp cứu trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An.
- Từ tháng 10/2010 – 12/2010: Xây dựng chương trình đào tạo, dự án
can thiệp hỗ trợ. Tổ chức hội thảo thống nhất chương trình.
- Từ tháng 12/2010 – 12/2011: Thực hiện chương trình đào tạo, dự án
can thiệp hỗ trợ và thu thập số liệu
-

Từ tháng 12/2011 – 03/2012: Viết báo cáo đề tài.

- Tháng 4/2012: Thông qua đề tài cấp cơ sở.


Tài liệu tham khảo
1.

Bé Y tế, Quy chế cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc (Ban hành kèm theo
Quyết định số: 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

2.

Nguyễn Công Khanh, Nghiên cứu lựa chọn tiến bộ khoa học kỹ thuật và
xây dựng mô hình cấp cứu nhi khoa phù hợp các tuyến nhằm giảm tỷ lệ
tử vong 24 giờ đầu, Đề tài độc lập cấp nhà nước 2001 – 2002.


3.

Nguyễn Thị Minh Phương, Nghiên cứu thực trạng hệ thống cấp cứu Nhi
khoa tại Nghệ An, Đề tài cấp tỉnh 2003 – 2004.

4.

American Academy of Pediatrics, American College of Emergency
Physicians, The Pediatric Emergency Medicine Resource, Jones and
Bartlett publishers, Revised fourth edition 2004.

Phụ lục


Mục lục
Đặt vấn đề........................................................................................................1
Tổng quan........................................................................................................3
1.1. Khái niệm vận chuyển cấp cứu:.......................................................................3
1.2. Cấp cứu và ổn định tình trạng bệnh nhân...............................................4
1.2.1. Chuẩn bị trang thiết bị hồi sức vận chuyển bệnh nhân............4
1.2.2. Cấp cứu, ổn định tình trạng bệnh nhân, chuẩn bị công tác
vận chuyển...................................................................................................................6
1.3. Tổ chức vận chuyển an toàn...........................................................................9
1.3.1. Đảm bảo nguyên tắc cấp cứu ABC............................................................9
1.3.2. Liên hệ, nhận hướng dẫn của nơi nhận..................................................9
1.4. Bàn giao nơi nhận.................................................................................................9

đối tượng và phương pháp nghiên cứu.......................................................11


2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................11
2.1.1. Bệnh viện Nhi Nghệ An:...............................................................................11
2.1.2. Các Bệnh viện tuyến huyện:...................................................................11
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................11
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................11
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................12
2.2.3. Xử lý số liệu.....................................................................................................12

Dự kiến kÕt quả nghiên cứu.........................................................................13
3.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác chuyển viện.
...............................................................................................................................................13
3.1.1. Phương tiện vận chuyển cấp cứu Nhi khoa......................................13
3.1.2. Trang thiết bị phục vụ vận chuyển cấp cứu Nhi khoa...............13
3.2. Nhân lực...................................................................................................................15
3.2.1. Triển khai dự án can thiệp:.....................................................................15
3.2.2. Đánh giá hiệu quả dự án can thiệp:....................................................16
3.2.3. Báo cáo hội thảo:.........................................................................................16
3.3. Tình trạng và mô hình bệnh cấp cứu Nhi khoa được vận
chuyển..............................................................................................................................17
3.3.1. Mô hình bệnh tật cần vận chuyển cấp cứu:...................................17
3.3.2. Các vấn đề xẩy ra trong quá trình vận chuyển bệnh nhi
cấp cứu:.........................................................................................................................19

dự kiến bàn luận............................................................................................19
dự kiến kết luận.............................................................................................21
dự kiến kế hoạch nghiên cứu.......................................................................22
Tài liệu tham khảo........................................................................................23


Những chữ viết tắt

Tiếng việt:

BS CKI:

Bác sỹ chuyên khoa I

BS CKII:

Bác sỹ chuyên khoa II

BS:

Bác sỹ

HSCC:

Hồi sức cấp cứu

NHS :

Nữ hộ sinh

NKQ :

Nội khí quản

YSĐK:

Y sỹ đa khoa


YTTH :

Y tá trung học

YTSH :

Y tá sơ học

Tiếng anh:

ABC

Airway, Breathing, Circulation

APLS

Advanced Pediatric Life Surport

BLS

Basic Life Surport


×