Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm cho cá chuối hoa (channa maculata lacepede, 1802) sinh sản trong điều kiện nhân tạo tại nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.6 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN NGỌC DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ
THỬ NGHIỆM CHO CÁ CHUỐI HOA (Channa
maculata Lacepede, 1802) SINH SẢN TRONG
ĐIỀU KIỆN NHÂN TẠO TẠI NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

NGHỆ AN, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN NGỌC DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ
THỬ NGHIỆM CHO CÁ CHUỐI HOA (Channa
maculata Lacepede, 1802) SINH SẢN TRONG
ĐIỀU KIỆN NHÂN TẠO TẠI NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số :



60.62.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Kim Đường

NGHỆ AN, 2015


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm
cho cá Chuối hoa (Channa maculata Lacepede, 1802) sinh sản trong điều kiện
nhân tạo tại Nghệ An, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản là của riêng cá nhân tôi.
Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin
có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã có được trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
TP Vinh, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Ngọc Dương

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu,
phòng Sau Đại học, khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn Thạc sĩ

của bản thân mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS. TS.
Nguyễn Kim Đường, người đã định hướng và chỉ dẫn tận tình trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm thực nghiệm thủy sản nước ngọt
trường Đại học Vinh, Trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt Nam Giang
thuộc Công ty CP giống nuôi trồng thủy sản Nghệ An đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi có đủ điều kiện thực hiện đề tài luận văn.
Chân thành cảm ơn đến Ban quản lý đề tài Nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà
nước: "Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chuối hoa (Channa maculata
Lacepede, 1802), cá Lóc đen (Channa striata Bloch), cá Ngạnh (Cranoglanis
sinensis Peters) ở Bắc Trung Bộ" do ThS. Nguyễn Đình Vinh làm chủ nhiệm.
Cảm ơn tới Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học, quý
thầy, cô giáo và các bạn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người
TP Vinh, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Ngọc Dương

ii


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

KD


Kích dục tố

ADG

Tăng trưởng bình quân ngày

ANOVA

Phân tích phương sai một nhân tố

DO

Ôxy hòa tan

mm

milimet

FCR

Hệ số chuyển đổi thức ăn

CT

Công thức

g

Gam


MAX

Giá trị lớn nhất

MIN

Giá trị nhỏ nhất

TN

Thí nghiệm

SGR

Tốc độ tăng trưởng tương đối ngày.

SD

Độ lêch tiêu chuẩn

TLS

Tỷ lệ sống



Giai đoạn

K


Hệ số thành thục

SSS

Sức sinh sản

TB

Trung bình

TL

Chiều dài toàn thân

iii


MỤC LỤC
1.2. Một số đặc điểm về vùng nghiên cứu cá Chuối hoa...................................................6
1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực Nghệ An.....................................................................6
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về cá Chuối hoa trên thế giới...............................................12
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về cá Chuối hoa ở trong nước.............................................13
1.4. Một số chất kích dục tố thường dùng trong kích thích sinh sản cá nước ngọt hiện nay
.....................................................................................................................................15
2.2.1. Các thiết bị và hoá chất dùng trong nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá chuối
hoa...............................................................................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................18
2.3.1. Sơ đồ khối các nội dung nghiên cứu của đề tài......................................................18
* Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản.......................................................................18
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................................19

2.3.3. Phương pháp thu thập vật mẫu.............................................................................19
2.3.4. Phương pháp định loại.........................................................................................19
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản cá chuối hoa......................................20
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................33
3.1. Đặc điểm giới tính cá Chuối hoa.............................................................................33
Việc xác định giới tính của cá có sự khác nhau thùy theo từng loài. Đối với cá chuối hoa,
Giai đoạn còn nhỏ rất khó phân biệt được giới tính, nhưng khi trưởng thành, đặc biệt là
giai đoạn thành thục sinh dục thì tương đối dễ phân biệt dực cái. Quan sát hình thái bên
ngoài của nhóm cá trưởng thành và cá trong thời gian thành thục có thể mô tả về hình thái
ngoài của cá đực và cá cái như sau:................................................................................33
+ Cá đực: Có thân thon dài, bụng nhỏ và thon hơn cá cái. Khi cá đực thành thục lỗ sinh
dục hẹp nhỏ và hơi lõm vào, tách xa lỗ hậu môn............................................................33
+ Cá cái: Có tuyến sinh dục khá phát triển, bụng thường to hơn bụng cá đực. Khi cá cái
thành thục lỗ sinh dục cá cái tròn và có màu phớt hồng nhô rõ và nằm sát lỗ hậu môn.....33
.....................................................................................................................................33
3.2. Cấu tạo tuyến sinh dục cá Chuối hoa.......................................................................33
3.3. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá Chuôi hoa...............................................34
3.3.1. Các giai đoạn phát triển của buồng trứng..............................................................34
3.3.2. Các giai đoạn phát triển của tinh sào.....................................................................38
3.4. Tuổi và kích thước thành thục sinh dục lần đầu của cá Chuối hoa....................................................39

4. Nghiên cứu cho cá chuối hoa sinh sản trong điều kiện nhân tạo..................................44
4.1. Sự biến động của các yếu tố môi trường nước trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ.......44
4.1.1. Môi trường nước trong ao nuôi vỗ........................................................................44
iv


So sánh với kết quả nuôi vỗ cá Lóc bông và cá Lóc đen của các đề tài đã triển khai thành
công tại Nghệ An của Trung tâm giống thủy sản thực hiện năm 2010-2012 và Công ty
giống thủy sản Nghệ An thực hiện năm 2003-2004, 2 loài này sau nuôi vỗ cá cái chỉ đạt tỷ

lệ thành thục 80% và cá đực đạt 75%. Đặc biệt so với một số loài cá nước ngọt truyền
thống khác như cá chép, cá trắm cỏ, mè trắng sau nuôi vỗ tỷ lệ thành thục cũng chỉ đạt 8590%. Điều này cho thấy việc sử dụng các thức ăn (như trong nghiên cứu này của chúng
tôi) trong nuôi cá Chuối hoa bố mẹ đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thực tế của
chúng. Kết quả này cũng cho thấy, như vậy là cá chuối hoa bố mẹ đã thích nghi tốt với các
yếu tố môi trường ao nuôi vỗ thí nghiệm. Trên thực tế sau nuôi vỗ tích cực kiểm tra cá
Chuối hoa bố mẹ trong ao đã đạt đến ball mỡ IV, như vậy độ béo của cá chuối hoa đã đạt
yêu cầu theo tiêu chuẩn kỹ thuật của cá nước ngọt. Khi đưa cá vào nuôi thành thục sinh
dục cá phát dục sau 45 ngày nuôi khớp với thời gian dự kiến ban đầu.............................47
Với các kết quả yhu được như trên cho phép khuyến nghị, có thể sử dụng thức ăn cá tạp bổ
sung 5-10% giun quế để nuôi vỗ cá Chuối hoa bố mẹ phục vụ cho sản xuất giống trong
điều kiện nhân tạo.........................................................................................................47
4.2. Ảnh hưởng của kích dục tố đến sinh sản của cá Chuối hoa.......................................47
4.2.1. Ảnh hưởng của kích dục tố tới thời gian hiệu ứng thuốc, sức sinh sản của cá Chuối
hoa...............................................................................................................................48
Ảnh hưởng của kích dục tố lên thời gian hiệu ứng thuốc, sức sinh sản của cá Chuối hoa
được trình bày trên Bảng 4.5 và các Hình 4.1.................................................................48
4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng các loại kích dục tố đến tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ dị
hình và tỷ lệ ra bột trong ấp nở cá Chuối hoa..................................................................49
4.4. Sinh trưởng của cá Chuối hoa giai đoạn từ cá bột tới 28 ngày tuổi............................54
4.4.2. Kết quả thí nghiệm ương nuôi cá bột cá Chuối hoa...............................................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................58
1-HÌNH ẢNH TUYỂN CHỌN, THU GOM ĐÀN CÁ BỐ MẸ....................................62
.....................................................................................................................................62
.....................................................................................................................................62
.....................................................................................................................................62
.....................................................................................................................................65
.....................................................................................................................................69
.....................................................................................................................................69
.....................................................................................................................................69


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lượng kích dục tố kích thích cá mè trôi, trắm cỏ đẻ trứng...............................16
Bảng 1.2. Lượng kích dục tố kích thích cá trê, cá lăng, cá ba sa đẻ trứng.........................16
Bảng 2.1. Các dụng cụ và hóa chất nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản.....................17
Bảng 3.1. Tuổi và kích thước tham gia sinh sản lần đầu của cá Chuối hoa cái.................39
Bảng 3.2. Tuổi và kích thước tham gia sinh sản lần đầu của cá Chuối hoa đực................40
Bảng 3.3. Sức sinh sản của cá chuối hoa theo nhóm kích thước......................................43
Bảng 4.1. Kết quả các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi vỗ.....................................44
Bảng 4.2. Đàn cá Chuối hoa bố mẹ đưa vào nuôi vỗ......................................................45
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thức ăn lên cá Chuối hoa nuôi vỗ...........................................45
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của kích dục tố lên số lượng, tỷ lệ cá cái đẻ trứng.........................47
và năng suất trứng của cá Chuối hoa.............................................................................48
Bảng 4.6. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng, tỷ lệ cá dị hình,........................................50
tỷ lệ ra bột của trứng cá chuối hoa..................................................................................50
Bảng 4.7. Kết quả các yếu tố môi trường trong quá trình ấp trứng..................................52
Bảng 4.8. Bảng so sánh kết quả ấp trứng cá Chuối hoa...................................................53
Bảng 4.9. Các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi cá bột..................................54
Bảng 4.10. Kết quả ương cá chuôi hoa từ giai đoạn cá bột lên cá hương 28 ngày.............55
Bảng 4.11. Tỷ lệ sống của cá Chuối hoa ở các mật độ thả nuôi khác nhau........................56

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cá Chuối hoa Channa maculata (Lacépède, 1802)............................................3
Hình 1.2. Bản đồ tỉnh Nghệ An.......................................................................................6
Hình 2.1. Cá Chuối hoa (Channa maculata Lacépède, 1802)..........................................17

Hình 2.2. Sơ đồ khối nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản..........................................18
Hình 2.3. Sơ đồ khối nội dung thực nghiệm cho cá chuối hoa sinh sản............................24
trong điều kiện nhân tạo...............................................................................................24
Hình 3.1. Cá Chuối hoa cái............................................................................................33
Hình 3.2. Cá Chuối hoa đực..........................................................................................33
Hình 3.3. Cá Chuối hoa mang trứng..............................................................................34
Hình 3.4. Buồng trứng cá Chuối hoa..............................................................................34
Hình 3.5. Hình ảnh buồng trứng giai đoạn I...................................................................35
Hình 3.6. Hình ảnh buồng trứng giai đoạn II..................................................................35
Hình 3.7. Tiêu bản buồng trứng giai đoạn III..................................................................36
Hình 3.10. Tiêu bản túi tinh cá Chuôi hoa......................................................................38
Hình 3.14. Sự biến đổi độ béo Fulton và Clark của cá Chuối hoa....................................42
qua các tháng thu mẫu...................................................................................................42
Hình 4.1. Ảnh hưởng của kích dục tố tới thời gian hiệu ứng thuốc..................................49
Hình 4.2. Tỷ lệ thụ tinh của trứng..................................................................................51
Hình 4.3. Tỷ lệ nở của trứng..........................................................................................51
Hình 4.8. Cá chuối hoa giai đoạn bột.............................................................................56
Hình 4.9. Cá chuối hoa giai đoạn hương........................................................................56

Hình 4.10. Tỷ lệ sống của trong cả quá trình ương cá bột lên cá hương........56
Hình 4.11. Cá Chuối hoa giai đoạn hương......................................................57

vii


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cá Chuối hoa (Channa maculata) loài cá xương nước ngọt, thuộc họ cá quả
(Channidae). Thân gần tròn, màu xám nâu xen lẫn những đốm xám nhạt, có một số

hàng chấm đen, bụng hơi trắng. Cá Chuối hoa là loài cá dữ, vồ mồi, ăn cá con, ếch
nhái, sâu bọ, động vật thủy sinh, thường sống ở thủy vực tĩnh hoặc chảy yếu, có
nhiều thực vật thủy sinh. Cá Chuối hoa thường làm tổ đẻ trứng, bảo vệ trứng và
con. Cá Chuối hoa có thịt ngon, có giá trị kinh tế cao, đồng thời là loài có trong
danh mục loài thủy sản cần được bảo vệ.
Những năm gần đây, việc gia tăng các phương tiện khai thác, số lượng người đánh
bắt cá tăng và trình độ khai thác của nhân dân được nâng lên đã dẫn đến hiện tượng
nguồn lợi bị suy giảm trên hầu hết các vực nước tự nhiên, khai thác quá khả năng
khôi phục của các quần thể cá đã làm giảm sút sản lượng cá tự nhiên. Dưới áp lực
khai thác đó, một số loài cá đã bị tiêu diệt, nhiều loại cá khác trở nên khan hiếm,
khó bắt gặp và đang ở trong tình trạng báo động mức V và E (Vulnerable và
Endangred). Trong đó có loài cá Chuối hoa được ghi trong sách đỏ Việt Nam với
mức độ có nguy cơ bị tuyệt diệt loại V. Do vậy việc nghiên cứu sự phân bố, các đặc
điểm sinh học, tình hình khai thác, đánh giá các tác động bất lợi và đề xuất các giải
pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi các loài cá trên các sông ở Nghệ An là hết sức cần
thiết. Điều đáng chú ý hơn là chưa có nghiên cứu khoa học nào về đối tượng cá
Chuối hoa tại khu vực Nghệ An. Các nghiên cứu về cá Chuối hoa chỉ mới dừng
lại ở phân loại và mô tả đơn thuần trong các sách phân loại về khu hệ cá, bước
đầu hình thành các cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản của cá Chuối
hoa ở Việt Nam. Vì vậy, cá Chuối hoa cần sớm được nghiên cứu để có thể trở
thành đối tượng nuôi quan trọng khi chủ động được con giống từ sinh sản nhân
tạo. Xuất phát từ nhu cầu khoa học và thực tiễn trên chúng tôi chọn thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm cho cá Chuối hoa
(Channa maculata Lacepede) sinh sản trong điều kiện nhân tạo tại Nghệ An ”.
1


2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm cho cá Chuối
hoa sinh sản trong điều kiện nhân tạo tại Nghệ An.

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá Chuối hoa
- Xác định tuổi, kích thước và khối lượng thành thục của cá Chuối hoa;
- Xác định đặc điểm sinh học của tế bào sinh dục của cá Chuối hoa;
- Xác định hệ số thành thục và sức sinh sản của cá Chuối hoa;
- Xác định mùa sinh sản trong năm của cá Chuối hoa;
- Xác định một số đặc điểm dinh dưỡng của cá Chuối hoa;
3.2. Nghiên cứu thử nghiệm cho cá Chuối hoa sinh sản
- Thử nghiệm kỹ thuật nuôi vỗ thành thục đàn cá bố mẹ và kỹ thuật cho cá
Chuối hoa sinh sản trong điều kiện nhân tạo.
- Thử nghiệm kỹ thuật ấp trứng cá chuối hoa.
- Ương cá chuối hoa từ cá bột đến cá 28 ngày tuổi

2


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Chuối hoa
1.1.1. Vị trí phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Channidae
Giống: Channa
Loài: Channa maculata (Laccepède, 1802)
Tên Tiếng Anh: Blutched Snake head
Tên đồng vật [33]:
Bostrychus maculatus Lacépède, 1802
Ophiocephalus maculatus Cuvier & Valenciennes, 1831

Ophiocephalus lucius Koller, 1924
Tên Tiếng Việt : Cá Chuối hoa

Hình 1.1. Cá Chuối hoa Channa maculata (Lacépède, 1802)

3


1.1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng
Đặc điểm nhận dạng cá chuối hoa nổi bật nhất là hai bên thân cá có 2
đường hoa chấm đen to chạy dọc từ cuống đuôi đến gần điểm mắt. Cá có thân
hình thuôn dài, tròn (cá cái ngắn hơn cá đực cùng tuổi, kích cỡ cá không lớn,
đặc biệt về phía đuôi cá đuôi dẹp. Đầu dài và nhọn. Vảy hình tấm ở đỉnh đầu
tương đối bé. Mắt lớn ở hai bên đầu. Khe mang lớn. Que mang ở cung mang I là
6-11, phát triển không đều, dạng to, ngắn, có nhiều chồi gai nhỏ và thường có 35 cái tương đối lớn. Rạch miệng xiên kéo dài về phía sau quá viền sau của mắt.
Toàn thân phủ vảy lớn. Đường bên gián đoạn. Đoạn trước chạy từ sau nắp mang
tới khỏi tia thứ 5-6 của vây hậu môn. Đoạn sau thấp hơn 1 hàng vảy và tiếp tục
đi vào giữa cuống đuôi.
Quan sát phần đầu ta thấy cá có miệng lớn. Trên đầu, hai bên má có hệ
thống lỗ nhỏ sắp xếp có qui luật. Vây lưng không có tia gai, gốc rất dài, khởi
điểm ở trước khởi điểm vây bụng. Vây ngực, vây đuôi tròn, vây bụng bé và ở
mặt bụng. Trên hai hàm, xương lá mía và xương khẩu cái đều có nhiều răng.
Lưỡi nhọn dài. Lỗ mũi mỗi bên 2 lỗ. Lỗ trước hình ống, lỗ sau hình nón tù cách
tương đối xa ổ mắt.Cá có màu xám nâu, xen kẽ với các vạch chấm đen có các
vân chấm đen. Dọc thân có hai hàng chấm đen. Gốc vây lưng cũng có một hàng
chấm đen lớn. Ở đầu có một vạch đen gẫy khúc chạy từ dưới ổ mắt đến gốc vây
ngực. Trên các vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có nhiều chấm đen nhỏ xếp
thành hàng.
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Cá Chuối hoa (Channa macurata Lacépède, 1802) chủ yếu sống ở các sông

ngòi, ao hồ, đồng ruộng ngập nước, nơi có nhiều thực vật thủy sinh, có nhiều hang
hốc, chúng có thể đào hầm sâu vào thành bờ ao, kênh rạch, sông ngòi.
1.1.3.1. Đặc điểm phân bố trên thế giới
Loài cá này xuất hiện ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippin,
Inđonesia, Ấn Độ, Madagascar, Đài Loan,...

4


1.1.3.2. Đặc điểm phân bố ở Việt Nam
Thường gặp ở các tỉnh phía Bắc cho tới Thanh Hoá (Nguyễn Thái Tự,
1983) [20]. Có mặt ở hầu khắp các thuỷ vực ở miền núi, đồng bằng và cả ở vùng
nước lợ nơi có nồng độ muối thấp.
Các khu hệ nuôi cá nước ngọt miền Bắc, miền Trung, hầu hết ở vùng
đồng bằng và trung lưu các sông lớn miền bắc nước ta, Hà Nội (sông Hồng),
Nam Định, Thanh Hóa (Cẩm Thủy).
Tại Nghệ An cá Chuối hoa xuất hiện ở bản Khì, Châu Cường- Quỳ Hợp
và một số địa bàn thuộc huyện Quỳ Châu, Con Cuông, Nghĩa Đàn.
1.1.4. Tập tính sống của cá Chuối hoa
1.1.4.1.Tập tính sinh học cá Chuối hoa
Thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục ở dưới
đáy vùng nước nông có nhiều cỏ. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất
mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên nó có thể hít thở được O2 trong không khí.
Ở vùng nước hàm lượng O2 thấp cũng vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ
cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu.
1.1.4.2. Tính ăn cá chuối hoa
Cá chuối hoa mới nở sử dụng dinh dưỡng từ khối noãn hoàng, Từ ngày
thứ 4-5 khi noãn hoàng đã hết, cá bắt đầu sử dụng thức ăn từ bên ngoài, lúc này
cá bột ăn được các loại động vật phù du vừa cỡ miệng chúng như luân trùng,
trứng nước, động vật phù du cỡ nhỏ. Khi cá đạt kích cỡ 3-6 cm chúng đã có thể

rượt bắt mồi như các loại tép và cá con có kích thước nhỏ hơn chúng. Khi cá có
thân dài 8-10 cm ăn côn trùng, giun đỏ, ấu trùng muỗi lắc cá con và tôm con;
thân dài trên 12 cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100 g cá.
Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông cá Chuối hoa
không bắt mồi do nhiệt độ thấp cá ẩn náu vào các hang hốc để trú đông, lúc này
cá sử dụng năng lượng dữ trữ từ lớp mỡ của chúng.
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng cá chuối hoa
5


Cá chuối hoa có tốc độ sinh trưởng bình thường so với một số loài cá
thuộc họ Channidea. Đặc biệt ở giai đoạn nhỏ, cá tăng trưởng chủ yếu về chiều
dài thân sau tăng trưởng về trọng lượng, cá càng lớn thì sự tăng trọng lượng
càng nhanh hơn. Trong tự nhiên, tăng trưởng của cá không đều, phụ thuộc rất
lớn vào nguồn thức ăn có sẵn nơi chúng sinh sống và tỷ lệ sống trong tự nhiên
của cá thường rất thấp. Trong điều kiện nuôi chủ động được nguồn thức ăn và
kiểm soát được chất lượng thức ăn cùng với chăm sóc quản lý tốt cá có thể lớn
0,5-0,8 kg/con sau thời gian nuôi 5-6 tháng và đạt dược tỷ lệ sống cao, ổn định.
Nhìn chung cá chuối sinh trưởng tương đối nhanh, con lớn nhất đến 5 kg/con, cá
1 tuổi thân dài đo được 19-39 cm, cân nặng 95-76; cá 2 tuổi thân dài 38,5-40 cm
nặng khoảng 625-1395 g; cá 3 tuổi thân dài 45-59 cm nặng khoảng 1467-2031 g
(con đực và cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20 0C cá lớn nhanh, dưới 15 0C
cá sinh trưởng chậm.
1.2. Một số đặc điểm về vùng nghiên cứu cá Chuối hoa

Hình 1.2. Bản đồ tỉnh Nghệ An
1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực Nghệ An
6



1.2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Tỉnh Nghệ An thuộc khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam, toạ độ địa lý từ
18033'10" đến 19024'43" vĩ độ Bắc và từ 103052'53" đến 105045'50" kinh độ
Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km. Phía Nam
giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km. Phía Tây giáp nước bạn Lào với
đường biên dài 419 km. Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km.
Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha.
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức
tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây-Bắc
xuống Đông-Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711 m) ở huyện Kỳ
Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có
nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh, huyện
Quỳnh Lưu).
Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi, chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của
toàn tỉnh. Độ dốc thoải dần từ Tây bắc xuống Đông nam. Hệ thống sông ngòi
của tỉnh dày đặc, có bờ biển dài 82 km. Giao thông đuờng bộ, đường sắt, đường
thuỷ và đường không đều thuận lợi: có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam
chạy qua tỉnh dài 94km, có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh.
1.2.1.2. Khí hậu, thời tiết tỉnh Nghệ An
Nghệ An thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh và
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
Do vậy tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng của gió Phơn tây nam khô và nóng. Vào
mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt (từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau).
Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc-Nam, chiều Đông-Tây và theo độ
cao của địa hình. Hằng năm, Nghệ An nhận được lượng bức xạ mặt trời phong
phú với tổng bức xạ là 131,8 kcal/cm2/năm. Tổng nhiệt độ trong năm hơn 8.500
0

C. Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.500-1.700 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng

7


năm khoảng 23,9 0C, cao nhất là 43 0C và thấp nhất là 20 0C, lượng mưa trung
bình năm là 1.800-2.000 mm, độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%. Về chế độ
nhiệt có sự phân hóa theo hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Tháng lạnh
nhất là tháng 1 do chịu ảnh hưởng của đới khí hậu á đới và gió mùa Đông Bắc,
tháng nóng nhất là tháng 6 do chịu ảnh hưởng của gió Tây mang hiệu ứng
Phơn làm nhiệt độ tăng đột ngột, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng.
Nghệ An là địa phương có nhiều bão nhất trong năm, 3-4 cơn/năm, đồng
thời cũng là vùng chịu ảnh hưởng của hầu hết các cơn bão vào Việt Nam. Các
cơn bão thường có cường độ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống và
sản xuất.
1.2.1.3. Sông ngòi
Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 9.828 km, mật độ
trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả có chiều dài 532 km, riêng
trên đất Nghệ An dài 316 km, diện tích lưu vực 27.200 km 2 (ở Nghệ An là
17.730 km2) đổ ra biển ở Cửa Hội. Ngoài ra, Nghệ An còn một số hệ thống sông
khác như: Sông Cấm có tổng diện tích lưu vực là 184 km 2, chiều dài lưu vực là
31 km; Sông Bùng có 5 phụ lưu cấp I và 1 phụ lưu cấp II với tổng diện tích lưu
vực là 753 km2, chiều dài sông 48 km, chiều dài lưu vực 35 km; Sông Hoàng
Mai có chiều dài khoảng 35,5 km, chiều dài lưu vực là 38 km, diện tích lưu vực
365 km2; Sông Ông Độ có chiều dài 21 km, diện tích lưu vực là 114 km 2, chiều
dài của lưu vực 14,7 km; Sông Dừa đổ ra cửa lạch Thơi có diện tích lưu vực là
140 km2, dài 27 km, chiều dài lưu vực của sông là 17,5 km
1.2.1.4. Biển, bờ biển
Nghệ An có hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40 m trở vào nói
chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm,
cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế
cao. Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa sông, lạch đổ ra biển và

thông với vịnh như Lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi (thuộc Quỳnh Lưu), lạch
8


Vạn (thuộc Diễn Châu), Cửa Lò, Cửa Hội (thuộc Cửa Lò), trung bình cứ 14 km
bờ biển có 01 cửa lạch, nên nó cũng bị ảnh hưởng nguồn nước từ đại dương xâm
nhập vào hàng năm.
1.2.2. Đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội huyện Hưng Nguyên nơi thực
hiện đề tài
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Khí hậu của Hưng Nguyên chịu tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam
(tháng 4-tháng 8) và gió Đông Bắc (tháng 11-tháng 3 năm sau). Nhiệt độ không
khí cao nhất vào tháng 6, 7 và thấp nhất vào tháng 1, 2.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22-24 0C. Nhiệt độ trung bình
trong những tháng có nhiệt độ cao nhất (tháng 6 đến tháng 10) là 29,6-37,4 0C. từ
tháng 11 đến tháng tháng 3 năm sau nhiệt độ trung bình thấp, thấp nhất vào tháng
1 là 19,5 0C. Tuy nhiên có khi nhiệt độ lên tới 38 0C, có khi thấp xuống 7,2 0C.
Số giờ nắng trung bình hàng năm 1.500-1.800 giờ, trung bình cao nhất
180-220 giờ, trung bình tháng thấp nhất 38-50 giờ.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.572 mm ở miền núi và
1.767 mm ở đồng bằng ven biển. 80% lượng mưa tập trung vào mùa mưa (từ
tháng 5 năm đến tháng 10 hàng năm).
Môi trường nước: với các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa và thủy sinh có sự
giao động theo mùa. Tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép để cá chuối hoa
và một số cá nước ngọt sinh sản và phát triển tốt.
Nhìn chung đặc điểm điều kiện thời tiết khí hậu của khu vực Hưng Nguyên
nói riêng và Nghệ An nói chung khá phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của
các đối tượng cá nước ngọt nói chung, cá chuối hoa nói riêng nói riêng.
1.2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Hưng Nguyên là huyện đồng bằng phụ cận thành phố Vinh về phía tây,

nơi giao nhau của các tuyến đường QL 1A tránh Thành phố Vinh và đường QL
46 đi quê hương Bác Hồ, cửa khẩu Thanh thủy; là huyện sản xuất nông nghiệp,
9


mà chủ yếu là sản xuất lúa nước. Tổng diện tích đất tự nhiên 15.914 ha, trong đó
đất canh tác 7.421 ha, đất lâm nghiệp 2.130 ha, đất chuyên dùng 2.215 ha. Dân
số toàn huyện là 112.000 người với 23 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó gần
20% là đồng bào thiên chúa giáo.
Hưng Nguyên từng được xem là một trong những huyện đi đầu về phát
triển kinh tế trang trại, trong đó nuôi thủy sản đã góp phần đáng kể tăng thu nhập
cho người dân. Có những thời kỳ nhiều xã đã lấy việc phát triển nuôi trồng thủy
sản làm kinh tế mũi nhọn. Song vài năm trở đây việc nuôi trồng thủy sản có
chiều hướng giảm dần ở nhiều địa phương.
Toàn huyện có tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lên đến 1.500
ha. trong đó 750 ha nuôi cá chuyên canh. Từ phát triển nuôi trồng thuỷ sản mỗi
năm Hưng Nguyên cung cấp ra thị trường trên 3.000 tấn cá. Nhưng 3 năm lại đây,
việc nuôi trồng thủy sản ở Hưng Nguyên gặp phải những khó khăn như: một số xã
ở Hưng Nguyên mùa mưa lũ thường bị ngập úng; Việc vay vốn tái sản xuất chăn
nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong khi đó giá cả thức ăn, con giống tăng cao,
ngân hàng thắt chặt về vốn. Đặc biệt, sau trận lụt lịch sử năm 2010 sản lượng và
diện tích nuôi trồng thủy sản giảm hẳn. Tổng sản lượng thủy sản ở Hưng Nguyên
hàng năm giảm 500-1.000 tấn.
Chỉ tiêu kế hoạch phát triển KTXH chủ yếu của huyện trong những năm tới:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 12-13% cao hơn bình
quân của tỉnh. Cơ cấu kinh tế đến 2015: Công nghiệp-Xây dựng 40,8%; Nông, lâm,
thủy sản 29,9%; Dịch vụ thương mại 29,3%. Tổng sản lượng lương thực quy thóc
55-60 ngàn tấn. Thu ngân sách trên địa bàn 510 tỷ đồng, trong đó huyện quản lý
40,5 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9.110 tỷ đồng, trong đó ĐTXD 4.273 tỷ
đồng. Thu nhập bình quân đầu người 30-35 triệu đồng/người/năm.

1.2.3. Đặc điểm tình hình, cơ sở vật chất, nguồn lực tại địa điểm thực
hiện đề tài
10


1.2.3.1. Trại cá giống Nam Đàn
Trại cá giống Nam Đàn thuộc Công ty CP giống nuôi trồng thủy sản Nghệ
An được thành lập năm 1967 thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An.
- Tổng diện tích sử dụng là 292,000 m2; diện tích mặt nước là 65, 957 m2,
diện tích nuôi cá bố mẹ là 14,831 m2 và diện tích cá hương giống là 46,507 m2.
- Là trại sản xuất cấp I, chuyên sản xuất các loại cá giống nước ngọt Trắm,
chép, trôi, mè, rô phi, chim trắng cung cấp cho địa bàn trong và ngoài tỉnh.
- Cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp đề tài:
Nhà xưởng rộng 250 m2; bao gồm 6 bể ấp, 1 bể đẻ, 12 bể composit 1 m3,
có hệ thống lọc, sọc khí hệ thống lưới, giai tráng ương nuôi chứa cá đầy đủ đảm
bảo cho việc sinh sản các loài cá nước ngọt một cách tốt nhất.
- Lao động: Trại có 12 cán bộ công nhân viên: Gồm 3 kỹ sư nuôi trồng
thủy sản; 6 trung cấp nuôi trồng thủy sản và 3 công nhân lành nghề có số năm
công tác từ 10-12 năm.
- Đàn cá bố mẹ hiện có các loại: 1.879 kg
- Năng suất cá bột hàng năm đạt 54 triệu con.
1.2.3.2. Trại thực nghiệm nước ngọt Trường Đại học Vinh
Trại thực nghiệm nước ngọt trực thuộc khoa Nông lâm Đại Học Vinh
được thành lập năm 2006 thuộc khối 2 thị trấn Hưng Nguyên-huyện Hưng
Nguyên, Nghệ An. Trại có tổng diện tích 1,2 ha; trong đó diện tích ao hồ đạt
7.000 m2.
Trại có nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất các loại cá bột, cá giống nước ngọt
truyền thống (mè, trôi, trắm, chép, rô phi), các loại thủy đặc sản khác như cá lóc,
ếch, lươn, cá quả, . .v.v.

Trại là địa điểm để cho sinh viên khoa Nông Lâm Ngư thực tập rèn nghề,
thực tập tốt nghiệp, phục vụ các học viên thực hiện các đề tài luận văn cao học;
làm các đề tài dự án cấp trường, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp nhà nước.

11


- Lao Động: Trại có 04 cán bộ công nhân viên: 2 kỹ sư nuôi trồng thủy
sản; 1 trung cấp nuôi thủy sản và 1 công nhân.
- Đàn cá bố mẹ hiện có các loại: 400 kg.
Năng suất cá bột hàng năm đạt 14 triệu con.
Như vậy địa điểm triển khai đề tài có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất,
con người, trình độ chuyên môn để có thể phối hợp triển khai đề tài này một
cách tốt nhất.
1.3. Tình hình nghiên cứu về cá Chuối hoa trong và ngoài nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về cá Chuối hoa trên thế giới
Trên thế giới đã có những nghiên cứu vùng phân bố của cá Chuối hoa
(Channa maculata) và các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài này có ở các nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới như, Thái Lan, Trung Quốc, Madagascar, Philippines
và Việt Nam, . .v.v.
Kết quả nghiên cứu của Herre (1924) về sự phân bố của các loài các nước
ngọt ở Philippines cho thấy, họ Ophicepphalidae hay Channidae có hai giống và
phân bố ở Đài Loan, Philippines và Halmahera đến Hindustan, Ceylon và Châu
Phi nhiệt đới. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng cá Chuối ở Hawaii có nguồn gốc
từ miền Nam Trung Quốc.[28].
Theo tài liệu Kottelat (2001) nghiên cứa và đưa ra kết luận, ở châu Á chỉ
có một giống là Channa với số loài đã được tìm thấy cho đến nay là 9 loài được
ghi nhận. Nhìn chung các tác giả nghiên cứu về giống Channa ở các nước thuộc
Đông Dương đã ghi nhận được 5 loài ở Lào: Channa orientalis, C.micropeltes
và C.striata, có 6 loài ở Cambodia: Channa orientalu, C.lucius, C.affmarilius,

C.micropeltes, C.striata và Channa melasoma. [27].
Theo Ralf Britz (2002) đã khẳng định rằng loài cá Lóc đen phân bố ở
Madagascar là không đúng, mà đó là loài cá Chuối hoa (Channa maculata). Ông
cũng đã tiến hành kiểm tra mẫu của loài Channa striata (ký hiệu USNM
126588) được thu thập bởi Jordan và Evermann ở Oahu, Hawaii năm 1901 và
khẳng định rằng loài này là loài Channa maculata. Hai mẫu được mượn từ bảo
12


tàng Bernice p. Bishop ở Honolulu (ký hiệu BPBM 1759 và BPBM 3798) được
thu thập từ những năm đầu 1900 ở Oahu và ghi tên loài Channa triata là Chan
na maculata. Sau đó, các mẫu thu thập ở Oahu, Hawaii được bảo quản tại Viện
Hàn lâm Khoa học California (ký hiệu CAS 17710, CAS 108133) cũng chứng
minh là loài Channa maculata và không phải là Channa striata.
Hiện nay, một trong những hạn chế lớn nhất đến sản xuất cá Chuối hoa
thương phẩm là sự hạn chế của nguồn giống. Chen (1976) đã mô tả được kỹ
thuật sản xuất nhân tạo loài Channa maculata ở Đài Loan. [26].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về cá Chuối hoa ở trong nước
Các công trình nghiên cứu về cá chuối hoa ở Việt Nam hiện nay chưa
nhiều, chỉ mới dừng lại ở phân loại và mô tả đơn thuần trong các sách phân loại
về khu hệ cá, bước đầu hình thành các cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học sinh
sản. Đặc biệt chưa có nghiên cứa nào được công bố về sản xuất giống cá chuối
hoa trong điều kiện nhân tạo tại Việt Nam.
Đặc biệt, chưa có nghiên cứu khoa học nào về đối tượng cá Chuối hoa tại
khu vực Nghệ An. Các nghiên cứu về cá Chuối hoa chỉ mới dừng lại ở phân loại
và mô tả đơn thuần trong các sách phân loại về khu hệ cá, bước đầu hình thành
các cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản của cá Chuối hoa.
Theo Nguyễn Văn Hảo và cs (2001), họ Channadei được biết với 2 giống
là Channa và Parachana với tổng số khoảng 29 loài trong đó chủ yếu là các loài
thuộc giống Channa phân bố ở châu Á và có 3 loài thuộc giống Parachana phân

bố ở châu Phi. [5].
Nguyễn Văn Hảo (2005), đã mô tả cá Chuối hoa có một số đặc điểm như
sau: Cá có thân hình trụ tròn dài, đuôi dẹp bên. Đầu dài nhọn. Vảy hình tấm ở
đỉnh đầu tương đối bé. Mắt lớn ở hai bên đầu. Khe mang lớn. Rạch miệng xiên
kéo dài về phía sau quá viền sau của mắt. Miệng rất lớn. Trên hai hàm, xương lá
mía và xương khẩu cái đều có nhiều răng. Ở đầu có một vạch đen gẫy khúc chạy
từ dưới ổ mắt đến gốc vây ngực. Toàn thân phủ vảy lớn. [6].

13


Theo Mai Đình Yên và cs (1979), ở miền Bắc Việt Nam có 4 loài thuộc
giống cá Lóc, bao gồm: Channa orientalu, C. lucius, C. micropeltes, C. striata
và 4 loài ở khu hệ cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam, bao gồm: Channa
orientalis, C. striata, C. maculata và C. asiatica (Mai Đình Yên, 1978). [24].
Theo Mai Đình Yên (1983), khi cá trưởng thành, chúng ăn các loại sinh
vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cá con, . . .. Cá Chuối hoa (Channa macurata) là
loài có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh, đặc biệt nơi có nhiều thức ăn, con
cái có tốc độ lớn nhanh hơn con đực. Mùa sinh sản từ tháng 4-6 hằng năm. Cá
Chuối hoa thường làm tổ đẻ trứng, bảo vệ trứng và con.[25].
Cá thường đẻ vào sáng sớm sau những trận mưa rào một hai ngày, nơi yên
tĩnh có nhiều thực vật thủy sinh. Ở nhiệt độ 20-35 0C, sau 3 ngày trứng nở thành
cá bột, khoảng 3 ngày sau cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn được thức ăn tự
nhiên bên ngoài.
Theo các nhà khoa học về cá nước ngọt cho biết những năm gần đây
sản lượng cá Chuối hoa giảm sút nghiêm trọng, số lượng cá trưởng thành ước
tính giảm tới 80-90%. Những vùng có cá Chuối hoa như Thanh Hóa ; Ninh
Bình ; Nghệ An trở nên khan hiếm, có thể coi như không còn. Nguyên nhân
chính là nơi cư trú bị chia cắt, có biến đổi lớn, thu hẹp trên 50% diện tích
lòng sông do xây dựng các công trình thủy lợi, Thủy điện thay đổi chế độ

canh tác trên đồng ruộng như trồng các cây ngắn ngày, tưới tiêu khoa học,
phun thuốc trừ sâu, bị đánh bắt quá mức nhất là vào mùa sinh sản.
Trước những thực trạng nguy cấp đã nêu trên cá Chuối Hoa (channa
maculata) đã được đưa vào danh sách các loài cần bảo vệ của ngành Thủy sản từ
năm 1996. Tuy nhiên chưa có quy chế khai thác và bảo vệ loài cá này. Cần giảm
cường độ khai thác Cá chuối hoa ở vùng đồng bằng và ven biển.Giảm việc dùng
thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, chống ô nhiễm các vực nước. Cần nghiên cứu
kỹ hơn loài cá này, tạo nguồn giống cung cấp cho các vùng nuôi và phục hồi tái
tạo nguồn lợi tự nhiên.

14


Cá Chuối hoa là loài thủy sản nằm trong danh mục các loài thủy sinh quý
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển
theo quyết định số 82/2008-QĐ-BNN của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ký ngày 17 tháng 7 năm 2008. Đây là loài cá quý hiếm cần được bảo vệ, đồng thời
cần có những nghiên cứu gia hóa và đưa vào sản xuất. Do đó việc nghiên cứu và
đưa đối tượng này vào sản xuất giống và nuôi thương phẩm là một hướng đi nhằm
phát huy tiềm năng nuôi cá nước ngọt tại khu vực tỉnh Nghệ An.
1.4. Một số chất kích dục tố thường dùng trong kích
thích sinh sản cá nước ngọt hiện nay
+ Chế phẩm HCG: Chế phẩm HCG tồn tại trong nước tiểu phụ nữ có thai
trong 5 tháng đầu, HCG có tác dụng làm cho trứng rụng. Chế phẩm này dùng để
kích thích cho cá mè, cá trê có hiệu quả, nếu dùng đơn HCG để kích thích sinh
sản cho cá trắm cỏ, trôi, chép thì không có hiệu quả. Chế phẩm HCG được sản
xuất dưới dạng tinh thể màu trắng tan trong nước và được bảo quản trong các lọ
thủy tinh với liều lượng là 500 hoặc 1000 UI.
+ Chế phẩm LRH.a: Là loại kích dục tố có trong mấu não dưới của động
vật có vú, có tác dụng kích thích não thùy thể tiết ra hai loại hormon sinh dục đó

là FSH và LH có liên quan đến sự chín và rụng trứng ở cá. Chế phẩm LRH.a
được sản xuất bằng phương pháp sinh tổng hợp ở dạng tinh thể màu trắng, tan
nhanh trong nước, được đóng trong các lọ thủy tinh với liều lượng là 0,2 mg/lọ.
+ Kích dục tố kinh điển:
* FSH (Follicle Stimulating Hormone) có nghĩa là hormon kích thích
nang trứng. Dưới tác dụng của FSH cả nang trứng và noãn bào đều phát triển.
* LH (Luteinizing Hormone), hormon hoàng thể hóa. Chức năng của LH
là gây chín noãn bào và rụng trứng. Sự rụng trứng là hiện tượng nang trứng vỡ
để noãn bào thoát ra ngoài, đi vào ống dẫn trứng. Tại vị trí nang trứng vỡ ở lại
buồng trứng sẽ hình thành thể vàng (Corpus Luteum) vì thế có thuật ngữ hoàng
thể hóa.

15


Tuy nhiên hiện nay trong sinh sản các loài cá nước ngọt người ta thường
dùng LRHa cho các loài cá truyền thống như trắm, chép, trôi, mè và dùng HCG
cho các loài cá đặc sản như cá lóc, cá chim, cá ếch, lươn và một số đặc sản nước
ngọt khác.
+ Liều lượng của các chất kích dục tố cho cá loài cá đẻ trứng bán trôi nổi
được trình bày ở Bảng 1.1 và cho một số loài cá da trơn ở Bảng 1.2.
Bảng 1.1. Lượng kích dục tố kích thích cá mè trôi, trắm cỏ đẻ trứng
Loài cá
Cá mè

Chất kích dục tố

HCG (UI/kg)
Não thùy cá chép (mg)
LRH.a + DOM

(µg + mg)

Cá trắm cỏ

Cá trôi

Cá đực

Cá cái

Cá đực

Cá cái

Cá đực

Cá cái

800-1000

2500-3000

-

-

-

-


1-2

4-6

1,5-2

4-6

2-3

6-8

10-15 +1

40 +3

10-15

25-35

10-20

30-50

Bảng 1.2. Lượng kích dục tố kích thích cá trê, cá lăng, cá ba sa đẻ trứng
Loài cá
Cá trê

Chất kích dục tố


HCG (UI/kg)
Não thùy cá chép
(mg)
LRH.a + DOM
(µg + mg)

Cá lăng

Cá ba sa

Cá đực

Cá cái

Cá đực

500

2000-2500

600

3000

500

2500-3000

1,5


4-6

1

5

1

3-5

5+2

30 + 6

5 +1

25 + 5

3-5

25-30 + 5

16

Cá cái Cá đực

Cá cái



×