Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Luận văn thạc sĩ mối QUAN hệ GIỮA yếu tố văn hóa, CHẤN THƯƠNG tâm lý với NGUY cơ TRẦM cảm SAU SINH ở các bà mẹ tại HUYỆN THƯỜNG tín hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.5 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ THU QUỲNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ VĂN HÓA, CHẤN THƯƠNG TÂM
LÝ VỚI NGUY CƠ TRẦM CẢM SAU SINH Ở CÁC BÀ MẸ TẠI
HUYỆN THƯỜNG TÍN – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ THU QUỲNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA YẾU TỐ VĂN HÓA, CHẤN THƯƠNG
TÂM LÝ VỚI NGUY CƠ TRẦM CẢM SAU SINH Ở CÁC BÀ MẸ
TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ
VỊ THÀNH NIÊN
Mã số: Thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Mimi Le
TS. Trần Thành Nam


HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp “Mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lý
với trầm cảm sau sinh tại huyện Thường Tín – Hà Nội” được hoàn thành tại
ĐHQGHN – Trường ĐHGD. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
tới ĐHQGHN – Trường ĐHGD, phòng Đào tạo sau đại học, đặc biệt là PGS. TS
Mimi Le và TS. Trần Thành Nam những người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt,
giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai
nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo – các nhà khoa học đã trực tiếp
giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên nghành Tâm lý học lâm
sàng trẻ em và vị thành niên cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua.
Xin gửi tới 6 trạm y tế xã Văn Bình, Liên Phương, Hà Hồi, Khánh Hà, Hiền
Giang,Văn Phú và Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như cung cấp những tài liệu
nghiên cứu cần thiết để hoàn thành đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn GS. TS Bahr Weiss và dự án phát triển chương trình
TLHLS trẻ em và VTN đã hỗ trợ tác giả một phần kinh phí trong quá trình nghiên
cứu giúp tác giả thực hiện tốt hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đặc biệt là những
người thân trong gia đình đã quan tâm giúp đỡ để tác giả hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của Thầy Cô, các nhà
khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Lê Thị Thu Quỳnh

i



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADAS

: Abbreviated Dyadic Adjustment Scale
(Thang đo hài lòng trong quan hệ hôn nhân ADAS)

BV

: Bệnh viện

GAD7

: Generalized Anxiety Disorder 7 items
(Thang đo lo âu GAD-7)

ICD-10

: International Classifcation of Diseases
(Bảng phân loại bệnh Quốc tế)

EPDS

: Edinbugh Postpartum Depression Scale
(Thang đo trầm cảm sau sinh của Edinbugh)

LA

: Lo âu


PDPI – R

: Postpartum Depression Predictors Inventory – Revised
(Thang đánh giá dự báo trầm cảm trước và sau sinh)

PHQ 9

: Patient Health Questionnaire – 9
(Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9)

RLTT

: Rối loạn tâm thần

SKTT

: Sức khỏe tâm thần

TC

: Trầm cảm

TCSS

: Trầm cảm sau sinh

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ……………………………………………………………….....i
Danh mục các chữ viết tắt …………….……………………….….……….ii
Mục lục….......................................................................................................iii
Danh mục các bảng ………….…………………………………………….v
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sơ lược kết quả nghiên cứu đi trước về TCSS ở nước ngoài...Error:
Reference source not found
Bảng 1.2. Sơ lược kết quả nghiên cứu đi trước về TCSS ở trong nước.. .Error:
Reference source not found
Bảng 3.1. Tuổi của nhóm khách thể nghiên cứu....Error: Reference source not
found
Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn của khách thể nghiên cứu.........Error:
Reference source not found
Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của khách thể nghiên cứu...............Error:
Reference source not found
Bảng 3.4. Đặc điểm về thu nhập của khách thể nghiên cứu....Error: Reference
source not found
Bảng 3.5. Tuổi kết hôn của nhóm khách thể nghiên cứu........Error: Reference
source not found
Bảng 3.6. Tình trạng sống chung của nhóm nghiên cứu.........Error: Reference
source not found

Bảng 3.7. Phân loại lo âu theo thang sàng lọc GAD-7 Error: Reference source
not found
Bảng 3.8. Phân loại trầm cảmtheo thang sàng lọc PHQ-9......Error: Reference
source not found
Bảng 3.9. Tương quan giữa lo âu trầm cảm trước sinh và các biến số.....Error:
Reference source not found
Bảng 3.10. Mô hình hồi quy lo âu trước sinh và các biến số. .Error: Reference
source not found
Bảng 3.11. Mô hình hồi quytrầm cảm trước sinh và các biến số.............Error:
Reference source not found
Bảng 3.12. Phân loại lo âu theo thang sàng lọc GAD-7..........Error: Reference
source not found
iv


Bảng 3.13. Phân loại trầm cảm theo thang sàng lọc PHQ-9. . .Error: Reference
source not found
Bảng 3.14. Phân loại trầm cảm theo thang trầm cảm sau sinh EDPS......Error:
Reference source not found
Bảng 3.15 Tương quan giữa lo âu, trầm cảm 3 tháng sau sinh và các biến số
có liên quan...................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.16. Kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập giữa hai nhóm không trầm
cảm (điểm <10) và trầm cảm cần can thiệp (điểm >13) đo bằng EDPS với
từng hình thức thực hành kiêng cữ sau sinh. Error: Reference source not found
Bảng 3.17. Mô hình hồi quy lo âu sau sinh và các biến số.....Error: Reference
source not found
Bảng 3.18.Mô hình hồi quy trầm cảm sau sinh và các biến số Error: Reference
source not found
Bảng 3.19 Mô hình hồi quy trầm cảm sau sinh đo bằng thang EPDS và các
biến số...........................................................Error: Reference source not found

Bảng 3.20. Mô hình hồi quy trầm cảm sau sinh đo bằng EPDS với những
biến

số

xảy

ra

trước



sau

sinh……………………………………………..Error: Reference source not
found

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp
hóa- hiện đại, đang cố gắng trở thành nước có nền công nghiệp phát triển và để
hòa nhập với nền văn minh thế giới. Đi cùng với sự phát triển đó thì con người là
nhân tố không thể thiếu góp phần thúc đẩy sự phát triển. Con người phải lao động
nhiều hơn, tập trung, và không ngừng cố gắng để hoàn thành công việc của mình.
Chính việc luôn cố gắng hoàn thiện công việc của mình mà con người không còn
đủ thời gian quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn cho nhau trong

cuộc sống, mọi người sống vội vã, bận rộn. Đặc biệt với phụ nữ chính những khó
khăn này đã tạo cơ hội cho vấn đề sức khỏe tâm thần phát triển như lo âu, trầm
cảm, stress, đặc biệt là trầm cảm sau sinh. Mang thai và sinh con là thiên chức và
cũng là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Quá trình
vượt cạn khiến các bà mẹ đã có sự biến đổi lớn về sinh lý và tâm lý đặc biệt là sự
biến đổi về tâm lý đòi hỏi người phụ nữ phải thích nghi dần dần cả về mặt cơ thể
và tinh thần. Và văn hóa truyền thống cũng góp phần ảnh hưởng đến cuộc sống
của những bà mẹ mới sinh. Phần lớn các bà mẹ dần dần thích nghi với những cái
mới nên không có phản ứng nặng nề về cơ thể và tâm lý. Còn ở một số ít phụ nữ
những thay đổi này có thể quá ngưỡng làm xuất hiện một số rối loạn tâm thần ở
mức độ khác nhau trong đó có trầm cảm sau sinh [1,tr. 57-64].
Những nghiên cứu trong khoảng thời gian gần đây phát hiện ra rằng trong
giai đoạn sau sinh thường dễ nhạy cảm với những thay đổi trong cuộc sống của
người mẹ và đứa con mới chào đời thì rối loạn tâm lý thường có thể gặp nhất là
trầm cảm.Trầm cảm sau sinh có thể là nguy cơ đến sức khỏe tâm thần của người
mẹ cũng như mối quan hệ giữa mẹ và các thành viên khác trong gia đình đặc biệt
là những đứa con mới sinh, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về cảm xúc, tâm
lý, nhân cách và trí tuệ của trẻ sau này.
Một trong những hậu quả trầm trọng của trầm cảm sau sinh là người mẹ có
thể xuất hiện những ý nghĩ hay hành vi tự sát và nguy hiểm hơn là mẹ có thể giết
chết chính đứa con mà họ đã mang nặng đẻ đau. Trầm cảm sau sinh thường xuất
1


hiện ở những phụ nữ có tình trạng sức khỏe kém, tình trạng kinh tế xã hội thấp,
quan hệ vợ chồng và với các người thân khác ít có sự gắn bó, sinh con không theo
ý muốn (giới tính của con), tình trạng hôn nhân không thỏa mãn, hay mẹ có lạm
dụng chất kích thích, trình độ học vấn thấp, tuổi của mẹ cao quá hoặc thấp quá,
can thiệp trong quá trình sinh nở và cả những văn hóa truyền thống…Những yếu
tố này có ảnh hưởng đến việc chăm sóc những đứa con và cả việc chăm sóc sức

khỏe tâm thần cho mẹ. Theo nghiên cứu khảo sát kiến thức về TCSS thấy tỷ lệ các
bà mẹ bị tâm trạng buồn chán sau sinh (baby blues) chiếm 80%, trong đó tỷ lệ các
bà mẹ mắc TCSS chiếm khoảng 10% và tỷ lệ bị loạn thần sau sinh khoảng 0,10,2% (Roberstson, Celasun và Stewaard,2003). Vì vậy với mong muốn tạo sự
quan tâm chú ý đặc biệt cho những bà mẹ sau khi sinh nên tác giả muốn tiến hành
nghiên cứu “ Mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lý với nguy cơ
trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ tại Thường Tín – Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu
-

Tìm hiểu thực trạng vấn đề TC của các bà mẹ trước sinh(6 – 9 tháng) và sau

sinh (3 tháng)
-

Tìm hiểu một số yếu tố văn hóa xã hội và các chấn thương tâm lý có nguy cơ

ảnh hưởng đến rối loạn TCSS ở các bà mẹ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Điểm luận và phân tích một số quan điểm, các công trình nghiên cứu về TCSS ở
trong nước và ngoài nước nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế phát sinh, phát triển, tỉ lệ dịch tễ của rối loạn
TCSS.
- Tìm hiểu các yếu tố văn hóa xã hội, chấn thương tâm lý ảnh hưởng đến rối loạn
TCSS ở các bà mẹ và con.
3.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực trạng các biểu hiện lo âu, trầm cảm ở các bà mẹ trong khoảng thời
gian trước sinh (6 - 9 tháng) và sau sinh (3 tháng) bằng bảng hỏi.
2



- Chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lý với tình trạng lo
âu, trầm cảm của các bà mẹ trong thời gian mang thai và sau khi sinh nở bằng các
phép phân tích số liệu thống kê.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Sự tác động qua lại giữa chấn thương tâm lý với lo âu và trầm cảm sau sinh.
- Các biểu hiện lo âu, trầm cảm ở các bà mẹ trước sinh (6-9 tháng) và sau sinh (3
tháng).
4.2. Khách thể nghiên cứu
134 bà mẹ mang thai từ 6 - 9 tháng và sau khi sinh (3 tháng) tại Thường Tín
– Hà Nội đến đăng ký khám thai định kỳ tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe bà
mẹ và trẻ em ban đầu ở tuyến xã.
5. Giới hạn nghiên cứu
5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Trong đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố văn hóa và
chấn thương tâm lý ảnh hưởng đến các bà mẹ trước sinh (6 – 9 tháng) và sau sinh
(3 tháng) cũng như mối quan hệ giữa chúng với nguy cơ trầm cảm sau sinh của
các bà mẹ.
5.2. Giới hạn địa bàn và phương thức chọn mẫu khách thể nghiên cứu
Công tác chọn mẫu được tiến hành trên những bà mẹ mang thai từ tháng thứ
6 đến tháng thứ 9 đến đăng ký khám thai định kỳ tại các trung tâm chăm sóc sức
khỏe bà mẹ và trẻ em ban đầu tuyến xã tại huyện Thường Tín- Hà Nội trong
khoảng thời gian từ tháng thứ 3 đến tháng 11 năm 2014. Tất cả khách thể nghiên
cứu được lựa chọn phải ký xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi được giới
tiệu về mục đích nghiên cứu cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ của người tham
gia nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu biết trước sẽ phải tham gia trả lời phiếu hỏi
2 lần (lần 1 vào thời gian trước khi sinh từ 6 – 9 tháng và lần thứ 2 vào khoảng 3
tháng sau khi sinh). Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm những bà mẹ có tiền sử bị loạn
thần, những bà mẹ có biểu hiện chậm phát triển tâm thần…..

6. Giả thuyết nghiên cứu
3


- Tỷ lệ các bà mẹ có biểu hiện lo âu, trầm cảm trong thời gian mang thai (từ
6 đến 9 tháng) và sau khi sinh (3 tháng) là khá phổ biến. Tỷ lệ các bà mẹ đáp ứng
các tiêu chuẩn của rối loạn TCSS chiếm khoảng 10%.
- Các yếu tố văn hóa , chấn thương tâm lý có liên quan đến tình trạng lo âu
và trầm cảm của các bà mẹ trước và sau sinh. Điển hình như những mâu thuẫn
trong cuộc sống chung với gia đình chồng, thiếu sự hỗ trợ từ chồng và gia đình
nhà chồng, thiếu sự hỗ trợ từ các mối quan hệ bạn bè đồng nghiệp, sự kỳ vọng về
giới tính của trẻ không như mong đợi, những kiêng khem theo quan điểm văn hóa
truyền thống mà người phụ nữ phải thực hiện trong thời gian mang thai và sau
sinh sẽ làm tăng nguy cơ lo âu và rối loạn TCSS ở các bà mẹ.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích nghiên cứu đã đặt ra chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đọc và phân tích các quan điểm, các công trình nghiên cứu về trầm cảm sau
sinh ở trong nước và nước ngoài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và thang đo
Phương pháp điều tra được sử dụng trong nghiên cứu nhằm thu thập các ý
kiến của các khách thể về thông tin cá nhân của các bà mẹ.
7.3. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 21.0 để
xử lý kết quả nghiên cứu, nhằm xác định độ tin cậy, tính khách quan giữa một số
yếu tố các sang chấn với lo âu trầm cảm ở các bà mẹ.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Bổ sung số liệu về bằng chứng nghiên cứu

+ Tỷ lệ dịch tễ lo âu, trầm cảm trước sinh (6-9 tháng) và sau sinh (3 tháng).
+ Những yếu tố văn hóa và chấn thương tâm lý có thể làm tăng nguy cơ TC
trước sinh, sau sinh.
8.2.Ý nghĩa thực tiễn
4


- Giúp các bà mẹ, cộng đồng nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khoẻ của phụ
nữ trước và sau thời kỳ sinh nở có thêm kiến thức, kỹ năng để có thể phồng ngừa
TCSS.
- Bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học nghành tâm lý
học lâm sàng vào học phần Tâm bệnh học cũng như gợi mở các hướng nghiên cứu
tiếp theo về TCSS.
- Bằng chứng từ nghiên cứu này có thể xác định các yếu tố nguy cơ có ảnh
hưởng đến TCSS chính từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa cho các bà mẹ
trong thời gian mang thai và sau khi sinh nở để giảm thiểu TCSS.
9. Một số vấn đề liên quan đến đạo đức nghiên cứu
- Quy trình, nội dung, mục đích nghiên cứu được giới thiệu chi tiết dến khách thể
nghiên cứu.
- Những khách thể nghiên cứu được lựa chọn hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi
tham gia nghiên cứu, ký xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Cán bộ nghiên cứu tôn trọng quyết định của khách thể nghiên cứu. Khách thể
nghiên cứu có thể quyết định không tiếp tục tham gia nghiên cứu bất kỳ thời điểm
nào.
- Thông tin cá nhân được tách riêng và mã hóa để đảm bảo tính bảo mật.
- Khách thể được giới thiệu về người chịu trách nhiệm về quyền lợi người nghiên
cứu và số điện thoại liên lạc.
- Quá trình khảo sát bằng bảng hỏi được sự đồng ý và thông qua của lãnh đạo các
trạm y tế nơi tác giả chọn làm địa bàn thực hiện nghiên cứu.
10. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu , kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Vấn đề thuật ngữ TCSS và lịch sử phát triển
Khái niệm trầm cảm (depression) ban đầu được gọi là biểu hiện “u uất” xuất

hiện lần đầu tiên trong thời kỳ Lưỡng Hà cổ đại thiên niên kỷ thứ 2 trước Công
nguyên.Thời gian này tất cả các bệnh tâm thần đều được xem là do ma quỷ gây ra
và việc chữa trị nó phải có sự tham gia của các linh mục. Tuy nhiên một số bác sĩ
La Mã và Hy Lạp lại nghĩ rằng trầm cảm là một bệnh do sinh học và tâm lý gây
lên. Năm 430 trước Công nguyên Hipocrates một bác sĩ Hy Lạp là người đầu tiên
nhận ra bệnh tâm thần sau sinh. Ông mô tả hưng cảm liên quan đến tiết sữa
(lactation) kết hợp nhiễm trùng sau sinh (puerperal sepsis) là bệnh tương đối
thường gặp ở người Hy Lạp xưa nhưng bệnh này không được lưu ý. Cho đến năm
1700 đến 1800 khi những báo cáo đầu tiên sau sinh – puerperal insanity bắt đầu
xuất hiện trong các y văn Đức và Pháp quan trọng hơn một số phụ nữ được mô tả
với bệnh cảnh tái phát nhiều lần trong thời kỳ sau khi sinh dẫn đến nhu cầu cần
phải can thiệp chữa trị cho căn bệnh hậu sản này.
Năm (1818) bác sĩ Jean Etienne Erquirol lần đầu tiên mô tả chi tiết số liệu
92 bệnh nhân loạn thần sau sinh (puerperal psychosis) trong vòng 6 tuần sau sinh

tại Salpetriere trong thời kỳ chiến tranh Napoleon. Tuy nhiên người có công nhiều
nhất trong lĩnh vực này phải kể đến Louis Victor Marce’ một bác sĩ người Pháp đã
mô tả bệnh tâm thần sau sinh một cách rõ ràng trong cuốn sách nổi tiếng “Điều trị
điên ở phụ nữ có thai – Traite’ de la folie des femmes enceintes” xuất bản năm
1856. Marce đưa ra khái niệm hiện đại cho bệnh tâm thần liên quan thai kỳ sau
sinh. Đến năm 1858 ông báo cáo về 310 trường hợp phụ nữ trầm cảm trong thời
gian mang thai và sau sinh. Kết quả cho thấy 9% phụ nữ trầm cảm trong thời gian
mang thai, 58% trầm cảm giai đoạn sau sinh, 33% trầm cảm trong giai đoạn cho
con bú. Ông đã đưa ra nhận định rằng TCSS có nhiều tính năng khác với bệnh tâm
thần khác và điều này thực sự phải được phân loại như là một chẩn đoán riêng biệt
[70, tr 157-165].
6


Đến năm 1968 Brice Pitt đầu tiên mô tả trầm cảm “không điển hình”( về
sau được gọi là buồn người mẹ - maternity blues) ảnh hưởng đến các bà mẹ từ
ngay sau khi sinh con. Nghiên cứu rộng rãi dựa trên phỏng vấn có hệ thống tiêu
chuẩn chẩn đoán để xác định bệnh cho các bà mẹ, tỷ lệ trầm cảm từ nhẹ đến trung
bình, cao trong 6 tháng đầu sau sinh và được tiến hành trên mẫu đại diện cho quần
thể dân số và kết quả cho thấy khoảng 10,8% phụ nữ bị TCSS. Ông gọi đó là trầm
cảm “không điển hình” vì các triệu chứng của TCSS không giống với bệnh tâm
thần khác [28, tr.1325-1335].
Khái niệm trầm cảm không có loạn thần xuất hiện vào năm 1970. Từ đó đến
nay trầm cảm cũng như loạn thần liên quan đến thai sản được nghiên cứu ngày
càng nhiều và có hệ thống đặc biệt là ở các nước phát triển [66, tr 2646-2658].
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về trầm cảm sau sinh ở nước ngoài
Đến thời điểm hiện tại, trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về
trầm cảm sau sinh. Nội dung các nghiên cứu rất đa dạng, tập trung về các vấn đề
như nguyên nhân, cơ chế bệnh, đặc điểm, triệu chứng, biểu hiện bệnh, các yếu tố
văn hóa xã hội, sang chấn tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh.

Ví dụ Chandran và cộng sự (2002) nghiên cứutrên 359 bà mẹ trong 3 tháng
cuối thời kỳ mang thai và 6-12 tuần sau sinh báo cáo tỷ lệ trầm cảm sau sinh
chiếm 19,8% các yếu tố ảnh hưởng đến như thu nhập thấp, giới tính của con
(mong muốn con trai), mối quan hệ không tốt với mẹ chồng và cha mẹ đẻ, các sự
kiện căng thẳng trong cuộc sống khi mang thai, thiếu sự hỗ trợ xã hội [29, tr 499504]
Patel và cộng sự (2002) nghiên cứu trên 252 bà mẹ Ấn Độ sau sinh tại BV
cho thấy Lần 1: 6 -8 tuần sau sinh kết quả có tới 23% TCSS, Lần 2: 6 tháng sau
sinh kết quả có tới 22% TCSS. Các yếu tố liên quan đến là lo lắng trước sinh,
kinh tế khó khăn, bạo lực gia đình, giới tính của trẻ, mối quan hệ trong hôn nhân
không như mong muốn [53, 1355-1373]
Emma Robertson và cộng sự (2004) nghiên cứu trên 14000 đối tượng vàsử
dụng thang đo Edinburgh Postpartum Depression Scale (EPDS) cho thấy có tới
10000 bà mẹ có yếu tố nguy cơ rối loạn TCSS. Có tới 30 – 75% (3 ngày – 2 tuần)
7


baby blues, trầm cảm sau sinh chiếm 10 – 15 % trong vòng 6 tháng sau sinh, rối
loạn tâm thần sau sinh chiếm 0,1 – 0,2% trong vòng 2 tuần sau sinh [39, tr 289295]
Một nghiên cứu dịch tễ học khác của Hồng Kong mà tác giả Lee và cộng sự
(2005) trên 959 bà mẹ sau sinh 6 tháng tại bệnh viện được sử dụng công cụ EPDS
với điểm cut off > 9. Kết quả có 12,7% các bà mẹ TCSS với các yếu tố có liên
quan như TC trong khi mang thai, có mối quan hệ không tốt với mẹ chồng, lịch sử
TC, căng thẳng trong hôn nhân [56, tr 77-103]
Nghiên cứu của Reck và cộng sự (2004) trên 853 bà mẹ ở Đức và đánh giá
2 tuần sau sinh bằng Edinburgh cho thấy tỷ lệ “baby blues” (trầm cảm thoáng qua)
ở phụ nữ Đức là 55,2% và có liên kết quan trọng giữa trầm cảm thoáng qua thai
sản với trầm cảm sau sinh, trầm cảm thoáng qua thai sản với rối loạn lo âu [64, tr
77-87]
Theo Elizabeth Coorwin và cộng sự (2006), trường đại học bang Ohio
nghiên cứu trên 31 bà mẹ sinh đủ tháng, không có biến chứng lúc sinh thì có

10/31 bà mẹ có những triệu chứng trầm cảm sau sinh vào tuần thứ tư. Sau khi
sinh có tình trạng mệt mỏi cao hơn 2 tuần sau sinh. Ước tính khoảng 12% bà
mẹ trầm cảm sau sinh trong vòng 1 năm sau sinh và khoảng 19% ở dạng nhẹ
[37]
Một nghiên cứu ngoài cộng đồng khác tại Pakistan tác giả Husain và cộng
sự (2006) nghiên cứu trên 175 bà mẹ đang mang thai (lần 1) và 149 bà mẹ sau sinh
3 tháng (lần 2). Công cụ được dùng để đo là thang EPDS kết quả cho thấy tỷ lệ
TCSS chiếm 36% với các yếu tố bạo lực gia đình, hỗ trợ xã hội thấp(gia đình, bạn
bè, chồng) và lo lắng trước khi sinh [50, tr268-276].
Nghiên cứu khác của Xie và cộng sự (2007) trên 300 bà mẹ sau sinh 6 tuần
tại 4 bệnh viện của Trung Quốc và sử dụng thang đo EPDS. Kết quả cho thấy
17,3% bà mẹ TCSS với các yếu tố ảnh hưởng như giới tính của trẻ, sự hài lòng với
cuộc sống [53, tr 1355-1373]
Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2005) trên T1:335 (bà mẹ đang mang thai),
T2: 244 bà mẹ sau sinh 6 tuần tại cộng đồng, sử dụng thang EPDS. Tác giả đã
8


công bố có 24,2% các bà mẹ TCSS với EPDS các yếu tố liên quan là TC trước
sinh và lo lắng trước sinh [56, tr 77-103]
Với nghiên cứu của Mayumi Watauabe và cộng sự (2008) đã điều tra 235
bà mẹ trước khi sinh và điều tra lại sau 5 ngày, 1 tháng, 3 tháng sau khi sinh. Công
cụ sử dụng để điều tra là thang EPDS của Edinburgh. Kết quả nghiên cứu cho thấy
có 12,8% khách thể nghiên cứu đáp ứng tiêu chí rối loạn trầm cảm sau sinh theo
thang đo này [58, tr 211-217]
Một nghiên cứu khác về bệnh trầm cảm ở nhóm phụ nữ nghèo trong độ tuổi
sinh đẻ có con 12 tháng tuổi hoặc lớn hơn của tác giả Weitzman (2010) nghiên
cứu được thực hiện trên 845 bà mẹ nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha và đánh
giá nhanh triệu chứng trầm cảm (QIDS-SR) bảng câu hỏi gồm 16 đề mục được
thiết kế đo lường độ nặng của trầm cảm cho thấy có 44% (372 bà mẹ ) có triệu

chứng trầm cảm [72, tr 2010-3034]
Nghiên cứu về trầm cảm sau sinh ở các nước phát triển như một nghiên cứu
về phụ nữ Arap sống ở Quatar mà tác giả là Benner (2011) đã nghiên cứu trên
1379 bà mẹ. Công cụ nghiên cứu là thang EPDS. Thời gian điều tra là 6 tháng sau
khi sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ TCSS là 17,6% các bà mẹ trên 35 tuổi
là 49,9%. Các yếu tố như khó khăn về tài chính, sinh non, thiếu sự hỗ trợ của gia
đình mâu thuẫn trong mối quan hệ hôn nhân đã được xác định là yếu tố nguy cơ
chính cho việc phát triển TCSS [27, tr 325-337]
Nghiên cứu của tác giả Dennis(2012) trên 6421 bà mẹ sau sinh ngoài cộng
đồng tại Canada sử dụng thang đo EPDS kết quả cho thấy có tới 8% TCSS[35, tr
537-546]
Bảng 1 dưới đây tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu về TCSS ở nước ngoài
đã được chúng tôi điểm luận trong phần này.
Bảng 1.1. Sơ lược kết quả nghiên cứu đi trước về TCSS ở nước ngoài
STT

1

Tác giả

Mẫu

Công cụ
đo TCSS

Thời gian
đo

Chandran
(2002)


359

CIS-R

6-12 tuần
9

Tỷ lệ
TCSS
%
19,8

Các biến, nguy
cơ yếu tố ảnh
hưởng
-Thu nhập thấp
-Giới tính


2

Patel
(2002)

252

EPDS
(≥ 12)


T1:
6-8
tuần
T2:6 tháng

T1: 230
T2: 220

3

14000

EPDS

2 tuần sau
sinh

10-15

4

Emma
Robertson
(2004)
Lee (2005)

959

EPDS
(>9)


6 tháng sau
sinh

12,7

5

Reck(2004)

853

EPDS

55,2

6

Elizabeth
Coorwin
(2006)
Husain
(2006)

31

2 sinh tuần
sau sinh
4 tuần sau
sinh


175

EPDS
(≥ 12)

3 tháng sau
sinh

36

Xie (2007)

300

EPDS

6 tuần sau

17,3

7

8

10

-Mối quan hệ
không tốt với mẹ
chồng

-Các sự kiện căng
thẳng trong cuộc
sống
-Thiếu sự hỗ trợ
-Lo lắng trước
sinh
-Kinh tế khó
khăn
-bạo lực gia đình
-Giới tính
-Quan hệ hôn
nhân không như
mong muốn
Không đề cập
-TC trong khi
mang thai
-Có mối quan hệ
không tốt với mẹ
chồng
-Lịch sử TC
-Căng
thẳng
trong hôn nhân
Không đề cập

30
Không đề cập
-Bạo lực gia đình
-Thiếu sự hỗ trợ
xã hội

-Lo lắng trước
sinh
-Giới tính của trẻ


9

Lee (2005)

10

Mayumi
Watauabe
(2008)

11

12

13

Weitzman
(2010)

Benner
(2011)

1 Dennis
(2012)


(>13)

sinh

T1:335
T2:244

EPDS

6 tuần sau
sinh

24,2

235

EPDS

3 tháng sau
sinh

12,8

Không đề cập

845

QIDS-SR

12

tháng
sau sinh

44

Không đề cập

1379

EPDS

6 tháng sau
sinh

17,6

-Không hài lòng
với cuộc sống
-TC trước sinh
-Lo âu trước sinh

-Khó khăn về tài
chính
-Sinh non
-Thiếu sự hỗ trợ
-Mâu thuẫn trong
quan hệ hôn nhân

8
4216


EPDS

Không đề cập

Tiểu kết các nghiên cứu TCSS ở nước ngoài:
Tóm lại, qua các nghiên cứu đi trước về TCSS ở các nước trên thế giới có
thể thấy rằng tỷ lệ TCSS phân bố rộng rãi từ 10% đến 40% dựa trên bộ công cụ đo
EDPS của Edinbugh. Các bà mẹ ở nước có nền công nghiệp phát triển có ít nguy
cơ mắc TCSS hơn các nước có nền công nghiệp đang phát triển và các nước
nghèo. Các biểu hiện lo âu, trầm cảm có thể xuất hiện trước khi sinh và cả sau khi
sinh (phổ biến sau khi sinh 3 đến 6 tháng). Các yếu tố nguy cơ của TCSS cũng
được chỉ ra theo như tổng kết của Klainin và Gordon Arthur năm 2008 cho thấy
TCSS có thể gồm 5 nhóm nguyên nhân: (i) Các yếu tố vật lý/ sinh học như tình
trạng sức khỏe của mẹ, triệu chứng tiền kinh nguyệt, ăn những thực phẩm với hàm
11


lượng vitamin B2 quá cao, chế độ ăn uống không hợp lý; (ii) Các yếu tố tâm lý
như các biểu hiện về cảm xúc, nhận thức, hành vi của bệnh trầm cảm trong thời
gian mang thai, lo lắng trước khi sinh, lịch sử trầm cảm trước đó; (iii) Yếu tố sản
phụ là những biến chứng trong quá trình mang thai, phá thai, thai chết lưu, có thai
ngoài ý muốn; (iv) Các yếu tố về sự khủng hoảng như tài chính, nạn đói, nghề
nghiệp không ổn định, làm công việc nội trợ; (v) Các yếu tố văn hóa như thói quen
về tắm gội, thói quen ăn uống, hoạt động đi lại [53, tr 1355-1373]
1.3. Một số kết quả nghiên cứu trầm cảm sau sinh ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, nhiều tác giả cũng tập trung nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ
dịch tễ của trầm cảm sau sinh và các yếu tố ảnh hưởng. Trong phần tiếp theo,
chúng tôi điểm lại một số nghiên cứu điển hình đã được tiến hành trong những
năm gần đây liên quan đến vấn đề này.

Nghiên cứu cắt ngang của Lê Quốc Nam (2002) khảo sát trên 321 sản phụ
đến tái khám 4 tuần sau sinh tại Bệnh viện từ Dũ TPHCM bằng công cụ sàng lọc
EPDS, thang đo Haminton cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh chiếm 12,5% . Nghiên
cứu chỉ ra các yếu tố nguy cơ dẫn đến TCSS như : Có mối quan hệ vợ chồng
không tốt chiếm 60% trường hợp, có tiền căn lo âu hoặc mất ngủ là 30%, có thói
quen dùng rượu và thuốc lá là 29%, không có ai để tâm sự là 22% khó sinh là
18%, gặp khó khăn khi cho con bú là 17%, phải tự chăm sóc bản thân sau sinh là
11%, không nhận được sự giúp đỡ nào trong việc chăm sóc bé ban đêm là 10%
[14, tr 1-7]
Một nghiên cứu trường diễn Lê Thanh Hiệp (2008) trên 305 phụ nữ mang
thai có nguy cơ cao đến khám tại bênh viện Từ Dũ từ tháng 6/2007 – 12/2008
sàng lọc bằng EPDS cho thấy tỷ lệ TCSS là 21,6%, buồn sau sinh là 30,2%. Các
yếu tố ảnh hưởng là thiếu sự hỗ trợ chăm sóc trẻ sau sinh, sinh con không như
mong muốn, trầm cảm trong thai kỳ, tình trạng sức khỏe trẻ yếu, phương pháp
sinh, hỗ trợ của chồng,em bé khóc đêm, tình trạng kinh tế thấp, mâu thuẫn với gia
đình chồng [8, tr 69-74].
Tác giả Lương Bạch Lan (2009)tại bệnh viện Hùng Vương trên 290 sản phụ
(có con gửi vào dưỡng nhi tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 sau sinh) sử dụng phương
12


pháp tiến cứu phỏng vấn trực tiếp và sử dụng công cụ EPDS thì tỷ lệ mắc trầm
cảm ở các bà mẹ sau sinh là 11,6%, các yếu tố liên quan làm gia tăng tỷ lệ trầm
cảm như thời gian nằm viện của con trên 30 ngày, không khỏe khi mang thai, tử
vong sơ sinh [12, tr 104-108]
Nghiên cứu của Tô Thanh Phương BVTTTW Thường Tín – Hà Nội (2010)
trên 16 bệnh nhân đang điều trị tại BV sử dụng công cụ là Beck, Zung cho thấy
lứa tuổi của mẹ dễ mắc TCSS là tuổi từ 26-35. Các yếu tố có liên quan đến TCSS
như thiếu sự hỗ trợ, con không theo ý muốn [16,tr 3-18]
Theo tác giả Phạm Ngọc Thanh (2011) nghiên cứu “Trầm cảm ở những bà

mẹ có con sinh non đang nằm viện tại khoa sơ sinh - Bệnh viện Nhi Đồng 1”.
Nghiên cứu trên 48 bà mẹ có con đang điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi
Đồng, phương pháp nghiên cứu tác giả kết hợp cả định tính và định lượng cho
thấy 70,8% bà mẹ có EPDS>13 điểm, 27,1% bà mẹ có tư tưởng tự tử. Các yếu tố
liên quan như: Gặp khó khăn đau khổ với gia đình trong thời gian mang thai và
sau khi sinh trong đó có 6,2% bị gia đình chồng bắt buộc li dị vì không có khả
năng sinh con trai, 50% có mối quan hệ xấu với chồng, 87,5% bà mẹ quá lo lắng
cho sức khỏe của con, 45,8% bà mẹ không mong muốn có con,70,8% bà mẹ thiếu
sự nâng đỡ tâm lý và 75% bà mẹ có nhu cầu được trò chuyện tâm sự [18, tr 1-13].
Bảng 2 dưới đây tóm tắt lại thông tin về các nghiên cứu về TCSS ở trong
nước đã được tác giả điểm luận ở trên
Bảng 1.2. Sơ lược kết quả nghiên cứu đi trước về TCSS ở trong nước
STT

Tác giả

Mẫu

1

Lê Quốc Nam
(2002)

321

Công
cụ đo
TCSS
EPDS
(>9)


13

Thời
gian
đo
4 tuần
sau
sinh

Tỷ lệ
%

Các biến nguy cơ,
yếu tố ảnh hưởng

12,5

-Có mối quan hệ vợ
chồng không tốt
-Có tiền căn lo âu
mất ngủ
-Khó sinh
-Tự chăm sóc con
sau sinh
-Thiếu sự hỗ trợ


2


Lê Thanh Hiệp
(2008)

305

EPDS
(≥13)

3

Lương Bạch Lan
(2009)

290

EPDS
(≥ 12)

4

Tô thanh Phương
(2010)

16

Beck

5

Phạm

Thanh
(2011)

48

EPDS
(> 13)

Ngọc

14

21,6

4-6
tuần
sau
sinh

11,6

70,8

chăm sóc trẻ vào
ban đêm
-Thiếu sự hỗ trợ
chăm sóc trẻ
-Sinh con không
theo ý muốn
-TC trong thai kỳ

-Trẻ có sức khoẻ
yếu
-Thiếu sự hỗ trợ từ
chồng
-Tình trạng kinh tế
thấp
-Mâu thuẫn với gia
đình chồng
-Trẻ hay khóc đêm
-Sức khoẻ yếu khi
mang thai
-Tử vong của trẻ sơ
sinh
-Thời gian con nằm
viện trên 30 ngày
-Thiếu sự hỗ trợ
-Con không theo ý
muốn
-Mâu thuẫn với gia
đình trong thời gian
mang thai và sau
sinh
-Gia đình bắt ly dị
vì không sinh được
con trai
-Mâu thuẫn với
chồng
-Lo lắng cho sưc s
khoẻ của con
-Thai ngoài ý muốn

-Thiếu sự nâng đỡ


tâm lý
-thiếu sự hỗ trợ

Tiểu kết về các nghiên cứu TCSS ở trong nước:
Tóm lại, các nghiên cứu được tiến hành trên quần thể phụ nữ Việt Nam cũng
có nhiều điểm tương đồng với các bằng chứng nghiên cứu thu được từ nước ngoài.
Bằng những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ TCSS ở phụ nữ Việt Nam rất biến động tùy
thuộc vào các biến số khác nhau như nhóm cộng đồng, nhóm lâm sàng trong bệnh
viện, nhóm sống ở khu vực nông thôn, nhóm phụ nữ cao tuổi…Các nghiên cứu đã
được tiến hành thường sử dụng công cụ sàng lọc EDPS của Edinbugh với điểm cắt
biến thiên trong khoảng từ 9 – 13 điểm. Nghiên cứu đi trước cũng chỉ ra các yếu tố
nguy cơ làm tăng tỷ lệ TCSS gồm việc sinh con không như mong muốn, lo âu
trầm cảm trong quá trình mang thai, thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, sang chấn tâm lý,
khó khăn kinh tế, khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ sau sinh, thời gian nằm
viện của mẹ và trẻ…
Trong phần này, chúng tôi sẽ bàn luận sâu hơn về mối quan hệ giữa yếu tố
văn hóa truyền thống và TCSS qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở
Việt Nam.
Trên thế giới, một số nghiên cứu đã chỉ ra sự mâu thuẫn trong chuẩn mực
văn hóa có ảnh hưởng đến TCSS, điển hình là nghiên cứu của Mathey và cộng sự
2002 trên các bà mẹ Trung Quốc di dân sang Úc. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng
18% bà mẹ Trung Quốc mắc TCSS do sự mâu thuẫn giữa tập tục truyền thống của
Trung Quốc và quy tắc của nước sở tại trong việc chăm sóc các bà mẹ sau sinh
[53, tr 1355-1373]. Việc tuân thủ các nghi lễ truyền thống cũng có thể góp phần
làm tăng nguy cơ TCSS như nghiên cứu của Nahas trên 22 phụ nữ Jordan sống ở
Úc đã mắc TCSS. Nghiên cứu phát hiện rằng các nghi lễ truyền thống liên quan
đến việc hỗ trợ các bà mẹ sau sinh, nghi lễ kỷ niệm ngày sinh của em bé và các

quan niệm, niềm tin truyền thống về giới tính của trẻ có ảnh hưởng đến sự phát
triển TCSS [59, tr 37-45]. Tương tự theo Klainin (2008), các nghi lễ truyền thống
ảnh hưởng có ý nghĩa với TCSS trong đó đặc biệt là những kiêng khem sau sinh
15


như quy tắc về tắm gội, ăn uống, giữ ấm, hoạt động đi lại, hạn chế tiếp xúc xã hội
đối với bà mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần nói chung của phụ nữ
thời kỳ hậu sản [53, tr 1355-1373].
Ở Việt Nam cho tới hiện tại chưa có nghiên cứu hệ thống về ảnh hưởng của
yếu tố văn hóa, truyền thống đến TCSS. Trên thực tế truyền thống Việt Nam đưa
ra rất nhiều nguyên tắc kiêng khem mà người phụ nữ sau sinh phải thực hiện, đặc
biệt là những người phụ nữ sống ở các vùng nông thôn. Những quy tắc này có thể
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của người phụ nữ. Trong
phần này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ các quy tắc truyền thống của Việt Nam đối
với phụ nữ sau sinh. Ví dụ như: Nghiên cứu của Lê Minh Thi, 2003 tại Ân Thi –
Hưng Yên cho thấy thời gian ở cữ theo quan niệm truyền thống là 100 ngày(3
tháng 10 ngày). Trong thời gian ở cữ các bà mẹ phải tuân thủ kiêng kỵ rất nhiều
như chế độăn uống nghỉ ngơi, kiêng tắm gội, kiêng đọc báo và xem tivi, kiêng ăn
cá, kiêng không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời…Tác giả đã chia làm 3 cấp độ tập
quán chăm sóc sau sinh: (i) Các yếu tố có lợi cho sức khỏe các bà mẹ và trẻ sơ
sinh như không uống nước nóng và đồ uống có cồn.(ii) Các yếu tố trung tính như
không chải đầu, không soi gương, gạc bông tai,mặc áo dài tay(thời tiết nóng).(iii)
Các yếu tố gây hại đối với sức khỏe các bà mẹ như không ăn cá, hoa quả, hải sản,
thịt bò, kiêng uống nhiều nước, không sử dụng biện pháp tránh thai trong thời kỳ
hậu sản [19, tr 20-25]. Hay một nghiên cứu khác của Fisher và cộng sự (2004) trên
506 bà mẹ Việt Nam đang sinh sống tại TPHCM cho thấy các bà mẹ phải tuân thủ
thực hiện kiêng khem như phải nằm trên lửa , không được tắm gội, phải đeo gạc
bông tai để tránh nghe tiếng động lớn, phải dùng thảo dược, phải ăn những thức ăn
đặc biệt, phải hạn chế ra ngoài trong 30 ngày sau sinh…Tỷ lệ những bà mẹ thực

hiện theo các nguyên tắc kiêng khem trên có điểm cao hơn trên thang đo sàng lọc
TCSS EPDS [42, tr 1353-1360].
Tiểu kết về các yếu tố ảnh hưởng đến TCSS
Tóm lại, các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy rằng yếu tố văn hoá có
ảnh hưởng nhất định tới TCSS ở các bà mẹ. Đối với Việt Nam như nghiên cứu của
Lê Minh Thi bước đầu cũng đã chỉ ra 3 cấp độ ảnh hưởng bởi tập quán chăm sóc
16


sau sinh (i) các yếu tố có lợi cho sức khoẻ các bà mẹ và trẻ sơ sinh (ii) Các yếu tố
trung tính (iii) Các yếu tố gây hại cho sức khoẻ các bà mẹ. Qua các nghiên cứu
TCSS trong và ngoài nước thì yếu tố văn hoá có ảnh hưởng nhất định đến TCSS.
Tuy nhiên ở mỗi một nền văn hoá, vùng miền khác nhau thì mức độ ảnh hưởng
cũng khác nhau. Với văn hoá nước ngoài thì việc kiêng khem sau sinh có ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ tâm thần đặc biệt là TC. Với Việt Nam các nghiên cứu
vềTCSS có ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hoá không nhiều nhưng cũng cho chúng
ta thấy được phần nào yếu tố văn hoá hay kiêng khem sau sinh có ảnh hưởng tới
TCSS mặc dù không đề cập tới tỉ lệ
Như vậy có thể nói rằng yếu tố văn hóa truyền thống đã có ảnh hưởng nhất
định tới sức khỏe của các bà mẹ thời kỳ hậu sinh. Đặc biệt những thực hành kiêng
khem theo phong tục tập quán và niềm tin văn hóa một mặt có thể đem lại sức
khỏe tốt cho các bà mẹ mặt khác cũng có thể làm cô lập các bà mẹ, tăng nguy cơ
TCSS. Tuy nhiên, để có kết luận cuối cùng về vấn đề này vẫn cần có thêm các
bằng chứng nghiên cứu đáng tin cậy.
1.4.

Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

1.4.1. Khái niệm văn hoá
Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con

người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình (PGS-TSKH Trần
Ngọc Thêm)
Theo PGS Nguyễn Từ Chi có góc nhìn khác về văn hoá ông đưa ra hai ý
kiến:
- Góc rộng: Văn hoá là toàn bộ cuộc sống (nếp sống, lối sống) cả vật chất xã hội
và tinh thần của từng cộng đồng.
- Góc hẹp: Văn hoá gắn với kiến thức của con người, của xã hội.
Cơ cấu của văn hoá

17


• Văn hoá vật chất: Là một trong các hình thức văn hoá của mỗi tộc người bao
gồm làng bản, nhà cửa, quần áo, trang sức, ăn uống, phương tiện đi
lại….theo UNESCO gọi là văn hoá hữu thể (Tangible).
• Văn hoá tinh thần: Bao gồm các biểu hiện hiện tượng “không sờ thấy được”
của văn hoá được lưu truyền và biến đổi qua thời gian với một quá trình tái
tạo “trùng tu” của cộng đồng…
• Những di sản văn hoá tạm gọi là vô hình ( Intangible) theo UNESCO bao
gồm cả âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ,
huyền thoại tư thế, nghi thức, phong tục, tập quán, cổ truyền. Cái hữu thể và
cái vô hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau như thân xác với tâm trí
con người.
1.4.2. Khái niệm chấn thương tâm lý
Là phản ứng về tâm sinh lý của bản thân sau một biến cố hay một sự kiện
gây tổn thương mà chủ thể đã sống qua hoặc đã chứng kiến sự kiện đó dẫn đến
những thay đổi về cảm xúc, hành vi cũng như biến đổi về hoạt động xã hội, nghề
nghiệp của chủ thể.
1.4.3. Khái niệm trầm cảm

Trước đây, các nhà tâm thần học mô tả trầm cảm như là một giai đoạn bệnh
điển hình với tình trạng u sầu (melancholia), biểu hiện ức chế nặng nề các mặt hoạt
động tâm thần. Chủ yếu là các quá trình: 1/Cảm xúc ức chế , biểu hiện bằng khí sắc
giảm, buồn rầu; 2/ Các quá trình tư duy bị ức chế, dòng tư duy chậm lại; 3/ Hoạt
động bị ức chế thể hiện tình trạng chậm chạp cả lời nói và hành vi, nhiều khi nặng
đến mức sững sờ, bất động [52, tr 307-323].
Hiện nay, theo mô tả trong bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) thì
trầm cảm là một hội chứng bệnh lý biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi
quan tâm thích thú, giảm năng lượng dễ mệt mỏi, phổ biến là tăng mệt mỏi rõ rệt
nhiều khi chỉ sau một cố gắng nhỏ. Kèm theo là các triệu chứng phổ biến khác như:
giảm sút tập trung chú ý, giảm sút lòng tự trọng và lòng tự tin; có ý tưởng bị tội và
không xứng đáng; bi quan về tương lai; có ý tưởng và hành vi tự hủy hoặc tự sát, rối
18


×